[Apply experience]_Lân - A believer in luck (Part 1). Please help to share and tag your friends.
I'm a great believer in luck and I find the harder I work, the more I have of it. (Thomas Jefferson)
Tôi xin mượn 1 câu của Thomas để đặt cho tựa bài của mình...
Cũng như khi đua marathon vậy, chiến thắng là trên từng chặng đường chạy, không phải điểm xuất phát cũng chưa chắc là điểm đến...
Điểm 1: Chuẩn bị stats thật tốt.
Cái này thì mình đã có chủ đích học MBA hay xin học bổng từ lâu (khi bắt đầu đại học) nên các con số trong hồ sơ cũng khá tốt và mình cũng tự tin khi nộp vào các trường danh tiếng, stats tốt còn thể hiện mục đích học "serious" của mình.
Không cần đổi qua hệ số 4.0. Thông thường các trường Top10 đều hiểu (chắc họ lấy Ấn Độ và Trung Quốc ra làm "benchmark.")
Trường hợp mình: trung bình trên 8.5, và các môn liên quan đến quantitative đều trên 8.
Self-Report phải cẩn thận vì sau này đa số các trường sẽ backcheck lại hồ sơ.
GMAT và TOEFL.
Đa số các trường top 10 đều có điểm TOEFL và GMAT khá cao.
Trung bình GMAT khoảng 680-760. Các bạn sau này ráng thi GMAT trên 700, vì với tình hình ngày một đông sinh viên nộp vào trường top 5. Như Wharton năm nay chắc cũng trên 7500 hồ sơ, Kellogg và Chicago cũng trên 4000, Tuck và Darden hồ sơ cũng tăng 20% so với năm ngoái 2006. Và tính trung bình tổng số hồ so tăng gần 30% so với 2004 ở các trường top. (Số liệu: theo một số report blog admission tại các trường)
Mặc dù, các trường vẫn khuyến khích các sinh viên và người có ít kinh nghiệm nộp đơn, nhưng (come on) con số đậu vào chưa đầy 3%. Kinh nghiệm làm việc thường của các sinh viên ở trường này thì phải trên 4 năm tính đến lúc nhập học. Trường hợp như tôi lúc nộp hồ sơ 25 tuổi, nhưng đã gần 4 năm và nếu tính đến lúc nhập học thì được gần 4.5 năm.
Điểm 2: Một kinh nghiệm làm việc thú vị!
Các "con số đẹp" cũng chưa đảm bảo được gì, điều này còn khó hơn với các trường danh tiếng khi các sinh viên có các con số chẳng khác biệt gì mấy. Bạn nhắm mắt bốc cũng được hơn 2000 người có điểm GMAT trên 700. Hãy làm kinh nghiệm bạn "thú vị" trong mắt các adcom.
Thật ra, chẳng dễ chút nào, mình chẳng thể quyết định mọi thứ, muốn làm gì, ở đâu..vv. Nhưng thế nào được cho là "wow" và adcom chú ý: fast-track career evolution, diversity of background, interesting international exposure. (từ hay từ sách xin giữ nguyên tiếng Anh nhưng minh hoạ bằng một số ví dụ có thật bên dưới).
International exposure:
Một anh tên tạm gọi là Kumar sinh tại Ấn Độ, làm việc tại cho một tổ chức nghiên cứu về giống nấm. Anh ta xin qua chi nhánh tại Châu Phi làm 2 năm...
Một anh tiếp theo tạm gọi Gupta cũng Ấn Độ, sinh trong một vùng "nổi tiếng" Kashmir, làm cho một tổ chức cứu trợ tại Iraq, và hiện đang làm việc tại Ai Cập. Hai anh này cùng đậu vào Harvard năm nay. Cứ đâu phài Ấn Độ là điểm phải cao, anh Kumar điểm có 710 mà hình như Quantitative còn có 46, còn anh kia điểm cũng chỉ có 730. Nhưng họ có một số công việc thật "thú vị."
