Suy nghĩ: “Tôi sẽ không bao giờ mặc món đồ này nữa – vì nó đã xuất hiện trên Facebook, Instagram rồi”và tâm lý sử dụng Thời trang bền vững.
Có lẽ trường hợp này khá phổ biến hiện nay – khi mà hình ảnh trên mạng xã hội được dùng làm thước đo để đánh giá một con người, các nam thanh nữ tú xây dựng profile của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Như mình đã nói, thứ thể hiện rõ nhất và được quan tâm nhất đó chính là gì? Là “Vẻ bề ngoài” – bao gồm “Khuôn mặt” – “Thời trang”. Đó là khi bạn mặc cái gì hịn hịn hay phong cách thay đổi liên tục, nghĩa là bạn là một người “Fancy”, một người “Đẹp đẽ” trong mắt người khác.
Và đó sẽ dẫn tới nguyên nhân của việc có những câu hỏi “Nên hay không có một phong cách hay thay đổi nhiều phong cách mới là thời trang?” “Em cảm thấy quần áo của em thật buồn tẻ”..
Quay trở lại thói quen sử dụng thời trang - Mỗi outfit của họ thường chỉ xuất hiện 1 lần trên IG, FB và sẽ không xuất hiện trên đó bao giờ một lần nào nữa, không nói chuyện tới liên quan tới các công việc như Influecers – K.O.Ls – Seeders. Bài viết đang nói đến các chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn. “Consumerism”, thói quen mua hàng nhiều qua mức cần thiết của xã hội hiện nay, đặc biệt là gen Z – khiến tủ đồ của mọi người đang trở nên “over” và “thừa thãi” để trở thành một miếng bánh béo bở cho fast fashion và các hãng thời trang ăn liền.
Mình cũng đã trải qua giai đoạn này rồi . Đã có lúc mình từng là 1 con chiên ngoan đạo của “Hypebeast”, là kẻ phục tùng tuyệt đối của “Xu hướng”. Tiêu biểu khi mua 1 chiếc áo Bape, 1 chiếc tee Supreme hay vớ của Vetements, tần suất xuất hiện của các items đó trên IG của mình thời điểm đó chắc chỉ đếm được 1 -2 lần. Tâm lí lúc đó sẽ là như thế này :
“Người ta theo dõi mình vì mình có những sản phẩm mới nhất, độc nhất và tính trên cộng đồng chắc chỉ 1 -2 cái. Nếu mình cứ mặc đi mặc lại hoài, người ta lại kêu mình lỗi thời lại bỏ mẹ”.
“Ui zời, mình là Trí Minh Lê nhó. Mà đã là Trí Minh Lê thì ai lại đời đi mặc đồ cũ, đồ kia quá 3 lần. Thế sao gọi nà Trí Minh Nê.”
Cũng giống như bao người khác, tuổi trẻ “Hypebeast” rởm của mình bồng bột – điều này khiến vòng đời của một sản phẩm trong tủ đồ không bao giờ cao và tất nhiên, mình không thể trải nghiệm đủ được những cái hay của sản phẩm đó. Tuy nhiên, khi tìm hiêu và cảm thấy nó vượt qua nhu cầu thực sự của mình, những chiếc áo graphic đơn giản chỉ mang trên mình thương hiệu “Hyped” đã không thể thỏa mãn được sự tò mò của mình. Mình đã cảm thấy việc này thật “buồn tẻ” và còn nhiều thứ khác để tìm hiểu hơn nữa.
Đầu tiên – mình nhắm tới chất lượng và không phải là số lượng.
Mình dần dần xa rời các hãng thời trang ăn liền như H&M và Zara, các brands bị hyped quá đáng như ASSC, BAPE (Not Nigo) và các sản phẩm overrated và too much popular của Supreme. Mình cảm thấy rằng $200 cho 1 chiếc tee bình thường là không hiệu quả - với số tiền đó, mình bắt đầu tìm hiểu những hãng ít người biết hơn, nhưng chất liệu vượt trội và cao hơn rất nhiều. Nhiều thương hiệu đến từ Nhật Bản, Canada như WTAPS, Norse Project hay DeluxeJP.. đều không phải là những thương hiệu quá nổi tiếng – nhưng mình cảm nhận được vải – chất liệu và kĩ thuật may của họ đều rất tỉ mỉ và mình thực sự enjoy sản phẩm đó và mặc trong thời gian dài mà không vấn đề này.
Bên cạnh đó, “Saving for the Best” nghĩa là “Dành tiền cho thứ tốt nhất”. Cái quan niệm “Đắt xắt ra miếng” “Đồ thiết kế càng chuyên nghiệp thì giá trị không hề rẻ”. Cho nên việc giảm bớt thói quen mua sắm vô độ để dành một khoản tiền lớn hơn cho các sản phẩm chất lượng hơn và “Không thể bị lỗi thời ít nhất trong 2 -3 mùa”. Hoặc nếu nói trắng ra là nếu mình biết cách phối đồ và am hiểu về nó thì nó sẽ luôn có một giá trị nhất định trong tủ đồ của mình.
