Một góc nhìn. Nên đọc
Một góc nhìn khác về vụ án CDC Hà Nội.
Mình không thích kiểu “phù thịnh, không phù suy”, nên quý tấm lòng và sự dũng cảm đối mặt của người viết bài này. Bởi lúc sa cơ thì giá trị của sự chia sẻ nhân lên bội phần. Yêu mến chị hơn sau bài viết, Dế Mèn ạ!
“Ngày 27/5/21 tại phiên họp thứ 56, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt câu hỏi, nhà nước có trách nhiệm gì trong việc này khi không có hướng dẫn, không nói trường hợp nào cấp bách được chỉ định thầu?
Từ khi xảy ra vụ án của CDC HN đến nay, nhiều đơn vị trên toàn quốc sợ mua sắm, kể cả mua sắm trang thiết bị rất thiết yếu chống dịch. Tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội ngày 27/5/202, CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã Phát biểu “Bây giờ dịch giã thế này, năng lực xét nghiệm thấp, nhưng chỗ nào cũng sợ mua sắm, sợ sai. Đó là thực tế chúng ta cần nhìn thẳng. Đừng để "vừa mất tiền, vừa mất người". Mất người lúc này là mất toàn đội ngũ tinh hoa, toàn các GS, TS, thầy thuốc nhân dân…"
—————————-
VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU XẢY RA TẠI CDC HÀ NỘI: Vì sao mình đã gửi đơn xin khoan hồng giảm án cho bị cáo?
Khi mình gửi đơn, mình hiểu đồng nghiệp phạm tội trong bối cảnh nào nên đã gửi đơn xin khoan hồng giảm án. Mình cũng hiểu một khi được coi là “án điểm” thì cơ hội giảm án gần như bằng không nhưng mình vẫn gửi đơn, để bị cáo hiểu rằng vẫn có những đồng nghiệp xa nhưng vẫn hiểu và đồng hành, để anh ấy có thêm động lực vượt qua cơn hoạn nạn này.
Bài dài, bạn quan tâm thì đọc để hiểu vì sao nhiều đồng nghiệp xa gần đã cảm thấy quá xót xa và đã viết đơn xin khoan hồng cho bị cáo, bất chấp nguy cơ bị chửi cho sấp mặt. Hãy kiên nhẫn đọc hết rồi chửi tiếp cũng chưa muộn.
Ý kiến của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) tại phiên toàn phúc thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hà Nội.
Hà Nội ngày 24/6/2021
Kính thưa Hội đồng xét xử.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (gọi tắt là CDC Hà Nội) là bị hại trong vụ án. Sau khi tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm do Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử từ ngày 10 – 12/12/2020, chúng tôi đã lắng nghe toàn bộ quá trình xét hỏi, quá trình tranh luận tại phiên tòa và CDC đã nhận được bản án sơ thẩm. Chúng tôi nhận thấy bản án đã tuyên cho các bị cáo vẫn còn quá nặng nề nên ngày 23/12/20 CDC đã có đơn gửi Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xin Quý tòa xem xét tiếp tục giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo của CDC vì 5 lý do sau:
1. Về lịch sử công tác mua sắm công tại HN:
Trước khi có dịch Covid-19, việc mua sắm, trang bị máy móc, trang thiết bị YT, các loại vật tư, sinh phẩm… phục vụ cho hoạt động phòng chống dịch cũng như hoạt động chuyên môn của đơn vị đều qua Trung tâm tư vấn đấu thầu và mua sắm tập trung của Thành phố thực hiện, CDC Hà Nội chỉ có trách nhiệm đề xuất danh mục, sau đó được nhận máy móc, vật tư…về sử dụng
Một số mặt hàng thông thường không trong danh mục mua sắm tập trung thì cũng do Sở Y tế thẩm định KH lựa chọn nhà thầu nên CDC HN hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc mua sắm máy móc, trang thiết bị y tế.
Từ khi có dịch CV-19 bùng phát, CDC HN ngoài nhiệm vụ chống dịch, còn được Sở Y tế giao nhiệm vụ mua sắm vật tư đáp ứng chống dịch, đây là 1 nhiệm vụ mà nhiều CDC các tỉnh đều cho rằng quá sức với 1 đơn vị chuyên môn trong lúc dịch bùng phát.
CDC Hà Nội là đơn vị phải trực tiếp tham mưu và triển khai các biện pháp chuyên môn chống dịch. CV-19 là 1 loại dịch mới nổi, nguy hiểm chưa có trong tiền lệ nên áp lực chuyên môn chống dịch rất lớn lại thêm việc mua sắm nên nhiệm vụ lại càng nặng nề hơn.
2. Bối cảnh phạm tội của các bị cáo của CDC HN
Chúng ta cùng nhìn lại thời điểm quý 1/năm 2020 (thời điểm phạm tội của các bị cáo), dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi đó, mỗi ngày trung bình có 2000 -2500 người từ các nước có dịch nhập cảnh về Hà Nội, nên nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan ra cộng đồng tại Hà Nội rất lớn. Tâm lý người dân vô cùng hoang mang, lo lắng về dịch.
Chiến lược chống dịch của Hà Nội lúc đó là XÉT NGHIỆM, TRUY VẾT, CÁCH LY, KHOANH VÙNG. Và chiến lược này vẫn còn giá trị cho đến tận bây giờ. Trước khi các bị cáo mua dàn máy XN RT, CDC HN chỉ có 1 dàn máy XN RT, nếu máy chạy liên tục 24h/ngày và ko trục trặc thì chỉ đạt công suất tối đa 250 mẫu/ ngày.
Trước sức ép phải khống chế dịch, UBND TP và Sở Y tế Hà Nội, chỉ đạo CDC Hà Nội đã tập trung nguồn lực hiện có đáp ứng chống dịch, nâng công suất xét nghiệm từ 250 lên 2000 – 3000 mẫu/ngày. Do đó YC cấp thiết phải bổ sung máy xét nghiệm, hóa chất, vật tư, trang bị phòng hộ...;
Tuy nhiên, ngay từ khi có thông tin dịch bùng phát, các loại hàng hóa phục vụ chống dịch trở nên khan hiếm do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Các đơn vị, người dân đổ xô đi mua hàng tạo ra một thị trường hỗn loạn, mất kiểm soát. ở giai đoạn đó 1 hộp KT từ 50 k mà có người phải mua 350k. Các thông tin về giá khá mù mờ, giá chủ yếu do người bán cung cấp. Lúc đó chưa có kênh thông tin chính thức nào từ BYT và các Bộ ngành khác công khai về giá máy móc, TTB và các loại mặt hàng phục vụ chống dịch. Đây chính là lỗ hổng trong QL của các cơ quan chức năng dẫn tới việc giá cả trăm hoa đua nở, mỗi nơi mua 1 giá, mỗi ngày 1 giá. Có lẽ để khắc phục các bất cập này, mãi tới 9/9/20 Cổng thông tin công khai giá TTB YT của BYT mới được khai trương, các thông tin về giá hàng hóa còn rất thiếu và dần mới được cập nhật.
Trong bối cảnh đó, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm do áp lực phải lắp đặt ngay hệ thống máy XN trong khi không có bất kể thông tin nào về giá nên đã liên lạc với các nhà thầu để yêu cầu báo giá máy xét nghiệm . Máy XN ko phải là hàng hóa thông thường nên rất khó để biết giá trị thực là bao nhiêu. Chính việc người đi mua thiếu thông tin mà các nhà thầu đã mua bán lòng vòng nhằm nâng giá bán cho CDC Hà Nội mới là Bản chất của vụ án, là yếu tố có tính chất quyết định gây ra hậu quả thiệt hại cho Nhà nước, cho CDC và là khởi nguồn dẫn đến việc phạm tội và đưa các bị cáo của CDC vào vòng lao lý.
Ngày 27/5/21 tại phiên họp thứ 56, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt câu hỏi, nhà nước có trách nhiệm gì trong việc này khi không có hướng dẫn, không nói trường hợp nào cấp bách được chỉ định thầu?
Từ khi xảy ra vụ án của CDC HN đến nay, nhiều đơn vị trên toàn quốc sợ mua sắm, kể cả mua sắm trang thiết bị rất thiết yếu chống dịch. Tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội ngày 27/5/202, CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã Phát biểu “Bây giờ dịch giã thế này, năng lực xét nghiệm thấp, nhưng chỗ nào cũng sợ mua sắm, sợ sai. Đó là thực tế chúng ta cần nhìn thẳng. Đừng để "vừa mất tiền, vừa mất người". Mất người lúc này là mất toàn đội ngũ tinh hoa, toàn các GS, TS, thầy thuốc nhân dân…"
Đặt ngược lại, nếu lúc đó các bị cáo CDC HN cứ theo đúng trình tự thủ tục mà chậm mua máy XN thì liệu rằng chỉ sau hơn 1 tháng có thể ngăn được làn sóng dịch từ châu âu và Mỹ tràn về HN hay không? Là Người bác sĩ, khi đứng trước tính mạng của người bệnh, hay đứng trước sự nguy nan tới sức khỏe của cả cộng đồng như trong đại dịch CV-19 thì việc đầu tiên phải hành động để cứu người. Mọi sự so đo của bản thân CBYT sẽ làm mất đi cơ hội vàng. Những quy trình, quy định cứng nhắc trong xử trí các tình huống khẩn cấp có thể bảo vệ CBYT nhưng sẽ làm chết người dân.