Career evolution: Nói đâu cho xa, mượn Lê phân tích 1 cái. Đã đọc profile 1 lần trên website nào rồi đó. Chi Lê nhà mình hình như học không phải là finance. Nhưng nhìn thấy kinh nghiệm làm việc là toàn trong ngành tài chánh. Điều này củng rất hay bởi vì các adcom muốn thấy thí sinh có những "điểm đặc biệt." Nhưng tất nhiên Lê chắc cũng trình bày trong essays nhiều và kể tại sao mình tại thành công trong ngành tài chánh...vv
Tôi có may mắn và thuận lợi rất nhiều về hoàn cảnh (chính bản thân và gia đình), được làm việc ở CH Séc và Đức trong một khoảng thời gian và level cũng rất senior ở lãnh vực nghiên cưu trong một hệ thống phân phối lớn toàn Châu Âu. Công việc thú vị và được trãi qua kinh nghiệm với các sếp mang các quốc tịch khác nhau. Về Việt Nam công việc cũng nhiều lần được thử nghiệm mô hình của Vùng Asia Pacific.Trong trong tổng cộng 4 năm làm việc chỉ thay đổi công ty có 1 lần và vẫn làm trong cùng ngành, đủ để adcom đánh giá kinh nghiệm,thăng tiến và cũng "mature" về nghể nghiệp.
Chỉ một vài ví dụ để cho thấy "điểm nổi bật" của hồ sơ. Mọi người định nộp MBA chắc cũng có nhiều điểm nổi bật. Nhưng nghề nghiệp, theo tôi, nên có sự "mạch lạc," thấy được sự vươn lên, và có thành công. Các trường muốn thấy mình đã làm tốt nhất trong hoàn cảnh nào. Và lại, điểm GMAT có thấp 1 tí thì có cái để bù, chính là cái "thú vị" trong nghề nghiệp.
Điểm 3: Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn rõ ràng
Cái này trông dễ nhưng sẽ quyết định đến chuyện đậu rớt của bạn đấy! Không đùa!
Hãy lấy ví dụ này nhé, một anh người Nga, làm Supply Chain Management,7 năm, GMAT 730, TOEFL 290/300. Rớt Chicago, Waitlist Wharton. Cuối cùng, rớt hết cả hai và được nghe feedback session. "Long term goal" có vấn đề.
Một ví dụ nữa, Ấn Độ (lúc nào cũng đông!), làm IT ở UK, 6 năm kinh nghiệm ở công ty 1 Forune 500, GMAT 770, TOEFL iBT 110. Rớt Stanford, Kellogg, Chicago cũng do " short term, long term goal."
Đến đây chắc cũng có người thắc mắc tại sao tôi lại biết mấy chuyện này. Hồi tháng 1 lúc biết tin đậu vào Darden tôi có xin 1 chân làm Admission Consulting (Apprentice thôi), nên học hỏi rất nhiều writing và đọc profile cũng của nhiều người. Vậy đấy!
Tôi nghĩ cách tốt nhất mà các bạn hiện đang có là đọc kĩ cuốn "How to get into top MBA" của Richard Montauk. Đọc kĩ phần Goal các bạn sẽ thấy được tại sao "kiếm nhiều tiền không phải là Goal của MBA...vv."
Xin lưu ý rằng dù đọc kĩ đến đâu nhưng nhiều người vẫn mắc vào 1 vài cái lỗi rất lớn "Goal quá mơ hồ," "Goal quá xa rời thực tế," "Goal quá tầm thường"...
Cứ cho là vào trường rồi mới có sự điều chỉnh về career goal nhưng "túm lại," đã là goal thì phải cụ thể, chi tiết, thực tế và có sự nỗ lực để đạt vì nếu không biết mình sẽ làm gì, ở đâu vào lúc nào thì khó biết được.
Trong Tiếng Anhc ó cái câu gì đó mà tư nhiên quên mất phần đầu "....lead you to nowhere"
Điểm 4:"Why Y- school?" "Why me"
Why Y-school:
Đây cũng la một phần nhỏ chưa đến 100 từ trong bài Goal essay nhưng mà hết sức quan trọng. Đậu hay rớt cũng do phần này. Điểm chung là các bạn cứ "cắt dán" đại loại như thế này: "Tôi rất thích học trong một ngôi trường nổi tiếng về finance, marketing, and general management như trường của ông. Với các khóa học chuyên về finance như X, .... Giáo sư của trường ông cũng nổi tiếng thế giới như Philip Koller..." Chắc cũng đến vài trăm bài có cái phần này giống bài của bạn và tất nhiên, bạn chẳng được để mắt tới.
Cách tốt nhất là bạn cố gắng có những contact như đang làm là tốt nhất: tiếp xúc với các Director của Wharton, alumni hay sinh viên. Tất cả đều có cho bạn những ví dụ thực tế. Và cố gắng nếu không có tiếp xúc thì đừng có nói là có vì họ sẽ hỏi rất kỹ nếu bạn có nói trong phần interview.