Để làm được điều đó tất nhiên không phải khơi khơi mà bạ cái gì mua đó được. Mình đã biết rằng mình đã thích điều gì và thương hiệu nào phù hợp với mình. Cho nên quyết định mua hàng cũng phải đắn đo rất nhiều. Nhiều khi tiết kiệm được bao nhiêu lại có việc sử dụng khác nên số quần áo mình sở hữu cứ ít đi dần. Nhưng thứ nào mình đã có, chắc chắn là bền và sử dụng được trong khoảng thời gian dài.
Có một logic là : Các hãng thời trang ăn liền hoặc fast-fashion, họ sẽ phải sản xuất đồ nhanh nhất và nhiều nhất trong thời gian có thể để thỏa mãn được những con chiên ngoan đạo như mình nên sự chăm chút về design, chất liệu vải sẽ bị bỏ qua hoặc xem nhẹ để xúc đẩy quá trình asap. Đó là 1 cách, cách thứ hai là về chất lượng thiết kế - chất xám mà các fashion designer nghĩ ra không thể nào ra nhanh được. Quá trình xây dựng, design, chọn chất liệu..etc đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài nên nhiều hãng fast -fashion rút gọn bằng các cách khác nhau. 1 là “Thó ý tưởng từ các thương hiệu lớn”, 2 là “Làm những món đồ basic”. Tuy nhiên, basic thì lại không đảm bảo được tính thời trang cho nên “Lấy cảm hứng từ các thương hiệu nổi tiếng và bán với giá tốt” là 1 phương án khả thi nhất.
Các hãng ít nổi tiếng hơn, họ cách các season của họ trong 1 khoảng thời gian dài vừa đủ để có thể nghiên cứu và ứng dụng những mẫu vải và công nghệ mới nhất. Và mình đảm bảo – số tiền mà bạn bỏ ra vì chất lượng có thể cao hơn chút đỉnh nhưng rẻ hơn giá resellers đưa ra, và món đồ cực kì bền, theo bạn cả 1 thời gian dài mà không hề hấn gì.
Mindset
Bạn – như mình – phải thay đổi mindset “Mặc đồ cũ thì xấu hổ”. Có nghĩa là bạn phải tự nhận ra mình ăn mặc vì thời trang của riêng mình hay vì 1 cộng đồng hay cá nhân khen chê nào khác, thứ thời trang bạn đang theo đuổi là gì? Là vì sở thích hay vì số đông. Nếu vì số đông thì bạn không cần đọc nữa đâu.
Còn nếu không, chúng ta phải vứt bỏ đi sự xấu hổ “vô cmn lý” đó để “đúc kết” được gu của mình. Thiên hạ chê cười? kệ mẹ, họ có cho mình cái gì thực tế không. Bạn bè dè bỉu? thôi đ**, bỏ bạn đi là vừa. Bạn mặc là tiền của bạn (hay tiền của gia đình bạn) họ có quyền quyết định chăng. Mặc lại một item đã xuất hiện trước đó không phải là bạn lỗi thời mà là bạn thể hiện một sự sáng tạo và khả năng mix and match đồ vô cùng cực của mình. Nếu là một người thực sự thích thời trang, người ta nhìn bạn – sẽ nể bạn hơn vì chỉ với 1 -2 items nhưng mỗi hình ảnh bạn post lên social là hoàn tới mới, chứng tỏ bạn phải có một lượng kiến thức và am hiểu cơ thể mình mới có thể làm được điều như vậy.
Và tất nhiên, việc bạn hạn chế mua đồ vô tội vạ vì 1 lí do vớ vẩn như trên thì sẽ đến 1 lúc bạn nhận ra mình có nhiều thứ để làm hơn là chỉ đi mua đồ hàng ngày.
Đừng sợ hãi vì thiên hạ, quan trọng là cho bạn.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有15部Youtube影片,追蹤數超過60萬的網紅Benjamin Tran,也在其Youtube影片中提到,lời kết cho những quan điểm của mình xoay quanh đồ FAKE và cộng đồng thời trang Việt Nam.. Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199 Insta...
「fast fashion brands」的推薦目錄:
- 關於fast fashion brands 在 Facebook 的精選貼文
- 關於fast fashion brands 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於fast fashion brands 在 Facebook 的最佳解答
- 關於fast fashion brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
- 關於fast fashion brands 在 Anh Minh Youtube 的精選貼文
- 關於fast fashion brands 在 tonylamfood Youtube 的精選貼文
- 關於fast fashion brands 在 5 myths Fast Fashion brands want you to believe (SheIn, H&M ... 的評價
fast fashion brands 在 Facebook 的最讚貼文
TIKTOK – CHỈ LÀ NƠI ĐỂ GIẢI TRÍ?
Tiktok – platform không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, Không khó gì để chứng kiến thế hệ mới (Gen Z và Gen Alpha) sử dụng những chiếc điện thoại siêu thông minh của mình để lướt – lướt và lướt xem những clips gây cười, hài hước và rất nhiều clip rất “không” mang một nội dung nào. Đơn giản là vui, là cười và “lố bịch đến phát cười” của những người chơi tiktok. Trong diễn biến mà Facebook và Instagram thực hiện những chính sách, điều khoản thắt chặt về nội quy và quản lí nội dung ngày càng chặt chẽ hơn. Liệu TikTok – với sự bùng nổ của nó – có phải là một “Kênh” truyền thông mới của các thương hiệu thời trang. Và liệu cửa có sáng hay là “Cửa Tử”, hay là một nơi mang những nội dung cảm hứng về thời trang?
