95 luận điểm giáo dục của Peter Thiel
Peter Thiel là đồng sáng lập PayPal (128 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường), Palantir (một trong những công ty công nghệ tư nhân giá trị nhất của nước Mỹ), Founders Fund (quỹ đầu tư với danh mục quản lý bao gồm Facebook, SpaceX, Airbnb, Stripe, Spotify, ...). Ông là một trong những người cổ động mạnh mẽ nhất cho phong trào bỏ học lập công ty. Hàng năm, Thiel Fellowship trao tặng 100,000 USD cho khoảng 20 người dưới 23 tuổi để học bỏ học theo đuổi dự án của riêng mình. Ông cũng thành lập quỹ 1517 để đầu tư vào dự án của những người theo đuổi con đường ngoài trường học.
Tháng 10 năm 2017, nhân kỷ niệm 500 năm ngày Martin Luther đóng 95 luận điểm chất vấn Thiên Chúa giáo lên cửa nhà thờ, quỹ 1517 đăng tải 95 luận điểm chất vấn nền giáo dục hiện đại và khuyến khích người đọc treo chúng lên cổng trường học. Nhiều luận điểm trong này đề cập đến các vấn đề phù hợp với nền giáo dục Việt Nam nên mình dịch chia sẻ lại với mọi người. Mình không đồng tình với khá nhiều luận điểm trong này, nhưng mình nghĩ đây là một nền tảng tốt cho việc tranh luận về giá trị của trường học. Mình không muốn bài viết này cổ động cho các bạn bỏ học đi làm, nhưng hy vọng nó sẽ giúp người đọc có kế hoạch phù hợp cho thời gian trên ghế nhà trường.
Một số điểm đã được dịch để phù hợp với môi trường Việt Nam.
1. Cuộc sống bắt đầu bằng bản án bắt buộc 12 năm: giáo dục phổ thông.
2. Bất cứ khi nào bạn thấy phụ huynh lo lắng về việc nhập học trường mẫu giáo cho con họ, hãy nhớ rằng chính hội đồng tuyển sinh đại học là người đã tạo ra hệ thống thưởng phạt này và chúng còn trở lên đáng sợ hơn qua thời gian.
3. Giáo dục sau phổ thông đã trở thành một tôn giáo, hoàn chỉnh với thiên đường và hoả ngục. Bạn hoặc là người chiến thắng với bằng cấp, hoặc là tội đồ với không bằng cấp.
4. Học sinh “toàn diện” chỉ là mỹ từ cho một kẻ nghiện công việc theo đuổi những miếng mồi máy móc vô ích.
5. Tuyển sinh đại học là gì ngoài việc là cuộc đấu tranh đến chết cho bằng cấp?
6. “The worst kind of virtue never stops striving for virtue and so never achieves virtue.” [Tạm dịch “Loại đức hạnh tồi tệ nhất không bao giờ ngừng cố gắng trở thành đức hạnh, và vì thế không bao giờ đạt được đức hạnh."] -- Lão Tự.
7. “Bạn thà có bằng trường Princeton mà không có nền giáo dục Princeton, hay có nền giáo dục Princeton mà không có bằng trường Princeton? Nếu câu hỏi này khiến bạn ngập ngừng, bạn chắc phải tin rằng bằng cấp là quan trọng.” - Nhà kinh tế Bryan Caplan.
8. Tại sao ở Mỹ có 5,300 trường đại học mà chỉ có một quan điểm?
9. Chúng ta phải có sự tự do để trở thành người duy nhất tin vào một điều gì đó.
10. An toàn không thể tồn tại mà không có các ý tưởng nguy hiểm.
11. Một thứ đứng đắn là một thứ đi theo lối mòn.
12. Sự rủi ro của việc bị sai là cái giá phải trả để có thể đúng.
13. Những điều thú vị nhất là vì chúng có ích trong thực tế chứ không phải trên lý thuyết.
14. Hãy cẩn thận với bất cứ nhóm người nào dành phần lớn thời gian quyết định ai là người có thể gia nhập.
15. Harvard có thể nhận thêm 10 lần số sinh viên, nhưng họ không làm thế. Harvard có thể mở thêm 10 trường ở các khu vực khác, nhưng họ không làm thế. Các trường danh giá sợ sẽ làm loãng thương hiệu của mình. Họ không là một tổ chức giáo dục. Họ là một nhãn hiệu thời gian cao cấp.