Tôi đã phỏng vấn với Tuck lúc đã gần hết rồi chuẩn bị cúp máy. Tự nhiên bô- bô phan thêm 1 câu là "Tôi có biết có một đoàn SV Tuck đến HCM vào tháng 2 này." Tự nhiên nó hỏi sâu vào chuyện này liền " mày có contact ai không, người đó tên gì ...etc." Sau đó là trả lời là do bận quá nên đã không contact để gặp tại Caravell (SV Tuck ở sang gớm) ...vv Lần đó, tự nhiên để mất điểm phần đó.
Vậy thì Why Y-school cũng cho thấy được nó muốn biết chi tiết đến mức nào. Mày quan tâm đến trường tao ra sao? Có điểm gì thu hút mày? SV như thế nào? Cái này thì mỗi người phải tự nghĩ ra và riêng biệt qua những thông tin lấy được từ thực tế. Gặp mặt là phương pháp tốt nhất để tìm hiểu về "tại sao trường Y lại là sự lựa chọn tốt nhất của mình."
Mình kể thêm 1 ví dụ cho thấy sức mạnh của việc gặp trực tiếp tìm hiểu thực tế. Công ty mình năm nay cũng có 1 chị được học bổng toàn phần ở Judge (Cambridge). Chị này thi GMAT được có khoảng 560-580 gì đó. Nhưng Judge GMAT averge thì cũng khoảng 650-680 và chị lại apply vào round cuối nữa chứ. Bằng cách bay sang tới UK tìm hiểu tham dự mấy cái class visit và tha thiết mong muốn được học. Lúc được mời PV cũng bay sang luôn, thế là tin vui bất ngờ đậu vào.
Tất cả các trường muốn thấy được sự mong mỏi vào học trường của họ sau một quá trình tìm hiểu kĩ càng. Càng tìm hiểu lâu thì "argument" càng thuyết phục, điều này giúp bạn có được những ý rất hay, không bị lặp lại bởi các bài essay mẫu.
Trong năm vừa qua, mình cũng hơi gấp rút không làm tốt phần này cho tất cả các trường.Lúc nộp vào Nortra Dame round cuối còn tệ hơn, viết không thuyết phục vì chỉ biết có mấy thông tin "nghèo nàn trên website." Có lẽ đó cũng là một trong những yếu tố, khiến họ phát hiện mình không tha thiết lắm và cuối cùng mình bị "dings"
Hãy đầu tư hết sức "hoành tráng" phần này vì nó sẽ giúp ít bạn rất nhiều.
"Why me" là một phần bé tí trong Goal Essay nhưng cũng quan trọng không kém. Thường "why me" được bạn tận dụng tối đa trong interview với alumni.
Trong Kellogg Essay phần này cho bạn cả một bài tha hồ mà viết. Tuy nhiên không nên đề cập đến điểm GMAT, TOEFL ..etc để thể hiện bạn là "con ong chăm chỉ" vì điểm cao chẳng "hù" được adcom ở những trường top mà có khi còn phản ánh bạn là người "chằng có gì để nói ngoài GMAT." Đây là chỗ bạn thể hiện tại sao bạn "có thể nhảy vào dàn đồng ca nhà thờ" với SV ở trường này mà không hề bị chỏi. Kellogg đề cập cực kì cao đến "tinh thần đồng đội, đồng chí...vv." Bạn hãy tìm hiểu thật kĩ xem điểm nào bạn có thể đem vào nói ở phần này, nhưng một lần nữa, dù ngắn đến đâu cũng phải cụ thể, vì nó thể hiện đó là ý của bạn. Không thể "ba hoa chích chòe" như thế này :"Em là một người chăm chỉ, có tinh thần đồng đội, chịu khó lao động, biết giúp đỡ bạn bè khi cần thiết." Đây không phải là câu hỏi mẫu trong cuộc thi "hoa Hậu Báo Tiền Phong hằng năm." Nhưng nên viết cụ thể đại loại như " Hôm bữa có nói chuyện với Chris, ông ấy bảo tụi tao mỗi sáng uống cà-phê và ăn sáng với các giáo sư như một văn hóa của trường có từ khi thành lập....Điều này cho thấy ở trường ông có một.......rất phù hợp với ........"
Search