FASHION PHOTOGRAPHER – Không đơn thuần là chụp ảnh.
Một con người được trông là “Phông bạt”, trông “Nghề nghệ” nhưng cũng ngậm ngùi “Đắng cay” trong nền công nghiệp thời trang này. Một người có thể được xem là “Cánh tay phải” của Fashion Designer. Có những nhà thiết kế - việc tìm kiếm một photographer có thể truyền tải được sản phẩm, thông điệp và cái đẹp từ thời trang của họ rất khó. Mà nói nghe hơi sến sẩm tí có khi phải gọi là “Duyên Phận” vì không phải nhà thiết kế nào cũng đủ may mắn mà “Lựa mặt gửi vàng” được người chụp ảnh yêu thích của họ mà cũng không phải là một người chụp ảnh tài năng có cơ hội được tỏa sáng với đúng cá tính mạnh mẽ của họ với một thương hiệu thời trang trong công cuộc “Cơm áo gạo tiền” và “Thời trang nhanh” như ngày nay.
Fashion Photography là một bộ môn “nhiều môn phối hợp” khi những nhiếp ảnh gia phải đảm bảo cái đầu lạnh của mình trong việc cân bằng các yếu tố “Art/ Nghệ Thuật” và “Marketing/ Tiếp thị”. Vì suy cho cùng, hình ảnh làm ra là để làm gì. Tất nhiên là không phải là cho nhà thiết kế thời trang hay những người trong ekip coi rồi – vì cả đội chắc nhìn nguyên collection đến mức độ ngán ngẩm.
Hình ảnh làm ra là để cho khách hàng coi – những người sẽ quyết định chi tiền để mua sản phẩm đó. Vậy đâu đơn thuần là chụp ảnh. Vì trong đám khách hàng đó sẽ chia ra 2 nhóm chính là khách hàng trung thành (Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm) và khách hàng tiềm năng (Khách hàng mới). Hình ảnh lạ quá thì khách hàng trung thành hoang mang, hình ảnh cũ quá thì không tiệm cận được khách hàng mới.
Dù các bạn nói rằng có Ekip hay Art Director (Mình sẽ nói sau) nhưng người bấm máy cuối cùng vẫn là Fashion Photographer. Họ không đơn thuần chỉ là nhìn và bấm mà các fashion photographer phải còn là người hiểu rõ nhất họ đang làm việc với ai? Fashion Designer nào? Bản chất của thương hiệu mà họ chụp là gì, model này đẹp ở góc nào – chỗ nào thần nhất. Tất cả những vẻ đẹp đó làm sao có thể đưa vào trong 1 khoảnh khắc “tĩnh” được, để người xem/khách hàng khi nhìn vào bức hình – họ phải có cảm giác khát vọng, phải trầm trồ lên “Ồ, tao phải mua nó”.
Chưa hết – nếu việc tới đó thì dẫu vẫn còn hơi sớm. Thời trang – là 1 ngành công nghiệp vô cùng khắc nghiệt và mức độ đào thải cực kì mạnh. Mày không sáng tạo, mày không có điểm lợi thế cạnh tranh, mày không thể khác biệt với người khác – tụi tao sẽ loại mày trong vòng nửa nốt nhạc. Điều này còn đúng hơn với các Fashion Photographer khi những bộ ảnh lookbook, những campaign/chiến dịch sẽ là “Bộ mặt của thương hiệu” để đi so sánh, đi phân bua với các thương hiệu khác trong cùng một khoảng thị trường. Nhiều khi quần áo chỉ dừng ở mức bình thường – nhưng hình ảnh quá đẹp, khách hàng hiểu nó, cảm nhận được nó sẽ thuyết phục tốt hơn ở một collection làm đồ đẹp ơi là đẹp nhưng bộ ảnh quá bình thường, người tiêu dùng không cảm được dẫn tới chẳng ai mua. Đó là tài năng của Fashion photographer với các phong cách đặc trưng của họ.
