[Đã hết chỗ ]
CONCERT GIAO LƯU “DANH MỤC CỦA LÝ”
Thời gian: 20:00 ngày 14/5/2021
Địa điểm: TP Hồ Chí Minh
(Hà Nội đợi đầu đông năm nay nhé)
Các bạn mến,
Xưa nay đi xem Lý các bạn đều đã quen với việc canh vé, đặt vé và đôi khi còn khổ sở và hồi hộp. Sắp tới đây Lý sẽ tổ chức một buổi giao lưu nhỏ tại TP Hồ Chí Minh tên là “Danh mục của Lý”, ở đó Lý sẽ hát khoảng 10 bài hát Lý viết có nguồn gốc hoặc được gây cảm hứng từ các cuốn sách Lý đọc. Mình có thể giao lưu thêm với nhau bằng những câu hỏi mà hiếm khi mình có thể hỏi được ở những concert thường niên hay các chương trình lớn.
Để tham dự buổi giao lưu, các bạn sẽ vào cửa bằng 1 cuốn sách trong danh mục Lý cung cấp dưới đây. Có những sách Lý đã đọc rồi và có ảnh hưởng tốt đẹp đến quá trình trưởng thành và lớn lên của mình, có những cuốn Lý chưa đọc hoặc đọc chưa xong, có sách bạn bè thân thiết giới thiệu, mà họ là những người yêu sách ham đọc mà mình tin tưởng. Danh mục của Lý có 100 cuốn sách. Đợt 1 đăng ký này, Lý sẽ chia sẻ 50 đầu sách Lý thấy đặc biệt kính trọng và cần thiết, nếu bạn thấy mình có biết cuốn nào trong danh mục này và muốn tham gia concert kì dị này, thì hãy nhanh chân đăng ký tựa sách bạn có (*). Sẽ có phần hướng dẫn trong link form đăng ký.
Giới hạn: 100 slot tương ứng với 100 đầu sách.
Lưu ý quan trọng:
1. Bạn cần kiểm tra danh mục sách đã có người đăng ký tựa sách bạn muốn chưa? Nếu đã có rồi, bạn cần chọn cuốn khác.
2. Nếu bạn đến concert mà không mang theo sách bạn đã đăng ký, mang theo sách ngoài danh sách để vào cửa, hoặc mang theo sách trùng hợp thì bạn sẽ không vào được.
3. BTC chấp nhận sách cũ, sách đã bỏ quên trong nhà bấy lâu, sách của ông bà để lại mà không ai đọc, hoặc sách mới có thể ký tặng Lý trực tiếp. Miễn là nó có trong danh mục của Lý.
4. Đây không phải là concert thường niên hay những chương trình Lý đi tour, concert sẽ có thiên hướng về sách vở, Lý chỉ hát một mình và có nói chuyện chia sẻ nguồn gốc ra đời bài hát. Sẽ không có yêu cầu bài hát bạn thích trong buổi giao lưu.
