#HannahEdScholarship HỌC BỔNG TOÀN PHẦN - QUĨ HINRICH
Các bạn ơi, Yến phụ trách quĩ này ở Việt Nam vừa gửi mình thông tin học bổng toàn phần cho các bạn muốn tham khảo học ở HongKong luôn ha. Học bổng quĩ thì cả nhà yên tâm là thường hỗ trợ rất nhiều, toàn phần nữa:
- Ngành và trường: HKBU MA in International Journalism Studies!
- Scholarships: 2 suất toàn phần trị giá HK$145,000 each
- Cho 8 nước trong đó có VIỆT NAM
- Yêu cầu: Passion for advancing global trade via fact-based communication
- Deadline: 7 June 2021
Trước tiên các bạn chỉ cần gửi CV tới scholarship@hinrichfoundation.com để được screen CV FREE Nhé.
Link: https://hubs.ly/H0Ldq-J0
<3 Like page, tag và share bạn bè nha <3
#HannahEd #scholarshipforVietnamesestudents #duhoc #thongtinhocbong #hinrichfoundation #hongkong #fullscholarship
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「fullscholarship」的推薦目錄:
- 關於fullscholarship 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於fullscholarship 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於fullscholarship 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於fullscholarship 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
- 關於fullscholarship 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於fullscholarship 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於fullscholarship 在 #fullscholarship - YouTube 的評價
- 關於fullscholarship 在 Automatic Full Scholarship for International Students - YouTube 的評價
- 關於fullscholarship 在 Full Scholarship Abroad - Home - Facebook 的評價
fullscholarship 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[Hannahed sharing] CHÀNG TRAI NGHÈO TỪ PHÚ YÊN ĐẾN NASA
Bill Gates đã từng nói: “Sinh ra trong nghèo khó không phải là cái tội. Nhưng nếu bạn chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn". Chị nghĩ là có rất nhiều bạn Schofans ở đây cũng sinh ra trong các gia đình không khá giả, rồi có ước mở đi du học, có ước mơ được làm cái này cái kia nhưng chưa dám thực hiện. Chị hi vọng câu chuyện dưới đây về Lê Ngọc Trẫm sẽ giúp cả nhà có thêm động lực để theo đuổi ước mơ của mình nhé.
---------------
Bằng nghị lực, chàng trai Phú Yên Lê Ngọc Trẫm quyết tâm theo đuổi đam mê vật lý thiên văn để trở thành một trong số ít người Việt Nam đang làm việc tại NASA.
Lê Ngọc Trẫm (SN 1990, quê xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là một trong số ít người Việt được nhận làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Trẫm nói mình may mắn bởi có rất nhiều người tài giỏi hơn, nhưng bằng nỗ lực chàng trai nghèo quê Phú Yên làm được việc ít ai có thể làm được.
1. NHÀ NGHÈO, YÊU THÍCH KHOA HỌC TỪ BÉ
Trẫm sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, ba mẹ lại ly hôn khi Trẫm mới 5 tuổi, em gái 2 tháng tuổi. Trẫm ở với ba. Mẹ đưa em gái về tá túc nhà ngoại. Học lớp 2, Trẫm về nhà bà ngoại ở cùng với mẹ và em gái. Mẹ đi làm xa, hai anh em ở với bà ngoại. Bà vẫn hay nói: “Bần nông thì chỉ có cách duy nhất là phải học mới thoát nghèo được”. Nhớ lời bà, nhìn mẹ tần tảo làm đủ việc không quản xa gần, ngày đêm, Trẫm quyết tập học tập chăm chỉ để có cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
Suốt những năm học phổ thông, Trẫm luôn nổi bật với thành tích học tập. Em ham học hỏi, nhất là những kiến thức về thiên văn, địa lý và nuôi quyết tâm thành người có học vị, ít nhất là thạc sĩ như người cậu thần tượng của mình. Hết cấp 3, Trẫm chọn ngành sư phạm Vật lý của Đại học Quy Nhơn vì muốn giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình. 4 năm đại học, Trẫm luôn là sinh viên giỏi, hai lần được nhà trường chọn tham gia cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc, giành được một huy chương bạc và 1 giải khuyến khích. Không chỉ học giỏi, Trẫm còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào Đoàn - Hội.