16. Harvard là quỹ đầu tư giàu nhất, lâu đời nhất, và quyền lực nhất thế giới với danh mục đầu tư trị giá 38 tỷ USD. Quỹ này vận hành một công ty bất động sản phi lợi nhuận đầy sinh viên (chính là trường học) vì mục đích thuế. Nếu Harvard làm kinh doanh như Warren Buffett, họ cần phải được đóng thuế như Warren Buffett.
17. Nợ đại học đã trở lên quá cao.
18. Tổng số tiền người Mỹ vay nợ cho giáo dục đã lên trên 1.5 ngàn tỷ USD.
19. Năm 1987, khi Stephen Trachtenberg trở thành chủ tịch trường George Washington (GW), sinh viên trả 27,000 USD một năm tiền học phí và ăn ở (theo giá trị USD trong năm 2017). Khi ông nghỉ hưu 20 năm sau, con số này lên tới 60,000 USD. Trachtenberg biến GW trở thành một trong những trường đắt đỏ nhất nước Mỹ mà không cải thiện chất lượng giáo dục. Tấm bằng từ trường này trở thành “một giải thưởng, một biểu tượng,” ông nói. “Tôi không thấy việc này có gì đáng xấu hổ cả.”
20. Không phải tình cờ mà người thiết kế nhà tù cũng là người thiết kế trường cấp ba.
21. Chúng ta đưa người lớn vào trại cải tạo vì tội ác. Chúng ta đưa trẻ em vào trại này vì tuổi.
22. Hàng rào được dựng lên để bảo vệ người bắt giam.
23. Quyền lực của nhà nước không nên được sử dụng để ép tất cả mọi người học cùng một thứ với cùng một tốc độ ở cùng một nơi ở cùng một độ tuổi.
24. Cấp ba (danh từ): nơi mà học sinh lặp đi lặp lại “me gusta" trong vòng 4 năm ở lớp học tiếng Tây Ban Nha mà vẫn không nói được ngôn ngữ này.
25. Play not plow: một bài học đáng ra phải giống một trò chơi tập thể hơn là lao động.
26. Trong phần lớn trường học, việc chán chường được chẩn đoán như một sự rối loạn tâm lý. Đây cũng giống như việc chẩn đoán cá voi bị bệnh tâm thần chỉ vì chúng mất hết năng lượng trôi nổi trong những bình nước nhỏ xíu ở công viên nước.
27. Năm ngoái, các trung tâm độc dược khẩn cấp của Mỹ nhận 76,500 các bạn tuổi teen vì cố tình uống thuốc độc. Trẻ em phải đi cấp cứu vì suy nghĩ và hành động mang tính tự sát đã tăng lên gấp đôi trong thập kỷ vừa qua, và con số này cao nhất khi năm học bắt đầu. 62% sinh viên đại học thừa nhận có cảm giác “lo lắng cực độ" trong năm vừa qua.
28. Vấn đề với trường học không phải là chúng ta đầu tư quá ít, mà là chúng ta nhận lại được quá ít so với khoản đầu tư quá nhiều.
29. “Đừng để trường học làm ảnh hưởng đến việc giáo dục của bạn.” Hãy định nghĩa trường học là một tổ hợp các quy trình được dùng ở một địa điểm cụ thể nơi mà người trẻ bị giới hạn và điều khiển trong một thời gian dài. Giáo dục bao gồm nhiều thứ đa dạng và quan trọng hơn rất nhiều: kiến thức, chơi đùa, chân lý, khám phá, chia sẻ.
30. Trường học sẽ bảo vệ nó khỏi một nền giáo dục thật sự mà nó không thích.
31. Giáo dục là tốt nhất khi nó dạy chúng ta cách tự giáo dục bản thân.
32. Nền tảng cho một nền giáo dục thực sự không chỉ là chịu trách nhiệm về việc chúng ta là ai mà còn chịu trách nhiệm cho con người mà chúng ta có thể trở thành.
