THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有5部Youtube影片,追蹤數超過14萬的網紅SARAH & JASON,也在其Youtube影片中提到,we're a week late again, sorry! Jason: I was in Vietnam Sarah: I was home alone hahaha we're kinda running behind schedule with our vlogs... we've got...
「gucci louis vuitton song」的推薦目錄:
- 關於gucci louis vuitton song 在 Facebook 的精選貼文
- 關於gucci louis vuitton song 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於gucci louis vuitton song 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於gucci louis vuitton song 在 SARAH & JASON Youtube 的精選貼文
- 關於gucci louis vuitton song 在 SARAH & JASON Youtube 的最讚貼文
- 關於gucci louis vuitton song 在 Wenwen Stokes Youtube 的最佳貼文
gucci louis vuitton song 在 Facebook 的最佳貼文
BOTTEGA VENETA, SỰ HỒI SINH CỦA 2021
(Kết quả của năm 2018)
Bottega Veneta – thương hiệu cao cấp đến từ Ý, thành lập năm 1966. Giống như nhiều luxury fashion brand khác, Bottega cũng đầy đủ các sản phẩm như menswear và womenswear – đặc biệt là Handbags và các phụ kiện đi kèm như giày, trang sức, nước hoa.. Bottega Veneta, không nhiều người (đặc biệt là các bạn trẻ ở Việt Nam) biết nhiều về thương hiệu đến từ nước Ý này – nhưng trong thời gian gần đây, Bottega Veneta nổi lên như 1 “thế lực ngầm” trong giới mộ điệu thời trang. Không quá ồn ào, không quá rùm beng – nhưng người ta lại tìm tới những đôi boots với vẻ đẹp của chất liệu từ Bottega, người ta lại tìm đến những handsbag của Bottega như 1 hướng đi cao cấp mới, tạo sự khác biệt trong cơn bão nhà nhà Louis Vuitton, người người Dior, thanh niên thì Celine. Vậy tại sao lại có sự hồi sinh này.
Đầu tiên – phải nói tới điều làm nên thương hiệu Bottega Veneta đó chính là một cái tên gọi là “Intrecciato” – một kĩ thuật dệt da đặc biệt. Intrecciato mang thông điệp của Bottega Veneta “ When your own initials are enough” nhắm chỉ việc không sử dụng quá nhiều tên thương hiệu ra ngoài khi logo chỉ xuất hiện ở mặt bên trong các sản phẩm của Bottega Veneta. Kĩ thuật và chất liệu sẽ tạo nên tên tuổi của thương hiệu – và dĩ nhiên, nó được show ra ngoài trước nhất. Michele Taddel và Renzo Zengiaro – founder của Bottega Veneta, như sự tinh tế của người Ý truyền thống trong ngành nghề thời trang cao cấp, muốn rằng sản phẩm của mình sẽ được nhận biết bởi chất lượng và thiết kế của sản phẩm.
Nói sơ qua về Intrecciato của Bottega Veneta
Trông đơn giản nhưng lại không đơn giản. Nhìn tưởng như những mẫu dệt đan xen lẫn nhau bằng các dải ngang và dọc với nhau – dày cộng thêm da để tạo ra một hệ thống nền tảng cứng vừa đủ (Form) nhưng có sự mềm mại của chất liệu.
Để so sánh, thì với kiểu dệt dạng lưới thông thường thì khi ra thành phẩm giữa các phần đan xen (giữa dải ngang và dải dọc) sẽ có kẽ hở giữa các phần với nhau. Chưa kể là da sẽ phải được “chế biến” cả hai mặt để có thể sử dụng bên ngoài và bên trong của sản phẩm. Như các bạn đã biết, phần da lộn/suede hoặc da thịt/flesh side thông thường sẽ được giấu đi để tăng độ bền và thời gian sử dụng cho các sản phẩm làm da (Nếu thương hiệu nào chủ đích để thì sẽ để)
Intrecciato của Bottega Veneta đã khắc phục điểm này. Như các bạn coi các sản phẩm iconic của B.V (Đặc biệt là handbags, tiêu biểu là boho bag, clutch) thì cách dệt của Bottega cực kì dày đặc – tạo một layer dưới phần da bên ngoài. Không có các khoảng trống giữa các dải dệt với nhau. Kiểu dệt này mang tới sự mềm mại, dẻo dai cho các sản phẩm đến từ chất liệu da của Bottega Venneta vì tầng cơ bản đã làm nhiệm vụ “như 1 giá đỡ” cho lớp da bên ngoài. Đó là điểm làm nên thương hiệu cho B.V khi kiểu form cứng truyền thống các thương hiệu khác cũng làm được (Cùng với chất liệu da).
