THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有41部Youtube影片,追蹤數超過1萬的網紅Wenwen Stokes,也在其Youtube影片中提到,Hey guys! This video i am sharing a collective designer haul of some of my favourite recent purchases within the last month including some summer holi...
「balenciaga designer」的推薦目錄:
- 關於balenciaga designer 在 Facebook 的最佳解答
- 關於balenciaga designer 在 Facebook 的最佳解答
- 關於balenciaga designer 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於balenciaga designer 在 Wenwen Stokes Youtube 的最讚貼文
- 關於balenciaga designer 在 JUNJUN SQUARE Youtube 的最佳解答
- 關於balenciaga designer 在 Paulo Guinoza Youtube 的精選貼文
- 關於balenciaga designer 在 Cristobal Balenciaga - Fashion History - Pinterest 的評價
- 關於balenciaga designer 在 The History of Balenciaga - YouTube 的評價
balenciaga designer 在 Facebook 的最佳解答
BLUE PILL OR RED PILL?
Nhiều người trong đây đều thần tượng Keanu Reeves – và tất cả mọi người đều nhớ tới bộ phim và người đàn ông xuất hiện trong mọi memes về những chú cún John Văn Wick. Nhưng hãy nói về bộ phim đã đưa Keanu Reeves tới với tất cả khán giả đại chúng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người ở đây – xem đi xem lại nhiều lần và ảnh hưởng rất nhiều về thời trang. Một bộ phim đúng nghĩa ở thì tương lai với “high tech- lowlife” với những cảnh slow-motion né đạn đi vào lòng người và lần đầu xuất hiện ở trên màn ảnh rộng.
Chúng ta đang nói về thời trang. Ok – dù đã được công chiếu rất lâu và chuẩn bị ra phiên bản mới mang tên “The Matrix Resurrections” dự kiến ra mắt vào 22/12 năm nay. Ma Trận hay Matrix tới người xem vào ngày 31 tháng 3 năm 1999, kể về Neo trong thế giới tương lai và viễn tưởng khi chúng ta chỉ là những “nhân vật ảo” được kiểm soát bởi một thế lực thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence). Ngoài doanh thu khổng lồ, Matrix còn ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng khi người ta si mê những hình tượng của nhân vật trong đó – và tất nhiên rồi, có cả quần áo và thời trang.
Đúng vậy, nhắc tới Matrix là phải nhắc tới những trang phục lạnh lùng không cảm xúc với màu đen huyền bí, những bộ đồ latex bó sát gợi cảm, những chiếc áo coat dài, những đôi boots chunky và “chiếc kính đen nhỏ (mà mình thắc mắc mãi chiếc kính không gọng của Morpheus). Giai đoạn mà Matrix được phát hành, nó đã tạo cơn sốt và nhiều người đã đổ xô ăn mặc theo kiểu đó (Cũng có thể xem như 1 loại Sci-fi, cyberpunk điển hình). Với một thế giới trong Ma trận, khí độc – mưa acid và vũ khí hạng nặng, cách sử dụng chất liệu nhựa bóng với thiết kế function/tactical. Các bạn nhớ những chiếc belts đặc thù, những chiếc túi vắt ngang đùi để đựng súng chứ - yeah, nó đó.
Cái hay của Matrix là sự gần gũi của nó với thế giới hiện thực ngay nay. Dù bộ phim được ra mắt vào năm 1999 – nhưng những gì nó miêu tả là sát với 2020. Một thế giới tràn ngập rác thải, sự tái chế những nguyên liệu, sự bùng phát công nghệ với những con AI thông minh có khả năng tái tạo ID của mỗi người sống và học hỏi hành vi của người dùng. Dịch bệnh tràn lan và con người với thói quen vô độ của mình trong sự khủng hoảng kinh tế đã phải tái sử dụng những item thời trang của mình. Trong Matrix, khi ai đó hi sinh, đồng phục của họ sẽ được giạt và sử dụng lại bởi những người mới (Neo là ví dụ tiêu biểu). Do đó, màu sắc của quần áo thường nhợt nhạt như được wax lại, quá khổ/oversize để người nào cũng có thể mặc được (Những chiếc quần, những chiếc áo sweater trễ vai với ống tay rộng mà mọi người có thể thấy trên phim).
