Ý NGHĨA HÌNH THÀNH TÊN CỦA 63 TỈNH THÀNH VIỆT NAM
1. HÀ NỘI
Sau khi diệt được triều đại Tây Sơn vua Gia Long đổi phủ Phụng Thiên (Đất kinh thành cũ Thăng Long) thành phủ Hoài Đức thuộc Tổng Trấn Bắc Thành. Năm Minh мạหg thứ 12 (1831) vua lại bỏ Bắc Thành và 11 Trấn và thay bằng 29 Tỉnh. Tỉnh Hà Nội ra đời và gồm có thành Thăng Long, phủ Hoài Đức (của Tây Sơn) và ba phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của Trấn Sơn Nam. Hà (sông) Nội (bên trong), Hà Nội có nghĩa là thành phía trong sông, vì tỉnh Hà Nội được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đáy (tài liệu tham khảo: 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Tô Hoài)
2. BẮC GIANG
Bắc Giang thuộc bộ Võ Ninh thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, đời Lý – Trần gọi là łộ Bắc Giang, đời Lê là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự Đức là phủ Đa Phúc. Đến nay chưa thấy tài liệu nào chứng minh, nhưng tên gọi Bắc Giang có nghĩa là phía bắc sông.
CHÙA VĨNH NGHIÊM – YÊN DŨNG, BẮC GIANG
3. BẮC KẠN
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bản sao bài văn Ъ¡ค “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Háห khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể, do tác giả Phan Đình Hoè áห รáт tỉnh Bắc Kạn viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng Ъ¡ค năm 1925: Chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ “tài gẩy” bên chữ “Can”, âm Háห Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự” (phía bắc).
4. BẮC NINH
1822 từ một phần xứ Kinh Bắc. Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Tên gọi Bắc Ninh có thể từ Kinh Bắc và Vũ Ninh mà thành.
5. CAO BẰNG
Cao Bằng xưa thuộc bộ Vũ Định thời Hùng Vương, đến đời Lý về sau là đất Thái Nguyên. Năm 1467 gọi là phủ Bắc Bình, về sau đổi thành phủ Cao Bình. Năm 1676, nhà Lê thu phục từ tay nhà Mạc đặt lại thành trấn Cao Bình. Đến đời Tây Sơn, tên Cao Bình dần trại ra thành Cao Bằng cho đến bây giờ.
6. ĐIỆN BIÊN
Điện Biên là vùng đất cổ. Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái, nghĩa là Xứ trời. Đây được xem là vùng đất thiêng ở miền biên viễn, theo quan niệm xưa, là nơi thông trời đất. Tên gọi Phủ Điện Biên, hay Điện Biên Phủ được vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841, chữ Điện hiểu theo nghĩa này nghĩa là một vùng núi to nhưng đất thiêng, là điện thờ, Biên là biên viễn.
7. HÀ GIANG
Hà Giang, theo cách giải thích về nghĩa chữ là con sông nhỏ chảy vào dòng lớn. Cụ thể ở đây là Sông Miện chảy vào Sông Lô
8. HẢI DƯƠNG
Hải Dương có tên chính thức từ năm 1469, ý nghĩa “Hải là miền duyên hải” vùng đất giáp biển, “Dương là áหh sáng” áหh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về”. Trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.
9. HẢI PHÒNG
Cảng, thành phố Hoa phượng đỏ, thành lập vào năm 1888. Cái tên Hải Phòng có thể là gọi rút ngắn trong cụm từ “Hải tần phòng thủ” của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỉ 1, hoặc từ tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng, cũng có thể bắt nguồn từ ti sở nha Hải phòng sứ hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1871 đời Tự Đức.
10. HÀ NAM
Hà Nam được thành lập năm 1890, Nam Định được tách ra thành tỉnh Thái Bình và một phần phía bắc tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam. Hà lấy từ chữ Hà Nội, Nam lấy từ chữ Nam Định.
11. HOÀ BÌNH
Hòa Bình là tỉnh được thành lập năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, cuối năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm, năm 1888 đổi tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1896 tỉnh lỵ được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối d¡ệห với Phương Lâm và từ đó gọi là tỉnh Hòa Bình, sau nhiều lần tách nhập, đến nay vẫn giữ tên gọi này.