Năm 2012, tốt nghiệp Đại học, Trẫm về quê, làm giáo viên trường THPT và lên kế hoạch học tiếp thạc sĩ. Cô giáo, TS Nguyễn Thị Minh Phương khuyên Trẫn nên theo học cao học ngành Vật lý thiên văn tại khoa Không gian và ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Nhưng học phí của trường khi ấy là cả vấn đề với cậu học trò nghèo Phú Yên. "Không hiểu vì sao em thấy rất thú vị và bị cuốn hút khi đọc thông tin về trường, có cái gì thôi thúc em phải vào trường học. Thậm chí khi đó em còn chưa mường tượng rõ ràng về nghề đó sẽ thế nào. Em chỉ biết Vật lý thiên văn là một hướng của Vật lý", Trẫm nói.
Thế là từ sinh viên chọn sư phạm vì "được miễn học phí", Trẫm không ngần ngại nộp hồ sơ vào trường có mức học phí cao. "Mẹ nói sẽ hỗ trợ em hết sức, còn em tự tin bản thân sẽ cố gắng học thật tốt để giành học bổng, không mất tiền học phí", Trẫm chia sẻ đó là quyết định đúng đắn, bởi khi vào học em thấy mức học phí cũng xứng đáng với những gì em được học tại trường. Nhưng rào cản lớn nhất khi đó với Trẫm là tiếng Anh. Anh trở lại quê, vừa tiếp tục đi dạy, vừa học tiếng Anh. Ba tháng sau anh ra Hà Nội phỏng vấn, đạt kết quả tốt, bắt đầu hành trình học cao học. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, những suất học bổng tại USTH giúp nam sinh không phải đóng học phí mà còn giúp anh có thêm chút sinh hoạt cùng với tiến của gia đình chu cấp. Khó khăn nên Trẫm biết trân trọng giá trị của đồng tiền.
2. CHINH PHỤC NASA
Học cao học tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trẫm có cơ hội được học với nhiều giáo sư hàng đầu về vũ trụ - thiên văn học của Pháp sang giảng dạy. Sang năm 2 cao học Trẫm đạt học bổng và được thầy giáo giúp đỡ chọn đề tài, sang Pháp làm luận văn thạc sĩ tại Đại học Paris 7.
Học hết cao học, có chút ít kinh nghiệm nghiên cứu tại Pháp, Trẫm tiếp tục theo học bậc tiến sĩ tại Đại học sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris), Đài quan sát Thiên văn Paris (Observatoire de Paris). Đây là thời kỳ Trẫm thường xuyên rơi trạng thái căng thẳng, chán nản, có lúc không biết mình đang làm gì. Trẫm nhận ra muốn làm khoa học thì phải "lì", kiên trì vượt qua khó khăn mới đạt được mục tiêu.
Năm 2018, Trẫm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp và sau đó nhận được lời mời sang hợp tác với giáo sư Hoàng Chí Thiêm tại viện Thiên văn và Khoa học không gian Hàn Quốc (KASI). Kết quả đề tài được đăng trên tạp chí Nature Astronomy, một trong những tạp chí khoa học lớn nhất trong lĩnh vực thiên văn học và vật lý thiên văn.
Khi đang làm việc trong phòng thí nghiệm của Đại học sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris), Trẫm được gặp TS. William T. Reach, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học SOFIA tại Trung tâm nghiên cứu AMES của NASA sang công tác. Nhận thấy hướng nghiên cứu về môi trường liên sao của Trẫm khá tương đồng với công việc ở SOFIA, TS. William T. Reach giao cho Trẫm một số công việc để kiểm tra kiến thức.
Một thời gian sau, thầy đồng ý để Trẫm tham gia vào vòng phỏng vấn với hội đồng các giáo sư của NASA. Nền tảng kiến thức vững, vốn ngoại ngữ thông thạo, và sự tự tin giúp Trẫm vượt qua thử thách khó khăn, được nhận vào làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Khỏi nói Trẫm đã vui thế nào.
Chương trình SOFIA (Stratospheric Observatory for Infrared Astronomy) là một “đài quan sát thiên văn” hồng ngoại hoạt động ở tầng bình lưu, bao gồm một kính thiên văn hồng ngoại đường kính 2.5m được lắp đặt trên một máy bay BOEING 747SP (phiên bản đặc biệt). Đây là chương trình hợp tác giữa Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR). Máy bay hoạt động ở tầng bình lưu, khám phá những hiện tượng bí ẩn của vũ trụ mà các đài quan sát hồng ngoại trên bề mặt Trái đất bị hạn chế.
Công việc của Trẫm là đo đạc và xử lý, phân tích số liệu của SOFIA sau đó áp dụng các mô hình vật lý để nghiên cứu tính chất vật lý và hoá học trong quá trình hình thành và tiến hoá của ngôi sao, và hiện tại Trẫm và cộng sự đang nghiên cứu về ảnh hưởng của từ trường đến quá trình đó.