Hình tượng Matrix len lỏi rất nhiều vào văn hóa ăn mặc và thời trang, trong đó có cả runway. Những sàn diễn của Dior, Balenciaga, Alyx..với phong cách kết hợp giữa những chiếc sunglasses nhỏ, những phụ kiện bằng nhựa tổng hợp, những long jacket bóng bẩy, tactical belt/vest – nhìn vào chúng ta có thể liên tưởng ngay tới Ma Trận thông qua Neo, Trinity hay Morpheus. Với màu đen chủ đạo, sự chơi đùa ánh sáng và hình khối nhờ chất liệu và những đôi boots quá khổ - có lẽ chủ đề của Matrix vẫn mãi bền vững trong các sàn runway và thời trang – đặc biệt mà Cyberpunk vẫn luôn là chủ đề hot.
LATEX – CHẤT LIEU PHỔ BIẾN TRONG PHIM.
Latex, một chất liệu hay được sử dụng trong thế giới thời trang. Nhưng đây không phải là một câu chuyện dễ dàng khi chất liệu này từng được gắn liền với fetish-wear – nơi mà sự phóng khoáng nhất của sex, gender và BDSM được tung ra cho dù khởi điểm của latex không lại là như vậy. Latex là một nguyên liệu tự nhiên, được lấy từ nhựa cây cao su. Cây cối khi bị hư hại thì cũng tiết ra một loại mủ để bịt vết thương, bảo vệ khỏi sâu bệnh trước khi lành lại – đó là nguyên thủy của Latex.
Vào thế kỉ thứ 19 (khoảng năm 1824), người Scotland đã tạo ra chất liệu latex để làm những chiếc áo khoác chống thấm nước. Vì là cao su nên khả năng trượt nước của latex là có nhưng thời điểm đó, kĩ thuật chế biến chất liệu và xử lí chưa cao nên latex làm áo jacket không được hợp lí cho lắm vì latex dễ dàng dính (Như mủ cao su vậy) và độ chịu nhiệt kém, dễ dàng bị nóng chảy. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và thêm các phụ chất, xử lí thì latex mới dễ dàng ứng dụng lên quần áo như bây giờ vậy.
Khi latex được phát minh ra, có những người (hơi weird một tí) lại yêu cái mùi tự nhiên của latex và thích cái cảm giác chất liệu bó sát vào cơ thể. Giải thích như thế nào nhỉ, vì nó bám sát vào da của cơ thể nên họ cảm giác như được “Tự do” “Thả Rông” ngay tại những nơi công cộng. Latex Clothing mang lại sự hồi hộp, cảm giác thú vị khi mặc nó ra ngoài – thế là như thời 4.0, những người yêu chất liệu cao su này lập hội – “Hội những người yêu đồ latex” và Mackintosh là một trong những tổ chức fetish/ái vật đầu tiên của UK (gần với Scotland – nơi xuất phát Latex đó các bạn). Hội này phát triển mạnh và nhiều tới mức, nó trở nên cấm kỵ vì những điều tiếng không hay về chất liệu này. Vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn thường thấy của xã hội lúc đó – nên sau WWII, những hội fetish này phải hoạt động ngầm.
Vì để khoe những bộ phận mang tính gợi cảm và giới tính cao nên latex hoàn toàn phù hợp với mục đích đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy chúng ở những chiếc corsets, boots, body suits làm bằng chất liệu này. Sau biến cố bị bắt hoạt động ngầm ở các clubs, đoàn hội thì latex một lần nữa tại tung mình với 1 phong trào (Cũng xuất phát từ UK) mang tên Punk/Rock. Subculture này mix and match toàn bộ các văn hóa đã xảy ra trước đó tại sở tại và không thể thiếu fetish-wear. Sự nổi loạn, show rõ những phần thô nhất của bản thân hay mĩ từ “Tao là Tao, Tao làm những gì tao muốn, chấp nhận con người tao và tận hưởng nó” là tuyên ngôn của Latex. Punk/Rock không thể thiếu những trang phục bó sát, những chiếc quần làm bằng Latex.
Lại nói về Latex kỉ nguyên Punk/Rock, chúng ta lại nhắc về Let it Rock Store hay sau này là SEX Boutique của Vivienne Westwood và Malcolm Mclaren. Bảng hiệu của cửa hàng làm bằng chất liệu cao su và màu hồng, những sản phẩm sử dụng latex là một trong những dòng chủ lực của Vivie và Malcolm – góp phần đẩy mạnh chất liệu này trở thành phổ biến bậc nhất thập niên 70s-80s.
