GUCCI READY TO WEAR FALL 2021 "x BALENCIAGA", CHÁN, ÙM - RỒI SAO NỮA?
Trước tiên để mấy anh chị làm báo, các anh chị thời trang tránh "ngứa mắt" về đứa em nông cạn này, em xin phép nói trước là đây hoàn toàn suy nghĩ riêng của em nhé. Đúng thì không biết đúng không mà sai thì các anh, chị giơ cao đánh khẽ giùm em.
Dù luôn có một sự tôn trọng nhất định với Alessandro Michele - người đã đóng góp không hề nhỏ trong sự thành công đại chúng của Gucci hiện nay và Demna Gvasalia - người đã thay máu và đưa Balenciaga trở lại cuộc chơi thời trang niên đại mới. Nhưng khi mình hay tin đồn về sự hợp tác Gucci và Balenciaga trước khi chính thức có hình ảnh về, mình đã mường tượng về cái cách mà hai thương hiệu sẽ làm việc như thế nào.
Xin nhắc lại là cả Gucci và Balenciaga đều thuộc quyền kiểm soát của tập đoàn Kering Group. Và sự cạnh tranh của LVMH và Kering luôn nóng bỏng trước giờ - khi bối cảnh dịch bệnh vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có rất nhiều nơi thuộc châu Âu, châu Mỹ là thị trường trung thành của các hãng thời trang cao cấp/xa xỉ đã "đóng băng" so với cùng kì năm 2019. Vậy - nên tập trung vào đâu, tất nhiên rồi. Á Châu, mình muốn nói cụ thể là thị trường Trung Quốc. Và - thị trường Trung Quốc muốn gì, mình cũng đã nói ở bài viết gần đây. (Trước thời điểm runway Gucci Fall 2021 diễn ra hoho).
Đừng nói là Gucci hay Balenciaga muốn gì? Tương tự như tầm nhìn của Alessandro Michele hay Demna ra sao. Hãy đặt thẳng vấn đề là Francois- Henri Pinault , Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Kering muốn kiếm bao nhiêu tiền. Nhân dịp kỉ niệm 100 năm thành lập brand Gucci, cả thế giới hoặc chí ít là những ai quan tâm tới Gucci sẽ chờ rằng Aless làm gì, thương hiệu thể hiện ra sao. Nhưng suy cho cùng - đây vẫn là 1 cơ hội để kiếm một mớ tiền từ khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng dựa trên sức mạnh truyền thông và tình yêu thương hiệu. Cái tên Gucci là không đủ, nó cần thêm cái gì - đó là Balenciaga. 2 top brands của Kering với doanh thu cao ngất ngưỡng và đang được ưa chuộng bởi giới trẻ - mảng thị trường chủ lực chi tiền hiện nay. Nó mà kết hợp thì - Bingo, mua mua và mua. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc (Lại đọc bài cũ của mình nhé).
Fashion designer, dù có nổi tiếng và tham vọng như thế nào đi chăng nữa. Nhưng trong 1 thể tập đoàn kinh doanh thời trang, tất cả phải theo ý của CEO/Chủ tịch HĐQT và đội ngũ chiến lược kinh doanh. Cả Gucci và Balenciaga cũng chẳng phải là ngoại lệ.
Chẳng thế mà, ngay từ đầu show - nhạc nền xuất hiện với "Gucci Gang" của Lil Pump, Rick Ross và Bhad Bhabie với "Green Gucci Suit" và "Gucci Flip Flops" đã thể hiện chủ đích nhắm tới đối tượng khách hàng của Kering. Ai nghe nhạc Rap hiện tại? Ai thích những rappers trên, ai sẽ nổi máu hyped khi va vào những giai điệu này. Không ai khác chính là giới trẻ - Generation Z - những người chi tiền vì brands không cần suy nghĩ và thói quen "Flexin'" tối đa nhất có thể.
Hãy nói riêng về Gucci Fall 2021. Nó chẳng làm mình bất ngờ về thiết kế hay màu sắc, phụ kiện đến quần áo. Toàn bộ những items/looks trong bộ sưu tập đều "quen thuộc" với mình. Có thể thông cảm và giải thích cho Alessandro Michele rằng đây là sự kiện kỉ niệm 100 năm cho Gucci nên collection này giống như 1 trang "biên niên sử" để Michele nhắc lại cho người xem toàn bộ những thứ mà mình đã làm với Gucci. Bên cạnh đó, Michele cũng không quên tôn vinh cụ Tom Ford với thiết kế iconic nhất của mùa thu năm 1996 - chiếc áo tuxedo màu đỏ velvet. Rồi những gì trải qua - nói một cách văn hóa, là "ôn lại kỉ niệm mái trường xưa" với Gucci, với Michele. Và xoay quanh trục đó, vẫn là monogram cổ điển của Gucci. Michele vẫn vậy, vẫn kiểu thơ thơ - quý tộc, sang trọng và vừa đủ cho những sản phẩm của mình. 94 looks, vâng 94 looks cho 1 collections là tập sách "Gucci" mà Michele muốn kể cho chúng ta xem.