3. Động cơ phạm tội của các bị cáo thuộc CDC HN
Thưa hội đồng xét xử, 3/6 bị cáo của CDC là BS. Chọn nghề BS, bắt buộc chúng luôn phải học, nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức mới đáp ứng đc nhiệm vụ chuyên môn. Nên với việc học 1 lớp nghiệp vụ đấu thầu diễn ra trg 3 ngày chắc chắn 3 bị cáo ko thể hiểu biết thấu đáo, đầy đủ các quy định, trình tự pháp luật của đấu thầu, cũng không ý thức được mức độ nghiêm trọng của sai phạm mà mình gây ra.
Trong quá trình thực hiện, Tất cả các bị cáo đều chỉ với mong muốn nhanh chóng có được máy XN phục vụ chống dịch. Các thông tin đối chất tại tòa đã cho thấy nhiều BC không hề có động cơ, mục đích trục lợi. Các nhà thầu cũng đã công nhận điều đó tại tòa và đã chủ động khắc phục hậu quả nên không còn thiệt hại về kinh tế cho CDC. Chính vì vậy CDC Hà Nội kính đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét cho các bị cáo là cán bộ CDC Hà Nội không phải chịu các tình tiết tăng nặng và tiếp tục được hưởng chính sách khoan hồng. Hai bị cáo Thư và Tuấn đã được Tòa tuyên án 36 tháng cho hưởng án treo. Kính mong HĐXX tiếp tục xem xét giảm án cho 4 bị cáo còn lại là Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Ngọc Quỳnh và Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Vũ Hà Thanh bởi thực chất các bị cáo CDC chỉ là nạn nhân của quá trình mua bán lòng vòng, chứ CDC không nâng giá để trục lợi.
4. Đóng góp của các bị cáo trong công tác chống dịch
Kể từ năm 2020 đến nay, HN đã trải qua 4 đợt dịch Covid-19. Mặc dù là địa phương có nguy cơ rất cao do lưu lượng người đến – đi đông nhưng tất cả các làn sóng, các ổ dịch đã nhanh chóng được kiểm soát nhờ việc điều tra, xét nghiệm phát hiện, truy vết, khoanh vùng xử lý kịp thời.
Tính riêng KQXN bằng kỹ thuật Real time RT-PCR. Năm 2020, CDC HN Lấy mẫu và xét nghiệm 111.990 lượt người, từ 1/1 – 22/6 năm 2021 là 200.652 mẫu. Chỉ tính riêng làn sóng dịch thứ 4 từ 27/4 đến nay, CDC HN đã xét nghiệm trên 110.655 mẫu (cho người dân Hà nội 99.339 mẫu, XN hỗ trợ Tỉnh bắc Giang trên 11.316 mẫu) bằng kỹ thuật Real time RT-PCR. Nhờ đó Các ổ dịch lớn như Trúc Bạch – Ba Đình, Bệnh viện Bạch Mai, Hạ Lôi – Mê Linh, Thường Tín, Đông Anh, Công ty T & T nhanh chóng được khống chế.
Việc đề xuất, mua bổ sung máy móc, trang thiết bị, vật tư kịp thời đã giúp CDC Hà Nội triển khai tốt công tác khống chế dịch trên địa bàn Thành phố, trong đó có đóng góp quan trọng của các bị cáo. Hiện tại Hệ thống RT-PCR và máy tách chiết ARN/ADN vẫn đang hoạt động tốt phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Kết quả chống dịch hiệu quả đó đã góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đem lại sự bình an cho người dân Thủ đô.
5. Nhân thân của các bị cáo
Thưa HĐ xét xử.
3/4 BC có đơn xin giảm án hôm nay (BC Cảm, Dung, Quỳnh) là các BS có trình độ chuyên môn cao. Đào tạo 1 BS mất 6 năm dài hơn hẳn các ngành khác, Quy đổi cả thời gian SV Y phải trực đêm ở BV thì tương đương 8 năm. nhưng ra trường chỉ là 1 BS tập sự. Để có 1 BS có kinh nghiệm, năng lực công tác đòi hỏi phải đào tạo rất nhiều chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc thực tiễn và cả đời ko ngừng đọc TL để cập nhật kiến thức, nếu không sẽ thành 1 BS tụt hậu và yếu kém chuyên môn.
- Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm là người trưởng thành từ khoa PC bệnh truyền nhiễm, là PGS, Tiến sỹ-BS; là nhà Khoa học, là giảng viên của các trường Đại học y tế. BC có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch và thường xuyên trực tiếp xuống chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại thực địa, đặc biệt là những ổ dịch mới và phức tạp. Năm 2003, BC là người trực tiếp tham gia chống Sars xảy ra tại BV Việt Pháp, sau đó là các vụ dịch lớn như dịch tả, SXH, Cúm AH1N1, sởi. Và năm 2020 là Sars Cov-2. Trong suốt quá trình chống dịch Covid-19, bị cáo không quản ngày đêm, luôn sát cánh cùng các Đội chống dịch cơ động sẵn sàng lên đường vào ổ dịch. Suốt gần 4 tháng chống dịch trước khi bị bắt, bị cáo ngày đêm có mặt tại CQ và địa địa bàn.
Trong quá trình công tác, từ 2010 -2019 ông Nguyễn Nhật Cảm đã 05 lần được Bộ Y tế và 2 lần của UBND thành phố tặng bằng khen của vì có thành tích xuất sắc trong công tác y tế dự phòng và PC dịch.
- BC Nguyễn Thị Kim Dung, trình độ Th.s, BS có nhiều năm công tác trong lĩnh vực PC HIV/AIDS, mới được chuyển về phòng Tổ chức Hành chính từ tháng 6/2019 và bổ nhiệm Trưởng phòng TCHC tháng 10/2019, được 3 tháng trước khi dịch Covid 19 xuất hiện, mới bổ nhiệm Phó CT HĐ mua sắm trong vụ dịch. Trong quá trình công tác BS Nguyễn Thị Kim Dung đã 05 lần được BYT, ỦBNDTP Hà Nội tặng bằng khen. Đại dịch HIV/AIDS từ chỗ là bệnh dịch nguy hiểm, chết người đến nay đã được khống chế và mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 đã ngay trước mắt. Có được thành quả trg PC HIV/AIDS như vậy như vậy là nhờ những đóng góp không nhỏ của những người như BS NTK Dung. Trong vụ án này BC Dung ko có bất kỳ động cơ, mục đichs xấu, ko vụ lợi và không hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào dù nhỏ. Xét những đóng góp của gia đình và bản thân bị cáo Dung tại địa phương, nhất là trong công tác thiện nguyện giúp đỡ các cháu học sinh, người già neo đơn nên ngà 30/01/2021 Chi Bộ và bà con Tổ dân phố 26 Phường Trung Hòa - Quận Cầu giấy cũng đã gửi Đơn đến Toà mong được xem xét giảm án cho BC Dung.
- BC Nguyễn Ngọc Quỳnh trình độ TS, BS, có nhiều năm làm chuyên môn tại khoa PC Bệnh truyền nhiễm, trực tiếp tham gia chống dịch. Trong quá trình 15 nămcông tác, BC Nguyễn Ngọc Quỳnh luônđược đánh giá hoàn thành tốt/xuất sắc nhiệm vụ, 8 năm liền được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở ; 2 năm danh hiệu người tốt, việc tốt cấp ngành ; 2 lần được UBND TP được tặng bằng khen vì đã có thành tích trong công tác PC dịch. TS.BS Quỳnh cũng là người tích cực tham gia nghiên cứu KH, tham gia đề tài cấp nhà nước, thư ký 2 đề tài cấp Thành phố, chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài cấp cơ sở. BC Quỳnh đã công bố trên 20 công trình nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí uy tín trong nước và Quốc tế. Kết quả của các đề tài đã được ứng dụng tại đơn vị và trên địa bàn thành phố góp phần không nhỏ cải thiện và nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh.
Ngay cả ở làn sóng dịch thứ 4 này, mặc dù án tù vẫn đang trên đầu, nhưng cả 2 bị cáo Quỳnh và Dung vẫn 1 mực báo cáo BGD xin tham gia chống dịch trực đêm, chia xẻ bớt nỗi vất vả với đồng nghiệp của CDC HN.
- BC Nguyễn Vũ Hà Thanh, trình độ Th.s kinh tế, làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng (nay là CDC Hà Nội) từ năm 2013. Trong quá trình công tác bc Nguyễn Vũ Hà Thành được đánh giá luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị.