Bên cạnh đó, việc “thổi hồn” vào một bức ảnh cũng không hề dễ dàng. So với chụp một con người sống thì mọi thứ trông sẽ giản đơn hơn, nhưng ở đây là phải phối hợp giữa những đồ vật vô tri vô giác là quần áo và người mặc chúng – để quần áo có cái “hồn riêng”, có sự “mềm mại riêng” và “nhảy múa”. Nên nhớ Fashion là Fashion, việc chú trọng bậc nhất là quần áo – là những details/chi tiết chứ không phải là human/con người. Đó cũng là lí do có những nhiếp ảnh gia chụp người, chụp lifestyle rất giỏi nhưng vào fashion – họ lại không thành công. Còn những người mà làm được tất cả điều đó – thì họ là 1 quái nhân rồi. Nên cũng có Fashion Photographer this và Fashion Photographer that, có những người mãi lận đận – còn có những người thì được săn đón bởi các thương hiệu lớn.
Và như tiêu đề, một bộ hình đẹp thì công chúng vẫn chỉ biết tới thương hiệu và models hay tấm tắc “Hình đẹp quá” mà không cần biết và cũng chả cần biết ai là người chụp đó cả. Các Fashion Photographer thì theo mình họ không quan tâm lắm tới chuyện đó – “Hữu xạ tự nhiên hương” vì họ biết đặc trưng của họ sẽ lôi kéo được người xem và các nhãn hàng quan tâm và cần cái “Tôi lạ” của họ đó. Mình viết bằng lời văn thì Fashion Photographer giao tiếp bằng ngôn ngữ “Hình ảnh”.
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
CỐNG HIẾN - Bill Cunningham – Trái tim nhiệt huyết của thời trang NewYork.
Nếu các bạn có thời gian, hãy coi bộ phim tài liệu về cố nhiếp ảnh gia Bill Cunningham – 1 huyền thoại 1 người đàn ông cần mẫn, luôn nở nụ cười và là niềm cảm hứng của biết bao con người đam mê thời trang tại thành phố New York. Và nếu các bạn yêu thích thời trang và những con người đứng đằng sau nó, thì Bill Cunningham có thể là tựa film, tựa sách mà bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó của những con người thầm lặng, chỉ có người trong giới biết và sự đóng góp của họ. Làm về thời trang, không phải lúc nào cũng chăm chăm nhắm tới “ Tôi phải là Fashion Designer” để đưa lên Facebook/Instagram một cái tít le huyễn hoặc “Designer of brand ABC/XYZ” hay một dàn “Freelance Model” như hiện nay. Bạn yêu thích thời trang hay nền công nghiệp “Cá lớn nuốt cá bé này” – có ti tỉ cách để bạn tiếp cận, stylist – fashion marketing- fashion strategy – art director và tất nhiên rồi, không thể thiếu fashion photography.
Bill Cunningham, một người đàn ông với nụ cười tỏa nắng, thân thiện và mang sự dễ chịu cho mọi người. Là 1 cây cứng của tờ báo cũng cứng cựa không kém “The New York Times” nhưng Bill lại không hề “sang chảnh” với khả năng và địa vị mình đang có. Trong suốt 40 năm hoạt động của mình, Bill đã chụp ảnh về tất cả những gì liên quan đến thời trang dưới gu thẩm mĩ của mình tại mọi nơi mà ông ấy đến. Với chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh, dù đã có lúc tuổi cũng đã cao – Bill vẫn căm cụi đi tìm về cái gọi là “Thời trang thật sự” – về những người yêu thời trang đúng với con mắt của mình. Bạn sẽ nghĩ Bill xuất hiện nhiều ở các runway, sự kiện thời trang nổi tiếng ư. Đúng vậy, nhưng Bill lại yêu đường phố hơn. Street photography/Streetwear là nơi Bill tìm được cảm hứng cho riêng mình, với ông – những người thực sự thể hiện phong cách riêng của mình mới chính là những ngôi sao thời trang. Cho nên, những tấm hình mà Bill chụp – đa dạng, nhưng đều có hồn và sự vui vẻ, tự nhiên của người được chụp cho đến người chụp.
Do đó, Bill Cunningham giành được trái tim của tất cả mọi người và đóng góp một năng lượng tích cực về lối suy nghĩ và thời trang. Trải qua nhiều nốt thăng trầm của cuộc sống và dĩ nhiên có cả nền công nghiệp thời trang, Bill Cunningham vẫn miệt mài hăng say đi làm việc nếu ông còn có thể. Niềm đam mê bất tận với photography và thời trang đã làm ông thành biểu tượng của The New York Times đến nỗi ai được ông chụp sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ, chả thế mà Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực của Vogue, phải thốt lên rằng: “We all get dressed for Bill”/ “Chúng tôi mặc đẹp là cho/vì Bill”.
