BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有44部Youtube影片,追蹤數超過117的網紅JENN LEE,也在其Youtube影片中提到,觀秀注意事項: 1. 請將畫質調高至2160,以取得最佳畫面清晰度。 2. 若有VR頭盔或Google Cardboard,建議務必佩戴使用,將有身歷其境的非凡體驗。 PLEASE NOTICE: 1. As the content was rendered with 3D stereoscopi...
「chi chi london」的推薦目錄:
- 關於chi chi london 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於chi chi london 在 Facebook 的最佳解答
- 關於chi chi london 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於chi chi london 在 JENN LEE Youtube 的精選貼文
- 關於chi chi london 在 Trần Hinh Youtube 的精選貼文
- 關於chi chi london 在 Đức Toại Vlogs Youtube 的最佳解答
- 關於chi chi london 在 Chi Chi - Home | Facebook 的評價
- 關於chi chi london 在 Chi Chi London - YouTube 的評價
- 關於chi chi london 在 Chi Chi Clothing (chichiclothing) | Official Pinterest account 的評價
chi chi london 在 Facebook 的最佳解答
AIRFORCE 1 MID – Đứa con “bị lãng quên” của Không Lực Nike.
Đùa vậy thôi, chứ thực ra đúng là như thế đấy. Trong suốt giai đoạn 2019 và đầu 2020, Nike đang ra sức mang lại những đứa con đã làm nên tên tuổi và iconic nhất của mình trong lifestyle và thời trang đường phố - đó là gì, đó là Airforce 1 với các bản collab với Gdragon “Paranoise”, hay với Travis Scott.
Bên cạnh đó, chi thị trường đại chúng thì các phiên bản Nike AF1 cũng đang làm mưa làm gió với thiết kế đẹp mắt và màu sắc pantone hợp xu hướng. Nike Dunk SB cũng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ sau phiên bản Offwhite Nike Dunk SB, Travis Scott và các phối màu đình đám hồi xưa. AirJordan 1s cũng tằng tằng ra và nhìn xem đi – Nike “có vẻ” khá yêu mến các bản Low, bản sneaker cổ thấp và những đôi Mid hình như đã bị đi vào quên lãng.
Đùng 1 cái, Comme Des Garcon trong runway A/W 2020 công bố sự trở lại “của Airforce 1 Mid với sự tiếp tục công trình hợp tác đầy chơi bời giữa 2 thương hiệu quyền lực CDG và Nike. Nhưng đáng nói hơn ở đây là, đứa con bị ghẻ lạnh của Không lực Nike – lại xuất hiện trong 1 runway lớn dưới cái tên của 1 thương hiệu lớn. CDG lúc nào cũng vậy, cũng muốn những đôi sneaker Nike xuất hiện trong các collection của mình một cách thời trang nhất và đồng thời cũng khá kén người đi nhất. Chúng ta có Comme Des Garcon x Nike Shox, CDG x Nike Air Presto Foot Tent…
(Có lẽ với những ai yêu giày sẽ nhớ Airforce 1 Mid khá ít các bản collab được nhiều người biết đến, thông thường sẽ là Supreme – phổ biến ở Việt Nam chắc bản AF1 MID Ricardo Tisci, còn ước mơ của mình là A Cold Wall Nike – bản High đầu tiên và giới hạn ở London chứ không phải low bán đầy ngoài thị trường đâu nhé).
Cùng trở lại về Airforce1 Mid – phiên bản Mid của AF1 được công bố và giới thiệu vào năm 1994, sau bản High và Low được debut trước đó 12 năm. Tuy nhiên, đối với thị trường đại chúng – thì có vẻ họ không khá “mặn mà” lắm với các phiên bản Mid này, vì nó được xem là “Signature shoes” của người da màu (Ở đây là rapper da màu) vào các giai đoạn cuối thập niên 90s.
Chúng ta có Wu-tang Clan, chúng ta có Jay-Z và các dân chơi da màu khác yêu thích mặc combo quần short thụng, áo jersey và một con AF1 Mid chiến.
Nhưng cũng giống như underground và streetwear vậy, Các đôi giày Nike Airforce 1 Mid gần như biến mất khỏi thị trường vào đầu những năm 2000s. Thời điểm đó là sự nổi dậy của các dòng retro-runner với Asics hay New Balance, do đó không chỉ riêng dòng Mid mà các bản low của Airforce 1 – đều “im hơi lặng tiếng” trên social cũng như mainstream.