Và từ Intrecciato, Bottega Veneta đã ứng dụng lên tất cả các sản phẩm khác của mình để tạo ra lưới caro (Checkedboard) tiêu biểu. Nhưng thế là chưa đủ trong một nền công nghiệp thời trang quá nhiều điều cạnh tranh này – vì đây không phải là vì mỗi cái đẹp mà còn là đường đi nước bước. Bottega Veneta đã tiếp cận thị trường như thế nào?
Điều đầu tiên đó gia nhập Tập đoàn Gucci. Gucci đã mua lại Bottega Veneta vào tháng 02 năm 2001 với giá 156 triệu dollar. “Sự giàu có bí ẩn” là cách người ta nói về Bottega Veneta. Gucci, mà sau này là Kering Groups (Đối trọng của ông trùm LVMH). Bottega Veneta dưới sự điều hành của ông trùm kinh doanh trong giới thời trang bắt đầu mở rộng thế lực của mình với việc đánh mạnh vào các dòng phụ kiện, trang sức và túi cao cấp cho nữ và đạt mốc doanh thu 1 tỉ dollars vào năm 2012. Thế nhưng, dòng chảy của thời đại luôn biến chuyển và các thương hiệu thời trang cũng phải gồng mình thay đổi để phù hợp với đại chúng. Chưa kịp ăn mừng được bao lâu thì cũng như bao luxury fashion/haute couture brand khác, Bottega Veneta “vấp” phải cơn chuyển biến mang tên “Streetwear” và “New Wave of Gen Z”.
CƠN GIÓ MANG TÊN DANIEL LEE VÀ HÌNH BÓNG CỦA PHOEBE PHILO
Năm 2018 – Kering Group tiến hành “Thay máu” thương hiệu bằng một sức sống trẻ mới mang tên Daniel Lee, một nhà thiết kế người Anh. Kering cũng chẳng phải tay vừa gì khi LVMH tiến hành “Đồ sát” di sản của The Old Céline của người đàn bà cần mẫn Phoebe Philo bằng việc mời Xì Ke chúa Hedi Slimane cầm trịch và biến đổi thành CELINE (Như bài viết trước mình có đề cập). Ngay lập tức, Kering “ngửi được mùi tiềm năng” và mời ngay Daniel Lee về làm creative Director của Bottega Veneta.
Tại sao Kering không mời hẳn Phoebe về làm với Bottega Veneta. Dĩ nhiên rồi, Phoebe Philo với đầy đủ sự tôn trọng của mình về thời trang của bà nhưng phải công nhận 1 điều rằng – bà đã “out meta” với thời trang đương đại, với sức mua và thị hiếu của người trẻ. Trong khi đó, Daniel Lee vừa trẻ - vừa am hiểu thị trường – lại còn có 1 điều quan trọng là Daniel từng là Head (Trưởng bộ phận) nhánh Ready-to-wear của Céline thời Phoebe Philo. Dĩ nhiên hơn ai hết, Daniel là người rõ nhất về văn hóa Céline của Phoebe và khi mà Phoebe rời Céline – những người hâm mộ bà, hâm mộ thời trang của bà và là khách hàng trung thành của the Old Celine trở nên nhớ nhung, trở nên “thèm khát” những gì sang trọng của Celine cũ. Daniel gia nhập Bottega Veneta, như 1 sự chuẩn bị đầy tiên đoán và cáo già của Kering Group, đã ra collection đầu tiên đã “lấp đầy” sự thiếu hụt của Phoebe Philo trong lòng thị trường. Nói 1 cách dễ hiểu là, Kering Group đã biến khách hàng cũ của Céline (LVMH) thành khách hàng mới của Bottega Veneta (Kering) thông qua Daniel Lee. Một mũi tên trúng quá trời con nhạn.