Thế giới thời trang là 1 thế giới không phải như 1 quán ăn bình dân, quán rượu khi mọi người niềm nở và bày tỏ lòng mình. Gossip có, đả kích có – nhưng khi nhắc về Bill Cunningham, tất cả mọi người đều cười và bày tỏ một sự tôn trọng với ông. Chúng ta bị quyết rũ bởi trái tim tốt bụng và tâm hồn vì thời trang của ông ấy. Thông qua hình ảnh, Bill đưa cho người khác cơ hội thể hiện bản thân và tôn vinh họ.
Bill Cunningham đã qua đời vào ngày 25/06/2016 – để lại một hình ảnh trống vắng cho thành phố Newyork. Bộ phim tài liệu và tựa sách Bill Cunningham : New York như 1 lời tôn vinh và nhắc nhở cho hậu thế, về một con người cống hiến cho ngành thời trang này. Các bạn nên xem nhé.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有149部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅ミジェルネイルMigel Nail,也在其Youtube影片中提到,ヤシの木&サンセットビーチネイル♡Sunset palm tree beach nail 夏にピッタリのヤシの木モチーフ♡ サンセットビーチをイメージしたデザインです♪︎ *************** ■Color gel. [OMDGEL]. 14 , 15 , 17 , 44 , 58...
「art account instagram」的推薦目錄:
art account instagram 在 Facebook 的精選貼文
CHAELIN CL – MY REAL KOREAN FASHION QUEEN.
Đầu tiên – nhấn mạnh là “My”, là “My” nha các bạn. Là “Của tôi”, không nhiều bạn kêu mình sống trong mộng tưởng, sống trong quá khứ. Thật vậy, Chae-rin Lee hay được biết với cái tên CL/ leader của nhóm nhạc “lỗi thời trong lòng nhiều người” 2NE1 thực sự là “Bà hoàng Thời trang của xứ Hàn” tại thời điểm này ĐỐI VỚI MÌNH. Để tránh gây hiểu lầm và tranh cãi không cần thiết của những bạn “thần tượng” một ai đó.
Mà mình tin chắc rằng sẽ có nhiều người yêu thời trang, nhiều nhà chuyên gia thời trang, các kí giả về high-end fashion sẽ cũng cùng chung quan điểm với mình về “Hình tượng nữ thời trang bậc nhất xứ Hàn” phải nói tới Chaelin CL.
Vì là thời trang nên hãy nói về yếu tố thời trang – là cái quần, cái áo mặc lên trên người. Là về outfit phối đồ, là về tinh thần thời trang, là cách đa dạng phong cách, là cách thể hiện cái tôi của thời trang nhe. Đừng lấy khái niệm “Tạo xu hướng” “Tạo trend” “Được nhiều thương hiệu thời trang làm đại sứ thương hiệu” ra để khè mình. Mình có đủ độ hiểu biết để nắm rõ giờ giới trẻ cần gì, yêu gì và thích gì. Nhưng quan điểm về thời trang của mình đó là:
“Đẹp
Thần thái
Độc đáo”
Chứ không phải là “Xu hướng” và “Doanh thu”. Nếu bám vào đó mà định hình được người nào mặc đẹp thì các bạn đang mất dần cái gu thẩm mỹ thời trang cá nhân vào sự điều khiển của những cái đầu sừng sỏ kinh doanh thời trang trong khái niệm “Chi phối thị trường” rồi. Nói trắng ra, các “Đại sứ thương hiệu” mà các bạn đang thần tượng chỉ là con cờ - con tốt để những kẻ đầu não to tiếp cận thị trường trẻ này thôi. Các bạn thừa biết điều đó mà. Chỉ cần ngôi sao nào làm điều gì mà khiến hình ảnh thị trường đi xuống – bị ảnh hưởng thì cắt cái rụp ngay hợp đồng. Đó là kinh doanh mà các bạn ơi.
Đúng, Thời trang là một tổ hợp giữa “Quần áo” – “Kinh doanh” – “Quảng bá” và hàng ti tỉ nhiều thứ khác nữa. Nhưng trong khái niệm của mình để xếp lên thì tính “Nghệ thuật” trong thời trang phải cao hơn. Đó là lí do vì sao mình xem CL là Fashion Queen của xứ Hàn hiện tại.