————
DANH MỤC CỦA LÝ (Phần 1)
Danh mục 50/100 cuốn sách
1. Kinh Tạng Nikaya (trọn bộ)
2. Luật Tạng (trọn bộ)
3. Vi Diệu Pháp (trọn bộ)
4. Thanh Tịnh Đạo (trọn bộ 2 tập)
5. Nền Tảng Phật Giáo (Tỳ Khưu Hộ Pháp - trọn bộ)
6. Đức Phật và Phật Pháp (Narada Mahathera)
7. Tuyết giữa mùa hè (Thiền sư U Jotika)
8. Hai thực tại (Thiền sư U Jotika)
9. Ngay trong kiếp sống này (Thiền sư U Pandita)
10. Đừng coi thường phiền não (Thiền sư U Tejaniya)
11. Khi chánh niệm trở nên tự nhiên (Thiền sư U Tejaniya)
12. Lược sử loài người - Homo Sapiens (Yuval Haahari)
13. Lược sử loài người - truyện tranh (Yuval Haahari)
14. Lược sử tương lai - Homo Deus (Yuval Haahari)
15. Súng, Thép và Vi Trùng (Jared Diamond)
16. Biến động (Jared Diamond)
17. Sụp đổ (Jared Diamond)
18. Một mình sống trong rừng (Henry David Thoreau)
19. Dạo bước (Henry David Thoreau)
20. Lược sử Triết học (Nigel Warburton)
21. Lược sử Khoa học (William Bynum)
22. Lược sử Tôn giáo (Richard Holloway)
23. Lịch sử Do Thái (Paul Johnson)
24. Lịch sử Chiến tranh (John Keegan)
25. Lược sử Thế giới (E.H. Gombrich)
26. Lược sử phát triển dân quyền Nhật Bản (Uehara Etsujiro)
27. Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim)
28. Lịch sử Việt Nam (Lê Thành Khôi)
29. Sử thi Mahabharata
30. Nghìn lẻ một đêm (trọn bộ)
31. Truyện cổ Grim (trọn bộ)
32. Dẫn nhập về nghệ thuật (Laurie Schenider Adams)
33. Suối nguồn (Ayn Rand)
34. Người đua diều (Khaled Hosseini)
35. Quo Vadis (H.Sienskiweick)
36. Miếng da lừa (O. Banzac)
37. Tội ác & Trừng phạt (Dostoyevsky)
38. Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất (Jonas Jonasson)
39. Giáo sư và công thức toán (Yoko Ogawa)
40. Chiến binh cầu vồng (Andrea Hirata)
41. Giết con chim nhại (Harper Lee)
42. Bắt trẻ đồng xanh (J. D. Salinger)
43. Sự an ủi của triết học (Alain de Botton)
44. Vòm Rừng (Richard Powers)
45. Đống rác cũ (Nguyễn Công Hoan)
46. Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất (Phan An)
47. Trời hôm ấy không có gì đặc biệt (Phan An)
48. Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (Nguyễn Ngọc Thuần)
49. Không gia đình (Hector Malot)
50. Harry Potter (trọn bộ)
Phần 2:
51. The Hobbit (J.R.R Tolkien)
52. Lord of the Rings - J.R.R Tolkien (trọn bộ 3 tập)
53. Sự tiến hoá của vật lý (Einstein & Lepod)
54. Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu (Richard David Precht)
55. Trả lời ngắn gọn những câu hỏi lớn (Stephen Hawking)
56. Cộng hoà (Plato)
57. Ngày cuối trong đời Socrates (Plato)
58. Chính trị luận (Aristotle)
59. Thế giới của Sophie (Jostein Gaader)
60. Tên của đoá hồng (Umberto Eco)
61. Cội nguồn (David Christian)
62. Của Chuột và Người (John Steinbeck)
63. Quốc văn Giáo khoa thư (Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận)
64. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê)
65. Năm phương trình làm thay đổi thế giới (Michale Guiliian)
66. Trước sự nô lệ của con người (HT. Thích Minh Châu)
67. Tâm lý người An Nam (Paul Giran)
68. Tâm lý dân tộc An Nam (Paul Giran)
69. Hội kín xứ An Nam (George Coulet)
70. Xứ Đàng Trong (Cristoforo Borri)
71. Mô tả vương quốc Đàng ngoài (Samuel Baron)
72. Mưa nguồn (Bùi Giáng)
73. Nhật ký Ann Frank (Ann Frank)
74. Ông bạn đẹp (Maupassant)
75. Bố già (Mario Puzo, trọn bộ)
76. Nhà giả kim (Paulo Coelho)
