‼ DU HỌC MỸ, ÚC, CANADA CẦN BAO NHIÊU IELTS?
- Nhớ bấm nút S.h.a.r.e sẵn khi nào cần mình lại lấy ra đọc nhé! ;)
❌ 1. DU HỌC KHÔNG CẦN IELTS ĐƯỢC KHÔNG?
Được! Bạn có thể qua đó và học 1 khóa tiếng Anh bổ trợ (tại nước bạn du học) cho tới khi đạt yêu cầu.
Nhưng? Học phí mắc (tính bằng tiền đô ko phải VND nữa rồi + mất thời gian, ít nhất là 6 tháng - 1 năm)
Tốt nhất để tiết kiệm thời gian, chi phí → tốt nhất nên học và có IELTS khi còn ở VN.
❌ 2. VẬY DU HỌC CẦN BAO NHIÊU IELTS
→ TÙY TRƯỜNG (chính xác thì xem trên Website của trường)
→ TÙY NƯỚC (ở đây mình sẽ nói Mỹ, Úc, Can)
I. DU HỌC MỸ
THPT: Đối với chương trình này, học sinh không bắt buộc phải có điểm IELTS. Thay vào đó, các bạn sẽ trải qua bài thi SLEP (The Secondary Level English Proficiency) và đạt khoảng 45 điểm trở lên là có thể đạt yêu cầu.
Cao đẳng, trường nghề, dự bị Đại học: từ 5.5 trở lên.
Đại học: khoảng 6.0 điểm là mức at least, còn trường danh tiếng, tỷ lệ chọi cao thì sẽ có thể là 6.5.
+ Đại học bang Michigan (IELTS 6.5)
+ Đại học bang Arizona, Florida (IELTS 6.0)
+ Boston University School of Public Health: tối thiểu 7.0
+ Đại học Colorado – Boulder: 6.5, trong đó kĩ năng viết không dưới 5.5.
+ Với những trường thuộc khối Ivy League, mức điểm được yêu cầu thường 7.0, cao hơn một chút so với đa số các trường yêu cầu mức điểm 6.5.
Sau Đại học: Với trình độ cao hơn thì điểm Ielts yêu cầu cũng cao hơn, tối thiểu từ 6.0 và có thể lên đến 7.0 (nhưng cũng tùy ngành + tùy trường)
+ Ví dụ, Đại học California – Los Angeles (UCLA) yêu cầu mức điểm IELTS tối thiểu 7.0; tuy nhiên Thạc sĩ ngành Khoa học Xã hội (7.5) và Kỹ sư Sinh học (8.0).
Nhìn chung lại, với cả bậc Đại học và Sau Đại học, mức điểm chung được yêu cầu bởi các trường trong top 200 thường từ 6.0 đến 7.0, với những trường có tỉ lệ cạnh tranh cao thì mức điểm này tăng lên là 7.5. Tốt nhất nên check trên website trường.
II. DU HỌC ÚC
THPT: 5.0 đến 5.5.
Cao đẳng hoặc dự bị đại học: 5.5 - 6.0.
Với bậc đại học và sau đại học: 6.0 đến 6.5.
Đối với những ngành học đặc biệt như Y khoa, Giáo dục hay Luật,... một số trường có thể yêu cầu band score IELTS tối thiểu tới mức 7.0.
Bên cạnh yêu cầu về điểm tổng quát của 4 kỹ năng, nhiều trường đại học còn yêu cầu thêm cả điểm tối thiểu của từng kỹ năng. Ví dụ như ngành Luật của trường University of New South Wales (UNSW) yêu cầu không kỹ năng nào dưới 6.0 và điểm overall tối thiểu 6.5.
III. DU HỌC CANADA
Trung học: IELTS không bắt buộc, tuy nhiên, nếu có thêm điểm band score IELTS 5.0 thì đó là một điểm cộng khá lớn khi làm hồ sơ du học.
Đại học: overall 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0.
Cao học: Với chương trình thạc sĩ tại Canada, tối thiểu điểm IELTS của bạn phải đạt từ 7.0 trở lên và không có kỹ năng nào dưới 6.0.
Chương trình Du học Canada (SDS – Study Direct Stream) - miễn chứng minh tài chính: có bằng IELTS từ 6.0 (tất cả các kĩ năng)
Muốn xin PR (Permanent Resident: thường trú nhân) THEO CHƯƠNG TRÌNH FEDERAL SKILLED WORKER thì ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỞ HỒ SƠ EXPRESS ENTRY, TÍNH ĐIỂM CRS thì Tiếng Anh (IELTS General Training) hoặc Pháp: đạt ít nhất chuẩn CLB 7 (ít nhất 6.0 mỗi skills).
Quy đổi điểm IELTS General qua CLB https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/corporate/publications-manuals/operational-bulletins-manuals/standard-requirements/language-requirements/test-equivalency-charts.html
Bạn cũng có thể tự tính điểm ở link sau, trong phần IELTS bạn sẽ phải điền điểm mỗi kỹ năng, tất nhiên mỗi kỹ năng càng cao thì bạn sẽ được tính CLB càng cao: https://www.cic.gc.ca/english/immigrate/skilled/crs-tool.as
p
Với những bạn mong muốn đi du học hoặc đang chuẩn bị đi thì việc có IELTS là một điều cực kỳ quan trọng bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ.
Bạn nên nhớ thời gian học IELTS ít nhất từ 3-6 tháng và bằng IELTS chỉ có thời hạn 2 năm, cho nên, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho mình, hãy có trong tay tấm bằng IELTS càng sớm càng tốt nhé.
-----------------------
❌ GỬI CÁC BẠN ĐANG KHAO KHÁT VƯƠN XA BIỂN LỚN
Để thực hiện Ước mơ DU HỌC, chúng mình cần chuẩn bị rất nhiều. Riêng về IELTS, đây càng là hành trình dài với nhiều thử thách khó khăn. Nhưng, IELTS Fighter tin rằng, trên chặng đường nỗ lực vì ước mơ, chỉ cần kiên gan, bền chí, nỗ lực không ngừng thì nhất định, bạn sẽ đạt mục tiêu!
Trong quá trình ôn luyện ấy, nếu bạn cần IELTS Fighter hỗ trợ bất kì điều gì, đừng ngại liên hệ, chúng mình sẽ nhiệt tình giúp đỡ nhé! :D
---------------------------
NẾU BẠN QUAN TÂM CÁC KHÓA HỌC TẠI IELTS FIGHTER
TÌM HIỂU CHI TIẾT TẠI ĐÂY NHÉ!