CL có tác động tới Gen Z hiện tại nhiều không á? Không.
Sản phẩm âm nhạc hiện tại có tiếp cận nhiều người bằng những người khác không á? Càng không.
Đanh đá là như thế này này, “Queen” thì phải khác “Princess” nhé. Là một nữ hoàng thì phải ra dáng đi đầu của một nữ hoàng, là kẻ đi đầu – là kẻ tiên phong – là kẻ không quan tâm người dưới như thế nào. The Baddest Female – Người đàn bà ngầu nhất đã đủ thể hiện được khái niệm của “Nữ hoàng” rồi. Muốn bắt chước “Nữ Hoàng” ư? Đâu có dễ đâu các bạn. Bằng chứng là các bạn cứ so sánh Instagram (Tạm thời là thế, vì coi như là bộ mặt xã hội – nơi showoff thời trang đi ha) giữa các tên tuổi Nữ Hàn đang tác động thời trang nhất đi. Ok, là Lisa – là Jennie đi nhá. Rồi so với CL xem – khác biệt hông. Khác biệt hoàn toàn.
Những nàng công chúa của chúng ta “bị dễ dàng copy” quá. Vì dễ dàng copy nên tầm ảnh hưởng mới cao, mới nhiều đó các bạn nhỏ. Chưa nói tới việc thương hiệu cao cấp hay gì nhưng những styles kiểu na ná mấy người trên bây giờ các bạn thấy xuất hiện nhiều không. Quá là nhiều đi chứ.
“Queen” thì sao. Một nước chỉ có 1 vị vua và 1 hoàng hậu. Chẳng thế có nhiều được. Thế nên mới có vị trí độc tôn. Và mình sẽ xin nhắc lại là “My Queen” – “Nữ hoàng của tôi” nhé. Vì mình chẳng o ép các bạn phải tôn sùng CL về thời trang làm gì.
Sự thu hút của CL vẫn luôn hấp dẫn không chỉ mình mà rất nhiều người làm thời trang đã có kinh nghiệm và máu mặt không chỉ ở xứ Hàn mà còn ở thế giới. Không quá phổ biến và “Tác động Gen Dét” nhưng CL được công nhận bởi rất nhiều cái tên khác nhau (Và toàn là cái tên đỉnh cao cả). Giống như G-dragon vậy, hiện tại chắc chắn không thể nào so sánh độ phổ biến với nhiều người khác nhưng cứ nhắc GD với các chuyên gia thời trang xem nhỉ. Hẳn ai cũng phải biết thôi.
CL giờ đây làm hình ảnh thời trang nghiêng về phần “Vô danh” nhiều hơn. Như 1 bài viết mình đã đề cập, đó là nhìn vào các trang phục của CL còn chẳng biết đó là nó thuộc thương hiệu nào, thương hiệu chi. Sự thu hút đến từ người mặc, khuôn mặt, thần thái – chi tiết của món đồ, form dáng, đường cắt và tỉ lệ. Những thứ cốt lõi và căn bản nhất của thời trang. Queen làm vì cái đẹp hơn là doanh số bán hàng các bạn nhớ!. Nữ hoàng thì nó phải khạc. Mỗi hình ảnh xuất hiện mới của CL đều thu hút những người khác và mang tới những trải nghiệm về phần nhìn và thời trang khác nhau.
Công nhận một điều rằng CL đã qua cái thời “Bùng nổ và thu hút giới trẻ” từ lâu rồi. Sự thật là có nhiều người đang làm tốt hơn rất – rất nhiều và giúp các thương hiệu thời trang chi phối tới thị trường trẻ. Nhưng để bị “chi phối” chắc chắn không phải là phong thái của một Nữ Hoàng rồi. Mà mình chắc chắn rằng, sau này những ngôi sao trẻ bây giờ như Lisa, Jennie..cũng đi theo hình tượng “Make Art more money” thôi (Bằng chứng là cứ xem cái MVs solo của họ đi). Rồi chúng ta sẽ có 1 Queen khác khi “Hoàng Thái hậu” này rút lui về hậu cung thôi.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
art account instagram 在 Facebook 的精選貼文
Vô diện trong thời trang – Quần áo > Khuôn mặt.
