[English Club HEC] JOURNEY TO 8.5 IELTS OVERALL - KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
Đây là kinh nghiệm được đúc kết từ bạn Bùi Trà My trong hành trình cố gắng đạt được 8.5 IELTS. Cả nhà đọc học hỏi nè.
Cả nhà join English Club HEC để update các bài kinh nghiệm bổ ích nhất nhé 😃
______________
Chào mọi người, em/mình/chị xin phép được xưng “mình” trong bài đăng này để thuận tiện hơn ạ. Mình đang học lớp 12 và kì thi IELTS (computer-delivered) ngày 21/11/2020 mình có đạt kết quả 8.5 overall (L:9, R:9, W:7.5, S:7.5), mình biết là tuy writing và speaking của mình cũng chưa phải ở ngưỡng tốt lắm nhưng mà mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm/trải nghiệm của cá nhân trong quá trình học và ôn luyện IELTS ạ.
Trước khi đi vào chi tiết về cách ôn từng dạng thì có nói qua một chút về bản thân, mình học chuyên Anh của THPT Chuyên Ngoại ngữ nên cũng ở trong môi trường đào tạo tốt & có cơ hội tiếp xúc với tiếng anh nhiều. Nhưng mọi người cũng biết dù thế nào thì quan trọng nhất vẫn là nền tảng tốt về ngữ pháp, phát âm đã, sau đó là tích lũy từ vựng. Thế nên trước khi bắt đầu học các dạng IELTS hay luyện đề thì hãy đảm bảo rằng bạn đã "xây móng nhà" đủ chắc nha.
I. READING
Về đề thì mình chủ yếu là luyện trên Mini-ielts với ieltsonlinetest, ngoài ra mình cũng có làm mấy test của Cambridge (mình thấy từ 9-15 là ổn) và làm đủ Road to IELTS (last minute ver) của BC lúc đăng kí thi.
Với các bạn yêu đọc sách thì các bạn nên chọn đọc một vài cuốn sách bản tiếng Anh luôn nhá. Vì hồi lớp 11 mình có dự án reading portfolio trên trường phải đọc với phân tích 1 quyển sách tự chọn nên mình có cơ hội đọc sách bằng tiếng Anh lần đầu (bình thường mình đọc sách tiếng Việt thôi), cái này sẽ giúp mình luyện reading mà vẫn được thư giãn á, chủ yếu là luyện reading comprehension, ngoài ra cũng lụm lặt được vocab/expression, và rất nhiều bài học nữa - mình cho đây là giá trị cốt lõi của việc ôn luyện bằng cách đọc sách á.
Khi làm bài mình không đọc từng câu hỏi, đầu tiên mình chỉ nhìn lướt qua xem DẠNG câu hỏi thoi, nếu có bài ghép tên thì mình sẽ biết đường highlight tên, có bài match heading thì mình sẽ note nội dung chính của đoạn sang bên cạnh ấy => Sau đó mình đọc cả passage một lượt, đọc kĩ luôn => Đọc đến đâu thì lại highlight những thứ trọng yếu đến đó và note nội dung chính ra ngoài để lúc làm bài tiện rà lại => Đọc hết thì mình quay ra làm một lượt câu hỏi, vì câu hỏi sẽ follow sát theo các đoạn nên mình cũng cứ thể mà quay lại dò, đọc & làm. Lí do là vì cá nhân mình không phù hợp lắm với chiến thuật skimming & scanning rồi lọc keyword, mình thấy làm như thế dễ bị bỏ sót nhiều thông tin và có những lúc bị hiểu sai do lỡ context nữa.
Mọi người cố canh thời gian 20 phút một passage nhé, đương nhiên là sẽ có passage 3 thường khó hơn nên xê dịch tí nhưng đừng dành cho bài nào quá nhiều hay quá ít thời gian nha.
II. LISTENING
Cũng như read, lis mình chủ yếu là luyện trên Mini-ielts với ieltsonlinetest, ngoài ra mình cũng có làm mấy test của Cambridge (mình thấy từ 9-15 là ổn) và làm đủ Road to IELTS (last minute ver) của BC lúc đăng kí thi.