Tuy nhiên, giai đoạn 2011 – có 1 cái tên đã mang cả dòng Airforce 1 trở lại đại chúng và đặc biệt là Airforce 1 Mid. Chính là không ai khác ngoài A$AP “Flacko” Rocky cùng binh đoàn A$AP Mob – nổi đình nổi đám với hit “Wild for the Night” cùng với Dj/Producer khét tiếng thời điểm đó Skrillex. A$AP Rocky đã hồi sinh “Không lực 1” Mid của Nike với việc sử dụng gần như 100% hình ảnh xuất hiện thời điểm đó cùng với đôi AF1 Mid. Thời tới vận tới, sự thay đổi về gu âm nhạc của gen Z với việc Rap trở thành thứ nhạc yêu thích nhất của thập kỉ đã mang sự quan tâm rất nhiều tới các rappers và outfit của họ. AF1 Mid đã không thành một đôi sneaker “Đậm mùi Gangster” mà trở thành đôi giày mà ai cũng nên có trong tủ giày của riêng mình. Chẳng thế mà sau sự thành công vượt trội của Nike x Vlone (A$AP Mob) bản low, bản thứ 2 luôn là các bản Mid màu đen (Nhưng do scandal của Bari nên Nike cắt hết hợp đồng rồi).
Với Sự bùng nổ của AF1 Mid thì các bản low cũng xuất hiện nhiều lên – những bạn nào chơi giày đã lâu, hẳn vẫn rất nhớ giai đoạn 2012 – 2013 Việt Nam khá ưa chuộng các đôi AF1 Low/Mid đen trắng và sở hữu nó như sở hữu Yeezy ngày nay vậy. Tiếp theo đó là cái sự collab mà là “Grailed” của khối thanh niên thời đó – Nike AF RT.
Airforce 1 lúc nào cũng vậy, đôi giày này càng beat càng đẹp. Nhưng so cho cùng, bản Mid vẫn khá kén người và cách ăn mặc hơn bản Low – đó cũng là lí do mà tại sao AF1 MID thường không được “Sủng ái” nhiều khi ra thị trường. Nhưng nếu bạn là 1 người có gu ăn mặc và sáng tạo 1 tí, nó sẽ là con dao sắc bén khiến bạn khác giữa 1 rừng AF1 low bây giờ.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
chi chi london 在 Facebook 的最佳貼文
FENDACE – WHAT’RE WE EXPECTING?
Như mình đã chia sẻ trong buổi Livestream hôm qua, các bạn hay là giới mộ điệu thời trang đừng kì vọng gì quá nhiều về sự đột phá trong bản hợp tác mới nhất Fendi và Versace. Có vẻ bản hợp tác cross-over logo giữa Balenciaga và Gucci trực thuộc nhà Kering đã làm nóng mặt nhà LVMH (Vốn là công ty mẹ của thương hiệu Fendi). Có vẻ Fendi và Versace hay đúng hơn là LVMH vẫn có 1 tiên quyết rõ ràng là thâm nhập thị trường giới trẻ và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
(Cho bạn nào hôm nọ hỏi giữa bốn kinh đô thời trang, bốn cứ điểm của mỗi tuần lễ thời trang trước giờ là London, NewYork, Paris và Milan thì ai mới là nhất. Mình xin trả lời Trung Quốc mới là nhất nhé, ShangHai sẽ làm điểm đến tương lai và quyết định nhiều thứ. Các thương hiệu làm runway, làm collection, làm đình làm đám để làm gì? Giới thiệu bộ sưu tập mới, đánh bóng tên tuổi, tăng độ nhận diện, tăng giá trị thương hiệu. Nhưng cái kết cuối cùng vẫn là bán hàng đúng không mọi người. Có người mua thì mới có doanh thu, có doanh thu thì mới có tiền sản xuất, có người mặc thì mới có nhiều người biết tới thương hiệu và mua nó. Chẳng có nơi nào hấp dẫn và béo bở nhất với thời trang cao cấp bằng thị trường Trung Quốc và người châu Á hiện tại cả?)