“The Old Celine inside the New Bottega Veneta” – “Hình bóng của Celine trong một Bottega Veneta mới” là điều cho thấy sự ảnh hưởng cực kì mạnh của Phoebe Philo trong các nhánh sản phẩm, các collection mới của B.V. Đặc biệt là phần giày và phụ kiện – trong số đó có những cú hits, những trends đánh thẳng vào thị trường mới. Đó là gì – những chiếc túi cassette được áp dụng kĩ thuật Intrecciato, đó là các đôi boots với phần sole chunky (Mình cũng đã viết bài về đôi này của Bottega Veneta). Những đôi boot đế vuông (Square-toe shoes) bắt trend cũng từ Bottega Veneta mà trở nên đại chúng. Sự tỉ mẩn về chất liệu, kĩ thuật của Bottega Veneta truyền thống kết hợp với tầm nhìn mới mẻ của Daniel Lee đã mang tới những con số không hề biết nói dối. Người ta yêu Old Celine sao thì giờ cũng đắm chìm trong Bottega Veneta như vậy, có khi là hơn ở phần leather products.
Những con số không hề biết nói dối – Kering Groups, trong bản báo cáo của năm 2020, đã công bố một tình hình vô cùng khả quan cho Bottega Veneta khi doanh thu tăng đáng kể trong bối cảnh một năm các thương hiệu khác đi xuống. Và ngạc nhiên ở 1 chỗ là, hơn một nửa khách hàng mua Bottega Veneta đều trẻ hơn 40 tuổi. Ơ kìa, sao lại thế? Sao Bottega Veneta lại thu hút được người trẻ như vậy.
“LOWKEY FLEX” - GIÁ TRỊ BÊN TRONG, NGƯỜI CHƠI LÀ CHƠI ĐÚNG CÁCH.
Không chỉ đổi mới ở phần làm đồ, tận dụng những cơ hội khi mà Phoebe Philo rời Céline mà Bottega Veneta còn am hiểu thị trưởng và hiểu rõ giá trị cốt lõi của mình. Như phần đầu mình có nói
“ When your own Initials are enough” – B.V còn biết tạo sự Bí ẩn và tò mò cho riêng mình khi mà các thương hiệu thời trang khác phải gồng mình chạy đua trong cuộc sống số 4.0 bằng các runway trực truyến, những fashion film để thu hút khách hàng trẻ tuổi. Thì Daniel lee cho Bottega Veneta khởi mào 2021 bằng cách “black out” – xóa đen toàn bộ các nền tảng xã hội của mình (Facebook, Twitter, Instagram..)
Nhưng có vẻ Daniel Lee và Kering muốn “Tất tay” và tạo ra điểm khác biệt hơn thương hiệu khác. Đó là sự bí ẩn, sự tò mò giống như cái cách mà Runway/collection truyền thống ngày xưa vậy – Không public quá nhiều, ai coi là phải runway hoặc đợi báo độc quyền và đợi ít nhất 6 tháng để thấy ở cửa hàng retail. Daniel là một người thuộc Gen Y, giống như bao người khác – bắt đầu cảm thấy “ngộn” và “sợ hãi” mạng xã hội. Nhưng hài hước thay, cái sự bí ẩn này lại thu hút người xem (Lmao) – nó gần giống với 1 cụm từ đang thể hiện lối sống rất nhiều người trẻ “Lowkey Flex”.
Bottega Veneta không biến mất trên mạng xã hội – thay vào đó, thương hiệu “bắt” người ta phải nhớ tới mình bằng kĩ thuật “Truyền miệng”. Các tài khoản phụ như bottegaveneta.by.daniellee / @newbottega/ @oldceline luôn xuất hiện hashtag #Bottegaveneta #newbottega khiến người ta tò mò và liên tục nói về nó.