Mình có thói quen hay nghe podcast trên Spotify nữa, thường thì là buổi trưa lúc nghỉ ngơi. Những podcast mình hay nghe là: Stuff you should know (của iHeartRadio); Something you should know; BBC Minute, Global News Podcast, 6 Minute English, IELTS Speaking for Success. Ít nghe hơn thì có Freakonomics Radio, Serial Killers…
Mình cũng hay xem video trên youtube nữa, các kênh kiểu Ted-ed, The Infographic show, OverSimplified, Great big story… và ti tỉ các kênh khác. Cứ chọn những kênh có chủ đề bạn thích, không cần nghe rõ từng từ, nhưng nên luyện để nghe nắm được ý và để khi thi nghe đỡ mệt hơn. Hoặc thậm chí bạn cũng có thể xem các TV series trên Netflix nhé, trong quá trình ôn thi mình cày hết 12ss của The Big Bang Theory, vừa nhẹ nhàng giải trí, tạo cảm hứng mà cũng luyện phản xạ nghe tốt nữa đó.
Có nhiều người luyện theo phương pháp vừa nghe vừa take note, rồi thì tăng tốc độ lên 1.25x, cá nhân mình thì mình prefer việc luyện nghe hiểu hơn vì lúc làm bài mình chủ yếu là dựa vào critical thinking và nghe hiểu, vì khi nắm bắt được context thì dù có một vài chỗ bị miss mình vẫn có thể phán đoán có căn cứ được. Đương nhiên là nếu mọi người thấy phương pháp take note với luyện tăng tốc độ phù hợp với bản thân thì mình hoàn toàn ủng hộ áp dụng nhé!
Lúc làm bài và đi thi, mọi người cứ yên tâm là câu hỏi sẽ follow sát đoạn băng nên là đầu tiên bình tĩnh. Khi người ta cho 30s gì đấy để đọc trước thì tranh thủ đọc lướt qua một lượt câu hỏi (và câu trả lời nếu được), điều này sẽ giúp bạn mường tượng được trước là tình huống như thế nào, chủ đề gì.
Đối với các bài điền từ, nhớ gạch chân hoặc note to là mình được điền bao nhiêu từ (ví dụ one word thì ghi số 1, one word and/or a number thì ghi 1/+, nói chung mọi người cứ kí hiệu rõ ràng ra tránh thừa từ). Ngoài ra, lúc đọc lướt câu hỏi, đọc đến đâu ghi cạnh chỗ trống dạng từ cần điền, ví dụ như Npl/Ns (danh từ số nhiều/số ít), place, date, no., name, adv… => Giảm xác suất bị sai những lỗi không đáng có; đồng thời khi nghe vô hình chung bạn cũng sẽ biết mình cần hướng đến cái gì. Kiểu như nếu bạn biết câu này phải điền danh từ, thì khi nghe não sẽ có xu hướng tập trung nghe đến danh từ, rồi chú ý sau động từ (trong trường hợp danh từ đóng chức năng tân ngữ).
Lời khuyên chung cho part 3 và part 4 vẫn là phải thật bình tĩnh. Part 4 hầu như là điền one word, bài nó cũng theo thứ tự trong băng nữa nên nghe đến đâu các bạn ráng hiểu đến đó + prepared trước kiểu "sắp đến chỗ của câu này rồi". Cá nhân mình không chờ cho đến khi nào nghe thấy mấy từ trong câu hỏi rồi mới tập trung, mà sẽ tập trung nghe hết luôn vì nhiều lúc, người ta sẽ không nói y như phần trước ô trống đâu, mà người ta sẽ đưa context vào, mình hiểu thì mình điền được ấy.
⇒ Note chung cho lis-read: Đây chỉ là trải nghiệm của mình thôi nhưng mà… Nếu lúc đầu instinct mạnh mà đang chọn đáp án nào thì sau đó ráng đừng lay động rồi đổi đáp án nhá trừ khi bạn có clue/proof gì chắc chắn là việc đổi mới đúng. Nhiều lúc đổi xong sai liền đó hic. Và với những câu vẫn mông lung chưa biết chọn gì, đừng có để trống mà điền hết nhé, quan trọng là đoán có căn cứ. Luyện đề rất quan trọng, các bạn có thể luyện free tại các trang trên hoặc http://bit.ly/2NuFxGg. Nhưng mà cũng nên kết hợp với các phương thức khác như đọc báo, đọc sách, nghe podcast, xem video… nha siêu hiệu quả đó.