Kính thưa HĐXX
Đã chọn nghề Bác sĩ, hầu hết họ chọn các chuyên khoa Lâm sàng chứ ko mấy người chọn hệ Y tế dự phòng bởi công việc vất vả, làm việc ko có giờ giấc, nhiều người ban đầu đi theo hệ YTDP nhg sau không trụ lại được mà phải học để chuyển ngạch. Lực lượng BS y tế dự phòng vốn đã rất mỏng thì nay CDC Hà Nội lại mất thêm các cán bộ có trình độ CM cao và kinh nghiệm dày dặn trong PC dịch nên đay là tổn thất lớn. Nếu dịch bệnh bùng phát tại Hà Nội việc triển khai chống dịch trên địa bàn thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới và Việt Nam cũng như tại Hà Nội. Dịch CV19 chưa xong thì dịch Sốt XH đang ập tới. Chúng ta cũng đã chứng kiến mỗi năm HN có hàng chục nghìn người ở HN bị SXH và nhiều người tử vong, rồi những vụ dịch lớn như dịch sởi 2014 đã cướp sinh mạng của nhiều trẻ nhỏ. Dịch chồng dịch cứ luôn đè nặng lên vai các trung tâm CDC và các CBYT dự phòng.
Do vậy, ngày 15/6/21: 346 viên chức người lao động của CDC Hà nội đã ký vào đơn thiết tha đề nghị Tòa án ND cấp cao, VKSNDCC tại HN xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo của CDC HN.
- Sở y tế HN là cơ quan chủ quản của CDC, Công đoàn ngành Y tế HN cũng đã có công văn gửi Toà án và viện VKSNDCC tại HN xin khoan hồng cho các bị cáo CDC HN vào Ngày 16/6 và 05/01/2021
Viện đào tạo YHDP và YTCC – Trường ĐHY HN (nơi bị cáo Cảm, Quỳnh tham gia giảng dạy) công văn gửi Quý Tòa và Viện xem xét những đóng góp của bị cáo ngày 22/12/2020.
- Ngoài ra Hội Y học dự phòng Việt Nam; 18 CDC các tỉnh phía bắc (Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Ninh, Thái Nguyên Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang); các Trung tâm Y tế quận huyện trên địa bàn HN, nơi mà CDC hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ y tế dự phòng đã có công văn gửi Quý Tòa và Viện xin giảm án cho các bị cáo CDC Hà Nội. Kính mong HĐXX xem xét
6. Kết luận
Từ tất cả các lý do đã trình bày ở trên: Bối cảnh phạm tội trong tình hình cấp bách chống dịch, động cơ phạm tội CDC là nhanh có máy XN đáp ứng nhu cầu chuyên môn; lỗ hổng của cơ quan quản lý nhà nước về QL giá cả TTB; Thiệt hại về kinh tế đã được khắc phục. Các BC có nhân thân tốt, có trình độ CM cao, có nhiều thành tích trong YTDP và PC dịch. Nên CDC kính mong HĐXX tiếp tục xem xét giảm án cho 4 bị cáo còn lại là Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Ngọc Quỳnh và Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Vũ Hà Thanh.
Với riêng 2 BC Dung và Quỳnh: mức án 6 năm tù cho bị cáo Nguyễn Thị Kim Dung và 5 năm tù cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quỳnh mà án sơ thẩm đã tuyên, CDC Hà Nội nhận thấy mức án này là quá nặng vì BC Dung, BC Quỳnh, Hoàn toàn ko biết về quá trình đám phán mua bán, chỉ thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ và mệnh lệnh hành chính của cấp trên. 2 bị cáo không có bất kỳ động cơ, mục đích xấu, không vụ lợi và không được hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào.
Bị cáo Dung, Quỳnh có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình có công với cách mạng, không có tình tiết tăng nặng. Đặc biệt bị cáo Dung, Quỳnh là cán bộ làm công tác chuyên môn Y khoa có trình độ cao, có nhiều cống hiến đối với hoạt động kiểm soát bệnh tật nhất là trong thời gian dịch covid xảy ra, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen nên nếu được hưởng hình phạt cải tạo ngoài xã hội sẽ tiếp tục được cống hiến cho xã hội và tiếp tục đóng góp công sức cho phòng chống dịch Covid-19 cũng như dịch bệnh khác. Mặt khác, bị cáo Dung, Quỳnh có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ già yếu, các con đang tuổi trưởng thành, rất cần sự chăm sóc, dưỡng dục của bố, mẹ. Nếu bị cáo bị phạt tù thì rất có thể các con sẽ suy sụp về tinh thần, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống trong tương lai của các cháu.
Vì vậy, Trung tâm CDC Hà Nội – bị hại trong vụ án viết đơn này kính đề nghị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét để giảm án cho các bị cáo là cán bộ CDC Hà Nội; xem xét cho bị cáo Dung, Quỳnh được hưởng mức án cải tạo ngoài xã hội để được tiếp tục cống hiến chuyên môn Y học, lấy công chuộc tội nhằm đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật nhưng vẫn thể hiện được tính nhân văn, khoan hồng của Đảng và Nhà nước cũng như tránh tình trạng cán bộ y tế quá sợ hãi sẽ không dám đem hết tâm huyết của mình để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là những người phải đảm bảo hậu cần cho công tác chống dịch.
ĐẠI DIỆN CDC HÀ NỘI
PHÓ GIÁM ĐỐC
Lã Thị Lan
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過72萬的網紅Bí Kíp Troll Team,也在其Youtube影片中提到,Nhạc : Qua Ta - Hades ft. BlackT [Video Lyric] SHOP ACC LMHT GIÁ RẺ : accvip.vn ►Kênh Phụ Của Brcnze 5 : https://www.youtube.com/channel/UCIlN4T2FkV88...
gian khổ 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的精選貼文
Thông báo về "Cao Dê Cụ" loại mới nhất
2 tháng trước, đã nấu cao đặc hơn, sánh như mật mía, nên chuyện bảo quản tốt hơn, an toàn hơn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, như luôn luôn phải bảo quản tủ mát, không thuận tiện lắm khi mang đi công tác, mất công đong đo khi dùng, dễ vỡ khi vận chuyển...
Sau quá trình để mấy trăm anh em kiểm nghiệm, phản hồi ok, lấy lại và giới thiệu khá nhiều, nên tôi an tâm làm với số lượng nhiều hơn và chế biến nâng cao thêm một bước nữa, đó là cô đặc thành cao rắn, sấy khô kiệt rồi nghiền thành bột và chế thành viên như viên kẹo. Nhìn thô mộc và đúng chất cao, nên chả khác gì cục ứt Dê, kaka.
Với loại mới này, bảo quản đơn giản, dễ dàng, giữ hoạt chất ổn định trong quá trình sử dụng.
Tất nhiên, quy trình nấu kéo dài hơn, hàm lượng dược liệu cũng cao hơn, dễ uống hơn, tinh khiết hơn khi tiếp tục diễn ra thêm một bước loại bỏ tạp chất.
Anh em đang dùng thì nên tiếp tục dùng lâu dài để đạt hiệu quả sâu hơn. Anh em chưa từng dùng thì nên sử dụng luôn đi.
Quá trình nghiên cứu bài thu.ốc nam của người Tày, cùng quá trình theo dõi người dùng, tôi thấy có thêm tá.c dụ ng rất mạnh, ấy là gi.ảm đa.u xư ơng khớ .p rất tốt. Trong sả.n phẩ.m có nhiều vị b.ổ thậ.n, b,ổ m,áu, b ổ k.hí, kh.áng v iê.m, nên quá tốt với “th ấp kh ,ớp”. Thậm chí anh chị đa.u xư ơng k .hớp dùng nó thay thế luôn cũng tốt, vừa ngon xương k h.ớp lại khoẻ và bền sún g ống.
Tiện thể, đăng lại bài hướng dẫn cách làm, công thức, để anh em có thời gian, công sức có thể tự làm được.
Hướng dẫn cách làm "Cao Dê Cụ"
Đây là bài thảo dược của người Tày, quá tốt, ko phải tôi nghĩ ra hay bịa ra, mà họ dạy cho tôi, nên tôi dạy lại cho mọi người.
Tôi hướng dẫn, để các anh chị ko có tiền nhưng có thời gian, để tự chế biến cho mình và người thân dùng. Đã có nhiều anh chị bỏ nhiều công sức và đã gom đc gần đủ nguyên liệu, chủ yếu anh em vướng ở khâu Thục chế từ Hoàng tinh đỏ, vì rất kỳ công và tốn kém, mà có thể thất bại nhiều. Tốt nhất là ra hiệu thuốc Bắc nổi tiếng mà mua hàng TQ, nhưng 100% là thục chế từ hoàng tinh trắng. Nhưng ko sao, dùng tạm.
Thực tế bây giờ, anh em chúng ta hỏng và tịt nhiều quá, lại còn loạn nữa. Lý do thì vô cùng nhiều, nhưng thói quen ăn uống (rượu chè), hít thở bụi, cắm mặt mạng mẽo, ít vận động, thông tin gây nhiễu loạn bệnh hoạn... gây ra thảm cảnh yếu và loạn chuyện ấy, rất chán! Thi thoảng, ghe vov, thống kê yếu 95%, huuuuu
Công thức đây:
1. Si đỏ là vị chủ chốt, giúp bơm má u đến chỗ cần bơm, nhất là chỗ cần tăng dân số. Hình ảnh thì úp rồi. Lấy những cái rễ, phần thân thì phơi héo đi chút cho máu đọng trong thớ, băm mỏng nó ra, phơi đi dùng dần.
2. Bổ cốt toái, là loại mọc trên tảng đá. Nó là giống quái thảo có từ thời khủng long, chỉ bám trên tảng đá sạch ở độ cao vài trăm mét trong rừng sâu. Đi rừng, chỗ núi đá vôi là lấy được. Nó hút dinh dưỡng từ đá thì biết là khủng rồi. Nó tốt cho gân, cơ, xương, cốt.