33. Khoản tiền công đang được sử dụng cho trường học nên được phát cho gia đình để họ giáo dục con cái theo cách họ thấy phù hợp nhất.
34. Những cơ sở xuất sắc nhất pha trộn việc học với thực hành, như chương trình co-op của Đại học Waterloo ở Canada (thông thường, sinh viên luân chuyển giữa học 4 tháng rồi đi thực tập 4 tháng).
35. Những lợi ích về thuế cho quỹ tiết kiệm đại học nên được áp dụng cho những khoản chi tiêu cho mục đích học hỏi khác như gap year, bootcamp, và các dạng học theo dự án.
36. Không có luật kinh tế nào yêu cầu rằng học phí phải tăng lên mỗi năm. Theo nhiều tiêu chí, chất lượng các trường đại học tương đương, thậm chí là thấp hơn, so với những năm 1980. Nhưng hiện nay, sinh viên đang phải trả học phí cao gấp 4 lần. Hình dung một hãng hàng không giá vé cao gấp 4 lần nhưng bay chậm hơn và gặp tai nạn thường xuyên hơn, và sử dụng lợi nhuận vào phòng nghỉ siêu đẹp. Liệu bạn có tự hào về hãng hàng không đó không?
37. Bất kỳ ai chối bỏ hình thức chung chung cho tất cả mọi người nên được công nhận vì sự dũng cảm của họ thay vì bị chê bai.
38. Hãy nhìn vào những cái tên được khắc trên mái vòm của các trường đại học: Plato, Shakespeare , Keats , Austen , Shelly , Dickens, Whitman, Dickinson. Họ đều không học đại học.
39. Bach, Mozart, Beethoven. Louis Armstrong, Duke Ellington, Charlie Parker, Miles Davis. The Beatles -- không bằng đại học.
40. Da Vinci, Michelangelo, Rembrandt, Vermeer -- không bằng đại học.
41. Jay Z, Kanye, Drake.
42. Anh em nhà Wright -- với một thư viện tại nhà, không bằng đại học, và một cửa hàng xe đạp -- khởi xướng thời đại hàng không. Kẻ cạnh tranh chính với họ, Samuel P. Langley, một giáo sư toán học với tài trợ từ chính phủ Mỹ, rơi xuống sông Potomac.
43. Một phần ba các nhà tỷ phú không có bằng đại học.
44. Hệ thống giáo dục sau phổ thông hiện tại tái lập những bất bình đẳng về tài sản và quyền lực. Hãy ngừng việc tuyển dụng hay tuyển sinh dựa vào những chứng chỉ đã có từ trước, bởi nhà càng có điều kiện thì khả năng nhận được các chứng chỉ đó càng dễ.
45. Một chính phủ của người dân, bởi người dân, cho người dân, nhưng với điều kiện người dân đó phải có bằng đại học, nên biến mất khỏi trái đất này. Việc định mức lương của công chức nhà nước dựa vào những bằng cấp vô ích là một hệ thống không công bằng và đắt đỏ bởi chúng ngăn cản nhiều người có tài năng thực sự tham gia vào các tổ chức công. Nếu tội phạm thông minh mà không có bằng đại học có thể qua mặt FBI, FBI nên nhận người không có bằng đại học.
46. “Kỷ luật của trường đại học được tạo ra không vì lợi ích của sinh viên mà vì quyền lợi, hay nói đúng hơn, để tạo ra sự dễ dàng cho người dạy.” Adam Smith, cha đẻ của ngành kinh tế học.
47. Đại học đề cao nhà nghiên cứu hơn người dạy học.
48. Người dạy học và người ra đề thi/chấm luận nên là hai người khác nhau. Xây dựng nội dung tốt nhất cho người học và xây dựng hệ thống chứng nhận khả năng là hai vấn đề khác nhau. Bằng cách nhập hai cái là một, đại học giới hạn tự do trong suy nghĩ. Khả năng tranh biện hiện tại đang bị hiểu nhầm là khả năng hiểu giáo sư muốn nghe gì và nói điều đó.