III. WRITING
Writing thực sự mình cũng không luyện nhiều đâu ;;v;; sau khi học hết khóa ở trung tâm mình chỉ làm thêm một số đề nữa thôi. Mình thấy quan trọng vẫn là nên nắm kĩ cách triển khai ý vì lúc đi thi mình cũng không thể biết được vào đề nào, topic gì.
Vốn từ các thứ thì bạn có thể học và chắt lọc theo chủ đề. Bạn có thể học Cambridge Vocabulary for IELTS (Pauline Cullen) hoặc là Oxford Word Skills (có các level khác nhau). Về ý tưởng có thể tham khảo các idea, hình như có tài liệu “IELTS ESSAYS FROM EXAMINERS” là tập hợp của nhiều examiner nổi tiếng mỗi năm, nma lúc mình biết đến thì kiểu còn 1 tuần nữa là thi mất rồi....
Một số cách triển khai ý là:
- Nguyên nhân - hệ quả (thậm chí sau câu hệ quả có thể thêm 1 câu hệ quả nữa vì nhiều trường hợp nó cũng là 1 chuỗi)
- Đầu - thân - tình - tiền: Đây là phương pháp mình được dạy ở IPP IELTS, đại khái là tùy từng đề mà chọn, “đầu” là về knowledge, mình học thêm được những gì; “thân” là về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, có lợi hay có hại như thế nào; “tình” là các mối quan hệ, có mở rộng social circle hay không; “tiền” là tiền =)))
- Triển khai từ các perspective khác nhau (ví dụ như cùng 1 chính sách giáo dục thì từ phía học sinh sẽ có những lợi ích/tác hại gì, từ phía giáo viên&nhà trường, từ phía chính phủ như thế nào)
- Example
IV. SPEAKING
Mình vốn là đứa rất sợ speaking, chứ chưa bàn đến chuyện nói tốt hay dở, rồi cũng vì sợ nên lúc mình nói trước người khác toàn sợ idea không tốt, đang nói mà phát hiện lỗi sai cái là lại ậm ừ rồi quay lại sửa cho bằng được, timing không tốt…
Mình nhận ra là vì mình chưa tiếp xúc với speaking đủ nhiều, nên cách tốt nhất là hãy luyện phản xạ trả lời, mà phản xạ chỉ có thể luyện được khi nó thành một cái mình làm kiểu hằng ngày á. Cá nhân mình thì mình luyện nói với bạn cùng bàn, tranh thủ giờ ra chơi với cả hẹn nhau ra cà phê, circle k lúc rảnh. Lúc học thì mình luyện theo quyển đề của trung tâm, trước khi thi khoảng 1 tháng mình luyện theo bộ forecast quý của thầy Ngọc Bách, bạn mình nghe mình nói và ngược lại, xong 2 người góp ý cho nhau, như vậy mình vừa có thể trau dồi được thêm nhiều ý tưởng hay, vừa có thể lượm lặt được các từ ngữ, cách nói, grammar phù hợp, quen với nhịp độ của các part, các buổi thực hành hay thi cũng đỡ bỡ ngỡ hơn.
Đối với từ vựng thì mọi người có thể trau dồi thêm collocations theo chủ đề nhé ví dụ như bằng quyển English Collocations In Use của Cambridge, hoặc 2 quyển sách ở trên kia mình giới thiệu cũng có giới thiệu nhiều vocab hữu ích lắm.