Làm việc tại NASA, ban đầu có chút tự ti về ngoại ngữ và kiến thức vì chỉ mới ra trường nhưng Trẫm dần tự tin hơn trong công việc và hoà nhập vào văn hoá làm việc tại đây. Anh tự đặt ra một hệ quy chiếu cho riêng mình. Nếu người Mỹ làm 8 tiếng một ngày, thì Trẫm cố gắng làm 9-10 tiếng, và cả cuối tuần. Sau một năm, anh được chấp nhận để nghiên cứu độc lập và phát triển hướng nghiên cứu của mình (SOFIA postdoc fellow). Trẫm được đánh giá điểm khá cao và theo người quản lý thì chưa thấy ai được điểm như anh.
Hiện tại, Trẫm cùng giáo sư Hoàng Chí Thiêm (Hàn Quốc), phó giáo sư Phạm Ngọc Điệp (trung tâm vũ trụ Việt Nam) và các giảng viên khoa không gian và ứng dụng (đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH) tạo ra một mạng lưới nghiên cứu để làm việc cùng nhau trong lĩnh vực vật lý thiên văn và kết nối vào mạng lưới lớn hơn của quốc tế. Mạng lưới ban đầu đã thu hút các bạn sinh viên cũng như nghiên cứu viên Việt Nam trong nước và nước ngoài (Pháp, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc) tham gia.
Năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19 chàng trai trẻ không được về quê đón Tết Nguyên đán. Dù vậy Trẫm rất vui vì đã xây được ngôi nhà mới cho mẹ. Mười mấy năm qua, mẹ anh chưa có ngôi nhà của riêng mình.
Link full: https://hannahed.co/chang-trai-ngheo-tu-phu-yen-den-nasa/(opens in a new tab)
-------------
Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:
- Website: https://hannahed.co/
- Scholarship Hunters
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
- English Club HEC
- Job Hunters & Career Builders - HannahEd
- Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland
Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/
Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://www.youtube.com/channel/UCLLoijCMPyDi3U8tw9-K_EQ...
Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email [email protected], fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.
Các lớp tìm và apply học bổng HannahEd, Mentor 1-1, Sửa hồ sơ, Tập phỏng vẫn, Career Coach các bạn điền link: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
❤❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤❤
#Experience, #Fullscholarship, #fullyfunded, #HannahEd, #họcbổng, #nasa, #nghềnghiệp, #phuyen, #sanhocbong,#scholarship
fullscholarship 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[Hannahed sharing] Làm thế nào để đạt được GPA 9.8 - 9.9 - 9.5 trong ba năm cấp 3 mà vẫn có profile hoạt động ngoại khóa tốt?
Tuần vừa rồi không biết các em chao đảo vì chuyện gì chứ group Scholarship Hunters của chị thì thật sự “chao đảo” với bài post chia sẻ của bạn Minh Hương đấy. Bạn vừa có GPA cao chót vót mà profile tham gia hoạt động ngoại khóa cũng cực xịn. Các em đọc tham khảo note lại các tips hữu ích này luôn nhé.
--------------------
Có nhiều bạn có hỏi mình các tips học tập, cũng như những cách mà mình đã làm để vừa có GPA cao, vừa có thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa. Vì có quá nhiều thứ để nói nên mình quyết định viết bài đăng ngày hôm nay để chia sẻ cùng mọi người nha. Hy vọng sẽ hữu ích với mọi người.
Phần 1: GPA 9.8 - 9.9 - 9.5
1. Chuyện sức khỏe: Kinh nghiệm “ngủ”
Điều thứ nhất mà mình muốn khuyên tất cả mọi người là phải luôn giữ gìn sức khỏe của bản thân, vì không có sức khỏe mọi người sẽ không làm được gì hết.
Năm lớp 12 là năm cực nhọc nhất của mình. Áp lực đến từ apply Mỹ và thi đại học đè lên vai mình cùng một lúc. Nhưng ngạc nhiên thay, năm lớp 12 cũng là năm mình ngủ nhiều nhất và đủ giấc nhất. Trước khi ngủ mình dành thời gian để đánh răng rửa mặt tầm 10 phút, khoảng 11h40 bắt đầu ngủ. Con người mình sẽ cần từ 15-20 phút để chìm vào giấc ngủ ấy, nên nếu tính thời gian chìm vào giấc ngủ thì sẽ tính từ khoảng 12h00. Sáng thì dậy lúc 6h, lâu lâu là 6h15 do mình hay ngủ nướng, vậy là ngủ được khoảng 6 tiếng, 6 tiếng hơn mỗi tối.