► Khóa dành cho người mất gốc, mới bắt đầu, chưa biết gì về IELTS: bit.ly/30IELTSFighter
► Khóa dành cho các bạn đã biết về IELTS nhưng chưa được nhiều, củng cố kiến thức và nâng band điểm: bit.ly/45IELTSFighter
► Khóa dành cho bạn đã hiểu về IELTS, bắt đầu nâng cao kỹ năng để đạt 5.0 trở lên: bit.ly/55IELTSFighter
► Khóa nâng cao trình độ, tập trung vào luyện các kỹ năng nhiều hơn, luyện đề: bit.ly/65IELTSFighter
► Khóa dành cho các bạn có kiến thức chắc và muốn nâng band đến 7.0-7.5+: bit.ly/75IELTSFighter
► Khóa học trọn gói 0 - 7.0 IELTS: bit.ly/70IELTSFighter
👉 Cmt #TÊN_SĐT phía dưới
👉 Hoặc đk tại bit.ly/2IiEOU2 để được tư vấn lộ trình IELTS miễn phí
----------------------------
HỌC VIÊN ĐIỂM CAO ẤN TƯỢNG CỦA IELTS FIGHTER
Với nỗ lực không ngừng, IELTS Fighter đã giúp nhiều bạn đạt được điểm số cao. Trong đó điển hình như:
✓ Nguyễn Hoàng Thủy Tiên - THPT chuyên Sư Phạm - 8.5 IELTS
✓ Trần Thế Sơn - ĐH Kinh tế Quốc dân - 8.0 IELTS
✓ Đinh Khoát Hoàng Long - lớp 9 THCS Ngô Sĩ Liên - 7.5 IELTS
✓ Học viên Ngô Hiền Anh - 19 tuổi - 7.0 IELTS trong đó Speaking 7.5
✓ Nguyễn Phương Thảo - SV ĐH Y Hà Nội - Mất gốc đạt 7.0 IELTS sau 3 khóa học
Bạn có thể xem thêm chi tiết câu chuyện kể lại bởi các Học viên nhà IF tại bit.ly/hocviendc để lấy động lực bắt đầu hành động nha!
--------------------------
IELTS Fighter - Đối tác BẠCH KIM của IDP
Đồng thời là đối tác uy tín của CIEC, VnExpress, các công ty - tập đoàn lớn như Viettel, Nissan, Panasonic...
HỆ THỐNG CƠ SỞ IELTS FIGHTER
✦ Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0963 891 756
✦ Instagram: instagram.com/ieltsfighter
✦ Group: facebook.com/groups/ieltsfighter.support
✦ Youtube: youtube.com/ieltsfighter
✦ Tik Tok: @ieltsfighter vt.tiktok.com/68Uo7D
同時也有4部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅Diệu Linh,也在其Youtube影片中提到,Tạm biệt 2019, những năm đáng sợ và đáng nhớ. Mình trân trọng những điều đã xảy ra, cám ơn và đợi chờ những điều tốt đẹp. ---------------------------...
「canada study plan」的推薦目錄:
- 關於canada study plan 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的最讚貼文
- 關於canada study plan 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於canada study plan 在 IELTS Thanh Loan Facebook 的最佳貼文
- 關於canada study plan 在 Diệu Linh Youtube 的最讚貼文
- 關於canada study plan 在 Diệu Linh Youtube 的精選貼文
- 關於canada study plan 在 Diệu Linh Youtube 的最讚貼文
- 關於canada study plan 在 每日關心愛國溫搶人資源狀況- 【Study Plan 點寫先過骨?】 利 ... 的評價
canada study plan 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[Apply Story] - Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Toàn Phần Bậc Thạc Sĩ ERASMUS
Cả nhà ơi em có biết tin học bổng danh giá nhất châu Âu vừa được mở hôm qua :D Chiếc học bổng Erasmus Mundus bao trọn các chi phí đi học và được di chuyển học tại các quốc gia khác nhau trong quá trình học đã chính thức được mở đơn mời gọi các sinh viên quốc tế đăng ký học. Chị lục mãi mới tìm được bài của anh TungKevin - một người anh được học bổng này cách đây 9 năm. Anh Tùng học hết cấp 3 tại Viêt Nam sau được học bổng sang Trung Quốc học, vì mới sang nên anh chưa quen cách học của các bạn Trung, GPA không tốt, tiếng Anh là con số 0 tròn trĩnh cũng không có các bài nghiên cứu khoa học xuất sắc nữa. Vậy anh đạt học bổng bằng cách nào nhỉ? Các em có tò mò giống chị không cùng đọc bài tham khảo dưới đây tìm hiểu cách xây dựng hồ sơ của anh nhé.
<3 Share/ Tag bạn bè vào cùng nhau save lại bài viết và lên kế hoạch apply học bổng thôi cả nhà ơi <3
----------------------------------------------------------------
Bây giờ đi vào mục đích chính của bài viết này là chia sẻ kinh nghiệm với các bạn. Đầu tiên là sơ qua về profile và kết quả mùa apply vừa qua của tôi:
Under. School: one in China (unranked)
Major: CS
GPA: 83/100 (ranking:N/A)
Graduated: not yet.
Awards: 2 Gov. Scholarships, 1st Prize HSG toàn diện khối chuyên Toán-Tin ĐHKHTN Hà Nội.
LoRs: 2 Chinese Associate Prof. (unknown)
Foreign languages: Chinese, English (IELTS 7.0) , basic Japanese.
No pubs, no research exp, no work exp.
Hoạt động ngoại khóa: Many.
[Admissions]: NordSecMob (RL 6x), EuMI (RL 9).
[Offers]: ICT Trento Fellowship (tuition fee+€550/month, Declined), UTS Twente (€40k, Declined), HSP for VU Ams(tuition fee+rounded-trip flight tickets+visa fee+€1380/month, Accepted).
PHẦN 1: CÂU CHUYỆN CỦA TÔI
“Thời còn đi học cấp 3, nhìn bạn bè xung quanh ai nấy cũng English pro, rồi lần lượt đi du học, trong khi tôi thì tiếng Anh gần như kém nhất lớp, nên cảm thấy rất tự ti mỗi khi nhắc đến môn học này.Thực ra tôi tin vào khả năng của mình, chỉ là do tôi chưa có điều kiện được học tiếng Anh đến nơi đến chốn mà thôi. Cái giấc mơ được học tiếng Anh của tôi cứ bùng lên rồi bị dập tắt nhiều lần, lý do chính là vì không có điều kiện, và tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho mẹ tôi.