Đã tròn trèm 1 năm kể từ khi Kim Jones về với Fendi
Câu chuyện mà Kim Jones, người đang chèo lái phần Menswear của DIOR được nối nghiệp cụ ông quá cố vĩ đại Karl Lagerfeld – đảm nhận phần việc khi cụ Karl mất vào tháng 2 năm ngoái là Mr Jones sẽ chịu trách nhiệm cho các collection Haute couture, ready-to-wear và đặc biệt là đồ lông thú (Fur clothes) dành cho women’s wear. Xin nhắc thêm là đồ lông thú là một thương hiệu của Fendi dưới thời của Karl Lagerfeld trong suốt 54 năm cống hiến – “Fun Fur” là một khái niệm mà Karl đã đưa tới Fendi, đánh dấu những tàn tích còn sót lại của một thời trang giai cấp tư sản trong diễn biến đời sống văn minh hơn. Con người ở thế kỉ 21 đã nhận thức hơn rõ ràng về quá trình sản xuất đồ lông thú của ngành công nghiệp thời trang và thú thật rằng – lông thú đã không còn được chấp nhận nhiều và hợp mốt nữa (Giờ lông nhân tạo cũng có thể thay thế và tránh các cuộc điều tra, cãi vã và scandal không đáng có của việc bóc lột thú vật). Trong danh sách đề cử cho vị trí này, còn có cả giám đốc sáng tạo mảng đồ nữ của DIOR là Maria Grazia Chiuri, nhưng LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton – công ty chủ quản của Fendi – với cái đầu đầy tính toán của Bernard Arnault thừa sức biết rằng, cái tên của Kim Jones là hợp lí hơn cả.
Vì sao ư?
Hãy cùng quay lại với ngành công nghiệp thời trang mùa dịch Covid 19. Với diễn biến phức tạp khiến nhiều thành phố lớn, trong đó có các kinh đô thời trang và cả thị trường màu mỡ của ngành thời trang cao cấp là Trung Hoa Dân Quốc – LVMH đã báo cáo tổng doanh thu nửa đầu năm của mình giảm mạnh với 27% so với cùng kì năm ngoái ( 27 phần trăm tương đương với 21.6 tỷ đô), với khoảng thời gian mua sắm cho dịp Hè là tháng tư và tháng 6 (3 tháng) thì số tiền suy giảm là 9.2 tỷ đô (38%). Cho dù vậy, lượng hàng mua sắm online lại là một điểm sáng trong một môi trường kinh tế bị khủng hoảng nặng thời Covid – đủ khiến LVMH vẫn có thể lạc quan về một khả năng phục hồi tốt. Đoán xem – sự lạc quan này đến từ đâu, đúng rồi, đến từ hai thương hiệu lớn của họ là Louis Vuitton và Dior.
Và – chúng ta cùng nhắc lại, sao Louis Vuitton và Dior lại có thể gồng gánh LVMH tại thời điểm hiện tại? Ai đứng sau những bộ sưu tập đấy. À, còn ai vào đây nữa – ông trùm tạo xu hướng Virgil Abloh cho LV Men’s Wear và nhân vật của chúng ta, Kim Jones cho Dior Men’s Wear.
Bối cảnh lợi nhuận ròng giảm tới 84% còn 613 triệu dollar theo thống kê của Wall Street Journal từ LVMH được cho rằng là do tập đoàn này phải gồng gánh quá nhiều chi phí cho các thương hiệu mà họ sở hữu. Gánh nặng này còn tăng hơn khi chi phí về mặt bằng, các trung tâm thương mại đóng cửa khiến các mặt hàng chủ lực và đòi hỏi xem trực tiếp nhiều như túi xách, nước hoa, đồng hồ, phụ kiện và trang sức không thể nào tiếp cận được với khách hàng. Con đường chủ lực nhất và cứu cánh cho các nhãn hàng thời trang hiện tại là thông qua kênh online hay thương mại điện tử. Để có được sự thu hút nhất, cần những cái tên hot nhất. Virgil Abloh với các kĩ năng truyền thông của mình – đã làm tốt điều đó (Mới đây là vụ lùm xùm với Walter đó). Còn Kim Jones thì sao, ông luôn biết cách khiến người khác nói về mình – DIOR vẫn bán rất tốt nhờ bám sát xu hướng và tạo hyped – thông qua collaboration đắt tiền giữa DIOR và NIKE. Và cũng đó là lí do vì sao LVMH chọn Kim Jones chứ không phải là Maria Chiuri.