À, vì sao lại là ngủ 6 tiếng mà không phải 8 tiếng như mọi người thường bảo nhau nhỉ?
Cái này có liên quan đến khoa học giấc ngủ một xíu nha. Một chu kỳ ngủ của con người sẽ có 5 giai đoạn, trung bình sẽ kéo dài 90 phút. Để thức dậy một cách tỉnh táo nhất, mình sẽ cần ngủ dậy đúng vào lúc chu kỳ ngủ kết thúc. 6 tiếng là 360 phút, tức là 4 chu kỳ ngủ. Mình đã tính toán rất kỹ vì ngủ là việc mà mình thích làm nhất, và ngủ theo cách này đã khiến cho việc dậy sớm mỗi ngày trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với mình. Ngủ đủ giấc giúp mình cải thiện tối đa sự tập trung trong giờ học. Dù là học IELTS, học SAT hay học trên trường, tất cả đều trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, tiết kiệm cho mình một núi thời gian để dành vào việc khác.
Ở trường, mình ngủ bán trú từ 30 đến 45 phút nữa vào buổi trưa. Mấy giấc ngăn ngắn này là mấy giấc mà mình thích nhất, vì nó cực kỳ refreshing cho các buổi học chiều. Sau khi đi học thêm về, nếu thấy oải thì mình cũng đi ngủ nốt, nhưng chỉ tầm 30 phút là cùng vì ngủ sâu quá thì lúc thức dậy sẽ rất mệt. Hãy ngủ một cách khoa học, và rồi mọi người sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn rất nhiều.
Tin mình đi mọi người, nếu nó không hiệu quả thì mình đã không dành 500 chữ để nói về nó đâu. Bước đầu tiên của việc cân bằng cuộc sống là phải có sức khỏe để có thể lên kế hoạch cho các hoạt động học tập, vui chơi, tham gia hoạt động ngoại khóa.
2. Chuyện học tập: Phải lên kế hoạch, và hãy nhắm đến sự hoàn hảo
Mình là một người rất sợ rủi ro, nên mình luôn lên plan cho tất cả mọi thứ mà mình làm. Đúng vậy, tất cả mọi thứ! Giờ nào làm việc gì, mình đều ghi ra một tờ note nhỏ và mang theo trong hộp bút. Mình có thời khóa biểu rõ ràng cho các lớp học ở trường cũng như lớp học thêm.
Để được điểm cao thì mình phải làm được bài kiểm tra tốt. Và để đối đầu với các bài kiểm tra này, mình sẽ luôn plan trước thời gian học bài đối với từng môn dựa trên độ khó của môn đó. Từ đó, mình sẽ phân chia thời gian sao cho hợp lý để luôn có đủ thời gian học bài, để không gặp phải tình trạng nước-tới-chân-mới-nhảy, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ngàn vàng của mình. Nghe chung chung quá ta. Thôi lấy thử cái ví dụ nè!
Năm 12, mình sợ nhất là môn Lý. Đối với Lý, mình sẽ luôn dành ra ít nhất 2 đêm để chuẩn bị cho bài kiểm tra, mỗi đêm học 3 tiếng, tổng cộng là 6 tiếng. Trong những đêm như thế này, mình sẽ tập trung hoàn toàn vào môn Lý, không phân tâm, không dành thời gian để nghĩ về môn khác. Tương tự đối với các môn Toán, Hóa, Sinh. Đây đều là những môn trong tổ hợp của mình nên mình luôn tập trung ôn bài thật kỹ để nắm chắc kiến thức, không để hở ra một lỗ hổng nào.
Những giới hạn về thời gian này, mình đều bám theo một cách rất nghiêm ngặt. Với quỹ thời gian 6 tiếng học môn Tự nhiên, mình sẽ chia ra 2 tiếng để học lý thuyết, bao gồm 1 tiếng để lên YouTube coi lại bài giảng và 1 tiếng tự ngồi ôn tại lý thuyết cho bài kiểm tra. 4 tiếng còn lại mình sử dụng để làm bài tập (làm cả bài tập trên trường thầy cô đã cho và bài tập tự kiếm thêm trên mạng). Bằng cách đặt ra giới hạn thời gian để học bài, não mình tự động nhắc nhở mình phải luôn tập trung vào việc mình đang làm vì không có nhiều thời gian. Từ đó, mình không lo ra, không nghĩ về crush và không lướt Facebook. Hết giờ học là mình dừng và đi ngủ. Trong trường hợp học không kịp bài thì mình vẫn sẽ đi ngủ, vì mình thà ít kiến thức nhưng tỉnh táo để làm bài, còn hơn nhiều kiến thức nhưng mắt-nhắm-mắt-mở vào ngày kiểm tra.