12. HƯNG YÊN
Tỉnh được thành lập năm 1831 gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định. Vùng đất Hưng Yên หổi danh từ thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh đã หổi tiếng do có Phố Hiến, dân gian có câu “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
13. LAI CHÂU
Lai Châu có tên gọi xuất phát từ chữ châu Lay. Vào đầu thế kỷ X, các thủ lĩnh Thái chiếm vùng đất này đã đặt tên là Mường Lay, năm 1435 Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi là châu Lai do phiên âm chữ Lay.
14. LẠNG SƠN
Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh мạหg thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831), tên gọi xuất phát từ danh xưng “xứ Lạng”.
15. LÀO CAI
Lào Cai là cách phát âm của người địa phương đọc chữ Lão Nhai có nghĩa là Phố Cũ hoặc Chợ Cũ. Người địa phương thường gọi Bảo Thắng, là khu phố do Lưu Vĩnh Phúc xây dựng nằm ở vùng thuộc thị xã Lào Cai ngày nay bằng tên Lảo Kay, sau đó người Pháp cũng phiên âm lại cách gọi đó bằng chữ Latinh là Lao Kai hoặc Lao Kay.
16. NAM ĐỊNH
Nam Định có nguồn gốc tên gọi từ năm 1822, khi triều Nguyễn đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định, chữ Nam có từ thời Lê nghĩa là phía Nam chữ Định nghĩa là bình định là chữ nhà Nguyễn đặt cho nhiều vùng đất. Năm 1832 đổi trấn Nam Định thành tỉnh Nam Định (bao gồm cả Thái Bình và một phần đất Hà Nam hiện nay). Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía bắc Nam Định tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam.
17. NINH BÌNH
Ninh Bình nghĩa là phẳng lặng, yên ổn, yên tĩnh có tên là đạo Ninh Bình từ năm 1822, năm 1831 đổi thành tỉnh Ninh Bình.
Chùa Lớn Nhất Đông Nam Á Bái Đính – Ninh Bình
18. PHÚ THỌ
Phú Thọ là tên gọi xuất phát từ tên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi, tỉnh Hưng Hóa mà lập nên thị xã Phú Thọ năm 1903. Sau đó Pháp chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ.
19. QUẢNG NINH
Quảng Ninh là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 – 1500 năm TCN. Khi hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt, thời Hùng Vương vùng đất Quảng Ninh nay là bộ Lục Hải. Một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Thời Phong kiến khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay có tên lần lượt là: Lục Châu, łộ Đông Hải, łộ Hải Đông, trấn An Bang, tỉnh Quảng Yên. Sau này Quảng Yên được tách ra thành nhiều đơn vị khác, trong đó có Hải Ninh, về sau Quảng Yên cùng với Hải Ninh và các đơn vị này nhập thành Quảng Ninh bây giờ. Như vậy Quảng Ninh hiện nay gần như là Quảng Yên cũ.
20. SƠN LA
Sơn La có tên gọi xuất phát từ nguồn gốc của Nậm La, một phụ lưu cấp 2 của sông Đà. Sơn La trước năm 1479 phần lớn là lãnh thổ của vương quốc Bồn мคห, chính thức được รáp หнập vào Đại Việt năm 1749. Năm 1886 thành lập châu Sơn La thuộc phủ Gia Hưng tỉnh Hưng Hoá. Năm 1895 thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú tức Tạ Bú, ngày 23/8/1904 đổi tên thành tỉnh Sơn La.
21. THÁI BÌNH
Thái Bình với tên gọi phủ Thái Bình gồm phần lớn đất đai tỉnh Thái Bình ngày nay có từ năm 1005 với sự kiện đổi tên đất Đằng Châu thành phủ Thái Bình. Ngày 21/3/1890 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phủ Kiến xươหg tách từ tỉnh Nam Định và huyện Thần Khê tách từ tỉnh Hưng Yên và รáp หнập vào phủ Thái Bình để lập tỉnh Thái Bình, còn phủ sau đổi tên là Thái Ninh.
22. VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12/2/1950 do kết hợp hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, nhưng do nhiều lần tách nhập nên Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm tỉnh Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên trước đây. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954, tỉnh này còn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên.
23. YÊN BÁI
Yên Bái là tên được lấy từ tên làng Yên Bái, khi ngày 11/4/1900 thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm có phủ Trấn Yên, hai châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910 – 1920 chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào tỉnh Yên Bái, từ năm 1945 đã có nhiều lần tách nhập một phần hoặc cả tỉnh.
24. TUYÊN QUANG
Tuyên Quang có tên bắt nguồn từ sông Tuyên Quang mà nay là sông Lô. “An Nam chí lược” của Lê Tắc, soạn thảo năm 1335 viết: Nước sông Quy Hóa từ Vân Nam chảy về, nước sông Tuyên Quang từ đạo Đặc Ma chảy về, nước sông Đà từ Chàng Long chảy về, nhân có ngã ba sông mà đặt tên như vậy. Tuyên Quang trở thành tỉnh dưới triều vua Minh Mạng.
25. THÁI NGUYÊN
Thái Nguyên là tên gọi có gốc từ Hán Việt, Thái có nghĩa là to lớn hay rộng rãi, Nguyên có nghĩa là cánh đồng hoặc chỗ đất rộng và bằng phẳng. Tỉnh được thành lập năm 1831, năm 1890 chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm 1965, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập 2 tỉnh với tên gọi Bắc Thái, năm 1996 lại chia tỉnh Bắc Thái để tái lập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên. Như vậy, Thái Nguyên ngày thành lập gần như toàn bộ tỉnh Bắc Thái cũ.
26. ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng có tên gọi được biến dạng của từ Chăm cổ Đaknan. Đak có nghĩa là nước, nan hay nưn, tức Ianưng là rộng. Đaknan hàm ý vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Có nhà nghiên cứu cho rằng “Đà Nẵng” có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng – Đà dơng, có nghĩa là sông nguồn.
27. QUẢNG NAM
Quảng Nam có tên gọi mang ý nghĩa mở rộng về phía nam. Có thể thấy được miền Trung có khá nhiều địa danh mang yếu tố quảng. Bởi vì đây là một dải đất hẹp nên việc đặt tên các địa danh mang yếu tố quảng là với mong muốn sự rộng lớn, bao la vì từ quảng mang nghĩa như vậy.
28. THỪA THIÊN HUẾ
Thừa Thiên Huế là phủ Phú Xuân dưới thời Tây Sơn. Khi vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức. Năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Từ năm 1831-1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính gồm 30 tỉnh và 01 phủ là Thừa Thiên. Cùng với sự thăng trầm theo dòng chảy lịch sử, tên gọi và địa giới hành chính tỉnh thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau và ổn định với tên gọi Thừa Thiên Huế và địa giới từ năm 1989 đến nay.
29. QUẢNG BÌNH
Quảng Bình là vùng đất được Chúa Nguyễn Hoàng đặt tên năm từ 1558, các tên gọi cũ khu vực này gồm: Bố Chính, Tân Bình, Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình. Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604, đổi tên là tỉnh Quảng Bình, trong đó Quảng là sự rộng lớn.
30. QUẢNG TRỊ
Quảng Trị tồn tại với tên gọi Cựu Dinh Quảng Trị thuộc vào trấn Thuận Hoá sau suốt gần 300 năm. Đến khi Gia Long lên ngôi năm 1802 đổi tên Cựu Dinh thành ding Quảng Trị. Năm 1827 thành Quảng Trị đổi tên thành Trấn Quảng Trị, năm 1832 trấn Quảng Trị đổi tên thành Tỉnh Quảng Trị .
31. NGHỆ AN
Nghệ An là danh xưng có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên Thành thứ 2 đời Lý Thái Tông, lúc đó gọi là Nghệ An châu trại,cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu thời Bắc thuộc, đời vua Lê Thánh Tông đổi thành xứ Nghệ, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh.
32. HÀ TĨNH
Hà Tĩnh có tên gọi từ năm 1831, khi vua Minh Mệnh chia tách Nghệ An để đặt tỉnh Hà Tĩnh.