Ra mắt vào năm 2016, tính tại thời điểm hiện tại Tiktok đến từ Trung Quốc (Còn mang cái tên là Doujin) đã có hơn 1 tỷ account sử dụng và hoạt động, upload lên nền tảng này khoảng 1 tỷ 5 đến 2 tỷ videos và nội dung. Trải dài về độ tuổi sử dụng ứng dụng, tập trung đa phần ở thế hệ mới với 41% từ 16-24 tuổi (Độ tuổi ăn mặc, chi tiền mạnh bạo nhất). Đại dịch Covid19 hiểu theo 1 cách nào đó lại là cơ hội cho phần mềm đến từ Trung Quốc tiếp thêm lửa với việc không có gì làm trong giai đoạn lock-down, thôi thì swipe – xem vài ba video hài hước rồi nghiện lúc nào không biết. Thực ra với kiểu này chúng ta đã có Vines nhưng thời lượng của Vines chỉ gói gọn trong 7-10secs, không hiệu ứng còn Tiktok với thời lượng dài hơn, nhiều hiệu ứng hơn, lung linh bùm chéo hơn. Đã là một nơi để các thanh thiếu niên thể hiện mình, từ hay ho cho tới lố bịch. Nhưng thực ra mà nói thì concept của Tiktok không phải là điều mới nhất mà những ai rành đều biết tới Musical.ly được thành lập năm 2014. Về cách thức hoạt động đều có nhiều điểm tương đồng nhưng Musical.ly lại thiên về âm nhạc nhiều trong nội dung mà người dùng sản xuất nhiều hơn. Dĩ nhiên không phải ai cũng là thiên tài âm nhạc nên khá khó tiếp cận đại đa số thị phần. Một điểm nữa là Musical.ly được phát hành tại thị trường châu Âu, còn Tiktok phát triển bắt đầu từ thị trường Trung Quốc. Chỉ riêng việc so sánh mức độ dân số của Châu Âu và Trung Quốc đã thấy sự thua thiệt về số người sử dụng. Chưa kể Châu Âu là một lục địa già với tỉ lệ dân số có số tuổi lớn khá cao, họ không hứng thú trong việc sử dụng một phần mềm để tạo nội dung giải trí (Tại thời điểm đó) và quan trọng là tính personal privacry (Bảo mật cá nhân). Trung Quốc đông dân hơn, người trẻ nhiều hơn và người Châu Á lại yêu thích trong việc thể hiện hình ảnh cá nhân bằng nhiều cách khác nhau nên Tiktok như một công cụ yêu thích. Từ Trung Quốc, Tiktok nhanh chóng thu hút được lượng lớn người trẻ trên toàn thế giới tham gia nhờ cộng đồng đông, cách sử dụng app dễ dàng – tạo ra được những cú “đa vũ trụ” trên các nền tảng. Cộng đồng của Tiktok cứ theo cấp số nhân, theo số mũ mà nhân lên và cái quan trọng nhất đó là khi cộng đồng đông, lượt người xem cũng đông và mang tới hàng triệu views cho người sản xuất nội dung. Tạo nên các “K.O.Ls thời 4.0”, những “Influencer 4.0” – đánh thẳng vào tâm lý “Thể hiện mình” trong nhu cầu của mỗi con người.
Nên nhớ Vines đã sản sinh những con người như anh em nhà Logan Paul không ngại đủ trò pranks, trêu chọc để có fame thì Tiktok – với cách kiểm duyện content vô cùng rộng mở - đã trở thành một nơi để Gen Z làm đủ mọi thứ họ muốn. Chẳng mấy chốc, trong chiếc điện thoại của bất kỳ người trẻ nào – hẳn phải có app Tiktok hoặc ít nhất, họ đã xem Tiktok bằng cách nào đấy. Facebook – ông trùm của thế giới mạng – cũng đã “phải” chạy theo sự
Vậy – với một lượng audiences/ người xem hùng hậu như vậy, TIKTOK có phải là 1 kênh truyền thông của các thương hiệu thời trang hay là một nơi để người ta đi vào tìm hiểu các cảm hứng về thời trang.
Hmmmm. Có thể có hoặc có thể không. Tùy thuộc vào cách sử dụng của thị trường. Nhưng nên nhớ Tiktok là một nền tảng giải trí. Mà giải trí thì tính học thuật và các kĩ năng chính thống được đào tạo trên ghế nhà trường là rất ít (Nhưng không phải là không có). Lịch sử, văn hóa, giá trị di sản từ thời trang hay bất kì ngành nghề nào khác không thể nào dễ dàng thể hiện tất cả lên trên 1 clip 1 phút được. Có thì sẽ không bao giờ là đủ. Ngay cả Youtube, một nền tảng video streaming cũng phải mất một thời gian dài mới có thể là một nơi để khiến tính học thuật của mình tăng cao từ các nhà phát triển nội dung.
Quay trở lại về thời trang:
Nhận thấy tiềm năng từ thị trường phát triển liên tục này (Và đặc biệt là sự tươi mới của người xem) – các hãng thời trang lớn như Gucci, Prada, YSL, Balenciaga, Givenchy vv.vv đều cố gắng tiếp cận TIKTOK và người xem của họ. Nhưng có vẻ như, phản hồi không hề tốt.