Fendi – trong cơn khủng hoảng này, dù trong giai đoạn 2018-2019 vẫn được xướng danh cho các thương hiệu được tìm kiếm online nhiều nhất. Trở lại xu hướng, với logo double F (FF) vào thời điểm logomania nắm trọn thị trường thì Fendi cũng có chỗ đứng nào đó trong việc kinh doanh thời trang. Nhưng khi logomania không còn là hơi thở chung nữa, Fendi lại trở lại sự cổ điển/sang trọng đậm chất tư sản của nó. Fendi cần một người khiến công chúng, dư luận tò mò – nhắc tới và cũng thỏa mãn được cái nhìn của những vị chuyên gia thời trang, khi cái bóng của cụ Karl Lagerfeld là quá lớn. Virgil hoàn toàn không phù hợp cho 1 vị trí đậm chất “Da trắng” này, Kim Jones – với tầm nhìn thoáng hơn Maria Chiuri (Vốn dĩ đã từng cống hiến rất nhiều cho Fendi từ năm 1989 với chiếc túi bánh mì Baguette) và một thời gian dài (7 năm cho LV, hơn 2 năm cho DIOR) cống hiến cho LVMH – hoàn toàn phù hợp hơn cả. LVMH đã tính toán cho việc sử dụng Kim Jones như 1 kim bài mở cửa thành công mới và cơ hội cho Fendi khi mà Silvia Fendi vẫn tiếp tục quản lí đồng hành (Nhưng thế là không đủ).
Sự thành công của Dior tại hiện tại cho nên mình không lấy gì làm quá lạ và cũng không ngạc nhiên khi Fendace được công bố. Ngay trong đầu mình đã suy nghĩ về việc chắc kết hợp logo FF vốn dĩ được ưa chuộng trước giờ cũng với kiểu cách của Versace thì nó diễn ra gần như với dự đoán mà chắc ai cũng có thể có một cái nhìn lờ mờ rồi. Dior của Kim Jones thời điểm hiện tại cũng phát triển mạnh mẽ dựa trên những kiểu Oblique mà một thời John Galliano từng phát triển lên và đạt thành công. Công thức này hẳn sẽ được áp dụng cho Fendi x Versace như 1 điều tiên quyết để thâm nhập thị trường Châu Á (Ở đây là Trung Quốc).
Rõ ràng màu sắc ánh kim của Versace rất hợp với thị trường Trung Quốc, vốn dĩ xem màu vàng là màu của thượng tôn – của hoàng đế, của bậc vua chúa vô thượng. Màu vàng, màu của thiên tử kết hợp với các họa tiết rất chi là “Long bào” của Versace điểm xuyến logo FF của Fendi còn gì hợp hơn cho thị trường tỉ dân, giàu có và vô cùng chịu chi. iPhone từ lúc ra màu Gold Rose (Vàng hồng) thì trái ngược với sự thờ ơ của thị trường Âu – Mỹ lại vô cùng được đón nhận tại thị trường châu Á. Tại vì nó là một bản sắc văn hóa đã đi vào máu rồi. Chưa kể, nếu các bạn nào chơi giày thì kiểu Versace pattern đã từng được thị trường Trung Quốc đón nhận bởi đôi Nike Foamposite x Supreme cũng như sản phẩm quần áo. Các sneakerhead và dân chơi châu Á luôn thích những kiểu như thế này cho nên giờ bạn có đôi giày này có khi bán sang Trung Quốc vẫn luôn được giá nhé.
Thiết kế thì rõ ràng không có gì quá phức tạp, nó nhắm thẳng trực tiếp tới kiểu cách ăn mặc đang hiện hành của giới trẻ. Dễ dàng ứng dụng, dễ dàng mặc cho mọi mục đích khác nhau. Vàng kim – Logo – Flexing, mục tiêu của nhiều tầng lớp thượng lưu, những công tử - tiểu thư thuộc gia đình quyền thế bậc nhất Trung Hoa và cũng là khách Super Vip của nhiều thương hiệu thời trang lớn với mức chi hàng chục triệu dollar một năm. Nên nhớ chúng ta là dân Á Đông, hoàn toàn xa vời với nghệ thuật thời trang Haute Couture vốn dĩ đã phát triển trước cả mấy thế kỉ rồi nên việc nhiều người mua thời trang giờ với mục đích show-off, flexin’ là chuyện vô cùng dễ hiểu và bình thường. Giá trị thương hiệu mang lại cho họ giá trị thể hiện bản thân.