Quan trọng nhất ở việc học bài này không chỉ dừng lại ở bước lên kế hoạch, mà còn ở việc “nhắm đến sự hoàn hảo”. Đối với mình, “hoàn hảo” là một cái đích mà chẳng ai có thể đạt đến được hết. Ủa, vậy “nhắm đến sự hoàn hảo” là sao?
Ý mình ở đây là hãy luôn cố gắng. Mình phải cố gắng trên đoạn đường ngắn và cả trên đoạn đường dài. Vì mình sẽ chẳng bao giờ “hoàn hảo” nên mình luôn luôn phải nỗ lực, không phải 100%, mà là 110%.
Quay lại môn Lý để lấy ví dụ. Khi ôn bài tập Lý, mình sẽ không chỉ nhìn lướt qua những bài đã giải rồi xong. Mình sẽ luôn giải lại các bài tập đó ít nhất 2 lần. Mình nói “ít nhất” ở đây là vì sẽ có những bài Lý mà mình làm đến lần thứ 3 mình vẫn chưa thuần thục được. Làm không được thì mình phải làm lại, làm cho đến khi nào nhuyễn thì thôi. Càng quen thuộc với dạng câu hỏi, bạn càng có lợi thế trong phòng thi. Chính vì vậy nên mình luôn tìm mọi cách để quen với câu hỏi, quen với dạng đề, từ đó giảm thiểu rủi ro làm sai bài mà mình đã từng làm rồi trong khi làm kiểm tra.
Mỗi khi làm bài tập, mọi người hãy nên chú ý đến độ khó của câu hỏi, từ đó estimate ra thời gian cần thiết cho mỗi phần bài, mỗi môn học, để lần sau phân chia thời gian học trước kiểm tra cho hợp lý.
Vì bài cũng khá dài rồi nên phần tiếp theo, mình sẽ chia sẻ về các hoạt động ngoại khóa và cách mình đã giữ cho cuộc sống của mình healthy và balanced nhất có thể khi vừa học, ăn, ngủ, chơi và tham gia hoạt động ngoại khóa trong những năm cấp 3.
------------
Phần II: Học, ăn, ngủ chơi và tham gia hoạt động ngoại khóa, các em có thể join group Scholarship Hunters để cập nhật chia sẻ hữu ích khác của Hương và các bạn khác trong nhóm nhé
Cảm ơn Hương vì những chia sẻ hữu ích này nha. Chị đính kèm link Profile của Hương để các bạn tham khảo thêm ở đây nhé: https://tinyurl.com/y32gttab
🌍 Các bạn muốn xin học bổng các học bổng trong và ngoài nước khác, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa, giúp các bạn tìm ra điểm mạnh, câu chuyện của bản thân các bạn nhé.
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page, page sẽ review free CV cho cả nhà.
Link nhận thông tin về các chương trình Scholarship Support HannahEd: http://tiny.cc/HannahEdRegister
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
💙Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:
- Website: https://hannahed.co/
- Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://bit.ly/3pZNAZF
- Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/
💙Facebook Group
- Scholarship Hunters
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
- English Club HEC
- Job Hunters & Career Builders - HannahEd
- Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland
Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email [email protected], fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
-----------------
❤❤❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤❤❤
#HannahEd #sanhocbong #duhoc #scholarshipforVietnamesestudents
#fullscholarship #gpa #tipshoctap #kinhnghiemhoctap #sharing
fullscholarship 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
fullscholarship 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
fullscholarship 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
fullscholarship 在 Automatic Full Scholarship for International Students - YouTube 的推薦與評價
Hello friends,In this video, I provided a valuable insight on the prestigious Padua International Excellence Scholarship. ... <看更多>
fullscholarship 在 Full Scholarship Abroad - Home - Facebook 的推薦與評價
Full Scholarship Abroad. 13547 likes · 86 talking about this. Have you been searching endlessly for foreign scholarship opportunities? Do you wish or... ... <看更多>
fullscholarship 在 #fullscholarship - YouTube 的推薦與評價
Take Advantage: Full Scholarship for International Students | Apply Now! ... 100% Full Scholarship to study in a world-class University in London. ... <看更多>