Một thương hiệu thời trang lớn như Prada cũng chỉ vỏn vẹn có 162.000 followers với 18k likes trên Tiktok, số lượng xem mỗi video đạt đỉnh nhất là 48.000 views. Trong khi ở một nền tảng hình ảnh khác là Instagram – con số này là 24.6 triệu. Cũng tương tự với 1 brand mà nhiều chàng trai cô gái Việt Nam yêu thích là Gucci thì ở Tiktok là 762k followers, 4.2m likes – Insta là 41.5 followers. Còn thua cả những hot boy, hot girl biến hình bùm chíu, khoe đường cong nóng bỏng ở Việt Nam với cả chục triệu followers hay likes – lượng comments đông nghèn nghẹt.
Có vẻ như, Tiktok không phải là một nơi mà các Fashion brands có thể tiếp cận dễ dàng.
LÍ DO
Nào – hãy quay trở lại ban đầu. Người xem tìm đến Tiktok là vì lí do gì? Vì nó dễ dàng upload, nội dung không rào cản. Up cái gì cũng được (Không đụng đến sexual hay bạo lực quá mức) – Người ta tìm đến TIktok vì nó vui, nó xàm và chẳng cần hiểu và suy nghĩ gì nhiều. Còn các thương hiệu thời trang, up lên đó nào những collection, những fashion films, những campaign/chiến dịch ngầu đét. Nhưng mấy ai hiểu? Có vui không? Không – Vậy là mục đích của fashion brands và mục đích của người xem là hoàn toàn trật nhau rồi.
Các thương hiệu cũng có thể làm các clips “dễ gần” hơn. “Thân thiện” hơn nhưng nó cũng chỉ nằm ở một mức nhất định so với một nền tảng “Lố là vui” như Tiktok. Người xem cảm thấy buồn ngủ khi dạo qua các account của các hãng thời trang lớn. Ở Tiktok – một nơi thượng vàng hạ cám, người xem không mong chờ ở các thương hiệu thời trang. Nếu muốn chuyên nghiệp và xịn xò hơn thì Instagram phù hợp hơn rất nhiều. Vì Instagram đánh vào trải nghiệm của người dùng ở hình ảnh trước.
Trớ trêu thay, những official account chính như Gucci – Givenchy – Prada không nổi nhưng những Tiktok-er lại vận dụng những điều đó để tạo ra được sự viral hơn cả brands mẹ đẻ. Chẳng hạn như “Với $50 – làm sao để có 1 look trông như Gucci” hay “Bạn mặc những gì để trông thật luxury” vv.vv lại thu hút hơn 50 triệu đến 60 triệu lượt xem. Và hài hước rằng, người ta lại nhắc nhiều đến thương hiệu hơn các clip mà chính họ post trên nền tảng Tiktok. Tất nhiên, trong 60 triệu lượt xem đó – tỉ lệ quan tâm và muốn mua Gucci thật, Prada thật chắc chỉ đếm ở trên đầu ngón tay.
Cũng vì lẽ đó, mà Tiktok lại trở thành 1 nền tảng
“không kiểm soát” của đồ phếch hay replicas với việc các models, những account sở hữu thân hình hot, khuôn mặt ưa nhìn với những tít le “Outfit today” “Làm thế nào để ngầu?” blah bloh cộng thêm 1 đống effect ảo diệu con nhà bà Thiệu đã thu hút lượng lớn người xem. Từ tiếp cận thì khoảng cách giữa người xem/ audiences với các thương hiệu thời trang lại càng xa hơn.
Một mối nguy hại với các thương hiệu thời trang nữa đó là cái cách mà khách hàng trung thành hay khách hàng cao cấp của họ nhìn vào thương hiệu. Sự khác biệt về nhận thức, kiến thức trong thời trang đã làm cho tệp mà thương hiệu đang có trở nên “e ngại” và “Khó chịu” khi mình mặc một sản phẩm nào đó mà nó xuất hiện đầy rẫy trên Tiktok (Chưa biết fake hay real) và cả triệu người nhìn vào cười chọc, bông đùa. Điều đó không khác gì họ đang bị cười cả.
“Ê, mày mặc áo Gucci hả?”
“Đúng vậy, đẹp không? Collection mới đó”
“HAHAAAHAA. Hôm qua tao thấy thằng kia trên Tiktok mặc áo Gucci y chang mày bị con bồ ném bánh kem vào mặt”
Ơ…
Người xem trên TIktok thường không quá tập trung vào cụ thể một điều gì trên màn hình mà họ thu hút bởi nhân vật, diễn biến và âm nhạc. Những tiktok-er sở hữu hàng chục triệu followers cũng nhận thấy rằng – việc họ mặc sản phẩm nào, brands gì cũng không nổi trội bằng việc người xem cảm thấy thú vị về hành động và cách diễn của họ nhiều hơn.