Mình thấy là giám khảo sẽ không judge về mặt ý tưởng của bạn đâu, miễn là những câu sau của bạn phải support cho ý tưởng câu đầu, rồi có dẫn chứng relevant & thuyết phục là okay rồi. Khi luyện nói với bạn mình, mình cũng nhận ra rằng cùng 1 câu hỏi thực ra có rất nhiều hướng trả lời vì về ý kiến đâu có thể 10 người giống 10 được, không có đúng hay sai nên đừng quá lo là “ý tưởng của mình có kì không/có đúng không”, mà hãy nghĩ xem “ý tưởng của mình có thể được support bởi những cái gì”. 1 câu dẫn dắt, 1 câu idea, 1 câu triển khai ý, 1 câu ví dụ nếu có thể là okay, và nếu bạn còn idea nữa thì cũng lại triển khai như thế, nhưng tránh lan man rồi lạc đề; và nếu bạn thấy idea 2 khó triển khai thì mình nghĩ bạn có thể dừng thì mình nghĩ các bạn nên dừng ở idea 1 và ráng triển khai kỹ idea này là ổn.
=> Note chung cho speaking-writing: Hãy nắm kĩ cấu trúc, trả lời đúng trọng tâm đề, đủ (không thiếu không thừa, không cụt lủn không lan man), thuyết phục là đã ăn điểm task response rồi. Ngữ pháp mọi người cần chắc nền tảng, khéo léo kết hợp sử dụng các thì thời, khi vững rồi mới cố gắng kết hợp các câu phức để tăng band. Nhưng đừng câu nào cũng câu phức, nghe rất lan man mà dễ bị sai. Nên một câu đơn rồi một câu phức xen kẽ, cũng không có nghĩa là cứ phải 1 câu này 1 câu kia nhé, mọi người linh động trong khả năng của mình thôi. Từ vựng trau dồi qua cả một quá trình, cố gắng biến nó thành active vocab để mình có thể sử dụng nó một cách chắc chắn & hiệu quả trong bài thi cũng như đời sống thay vì chỉ ghi list và học thuộc. Điểm coherence & cohesion không chỉ phụ thuộc vào linking words mà nó còn là liên kết ý nữa (các câu có relevant và support nhau không), ngoài ra còn cả việc sự dụng các đại từ this/that/such thinking…
V. FAQ:
(Nếu có câu hỏi nào chưa có trong mục này mọi người có thể comment nhé, mình sẽ giải đáp trong khả năng)
1. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì nên làm thế nào?
Mình nghĩ là cũng có thể hiểu được thôi không chỉ IELTS nói riêng mà còn là việc học ngoại ngữ nói chung. Có lẽ bạn nên nắm rõ mình đang ở band nào, mình aim band nào, band đó cần yêu cầu gì, rồi dần dần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đó. Nếu các bạn mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng anh hoặc đang ở band thấp thì điều quan trọng nhất chính là học thật chắc ngữ pháp, phát âm, từ vựng nhé, và học từ các nguồn uy tín thôi, nếu cần thì mọi người có thể inbox mình sẽ chỉ.
Và có lẽ thay vì luyện quá nhiều material khác nhau cho cùng 1 nội dung/phân môn thì bạn nên chọn lọc 1-2 đầu sách hoặc các course, website có resource phù hợp. Rồi tập trung học theo đó ôn theo đó thôi để tránh nhọc quá.
2. Có phải dùng những từ vựng “cao cấp” thì sẽ được band cao không?
Có lẽ đây là assumption của rất nhiều người nhưng mà thực sự không phải như vậy đâu mọi người ạ. Nói đúng hơn, những từ vựng ăn điểm là những từ vựng dùng chuẩn context + less common hơn 1 chút. Nhưng yếu tố tiên quyết vẫn là phải đúng context nhé mọi người, thực sự nếu mọi người tra là synonym có thể ra những từ lạ hoắc xong trông cũng sang sang đấy, nhìn còn dài ngoằng mấy âm tiết cơ nhưng mọi người cứ áp dụng bừa mà không biết mình đã dùng sai rồi, mà examiner có khi còn không cả biết từ mình dùng là gì cơ ấy… Thế là trừ điểm thôi--- Mình không bảo mọi người là cứ những từ dễ dễ an toàn mà tương nhé, quan trọng là mình muốn khuyến khích việc bạn nắm rõ rằng mình đang dùng từ gì. Chứ nhiều lúc "đao to búa lớn" không bằng một từ trông thì có vẻ hơi "lom dom" nhưng được dùng on-point đâu ạ.