3. Cỏ tháp bút: thú thật là mấy ông lang băm gia truyền Tày dùng nó, chứ tôi chưa nghiên cứu tên khoa học nó là gì, nên chưa rõ tác dụng của nó. Gia truyền nhiều đời rồi thì cứ thế dùng theo thôi.
4. Vương bất lưu hành: Tôi cũng ko hiểu của nợ nào đặt ra cái tên này. Nhưng ý nghĩa của nó, đây là loại cây chỉ được dùng trong cung cấm, vua chúa dùng, cấm lưu hành ra bên ngoài. Ý là ko được phổ biến cho dân chúng dùng. Vậy thì chắc là nó bùng nổ cái khoản kia.
5. Sâm tiến vua - cát sâm - sâm Nam: Tên là ngưu đại lực tức là khoẻ như trâu mộng. Cái này thì viết nhiều rồi, khỏi tả thêm. Nó tốt mọi nhẽ, nhưng cung cấp ô xi cho phổi khiến toàn thân rạo rực.
6. Ngọc cẩu (loại này vốn tên toả dương, tôi gọi ngọc cẩu mà giờ cả nước gọi theo. Đến các nhà thực vật, lương y cũng gọi theo cái tên tôi bịa ra mới hài) chỉ lấy phần thân thôi nhé. Lấy mũ nữa cũng tốt. Bỏ cái cục to tổ bố ở gốc đi. Thân tốt cho nam, mũ tốt cho nữ. Phơi khô nó đi.
7. Hoàng tinh đỏ chế thục: Anh em nào hay leo núi Tây Bắc đến độ cao 2.000 thì nhổ được hoàng tinh đỏ. Đông bắc và núi thấp chỉ có hoàng tinh trắng, ko tốt bằng. Nhổ lấy nó, hoặc mua nó. Nó họ hoàng tinh dong riềng. Có bát phở đổi được 1 ký thôi. Nhưng, phải chế nó thành Thục mới dùng được. Khó và cầu kỳ hơn cả chế Hà thủ ô, tương đương khó với chế Ấu tẩu thành Phụ tử. Do vậy, từ củ thô 1 bát phở mỗi ký thì nó đội lên thành 2 tạ thóc mỗi ký. Viết đến đây chắc anh em nản, nhưng thôi cố lên, coi như vì sự nghiệp súng ống mà cố. Còn hơn vợ bỏ, bồ chê, em út sỉ nhục.
Kỹ thuật chế thì đọc trên mạng, sách Tàu ấy. Nó là thứ sinh ra nòng nọc cực mạnh, nên ko thể thiếu được.
Tôi dám chắc, đọc đến phần Hoàng tinh chế Thục, thì các ông chửi: Tổ sư thằng tút, tả thế thì bố thằng nào làm được, sức đâu mà làm, bố mày gọi mua cho nhanh.
Một số ông biết về thảo dược, kiên trì mày mò suy ngẫm, lại lấy bụng dạ tiểu nhân đo lòng quân tử thì nghĩ: Bố cha thằng tút, tin thế kẹc nào được nó. Chả có thằng lang băm nào đem cần câu tặng thiên hạ. Nó bịa ra thế để bán thôi chứ tử tế méo gì nó mà đi dạy mọi người. Mất công cong đít chế, khéo bị nó lừa. Thôi méo dại, gọi mua của nó cho nhanh!
Hầu hết sẽ tính toán: Tiên sư, tìm mua đủ từng nấy củ quả lá lẩu, mất mẹ cả tháng, nấu nướng hai ngày mới xong nồi cao, bao công sức, trong khi bỏ một hai củ ra là xong, tội méo gì nhọc người.
Đấy, là điều tôi nhìn ra lâu lắm rồi, từ cả tháng trước, khi hướng dẫn các anh tự làm, nhưng ko anh nào làm cả, toàn nhấc điện thoại alo thôi.
Anh/chị mua “Cao Si Đỏ đăng ký giúp vào số 0976614619 (nên nhắn tin). Giá 1,2 triệu đồng/ 1 tháng sử dụng.
Lưu ý: Giá đã tăng thêm 200k/tháng so với trước đây, vì chế biến cầu kỳ hơn và muốn lãi thêm tí nữa.
gian khổ 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
OAN HỒN LOÀI TRÂU... BÁO OÁN - lời đồn hay sự trùng hợp?
(Nhân năm Sửu ngưu, úp bài viết về chuyện ở làng mổ trâu ở Bắc Giang, để mọi người đọc giải trí)
Con trâu là vật nuôi gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng ngàn năm trước, nó là đầu cơ nghiệp, là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vì thế, người ta tin, nó có linh hồn.
Ông thủ từ ngôi đền Giang Xá (Hoài Đức, Hà Nội) Hồ Xuân Đức nói rằng: “Con trâu là loài làm thật, ăn giả. Nó chỉ ăn cỏ, ăn rơm, mà làm ra lúa gạo, tiền của nuôi sống con người. Gia đình nào tốt bụng, còn lấy bao tải mặc cho nó, rồi căng bạt, đốt lửa sưởi ấm cho nó vào những ngày giá lạnh. Vậy mà con người nỡ giết nó, thì nặng nghiệp lắm!”.
Chuyện của ông thủ từ ngôi đền thờ vua Lý Nam Đế cứ rủ rỉ, rù rì, mà đầy thương xót loài vật nuôi gần gũi với nhà nông.
Chuyện của người mổ trâu
Ông Đức bảo rằng, mấy chục năm nay, ông theo dõi chủ lò mổ trâu, bò, ngựa, những con vật ăn cỏ, là đầu cơ nghiệp của nhà nông và nhận thấy rằng, hầu hết những gia đình đó đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau nữa. Còn kiếp sau của những đồ tể đó thế nào, thì chỉ có vềthế giới bên kia mới biết được.
Rồi ông Đức kể chuyện về ông ba toa H., nhà ở làng Giang Xá, xã Đức Giang. Ông H. có lò mổ trâu nhỏ, mỗi ngày giết 1-3 con. Nghề mổ trâu có từ đời cha ông H. Bố của ông cũng là thợ mổ trâu có tiếng. Bố chết, ông H. nối tiếp công việc sát sinh này.
Là bạn thân, nên ông Đức thường xuyên trò chuyện, tâm tình với ông H. về nghề sát sinh, đặc biệt là sát hại loài trâu. Ông H. làm giàu bằng nghề này, nên không thể bỏ được. Nghe khuyên giải nhiều quá, nhiều lần ông H. còn nổi cáu với người bạn thân.
Một hôm, cách đây chừng 10 năm, ông H., khi đó ngoài 50 tuổi, ra đền Giang Xá ngồi uống nước với ông Đức và mấy cựu chiến binh trong xóm. Vừa thắp nhang trong đền xong, ngồi uống được mấy chén nước, rít điếu thuốc lào, ông H. kêu tức ngực, khó chịu trong người và bảo: “Mấy ông ngồi đây, tôi về nghỉ tí”.
Nói rồi, ông H. lững thững đi về. Lát sau, vợ ông H. hớt hải chạy ra đền, mặt mũi xám ngoét: “Các bác vào nhà tôi xem thế nào, ông nhà tôi cứ làm sao ấy!”.
Ông Đức chạy vào, thấy ông H. nằm bất động trên giường, lay không dậy, gọi không thưa. Lát sau, y tá đến, thì ông H. co giật đùng đùng, rồi hộc máu tươi chết. Ông chết một lúc rồi, mà dòng máu tươi vẫn rỉ ra từ miệng. Nhìn cảnh ấy, ai cũng kinh hãi.
Ông H. chết đi, nghe lời khuyên của ông Đức, con cháu dẹp bỏ lò mổ, không theo nghề sát sinh này nữa. Theo lời ông Đức, ông đã theo dõi một số vụ chết chóc của những người giết mổ gia súc và thấy rằng, một số người trong số họ, dù chết trẻ hay chết già, đều có máu tươi chảy ra đằng miệng (?!).
Câu chuyện về những đồ tể mổ trâu, còn gọi là ba toa, mà ông Hồ Xuân Đức, thủ từ đền Giang Xá kể, khiến tôi tò mò, tìm hiểu về nghề mổ trâu bò. Tôi tìm về ngôi làng có truyền thống mổ trâu bò lâu đời nhất Việt Nam, đó là làng Phúc Lâm (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang).
Cả làng sống nhờ… trâu
Từ quốc lộ 1A cũ, rẽ vào đường liên huyện không xa, thì đến làng Phúc Lâm. Ngôi làng khá sầm uất, nhà cửa chen chúc, với cổng làng to tướng ghi rõ: Làng Phúc Lâm.
Bước chân vào cổng làng, đủ thứ mùi, thối của phân, khai của nước tiểu, tanh nồng của máu, mỡ, thịt chảy dưới những rãnh nước bốc lên xộc vào mũi. Tô đang hí hoáy chụp cảnh rãnh nước ô nhiễm, thì gặp ông Đỗ Văn Khuyến, phó thôn, từng là một chủ lò mổ lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, là tay buôn trâu, mổ trâu có hạng.