Ở Việt Nam, rất nhiều local brands cũng đang sử dụng Tiktok như 1 kênh chiến lược để phát triển sản phẩm . Nhưng thực chất, hiệu quả “thuần túy” đạt được là không cao. Cái mà chúng ta đang bị lấp liếm là “Các founders không sử dụng Tiktok để quảng bá brands của họ” mà là “Họ đang sử dụng TIktok để xây dựng hình ảnh nhân vật A/B/C nào đó”. Từ các nhân vật A/B/C đó – thông qua Tiktok- sở hữu lượng fan hùng hậu thì sẽ sử dụng nhân vật A/B/C đó trở thành con bài chiến lược để thuyết phục khách hàng trẻ mua đồ. Nên nhớ người xem chính và dễ bị ảnh hưởng nhất của Tiktok là những khách hàng trẻ, họ dễ dàng tin và nhảy ra quyết định mua hàng dễ dàng dựa trên một hình ảnh nào đó thu hút trên mạng xã hội. Số tiền chi ra là vô cùng hào phóng bởi nhiều yếu tố khác nhau – trong đó chủ yếu là nguồn tiền được cung cấp từ gia đình, phụ huynh. Nỗi sợ “Tiền mất tật mang” chưa cao nên các quyết định mua hàng là vô cùng dễ dàng.
Tiktok còn là một công cụ để phát triển “Fast Fashion” – “Thời trang nhanh” vô cùng hiệu quả. Ai sẽ thu lợi được nhiều nhất từ Tiktok trong mảng thời trang? Tất nhiên là các thương hiệu đang sống dựa vào thời trang nhanh. Việc refresh/thay đổi hình ảnh liên tục mỗi ngày bắt buộc người dùng/sản xuất nội dung phải sử dụng các sản phẩm thời trang khác nhau. Mỗi người sẽ có một lượng theo dõi nhất định và lượng người theo dõi khổng lồ sẽ “ăn mòn vào lí trí” về việc thay đổi thời trang nhanh nhất có thể. Đó là “Xu hướng” mà mình đã đề cập ở 1 clip.
VẬY TỐT HAY XẤU? PHỤ THUỘC VÀO CHÚNG TA
Vẫn luôn một câu nói quen thuộc là “ Chọn lọc thông tin”. Loài người là động vật bậc cao và tư duy, lí trí là thứ khiến chúng ta đứng đầu chuỗi sinh học. Trong tình trạng ngổn ngang thông tin được cung cấp hàng ngày thì việc sử dụng “Lí trí và Tư duy” như 1 hình phễu để chắt lọc thông tin là một kĩ năng cần có để biết thu cái nào cho tốt và không thu cái nào xấu dành cho mỗi người dùng. Sẽ không có câu chuyện nền tảng nào xấu hay nền tảng nào tốt. Tiktok cũng vậy, việc cảm hứng thời trang hay học hỏi điều gì từ platform này cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra (Dù ít dù nhiều) nên việc nó mang được lợi ích gì cho bạn phụ thuộc vào bạn sử dụng nó ra sao thôi.
Giống như đi câu cá vậy, một người câu cá giỏi thì dù đưa cho anh ta một cái cây gỗ - sợi dây thì kiểu gì anh ta cũng câu được cá. Người không biết câu cá thì có sở hữu một cây cần câu xịn nhất thế giới thì cũng chưa chắc câu được cá hoặc tỉ lệ câu cá sẽ có thể không bằng người biết câu giỏi. Ngược lại, nếu người câu cá giỏi mà sở hữu 1 công cụ giỏi thì chắc chắn anh ta sẽ thu về cho mình một lượng cá khổng lồ.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
fast fashion brands 在 Facebook 的最佳解答
DỊCH BỆNH ẢNH HƯỞNG SÂU TỚI NỀN THỜI TRANG VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
(Theo góc nhìn cá nhân)
Diễn biến căng thẳng của Covid 19 biến thể Delta tại Việt Nam bắt đầu từ sau dịp lễ 30/04 - 01/05 và kéo dài tới tận bây giờ ( Trong tương lai cũng chưa khẳng định rõ ràng điều gì). Nhiều điều đã xảy ra và hẳn những bạn đọc cũng biết những tác động mà dịch bệnh ảnh hưởng không chỉ tới đời sống của người dân, năng lực sản xuất mà rất nhiều nền công nghiệp khác nhau. Ảnh hưởng sâu bậc nhất chắc chắn là các ngành dịch vụ, giải trí và thời trang cũng không phải là ngoại lệ.
Sài Gòn liên tục giãn cách cũng như những hình ảnh lịch sử mà giới trẻ được chứng kiến tại “Thành phố phồn hoa – Thành phố không ngủ - Trái tim kinh tế” có lẽ là chỉ những người lớn trải qua vào thời kì bao cấp. Thành phố im lìm trong tiếng vang vọng của những chiếc xe cứu thương, những tiếng chó sủa rền lên trong giờ giới nghiêm từ 06 tới tới 06h sáng. Chắc chắn không ai muốn một điều này nhưng hãy suy nghĩ một điều tích cực như thế này: “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Và dịch bệnh sẽ qua đi, Sài Gòn sẽ hồi phục lại.
Nhưng như những căn bệnh mãn tính mà các bạn thường đọc, sẽ có một điều được khẳng định rõ ràng rằng: Di chứng và hệ quả của dịch bệnh lên nền công nghiệp thời trang nói chung và streetwear nói riêng là không thể tránh khỏi. Có nhiều điều mà theo quan điểm cá nhân của mình sẽ xoay chuyển cuộc chơi ngay khi mà Sài Gòn trở lại hoạt động như ngày xưa.