77. Thông điệp của nước (Masaru Emoto - trọn bộ)
78. Những tù nhân của Địa lý (Tim Marshall)
79. Lịch sử cà phê (Antony wild)
80. Túp lều của bác Tom ( Harriet Beecher Stowe )
81. Catalonia - Tình yêu của tôi (George Orwell)
82. Ruồi trâu (Ethel Lilian Voynich)
83. Bài giảng cuối cùng (Randy Paunsch)
84. Cuốn theo chiều gió (Magaret Michell)
85. Khu vườn bí mật (Frances Hodgson Burnett)
86. Người thầy đầu tiên (Chyngyz Torekulovich Aitmatov)
87. The ministry of Truth (Dorian Lynskey)
88. 21 Bài học lịch sử (Yuval Harari)
89. 21 Lessons for the 21st Century (Yuval Harari)
90. When the awareness becomes natural (Sayadaw U Tejaniya)
91. Relax (Sayadaw U Tejaniya)
92. Don’t look down on the defilements (Sayadaw U Tejaniya)
93. Film Art - An Introduction (David Bordwell)
94. The little Prince (Saint Exupery)
95. Hồi ký Lý Quang Diệu - Câu chuyện Singapore
96. Âm nhạc Học và Hành (Phạm Duy)
97. Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Charles Édouard Hocquard)
98. Michelangelo Sáu kiệt tác cuộc đời (Miles J.Unger)
99. Mozart - Tiểu sử về thiên tài âm nhạc người Áo (Maynard Solomon)
100. Trường học Vi diệu (Cẩm Chướng)
Link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf-C62XMDE4CK8r10DMOK_fSi1ueQYbiv0AHqlkckukC6ttDQ/viewform
*50 đầu sách Đợt 1: đã hết ở Account Limited Membership,
50 đầu sách Đợt 2: đã hết ở Official Page
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過799的網紅耳朵書籤 Earduo Podcast,也在其Youtube影片中提到,不受各種消息的影響,也是一種自由意志喔 這次分五集介紹一本書,一方面希望內容比較聚焦,另一方面希望介紹的完整一點 除了書籍簡介以外,在這集節目你還會聽到: ①為什麼不能再講「假新聞」,而要講假消息? ②假消息防治的平台有哪些? ③如何辨識假消息? 贊助我們:https://ww...
「21 lessons for the 21st century」的推薦目錄:
- 關於21 lessons for the 21st century 在 Facebook 的最佳解答
- 關於21 lessons for the 21st century 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於21 lessons for the 21st century 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於21 lessons for the 21st century 在 耳朵書籤 Earduo Podcast Youtube 的最佳貼文
- 關於21 lessons for the 21st century 在 Just Minnie Youtube 的最佳貼文
21 lessons for the 21st century 在 Facebook 的最佳貼文
越混沌的時代,越要好好思考未來。
我的4月書單中,其中兩本好書,閱後深感獲益良多,也想向大家推薦。
開卷實在有益,請各位不要吝嗇。
21 Lessons for the 21st Century
https://amzn.to/2QpyZub
How to Avoid a Climate Disaster
https://amzn.to/2QPC5as
21 lessons for the 21st century 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
KINH NGHIỆM TĂNG BAND IELTS NƯỚC RÚT CHO NGƯỜI KHÔNG CÓ THỜI GIAN VÀ KHÓ TẬP TRUNG.
Cả nhà join English Club HEC để học hỏi các bài kinh nghiệm hữu ích như thế này nữa nha 🔥🔥🔥
Tác giả: Claire Vu
*Bài viết về một phương pháp không truyền thống nhưng hiệu quả.
*
◼️ PHẦN I. GIÁC NGỘ
🔻Thực trạng:
Hiện mình vẫn đang là sinh viên năm 4. Bên cạnh đó, mình có một công việc part-time làm makeup artist, nhưng vì là start-up nên khối lượng và thời lượng làm việc tính ra cũng ngang full time. Trước đây mình có học để thi Đại học khối D, nhưng kể từ đó, tuyệt nhiên chưa có giây phút nào ôn luyện tiếng Anh nghiêm túc. Mà mọi người biết đấy, ngoại ngữ chỉ cần nửa năm không động đến thôi là đã mai một rất nhiều, huống chi là 3 năm. Mình có thể cảm nhận được vốn tiếng Anh của mình bị thui chột đi mỗi ngày, nhưng chỉ đến khi mình thi lần 1 vào cuối năm ngoái và nhận kết quả rất thảm hại (không tiện nêu điểm chi tiết vì thực sự thảm hại) thì mình mới biết mình đã bỏ bê bản thân đến mức nào.