Ông Đỗ Văn Khuyến nhiệt tình tiếp đón chúng tôi trong căn nhà xây dựng kiểu cổ bằng gỗ rất đẹp, với đầy đủ sập gụ, tủ chè. Tôi hỏi vui: “Chắc nghề buôn trâu mang lại cho đồng chí phó thôn sự giàu có, thịnh vượng?”.
Tôi vốn là thợ mổ có tiếng, nhà có lò mổ to lắm, mỗi ngày giết 10-20 con trâu, lại đi buôn trâu xuyên Việt, nhưng nhận ra nghề này bạc lắm, nên tôi chuyển sang mở nhà hàng, cửa hàng cơ khí ngoài phố. Giờ tôi vẫn làm việc liên quan đến con trâu, nhưng chỉ là buôn da trâu thôi.Ông Khuyến xua tay: “Không có đâu nhà báo ạ. Ở làng này vốn cả làng làm nghề mổ trâu, lái trâu. Nhưng nói thật, làm cái nghề sát sinh ấy cũng bạc lắm, chẳng vương tướng gì đâu. Bao năm làm nghề, tôi nhẩm tính, nghề mổ trâu ở khắp cả nước này, chỉ thấy được vài phần ngàn là khá giả, còn lại chỉ đủ sống, đủ ăn, thậm chí là thất bại nặng nề.
Cả làng này bán da trâu cho Trung Quốc, nghĩ mà xót xa, tiếc rẻ lắm. Tôi chỉ bán cho họ được giá 20 ngàn đồng 1 kg da. Họ chi phí cỡ 20 ngàn đồng để thuộc được 1 kg da trâu. Nhưng 1 kg da trâu ấy, họ làm ra tấm áo da bán lại cho người Việt mình cả chục triệu đồng, thậm chí cả ngàn USD sang châu Âu.
Rồi một bộ da trâu, sau khi chế biến, làm ra bộ ghế da, họ bán với giá cả trăm triệu, đắt gấp mấy lần con trâu cũng là điều khiến mình rất xót xa”.
Sau khi phân tích đủ thứ đau xót, tiếc rẻ về nguồn nguyên liệu da trâu, ông Khuyến quay về cái làng nghề mổ trâu có tiếng cả nước của mình.
Làng vốn nằm cạnh ga Sen Hồ, là nơi trọng điểm bắn phá của cả Pháp và Mỹ. Người Pháp đóng chốt ở đây, bắn phá, càn quét làng, nên dân làng thường xuyên phải bỏ xứ đi nơi khác. Cũng chính vì đi nhiều nơi, nên học được nhiều nghề, như làm bún, bánh đa, bánh dẻo…
Từ hai lò mổ, tăng lên thành 5 lò, và cứ thế, nghề mổ trâu ở Phúc Lâm lan rộng khắp làng. Thời kỳ cao điểm, vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, gần như cả làng Phúc Lâm đều làm nghề mổ trâu. Có tới 90% số hộ dân trong làng làm nghề giết mổ gia súc, cung cấp thịt trâu cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và hầu hết các tỉnh lân cận.Nghề mổ trâu mới có ở làng… 100 năm trước. Hai người đầu tiên đưa nghề mổ trâu về làng là ông cụ Chắt và ông cụ Đào, người ở Lim lên đây. Lò mổ của hai gia đình này phát triển mạnh, thuê mướn nhiều nhân công trong làng, nên dân làng từ đó học được nghề, rồi tự đứng ra lập lò mổ, thu mua trâu về làm thịt.
Làng Phúc Lâm có cả một đội quân lái trâu, đi khắp đất nước, từ miền núi đến vùng xuôi, tận trong Nam, ngoài Bắc, sang cả Lào, Campuchia, thậm chí Thái Lan để tuyển lựa, thu mua trâu. Trong những phiên chợ gia súc trên Hà Giang, Lào Cai, dân lái trâu Phúc Lâm còn đông hơn cả lượng đồng bào dắt trâu đi bán. Họ thu gom trâu, dồn lên những chiếc xe tải cỡ lớn chở về làng xẻ thịt.
Đêm giết mổ rùng rợn
Để tận mắt cảnh tượng mổ trâu, 2h sáng, trong vai người buôn bán, tôi hòa vào dòng người đông đúc vào làng Phúc Lâm. Ban ngày, làng Phúc Lâm khá êm đềm, nhưng nửa đêm về sáng nhộn nhịp như một cái chợ lớn. Hàng trăm người tấp nập ra vào, điện sáng trưng ở các lò mổ. Trâu rống ầm ĩ làng xóm.
Lò mổ nhà anh B., có 5 trâu mộng buộc ở cọc. Chỉ có mỗi vợ chồng anh làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm này. Anh B. dắt dắt trâu vào sân, cột chặt lại. Chú trâu ngái ngủ, khuôn mặt ngơ ngác, như thể chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra với mình.
Như lực sĩ, anh vung chiếc vồ thép đập bốp trúng đầu. Con trâu mộng trúng nhát búa, choáng váng khụy chân xuống nền gạch. Chị vợ đưa cho anh B. con dao nhỏ xíu, chỉ cỡ hai đầu ngón tay? Đây là dao mổ trâu sao?
Cầm con dao nhỏ xíu, anh B. xiên một nhát thật ngọt ở cổ. Máu ồng ộc chảy ra, ngập 2 chiếc chậu lớn, tràn trề cả ra nền sân, đỏ choe choét. Cảnh tượng quả thực vô cùng rùng rợn.
Cũng vẫn con dao nhỏ đó, anh B. rạch một đường ở cổ. Cứ một tay kéo da, một tay lướt con dao nhỏ rất điệu nghệ, bộ da trâu rất lớn tuột khỏi con trâu, lồ lộ một đống thịt.
Anh B. bảo, dưới da trâu có một lớp màng mỡ, không dính liền với thịt, nên lột rất nhanh. Nói không ngoa, có tận mắt mới mấy, thợ mổ trâu ở Phúc Lâm lột da trâu nhanh như lột da gà.
Cũng chỉ với con dao nhỏ xíu đó, từng tảng thịt được lóc ra. Đầu, chân, xương lần lượt được tách rời. Tính ra, chỉ 15 phút, con trâu to tướng chỉ còn lại đống bầy nhầy lòng phèo nằm giữa sân, thịt xương đã thành từng đống riêng biệt. Con trâu khác lại được dắt vào. Anh B. lại vung búa…
4 giờ sáng, hàng chục lái buôn đã đổ về lò mổ nhà anh B. Người chất thịt lên xe, người lấy xương, người lấy chân, đầu, gân cơ. Riêng nội tạng cũng có mấy người gom hàng, mỗi người lấy một món riêng biệt. Hàng chục con người vật lộn với đống bầy nhầy, giữa khoảnh sân ngập ngụa máu tươi thật hãi hùng không tả nổi. Người yếu vía nhìn cảnh tượng máu me này chắc ngất xỉu.
Đại gia đình bỏ nghề vì sợ trâu “báo oán”
Sau khi chứng kiến cảnh sát trâu kinh hãi, tôi trở lại gặp gỡ phó thôn Đỗ Văn Khuyến. Ông Khuyến bảo rằng: “Ngẫm cho cùng, việc mổ trâu quả thực kinh hãi. Bao năm làm nghề, đến lúc cuối đời, tôi mới nhận ra nên bỏ cái nghề giết mổ này càng sớm càng tốt. Và tôi đã thực hiện được. Không chỉ vậy, nhiều gia đình ở làng cũng đã bỏ nghề”. Theo ông Khuyến, thập kỷ 80 của thế kỷ trước, có tới 90% số hộ dân dính dáng đến chuyện sát hại con trâu. Tuy nhiên, nghề mổ trâu ngày càng mai một. Hiện tại, cả làng với 500 hộ dân, chỉ còn cỡ 50 lò mổ. Số lượng trâu bỏ mạng ở làng Phúc Lâm cũng ít hơn xưa.
Theo ông Khuyến, ngoài việc người Phúc Lâm nhận ra rằng, không thể làm giàu bằng nghề mổ trâu, thì có nhiều trường hợp bỏ nghề vì sợ hãi những chuyện tâm linh. Những ngày đầu năm, rằm tháng 7, người dân Phúc Lâm đều nô nức lên chùa cúng bái, đốt vàng mã, giải hạn cho gia đình mình. Thế nhưng, ở làng, vẫn xảy ra những chuyện không vui, khiến lòng người hoang mang. Ông Khuyến chỉ nói vậy, chứ ông không dám nêu tên gia đình nào, bởi vấn đề này rất nhạy cảm.
Tìm hiểu ở làng Phúc Lâm, tôi được biết, có khá nhiều những cái chết bí ẩn ở ngôi làng này. Có những cái chết ở gia đình mổ trâu thì người dân liên hệ với chuyện bị “oan hồn” loài trâu “báo oán”, song cũng có những cái chết liên quan trực tiếp đến con trâu, đặc biệt là bị trâu húc chết, thì khiến những người cầm dao mổ trâu cực kỳ sợ hãi.