1. Không còn khái niệm Collection/ Season (Mùa):
Điều này sẽ diễn biến tới ít nhất là cuối năm 2021 (Hoặc Quý 1, Quý 2 2022). Lịch giãn cách kéo dài khiến việc ra những sản phẩm mới của các nhãn hàng thời trang tại Việt Nam gần như là đóng băng hoàn toàn. Việc ra sản phẩm mới bây giờ là một điều vô cùng rủi ro và gặp nhiều khâu bị “nghẽn cổ chai” – đặc biệt là hình thức vận chuyển hàng hóa (Shipment). Ngay sau khi dịch bệnh qua đi và những thành phố lớn bắt đầu mở cửa để hồi phục kinh tế và cho phép người dân tự do đi lại, các cửa hàng mở cửa hoạt động trở lại bình thường thì các local brands sẽ nắm bắt cơ hội ngay lập tức này để tung các collection mới. Đây là thời điểm quá ngắn ngủi để kết thúc một năm đầy “thất bát” trong việc kinh doanh thời trang, trước hai đợt bùng nổ mua sắm thông thường là dịp lễ cuối năm (Giáng Sinh – Năm mới) và Tết Nguyên Đán khi nhu cầu ăn mặc tăng cao. Do đó, các local brands sẽ liên tục đẩy mạnh và ra liên tục sản phẩm mới để thu hút người mua và tăng doanh thu một cách nhanh nhất có thể. Vì vậy, khái niệm mùa hay bộ sưu tập hoàn chỉnh sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Câu chuyện sẽ quay lại ra là “Ra nhiều đồ nhất có thể, thu hồi doanh thu bị trống trong thời gian giãn cách nhiều nhất có thể đạt được”.
Nói một cách tiêu cực thì quy chuẩn ra đồ -làm đồ - tăng doanh thu sẽ khoảng 60% đi vào mô típ “Fast Fashion” – “Thời trang nhanh”. Đây là một điều có thể thông cảm được cho các nhãn hàng vì họ đã phải đóng băng quy mô kinh doanh trong một khoảng thời gian khá dài rồi.
2. Môi trường cạnh tranh cực kì gay gắt.
Rõ ràng là một điều như vậy. Khi thị trường mở cửa trở lại, chỉ riêng tại thị trường Sài Gòn đã có khoảng từ 500-700 local brands lớn nhỏ về thời trang đồng loạt ra các sản phẩm mới (Trước khi diễn biến dịch lại trở nên phức tạp và không biết khi nào lại có chỉ thị mới). Và đây sẽ là chiến trường cực kì “đẫm máu” vì thị trường tiêu dùng vẫn chỉ có thể chứ không phình to. Nhiều khi còn thu nhỏ do ảnh hưởng sâu vào túi tiền của người dân do dịch diễn biến phức tạp. Số lượng sản phẩm mới ra liên tục từ các brands khác nhau sẽ tạo ra một bức tranh “Đại dương đỏ” với tính cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu trở nên đáng sợ hơn. Để thu hút người tiêu dùng thì bên cạnh sản phẩm, các chiến dịch quảng bá marketing cũng phải bùng nổ và đi kèm theo. Rõ ràng cuối năm nay chúng ta sẽ đón nhận đến mức “bội thực” về các sản phẩm thời trang, chiến dịch đi kèm. Đây là 1 phản ứng vô cùng bình thường và hợp lí. Có nhiều nét tương đồng với hình ảnh một người bị bỏ đói lâu ngày, khi được ăn sẽ ăn không kiểm soát – ăn vượt qua cái no của bản thân và dẫn tới hiện tượng “nghẹn” “bội thực”.
Quá trình “Đào thải” sẽ song hành trong cuộc chiến này. Vì số tiền của thị trường là có hạn và các lựa chọn dành cho khách hàng là vô cùng nhiều và đa dạng nên quyết định mua hàng sẽ trở nên khó khăn và kĩ càng hơn rất nhiều. Sẽ có nhiều trường hợp các local brands tiệm cận thị trường như sản phẩm giá cả rẻ hơn (Nhưng điều này là không thể xảy ra. Vì sao thì tí nữa mình sẽ nói) nhưng Dịch bệnh này sẽ đánh chết những thương hiệu nhỏ, không nổi bật hoặc có lợi thế cạnh tranh riêng biệt, hoạt động kinh doanh không chuyên nghiệp và đặc biệt là – “KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH”.
Rất nhiều người nói về các local brands đang chỉ ưu tiên làm những sản phẩm hình in (Graphic) như tee, sweater, hoodie. Đây là lợi thế dễ dàng ở điều kiện bình thường nhưng là con dao hai lưỡi khi có các sự kiện thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Vì nó quá bình thường và không có gì đặc biệt nên “những kẻ theo sau” này sẽ cực kì khó khăn trong cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần khi thị trường được mở cửa trở lại. Rõ ràng, tính thiết kế cũng không đọ bì được – tính thời trang cũng không thể so sánh và giá cả, năng lực sản xuất thì càng không với những thương hiệu lớn hơn.
“Cá lớn nuốt cá bé”. Đó là quy luật sinh tồn.