Một thực tế rằng, dù Kim Jones quay lại Fendi nhưng chưa có một động thái nào có thể khiến thương hiệu này có 1 cú hit đánh đều cả hai mặt trận truyền thông – thiết kế hay cả thương mại. Thì đây, sau 1 năm thì Fendace có thể được xem là tiền đề để mang hai brands đang tìm cách tiếp cận sâu hơn thị trường Á Châu – Trung Quốc bằng hoàng kim và logo.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
chi chi london 在 JENN LEE Youtube 的精選貼文
觀秀注意事項:
1. 請將畫質調高至2160,以取得最佳畫面清晰度。
2. 若有VR頭盔或Google Cardboard,建議務必佩戴使用,將有身歷其境的非凡體驗。
PLEASE NOTICE:
1. As the content was rendered with 3D stereoscopic with 8K resolution, it is suggested to view it with 3D VR headset for the best experience.
2. In case you don't have the headset, you can still experience it using Google Cardboard, with a down-graded quality.
--
JENN LEE 21FW探索內心世界,忘卻物質的渴求,回歸精神的平衡與根本。
「過去、現在與未來的你都是不同的你,因為條件都不同,如果我們能把每個剎那當作生活片段來過活,會感到很感恩。」
由於全球疫情蔓延,JENN LEE 21FW以VR360沈浸式虛擬世界的新科技展出,時尚跨界新科技。以東方哲學思想「宇宙恆變」、「自然融合」與「活在當下」的創作概念,創造「變」與「流動」的視覺。
與兩度獲得亞洲最指標的電影獎項「金馬獎」的電影特效團隊「再現影像」,以及創媒空間國際有限公司主理人李奕慶擔任創意指導合作人林合一「LOVE PLANET VR360」虛擬新星球。
「你覺得愛是什麼?你想對誰說愛?」
Inspired and drawn from an Eastern philosophy “The universe is in eternal change”; highlighting the fact that we must live for the moment and embrace living in harmony with the substance of everything that exists. The VR showcase aims to bring together visually, the ideas of transformation and dissipation.
A chaotic VR world is juxtaposed with real characters from our everyday life. Jenn Lee and Golden Horse Award winning film company Renovatio Pictures, Inc. set about to invite a group of Taiwanese celebrities, actors, musicians, influencers, make-up artists and designers to participate in seeking Utopia via Virtual Reality.
--
JENN LEE Team
李維錚 Wei Chen Lee
劉芸庭 Liu Yun Ting
吳霈萱 Wu Pei Xuan
毛紫函 Mao Tzu Han
賴映宇 Lai Ying Yu
葉祐誠 Yeh Yu Cheng
楊嘉靜 Yang Chia Ching
江聿涵 Jiang Yu Han
范棠棋 Fan Tang Chi
楊紫廷 Yang Tzu Ting
呂緣生 Lui Yuen Seng
Producer/ Photographer
費俊偉 Dennis Fei
視覺特效製作 再現影像製作股份有限公司
Visual Effects By Renovatio Pictures
視覺特效總監 郭憲聰
Visual Effects Supervisor Tomi Kuo
特效製片 黃棨雋
VFX Producer Peter Huang
技術總監 范屹閔
Pipeline Technical Director Willy Fan
CG 總監 陳昭詠
CG Supervisor Chen Chao Yung
特效協調 陳姵均
VFX Coordinators Hulk Chen
合成組長 謝欣霏
Composition Lead Faye Hsieh
資深合成師 徐佳佑
Senior Compositor Shu Chia Yu
CG 數位視覺設計師 吳怡萱
CG Digital Artists Ella Wu
概念美術設計師 吳怡萱
Concept Deisgn Artist Ella Wu
特效協力 張泰軒
VFX Associate Ted Chang
行政企劃 黃千真
Administration Angel Huang
Creative Director
李奕慶 Kris Lee
Citizens of Love Planet
高捷 Jack Kao
高愛 Maggie Kao
黃宣 YELLOW
阿夜 Marz23
百勒絲 Fairy Pai
郝雲娟 Hao Yun Juan
Yolanda Milan
張維宸 Way Mask
祁麟 Cone
程琪 Kare Chen
傅昱 Fu Yu
陳映如 In Ru Chen
張迎盈 Asa
張允信 Forrest Chang
張彤宇 Claire Chang
費俊偉 Dennis Fei
李維錚 Wei Chen Lee
臭咪 Stinky Mimimi
Sponsors
文化部
Nike
Gentle Monster
DENNIS FEI
KCC 墾青集團
HER
Music
Cloudy Ku — Hermitage Bliss
Written by Cloudy Ku 庫巧兔
Mixing
Tim Whitten
Mastering
Lawrence English
© all rights reserved
--
JENN LEE Facebook:https://www.facebook.com/official.JENNLEE
JENN LEE Instagram: https://www.instagram.com/jennlee_official
JENN LEE Website:http://www.jennleestudio.com
PR Contact (Taiwan): ellenliujennlee@gmail.com
PR Contact :roxannechen@dyelog.co.uk
chi chi london 在 Trần Hinh Youtube 的精選貼文
#tiktok #youtubemarketing #tranhinh
TikTok đối mặt với thách thức pháp lý mới về việc THEO DÕI dữ liệu người dùng chưa đủ tuổi!