Vậy vô – hình- chung, thị trường đang mang tới giá trị cho Bottega Veneta một cách gián tiếp. Người ta tò mò về nó, nhưng không thể coi nó trực tiếp. Các nhánh phụ như các Fashion Vlogger, Youtuber sẽ nói về “Bottega Veneta” như 1 của hiếm để khẳng định cái sự “lowkey flex” của mình và giá trị dân chơi bản thân, tăng hình ảnh. Song hành với việc đó, là giá trị của Bottega Veneta trong mắt thị trường và người tiêu dùng sẽ tăng lên như kiểu “Chỉ có dân chơi thực thụ mới chơi Bottega Veneta”. Một nước đi liều lĩnh nhưng đang chứng minh được sự hiệu quả.
Và như các bạn đã thấy, đó là kết quả của việc “Thay máu” “Lột xác” “Lợi dụng tình thế” “Nâng tầm giá trị cốt lõi” “Am hiểu thị trường” đã cho Bottega Veneta một cú quật ngược vào new market.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
gucci louis vuitton song 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
GUCCI x THE NORTH FACE/ LEO NÚI VỚI GU CHÌ.
Vâng, một hãng thời trang cao cấp đến từ Ý hợp tác cùng với một thương hiệu nổi tiếng về outdoor/hiking là The North Face. Thật ra cũng chẳng có gì quá shock với mình về các kiểu collab như này cả, hai ông chẳng liên quan gì nhau hợp tác với nhau – chúng ta chứng kiến những cú bắt tay lịch sử như Supreme x Louis Vuitton, Burberry x Gosha Rubchinsky..nhưng cú concept này thực sự làm mình khó chịu.
Vì nó kiểu đập vào mặt mấy người thích hiking hay chí ít là hiking fashion.
Ok, The North Face thì đúng là có kinh nghiệm trong mảng này rùi. Với mức giá ở tầm vừa phải cùng chất liệu ổn – TNF luôn được lòng những người yêu thích các hoạt động outdoor hay trekking/hiking/leo núi. Các collection của TNF luôn nhắm tới đúng những gì mà hãng đã làm trước giờ, đảm bảo việc người mặc cảm thấy ấm áp, thoải mái và đa dụng trong các môi trường ngoại tiết khắc nghiệt. Nhưng không có nghĩa là The North Face sẽ làm “Kim bài miễn từ” việc TNF x Gucci hợp thức hóa việc hiking trở nên lòe loẹt như vậy (Ít nhất là trên concept lookbook).
Dù Gucci cố gắng thể hiện ra một cuộc du ngoạn trên cao nguyên (Ở đây là dãy núi Alps trứ danh) cùng với sự sang trọng trong thời trang cao cấp của mình. Nhưng thú thực mà noisk, bên cạnh các màu sắc chấp nhận được với kiểu outdoor/hiking thì concept lookbook chẳng khác gì một đám nhà giàu đi xe hơi lên núi, dạo chơi vài bước – chụp tấm hình sống ảo rồi post lên mạng cả. Hoặc chí ít là đi cáp treo vậy. VÌ sao mình nói thế, vì có nhiều điểm bất hợp lí.
Thứ nhất là chẳng ma nào đi hiking mà mặc sặc sỡ như vầy cả. kiểu họa tiết hoa lá hẹ đặc trưng của Gucci trong suốt màu 2019-2020 vẫn đang được nhà này ứng dụng trên tất cả các sản phẩm của họ. Những cú này mà kiểu leo núi dốc – thở trong không khí loãng mà nhìn đứa trước mặt mặc mấy cái áo TNF x GUCCI chắc sảng mà xỉu mất. (Khác gì trip đâu). Bên cạnh đó, sự rườm rà thiếu thực tế của Gucci x TNF tạo nên cho mình một câu hỏi “Tụi nó leo núi với kiểu dây nhợ bất hợp lí như thế này sao?”. Song song, bên cạnh những đôi trainer và boots thì có cô model còn đi cả heels leo núi ạ. Vâng, bạn không nghe lầm đâu – đi guốc để leo núi ạ. Đảm bảo bước được 2 bước trật con mẹ nó chân.