Nên - những ai thích Gucci thì sẽ thích, sẽ khen. Còn mình trung lập, mình cảm thấy vẫn Gucci thôi, hơi buồn tẻ theo quan điểm cá nhân.
Cái sự "Lazy as f*ck" và quá thực dụng của nhà Kering khi mà những sản phẩm Gucci kèm logo printed tiêu biểu của Balenciaga lên, kèm trộn với logomania của Gucci. Trông "lười" - lười lắm. Trông khác gì một cái áo form ( không nói về chất liệu nhé) rồi in hai cái logo Gucci và Balenciaga lên không?. Nhìn chẳng khác gì một sản phẩm đơn thuần của Balenciaga 2017 - 2018 đang xuất hiện trong show của Gucci cả. Buồn cười nữa là cái monogram của Gucci in đè lên logo của Balenciaga và vị chủ tịch đáng kính của Kering phát biểu một cách "mượt mà" rằng : " Tôi thấy được sự sáng tạo của Demna và Alessandro, tầm nhìn của họ và cách họ tạo nên biểu tượng của chính mình lên thương hiệu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay". Thôi thôi, bác văn vẻ quá - bác muốn kiếm tiền nhiều thì bác nói ih. Bác nên dừng 02 giây rồi nói là "Tao muốn kiếm nhiều tiền. Thế thôi" để giới trẻ, mấy trang báo chí, mấy Kols bớt tôn vinh thần tượng cái sự thực dụng của bác lại.
Cả Alessandro - cả Demna với đầy sự yêu thương và kính trọng, thừa sức làm những thứ tốt hơn, đỉnh cao hơn với tài năng thực lực sẵn có trong tay. Họ đều là những người có kinh nghiệm và đào tạo bài bản, họ biết thị trường muốn gì và cần gì. Nhưng nó không phải là hai cái logo in cạnh nhau rồi lại "mang dấu ấn lịch sử" "Mốc son cho 100 năm của Gucci". Với tầm cỡ của 2 người mà cũng không khác gì "Supreme với Louis Vuitton" sao. Nên nhớ Supreme chỉ đơn thuần là thương hiệu streetwear, chỉ in cái logo lên áo rồi bán. À hay là - Supreme x LV của nhà LVMH, Gucci x Balenciaga của nhà Kering. Oh noo.
Cho những ai tin rằng "Logomania" đang trở lại. Không, nó không trở lại - thời kì đỉnh cao của nó đã qua vào những năm streetwear lên ngôi và chuyển giao qua thời trang cao cấp vào năm 2018 rồi. "Logomania" hiện tại là một công cụ biện chứng cho sự "an toàn" và "Thực dụng" của những kẻ đầu lãnh các tập đoàn thời trang. Các nhà thiết kế "Lười" hay không thì mình không chắc nhưng mình chắc một điều rằng, đồ in logo luôn bán được - ít nhất là tại thị trường Trung Quốc =)). Lí do mình cũng đã giải thích rồi. Do hiện tại dịch bệnh ảnh hưởng sâu và muốn kiếm tiền nên các bác đua nhau ra logomania rồi gọi nó là xu hướng để lòa thị trường, muốn đổ xô mua theo các bác chứ gì. Còn nào những Gucci, Dior, Louis Vuitton, Goyard năm nào chẳng làm monogram lên sản phẩm - không ít thì nhiều thì đâu có gọi là "bây giờ mới phất lên"?
Thôi thì - cái ngành công nghiệp thời trang nó vậy. Thị trường giờ nó vậy, thích thể hiện sự thượng lưu và xu hướng thì các CEO phải vậy. Cũng chán chường - giờ chỉ đợi tin các fashion designer bên Nhật và Prada Group thui.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
Chúc các bạn một năm mới thật mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.
Cảm ơn các bạn nhiều.
Search
ford logo ai 在 Ford Logo [AI File] in 2023 - Pinterest 的推薦與評價
May 16, 2023 - Download free Ford Logo vector brand, emblem and icons. Ford Motor Company is a multinational automaker. ... <看更多>