49. Hãy dành một khoản học phí cho Patreon cũng như những nền tảng trả tiền cho người tạo nội dung tương tự. Chúng ta sẽ thấy nhiều phương pháp dạy học đa dạng hơn nếu chúng ta để sinh viên đại học trả một phần học phí cho người tạo ra nội dung mà họ thấy giá trị, ngay cả khi người đó không được thuê bởi trường học.
50. Lương giáo viên không nên được chia đều, hay phụ thuộc vào bằng cấp hoặc thâm niên. Giáo viên tệ đang được trả lương quá cao và không thể bị đuổi việc. Giáo viên tốt đang bị trả lương quá thấp. Chúng ta cần xoá bỏ bất cứ hệ thống nào hấp dẫn những người có năng lực tầm thường và xua đuổi những người táo bạo.
51. Trường y, trường luật, và các trường chuyên ngành khác nên từ bỏ yêu cầu rằng người nộp đơn phải có bằng đại học [Ở Mỹ, bạn phải học đại học rồi mới được học các trường chuyên ngành.] Các tổ chức chuyên ngành không nên yêu cầu bằng đại học khi quyết định ai đó có chuyên ngành đó hay không. Chúng ta phải đấu tranh chống lại việc sử dụng bằng cấp để giới hạn số lượng bác sĩ, luật sĩ, y tá, …
52. Chúng ta cũng cần phải phá bỏ hệ thống hiệp hội trung cổ của luật sư, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, … cũng như bất kỳ ai muốn tăng giá cho dịch vụ của họ bằng cách sử dụng các yêu cầu bằng cấp để giới hạn cạnh tranh. Rất nhiều hội đồng cấp chứng chỉ sử dụng những yêu cầu phi lý không liên quan gì đến kỹ năng thực sự.
53. Hãy dạy cho trẻ em sự dũng cảm để sẵn lòng thấy niềm tin của chúng bị tấn công, để đạt được những gì cao đẹp nhất và khó khăn nhất, để phục vụ con người thay vì hệ thống.
54. Nền giáo dục tự do (liberal arts) và những gì đại học coi là liberal arts khác nhau như mặt trăng với mặt trời.
55. Tất cả các triết lý trên thế gian có lợi ích gì nếu chúng ngăn cản việc bạn trở thành nhà triết học?
56. Giáo sư của ngành nhỏ nằm trong ngành nhỏ nên được nhìn nhận bởi bản chất không khác gì nhân viên nhà máy của họ. Sự phân bổ lao động trong học thuật, đặc biệt trong các ngành nhân văn, là vô cùng hạn hẹp.
57. Các tai biến thiên nhiên khiến lớp học bị huỷ bỏ lại khiến sinh viên hạnh phúc hơn là việc học các ý tưởng mới. Chữa tuỷ răng, khám lỗ đ*t, và trường học là những dịch vụ duy nhất là khách hàng cảm thấy hạnh phúc khi bị huỷ bỏ.
58. Nhà triết học Jason Brennan từng nói: “Tôi thường xuyên đọc các bài báo và sách bảo vệ trường học bằng các câu nói kiểu như, ‘Mục đích của đại học không phải là để đạt X, mà là để đạt Y' trong đó X là điều gì đó mà các công ty, chính trị gia, người trả thuế, và dân thường quan tâm, còn Y là một mục đích cao cả nào đó như thông sáng tư tưởng. Nhưng rồi họ chẳng bao giờ cung cấp bằng chứng gì cho thấy rằng trường học đạt được điều Y cả, trong khi chúng tôi có hàng đống bằng chứng rằng chúng không thể.”
59. “Bạn có muốn trở thành một cái răng trong một hệ thống cứ ngoan ngoãn xoanh quanh bởi một lực nào đó ngoài bản thân nó?” Charles W. Eliot, chủ tịch trường Harvard 1869–1909.