Bi thương nhất trong chuyện bị loài trâu “báo oán”, phải kể đến gia đình ông K. Chuyện rằng, 2 năm trước, nhà ông Đỗ K. vẫn là chủ lò mổ to nhất làng Phúc Lâm. Mỗi đêm, nhà ông K. hạ sát 15-17 con trâu lớn bé. Đại gia đình nhà ông K. có 4 người con trai làm công việc này. Người quanh năm suốt tháng lang bạt ở miền núi, để tìm những con trâu ngon, nhiều thịt, thậm chí sang tận Lào, Capuchia để lựa trâu. Hàng chục lái buôn khắp cả nước sục sạo khắp nơi mới cung cấp đủ trâu cho lò mổ nhà ông K. Cứ độ 12 giờ đêm, một chiếc xe tải cỡ lớn lại chở mười mấy con trâu đến cổng lò mổ nhà ông. Với bề dày mấy chục năm giết mổ, đã có hàng vạn con trâu bỏ mạng ở nhà ông này. Cũng vì thế, theo những người hiểu biết về tâm linh, sát khí ở mảnh đất nhà ông tỏa ra rất nặng. Bữa đó, cũng như mọi ngày, chiếc xe tải chở 15 con trâu từ mãi Hà Giang về, đỗ trước cổng lò mổ. Lần lượt từng con trâu bị hạ sát. Đến con trâu cuối cùng thì xảy ra chuyện lạ. Mấy người thay nhau kéo, nhưng con trâu nhất quyết không chịu xuống khỏi thùng xe tải, cứ ghì lại. Tức mình, cả chục người xông vào, trói nghiến con trâu lại rồi vần xuống khỏi xe tải. Khi vần trâu xuống xe, cởi trói, nhưng con trâu không chịu đứng lên, mà hai chân trước cứ quỳ xuống như phủ phục. Nó không rống lên, không giãy dụa nữa, nhưng nước mắt ứa ra. Một số người thấy con trâu có biểu hiện như vậy thì ngăn cản việc giết nó. Người làng Phúc Lâm vẫn tin rằng, những con trâu có biểu hiện như thế là có tính linh, tức nó mang linh hồn con người, có kiếp trước là con người. Những con trâu như thế thường hiền lành, chịu khó cày bừa, thân thiện với con người và những thợ mổ tin vào thế giới tâm linh thường không giết hại nó. Tuy nhiên, ông K. không tin vào chuyện đó. Mấy chục năm làm nghề, gia đình ông mỗi ngày thêm giàu có, chưa ai bị trâu “báo oán”, nên ông không tin, không sợ. Sau một lát bàn cãi, thì con trâu này cũng toi mạng.
Điều kinh dị như dự đoán xảy ra ngay khi giết hại con trâu có tính linh này. Con trâu bị hạ sát vào tháng 2, thì đến tháng 4, người con trai của ông K, sinh năm 1968 tự dưng lăn đùng ra chết. Điều lạ lùng là anh này không theo nghề mổ trâu của gia đình. Được ăn học tử tế, anh này tạo lập cuộc sống ở Hà Nội và làm cán bộ khá to. Bình thường, anh này không có bệnh tật gì cả. Thế nhưng, một hôm, đang ngồi xem tivi trong nhà, anh đột nhiên anh kêu mệt nên vào giường ngủ. Nửa đêm, anh lên cơn co giật. Gia đình đã đưa đi viện, nhưng không cứu được.
Cái chết của anh này khiến gia đình hoang mang. Bà vợ ông K. đi xem bói, thầy phán rằng gia đình bị một “oan hồn báo oán”. Lúc này, gia đình ông K., mới liên hệ đến việc giết hại con trâu nọ. Khi trình bày điều này, thì ông thầy bói khẳng định chắc chắn là do linh hồn con trâu “báo oán”. Vợ ông K. cúng bái ghê lắm, sắm đủ các loại lễ, tốn kém hàng trăm triệu đồng. Thậm chí, bà K. mời cả giá đồng về nhà cúng giải hạn, siêu thoát cho linh hồn con trâu.
Thế nhưng, sự cố gắng của bà K. không mang lại hiệu quả. Thời gian ngắn sau đó, một người con nữa của ông K. đột nhiên trở nên ốm yếu. Anh này vốn rất khỏe mạnh, mổ trâu nhanh thoăn thoắt, giỏi nhất nhà, nhưng cơ thể cứ ốm yếu dần. Gia đình đưa đi khắp các bệnh viện điều trị nhưng không hiệu quả. Thời gian ngắn sau thì anh trút hơi thở cuối cùng. Gia đình giữ bí mật, nên hàng xóm không ai biết anh chết vì nguyên do gì. Vậy là, tin đồn bị “oan hồn” con trâu “báo oán” lại lan ra, khiến cả làng sợ hãi.
Đỉnh điểm của nỗi sợ hãi, là cái chết của cô con gái út. Cô con gái út của ông K. đang học đại học năm cuối ở Hà Nội. Gia đình giàu có, cô được đi học tử tế, không dính dáng gì đến công việc giết mổ trâu bò. Thế nhưng, theo lời đồn, thì “linh hồn” con trâu sẽ giết hại những người quan trọng nhất của gia đình. Hồi giữa năm 2012, trên đường từ Hà Nội về thăm nhà, đang lái xe máy, thì chiếc xe tải mất phanh đâm thẳng vào cô. Gia đình đến nhận xác con gái mà bàng hoàng khủng khiếp. Cô con gái út xinh đẹp, giỏi giang, mà giờ chỉ còn nhận ra qua chiếc áo.
Sự việc chết chóc liên tiếp xảy đến với gia đình ông K., khiến ông không thể không để tâm đến những lời đồn của dân làng, lời khuyên can của thầy bói. Gia đình đã đi làm lễ ở rất nhiều chùa, gặp rất nhiều thầy bói và đều nhận được lời khuyên như nhau, là gia đình cần phải làm lễ cầu siêu cho loài trâu, làm lễ giải hạn cho gia đình và bỏ ngay nghề giết mổ. Chỉ trong 2 năm, gia đình ông K. mất 3 mạng người, quả là một mất mát quá lớn. Bao năm mổ trâu, thu về bao nhiêu tiền bạc, cũng không bù lại được những mất mát khủng khiếp như thế. Đến lúc này, thì ông K. và những người con của mình, không còn đủ dũng cảm cầm búa đập chết loài trâu và lột da, moi bụng chúng nữa. Đại gia đình ông K. đã quyết tâm bỏ nghề. Thậm chí, những người con dâu, vốn chỉ làm nghề buôn da, đổ mối thịt trâu cũng bỏ luôn nghề. Đại gia đình ông không dám dính dáng gì đến con trâu nữa. Cứ ngày rằm, mùng 1, đại gia đình lại đến chùa Phúc Lâm tụng kinh, gõ mõ, nhờ thầy cúng bái giải hạn.
Sau sự việc khủng khiếp ấy, không chỉ gia đình ông K., mà mấy hộ gia đình ở cạnh cũng sợ hãi, đóng cửa luôn lò mổ trâu.
Trâu hóa điên húc chết chị dâu trưởng thôn
Chuyện người dân làng Phúc Lâm bị trâu hóa điên tấn công thì nhiều lắm, có kể mãi cũng không hết. Suốt 100 năm nay, năm nào chẳng có vài chục vụ loài trâu hóa điên khi đưa về ngôi làng này. Nhưng người Phúc Lâm giết mổ chuyên nghiệp, đâu có dễ để trâu hóa điên thoát thân chạy dọc làng, húc người bừa bãi. Chỉ những con trâu quá khỏe, giật đứt thừng, đứt mũi, hoặc người dắt trâu sơ sểnh, nó mới thoát thân được. Từ xưa đến nay, ở làng Phúc Lâm, đã có nhiều người thương vong vì bị trâu nổi điên húc. Ngay trong gia đình ông trưởng thôn, cũng có người mất mạng vì trâu nổi điên. Người mất mạng không phải xa xôi gì, mà chính là bà Nguyễn Thị Ẩm, chị dâu ông Truật.
Hôm đó, cách nay 4 năm, một xe tải chở mười mấy con trâu, là giống trâu núi về lò mổ nhà ông V., ở ngay đầu làng Phúc Lâm. Loài trâu nuôi dưỡng trên núi nhiều thịt, thịt chắc, lại béo khỏe nên được các lò mổ ưa chuộng. Tuy nhiên, vận chuyển chúng từ trên núi về, hành trình đi lại vất vả, môi trường đồng bằng khác biệt, nên những con trâu núi chưa thích hợp được ngay. Việc dắt những con trâu này xuống khỏi ô tô rất khó, và chúng thường có nhiều cách phản ứng khác nhau, phổ biến nhất là nổi đóa, lồng lên giận dữ. Chừng 10 giờ sáng, con trâu nặng ngót nửa tấn cuối cùng được dắt xuống khỏi xe. Phải mấy thanh niên mới kéo được nó xuống. Tuy nhiên, khi vừa dắt vào lò mổ, nó lồng lên dữ dội. Mũi trâu bị rách, tuột dây thừng, con trâu chạy dọc làng, húc lung lung. Người dân làng Phúc Lâm đã quen với cảnh này nên hết sức bình tĩnh. Mọi người đóng kín cổng, cửa, không ai bước chân ra đường nữa. Con trâu chạy đến cuối làng, thấy nhà bà Ẩm không có cổng rả gì, thì xông vào. Khi đó, bà Ẩm đang xua đàn gà vào chuồng để nhốt lại. Thấy bóng dáng bà Ẩm, không cần biết đó có phải kẻ thù hay không, nó lao thẳng vào sân húc tung bà Ẩm lên không trung. Khi bà Ẩm bất tỉnh, nó tiếp tục xông vào những ngôi nhà khác để tìm người. Hàng chục thanh niên lực lưỡng đã lùa nó vào một lò mổ, đóng chặt cửa sắt, nhốt nó lại, rồi hạ sát con trâu mộng này ngay lập tức.