Sang TQ học, cái giấc mơ ấy lại bị gác lại vì phải tập trung học cho tốt tiếng Trung để đảm bảo việc học đại học. Gần 2 năm tôi không đụng một tý tiếng Anh nào, đã dốt lại càng dốt hơn. Thời gian đó tôi lại đang nghiền mạng do mới có điều kiện tiếp xúc, nên cũng hay bỏ học hoặc lên lớp chỉ để ngủ do thức đêm nhiều. Thời gian cứ như thế trôi đi, cho đến khi tôi biết có một chương trình học bổng của thành phố nơi tôi đang theo học. Số tiền SHP không thể đủ cho tôi học thêm tiếng Anh đến nơi đến chốn, nếu được học bổng này thì tôi sẽ có đủ tiền học và thi tiếng Anh. Thế là tôi nộp đơn xin học bổng này, kết quả là tôi trượt, trong khi rất nhiều bạn bè của tôi lại được… Tôi không buồn vì nguyên nhân quá đơn giản, bỏ bê học hành như tôi làm sao mà được học bổng. Thế là tôi từ bỏ Internet, quay trở lại học hành tử tế theo đúng khả năng của mình, với mục đích đạt được cái học bổng kia, để bước tiếp trên con đường thực hiện giấc mơ của mình. Chỉ trong 1 học kỳ, tôi đã bứt phá và GPA học kỳ đó đứng top 10 của khoa, để rồi niềm vui vỡ òa khi tính điểm cả năm học, tôi được học bổng của thành phố đợt tôi apply lại lần 2. Tôi bắt đầu đăng ký các lớp học tiếng Anh cơ bản ở trường, những course đầu tiên điểm khá thấp, cũng chỉ khoảng 6x/100, rồi lên dần 7x rồi 8x. Sang năm 3 tôi mới nhận được số tiền học bổng trên, và tôi đã ra quyết tâm cho mình là hết năm 3 phải có được bằng IELTS để apply học bổng học Master. Tôi ném toàn bộ số tiền vào đăng ký lớp luyện thi IELTS và đăng ký thi IELTS, cộng với mua 1 cái mp3 phục vụ cho việc học. Trong vòng 5 tháng liền, tôi hầu như không hề có một ngày nghỉ: trong tuần thì đi học từ sáng tới tối do bài vở năm 3 khá nhiều, cuối tuần thì bắt tàu điện ngầm lên trung tâm luyện thi IELTS. Tôi phải học cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất, để vừa đáp ứng được bài vở trên lớp, vừa có thời gian ôn thi IELTS, vừa có thời gian dành cho gia đình và tình yêu xa của tôi. Tháng cuối cùng là lúc tôi bị stress nhất, vì vừa phải làm 1 cái internship, vừa trong giai đoạn nước rút để thi IELTS. Ngay sau ngày kết thúc internship là ngày tôi thi IELTS. Và cuộc sống đã không phụ lòng người, tôi được 7.0 IELTS trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhiều người.
Có tấm bằng IELTS trong tay, tôi coi như đã thực hiện được một nửa giấc mơ của mình, lúc đó tôi tràn đầy tự tin và nhiệt huyết để chuẩn bị hồ sơ apply học bổng toàn phần Master. Giai đoạn này tuy có lúc khó khăn và có gặp thất bại, nhưng tôi luôn lạc quan và tin rằng mình sẽ có kết quả xứng đáng với những nỗ lực và cố gắng vừa qua. Để giờ đây, tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình, đã có được những suất học bổng danh giá và đáng tự hào.
Cảm ơn bạn bè, gia đình, người yêu đã luôn ở bên cạnh động viên tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi mệt mỏi nhất. Và hy vọng rằng các bạn của tôi, những người đang gặp thất bại tạm thời, sẽ tiếp tục đứng lên và đi tiếp, vì cuộc sống sẽ không phụ lòng những người cố gắng và nỗ lực hết sức mình đâu…”
PHẦN 2: ĐỊNH HƯỚNG
Tôi cũng bắt đầu như mọi người, không biết tìm kiếm học bổng từ đâu, cái mốc cũng chỉ là google với những từ khóa chung chung kiểu như “học bổng du học”, “học bổng toàn phần”, etc. Rồi tôi biết đến VietAbroader, SVDuhoc, tôi đã thức rất nhiều đêm để đọc hết những bài viết hay, những bài SoPs của mọi người, để rồi tôi biết rằng có rất nhiều người họ đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn như thế nào để giành được học bổng. Tôi lên giây cót tinh thần cho mình, bất chấp mọi khó khăn cũng phải cố gắng để thực hiện giấc mơ bấy lâu nay.
Vào thời điểm hết năm 3 đại học, điểm của tôi trung bình được 83/100, nhưng điểm năm 1+2 không tốt lắm, chỉ có điểm năm 3 là khá hơn một chút, vì thế tôi bắt đầu tìm kiếm những học bổng mà focus vào điểm năm 3+năm 4. Tôi cũng bắt đầu với US, nhưng rồi tôi thấy học bổng chủ yếu là cho PhD, mà bản thân tôi chưa có ý định học lên PhD, cộng với các nguyên nhân khác như là chưa có GRE…nên tôi từ bỏ US. Sau khi tìm hiểu, tôi chuyển sang Canada, vì hầu như các trường họ chỉ xét điểm của năm 3+4, và điều quan trọng là có học bổng cho bậc Master nữa. Tôi cũng tập tành email cho giáo sư này nọ, khoảng gần 100 cái cho các giáo sư ở đủ các trường, để rồi không hề nhận được câu trả lời nào khả quan… Có một bà Prof. ở trường Manitoba thì có mail qua mail lại với tôi nhiều nhất, keep contact phải đến 2 tháng, nhưng đến thời điểm cuối cùng thì bà lại bảo rằng chỉ có thể nhận tôi làm student chứ không có fund cho tôi, làm tôi ngẩn ngơ vì đã đổ vào đó khá nhiều thời gian công sức để đọc papers của bà (để dựa vào đó mà viết mail)…Sau này tôi mới nhận ra rằng do tôi thiếu Research Exp., vì thế xin học bổng kiểu contact giáo sư là rất khó. Cuối cùng, tôi chuyển hướng sang Europe và bắt đầu tìm hiểu các nguồn học bổng của Europe.
PHẦN 3: TÌM KIẾM HỌC BỔNG
Các kênh tìm kiếm thông tin học bổng của tôi như sau:
– Sử dụng các nguồn thông tin có từ TTVNOL, VietPhd, có hẳn những topics như là “Danh sách học bổng toàn phần” của chị Rome ở TTVNOL, rồi mục học bổng cơ hội các nước bên PhD, tôi ngồi đọc từng bài một rồi tổng hợp lại thông tin.
– Muốn tìm học bổng của một nước nào đó, tôi thường search site studyin+tên nước đó, rồi từ đó link đến các thông tin học bổng. Ví dụ: Study in Sweden – SWEDEN.SE
, studyindenmark.dk, www.studyinnorway.no, studyinaustralia.gov.au, www.nuffic.nl, etc. Các keyword liên quan đến học bổng là: scholarship, funding, financial aid, financial support, grant, award… các bạn cứ tìm những mục có từ khóa đó là ra thông tin.
– Sử dụng các portal về học bổng như là www.getscholarship.net, scholarship-positions.com, www.eastchance.com/anunt_index.asp?q=eu,sch&start=1
– Sử dụng các search engine chuyên dụng, ví dụ như các bạn tìm kiếm học bổng Hà Lan không thể không biết đến www.grantfinder.nl
– Tìm kiếm thông tin có sẵn ở các forum nước ngoài. Như chúng ta đều thấy là các chương trình học bổng dân TQ, Ấn Độ và Pakistan được rất nhiều, vì thế tôi tập trung tìm kiếm thông tin học bổng của forum các nước này. Các site tôi tìm được là pakistanscholarships.com (site của Pakistan, nhưng nhiều thông tin học bổng dành cho quốc tế); bbs.taisha.org, bbs.gter.net (2 forum này của TQ, không biết tiếng Trung bạn vẫn có thể dùng google translate tool để đọc hiểu http://translate.google.com).