Mặc dù phải đối mặt với một loạt thách thức - đôi khi đe dọa đến sự tồn tại của ứng dụng - TikTok vẫn tiếp tục phát triển vào năm 2020 và có vẻ sẽ trở thành một nền tảng thậm chí còn quan trọng hơn và có ảnh hưởng trong năm tới.
Mặc dù TikTok dường như đã tránh được lệnh cấm ở Mỹ ở thời điểm hiện tại, nhưng ứng dụng này vẫn đang được giám sát chặt chẽ, do lo ngại về tác động của nó đối với người dùng trẻ tuổi và các cân nhắc về bảo mật dữ liệu quốc tế, do Trung Quốc sở hữu.
Về điểm đầu tiên, một lần nữa TikTok được thiết lập để được kiểm tra các cách thức theo dõi và sử dụng dữ liệu từ người dùng chưa đủ tuổi như một phần của thủ tục pháp lý mới ra mắt ở Anh.
Theo trang tin tức Sky News UK :
"Một bé gái 12 tuổi đến từ London, chưa xác định được danh tính, dự định đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại nhằm chống lại 6 công ty được cho là chịu trách nhiệm cho TikTok và ứng dụng "tiền nhiệm" Musical.ly vì "mất quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân". Theo phán quyết của Tòa án Tối cao được công bố, hành động cáo buộc các công ty đã "sử dụng sai thông tin cá nhân của nguyên đơn và xử lý dữ liệu cá nhân của nguyên đơn" vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của EU và Vương quốc Anh. "
Xem video để biết chi tiết hơn về các thách thức pháp lý mà Tiktok đang phải đối mặt nhé!
Bạn có thể dùng công cụ SEO video Youtube.
Vidiq: https://bit.ly/vidiqYoutube
Hoặc Tubebuddy: https://bit.ly/2Yvtv0X
Đừng quên ủng hộ Hinh 1 sub nhé!
https://bit.ly/tranhinhyoutube...
Xem thêm video của Hinh:
Youtube Marketing Là Gì? Cách Làm Marketing Trên Youtube Hiệu Quả Nhất
https://www.youtube.com/watch?v=78JD0xaD5Lc&t=79s
Bí quyết để thành công trên Youtube là gì ?
https://www.youtube.com/watch?v=xRXGxEWaoRE&feature=youtu.be
7 cách kiếm tiền online tại nhà trong mùa dịch
https://www.youtube.com/watch?v=2TutkhQnlZs&feature=youtu.be
Cám ơn thầy Phạm Thành Long dạy cho em kiến thức này :
https://bit.ly/3cz4WFn
Liên hệ với tôi tại:
★☆★ GIÚP HINH ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ KÊNH YOUTUBE: ★☆★