Phần phụ kiện cũng ảo giác không kém. Mình chưa thấy ai đi leo núi mà mang một cái backpack (balo) to và trông thật dzô dzụng như vậy cả. Trông không gian chứa có thể to đựng được nhiều thứ, nhưng đây là outdoor – mọi thứ được thiết kế để đảm bảo giữa quality và function. Việc vác một cái balo to đùng vậy thì khá là cản trở trong việc đi bộ trên các con dốc cũng như leo núi nhỉ (Nếu các bạn kêu là backpack cho việc hiking cũng to tương tự thì ok, nhưng nó không trông như vậy đâu – cái backpack này đúng nghĩa là cho highend fashion) À mà chưa kể hết, hiking mà có chị còn xách cả handbag. H-a-n-d b-a-g để outdoor/hiking ạ. Vâng, giữa một nơi xa với với cuộc sống thành thị con người, đeo handbag chắc để chảnh với muôn thú trong rừng.
Nếu – Gucci đừng lấy TNF làm tấm bình phong và đặt một cái campaign là “Ở giữa rừng sâu” thì việc mang những thứ trên mình có thể đồng cảm phần nào đó. Đằng này là Gucci cho thẳng người xem một cách kiểu “Những cô cậu giàu có đi chơi núi”, lướt một con off-road highend nào đấy và hạ cánh ở đó làm dăm ba kiểu ảnh.
Xuyên suốt collection, chúng ta có thể thấy Gucci highlight khá nhiều về puffer jacket và pants/dress (Áo phao, quần phao) cùng logo collab. Đây cũng là một thế mạnh của TNF cùng thêm các họa tiết floral của Gucci. Chắc để cho các con chiên của Gucci mua chứ nếu mà mình có tiền thì lựa chọn của mình sẽ là Moncler hay StoneIsland. Trông đơn giản, sang và đẹp hơn rất nhiều. Dù Gucci chắc cũng muốn mang tinh thần du mục, hippie lên trên bộ này nhưng cá nhân mình cứ thấy nửa nạc nửa mỡ thế nào í.
Song song, trong sản phẩm cũng có những chiếc túi handbag (mình đã nói ở trên) và waistbag Gucci x TNF. Mình đảm bảo túi Gucci còn có thể mua nhưng waistbag thì Oh oh, no no. Gucci Waistbag kiểu TNF hay streetwear waistbag, không biết là Gucci tính toán thế nào với lượng khách hàng yêu thích sự sang trọng và trung thành của họ. Liệu họ có thích không? Mình nghĩ là không.
Về Hiking thì có những yếu tố mấu chốt sau đây:
- Material: Chất liệu phải bền bỉ, chịu đựng được khắc nghiệt của thời tiết
- Function: Tính năng được thiết kế trên các trang phục outdoor phải có ý nghĩa thực dụng khá cao. Nhằm để giảm thiểu độ nặng và vướng víu cho những người hoạt động cũng như tiện dụng trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động đi kèm. Mọi thứ đều được tính toán và gói gọn để khi cần có thể sử dụng ngay lập tức.
- Comfort: Thoải mái, vì khi outdoor bạn vận động gần như là toàn bộ cơ thể với trang phục bạn đang mặc. Nếu không thực sự cảm thấy dễ chịu với quần áo thì chúng sẽ là một tạ chì khi bạn leo núi, vượt đèo lội suối.
- Colour: Màu sắc có thể tùy thuộc vào mùa mà các bạn đi outdoor. Vẫn có thể chọn màu nổi để đánh dấu trong những khu vực rừng thăm thẳm hay ngụy trang để tránh cái nhìn của muông thú blah bloh.
- Price: Đắt thì xắt ra miếng, nhưng phải worth/đáng. Có rất nhiều pro trekking/hiking player từ khắp nơi trên thế giới sử dụng các bộ gear lên tới vài chục, trăm ngàn dollar nhưng mình tin chắc họ chẳng suggest các bạn TNF x GUCCI đâu vì nó mắc mà mắc không đáng nếu bạn dùng cho mục đích outdoor. Còn nếu bạn thích là Hype giữa đại ngàn thì ok – mời bạn.