– Sử dụng kiến thức về tìm kiếm google. Bạn cần biết đuôi viết tắt của các nước, ví dụ Đan Mạch là .dk, Thụy điển là .se, Đức là .de, Hà Lan là .nl, Bỉ là .be, vân vân. Sau đó tìm kiếm kiểu như sau:
“site:.de master scholarship”, rồi biến hóa keyword đi, thêm các từ chuyên ngành của bạn vào, sẽ ra thông tin học bổng ở các nước tương ứng.
– Theo dõi thông tin về học bổng trên website của Bộ GD&ĐT www.moet.gov.vn , Cục Đào tạo với nước ngoài www.vied.vn, và một số trường đại học tại Việt Nam như Bách khoa HN…
– Sử dụng sự quan sát và phân tích thông tin. Khi tôi ngồi đọc bài trên các forum hay website, thấy bạn nào học trường nào mà có học bổng, tôi liền google ngay về trường đó, rồi tìm đến mục học bổng của trường để tìm.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH BẢN THÂN+LỰA CHỌN HỌC BỔNG ĐỂ APPLY
Việc lựa chọn học bổng nào để apply cũng rất quan trọng, vì rải thảm nhiều thì tốn tiền+tốn thời gian, thế nên phải “rải có chọn lọc”, làm sao cho khả năng của mình đạt học bổng là cao nhất. Muốn thế thì phải biết trong tay mình có cái gì, không có cái gì, các cụ ngày xưa đã nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” là như thế.
Như đã nói ở trên, khuyết điểm lớn nhất của tôi là không có kinh nghiệm nghiên cứu+kinh nghiệm làm việc và bảng điểm còn khuyết năm cuối (vì tôi apply khi mới hết năm 3). GPA tuy rằng không cao nhưng cũng có thể coi là pass, coi như thỏa mãn điều kiện cần. Điểm mạnh của tôi, tôi nghĩ là SỰ LIỀN MẠCH của các awards mà tôi đạt được, foreign languages và hoạt động ngoại khóa, cộng với một strong spirit mà tôi sẽ thể hiện trong SoP của mình. Nói qua một chút về SỰ LIỀN MẠCH của các awards, trong trường hợp của tôi tức là: kết quả học tập cấp 3 tốt, hết cấp 3 thì có học bổng đi học ở TQ, trong thời gian học ở TQ thì lại được học bổng của nơi theo học. Bản thân tôi thấy rằng đặc điểm này rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng, nó cho hội đồng tuyển sinh thấy được sự XUẤT SẮC LIÊN TỤC của mình, và trong thư của trường VU Amsterdam giới thiệu tôi lên hội đồng xét tuyển HSP, thầy Coordinator đã nhấn mạnh đặc điểm này của tôi (điều mà tôi đã dự tính và thể hiện trong SoP khi apply vào trường). Vì thế tôi khuyên các bạn nên cố gắng thể hiện được đặc điểm này trong bộ hồ sơ xin học bổng của mình.
Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định apply các học bổng sau:
– Erasmus Mundus course NordSecMob: tôi thích làm về InfoSec nên lúc đầu tôi chỉ apply mỗi course EM này. Vẫn biết rằng EM rất coi trọng độ phù hợp của applicant’s background với course features, thể hiện qua research exp. và work exp., tôi lại thiếu 2 thứ này, nhưng tôi vẫn muốn thử sức với nó vì tôi có đam mê và có tự làm qua một vài thứ liên quan. Tuy nhiên, cũng chính vì thiếu hụt relevant research exp. +work exp. nên phần lớn SoP của tôi nói về những việc mà tôi đã tự làm, tự nghiên cứu, vì thế nên tôi ko còn nhiều space để nói về các điểm khác, đó có lẽ là lý do khiến tôi chỉ được vào RL rank 6x. Khi biết kết quả thì tôi cũng hơi buồn vì RL thấp như vậy, nhưng nghiên cứu lại thì đó cũng là kết quả hợp lý, thứ nhất đây là application đầu tiên của tôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thứ hai lý do chính là tôi không thể hiện được mình PHÙ HỢP với course này (academically).
– Cái thứ hai tôi apply là University of Twente của Hà Lan. Qua trang web www.grantfinder.nl tôi tìm thấy thông tin học bổng trường Twente(UTS 40k), đọc qua tiêu chí của họ tôi tự thấy mình cũng khá phù hợp, vì học bổng vừa yêu cầu học thuật tốt mà hoạt động ngoại khóa đóng góp cho xã hội cũng tốt, rồi khả năng lãnh đạo, tôi thấy mình đều đáp ứng được. Vì thế tôi đã apply Twente, với mục đích apply cả UTS và xin Nomination của Twente để apply HSP. Cuối cùng họ không cho tôi Nomination HSP, và ban đầu chưa cho tôi Nomination cho UTS, mà bắt tôi chờ đợi tới tháng 4 rồi họ sẽ trả lời. (Lưu ý là học bổng UTS cũng cần Nomination của khoa, rồi hội đồng học bổng của trường sẽ xét lại một lần nữa trước khi đưa ra kết quả cuối cùng). Thầy Co. của khoa mail cho tôi lý do Twente từ chối ko cho tôi Nomination HSP là vì những người được Nomination họ GPA cao hơn tôi. Biết được thông tin này, tôi có cảm nhận là Twente họ khá chú trọng đển GPA, có vẻ đây là tiêu chí họ xét đầu tiên. Thế là tôi đành từ bỏ HSP for Twente, chỉ còn trông chờ vào cơ hội với UTS. Đúng tháng 4, tôi mail lại cho thầy hỏi về UTS, và một điều quan trọng nữa là tôi gửi thêm cho thầy GPA 2 học kỳ mới nhất của tôi (khá cao 3.9x và 3.6x), vì tôi nghĩ họ “thích GPA cao”, cứ gửi thêm biết đâu để lại được ấn tượng và được nominate lên. Quả đúng như vậy, thầy đã nominate tôi lên hội đồng học bổng của trường, và yêu cầu tôi gửi bảng điểm cụ thể của 2 học kỳ này+thesis subject mà tôi đang làm. Finally, tôi được UTS 40k. Như vậy sự phán đoán và tự tin dám làm theo phán đoán của mình cũng rất quan trọng các bạn ạ, vì thế gặp tình huống hãy chịu khó suy nghĩ và đưa ra reaction thật chuẩn.
– Cái thứ 3 tôi apply là VU Ams, với mục đích apply thêm để tăng cơ hội được HSP Nomination. Thật là may, vì VU Ams apply sau Twente khá lâu, cuối cùng lại được Nomination trước, và giúp tôi thành công với HSP. Kinh nghiệm của tôi ở đây là nên có backup cho các plan của mình, đề phòng trường hợp ko như mong muốn xảy ra.
– Cái thứ 4 tôi apply là EuMI, mặc dù năm nay course này ko chính thức như các năm trước, học bổng ko phải là 48k mà chỉ là 15k do các trường tự trích ra, nhưng tôi cứ apply backup, hơn nữa chỉ là apply online tốn có 16k VND tiền fax. Thực ra ban đầu tôi không biết thông tin này, nhưng hay theo dõi website của ICT Trento nên tôi biết năm nay họ cho học bổng của consortium, nên tôi apply, và nghĩ rằng ít người biết thông tin này nên mình có khả năng. Cuối cùng tôi vẫn vào RL rank 9, sau đó thì được ICT Trento cho học bổng trường.