60. “Vấn đề số một hiện nay không phải là học sinh dốt mà là giáo viên dốt …” Camille Paglia
61. Trường học không cải thiện kỹ năng, mà để bộc lộ rằng bạn có nó. Nhà tuyển dụng thuê người có bằng bởi vì định giá một ai đó mà không có bằng cấp là một điều khó khăn. Chúng ta có thể tạo ra một hệ thống tốt hơn.
62. Chúng ta cười cợt các tướng người Bắc Hàn vì 613 mề đay trên áo của họ, nhưng dùng bằng tiến sĩ để đi làm ở quán cà phê đâu có khác gì. Khi mà người lao động cần bằng cấp để làm cùng một công việc họ có thể có trước đây với không bằng cấp, đây là lúc chúng ta cần xem xét lại hệ thống.
63. Năm 1492, thuỷ thủ mù chữ trên một con tàu cũ kỹ đã đập tan niềm tin hàng ngàn năm của những nhà học thuật Aristotle (ám chỉ khi mà thủy thủ chỉ ra rằng thế giới không phẳng).
64. Dường như càng nhiều bằng tiến sĩ, càng ít các công trình nghiên cứu đột phá. Hiện nay chúng ta đang có nhiều nhà khoa học hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sự. Có thể khoa học đã trở nên khó hơn, nhưng cũng có thể rằng họ không phải là các nhà khoa học thực sự.
65. Hầu hết kết quả của các công trình nghiên được đăng tải là sai.
66. “Tôi nghĩ hệ thống tiến sĩ là một điều ghê tởm. Nó được phát minh để đào tạo giáo sư người Đức vào thế kỷ 19, và nó có lý trong hoàn cảnh đó. Nó tốt cho một số rất nhỏ những người sẽ dành cả đời làm giáo sư. Nhưng hiện nay, nó gần như đã trở thành một lá bài mà bạn cần phải có để làm một số công việc, dù đó là làm giáo sư hay gì đó khác. Nó ép người ta dành hàng năm tuổi trẻ giả vờ làm nghiên cứu không thực sự phù hợp với họ. Chương trình tiến sĩ kéo dài quá lâu và gây khó khăn cho phụ nữ khi họ muốn trở thành nhà khoa học.” -- Freeman Dyson.
67. Những trường đại học tốt nhất trên thế giới đang biến rất nhiều cử nhân thành bộ sậu cho các công ty lớn. Khi mà một phần ba cử nhân biến mất vào các công ty dịch vụ tài chính, chúng ta cần đặt câu hỏi liệu các trường danh giá này có thực sự dạy khả năng suy nghĩ.
68. Các trường đại học bị ám ảnh bởi đầu vào mà im lặng về đầu ra. Để có thể tốt nghiệp Harvard nên khó tương đương để có thể được nhận vào Harvard. Các trường đại học cần phải công bố dữ liệu về việc sinh viên của họ học được những gì và chọn công việc gì sau khi tốt nghiệp.
69. Chọn trường đại học dựa vào đội tuyển bóng đá của họ cũng như chọn ở La Quinta vì một nhà hàng ngon ở cạnh [Ở Mỹ nhiều người bị cuồng bóng đá trường học.]
70. Thể thao trường học là một chương trình lừa đảo trị giá hàng tỷ đô la: bóc lột các vận động viên gắn mác sinh viên.
71. Người có lương cao nhất trong một giảng đường đại học không phải là nhà khoa học được giải Nobel, cũng không phải là chủ tịch trường, mà là huấn luyện viên đội bóng trường.
72. Bro Wage Premium: tham gia vào một câu lạc bộ trong trường (fraternity) khiến điểm phẩy của bạn hạ xuống 6% nhưng tăng thu nhập tương lai lên 36%.
73. Tên trường đại học không nên là điều thú vị nhất về một thanh niên 22 tuổi.
74. Đạo đức giả của một hệ thống quyền lực mà uy quyền phụ thuộc vào trường mà chính nó chứng nhận.