🔻Vấn đề:
Có quyết tâm thôi là chưa đủ, mình lại bị thực tế tát vào mặt.
Nếu như hồi cấp 3 mình có thể ngồi ngắm một trang từ mới hàng giờ và ghi nhớ một cách khổ sai nhất thì giờ đây mình không thể học theo cách trâu bò đấy nữa. Mình có lập to-do list để làm test nhưng cứ hôm nào đi làm về mệt là mình skip không học ngày đó. Trong lúc làm bài mình cũng rất dễ mất tập trung, chỉ cần có một tin nhắn của khách là mình lại nhảy sang công việc kia cả tiếng đồng hồ. Sau đó, mình sẽ xem video mèo thêm 1 tiếng nữa và thế là đến giờ đi ngủ. Có giai đoạn mình cũng thử làm test liên tục nhưng điểm cứ giậm chân tại chỗ khiến mình bị nản. Tính đến nay, mình chưa làm hết full một quyển Cambridge nào.
🔻Giải pháp:
Mình phải khiến cho việc học dễ tiếp cận, tự nhiên và liên quan đến công việc/sở thích của mình để không còn lý do trì hoãn nữa.
Học là phải vui. Vì vui thì mới bền.
Ví dụ, mình đam mê về làm đẹp, thời trang và tất cả những gì liên quan đến phụ nữ. Giai đoạn đầu, việc học của mình sẽ lấy những chủ đề này làm gốc để nuôi dưỡng tình yêu ngoại ngữ. Sau đó, mình sẽ chuyển sang các chủ đề khác cũng thú vị như quản lý tài chính (financial management), thương hiệu cá nhân (personal branding), truyền thông và quảng cáo (marketing and advertisement), sức khoẻ tinh thần (mental health),... Theo mình đây là những chủ đề mà sớm muộn gì cũng phải biết, vậy sao không tìm hiểu bằng tiếng Anh để một mũi tên trúng hai đích luôn, hay còn gọi là một viên đá giết hai con chim? (kill two birds with one stone).
🔻Kết luận: Chỉ khi bạn gắn được tiếng Anh vào một đam mê hoặc một chủ đề gây hứng thú thì động lực học của bạn mới không chết yểu.
◼️PHẦN II. TU
I. Listening
Điểm yếu của mình từ trước đến nay luôn là phần nghe. Không phải vì mình không nghe được mà vì mình có khả năng tập trung kém, dễ mất bình tĩnh nên nếu nhỡ một câu là cả đoạn tiếp theo sẽ cuống và làm sai hết. Và việc luyện đề nhiều chỉ khiến mình củng cố nỗi ám ảnh đó, nhất là khi trình độ còn đang ở mức intermediate.
Vì vậy, mình quyết định tạm dừng nghe Cam, chủ yếu là vì mình thấy nó không còn vui nữa.
▪️Giai đoạn đầu, mình chọn nghe những nguồn thuộc chuyên môn của mình luôn. Subscribe các channel về makeup, beauty, fashion, lifestyle,... Khi nghe có thể nâng dần độ khó lên bằng cách nghe các kiểu accent hoặc tăng tốc độ lên từ từ.
▪️Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định, những chủ đề này sẽ trở nên quá dễ dàng vì mình đã quen hết với các từ vựng của chủ đề đó rồi. Đó là đến lúc mình phải chủ động vượt ra khỏi comfort zone và bắt đầu nghe đa dạng kênh lên. Lúc này, ngoài vui ra chúng ta sẽ cho thêm tiêu chí hữu dụng. Dễ tiêu hoá nhất có lẽ là TED, vì kênh này đa dạng, diễn giả đáng tin cậy và luôn lồng ghép nội dung tạo động lực. Về lịch sử có Oversimplified rất xuất sắc. Nhiều lúc mình xem cười chảy cả nước mắt. Về tâm lý học có the School of Life,.. và rất nhiều nguồn khác. Mình sẽ chia sẻ trong một phần riêng về resource học.