Được đà thắng thế, latex len lỏi lên trên thế giới thời trang và những ngôi nhà fashion cỡ lớn. Vào thập niên đó, giới trẻ ra sức thể hiện sự tự do và bản thân mình – mang tới những sắc màu vô cùng gợi cảm và nhiều lúc rất fetish ( gợi d*c đó các bạn). Phim ảnh, âm nhạc cũng đưa latex lên trên màn hình nhỏ để biến chúng từ một kẻ bị cấm kỵ thành người chào đón.
Các ngôi sao, đặc biệt là sao nữ cũng như các fashion designer thiết kế cho womenswear(Đồ nữ) cũng cực kì yêu thích latex vì nó giúp họ khoe với công chúng những đường cong gợi cảm nhất của người phụ nữ. Lady Gaga, Angel Jolie, Kim V3 rồi Chanel, SLP, Balmain, Thierry Mugler, Moschino..latex đều tự tin sải bước lên trên đó.
Trong sustainable Fashion/Thời trang bền vững, cũng có nhiều luồng ý kiến ủng hộ sử dụng chất liệu Latex thay thế dần cho da. Vì nếu xét cho cùng, latex nhìn ngoài cũng “na ná” chất liệu leather (Một cách tổng thể nhất) và nếu ứng dụng tốt các công nghệ hiện đại thì latex hoàn toàn có thể thay thế cho da động vật. Có nghĩa là con người không phải giết những động vật vô tội để lấy da của chúng làm các sản phẩm thời trang nữa.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
balenciaga designer 在 Facebook 的最讚貼文
GIÁ TRỊ VIỆT – TỪ NHỎ TỚI LỚN
Bấy lâu nay – chúng ta đều nói về một vấn đề mà – ai – cũng – biết – điều – gì – đấy, đó chính là mặc dù thời trang đặc biệt là thời trang đường phố ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh, không thua kém một bất kì cường quốc hay người anh em hàng xóm Đông Lào nào cả. Nhưng nhắc tới thời trang đường phố Việt Nam, chúng ta đọng lại được cái gì?
Đọng lại thì ít mà vơi đi thì nhiều – các bạn đếm được trên đầu ngón tay bao nhiêu thương hiệu thời trang Việt Nam có thể khiến mọi người nhớ và biết rõ về nó. Có nhưng không nhiều. Bởi vì chúng ta còn tự ti về bản thân, thị hiếu khách hàng còn đam mê những thứ ngoại bang khiến các local brands phải đi theo nếu muốn tồn tại. Và cứ thế cứ thế, những gì đọng lại trong chúng ta là 1 nền thời trang đường phố không quá đặc sắc và mang tinh thần Việt.
Có thể so sánh hơi khập khiễng – nhưng hãy nhìn thời trang đường phố của Nhật Bản mà xem. Khởi điểm của họ - không cao đâu, cũng như những người Việt mình bây giờ thôi. Yohji Yamamoto hay Rei Kawakubo, cũng trải qua 1 thời gian dài ngụp lặn – nhưng họ không đi theo thị trường mà còn nhờ chính tinh thần lí tưởng của dân tộc mà khiến cả nền công nghiệp thời trang phải thay đổi. Hay Tomoaki Nagao (Hay Nigo) đã mang hình ảnh chú khỉ lười biếng cùng văn hóa đường phố Harajuku phổ biến ra toàn thế giới. Quá trình này không phải ngày 1, ngày 2..mà nó khá dài, nhưng không phải là không thể. Phải có những người tiên phong, mở đường thì mới có thế hệ sau phát triển mạnh hơn. Thế hệ tiên phong của thời trang đường phố Việt Nam có không? Có, nhưng vì cơm áo gạo tiền – sức mạnh của tờ giấy khiến người nước ngoài nhìn vào “Thời trang Việt Nam” không quá nhiều gợn. Nhưng không nên tiêu cực quá, vì rõ ràng sẽ xuất hiện những nhà tiên phong tương lai mà mình rất mong đợi để giao thoa giữa tinh thần của người trẻ và giá trị văn hóa Việt.