Ngay lúc đó, người thân đưa bà Ẩm đi cấp cứu ở bệnh viện, vì vẫn thấy bà thở thoi thóp. Vạch áo ra, thấy cơ thể bà Ẩm không hề có vết thương. Tuy nhiên, người dân ở làng Phúc Lâm đều biết rằng, nếu không có vết thương, mà bất tỉnh nhân sự, lại có chút máu rỉ ra từ miệng, thì bà Ẩm khó bề sống được. Nếu trâu húc bằng sừng, có thể rách da thịt, gãy xương, thậm chí lòi ruột, nhưng vẫn còn cơ may sống sót, còn nếu nó húc bằng đầu, không tạo ra vết rách, nhưng lực húc của nó quá mạnh, khiến tim, gan, phổi, mật, lá lách dập nát hết cả. Mặc dù bà Ẩm còn thoi thóp thở khi được đưa đến bệnh viện, song qua chiếu chụp, siêu âm, bác sĩ đều lắc đầu. Chỉ một lát nằm viện, bà Ẩm đã qua đời. Cái chết của bà Ẩm khiến dân làng Phúc Lâm thêm phần kinh hãi. Người ta đồn rằng, do đại gia đình nhà bà Ẩm cũng làm nghề sát hại trâu, nên mới bị trâu húc chết. Tuy nhiên, ông Truật bác bỏ điều đó. Bao năm tiếp xúc với loài trâu ở ngôi làng mổ nhiều trâu nhất nhì Việt Nam này, ông hiểu rõ loài trâu hơn cả. Khi con trâu cùng đường, nổi điên, thì hễ nhìn thấy người là nó húc, chứ đâu có chừa ai. Nếu nó quả thật biết “báo oán”, thì nó phải húc chết những người có ý định giết nó, chứ ai lại đi hại một bà già.
Bỏ nghề lái trâu vì nổi điên húc thương mẹ, chết chú
Theo chỉ dẫn của người dân ở làng Phúc Lâm, tôi tìm gặp lái trâu Đỗ Văn Tư. Anh Tư còn trẻ, sinh năm 1985, nhưng đã có ngót chục năm làm nghề lái trâu, mổ trâu. Ngày bé, Tư làm những công việc phụ giúp cha mổ trâu. 16 tuổi đã có thể vác vồ đập con trâu nửa tấn ngã lăn quay, rồi chọc tiết ngọt sớt, lóc da, xẻ thịt như một thợ mổ chuyên nghiệp. 20 tuổi, Đỗ Văn Tư đã ngang dọc Bắc – Nam, trở thành lái trâu lành nghề, có số má ở làng mổ trâu nổi tiếng đất Bắc này. Đang từ một thanh niên khỏe mạnh, trời không sợ, đất không sợ, bỗng dưng, đùng một cái, Đỗ Văn Tư bỏ nghề. Không chỉ Tư, mà cả đại gia đình cậu cũng đóng cửa lò mổ trâu.
Đỗ Văn Tư bảo: “Con mắt nhìn cái nghề giết mổ của em không chỉ hạn hẹp quanh cái làng Phúc Lâm này đâu anh ạ. Em đi tứ xứ, lang bạt kỳ hồ, tiếp xúc toàn với giới buôn gia súc, giết mổ gia súc và cái mà em đúc kết được, là chẳng có ai làm giàu thành công từ cái nghề này anh ạ. Có thể không bị đói miếng ăn, nhưng giàu thì không thể. Anh cứ nhìn cái làng này mà xem, cả làng mổ trâu, toàn lò mổ to tướng, mua trâu, bán thịt, thu về tiền tỉ hàng tháng, nhưng rốt cục cũng có giàu được đâu? Đã không giàu được vì nghề, lại phải gánh cái nghiệp sát sinh, thì thà bỏ nghề càng sớm càng tốt, để nghiệp mình đỡ nặng”.
Thật khó có thể ngờ, một anh chàng chưa đầy 30 tuổi, một tay lái trâu, mổ trâu chuyên nghiệp mà lại có những triết lý, thể hiện người có vốn sống dày dặn đến như vậy. Tư bảo, từ ngày cầm cái vồ đập cho trâu choáng, ngất, Tư đã thấy cái nghề sát sinh này đầy bất an. Tuy nhiên, chỉ đến khi một con trâu nổi điên, sát hại những người trong gia đình, thì Tư mới thực sự tin loài vật biết báo oán.
Chuyện con trâu ở lò mổ nhà Tư nổi điên xảy ra hồi năm kia. Hôm đó, khách hàng đặt nhiều quá, nên nhà Tư phải mổ 4 con trâu to. Công việc nhiều, không có thợ, nên mẹ Tư phải gọi ông chú của Tư, tên là Dự, cũng là thợ mổ trâu có tiếng trong làng, đến phụ giúp một tay.
Công việc mổ trâu diễn ra từ 1 giờ sáng. 3 con trâu mộng đã biến thành những khối thịt đỏ thẫm. Chỉ còn một con nữa là hoàn tất công việc. Ông chú của Tư luồn dây thừng vào chiếc cột để ghì đầu trâu xuống sát mặt đất. Sau khi cột trâu lại, thì dùng vồ đập trúng đầu nó. Tuy nhiên, ông Dự vừa cột xong, thì con trâu hoảng hốt rống lên. Nó giãy đạp, giật mạnh hết cỡ. Chiếc dây thừng to thế mà đứt tung. Con trâu điên cuồng nhằm ông Dự húc thật lực. Cái sừng không nhọn lắm của nó xuyên thủng bụng, khiến ruột ông Dự lòng thòng ra ngoài. Mẹ Tư chứng kiến cảnh đó, chỉ biết hét lên kêu cứu, chứ không thể làm gì được. Nghe tiếng hét, con trâu chuyển sang tấn công mẹ Tư. Biết nó sẽ hại mình, bà liền bỏ chạy. Con trâu đuổi theo, húc bà ngã xõng xoài xuống mặt đất. Tưởng bà chết rồi, nó phá cổng chạy ra ngoài.
Khi con trâu chạy thoát ra cánh đồng, thì dân làng mới đuổi theo khống chế. Gia đình lập tức đưa mẹ Tư và chú Dự đi cấp cứu. Tuy nhiên, ông Dự đã qua đời vì mất máu quá nhiều. Ngoài việc con trâu húc thủng bụng, thì cú húc của nó khiến nhiều cơ quan nội tạng dập nát, chảy máu. Anh em, họ hàng truyền cho ông cả chục đơn vị máu, nhưng ông vẫn không sống được. Mẹ Tư tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng cũng bị vỡ xương hông, phải nằm mấy tháng trời.
Sau vụ con trâu nổi điên kinh hoàng, phá dây thừng, húc chết chú ruột và mẹ, gia đình Tư, cùng một số hộ trong họ hàng đã quyết định đóng cửa lò mổ. Tư cũng bỏ luôn nghề lái trâu. Giờ Tư đi làm thuê, làm mướn, tuy kiếm được ít tiền hơn, nhưng có tiền đều đặn và điều quan trọng hơn, là tinh thần được thoải mái.
Theo ông phó thôn Phúc Lâm Đỗ Văn Khuyến, sau vụ việc con trâu nổi điên húc chết một người và húc bị thương một người trong gia đình anh Tư, thì người dân ở làng cẩn thận hơn trong việc dắt trâu, giết mổ trâu. Hầu hết các vụ trâu nổi điên tấn công người là do quá trình dắt trâu không cẩn thận, dây thừng buộc không vững. Thậm chí, nhiều gia đình khi đưa trâu về làng, còn lấy bao tải trùm đầu, bịt mắt nó lại để nó không hoảng sợ. Tuy nhiên, cách làm đó cũng không khiến loài trâu bình tĩnh được. Có lẽ, trâu có giác quan thính nhạy, nên nó cảm nhận được sát khi toát ra từ ngôi làng này. Và, một vụ tai nạn mới nhất cũng lại tiếp tục xảy ra, khi mới đây, một con trâu đã giật đứt dây thừng, nổi điên, và húc trọng thương bà Nguyễn Thị Hà. Cú húc của nó khiến bà Hà dập lá lách. Mặc dù máu chảy đầy ổ bụng, nhưng do được cứu chữa kịp thời, nên bà Hà giữ được mạng sống. Nhưng cái chết hụt của bà Hà, đã thêm một dấu hiệu nữa khiến người dân Phúc Lâm hoảng sợ, đồn đại ầm ĩ về chuyện trâu “báo oán” con người.