3. Năng lực sản xuất không ổn định.
Kể cả những chuỗi dây chuyền sản xuất lớn nhưng chắc chắn kể cả sau ngày 15/09 Sài Gòn có hoàn thành công tác chống dịch nhưng các xưởng gia công, kĩ thuật sẽ trải qua những điều kiện gắt gao để phòng dịch bùng phát trở lại. Các bạn có nhớ những dòng người công nhân vì cực chẳng đã đã liều mình đi xe máy về quê không? Sài Gòn sau dịch và đặc biệt các xưởng gia công, xưởng may sẽ gặp vấn đề là “Thiếu hụt nguồn lao động tay chân”. Điều này dẫn tới việc khả năng sản xuất của các thương hiệu thời trang Việt Nam sẽ không ổn định và thời gian sẽ kéo dài hơn rất nhiều.
Để kêu gọi hoặc tìm kiếm lực lượng lao động mới không phải là dễ. Sẽ tốn một thời gian để tuyển dụng và đào tạo kĩ năng trở lại. Những người nào đã về quê thì trong khoảng thời gian gần mình đảm bảo họ sẽ cân nhắc ở lại quê chứ không trở lại Sài Gòn đâu. Vì sao? Vì họ không biết rằng khi nào dịch lại bùng phát trở lại và những viễn cảnh tồi tệ, thất nghiệp – không lương có trở lại nữa hay không. Đây là một điều không thể là không xảy ra nên chắc chắn một điều rằng các lao động đã từng ở Sài Gòn mà đã về quê họ sẽ quyết định bám trụ tại quê hương để chấp nhận việc “Có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo” hơn là quay trở lại lao động tại Sài Gòn. Đó là điều dẫn tới sự “Thiếu hụt lao động”.
Điều này sẽ được cải thiện khi mà những thông tin đảm bảo, tích cực hơn về dịch bệnh diễn ra mà đủ tạo độ tin tưởng cho những người lao động trở lại Sài Gòn.
Đó là về lao động, còn về nguồn nguyên liệu cũng gặp nhiều trục trặc không hề nhỏ trong thời gian tới. Trong suốt 2 tháng vừa qua, các chợ vải – các nguồn cung đầu mối gần như đóng băng và không có dấu hiệu hồi phục tốt. Các tiểu thương sẽ quay sang kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, vốn dĩ là 5-sao trong giai đoạn dịch bệnh và con người quan tâm nó nhiều hơn là thời trang. Chỉ có những người có năng lực tài chính vững mạnh thì mới tiến hành nhập – trữ những nguồn nguyên liệu như vải. Mà tất nhiên, giá thành không hề rẻ do các chi phí phụ sinh khá cao (Logistic, vận chuyển..). Những ưu tiên sẽ được dành cho các xưởng may lớn, những thương hiệu lớn khi số lượng đặt nhiều, dễ làm và ổn định. Còn các thương hiệu local brands vừa và nhỏ, sẽ vô cùng khó khăn trong thời gian sắp tới để tìm cách ổn định dây chuyền sản xuất của mình.
Những xưởng gia công nhỏ, chấp nhận làm việc với các thương hiệu nhỏ sẽ xảy ra tình trạng “nghẽn mạch” vì quá nhiều yêu cầu từ các brands khác nhau và một trong những viễn cảnh xảy ra đó là “Tăng chi phí – tăng tính đầu lọc”. Vậy là các local brands sẽ phải nhận 1 mức giá sản xuất cao hơn bình thường cho đến hết năm nay vì nhiều yếu tố khác nhau. COGs cao cho nên mức giá bán cũng phải cao, mà mức giá bán cao trong thời điểm này không khác gì một con dao hai lưỡi cả. Đau đầu lắm đấy!
4. Khách hàng “QUÊN”.
Với lối sống nhanh – easy come and easy go cho nên trong khoảng 2 tháng vừa qua chắc chắn nhiều bạn trẻ đã quên mất những thương hiệu thời trang trông nó như thế nào, collection nào đã tung ra, hình dáng của cái logo trông ra làm sao. Khi tái mở cửa và định hình thị trường lần nữa, các local brands bắt buộc phải tung ra các chiến dịch “Re-structure Brand awareness”/ “Tái cấu trúc định vị thương hiệu” bằng các hình thức marketing, quảng bá khác nhau. Rõ ràng trong cuộc chiến marketing này thì khả năng tài chính là một tiên quyết mạnh nhất, ai càng đổ nhiều tiền thì sẽ thu hút được nhiều người hơn. Còn nếu không thì sản phẩm phải vô cùng đặc biệt và có điểm nhấn thì mới khiến khách hàng “nhớ” lại được. Nếu cứ “tàng tàng”, dựa trên các quảng cáo thông thường vốn dĩ đã bị siết chặt trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram thì sẽ cũng chỉ là như muối bỏ bể trong thời gian tới và không thể nào cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác. Như mình đã đề cập lúc nãy – sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt.