Quay trở lại
Việt Nam – giờ đã mở cửa và thế hệ tài năng rất nhiều. Chúng ta đã có những celebs, những tên tuổi đi lên và được cả thế giới bắt đầu biết đến. Các show diễn thời trang, cũng rất nhiều người Việt ngồi ở Front-line. Sự kết nối của chúng ta với bên ngoài – không phải là không có, tại sao nhắc tới streetwear Việt Nam – người nước ngoài vẫn nhìn thấy nhiều chi tiết nước ngoài hơn là 1 cái gì đó “Đậm chất người Việt”? Do chúng ta xấu hổ ư? Hay do chúng ta cảm thấy thật “xấu xí” khi mang hình ảnh người Việt ra nước ngoài? Hay do chúng ta tự ti??
Nói qua vẫn phải nói lại – một trong những gốc rễ, chính là thị hiếu của người Việt – của cả thị trường Việt. Không kể các thương hiệu, những nhãn hàng của người Việt nhưng bắt đầu ở nước ngoài – hãy nhắc tới thương hiệu lấy người Việt là đối tượng khách hàng chính, là cốt lõi. Mà cái tâm lý “yêu nước người ta hơn nước mình” khiến họ sẽ quan tâm những thứ gì đó mắc mỏ hơn, MADE IN ABC, XYZ hơn là MADE IN VIETNAM, DESIGNED BY VIETNAM. Rõ ràng – các local brands và Celebs có cái lý của riêng họ, khi thị trường muốn vậy – họ phải đáp ứng thì mới nhận được sự quan tâm.
Tỉ dụ - có những thứ gần gũi ở nước ta, lại trở thành một trào lưu ở streetwear nước ngoài. Điều này không biết là nên cười hay nên khóc. Vì chính những thứ chúng ta gần gũi, mà lại không khai thác được mà phải nhờ người khác phổ biến?
Còn nhớ những năm 2014 -2016, ở Nhật Bản – túi cám con cò, con lợn và con ngan ở Việt Nam lại trở thành 1”trend” ở Nhật Bản. Nó hot đến mức đã trở thành “Key Item” của những thanh niên Nhật lúc đó – thứ nhất là những hình ảnh động vật nuôi khá gần gũi với người Châu Á, thứ Hai là nguyên liệu làm chiếc túi đó thường là vải bố, vải tái chế nên được tin dùng rất nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam – những chiếc túi đó vứt đầy ra và chỉ đợi lên xe bán đồng nát(??).
Hay trong Lookbook của Balenciaga mùa Xuân/Hạ 2017 của nhiếp ảnh gia Harley Weir có một bức hình model ôm 1 chiếc túi nhựa có chiếc chăn bông hoa trong đó, dù mình không chắc chắn, nhưng đối với ở Việt Nam hay đúng hơn là Hà Nội. Chiếc chăn bông hoa trong túi nhựa đó – khá phổ biến và rất lâu rồi đúng không?
Áo dài của người Việt cũng là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế nước ngoài. Nhưng – lại 1 cái nhưng to đùng – nếu là 1 Viet designer phá cách thì thiên hạ sẽ bay vào
“ÔI ZỒI ÔI! ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG MÀ CÒN PHÁ CÁCH À. QUỐC HỒN QUỐC TÚY Ở ĐÂUUUU?”
“THÔI DẸP MẸ ĐÊ! ÁO DÀI MÀ LÀM VẬY CÒN RA THỂ THỐNG GÌ NỮA”.
Và trong 1 phương diện khác, 1 Fashion Designer nước ngoài nào đó sử dụng hình ảnh áo dài để làm thiết kế. Anh em ta sẽ chả ngại mà xun xoe:
“TỰ HÀO QUÁ VIET NAM ƠI!!!”
“CẢM ƠN BẠN – ĐÃ MANG HÌNH ẢNH ÁO DÀI RA NƯỚC NGOÀI??”
“ĐẤY! CÁCH ĐIỆU NHƯ VẬY MỚI ĐÚNG, MỚI PHÁ CÁCH NHÉEE!!!”
Vậy – lối đi nào cho chúng ta?...
--
Lại nhắc về thổ cẩm – một trong nhiều nét đặc sắc của văn hóa trang phục Việt Nam.