– Các trường còn lại tôi apply là Westminster (UK), PoliTorino (Italy), UNSW(Australia, chuẩn bị apply End. nhưng có lẽ bh thôi).
Nói thêm một chút về lý do tôi chọn apply Hà lan và học bổng HSP: các bạn có thể thấy là hầu như ai apply EM cũng cố gắng apply HSP nếu được. Những người apply EM thì không có giới hạn 2 năm tốt nghiệp, còn HSP thì có giới hạn này, thế nên HSP vô hình chung đã thu nhỏ pool of applicants lại, đã giúp chúng tôi loại bỏ bớt những anh chị có thâm niên công tác và kinh nghiệm nghiên cứu khỏi cuộc chơi. Hơn nữa, để có được Nomination từ các trường cũng coi như là vượt qua 1 vòng. Và quan trọng hơn là trong các tiêu chí của HSP, tôi chỉ thấy có yêu cầu về mặt học thuật xuất sắc, chứ ko thấy nói gì về mặt nghiên cứu hay đi làm, đúng là cái mà tôi đang thiếu.
Một điểm nữa mà có lẽ các bạn ít để ý, đó là các trường Hà Lan thường yêu cầu cả bảng điếm cấp 3 khi apply Master (HSP thì họ nói chung chung là gửi transcripts và bằng, tôi gửi tất cả đại học và cả cấp 3). Profile cấp 3 của tôi khá tốt, càng làm tôi tự tin thêm khi lựa chọn Hà Lan và HSP. Và cuối cùng tôi đã thành công với sự quyết định sáng suốt của mình. Vì thế các bạn nào có profile cấp 3 tốt thì nên nộp cùng khi apply Hà Lan và HSP nhé, có thể sẽ là plus points đấy.
Qua kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ việc phân tích ưu khuyết điểm của bản thân và lựa chọn học bổng phù hợp để apply đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thành công cuối cùng. Vì thế các bạn hãy chịu khó bỏ thời gian ngồi xem lại chính mình, nhờ mọi người nhận xét, để đưa ra nước cờ tiếp theo chính xác nhất.
PHẦN 5: CHUẨN BỊ HỒ SƠ VÀ APPLY
Sau khi đã lựa chọn cho mình các học bổng để apply, thì giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và apply này chính là giai đoạn mệt mỏi nhất, nhọc nhằn nhất, quyết định trực tiếp tới việc bạn có được học bổng hay không. Vì thế các bạn phải tập trung cao nhất có thể cho giai đoạn này.
Có thể thấy rằng, những bạn có profile long lanh (GPA cao, trường top, rank cao, awards đầy mình, LoRs xịn, int’l pubs dắt lưng vài cái, kinh nghiệm làm việc tầm quốc gia quốc tế) thì việc họ apply và được học bổng probably chỉ còn là vấn đề thủ tục, hồ sơ của họ có thể mắc một vài thiếu sót nhỏ, SoP của họ có thể viết không thật hay, nhưng xét cho cùng thì họ vẫn được học bổng vì profile quá mạnh. Vậy thì chúng ta, những con người profile chỉ đủ dùng và sàng sàng nhau, có một vài mặt không thể cạnh tranh nổi với họ, làm thế nào để vẫn được học bổng. Chỉ còn một cách là đề ra chiến thuật apply hợp lý, chuẩn bị application thật cẩn thận, viết SoP LoRs thật hay, mục đích cuối cùng là maximize cơ hội được học bổng của mình, để stand out giữa hàng nghìn hồ sơ khác.
Nói qua một chút về giai đoạn chuẩn bị, tôi thấy rất nhiều bạn thi IELTS/TOEFL đúng vào lúc apply, tức là tầm khoảng tháng 9,10,11, sau đó lấy điểm có được cho vào cùng hồ sơ để nộp. Làm như vậy bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt cho bộ hồ sơ của mình, vì vừa phải tập trung ôn thi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, rồi tìm hiểu thông tin về trường. Vậy thì tại sao không tách các việc đó ra, theo từng khoảng thời gian, để ta có được sự chuẩn bị tốt nhất cho từng giai đoạn? Time Schedule của tôi như thế này:
Tháng 7 thi xong và có điểm IELTS –>tháng 8 tìm trường, học bổng+công chứng giấy tờ–> tháng 9 viết SoP+LoRs–>tháng 10 gửi hồ sơ.
Chính vì có một kế hoạch chi tiết như vậy, nên tôi có thể tập trung đầu óc cho mỗi công đoạn để chuẩn bị tốt nhất cho bộ hồ sơ của mình. Và cũng chính vì thế mà các bước tôi làm rất thuận lợi và nhanh chóng, không gặp vướng mắc mấy.
Thế nào được gọi là đã tìm hiểu về trường và học bổng định apply?
Về cơ bản, có nghĩa là bạn đã lục tung website của trường lên, biết được entry requirements là những gì, required documents là cái gì. Nhiều bạn hỏi rằng thấy required docs trên web phải bao gồm các thứ a,b,c, nhưng mình thiếu thứ a hay thiếu thứ b thì có được không. Đã gọi là required documents thì các bạn cứ thế mà chuẩn bị cho đầy đủ, các bạn viết mail hỏi trường những thứ đó họ không trả lời cho thì cũng đừng giận. Một điều nữa là hãy đọc kỹ mục Eligibility của từng học bổng, xem mình có THỎA MÃN TẤT CẢ các điều kiện họ nêu không, để tránh mất thời gian apply và bị loại ngay từ vòng gửi xe. Nhiều bạn apply những học bổng mà họ ghi rõ ràng là chỉ dành cho EU/EEA, thế mà cứ đâm đầu vào apply??? Khi bạn tìm hiểu về trường, xin hãy đọc cái mục FAQs nữa nhé, các câu hỏi mà bạn thắc mắc đa phần là nằm ở đấy. Một số trường hợp bạn không thỏa mãn điều kiện nào đó trong mục Eligibility mà vẫn được apply, thì cứ đọc mục FAQs là có. (Nếu người khác tìm được thông tin bạn cần trên website của trường, mà bạn không tìm được, thì bạn không phù hợp để apply học bổng. Do your homework plz!)
Cơ bản là như thế, còn tìm hiểu một cách chi tiết hơn thì như sau: Google or everything (qua bạn bè, facebook, forum, networking…) để tìm các thứ liên quan đến học bổng đó: phân tích+thống kê tình hình các năm của học bổng(A), yếu tố quan trọng nhất của học bổng đó là gì(B), những người đã apply thành công học bổng đó profile+applications của họ ra sao(C). Muốn đạt được (A), (B) thì chỉ còn cách tự tìm kiếm+đọc bài+tự mình tổng hợp phân tích thông tin mà thôi. Còn muốn đạt được (C) thì ngoài các kênh thông tin trên, bạn có thể vào xem trong khoa trong trường bạn apply có mục Alumni không, nhảy vào đó đọc xem có anh chị VN nào không, đọc bài của họ xem có thu được thông tin gì không (họ học trường nào ra, làm về cái gì, etc…). Nếu mà tìm được contact của họ thì quá tuyệt vời rồi. Tìm được contact thì tốt, chịu khó liên lạc với họ để hỏi kinh nghiệm, but ask intelligent questions plz!. Hãy thể hiện mình là người có chuẩn bị, có tìm hiểu, đừng có cái gì cũng hỏi, không ai đủ kiên nhẫn và nhiệt tình để trả lời cho bạn các vấn đề cỏn con đâu.