▪️Cá nhân mình thấy phương pháp nghe chép chính tả không thần thánh với người có quỹ thời gian hạn hẹp hoặc khả năng nghe chưa ở mức ổn trở lên. Thay vào đó, mình tích hợp Shadowing. Nghe đến đâu mình nhắc lại đến đó luôn. So với việc viết ra 1 câu hoàn chỉnh thì việc nhắc lại câu đó chỉ tốn 1/3 thời gian. Chưa kể mình còn luyện luôn cả Speaking được nữa, lại trúng hai con chim.
▪️Mình có xem film nhưng mình xem có chọn lọc. Nếu tai nghe chưa vững, cộng thêm rào cản tâm lý thì rất khó xem không phụ đề. Vì vậy mình ưu tiên xem phim tài liệu. Phim tài liệu có nhiều điểm tương đồng với bài thi Ielts: từ ngữ chỉn chu, không có slang, tốc độ vừa phải và giọng đọc rõ ràng.
▪️ Quan trọng nhất: Cao thủ không bằng tranh thủ. Vì mình chỉ có khoảng 1 tiếng thời gian rảnh mỗi ngày nên mình phải tận dụng tối đa những khoảng trống khác để nghe thụ động. Mình cắm tai nghe lúc đánh răng, skincare, trên đường đi làm hoặc đến trường. Đặc biệt là trước khi đi ngủ, khi đó tần số não cao nên dễ hấp thụ thông tin.
II. Reading
Như đã nói, mình chưa từng làm hết một quyển Cambridge nào. Mình cũng không quá chú tâm đến những “chiến thuật làm bài đọc”. Công thức đạt điểm tối đa Reading của mình = 10% tốc độ + 90% hiểu sâu. Muốn có tốc độ thì phải đọc nhiều, muốn hiểu sâu thì phải đọc kĩ.
▪️Mình rất thích dùng Instagram, phần vì mình nhớ thông tin theo dạng hình ảnh tốt hơn, phần vì công việc của mình gắn liền với mạng xã hội này. Vậy nên mình tạo riêng một account, bên cạnh việc xem meme, sẽ follow các hãng tin lớn hoặc các tổ chức quốc tế. Ưu điểm của việc này là trong lúc giải trí vẫn có thể dung nạp kiến thức (scrolling without guilt). Hơn nữa, câu chữ dùng làm caption trên MXH phải cô đọng và súc tích, các bạn sẽ học được kha khá từ vựng và cấu trúc câu hay.
▪️Đọc sách, báo có chọn lọc, nên bắt đầu với những chủ đề bạn quan tâm trước. Nếu không thích đọc the New York Times hay the Guardian thì cũng không cần phải cố. Cá nhân mình cũng ít đọc những tờ này vì không phải là lĩnh vực quá quan tâm, hơn nữa lúc đầu vốn từ ít, đọc cũng dễ nản.
▪️Có một số cuốn bestseller mà mình nghĩ ai thi Ielts cũng nên đọc: 21 lessons for the 21st century. Đọc và nghiền ngẫm riêng cuốn này thôi thì độ tự tin khi thi đọc, nói và viết có thể tăng lên gấp đôi rồi. Cứ thử và trải nghiệm nhé.
▪️Trùm cuối và quan trọng nhất: Để tối ưu hoá việc đọc sách thì sau mỗi chương, đặc biệt là những chương tâm đắc, các bạn có thể dừng lại vài phút để tự sắp xếp lại ý chính trong đầu. Sau đó tóm tắt bằng sơ đồ tư duy hoặc viết vài câu ra giấy. Tuyệt vời hơn thì có thể tự thuyết trình cho bản thân qua tờ note đó. Đây chính là bước ngoặt trong việc học reading của mình. Cách này không chỉ buộc mình phải thực sự hiểu văn bản mà còn giúp xây dựng kho ý tưởng cho phần viết và nói. Chứ bình thường mình đọc đến cuối trang là đã quên mất đầu trang viết gì rồi.