3. Học từ vựng thế nào mới hiệu quả?
Về việc nhớ từ thì mình thấy điều quan trọng nhất chính là đừng học theo kiểu học thuộc, mà cần học với mindset là mình cần biến nó thành active vocab và có thể áp dụng nó linh động trong bài viết và đời sống. Mình cần hiểu đúng usage của nó và có thể recall nó thường xuyên chứ không phải chỉ khi thi cử ấy.
Và mình nghĩ đừng chỉ viết từ ra sổ không rồi học thuộc một list mà cứ lăn xả đi tra đi xem trên oxford, cambridge dictionary, mò mẫm xem nó có nhiều nét nghĩa không, có nghĩa nào hay ho thú vị không, xem qua ví dụ nữa để thấm nhuần được cách dùng, ngữ cảnh, tự đặt ví dụ cũng tốt nhưng ví dụ phải đúng nhé ạ. Tra xong trên oxford, cambridge rồi thì có thể lên ozdic để tra collocation nữa siêu hữu dụng trong IELTS.
Mọi người cũng không cần học quá quá quá nhiều từ vựng đâu, mình nghĩ là thay vì học 5000 từ random thì học theo chủ đề, mỗi chủ đề một số lượng từ nhất định để có thể áp dụng linh hoạt khi làm bài là được.
Ngoài ra thì cũng không nên ghi chép rồi học trong 1 ngày, mà cần sự lặp lại, lặp lại không phải chỉ bằng cách đọc lại mà có thể là xem lại video xung quanh chủ đề đó, tự đặt câu, tự hỏi và trả lời rồi áp thử từ vựng đó vào.
4. Mình soạn sample speaking trước rồi học thuộc template được không?
Mình ôn theo forecast và thực ra mình hoàn toàn có đủ thời gian để prepare câu trả lời mẫu, nhưng mà mình không làm thế. Đơn giản là tại vì thực sự bạn không thể nhớ nổi 50 đề cho 1 quý, mỗi đề part 2 + vài câu part 3 đâu á... Hơn nữa, việc học thuộc câu hỏi sẽ khiến mình khi nói mất tự nhiên, và chẳng may nếu quên từ nào một cái là gần như đơ luôn, examiner được trained để để ý những cái nhỏ nhặt đó nên it’s a big no-no nha. Thay vào đó mình nghĩ bạn nên vạch ra hướng tư duy thì hơn, như vậy cũng đỡ bỡ ngỡ khi bị hỏi những câu mà không có trong forecast hoặc là các câu hỏi examiner improvise dựa vào câu trả lời trước đó của bạn.
5. Sao mình làm bao nhiêu đề một tuần mà không thấy tiến triển gì cả?
Đừng stress bản thân quá phản tác dụng bự đó mọi người, thay vì ráng làm 2 đề một ngày nửa buổi trưa nửa buổi chiều thì cứ dành đúng 1 buổi làm 1 đề thôi r ngâm cứu thật kỹ xem đề đó mình sai chỗ nào cần khắc phục chỗ nào, đọc kĩ transcript nếu có, xem mình nghe hụt ở đâu, vì sao lại nghe sai (do mình không biết cách phát âm của từ đó hay lỡ context…). Thỉnh thoảng mọi người cũng nên thư giãn nữa chứ không nên đâm đâu ngày nào cũng làm đề dễ nản.
Cảm ơn mọi người vì đã đọc hết bài chia sẻ dài bự này ạ, hi vọng kết quả mọi người sẽ xứng đáng với nỗ lực mà mọi người bỏ ra. ^^
-------------------------------------------------
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
「bbc 10 minute news」的推薦目錄:
- 關於bbc 10 minute news 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於bbc 10 minute news 在 IELTS Thanh Loan Facebook 的精選貼文
- 關於bbc 10 minute news 在 劉傑中 Ethan Liu Facebook 的精選貼文
- 關於bbc 10 minute news 在 BBC One-minute World News - YouTube 的評價
- 關於bbc 10 minute news 在 BBC News - YouTube 的評價
- 關於bbc 10 minute news 在 BBC News Pidgin | Lagos - Facebook 的評價
bbc 10 minute news 在 IELTS Thanh Loan Facebook 的精選貼文
TẤT TẦN TẬT BÍ KÍP TỰ HỌC ĐẠT 7.5+ IELTS
👉 Khóa IELTS Online có tương tác: https://bit.ly/2xkpRwQ
---
ĐẶT MỤC TIÊU RÕ RÀNG - VẠCH LỘ TRÌNH HỌC CỤ THỂ
🔻 Đặt mục tiêu rõ ràng: Điều này chắc hẳn ai học IELTS cũng phải biết. Các bạn lưu ý là đừng đặt mục tiêu mơ hồ kiểu như trong khoảng 3 tháng phải đạt được điểm càng điểm cao càng tốt. Đặt mục tiêu như vậy không sai nhưng không rõ ràng lắm. Điểm cao ở đây là bao nhiêu? Đối với một số người 6.5 đã là cao nhưng với những người khác 8.0 mới là hoàn thành yêu cầu.