33. THANH HOÁ
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là tỉnh có số lần sát nhập và chia tách ít nhất cả nước. Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, vào năm Thuận Thiên 1 tức năm 1009 gọi là Phủ Thanh Hóa. Năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Năm 1802 đổi gọi là trấn Thanh Hóa, có thể do tên cũ trùng với tên một phi tần của vua. Năm 1831 đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm 1841 lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa cho tới ngày nay.
34. QUẢNG NGÃI
Quảng Ngãi có thể là tên gọi mang ý nghĩa dải đất tình nghĩa. Năm 1602 Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa thuộc dinh Quảng Nam đổi thành phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807, xã Cù Mông (sau là Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Nghĩa, năm 1832 tỉnh Quảng Nghĩa tức Ngãi được thành lập.
35. BÌNH ĐỊNH
Bình Định là tên do vua Nguyễn Ánh đặt năm 1799 sau khi hạ được thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh bèn cho đổi tên Bình Định, dụng ý thể hiện tư thế của người chiến thắng, có thể Nguyễn Ánh cho rằng mình đã vào tận đất phát tích của nhà Tây Sơn, bình định được “loạn đảng nguỵ Tây” theo cách nói của các vua triều Nguyễn trước đây.
36. PHÚ YÊN
Phú Yên thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru cho đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận đèo Cả, sau đó cho sát nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt, từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai tướng tấn công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại, Nguyễn Hoàng sáp nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên, với ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình trong tương lai.
37. KHÁNH HOÀ
Khánh Hòa là tỉnh được thành lập năm 1831 từ trấn Bình Hòa, còn phủ Bình Hòa khi đó trở thành phủ Ninh Hòa. Khánh Hòa là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa. Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ Hùng Lộc đem quân sang đánh chiếm được vùng đất Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Trong tiếng Hán, chữ “Khánh” thuộc bộ tâm, quy định nét nghĩa liên quan đến tâm trạng, cảm xúc, tính cách… nghĩa gốc là “mừng” rồi chuyển loại mang nghĩa “chúc mừng” và “việc mừng, lễ mừng”. Chữ Hòa tạm hiểu là đồng thuận, hòa hợp.
38. NINH THUẬN
Ninh Thuận là tên gọi xuất hiện đầu tiên với tư cách là phủ Ninh Thuận vào năm 1832 thời vua Minh Mạng, kéo dài đến năm 1888. Sau đó lập tỉnh Phan Rang, cũng gọi là tỉnh Ninh Thuận, từ 1945 tách nhập nhiều lần, đến nay được gọi lại tên cũ Ninh Thuận.
39. BÌNH THUẬN
Bình Thuận là tên gọi có từ năm 1697, khi chúa Nguyễn cho lập Bình Thuận Phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Bình chỉ sự khai phá, bình định một vùng đất, Thuận là sự sinh sống hòa thuận mà ở đây là giữa 2 dân tộc Chămpa và Kinh, do lúc này vùng đất này chưa yên ổn nên chúa Nguyễn đặt tên như vậy. Năm 1827, thời vua Minh Mạng, Bình Thuận được đặt thành tỉnh.
40. SÀI GÒN
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn. Có nhiều thuyết về tên gọi Sài Gòn, nhưng thuyết được cho là đúng và hợp lí nhất đó là Brai Nagara là nguồn gốc. Bởi vì thế kỷ 18 vùng Gia Định xưa có hai địa danh Rai-gon thong (Sài Gòn thượng) và Rai-gon ha ( Sài Gòn hạ). Mà nguồn gốc của Rai gon là Brai Nagara hay Prey Nokor. Hơn nữa, địa danh này không có ý nghĩa trong tiếng Việt nên khả năng phiên âm từ tiếng dân tộc khác là có cơ sở.
41. ĐỒNG NAI
Đồng Nai có nguồn gốc tên gọi vẫn chưa rõ ràng. Dân gian quen giải thích do cánh đồng có nhiều nai. Cũng có ý kiến cho rằng Đồng trong Đồng Nai là cách gọi biến âm từ chữ Đờng trong Đạ Đờng (Sông Cái) của người Mạ; bởi vì còn có rất nhiều tên gọi khác bắt nguồn từ chữ Đồng (Đờng?) mà không phải là cánh Đồng: Đồng Tranh, Đồng Môn, Đồng Tràm, Đồng Trường… Vào thế kỷ 17, Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ.