Trong cái sự may mặc thì việc ứng dụng các kĩ thuật, chất liệu truyền thống lên ngành thời trang đương đại không phải là một điều mới mẻ. Khá nhiều các thương hiệu (Đặc biệt là Nhật Bản – đó là cái mình thích ở các fashion designer người Nhật) như Kapital, CDG, Visvim, Undercover sử dụng niềm cảm hứng từ vật liệu và kĩ thuật may truyền thống như kĩ thuật nhuộm Shibori, hay Boro (Tất cả mình đều có bài viết, các bạn có thể tìm lại). Hay những chiếc váy truyền thống của người đàn ông Scotland, chiếc khăn choàng và họa tiết của người da đỏ Anh-điêng, của nền văn hóa Americana đặc sắc (Navajo cũng vậy).
Vậy, nước ta có một thứ vải/chất liệu/ kĩ thuật may đậm chất Việt Nam – mà có rất nhiều diễn giả nước ngoài viết về nó. Đó chính là Thổ Cẩm.
Thổ cẩm là gì?
Không nói tới các loại vải thổ cẩm công nghiệp bán cho khách hàng du lịch đầy rẫy ngày nay, thổ cẩm truyền thống là một loại vải được dệt thủ công với các hoa văn, họa tiết đầy màu sắc đầy nổi bật trên bề mặt vải.
Thổ cẩm hay dệt thổ cẩm là một trong những kĩ thuật may mặc hiếm hoi còn giữ được một số giá trị tinh túy tại thời điểm hiện tại. Xuất hiện ở Việt Nam rất lâu đời, là một nét đặc trưng của những dân tộc thiểu số ít người. Hoa văn/ Họa tiết xuất hiên trên thổ cẩm thường thể hiện nét văn hóa và góc nhìn của các dân tộc đó – như bao cộng đồng khác trên thế giới – cây cối, mặt trời, chim muông và con người cách điệu.
Vậy tại sao thổ cẩm lại giá trị cao?
Quy trình làm vải hay dệt thổ cẩm khá tỉ mỉ và phức tạp – yêu cầu sự khéo léo của người làm ra nó (Ở đây thường là các mẹ). Và hơn hết, thổ cẩm là handcraft/ Thủ công hoàn toàn. Từ khâu sản xuất, nguyên liệu chính là các sợi lanh, sợi bông được lấy trong vỏ cây đay, vỏ cây gừng – nhuộm màu tự nhiên trong các vật liệu cũng đến từ thiên nhiên (Mủ cây, lá cây vv..vv) để tạo ra các màu sắc đặc trưng và khó nhầm lẫn với các chất vải khác.
Chưa hết, làm ra được chất liệu/material rồi thì sản xuất cũng công phu không kém. Những người phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bằng cảm quan của mình – với khung dệt gỗ đơn sơ và thuê bằng chỉ tay. Kĩ thuật dệt, sự tinh tế và sắp xếp bố cục bằng phương pháp tự nhiên (Mắt người) đã tạo ra các sản phẩm hay vải thổ cẩm đầy tinh tế và xao xuyến tất cả ai có thể theo dõi được quá trình đó.
Không may rằng, với nhịp sống hiện đại và nhu cầu ăn mặc khá “hiện đại” của thị trường đại chúng. Thổ cẩm đã ít được nhiều người biết tới lại càng khó khăn được “di truyền” tới thế hệ ngày nay. Ở một điều nữa là hầu hết design/ thiết kế của sản phẩm thổ cẩm thường bị đóng y 1 màu (Vì đó là truyền thống của những người dân tộc mà) nên nếu may mắn, thổ cẩm sẽ chỉ là 1 thứ mang tính “Kỉ niệm/ Đồ lưu niệm” chứ không thể nào mang tính “Fashion Season/ Thời trang theo mùa” lên được.
Sự tiềm năng của những khách hàng trẻ là có. Thị trường Việt Nam ngày nay, đặc biệt là Gen Z (những bạn trẻ sinh năm 1996 trở lên) đang phân khúc dần và ngày càng học hỏi. Sự nhận thức của họ về các ứng dụng văn hóa truyền thống (Đặc biệt cảm hứng từ các brands Nhật Bản như mình kể ở trên) kèm theo tính thời trang đã được nhân rộng khá là nhiều. Bằng chứng là những chiếc shirt, chiếc tee kiểu Patchwork hay full pattern bandana/ JP culture và cả cộng đồng Indigo đều đang phát triển.