75. “Thật phí thời gian của chim đại bàng khi mà nó phải học từ con quạ.” William Blake
76. “Bất cứ ai đó nghĩ rằng tất cả các loại quả đều chín cùng lúc với dây tây hẳn không biết gì về nho cả.” Paracelsus
77. “Hutchins đã từng miêu tả đại học là một hệ thống các trường ban riêng biệt được kết nối bởi hệ thống lò sưởi trung tâm.” -- Clark Kerr, Chủ tích hệ thống Đại học California, 1958–1967
78. Tất cả các tạp chí học thuật và khoa học nên được để mở và miễn phí với công chúng. Kết quả nghiên cứu sẽ được kiểm chứng để lặp lại dễ dàng hơn rất nhiều với một tỷ con mắt.
79. Trường học đang cố nặn lợi nhuận bằng cách yêu cầu sinh viên năm đầu ở các trường như MIT học lớp lập trình căn bản khi mà họ đã lập trình từ năm 8 tuổi. Hãy đẩy sinh viên ra giới hạn khả năng của chúng.
80. Bằng cách nhốt trẻ em trong trường học và người già trong trại dưỡng lão, xã hội hiện đại không cho phép người trưởng thành đầu tư vào tương lai và suy nghĩ về quá khứ.
81. Hình dung bạn có thể học vật lý với Einstein hay viết kịch với Shakespeare, nhưng bạn không thể nói bạn học với ai hay trong thời gian bao lâu. Hoặc bạn có thể có bằng tiến sĩ từ Harvard. Bạn sẽ chọn cái nào? Cái nào sẽ giúp bạn trở thành giáo sư chính thức?
82. Thu nhập của những người xuất sắc nhất trong những ngành không yêu cầu bằng cấp như thợ máy, thợ mộc, thợ điện cao hơn thu nhập cho nhiều công việc yêu cầu bằng đại học. Một số thợ hàn chí có lương cao hơn bác sĩ.
83. Chúng ta biến người trẻ thành trẻ con nhiều hơn là cho phép họ trưởng thành.
84. Trường học tập trung quá nhiều vào việc chứng tỏ rằng bạn có thể có mặt đúng giờ hàng ngày, lao động, và hoà đồng với những người xung quanh bạn.
85. Thầy y đã có mặt hàng thế kỷ trước khi thuốc tồn tại. Điều tương tự có thể nói cho giáo viên và việc giáo dục hiện nay.
86. 480,000 xe buýt của trường học có mặt trên đường hàng ngày làm ô nhiễm môi trường. Đây là một hệ thống phương tiện khổng lồ của thế kỷ 20 cho một hệ thống giáo dục mắc kẹt trong thế kỷ 19.
87. “Chính trị trong học thuật là dạng chính trị cay đắng và ác độc nhất, bởi quyền lợi đạt được thật thấp.” -- William S. Sayre
88. Nếu giá trị chính của bằng cấp nằm ở cái tên, chúng ta đang tạo ra một xã hội đề cao vẻ ngoài của thành công hơn là thành công thực sự.
89. Điểm vĩnh viễn trong một học bạ vĩnh viễn ám chỉ một nỗi sợ thất bại vĩnh viễn.
90. Tương lai bắt đầu từ hiện tại, nhưng vô hình. Chúng ta phải kéo nó ra từ một góc khuất nơi không ai nhìn ngó, qua một cánh cửa chưa ai đã từng thử với một chìa khoá đã bị quên lãng từ lâu. Tương lai của chúng ta đã bị mất vào trong quá khứ. Chúng ta có thể tìm nó.
91. “Ghi nhớ nơi mà bạn thắng. Ghi nhớ nơi bạn thua. Suy nghĩ tại sao.” Glyn Maxwell
92. Chúng ta đang ở trong khủng hoảng. Ít trường học hơn, nhiều tự do hơn.
93. Tương lai của giáo dục sẽ là: (i) đồng bộ & không đồng bộ, ở đây & ở đó. (ii) phi tập trung, nội dung tốt nhất có thể đến từ bất cứ đâu (iii) cá nhân hoá (iv) chú ý đến việc đo mức tiến độ ở giới hạn khả năng (v) mở cửa với tất cả với một giá cả phải chăng (vi) toàn cầu.