3. Writing
Đây là kĩ năng mình chủ quan nhất, hôm đi thi là lần đầu tiên mình viết 1 bài hoàn chỉnh trên máy. Kết quả là mình chưa kịp viết xong kết bài task 2 thì máy đã tự động báo kết thúc. Qua đó, mình rút ra bài học trị giá 4.750.000 như sau:
▪️Dù ít dù nhiều, nhất định phải luyện viết dưới áp lực thời gian các bạn nhé.
▪️Với tư cách là một người yêu nước (H2O), mình đã dành 4 phút phần Writing để đi vệ sinh. Mình đã nghĩ có thể dành thời gian đi bộ từ phòng thi đến nhà vệ sinh để brainstorm, nhưng thực tế thì mình quá tập trung vào nhiệm vụ chính. Vậy nên nếu phải đi thì hãy đi từ lúc làm Reading.
▪️Dù không luyện viết full bài nhưng mình vẫn có một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những câu và idea mình tâm đắc trong quá trình đọc sách hoặc luyện nghe ở trên. Tuy nhiên, mình không ghi chép tràn lan hay tuỳ tiện, chỉ note lại những ý thực sự gây ấn tượng, như thế mới nhớ lâu.
4. Speaking
Trước có thời gian mình học thử trên Cambly và nói chuyện với 2 thầy từng làm IELTS examiner. Các thầy đều nói rất khó để đạt điểm Speaking cao với một cái đầu rỗng. Không có kiến thức xã hội để phát triển ý mà chỉ chăm chăm nhồi nhét mẫu câu hay idioms thì chỉ dừng ở mức 6, cùng lắm là 7 chấm.
Đây cũng chính là tiền đề để mình theo đuổi phương pháp học thật, học những thứ có ích và thực tế.
So với lần thi trước, mình đã tăng 1.5 band điểm nói chỉ nhờ áp dụng những cách sau:
▪️Đọc và nghe nhiều giúp cải thiện tư duy trình bày RẤT ĐÁNG KỂ.
▪️Như đã nói ở trên, việc luyện Shadowing từ lúc nghe giúp mình luyện phát âm, ngữ điệu,... Đừng coi thường việc nhại. Kể cả khi bạn nhại theo một cách vô thức, một lượng kiến thức nhất định cũng sẽ đi vào tiềm thức và trở thành của bạn.
▪️Nói chậm lại và hạ giọng xuống. Khoa học đã chứng minh khi bạn nói nhanh thì nhịp thở và nhịp tim của bạn cũng nhanh theo, khiến bạn càng lo lắng và dễ nói vấp.
▪️Luyện nói nhuần nhuyễn ở các thì quá khứ, hiện tại hoàn thành và tương lai. Chia động từ sai là một trong những lỗi phổ biến nhất khi tâm lý căng thẳng. Hãy thử tự ghi âm và nghe lại bài nói của mình để đếm số lỗi ngữ pháp này nhé.
▪️Hít thở hít thở hít thở. Mình đã thi hai lần và bài học xương máu là: Hít thở càng sâu, kiểm soát tâm lý càng tốt thì nói càng phiêu.
◼️PHẦN III. HÁI QUẢ
Mỗi người, ở mỗi thời điểm khác nhau, cần có những phương pháp học khác nhau.
Suy cho cùng, điểm IELTS cũng chỉ là một con số. Điều mình thấy tâm đắc nhất là đã tìm ra phương pháp biến nỗi sợ thành đam mê.
Hãy nhớ: "Chỉ khi bạn gắn được tiếng Anh vào một đam mê hoặc một chủ đề gây hứng thú thì động lực học của bạn mới không chết yểu."
Mình tin chắc rằng nếu những người áp dụng phương pháp “chơi ra học, học ra chơi” này mà kiên trì đeo bám mục tiêu thì cả vốn ngoại ngữ và vốn sống cũng sẽ không ngừng đi lên. Việc đạt điểm IELTS như mong đợi chỉ còn là một trong những hệ quả tất yếu.
Đừng coi ngoại ngữ là một cái đích đến. Thay vào đó, hãy xem nó như một công cụ để khám phá tri thức của nhân loại.