Một vấn đề nữa là sắp xếp thông tin: đối với mỗi trường hay mỗi học bổng bạn định apply, hãy tạo một Folder riêng biệt tương ứng trên Bookmark Firefox của bạn, rồi mỗi khi đọc đến các thông tin quan trọng như là requirement, deadline, etc tất tần tật liên quan đến trường hay học bổng đó, hãy save tất cả vào Folder trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn đấy!
Về SoPs, LoRs:
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như là GPA, trường học, rank, awards…, thì các bạn chỉ còn có thể trông chờ vào SoPs, LoRs để tăng cơ hội được học bổng mà thôi. Vậy thì viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để stand out giữa vô vàn applications khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.
Để có được LoRs hay, thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Nghĩa là trong quá trình học, bạn đã phải tự chọn cho mình những Referee tiềm năng, người mà có khả năng viết LoR hay cho bạn, hoặc bạn có thể xin chữ ký một cách dễ dàng. Sau đó thì tìm cách tiếp cận những Referee tiềm năng này, thể hiện bản thân của bạn, sao cho Referee đó có ấn tượng tốt về bạn, và HIỂU BẠN LÀ AI. Ví dụ trong trường hợp của tôi, học kỳ 1 năm 3 tôi đã để ý và chọn ra được 2 Referees tiềm năng cho mình. Sau khi đã lựa chọn như vậy, tôi bắt đầu thể hiện mình: tôi cố gắng đăng ký các khóa học mà có 2 Referees này giảng dạy, cố gắng hỏi họ các câu hỏi trên lớp, thi cố gắng đạt điểm cao. Đặc biệt hơn, kỳ mùa hè năm 3 tôi đã chọn một người trong số họ làm Supervisor cái Internship của tôi (và tôi còn được vị này chọn làm team leader nữa). Vì thế, mặc dù 2 Referees của tôi không hề có tiếng tăm, nhưng LoRs mà họ cho tôi thì phải nói là Fantastic!!!
Tới quá trình viết, kinh nghiệm của mọi người+cách viết thì rất nhiều rồi, ở đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc viết SoPs và LoRs:
– Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết SoPs+LoRs sao cho người đọc thấy mình PHÙ HỢP với tiêu chí của học bổng đó nhất.
– Thực hiện vòng tuần hoàn Reading—Writing—Revising, tức là đầu tiên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, tìm ý tưởng; sau đó bắt tay vào viết; viết xong thì nhờ mọi người sửa+bản thân mình sửa. Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi nào có được một bản ưng ý thì thôi.
– Khi viết thì lập Outline các ý cần viết trước (theo kiểu gạch đầu dòng), sau đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Cố gắng TRẢ LỜI HẾT các câu hỏi mà học bổng đó yêu cầu, cố gắng BALANCE các ý, và CONNECT các ý với nhau.
– Trong SoPs hãy cố gắng đề cập nhiều nhất có thể đến những gì KHÔNG CÓ trong các factors khác. Đừng nói nhiều về awards, thành tích học tập mà họ có thể thấy trong CV của bạn, hãy nói về những thứ như là bạn đã làm được những gì liên quan đến ngành học mình đang định apply (Quá khứ), tại sao bạn lại muốn học cao lên về ngành này (Hiện tại), học xong nó thì bạn đạt được cái gì theo dự định (Tương lai).
– Trong LoRs thì hãy chia các đặc điểm của mình ra để viết (HÃY NÊU VÍ DỤ CỤ THỂ CHỨ ĐỪNG VIẾT CHUNG CHUNG), và các LoRs thi thoảng giao nhau ở một hay hai đặc điểm nào đó, để hội đồng thấy được TẤT CẢ ĐIỂM MẠNH trong con người mình.
– Cách làm của bản thân tôi khi viết SoP, LoRs: download các tài liệu hướng dẫn cách viết+collect một vài sample của những người đã apply thành công các loại học bổng, sau đó print them out, rồi ngồi đọc+phân tích các mẫu câu hay, ý hay (dùng highlight pen), cuối cùng là áp dụng vào bài của chính mình với những ví dụ cụ thể của chính mình.
Chuẩn bị xong hồ sơ và gửi hồ sơ đi coi như bạn đã hoàn thành phần lớn công việc của mình rồi đấy, nhưng “công việc hậu trường” thì cũng quan trọng và không thể thiếu sót.
Gửi hồ sơ đi, bạn phải liên lạc với trường để hỏi xem họ đã nhận được hồ sơ chưa, hồ sơ có thiếu sót gì không, để kịp thời bổ sung.
Liên lạc với trường như thế nào cho hiệu quả?
Rất nhiều bạn phàn nàn về việc email hỏi trường mà mãi không thấy reply, tạo nên tâm lý lo lắng và không yên tâm. Xin lưu ý với các bạn rằng, thời điểm apply hồ sơ rất nhiều, và candidates email cho trường rất kinh khủng, nên họ không trả lời hết cũng là điều dễ hiểu. Ở đây tôi quote lại kinh nghiệm mà mình đã viết trên diễn đàn để chia sẻ với các bạn (đối với các trường ở các nước khác cũng áp dụng tương tự):
“Để Twente+các trường khác nhanh chóng reply khi mình contact hỏi han, kinh nghiệm của tớ là: mail hỏi họ tầm 7h-8h sáng (giờ bên họ) + tầm 14h-15h (giờ bên họ). Lúc đó là lúc họ bắt đầu làm việc ca sáng (or ca chiều), bạn mail tầm đó thì sẽ vào Inbox của họ ở Page đầu tiên, là cái mà họ nhìn thấy đầu tiên khi Log in vào mail~~> họ sẽ reply. Tất nhiên đó là suy đoán của riêng cá nhân mình, nhưng mình đã áp dụng cách này khá ok và họ sẽ mail lại luôn trong ngày, hoặc cùng lắm là ngày hôm sau.
Cụ thể đối với Twente, bạn mail tầm 2h chiều Vn nhé. Có thể vào đây để convert timezone: http://www.timezoneconverter.com
Thêm 1 tip nữa đó là cái subject của mail, subject attractive 1 tý thì họ sẽ chú ý hơn. Ví dụ bất kể hỏi cái gì, mình cũng để subject là :”Did you receive my application package?”, hơi củ chuối 1 tý nhưng mà đc việc ”
Các công đoạn như vậy coi như xong, giờ thì chỉ còn chờ đợi mà thôi. Lưu ý trong giai đoạn này vẫn nên giữ liên lạc với trường, để họ có yêu cầu gì mình còn đáp ứng ngay.
PHẦN 6. NHẬN KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH
Trong toàn bộ quá trình apply học bổng, yếu tố may mắn cũng luôn được mọi người nhắc đến. Bản thân tôi thì quan niệm rằng, yếu tố may mắn cũng có thể do bản thân chúng ta tạo nên. Bằng cách nào ư? Đó là cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh, thì cuộc sống sẽ mang lại may mắn cho mình.