94. Thế hệ tương lai sẽ đánh giá chúng ta bởi những gì chúng ta xây dựng, không phải bởi những gì chúng ta tiêu thụ. Liệu những gì chúng ta xây dựng có thể tồn tại lâu dài hơn chúng ta?
95. Giáo dục là sứ mệnh không chỉ xây dựng thế giới mà còn giải phóng nó.
aristotle virtue 在 Alexander Wang 王梓沅英文 Facebook 的最佳貼文
#中山北路
【漫步台灣學英文】在 eudaimonia 和 hedonia 中取得平衡
每次經過中山北路的台泥大樓時,看到大樓前面紅紅的識別設計上面寫的 Eudaimonia 時,都會感到驚呼,台灣竟然有傳統企業使用了那麽有深度的字當標語。今天剛好走路經過,便把它拍了起來。
就我對哲學的淺薄認識,這個的定義最早由知名的古希臘哲學家亞里士多德(Aristotle) 提出。他將「快樂」區分為兩個層面,一種是 Hedonia 和 Eudaimonia。
Hedonia 泛指短暫的、短期的快感和肉體上的舒服和自我滿足,通常這樣的舒服,只跟自己有關。所以有些人會將形容詞 hedonic 略翻為享樂主義的。在夏天走進去冰淇淋店買一球冰淇淋過過癮,就像是 hedonia 的追求。
而 Eudaimonia 常常被略譯成「幸福」,分別由 Eu-: "good" 和 Daimon: "soul" or “self" 所組成。但這樣的幸福不來自於追求短暫的享樂、自我利益,而是代表更深層的自我實現、purpose,以達到人生完滿的狀態。
用英文來看, "Eudaimonia means achieving the best conditions possible for a human being, in every sense–not only happiness, but also virtue, morality, and a meaningful life. It was the ultimate goal of philosophy: to become better people—to fulfill our unique potential as human beings."
是否很厲害的一個字呢! 如果覺得還是難分,我覺得 feel good 和 feel purpose 也是個簡易的區分法。
心理學研究指出,這兩種幸福不是互斥的 (not mutually exclusive),對於 hedonia 的追求,有時也可促進 eudaimonia 的追求。但最終目標要往 eudaimonia 走,也許是在教育現場老師和學生可以共同、學習努力的方向!
aristotle virtue 在 Alexander Wang 王梓沅英文 Facebook 的最讚貼文
#中山北路
【漫步台灣學英文】在 eudaimonia 和 hedonia 中取得平衡
每次經過中山北路的台泥大樓時,看到大樓前面紅紅的識別設計上面寫的 Eudaimonia 時,都會感到驚呼,台灣竟然有傳統企業使用了那麽有深度的字當標語。今天剛好走路經過,便把它拍了起來。
就我對哲學的淺薄認識,這個的定義最早由知名的古希臘哲學家亞里士多德(Aristotle) 提出。他將「快樂」區分為兩個層面,一種是 Hedonia 和 Eudaimonia。
Hedonia 泛指短暫的、短期的快感和肉體上的舒服和自我滿足,通常這樣的舒服,只跟自己有關。所以有些人會將形容詞 hedonic 略翻為享樂主義的。在夏天走進去冰淇淋店買一球冰淇淋過過癮,就像是 hedonia 的追求。
而 Eudaimonia 常常被略譯成「幸福」,分別由 Eu-: "good" 和 Daimon: "soul" or “self" 所組成。但這樣的幸福不來自於追求短暫的享樂、自我利益,而是代表更深層的自我實現、purpose,以達到人生完滿的狀態。
用英文來看, "Eudaimonia means achieving the best conditions possible for a human being, in every sense–not only happiness, but also virtue, morality, and a meaningful life. It was the ultimate goal of philosophy: to become better people—to fulfill our unique potential as human beings."
是否很厲害的一個字呢! 如果覺得還是難分,我覺得 feel good 和 feel purpose 也是個簡易的區分法。
心理學研究指出,這兩種幸福不是互斥的 (not mutually exclusive),對於 hedonia 的追求,有時也可促進 eudaimonia 的追求。但最終目標要往 eudaimonia 走,也許是在教育現場老師和學生可以共同、學習努力的方向!