Thị trường có, dù nhu cầu không nhiều – nhưng cần phải có những người tiên phong, đầu tiên để làm niềm cảm hứng cho các bạn đi theo. Vậy nếu những chiếc áo do Local brand Việt làm - ứng dụng chi tiết thổ cẩm hay vải dệt thổ cẩm một cách khéo léo – đó cũng sẽ là 1 thứ thay thế cho việc các bạn phải tìm mua những chiếc mang văn hóa nước ngoài kia (Ao ta thì ta lại về tắm ao ta chứ). Ủng hộ local brands – thì cũng nên ủng hộ tinh thần/ linh hồn của văn hóa Việt chứ nhỉ.
Điều này thực ra không phải là quá bất khả thi. Chỉ cần có thị trường, có những người thực sự ủng hộ và muốn mua. Mình tin rằng ứng dụng thổ cẩm một cách tinh tế sẽ được thị trường đón nhận và các local brands sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với văn hóa truyền thống của người Việt. Bán được sẽ có nhiều người quan tâm – và mình sẽ sẵn sàng ủng hộ những câu chuyện như vậy. Chứ nếu không, Thổ cẩm sẽ mãi mãi chìm sâu và không được mang ra ánh sáng mất.
Nhưng việc thực thi vẫn còn khá gian nan và đòi hỏi sự cần mẫn của những người yêu nó, thực sự muốn phổ cập văn hóa – nét truyền thống này tới giới trẻ theo một cách gần gũi và dễ tiếp cận nhất. Nhiều khi câu chuyện đánh đổi giữa Duy trì giá trị thật hay chỉ là hình ảnh được kĩ thuật số hóa cũng quan trọng trong việc giáo dục lại thị trường.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
balenciaga designer 在 Wenwen Stokes Youtube 的最讚貼文
Hey guys!
This video i am sharing a collective designer haul of some of my favourite recent purchases within the last month including some summer holiday bits for our last summer vacation this year. Hope you guys enjoy!
Check out my instagram @wenwenstokes to see how i style these items!
Chanel headband: https://bit.ly/3t8hMo2
Bottega Veneta blue feather heels: https://bit.ly/3BAvEKx
Mach & mach blue crystal heels: https://bit.ly/3kS4gB2
Louis Vuitton terry cloth slides: (sold out online) https://bit.ly/3kTd9KV
Louis Vuitton X Fornasetti silk PJ pants: https://bit.ly/3zIFCJg
Louis Vuitton Nice: (sold out online) https://bit.ly/2WKapH9
Prada pink terry re-edition: sold out online
Balenciaga Le Cagole XS green shoulder bag: https://bit.ly/2YgSpEZ
Gucci cherry crop top: https://bit.ly/2WKYb18
Gucci bikini set: https://bit.ly/3DIFE6j
Jaded London bikini top: https://bit.ly/3n3dJZf
Jaded London bikini bottom: https://bit.ly/3DL5erm
Jaded London sarong: https://bit.ly/3jC4c98
Jaded London hat: https://bit.ly/3yETALc
Oseree bikini set: https://bit.ly/3kRKpSu
Saint Laurent silk playsuit: (Unfortunately not available on Cettire anymore, found it on My Theresa but full price :( ) https://bit.ly/3jEGCIX
Saint Laurent beach towel: https://bit.ly/38BWCoO
balenciaga designer 在 JUNJUN SQUARE Youtube 的最佳解答
今天我和師丈要來假扮一下時尚評論家,吐槽一下各大品牌所推出的一些醜鞋們,讓你們當心,不要掉入這時尚跟風的陷阱,買鞋還是要選適合自己的,勝過於現在流行的。如果你們也有什麼想法,歡迎影片下方留言討論唷!
**************************************************************
Jun Jun 的電商連結: http://www.junjunsquare.com
Andata X JunJun Square 11+1色 植物色眼影盤:https://bit.ly/3qkBxqI
Where To Find Me
Instagram: https://www.instagram.com/junjunsquare/
Blog: http://junjunsquare.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/junjunsquare/
Contact:junjunsquare@gmail.com
**************************************************************
JunJun 所使用的精品內膽包 Samorga
Samorga 官網連結:https://samorga.com/
*使用Jun Jun 折扣碼: JUNJUN20OFF
購買可以享有20%off的優惠
我們影片使用的背景音樂(BGM)
Epidemic Sound / 註冊連結 (30天免費試用)
http://share.epidemicsound.com/JUNJUN
**************************************************************
Jun Jun 和Chi Chi 開了一個新的頻道是關於我們旅行,生活上的點點滴滴的。
有興趣的朋友們也可以去訂閱唷!