Một điểm nữa là hệ thống phân phối và cửa hàng offline (Cửa hàng vật lí) khi thị trường mở cửa sẽ chính thức đi vào hoạt động trở lại để tiến hành việc “Tái định vị thương hiệu” cho các nhãn hàng thời trang. Nhưng chắc chắn một điều rằng đây không phải là một điều đảm bảo trong thời gian gần vì dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp và các điều kiện để có các sự kiện offline, bán hàng tại cửa hàng theo chỉ thị sẽ vô cùng nghiêm ngặt. Hiệu ứng từ hệ thống phân phối và cửa hàng offline sẽ không hề cao như mong đợi. Bài toán kinh tế về việc duy trì nó cũng như đảm bảo các quy trình sản xuất, quảng bá dễ dàng “Đánh gục” các founders thời trang nếu không có cái nhìn đủ “sâu” và đủ “rộng”.
5. Tập tính khách hàng / Customer Behavior.
Rõ ràng, thời trang không phải là thứ ưu tiên hàng đầu nữa. Thay vào đó là nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, giải trí. Bị bó chân trong nhà ở khoảng thời gian dài sẽ khiến thị trường trẻ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các nhu cầu như ăn tại cửa hàng, uống các thức uống quen thuộc và các hoạt động như đi du lịch, xem phim, nghe nhạc. Họ sẵn sàng chấp nhận sử dụng những món đồ cũ để dành tiền cho các nhu yếu phẩm khác cần được thỏa mãn ngay tức khắc.
Giới thượng lưu sẽ bỏ qua nhưng giới trung lưu và bình dân sẽ siết chặt mức độ tài chính sẵn có của mình. Dịch ảnh hưởng sâu khiến túi tiền của người dân gần trở nên khánh kiệt và bắt buộc phải “Tiết kiệm không điều kiện” và “Tích trữ cho những diễn biến phức tạp sâu xa” với hầu bao của mình. Mức độ chi tiền của thị trường trẻ sẽ không giảm nhưng số tiền họ được cung cấp từ gia đình, phụ huynh sẽ giảm. Bên cạnh đó như ý trên thì số tiền đó khách hàng sẽ ưu tiên cho các nhu cầu khác nên độ chi tiêu cho thời trang đến cuối năm nay 2021 sẽ không quá bùng nổ như mọi năm.
Một điều hi vọng là các chương trình sales quy mô lớn trên các nền tảng thương mại điện tử. Nhưng đây không phải là 1 ý hay trong thời điểm “Tái định vị thương hiệu” vì chẳng ai muốn thương hiệu của mình gắn liền với mác “Chuyên bán đồ Sales” trên các platform Shopee, Lazada. Hơn nữa, giảm giá chỉ dành cho đồ cũ mà đồ cũ thì không cuốn hút quá nhiều tại thời điểm hiện tại – giảm giá đồ mới ra thì lại càng không thể, ít nhất là phải đợi tới các đợt Black Friday, End year, Xmas. Giảm giá lại là 1 con dao hai lưỡi đánh mạnh vào hình ảnh thương hiệu nữa.
Rõ ràng, Dịch bệnh không những tác động tới đời sống, tới tinh thần của người dân mà còn ảnh hưởng sâu và gây ra 1 hệ quả lớn cho các nền công nghiệp – đặc biệt là thời trang Việt Nam cho tới ít nhất là cuối năm 2021. Mình chỉ mong các anh/chị/bạn bè founders giữ vững sức khỏe và niềm tin vì có 1 câu nói kinh doanh kinh điển rằng “Nơi nào càng nhiều rủi ro, nơi đó càng nhiều cơ hội”. Nhưng tìm ra cơ hội trong 1 đống rủi ro đòi hỏi 1 tầm nhìn và chiến lược vô cùng tốt.
Chúc các bạn thành công!
(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
fast fashion brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
lời kết cho những quan điểm của mình xoay quanh đồ FAKE và cộng đồng thời trang Việt Nam..
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
fast fashion brands 在 Anh Minh Youtube 的精選貼文
Hubby be over buying diapers and baby is growing so fast he can't use them all up. He got many different brands and opened every single box so we cannot return the diapers. Went shopping at Target and saw some people who might need my diapers and offered it to them. They were glad to receive them. Happy the diapers didn't go to waste!
STAY CONNECTED.....
YOUTUBE: https://www.youtube.com/anhminhnet
EMAIL: anhminh@anhminh.net
FACEBOOK: https://www.facebook.com/anhminhfan
INSTAGRAM: https://instagram.com/anhminhledoan
SNAPCHAT ?: anhminhnet
TWITTER: https://twitter.com/anhminhnet
fast fashion brands 在 tonylamfood Youtube 的精選貼文
Forever 21 申請破產保護!昨日的美國夢,今日的警世故事?低價格低品質大鋪頭不合時宜?淺談新一代購物模式的改變 - tonylamfood [新聞報導]
Topshop後又有快時尚品牌面臨破產危機,當年頂下銅鑼灣巨鋪的Forever 21,當初人頭湧涌湧,幾年過去還傳出準備聲請破產,Forever 21究竟出了甚麼問題?就我所知和觀察,和大家分享一下,大家就覺得錯係邊?歡迎留言。
?新聞報導 - tonylamfood
Instagram/Facebook:
https://instagram.com/tonylamfood
https://facebook.com/tontlamfood
fast fashion brands 在 5 myths Fast Fashion brands want you to believe (SheIn, H&M ... 的推薦與評價
Exposing 5 myths that the Fast Fashion industry would LOVE you to believe... Looking at the facts behind the greenwashing, from the likes of ... ... <看更多>