🔻 Vạch ra một lộ trình học cụ thể: Những bạn mới bắt đầu học IELTS nên làm một BÀI KIỂM TRA ĐẦU VÀO để đánh giá chính xác khả năng của mình. Dựa vào kết quả, từ đó bạn sẽ biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình để tìm ra phương pháp và lộ trình học chính xác, phù hợp với khả năng hiện tại của mình.Bước này rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cả quá trình học IELTS của bạn.
HỌC NGỮ PHÁP - TỪ VỰNG - PHÁT ÂM NHƯ NÀO?
🔻 NGỮ PHÁP
IELTS không yêu cầu ngữ pháp quá nâng cao. Các bạn có thể sử dụng cuốn English Grammar In Use hay Grammar for IELTS thậm chí các cuốn sách ngữ pháp hồi cấp 2 cấp 3. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải ôn thi đại học lần nữa. Bạn chỉ cần tập trung học những cấu trúc ngữ pháp quan trọng như:
- Cấu trúc câu: câu đơn, câu ghép, câu phức
- Câu bị động
- Mệnh đề quan hệ
- Từ nối
- Từ loại (tính từ - danh từ - trạng từ - động từ)
...
>> Xem thêm:
☑️ Tổng hợp các điểm ngữ pháp nên ôn lại cho IELTS Writing task 1: https://bit.ly/2VtquwC
☑️ Tổng hợp các điểm ngữ pháp nên ôn lại cho IELTS Writing task 2: https://bit.ly/2RIve0d
🔻 TỪ VỰNG
Đừng cố gắng nhồi nhét thật nhiều từ vựng vào đầu rồi để đó và không áp dụng thực hành. Điều này sẽ rất tốn thời gian và công sức, tuy nhiên một thời gian sau bạn sẽ quên sạch sẽ.
Bạn có thể sử dụng cuốn English Vocabulary in Use (Elementary – Intermediate – Advanced) với 3 mức độ khó khác nhau để học từ vựng. Bạn nên học theo từng chủ đề và nhớ áp dụng các từ đã học để viết bài ngay lập tức nhé!
>> Download sách English Vocabulary in Use : https://bit.ly/2Vcj167
>> Ebook phát triển từ vựng và ý tưởng theo chủ đề cho bài thi IELTS: http://bit.ly/2HyvjhF
🔻 PHÁT ÂM
Không cần bất kì sách vở hay tài liệu gì cả. Bạn chỉ cần lên Youtube gõ keywords "học phát âm Tiếng Anh" ngay lập tức sẽ có hàng ngàn kết quả cho bạn chọn. Đây là cách học vô cùng dễ dàng, tiện lợi và miễn phí. Tai nghe - miệng bắt chước! Học phát âm chưa bao giờ dễ dàng đến vậy
BỐN KỸ NĂNG IELTS (NGHE - NÓI - ĐỌC -VIẾT)
🔻 NGHE
Phương pháp luyện Listening IELTS hiệu quả và được nhiều bạn áp dụng đó là NGHE - CHÉP CHÍNH TẢ. Bạn nghe và chép chính tả lại 100% những gì bạn nghe được.
Các bạn có thể xem thêm phương pháp này tại đây: https://bit.ly/2ylrrPy
Ở phần listening này hầu như không có nhiều tips mà chủ yếu tiến bộ nhờ vào luyện tập.