42. BÌNH DƯƠNG
Bình Dương trong Địa chí Sài Gòn – Gia Định xưa cho rằng được lấy tên từ địa danh thời Trung cổ Trung Quốc, tên đất khởi nghiệp của vua Nghiêu. Khi làm vua, Nghiêu chỉ ở nhà tranh, vách đất, ăn mặc như thứ dân, ngày cày ruộng cùng dân, đêm đọc sách Thánh hiền, suốt thời gian vua cai trị dân chúng thái bình, thịnh trị, không trộm cắp, trên dưới hòa thuận an lành. Bình Dương nay là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa. Về tên gọi Thủ Dầu Một, nhiều người cho rằng có nguồn gốc từ tiếng Campuchia, nhưng phần đông tác giả khác đều nghĩ Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố Thủ (giữ) Dầu Một (tên đất), vì theo truyền khẩu thì đồn binh canh giữ tại Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn gọi là “cây dầu một” nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời.
43. BÌNH PHƯỚC
Bình Phước có tên gọi từ ngày 30/1/1971, khi Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết sáp nhập 2 tỉnh Bình Long, Phước Long thành một đơn vị trực thuộc Trung ương Cục.
44. BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa danh ghép bởi Bà Rịa và Vũng Tàu. Địa danh Bà Rịa là phiên âm tên nữ thần trấn sóng Chăm Po Riyak, cũng có thể được cấu tạo theo phương thức chuyển hóa từ nhân danh Nguyễn Thị Rịa người Phú Yên, năm 15 tuổi cùng đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên vào nam, có công lớn trong việc khai khẩn vùng rừng núi Đồng Xoài.
Vũng Tàu được thành lập năm 1895, tuy nhiên trong bộ Phủ biên tạp lục năm 1776 của Lê Quý Đôn đã nhắc đến chữ Vũng Tàu: “Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư”, đó chính là ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam được chúa Nguyễn Phúc Tần lập năm 1658, vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàu bè đậu tránh gió trước khi vào Gia Định, nên về sau gọi là Vũng Tàu.
45. TÂY NINH
Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là “Chuồng Voi” vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,… cư ngụ. Tên gọi Tây Ninh có nghĩa là yên ổn về chính trị ở phía tây.
46. DAK NÔNG
Đắk Nông đặt theo tiếng M’Nông có nghĩa là Nước (hoặc đất) của người M’Nông. Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, phía bắc và đông bắc giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk, phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phước, phía tây với Vương quốc Campuchia.
47. DAK LAK
Đắk Lắk có tên gọi đặt theo tiếng M’Nông nghĩa là “hồ Lắk”, với dak nghĩa là “nước” hay “hồ”. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật nhân loại thế giới công nhận.
48. GIA LAI
Gia Lai nguồn gốc tên gọi bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một tộc người bản địa có số dân đông nhất trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người Eđê, Bana, Lào, Thái Lan và Campuchia để gọi vùng đất này là Jarai, Charay,Ya-Ray có nghĩa là vùng đất của người Jarai, có thể là ám chỉ vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa.
49. KONTUM
Kon Tum, theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, chỉ tên gọi một ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng sông Đăk Bla mà hiện nay là làng Kon Kơ Nâm ở thành phố Kon Tum.
50. LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng được thành lập từ việc sáp nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng.
51. LONG AN
Long An là địa danh được hiểu theo nghĩa: An là yên ổn, an toàn. Long là đầy đủ, hưng thịnh, lớn, tốt đẹp.
52. TIỀN GIANG
Tiền Giang là địa danh được đặt theo tên sông Tiền, là vùng đất được người Việt trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng đến khai hoang và định cư từ thế kỷ XVII. Sau nhiều lần thay đổi tên, thay đổi vùng địa lý, đến năm 1976 mới có tên chính thức là tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho.
Trong ảnh là Mỹ Tho chụp năm 1910, vào thế kỷ 17 Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ cùng với Gia Định - Sài Gòn.