Các nhà thiết kế thời trang đều có mục đích của họ, khi mà làm ra bất kì một sản phẩm hay những thứ liên quan để xuất hiện trên sàn diễn runway – nó đều phải liên quan tới nội dung hay tư tưởng của họ. Chẳng thế mà Martin Margiela cực kì yêu thích cho việc models của ông đeo mặt nạ và nó trở thành một “Biểu tượng nhận diện” của MMM. Trong 1 lần chia sẻ về show đầu tiên của ông năm 1989, cùng với việc cho người mẫu tự do thoải mái thể hiện trên sàn runway, không sử dụng big logos và đặc biệt “Che kín vùng mặt”.
Maison Margiela muốn rằng người xem show của mình sẽ tập trung vào thời trang, ở đây là những sản phẩm của ông. Từng chi tiết một, từ chất liệu cho đến xử lí kĩ thuật. Ở show của MMM, thứ được tôn vinh tối thượng đó là thời trang, là cảm nhận của người xem đối với thời trang – là tâm trạng vui vẻ khi được mặc đồ chứ không phải là thứ khác.
Thật vậy, điều này càng rõ ràng và đúng hơn ở thời đại “Đẹp mã ăn tiền” này. Thời trang là phải đẹp – Đúng! Nhưng có phải nhiều khi – chúng ta mải mê ngắm nhìn khuôn mặt của người mẫu mà quên mất đi hình dáng của trang phục hay chi tiết của nó không?
Hay giai đoạn mới này, chúng ta mua đồ vì gì nào? Vì chúng ta thích hay vì một KOls, một idol hay một Hot Facebook, Instagram, Tiktoker hay nói đúng hơn là vì một “gương mặt đại diện thương hiệu”. Vì lòng yêu thương với họ (Hay với khuôn mặt xinh đẹp) mà người tiêu dùng nhiều lúc trở nên “dễ tính” mà quên mất đi những thứ mà nhà thiết kế đã gửi gắm lên đó. Tất nhiên, đối với người kinh doanh – việc này chẳng ảnh hưởng gì mà lại còn vui nữa. Nhưng đứng ở phương diện một người làm nghệ thuật (thời trang, âm nhạc hay âm nhạc) – nó chẳng là một niềm vui tuyệt đối.
Cũng vì thế mà Kanye West lại đeo mặt nạ khi trình diễn. Có thể cũng vì cool, vì ngầu, vì độc – vì lạ hay vì gã điên Kanye West muốn người ta nghe nhạc của Kanye West chứ không phải người đứng trên sàn diễn là Kanye West. Yeezus nổi tiếng và người ta tới show cũng chỉ vì gã, nhưng nếu người đứng trên không phải Kanye – liệu người ta có đến hay nghe thứ nhạc, lời hát, sân khấu mà Kanye muốn truyền tải.
Lại qua nhảy, hẳn mọi người đều biết tới nhóm nhảy nổi tiếng vô địch ABDC (American’s Best Dance Crew Season 01) với bộ nhận diện độc nhất là chiếc mặt nạ màu trắng. Một nhóm những người mê nhảy và muốn người xem chỉ xem những điệu nhảy của họ hơn là tập trung vào khuôn mặt – thế là chiếc mặt nạ trắng ra đời và trở thành Biểu tượng được hàng triệu người biết tới của Jabbawockeez. Các bạn cũng có thể nghe chia sẻ đó trong show ABDC mùa 1 khi giám khảo hỏi tại sao các thành viên lại đeo mask che mặt kín mít. Thế đấy, giữa 1 thế giới hàng ngàn nhóm nhảy – trải qua bao nhiêu năm, Jabbawockeez vẫn khiến người ta trầm trồ và nhớ về mình. Tài năng > khuôn mặt.
Quay trở lại thời trang,
“Khuôn mặt là biểu cảm của con người” và là nhân diện để xác định danh tính của bản thân. Mỗi người mỗi vẻ và chỉ cần một khuôn mặt khác có thể khiến cả trang phục họ mặc cũng khác theo một cách rõ rệt. Do đó, việc lựa chọn model cũng khá khó khăn để thực hiện đúng tiêu chí của collections. Trong một bài viết mà mình từng đề cập trong các bước để xây dựng một fashion collection hoàn chỉnh trong đó có model layering. Công việc này là lên ý tưởng, lên cách phối đồ và tạo được hình dáng cụ thể mà một người mẫu sẽ mặc sản phẩm thời trang được thiết kế như thế nào.