Hãy cố gắng đọc và hiểu câu hỏi : Thông thường trước khi nghe, bạn thường có từ 15-20s để đọc kỹ câu hỏi, đừng lãng phí một giây nào cả nhé. Trong quá trình luyện tập, hãy cố gắng thu hẹp phạm vi của từ cần điền hết sức có thể. Hãy dựa vào nội dung để đoán được đáp án đối với những bài tập điền từ (danh từ, động từ, trạng từ, mạo từ, chữ số,...)
Hãy nghe thật nhiều: Hãy cố gắng nghe nhiều, bạn sẽ dần làm quen với cách nói của người Anh. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để nghe, chắc chắn khả năng nghe của bạn sẽ tiến bộ đáng kể.
>> Các website nghe hay nhất: VOA Learning English, CNN Student News, BBC Learning English - 6 Minute English
>> Series Film luyện Listening: Friends full 10 seasons, Extra English – Học tiếng Anh qua phim hài vô cùng vui nhộn , Desperate Housewives-Những Bà Nội Trợ Kiểu Mỹ ,… vừa giải trí mà lại vừa học tiếng Anh hiệu quả.
🔻 NÓI
Luyện IELTS Speaking, bạn có thể tìm các topic và câu hỏi theo Bộ Đề Dự Đoán hàng quý ➡️ thực hành theo nhóm với bạn bè ➡️ có người hướng dẫn để chỉ ra lỗi sai cho bạn cũng như luyện tập khả năng phản xạ và eye-contact.
Bạn cũng có thể nói một mình trước gương để tăng Self- Confidence, sau đó ghi âm lại và tự sửa lỗi cho mình.
Chuẩn bị sẵn những cụm từ để câu thời gian khi mình bí ý tưởng như: “I think this question is rather a difficult one”, “This issue is quite controversial”, “What an interesting topic”...
>> Tài liệu tham khảo:
☑️ Cuốn 31 High Score fomulas for IELTS Speaking: https://bitly.vn/40yb
☑️Hướng dẫn học IELTS Speaking cho người mới bắt đầu: http://bit.ly/2TqrO3z
☑️ Cuốn Ebook đáp án tham khảo đề IELTS Speaking: https://bit.ly/34EPHIF
🔻 ĐỌC
IELTS Reading là kĩ năng nhiều bạn cảm thấy "khó nhằn" nhất trong 4 kĩ năng bởi độ dài và nhiều từ ngữ học thuật của nó. Để ôn luyện kĩ năng này, mình khuyên các bạn nên tìm những nguồn tài liệu Tiếng Anh phù hợp mà bạn cảm thấy hứng thú, thích đọc như:
- Các website tin tức online: Vietnam.net, vnexpress bản tiếng anh, BBC, CNN, New York Times (US), The Guardian (UK)...
- Truyện bằng Tiếng Anh
Đến giai đoạn luyện đề, bạn chỉ cần dùng một nguồn duy nhất để luyện đọc đó là bộ Cambridge IELTS Books. Bộ đề có dạng bài và độ khó tương tự như đề thi thật
>> Sách tham khảo:
Hướng dẫn học IELTS Reading cho người mới bắt đầu: https://bit.ly/2VduDWL
☑️Cuốn Ebook hướng dẫn giải đề Reading – IELTS Cambridge 07 – 14: https://bit.ly/2VczOpP
🔻VIẾT
Writing được đánh giá là kĩ năng khó nhất trong IELTS. Để đạt được điểm cao trong writing IELTS thì luyện tập thật nhiều vẫn là thứ cần thiết nhất.
Bạn nên tập viết nhiều để rèn luyện Task Response, kĩ năng truyền đạt ý tưởng, sử câu cú, từ vựng và ngữ pháp phù hợp với ngữ cảnh.
Tốt hơn cả, bạn nên có một người hướng dẫn và chữa bài cho bạn vì họ sẽ là người hiểu rõ nhất liệu bài văn của bạn có thực sự đạt đủ 4 tiêu chí chấm bài trong Writing IELTS hay không.