53. VĨNH LONG
Vĩnh Long âm Hán Việt có nhiều nghĩa, có thể ngụ ý: “sự thịnh vượng (long) bền lâu, mãi mãi (vĩnh)”. Tên Vĩnh Long, một thời được gọi Vãng Long nhưng “vãng” khó lý giải mối quan hệ ngữ nghĩa, vì nghĩa của “vãng” là “đi, đã qua, thường” không phù hợp với nghĩa của “vĩnh”, như trong từ ghép “vĩnh long”. Có thể lý giải con đường chuyển đổi ngữ âm cho dễ phát âm hơn, nhiều từ cũng chuyển từ inh sang ang như vậy.
54. CẦN THƠ
Cần Thơ là địa danh khi đối chiếu với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre) không có liên quan gì về ngữ âm, nhưng trước đây có một con rạch mang tên một loài cá có tên Khmer là kìntho (cá sặt rằn), về sau biến âm thành Cần Thơ. Bản thân tỉnh Cần Thơ đã được thành lập vào từ 1/1/1900 dưới thời Pháp thuộc, sau đó theo được tách nhập và xê dịch về địa lý nhiều lần.
55. ĐỒNG THÁP
Đồng Tháp có tên gọi từ Đồng Tháp Mười, tư liệu thành văn viết “đồng Tháp Mười” (không viết hoa chữ “đồng”), có nghĩa “tháp thứ 10” hoặc “tháp 10 tầng”, thậm chí có nhiều cách giải thích về 2 ý nghĩa trên theo nhiều giả thuyết khác nhau. Nhiều người cho rằng địa danh Tháp mười được hình thành và chuyển hóa như sau: tháp Mười -> gò Tháp Mười (gọi tắt Gò Tháp) -> đồng Tháp Mười -> vùng Đồng Tháp Mười -> Tháp Mười + Đồng Tháp.
56. BẾN TRE
Bến Tre ngày xưa, theo cuốn “Monographie De La Province De Bến Tre” của tác giả Ménard in năm 1903, người Khơme gọi là Xứ Tre vì các giồng xứ này tre mọc rất nhiều, sau đó người dân lập chợ buôn bán và gọi là chợ Bến Tre, gọi tắt của bến xứ tre.
57. AN GIANG
An Giang xưa là đất Tầm Phong Long, về sau nước Chân Lạp dâng cho chúa Nguyễn, vua Gia Long tổ chức mộ dân đến khai hoang, đưa dân vào định cư trở thành một trong Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn độc lập. Tên gọi An Giang nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài, ý nghĩa cho việc khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.
58. KIÊN GIANG
Kiên Giang là tỉnh được thành lập năm 1975, phần lớn là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ XVII. Địa danh Kiên Giang có thể bắt nguồn từ tên một con sông ở Rạch Giá, đó là sông Kiên.
59. HẬU GIANG
Hậu Giang là địa danh có tên gọi bắt nguồn từ tên sông Hậu. Năm 1976 cũng từng có một tỉnh Hậu Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, bị giải thể năm 1991 do bị chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, sau đó năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang hiện nay.
60. BẠC LIÊU
Bạc Liêu được phát âm theo tiếng Hán Việt từ tiếng Triều Châu là “Pô Léo”, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc (chài lưới, đánh cá, đi biển). Ý kiến khác lại cho rằng “Pô” là “bót” hay “đồn”, còn “Liêu” có nghĩa là “Lào” (Ai Lao) theo tiếng Khơme, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao.
61. TRÀ VINH
Trà Vinh là một địa danh gốc Khmer tên tiền thân là Tra Vang có thể là biến âm từ “prha trapenh” có nghĩa là ao, ao Phật hay ao linh thiêng. Vì cho rằng ngày xưa người ta đã đào được tượng Phật dưới ao ở vùng đất này. Thời nhà Nguyễn thì Trà Vinh là tên phủ sau thành huyện thuộc phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long, được lập ra năm 1832.
62. SÓC TRĂNG
Sóc Trăng là biến âm của Sốc Trăng, xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”. Srock có nghĩa là xứ, Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng. Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt).
63. CÀ MAU
Cà Mau (cách viết cũ là Cà-mâu) là cái tên được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen, do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước thành đen. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao: “Cà Mau là xứ quê mùa / Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”.