Khi các models thể hiện trên sàn runway thì trước đó một khoảng thời gian họ đã được luyện tập trước - trong các buổi diễn thử, các buổi rehearsal. Áp lực lên các models luôn luôn là nặng nề và dù trong một môi trường chuyên nghiệp thì cũng sẽ có lúc sự sai sót hay mệt mỏi sẽ được thể hiện ra. Và thế là câu chuyện lại quay trở về vấn đề ban đầu mà mình nói, đó là dù không cố ý hay vô tình – tâm trạng của người mẫu có thể ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của show diễn.
Một phương án vừa nghệ vừa đồng nhất đó chính là che khuôn mặt lại. Với diện tích mà khuôn mặt mang lại cùng với sự liên kết với phần cổ, đây sẽ là đất diễn của màu sắc, trang sức với sự đồng nhất tuyệt đối về tone màu của bộ sưu tập. (MMM làm rất tốt điều này). Sự khác biệt về màu da cũng được giải quyết một cách triệt để (Tùy art director hay fashion designer muốn hay không mà thôi).
Mùa dịch Covid bùng nổ cũng khiến xu hướng đeo mặt nạ trở nên phổ biến cả trong đời sống và thời trang. Có lẽ sự đồng nhất còn xa hơn thế và xin nhắc lại là mọi thứ đều có Pros and Cons (Mặt được và mặt hại).
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
art account instagram 在 ミジェルネイルMigel Nail Youtube 的最佳解答
ヤシの木&サンセットビーチネイル♡Sunset palm tree beach nail
夏にピッタリのヤシの木モチーフ♡
サンセットビーチをイメージしたデザインです♪︎
***************
■Color gel.
[OMDGEL].
14 , 15 , 17 , 44 , 58 , 81
■Brush.
[OMD]
GEL FLAT #6.
MAGIC ETERNITY LINER
■CLEAR GEL
[OMDGEL]
NO WIPE MAT TOP GEL
[PRESTO]
NO WIPE TOP GEL
[ageha collection]
FILM ON GEL
■OTHER
[ageha collection]
Mirror powder gold
Reflection film AURORA
◆OMDGEL Instagram
Contact this account to purchase OMDGEL Instagram.
↓
@sevenbeauty.official
@omdgel.sevenbeauty
◆OMDGEL Onlineshop
↓材料のご購入はこちら
https://7beauty.jp/c/103/001/001/
********************
JAPAN
FUKUOKA CITY
福岡市のミジェルネイルです☆
良かったらチャンネル登録宜しくお願い致します!( 〃▽〃)♡
@ミジェルネイルMigel Nail
●Migel Nail blog
ご予約はブログ掲載のLINEからのみ受付中です♪
⬇️
https://ameblo.jp/migel-nail/theme-10113595565.html
●Migel Nail Instagram
インスタグラムも良かったら是非ご覧くださいませ☆
⬇️
https://www.instagram.com/migel.nail/
♪︎Music by
@田中芳典/Yoshinori Tanaka
https://dova-s.jp/
art account instagram 在 Pat Kay Youtube 的最佳解答
Episode 2 of the new series on decoding Visual Language with Photography Visual Patterns!
This week, Negative Space; one of my favourite visual patterns.
Enjoy!