>> Các tài liệu bạn cần:
☑️Cuốn Ebook The Complete Guide to IELTS Writing: https://bit.ly/2K7JjQy
☑️Cuốn Ebook 101 bài mẫu IELTS Writing task 1 & 2 band 8.0+: https://bit.ly/3beu8kz
Những tài liệu và lời khuyên trên được rút ra từ quá trình ôn luyện của bản thân mình cũng như từ việc chắt lọc từ những chia sẻ của các bạn đã thi IELTS đạt điểm cao. Hi vọng sẽ là lời khuyên hữu ích giúp bạn chinh phục IELTS thành công.
Chúc các bạn học tốt!
---------------------
👉Test trình độ và nhận tư vấn lộ trình MIỄN PHÍ: https://ielts-thanhloan.com/kiem-tra-dau-vao
✍️ Thông tin khóa học Offline: https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc-ielts-offline
✍️ Khóa học IELTS Online: https://online.ielts-thanhloan.com/
✍️ Ebook IELTS: https://ielts-thanhloan.com/danh-muc/sach-ielts-thanh-loan-viet
---------------------
☎️ Liên hệ tư vấn: 0974 824 724 (Mrs.Thanh Loan)
📪 Địa chỉ: Số 18, Ngõ 11, Thái Hà, Đống Đa Hà Nội
💌 Email: hi@ielts-thanhloan.com
🌎 Website: http://ielts-thanhloan.com
👨👩👧👧 Group: https://www.facebook.com/groups/IELTSThanhLoan/
---------
#IELTSThanhLoan
bbc 10 minute news 在 劉傑中 Ethan Liu Facebook 的精選貼文
我剛入行做編譯的時候 專門負責BBC news
他的新聞取材其實跟美國媒體相比
更平實中立,也有許多國際大事
對於兩岸的關注也不少
而且他也有一個專門教英文的網站
已經成立70年了!
http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/
不過裡頭的東西大多是以Podcast為主 沒有畫面
但是可以下載 也有講義
一些單元甚至有中文老師輔助 因此很適合自學
至於英國腔我覺得不是什麼大問題 聽久就習慣了
最近他們在推的是 6 minute English
(要從home左邊選單的General & business English進去)
六分鐘就聽完一個單元
(去年的單元有video 可能今年比較窮吧)
而且設計的理念 他會先給你preview
包括今天會聽到的單字片語
給你一個小小的簡介關於今天的主題
你先心裡有譜之後再去聽廣播 比較不會「鴨子聽雷」
之後他還會拿你剛學到的字作應用 加深印象
速度也OK 不至於像美國之音慢~到~不~自~然
聽懂之後也可以試試看跟讀(shadowing)
另外我也推薦這本書:
BBC新聞英語解讀(附CD)
這是2004年出的 後續也有其他系列
他設計的理念跟網站類似 但更深入
在進入到新聞原文之前
他會給你今天的單字片語
同時用一些提示讓你「推測」這些字的意思
聽完內文之後 他會出題目讓你檢視你有沒有了解文意
再用你剛學的字做填空 造句 等練習
也就是說你今天學到這10個字
他會用聽 說 讀 寫 問 答 等各種不同方式drill(操練)
直到滾瓜爛熟為止
頗適合想短期內增進實力的你
今天的6 minute English主題
是那種只逛不買 先試穿試用之後再回家網路購物的行為
很貼近大家的生活(還是只有我這樣?!)
新聞英文不見得都很艱深
其實裡頭就是你我每天生活裡的大小事
這些你在中規中矩的課本 或教室裡 是不太有機會接觸到的
Good Luck!
bbc 10 minute news 在 BBC News - YouTube 的推薦與評價
Welcome to the official BBC News YouTube channel. Interested in global news with an impartial perspective? Want to see behind-the-scenes clips and footage ... ... <看更多>
bbc 10 minute news 在 BBC News Pidgin | Lagos - Facebook 的推薦與評價
BBC News Pidgin, Lagos, Nigeria. ... BBC World Service - Pidgin Official Facebook page BBC World Service dey... ... Jøhñ Àl-Hùsiné Sëssày and 10K others. ... <看更多>
bbc 10 minute news 在 BBC One-minute World News - YouTube 的推薦與評價
BBC One-minute World News with automatically generated CC, for language learning. BBC一分钟国际新闻, 字幕是自动生成的, 方便大家学习语言。 ... <看更多>