Buôn thịt trâu cũng tán gia bại sản
Ông phó thôn Đỗ Văn Khuyến vốn là thợ mổ trâu, lái trâu chuyên nghiệp, đã hành nghề mấy chục năm, cũng phải thừa nhận rằng, ngẫm lại quãng đời buôn trâu của mình, ông nhận ra, không chỉ thợ mổ trâu, mà lái trâu, buôn thịt trâu, xương trâu, cũng đều không khá giả. Thậm chí, kiểm đếm lại, ông thấy hầu hết các gia đình liên quan đến việc tàn sát trâu, không dính chuyện nọ thì chuyện kia.
Mở rộng ra ngoài làng Phúc Lâm một chút, ông Khuyến kể về những gia đình buôn bán thịt trâu khét tiếng, xuất thân từ làng Phúc Lâm. Những người này buôn bán thịt trâu từ Phúc Lâm đi khắp nơi, rồi họ tạo dựng những đại lý phân phối thịt trâu đi khắp ngả. Họ có tiền nên về phố sá sinh sống, xây nhà cửa to tướng, nhưng rồi kết cục đều quay về con số không tròn trĩnh.
Ông Khuyến kể nhiều về bà C., có đại lý bán thịt trâu rất lớn ở phố Hòe Nhai (Hà Nội). Mình bà bươn chải với nghề buôn thịt trâu, mà nuôi cả chồng lẫn đàn con 6 người. Thế nhưng, thời gian phất lên thì ngắn, mà đi xuống thì dài, đến mức không thể ngóc đầu lên được nữa. Chồng bà mắc trọng bệnh, mất sớm. Người con cả đi tù vì buôn bán ma túy. Vợ bỏ lại con cho bà nuôi, đi theo người đàn ông khác. 5 người con còn lại, gồm cả trai lẫn gái, gia đình đều lục đục, bỏ nhau, làm ăn vỡ nợ, bỏ xứ trốn nợ không khi nào thấy về nữa. Giàu có là vậy, con cái nhiều thế, nhưng bà C., giờ ở tuổi 70, vẫn phải bán hàng kiếm sống, tự lo cho mình.
Một bà nữa tên Kh., cũng buôn thịt trâu từ Phúc Lâm về Hà Nội. Bà có đại lý phân phối thịt trâu to tướng ở chợ Bắc Qua (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bà này có 2 người con trai. Một người đi tù vì dính vào ma túy. Một người con thì quăng lựu đạn vào bọn xã hội đen, nhưng lựu đạn không nổ, mà bị chúng bắn chết. Giờ đã già, bà Kh. vẫn phải phục vụ 2 ông con này. Hai người con dâu đều đã bỏ chồng từ lâu rồi. Rồi bà M., bán thịt trâu ở Khâm Thiên, có 4 người con thì hiện 3 ông ngồi tù, còn một ông cướp tàu bị ngã, hiện cụt chân. Bà Ch., mỗi ngày tiêu thụ cả tạ thịt trâu của làng Phúc Lâm ở chợ Ngô Sĩ Liên, con cái cũng không ra gì, cứ vào tù ra tội như cơm bữa, nghiện ngập hết cả… Còn vô vàn những ví dụ buồn bã liên quan đến cái nghề sát sinh, mà ông Khuyến bảo kể cả ngày cũng chẳng hết.
Ông phó thôn Đỗ Văn Khuyến cho biết, làng nghề mổ trâu Phúc Lâm mỗi ngày thêm mai một, có một phần nguyên nhân từ việc nhiều gia đình gặp nạn vì bị trâu húc. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại là những ám ảnh vô hình. Làm nghề sát sinh, nên tâm người dân trong làng không tĩnh tại, lúc nào cũng hoang mang, lo lắng. Sẵn có tâm lý đó, nên bất kỳ cái chết nào, như chết già, chết bệnh, chết tai nạn, hoặc bệnh trọng, gặp rủi ro trong cuộc sống… họ đều đổ cho nguyên do là con trâu “báo oán”.
Ngoài nguyên nhân mang tính tâm linh, thì cũng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Điều nhận thấy ngay, là nghề mổ trâu mang lại nhiều công ăn việc làm, nhưng nó lại quá vất vả, nguy hiểm, ô nhiễm và đặc biệt là khó làm giàu. Trong số mấy chục lò mổ, với hàng trăm hộ có nghề nghiệp dính đến con trâu, thì chỉ có vài hộ khá giả. Còn lại, các gia đình làm việc liên quan đến giết mổ trâu đều bình thường, thậm chí là nghèo. Không ít hộ còn phá sản, thậm chí tan nát gia đình, vợ chồng ly tán.
gian khổ 在 Bí Kíp Troll Team Youtube 的最佳解答
Nhạc : Qua Ta - Hades ft. BlackT [Video Lyric]
SHOP ACC LMHT GIÁ RẺ : accvip.vn
►Kênh Phụ Của Brcnze 5 : https://www.youtube.com/channel/UCIlN4T2FkV88PwIOWCBFy7g
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------
►Mọi người giúp tớ lên 15.000 đăng ký với ^^ : https://goo.gl/gvoQ1j
-----------------------------------------------------------
☞ DONATE : https://unghotoi.com/brcnze5
☞Theo dõi kênh: https://www.youtube.com/5bronze
☞Facebook: https://www.facebook.com/anhanh.lienminh
☞Cày thuê liên hệ: https://www.facebook.com/bikiptrollteam
Like và subcribe để theo dõi tiếp kênh nhé ! ^^ Cảm ơn mọi người
Lyrics :
không thể tin là em bỏ qua ta, như cái cách Việt Nam bỏ Qatar
như cái cách em sáng tựa Sao Vàng, còn ta như Lá Đỏ thẩm thấu nó qua da
như cái cách em dò như radar , Quăng Thính cả Ba Ba, làm ta vội xa ngã
Tôn em như Mama , Phải Bả? có Ngộ Không? khi bao nhiêu thời gian ăn Hành đều là Giả?
như em nói: "nụ cười anh tỏa nắng làm da em sạn thâm" . thâm như Lại Văn Sâm
như anh nói: "anh không cười vào âm hộ" , mà nó vẫn thâm do kha khá thằng Chăn nhầm!
"em ca không hay, anh đàn nghe dở dở" . cuộc tình ta bỡ ngỡ, và cũng đã tàn mà
Hát em nên biết: chỉ có hát i vê! , còn thứ Đàn anh chơi giỏi nhất là đàn bà
"trà đổ vào sữa, như sữa đổ vào trà", còn chuyện ta Đổ nhau, thì ắt phải tính lại
"1 cộng với 1 liệu có lớn hơn 2?" thì chỉ có Sơn Tùng mới ngu phải tính mãi
chúc em hạnh phúc trên con đường em đi, bớt diễn như MV, và đừng có thính ai
lỡ biết đâu 1 ngày, lang thang. bất cần đời, lại gặp mấy "dân chơi EX" nó sích phải
như em nói: tình yêu làm trái tim của em nó đổi màu, giống như là quỳ tím
vậy có ai đó tạt axit lên chân em không? khi hàng ngày đầu gối vẫn Quỳ, Tím?
anh luôn yêu thương tất cả mọi động vật, thế nên yêu em đó là điều tất nhiên
cây Rau anh trồng từ lâu nó đã chết, chưa đến tháng 7 mà sao em lại xuất hiện?
Hook: BlackT
oh what u said was just a lie to me
and what y did , i knew ohh that i see
i wanna say , motherfucking ex
oh my god , your love is so bad
unbelievable..why did u do that?
unbelievable.. why don't u tell me?
unbelievable...u have lost yoursefl
unbelievable... that's your fault
Ver2 - Hades
Em nói "vì anh làm tất cả mọi điều", chắc ngoại trừ 1 điều: không thể ngưng chém gió
anh chẳng phải "làm rơi mất em" đâu, chỉ thực ra đi ngang thùng rác nên ném bỏ
em nói "em chuyển tạm trú vào tim anh" , thì thanh toán tiền nhà, rồi tha hồ mà ở
mê Ca Hát (KH) , cũng giống với mê em, vì chung quy 2 thứ đều được gọi là Khờ
cuộc tình đôi ta như câu truyện cổ tích, nghe qua thì bổ ích, nhưng chua như cà chua
em dịu dàng, đoan trang, tựa Cô Tấm, bỏ qua Ông Bụt, để đu lấy Nhà Vua
em và anh là người dưng ngược lối, thế nên định mệnh ta đâu có chung đường
quan tâm của anh quá phiền để rung mess, làm em Rung Động, thì đó là rung giường
đám cưới em anh có thể không xuất hiện, nhưng đám ma nhất định phải báo nha
tình cảm bấy lâu quá nhiều nên tất nhiên lễ tang của em anh sẽ đốt pháo hoa
nên chia sẻ "đồ cũ đã không dùng", cho những người khó khăn, đó là điều cao cả
em như "ổ điện", chúng nó là "phích cắm", vì cả thanh xuân chỉ dùng để Vào, Ra
và khi bên em toàn "ruồi bu kiến đậu" em nghĩ là em ngọt ngào như mật ong?
em như ninja có nhẫn thuật Phân Thân, nhưng sợ nói thế thì em lại phật lòng
mong kiếp sau đừng gặp người như anh, người có lẽ hoàn hảo nhưng mà lại bị mù
nếu câu xin lỗi mà có thể được tha thứ, thì Lê Văn Luyện đã chẳng phải đi tù!
.....