Chi & Jun Channel連結在此:
https://www.youtube.com/chijun
#2021shoetrend#chanelshoes#uglyshoestrend
balenciaga designer 在 Paulo Guinoza Youtube 的精選貼文
今回はファッションブランドの @actm_official にて、
KAUAN OKAMOTO×act’mのコラボ商品の映像編集を担当させていただきました!
コラボ商品は2021/07/07に発売開始しています✨
@kauan_antime_ からの言葉
今回のデザインは、男女共に様々なシチュエーションで着れるようにTシャツ(白•黒)のグラフィックはフロントへ、シャツ(黒•白)はバックにプリントさせて頂きました。
四点ともシンプルだけど色鮮やかで、特別な思いのこもったこのアイテムを、是非皆さんこの夏に着てみてください✨☺️
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
今回のコラボ商品は、ファッション通販サイトZOZOTOWNにてお買い求め頂けます☄️
https://zozo.jp/search/?p_tpcsid=1479272
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
🎥 Shoot by : @sho__hayakawa , @toki1 @tft_production
Edit by : @pauloguinoza @pgfilmvisual
Model: @harunaharuna__
Hair make by @jesuis_takekihair
Graphic designer by : @hidemipink
General manager by @kauan_antime_
コメント・グッドボタン・チャンネル登録・通知ONよろしくお願いします!
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
▼チャンネル登録してくれると嬉しいです!! Se inscreva no canal !!
https://www.youtube.com/channel/UCp91...
【CONTACT】
pgfilmbusiness@gmail.com
【Web Site】
https://pgfilmvisual.mypixieset.com
【FOLLOW ME】
-Facebook-
https://www.facebook.com/pauloguinoza
https://www.facebook.com/pgfilmvisual
-Instagram-
https://www.instagram.com/pauloguinoza/
https://www.instagram.com/pgfilmvisual
-Twitter-
https://twitter.com/pauloguinoza
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
【My GEAR】
-Camera-
Sony α7Ⅲ - https://amzn.to/2UsX2tX
-Lens -
SONY ズームレンズ FE 28-70mm F3.5-5.6 OSS Eマウント - https://amzn.to/2TDiZWU
-Drone-
DJI Mavic Pro - https://amzn.to/2TJk53o
-Gimbal-
DJI Ronin SC - https://amzn.to/3k14U0z
-Backpack-
VANGUARD ALTA FLY 55T - https://amzn.to/3AAeptp
-Mike-
RODE VideoMic Pro+ - https://amzn.to/3jP9T4a
VideoMic Pro+専用ウインドシールド - https://amzn.to/3dNzCX3
HyperX QuadCast - https://amzn.to/2TJdnKN
-Headphones-
BOSE QuietComfort 35 wireless headphones - https://amzn.to/3jR69iy
-Apple-
MacBookPro (13-inch, 2019) 8GB 2.4 GHz Intel Core i5 - https://amzn.to/3hkfTjD
Apple iPad Pro 64GB - https://amzn.to/2Uoo8lO
-Memory Card-
SanDisk 64GB microSD Extreme PRO - https://amzn.to/3yrDynZ
SanDisk 128GB SDXC Extreme - https://amzn.to/3hGEnT7
-Lacie-
HDD Lacie 5TB - https://amzn.to/3dJMkWA
-Music-
Artlist https://artlist.io/Paulo-112551 (初年度2ヶ月無料延長)
#KAUANOKAMOTO #act’m #コラボ #ファッション #ブランド
balenciaga designer 在 The History of Balenciaga - YouTube 的推薦與評價
Balenciaga is one of the most prolific brands in fashion, and in this video we look at its history dating back to the very beginning. ... <看更多>
balenciaga designer 在 Cristobal Balenciaga - Fashion History - Pinterest 的推薦與評價
Cristóbal Balenciaga Eizaguirre was a Spanish Basque fashion designer and the founder of the Balenciaga fashion house. ... <看更多>