[Bài viết và ảnh được tổng hợp và tham khảo nhiều nguồn trên internet.]
#laclost #vietnam #life
同時也有9部Youtube影片,追蹤數超過216萬的網紅Color Man,也在其Youtube影片中提到,Một trải nghiệm thú vị trong chuyến hành trình caravan lục tỉnh của Color Man đó chính là được tới thăm lò võ chân đất của bạn Lê Văn Ý ở Bình Định. T...
「binh dinh province」的推薦目錄:
- 關於binh dinh province 在 Lạc Facebook 的最讚貼文
- 關於binh dinh province 在 政變後的寧靜夏午 Facebook 的最佳解答
- 關於binh dinh province 在 Color Man Youtube 的精選貼文
- 關於binh dinh province 在 Dong Nart Youtube 的最佳解答
- 關於binh dinh province 在 Huỳnh Tiểu Hương Youtube 的最佳解答
- 關於binh dinh province 在 Binh Dinh – Gate to the Central Highlands - YouTube 的評價
- 關於binh dinh province 在 Bình Định Province - Region - Facebook 的評價
binh dinh province 在 政變後的寧靜夏午 Facebook 的最佳解答
SOCIAL DISTANCING CONTINUES FOR HANOI, HCMC UNTIL APRIL 22
Hanoi, HCMC and ten other localities in Vietnam which are deemed to carry high Covid-19 infection risks would extend the social distancing campaign until April 22.
Prime Minister Nguyen Xuan Phuc made the decision at an online meeting with health officials and leaders of the country's 63 cities and provinces Wednesday afternoon.
The list of high-risk localities may change, said Phuc. Another governmental meeting next week would decide if these localities' social distancing would continue until April 22 or April 30, he added.
The 10 other localities set to extend the campaign by a week are Lao Cai, Quang Ninh, Bac Ninh, Ninh Binh Provinces in northern Vietnam; Da Nang, Quang Nam, Binh Thuan, Khanh Hoa, Ha Tinh in central Vietnam and Tay Ninh Province that neighbors Cambodia.
These localities are recommended to continue social distancing until at least April 22. After which, the Steering Committee for the Prevention and Control of Covid-19 would evaluate, report back their findings to the Prime Minister for him to decide.
However, the 12 aforementioned localities must not neglect production and construction of infrastructure, Phuc added.
As measures to prevent the spread of Covid-19, Phuc also requested relevant ministries to restrict immigration and domestic flights until April 20, as well as stopping visa issuance for foreigners either on land, at sea or by planes.
15 other localities are deemed as having risks of Covid-19 spread: Ha Nam, Hai Phong, Thai Nguyen, Nam Dinh, Lang Son in the north, Nghe An, Thua Thien-Hue in the central, and Binh Duong, Can Tho, Dong Nai, Kien Giang, Soc Trang, An Giang, Binh Phuoc and Dong Thap in the south. Unmentioned localities are deemed as low-risk.
Localities outside the 12 high-risk ones would not need to continue social distancing measures, said deputy health minister Nguyen Thanh Long.
However, they need to have specific regulations on business activities in accordance with current Covid-19 prevention policies, and must continue protective measures like refraining from leaving homes, wearing masks in public, not forming large gatherings, including gatherings for religious activities and keeping distances of at least two meters apart from each other.
Businesses that provide entertainment services and tourism sites would still not be allowed to resume operations.
Last month, Hanoi and HCMC, the two largest cities and worst hit localities in Vietnam, have ordered non-essential businesses, such as bars, clubs or restaurants, to close temporarily as the number of Covid-19 cases continued to rise.
binh dinh province 在 Color Man Youtube 的精選貼文
Một trải nghiệm thú vị trong chuyến hành trình caravan lục tỉnh của Color Man đó chính là được tới thăm lò võ chân đất của bạn Lê Văn Ý ở Bình Định. Trò chuyện với bạn Ý, Color Man cảm thấy được tình yêu của bạn đối với môn võ Tây Sơn Bình Định, và đặc biệt là niềm khao khát được truyền dạy môn võ cổ truyền cho lớp nhỏ kế tiếp.