Nếu bạn nhận được nhiều học bổng, thì từ chối các học bổng mà bạn không định đi một cách nhanh chóng cũng là một cách để giúp đỡ và tạo cơ hội cho người khác đấy. Vì thế xin hãy quyết định nhanh chóng và take action nhé!
PHẦN 7. LỜI KẾT
Mong rằng những kinh nghiệm trên đây của tôi có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình chinh phục học bổng toàn phần, thực hiện giấc mơ du học của bản thân. Và khi đã thành công rồi, xin hãy bỏ chút thời gian quý báu của các bạn quay lại đây chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đến sau nhé.
Source: tungkelvin.wordpress.com
Link: https://bit.ly/319W7fv
#scholarshipforvietamesestudents #hannahed #hannah #scholarship #studyingabroad #applystory #erasmusmundus
#erasmusscholarship #hannahedapplystory
canada study plan 在 IELTS Thanh Loan Facebook 的最佳貼文
CÁC ĐỀ THI IELTS WRITING NĂM 2014
------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 09/01/2014:
Writing Task 2: The best way for governments to solve the problem of traffic congestion is providing free public transport in 24 hours per day, and seven days a week. To what extent do you agree or disagree?
Ngày 18/1/2014:
Writing Task 1: One line graph and one column about the average price ticket and the average percentage of tickets sale of a theatre
Writing Task 2: Many students find it difficult to concentrate or pay attention at school.
What are the reasons? What could be done?
Ngày 25/1/2014:
Writing Task 1: pie charts
Writing Task 2: International community must act immediately to ensure all nations to reduce their consumption of fossil fuels e.g. gas and oil. To what extend do you agree or disagree?
Ngày 15/2/2014:
Writing Task 1: single line chart
Writing Task 2: Some people think success in life comes from hard work and determination. Others think money and appearance are more important. Discuss both sides and give your opinion
Ngày 22/2/2014:
Writing Task 1: Table
Writing Task 2: Children's education is expensive. In some countries, the government pays some or all of the costs. Do the advantages outweigh its disadvantages?
Ngày 1/3/2014
Writing Task 1: Maps (Mô tả sự thay đổi về cấu trúc của 1 học viện sau khi thiết kế lại.)
Writing Task 2: Living in big cities is bad for people's health. To what extent do you agree or disagree with this opinion?
Ngày 8/3/2014:
Writing Task 1: Compare 3 diagrams describing 3 different recruitment procedures
Writing Task 2: Some people say that all young people should have full-time education until they are 18 years old. To what extent do you agree or disagree with this opinion?
Ngày 15/03/2014:
Writing Task 1: Bar chart.
Writing Task 2: It is important for all towns and cities to have large public spaces such as squares and parks. Do you agree or disagree with this statement?
Ngày 5/4/2014:
Writing Task 2: An increasing number of people change their career and place of residence several times during their life time. Is this positive or negative development?
Ngày 12/04/2014:
Writing Task 1: Line graph, transportation of goods in Europe via road, water, pipeline, rail from 1980 to 2015
Writing Task 2: Some people think the main purpose of education is to make individuals useful to society; others say education helps them to achieve personal ambitions. Discuss both views and give your opinion.
Ngày 24/04/2014:
Writing Task 1: Bar chart of comparing the number of males aged 16 to 26 watch different sports with the percentage of those participating in them.
Writing Task 2: An increasing number of advertisements on TV aim at children. What are the effects of television advertising? Should television advertising be controlled?
Ngày 10/05/2014:
Writing Task 1: Process
Writing Task 1Nowadays, as women and men have to work full time, household duties should be equally divided. Do you agree or disagree?
Ngày 17/05/2014:
Writing Task 1: Comparison in a city map, between 1950 and current
Writing Task 2: Some children can learn more efficiently by watching TV. Therefore, children should watch TV regularly both in school and at home? Do you agree or disagree?.
Ngày 24/05/2014:
Writing Task 2: Many young people who leave school hold a negative attitude towards learning. Why does this happen? What are the solutions?
Ngày 07/06/2014:
Writing Task 2: Some people believe that if a police force carries guns, this encourages higher level of violence in that society. To what extent do you agree or disagree with this opinion?
Ngày 28/06/2014:
Writing Task 1: Bar chart and table combination.
Writing Task 2: With the increasing demand for energy sources such as oil and gas, should people be looking for sources of oil and gas in remote and untouched places? Do the advantages of this outweigh the disadvantages of damaging such areas?
Ngày 10/07/2014:
Writing Task 1: Process: How the sand dunes are formed.
Writing Task 2: Some countries achieve international sports by building specialized facilities to train top athletes, instead of providing sports facilities that everyone can use. Do you think this is positive or negative development?
Ngày 19/07/2014:
Writing Task 1: Process để tái chế battery
Writing Task 2: Some people think that the government have the duty to ensure its citizens have a healthy diet, while others argue it is the responsibility of each individual. Discuss both views and give your opinion
Ngày 26/07/2014:
Writing Task 1: (Table) Data about development of high speed rail networks
Writing Task 2: Some people think that environmental problems are too big for individuals to solve. Others believe individuals can also do some things to solve these problems. Discuss both views and give your own opinion
Ngày 02/08/2014:
Writing Task 1: Two bar charts that compare Germany, USA, Japan, and China's worker ratio in Agriculture and Services industries.
Writing Task 2: In many parts of the world, children and teenagers are committing more crimes. Why is this happening? How should they be punished?
Ngày 09/08/2014:
Writing Task 1: Table.
Writing Task 2: Some people think that governments should ban dangerous sports, while others think people should have freedom to do any sports or activity. Discuss both views and give your own opinion
Ngày 16/08/2014:
Writing Task 1: Maps about fire escape plan for a student accommodation in a college (2 exits, 7 bedrooms)
Writing Task 2: In some countries, governments are encouraging industries and businesses to move out of the cities and into regional areas. Do you think the advantages outweigh the disadvantages?
Ngày 06/09/2014:
Writing Task 1: Bar chart
Writing Task 2: As major cities in the world are growing today, so do their problems. What are problems for young people who are living in the cities as the result of continued growth? How problems might be solved?
Ngày 20/09/2014:
Writing Task 1: Map
Writing Task 2: Some people think that introducing new technology can improve people’s quality of life in developing countries. However, others believe that free education should be offered. Discuss both views and give your opinion.
Ngày 27/09/2014:
Writing Task 1: Table
Writing Task 2: In recent years, more and more people tend to live individually. What are the causes of this trend? Does this have a positive or negative effect on society?
Ngày 02/10/2014:
Writing Task 1: 2 bar charts, 1 chart illustrate the number of people per square km (của 6 quốc gia năm 2003), 1 chart show change in urban population from 2003 to 2005 (của 6 nước đó.)
Writing Task 2: Dạng To what extent do you agree or disagree?
Government funding in university should only be provided for scholarship for the best student. all other funding can find from student fees and private organizations. To what extend do u agree or disagree?