———
Visual Language & Visual Pattern Series
Ep 1, Frames: https://youtu.be/8ua1A7VI2H0
Ep 2, Negative Space: https://youtu.be/id0WCxwVNWY
Ep 3, Leading Lines: https://youtu.be/uu_5lEja2vA
Ep 4, Color Theory: https://youtu.be/yIOVJXNoDxY
———
Support me on Patreon or join this channel to get access to exclusive perks:
https://patreon.com/patkay
https://www.youtube.com/channel/UCeMvA8xJIGgvEjO0kgGFOpg/join
Let's chat! Join my Discord
https://discord.gg/UZr8GmZ75Q
Get the music I use
Epidemic Sound (30 days free) - https://geni.us/pk-epidemicsound
Artlist (get 2 months free) - https://geni.us/pk-artlist
Stock video footage (use my code for an extra 2 months free)
https://geni.us/pk-artgrid
———
🌐 Find me at
Patreon - https://patreon.com/patkay
Website - https://patkay.com
Instagram - https://instagram.com/pat_kay
Instagram (second account) - https://instagram.com/heypatkay
Twitter - https://twitter.com/heypatkay
Discord - https://discord.gg/nrm4ZdhRQQ
Twitch - https://twitch.tv/heypatkay
🛍 Shop
Photography Guide to Japan - https://geni.us/DiscoverJapan
Photography Guide to Tokyo - https://geni.us/TokyoGuide
My entire Adobe Lightroom preset pack - https://geni.us/presets
Prints - https://geni.us/pkprints
📷 Gear
Photo camera - https://geni.us/GJrG7iy
Video camera - https://geni.us/J1KUKOQ
Little camera - https://geni.us/TWPPdPC
Main lens - https://geni.us/ifAt80d
Wide lens - https://geni.us/6Gkq
Mid lens - https://geni.us/0ooL
Portrait lens - https://geni.us/mBf1I
Long lens - https://geni.us/213QPKM
Shotgun mic - https://geni.us/ogbq
Shotgun deadcat - https://geni.us/IGuRsBA
Lav mic - https://geni.us/z3i4Ov9
Drone - https://geni.us/2q5uu
Tripod - https://geni.us/vO4wh
Mini tripod - https://geni.us/k9ym
SD card - https://geni.us/DrVnd6q
Full gear list here - https://geni.us/A6HPT
0:00 Intro / What is Negative Space?
3:03 Examples
11:38 Wrap up
art account instagram 在 Pat Kay Youtube 的精選貼文
Welcome to a new series on Photography Visual Patterns!
If you're a frequent watcher of the channel, you'll know that I bang on about Visual Patterns quite a lot. In this series, I'll be uncovering more about Visual Language and the patterns involved within them. Every video will cover its own pattern until we get to a big repository of amazing videos you can use to seriously level up your photography with.
Hope you enjoy!
———
Visual Language & Visual Pattern Series
Ep 1, Frames: https://youtu.be/8ua1A7VI2H0
Ep 2, Negative Space: https://youtu.be/id0WCxwVNWY
Ep 3, Leading Lines: https://youtu.be/uu_5lEja2vA
Ep 4, Color Theory: https://youtu.be/yIOVJXNoDxY
———
Support me on Patreon or join this channel to get access to exclusive perks:
https://patreon.com/patkay
https://www.youtube.com/channel/UCeMvA8xJIGgvEjO0kgGFOpg/join
Let's chat! Join my Discord
https://discord.gg/UZr8GmZ75Q
Get the music I use
Epidemic Sound (30 days free) - https://geni.us/pk-epidemicsound
Artlist (get 2 months free) - https://geni.us/pk-artlist
Stock video footage (use my code for an extra 2 months free)
https://geni.us/pk-artgrid
———
🌐 Find me at
Patreon - https://patreon.com/patkay
Website - https://patkay.com
Instagram - https://instagram.com/pat_kay
Instagram (second account) - https://instagram.com/heypatkay
Twitter - https://twitter.com/heypatkay
Discord - https://discord.gg/nrm4ZdhRQQ
Twitch - https://twitch.tv/heypatkay
🛍 Shop
Photography Guide to Japan - https://geni.us/DiscoverJapan
Photography Guide to Tokyo - https://geni.us/TokyoGuide
My entire Adobe Lightroom preset pack - https://geni.us/presets
Prints - https://geni.us/pkprints
📷 Gear
Photo camera - https://geni.us/GJrG7iy
Video camera - https://geni.us/J1KUKOQ
Little camera - https://geni.us/TWPPdPC
Main lens - https://geni.us/ifAt80d
Wide lens - https://geni.us/6Gkq
Mid lens - https://geni.us/0ooL
Portrait lens - https://geni.us/mBf1I
Long lens - https://geni.us/213QPKM
Shotgun mic - https://geni.us/ogbq
Shotgun deadcat - https://geni.us/IGuRsBA
Lav mic - https://geni.us/z3i4Ov9
Drone - https://geni.us/2q5uu
Tripod - https://geni.us/vO4wh
Mini tripod - https://geni.us/k9ym
SD card - https://geni.us/DrVnd6q
Full gear list here - https://geni.us/A6HPT
0:00 A new series!
2:05 What is Visual Language and what are Visual Patterns?
7:30 What are Frames in Photography?
8:53 Examples
16:33 Wrap up