Tham gia vào một buổi học của thầy trò bạn Lê Văn Ý, Color Man thấy thương vô cùng vì nhìn cảnh các bé nhỏ tập luyện hăng say trong điều kiện thiếu thốn: không mái che, không nền gạch, chỉ có trân trần trên nền đất sỏi. Ấy thế nhưng tinh thần của lớp học lại rất máu lửa, thú vị vô cùng. Thật đáng ngưỡng mộ!
----------
Color Man (Quý Ông Đa Sắc) là 1 nguời đam mê màu sắc bởi vì anh quan niệm rằng Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Thiếu vắng màu sắc, cuộc sống sẽ buồn tẻ và vô vị. Từng sản phẩm trên kênh Color Man đều đa màu sắc như chính con nguời anh vậy. Tất cả chỉ vì 1 mong muốn duy nhất: điểm tô cuộc sống và mang đến niềm vui cho mọi nguời.
--------
? Đăng ký kênh Color Man ngay để theo dõi những video thú vị: https://goo.gl/N1CQgP
? Theo dõi Fanpage Color Man: https://www.facebook.com/colorman2018/
? Theo dõi Group kín của Color Man tại đây:
https://www.facebook.com/groups/2160731260914575/
binh dinh province 在 Dong Nart Youtube 的最佳解答
#binhdinh #travel #cinematic
I didn't know what to expect when I was given the chance to visit Canh Lien - a moutainous area of Binh Dinh province, but I was overwhelmingly surprised by the varying landscapes and waterfalls. This is just a glimpse of Canh Lien, located in the Central of Vietnam, seen fresh like diving into nature.
Had to say Sony a6400 is absolutely a beast for my run & gun filmmaking due flawless Face Detection & perfect Auto Focus in video mode.
▶ Shot on:
- Sony a6400
- Sony 50mm f1.8 OSS
- Sony 18-105mm f4 G
- Sigma 30mm f1.4
- Handheld + Weebill Lab gimbal
...............................................................
binh dinh vietnam travel short film 2019 filmmaking cinematic sony a6400 dong nart a6400 sony
▶ Music Credit:
Speccial thank to your mazing track!
- Mansionair - Easier
https://youtu.be/Ja9IUKElT5w
▶ Sound Effects from Freesound Effects:
https://www.freesoundeffects.com/
▶ Check out my gear on Kit: https://kit.com/dongnart
▶ Follow ME!:
- Instagram: https://www.instagram.com/dongnart.11/
- Facebook: https://www.facebook.com/dongnart.11
binh dinh province 在 Huỳnh Tiểu Hương Youtube 的最佳解答
Dear local people, Que Huong Humanitarian Center was established in 2001 by Huynh Tieu Huong, the Director and Founder of the Center , which has been in existence for 17 years. With the mission of taking care of orphans, disabled children, helping with difficult circumstances, unhappiness, misfortune. At present, the center has taken care of 342 orphans and disabilities, of which 70% of them are abandoned by their parents when they are young. Each of them has a very pitiful situation. .
Because the number of children crowded so the center also encountered many difficulties.
The center invites the kindness to come to the heart of sharing love, each one a little contribution to raising children to grow up, help society ...
Any contribution of you please send to:
Que Huong Humanitarian Center :
*** Address: No. 1210 DT 743 Street, Tan Long Quarter, Tan Dong Hiep Ward, Di An Town, Binh Duong Province, Vietnam
*** Tk: 897109 ACB branch in Hochiminh city.
Phone: 0274.3740.808 - 0903.803908 - 0983.803908
*** website: www.huynhtieuhuong.org
*** Email: hynhtieuhuong@yahoo.com
quehuongcharity2001@gmail.com
binh dinh province 在 Bình Định Province - Region - Facebook 的推薦與評價
Bình Định is a province of Vietnam. It is located in Vietnam's South Central Coast region. http://www.binhdinh.gov.vn/. ... <看更多>
binh dinh province 在 Binh Dinh – Gate to the Central Highlands - YouTube 的推薦與評價
With sunny and warm climate as well as numerous beaches, islands, and fantastic rural landscape, Binh Dinh province is poised to become a ... ... <看更多>