🔥 Change your mind, change your life.
Ps: Cảm ơn mọi người đã cùng nhau tạo ra một cộng đồng chia sẻ kiến thức văn minh.
Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:
- Website: https://hannahed.co/
Các group FB, cả nhà search là ra:
- Scholarship Hunters
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
- English Club HEC
- Job Hunters & Career Builders – HannahEd.
- Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland.
Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/
Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://www.youtube.com/channel/UCLLoijCMPyDi3U8tw9-K_EQ...
Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email [email protected], fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.
Các lớp tìm và apply học bổng HannahEd, Mentor 1-1, Sửa hồ sơ, Tập phỏng vấn, Career Coach các bạn điền link: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
21 lessons for the 21st century 在 耳朵書籤 Earduo Podcast Youtube 的最佳貼文
不受各種消息的影響,也是一種自由意志喔
這次分五集介紹一本書,一方面希望內容比較聚焦,另一方面希望介紹的完整一點
除了書籍簡介以外,在這集節目你還會聽到:
①為什麼不能再講「假新聞」,而要講假消息?
②假消息防治的平台有哪些?
③如何辨識假消息?
贊助我們:https://www.patreon.com/bePatron?u=13680536
【 掌握最新消息 】
IG:https://www.instagram.com/earduo.podcast/
臉書:http://bit.ly/2BVu5KF
【 收聽Podcast 】
Spotify:https://open.spotify.com/show/08Tpzmrszi8XUfbGUMONuq
Apple Podcat:
https://podcasts.apple.com/tw/podcast/耳朵書籤/id1480630599
Soundclound:https://soundcloud.com/earduo-566291432
【 其他高分書籍 】
荒誕醫學史 Quackery:古代有過哪些奇葩治療?http://bit.ly/2JFJLWG
信任革命 Who can you trust:這個時代的信任變遷 http://bit.ly/2q3F7e1
全民基本收入 : 把$$拿掉,什麼是驅動你繼續工作的動力?:http://bit.ly/36mdNZb
參考資料:
1. 21世紀的21堂課
作者:Yuval Noah Harari 出版社:天下文化
2. 新聞小幫手的暫停服務聲明
(Respect)
3. 防治假消息的平台:真的假的 Cofacts
#說書#假消息
21 lessons for the 21st century 在 Just Minnie Youtube 的最佳貼文
October & Hoelloween is over. Time to share with you guys little things that I love in the past month! I know you will be shook that I’m uploading this often, i get it, coz i am too! I am really trying to keep it up with the content cry cry! Hope you guys will like this!
Products I mentioned:
Iphone 11 Pro | GADGET
Nikon Zoom100W Film Camera | GADGET
21 Lessons for the 21st Century | BOOK
Joker | MOVIE
Butterfly Effect | MOVIE
Vitajuwel Wellness Glass Bottle | HOMEWARE
Rayban eyeglasses | ACCESSORY
Taobao Jewellery Box | TRAVEL
https://m.tb.cn/h.eIHQIck?sm=74cd05
Dettol Disinfectant Surface Spray | CLEANING
Ecocare Food Wash | KITCHEN
21 lessons for the 21st century 在 21 Lessons for the 21st Century - Yuval Noah Harari 的相關結果
21 Lessons builds on the ideas explored in the previous two books to take the pulse of our current global climate. It untangles political, technological, social ... ... <看更多>
21 lessons for the 21st century 在 21 Lessons for the 21st Century: Harari, Yuval Noah - Amazon ... 的相關結果
Unlike Sapiens (about the past) and Homo Deus (the future), 21 Lessons for the 21st Century is a series of commentaries, thoughts and meditations on the present ... ... <看更多>
21 lessons for the 21st century 在 21 Lessons for the 21st Century - 博客來 的相關結果
書名:21 Lessons for the 21st Century,原文名稱:21世紀的21堂課,語言:英文,ISBN:9781787330870,頁數:272,出版社:Random House UK,作者:Yuval Noah ... ... <看更多>