https://bit.ly/2Hb03EX
Facebook cá nhân ►https://bit.ly/tranhinh
Chat với Trần Hinh►https://bit.ly/tranhinh
Telegram: ► https://bit.ly/hinhtelegram
Instagram ►https://bit.ly/instagramtranhinhbrand
Blog ►https://bit.ly/phantranhinh
chi chi london 在 Đức Toại Vlogs Youtube 的最佳解答
*** ShareProfit Thân Chào !!!
Link download app : http://mm.tiaozapp.com/profitVI/
Link Đăng ký : http://profit37.com/#/register/ 0238609
Link Trang Chủ : http://profit37.com http://profit33.com
Link nhóm Zalo hướng dẫn : https://zalo.me/g/jajdeg781
****Giới thiệu
--ShareProfit trực thuộc tập đoàn WPP PLC - WPP PLC là một tập đoàn quảng cáo và quan hệ công chúng đa quốc gia với trụ sở chính tại London, Anh, văn phòng điều hành tại Dublin, Ireland.[3] Đây là công ty quảng cáo lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, và tuyển dụng khoảng 162.000 người trong 3.000 văn phòng trên khắp 110 quốc gia.[2][4] Công ty sở hữu một khối lượng lớn các công ty quảng cáo, mạng lưới quan hệ công chúng và nghiên cứu thị trường . Website chính thức http://wpp.com
--ShareProfit (SP)là chi nhánh trực thuộc tập đoàn WPP PLC – Trụ sở chính Châu Á hiện tại Kuala Lumpur- Malaysia , HongKong , Có sự hợp tác với các nền tảng lớn trên Internet Facebook –Youtube và ngày 20-12-2019 kí hợp đồng đầu tiên với Tik Tok -Bắc Kinh Trung Quốc. Nền tảng SP hoạt động dựa trên cách thức ăn phần trăm trên các hợp đồng quảng cáo thương hiệu , quảng bá sản phẩm , và đặt những quảng cáo đó lên công việc giành cho các đại lý và các thành viên trực thuộc SP.
--Event từng hoạt động
*Quốc tế phụ nữ ngày 8-3
*Chào mừng quốc khánh 2-9
*Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10
*Đặc quyền giành cho các đại lý 1-11
--ShareProfit từng tham gia hoạt động tích cực :
* Khuyến khích động viên học sinh nghèo vượt khó
* Ủng hộ đồng bào miền Trung
Lưu ý : Hiện tại có rất nhiều phần mềm sao chép , mang danh nghĩa SP sử dụng với mục đích lừa đảo , Xin mọi người chú ý khi liên hệ với chúng tôi
Liên hệ :+84564194133
Hotline : +959407855352
Hãy cùng ShareProfit tạo nên chuyển biến mới trong nền kinh tế 2020-2021
PHỤC VỤ CÁC BẠN LÀ NIỀM VINH DỰ CỦA CHÚNG TÔI .
? Fb https://www.facebook.com/profile.php?id=100034196741101
Cám ơn các bạn đã xem video của tôi !
Tôi yêu các bạn !
fb của Toại đây nhé : https://www.facebook.com/profile.php?id=100034196741101
? Trang page chính của Toại https://www.facebook.com/toaitoaitoai98/?ref=bookmarks
? Trang page chính của Tuyền https://www.facebook.com/toaituyen98/
? instagram : https://www.instagram.com/ductoaivlogs/
? Youtube :https://bit.ly/2GJgXgG
? Kênh công tuyền : https://bit.ly/2FJ5Thi
? Cám ơn tất cả các bạn đã xem video của tôi ! ?
Mong tất cả các bạn luôn ủng team mình và anh Thật nha mọi người!
☆ Tôi yếu tất cả các bạn ! ☆
? Nguồn Nhạc:
☆ NoCopyrightSounds: https://bit.ly/1l3zpKd
#Đứctoại #anhemsinhdoi
chi chi london 在 Chi Chi London - YouTube 的推薦與評價
Recognised as the 49th fastest growing private company in the UK Sunday Times, Chi Chi London are on a mission to become your one stop fashion brand. ... <看更多>
chi chi london 在 Chi Chi Clothing (chichiclothing) | Official Pinterest account 的推薦與評價
Chi Chi Clothing | Chi Chi London is a fashion brand which specialises in evening wear to envy! We pride ourselves on being unique & vibrant. ... <看更多>
chi chi london 在 Chi Chi - Home | Facebook 的推薦與評價
Chi Chi, Enfield Town. 498647 likes · 5389 talking about this. Fashion that celebrates YOU Exclusively designed in London Sizes 6-26 Worldwide... ... <看更多>