Ngày 11/10/2014:
Writing Task 2: Today more and more people are using mobile phone and computer. Thus, the communication ability is losing. To what extent do you agree or disagree?
Ngày 18/10/2014:
Writing Task 1: Process of making smoked fish?
Writing Task 2: Some people think that it is not necessary to go to other countries to study other culture. We can learn from books, films and the internet. Do you agree or disagree?
Ngày 25/10/2014:
Writing Task 1: Map Mô tả 1community centre 10 years ago (đến bây giờ)
Writing Task 2: Some people think that job satisfaction is more important while other people think that a stable job is more important. Discuss both views and give your opinion.
Ngày 01/11/2014:
Writing task 1: Two bar charts. The first is comparison of Australia and China’s imports and exports. The second is Australian goods imported from China
Writing task 2: It is better for people to be unemployed than people to be employed but they do not enjoy. Do you agree or disagree?
Ngày 8/11/2014:
Writing Task 2: Some people believe that a crime is a result of social problems and poverty, others think that crime is a result of bad person's nature. Discuss and give your opinion.
Ngày 22/11/2014:
Writing Task 1: 2 tables about international student ở Canada and the US.
Writing Task 2: In some countries, shopping online is replacing shopping at store. Do you think it is a positive or negative development?
Ngày 06/12/2014:
Writing Task 1: Line graph
Writing Task 2: Some people think that it is best to live in a horizontal city while others think of a vertical city. Discuss both view and give your opinion.
Sưu tầm bởi IELTS Planet
canada study plan 在 Diệu Linh Youtube 的最讚貼文
Tạm biệt 2019, những năm đáng sợ và đáng nhớ.
Mình trân trọng những điều đã xảy ra, cám ơn và đợi chờ những điều tốt đẹp.
--------------------------------
instagram ➭ @dieulinh_asr
facebook ➭ @dieulinh2208 @dieulinhxinchao
email ➭ [email protected]
F A C T ?
Name ➭ Diệu Linh
Age ➭ 20s (forever)
House ➭ Leo X Gryffindor
Education ➭ Public Relation X Lifestyle Media
Experience ➭ Marketing X Communication X Content Creator
—
INFOMATION (Thông tin hữu ích về Canada)
Tài liệu về du học, study plan ➭ https://goo.gl/forms/oIIPjIZXVhs9TKoI3
Website Giáo Dục của chính phủ Canada ➭ https://www.educanada.ca/
Website về visa và các chương trình định cư Canada ➭ https://www.cic.gc.ca/
—
Thanks for watching and good luck ✨
canada study plan 在 Diệu Linh Youtube 的精選貼文
Các thông tin cần thiết:
Sách ➭ https://ielts-thanhloan.com/san-pham/ebook-luyen-ielts-reading/ (các bạn có thể nhập mã dieulinh để được giảm 20%)
Website ➭ https://ieltsonlinetests.com/
—
Series IELTS Marathon
Ep1: 5 phút thay đổi phương pháp học ➭ https://youtu.be/eO7gOkZ1C6I
Ep2: IELTS Listening cho người mới ➭ https://youtu.be/MWVGPejk1JA
Ep3: IELTS Reading cho người mới ➭ https://youtu.be/SFVBO3-9TvA
Ep4: IELTS Writing cho người mới ➭ coming soon
Ep5: IELTS Speaking cho người mới ➭ coming soon
Ep6: IELTS Q&A ➭ coming soon
Các video khác về tiếng Anh:
1. Dốt Tiếng Anh Có Đi Du Học Được Không: https://youtu.be/5_w1ojnjHGw
2. Mất Bao Tiền Để Có IELTS 7.0: https://youtu.be/9Uu0j9nnDYQ
3. Tự Học IELTS 7.0 Có Khả Thi: https://youtu.be/OaQE7S9N7ao
4. Du Học Không Cần Tiếng Anh: https://youtu.be/voTCzUN1Ecw
—
video ➭ IELTS Listening Cho Người Mới Bắt Đầu | Diệu Linh
music ➭ Henyao
photo ➭ Greg Rakozy
—
instagram ➭ @dieulinh_asr
facebook ➭ @dieulinh2208 @dieulinhxinchao
email ➭ [email protected]
F A C T ?
Name ➭ Diệu Linh
Age ➭ 20s (forever)
House ➭ Leo X Gryffindor
Location ➭ Hanoi X Saigon X Toronto
Education ➭ Public Relation X Lifestyle Media
Experience ➭ Marketing X Communication X Content Creator
—
I N F O ?
Tài liệu về du học, study plan ➭ https://goo.gl/forms/oIIPjIZXVhs9TKoI3
Website Giáo Dục của chính phủ Canada ➭ EduCanada.vn
—
Thanks for watching and good luck ✨
canada study plan 在 Diệu Linh Youtube 的最讚貼文
Các thông tin cần thiết:
Sách ➭ https://ielts-thanhloan.com/san-pham/ebook-hoc-ielts-listening/ (các bạn có thể nhập mã dieulinh để được giảm 20%)
Website ➭ https://ieltsonlinetests.com/
—
Series IELTS Marathon
Ep1: 5 phút thay đổi phương pháp học ➭ https://youtu.be/eO7gOkZ1C6I
Ep2: IELTS Listening cho người mới ➭ https://youtu.be/MWVGPejk1JA
Ep3: IELTS Reading cho người mới ➭ https://youtu.be/SFVBO3-9TvA
Ep4: IELTS Writing cho người mới ➭ coming soon
Ep5: IELTS Speaking cho người mới ➭ coming soon
Ep6: IELTS Q&A ➭ coming soon
Các video khác về tiếng Anh:
1. Dốt Tiếng Anh Có Đi Du Học Được Không: https://youtu.be/5_w1ojnjHGw
2. Mất Bao Tiền Để Có IELTS 7.0: https://youtu.be/9Uu0j9nnDYQ
3. Tự Học IELTS 7.0 Có Khả Thi: https://youtu.be/OaQE7S9N7ao
4. Du Học Không Cần Tiếng Anh: https://youtu.be/voTCzUN1Ecw
—
video ➭ IELTS Listening Cho Người Mới Bắt Đầu | Diệu Linh
music ➭ Henyao
photo ➭ Greg Rakozy
—
instagram ➭ @dieulinh_asr
facebook ➭ @dieulinh2208 @dieulinhxinchao
email ➭ [email protected]
F A C T ?
Name ➭ Diệu Linh
Age ➭ 20s (forever)
House ➭ Leo X Gryffindor
Location ➭ Hanoi X Saigon X Toronto
Education ➭ Public Relation X Lifestyle Media
Experience ➭ Marketing X Communication X Content Creator
—
I N F O ?
Tài liệu về du học, study plan ➭ https://goo.gl/forms/oIIPjIZXVhs9TKoI3
Website Giáo Dục của chính phủ Canada ➭ EduCanada.vn
—
Thanks for watching and good luck ✨
canada study plan 在 每日關心愛國溫搶人資源狀況- 【Study Plan 點寫先過骨?】 利 ... 的推薦與評價
Study Plan in Canada Here is the guideline of how to write a good study plan in Canada for study permit of Canada. Why do you wish to study ... ... <看更多>