Mình vẫn đang thắc mắc về cái sự TNF x GUCCI này bỗng dưng sực nhớ một bài viết mình đã làm trước đó. The NorthFace thuộc VF Corp, tập đoàn sở hữu Vans, Timberland và mới gần đây – đã – mua – đứt – Supreme – với – giá -2.1 tỷ đô. YEAH, TNF và SUPREME hiện tại đang chung công ty đấy. TNF có thể chỉ là bước dạo đầu cho tính toán làm sôi động thị trường lại với bản collab GUCCI x SUPREME ở một thì tương lai không xa và như cái cách LOUIS VUITTON x SUPREME vậy.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
gucci louis vuitton song 在 SARAH & JASON Youtube 的精選貼文
we're a week late again, sorry!
Jason: I was in Vietnam
Sarah: I was home alone hahaha
we're kinda running behind schedule with our vlogs...
we've got a couple of cars ones waiting to film
NOT ENOUGH TIME AH!!!
there is a really good one we did the other day
we mean REALLY GOOD!!!
Damon is in the entire vlog, the entire vlog
he is so lovely❤️
hmmm... next week if the editing goes well☺️
#SarahAndJason #BabyDamon
#PatekPhilippe #Nautilus #5711
#MadeInSwitzerland
#GrandSeiko #sbga229 #MadeInJapan
#Uniqlo #Banana #BabyClothes
#louisVuitton #Clutch #LV
#Orbis #JasonInVietnam #EyeHealth
#g2000 #blaackHK
#Netflix #TheGreenBook #TheUmbrellaAcademy #DirtyJohn
#InsectRepellent #MosquitoRepellent #BurtsBees
#蚊怕水 #夏天 #包包 #電影 #電視劇 #bb衫 #香蕉
#瑞士製造 #日本製造
#家庭 #LoveAndFamily
gucci louis vuitton song 在 SARAH & JASON Youtube 的最讚貼文
呢排好充實
工作都好忙,d vlog又好多新構思,當然家庭樂超正☺️
最有意義應該係去越南做慈善探訪
期望將來一家三口一齊做慈善工作!
Damon剛剛拍做個完整既vlog
應該下星期出
我地都超期待❤️
#SarahAndJason #BabyDamon
#PatekPhilippe #Nautilus #5711
#MadeInSwitzerland
#GrandSeiko #sbga229 #MadeInJapan
#Uniqlo #Banana #BabyClothes
#LouisVuitton #Clutch #LV
#g2000 #blaackHK
#Orbis #JasonInVietnam #EyeHealth
#Netflix #TheGreenBook #TheUmbrellaAcademy #DirtyJohn
#InsectRepellent #MosquitoRepellent #BurtsBees
#蚊怕水 #夏天 #包包 #電影 #電視劇 #bb衫 #香蕉
#瑞士製造 #日本製造
#家庭 #LoveAndFamily
gucci louis vuitton song 在 Wenwen Stokes Youtube 的最佳貼文
Hey guys,
So i've been filming some of my outfits and taking random clips of my day and thought i'd combine them into this video. Hope you guys liked it- my shortest video ever! Also want to mention that i've recently bought a camera stabiliser so that will help improve my videos as well! Especially when i vlog or film outfit videos :) So sorry if you guys got a bit dizzy watching this video. :/
Instgram: https://bit.ly/2D4y3kZ
Outfits:
Outfit 1
Zara blazer: https://goo.gl/Huc1nw
Zara green t-shirt: https://goo.gl/4AqU8d
Bershka shorts: Previous collection
Rejina Pyo green tote: https://goo.gl/4U4m3P
Balenciaga boots: (Can only find them in the shorter heel) https://bit.ly/2CZbxtC
Gigi x Vogue sunnies: https://bit.ly/2YSlDpI
Outfit 2
Louis Vuitton shirt: Previous season
Top shop jeans: https://bit.ly/2D3gXUK
Fendi flats: Previous season
Fendi bag: https://bit.ly/2UFKfm6
Gigi x Vogue sunnies: https://bit.ly/2YSlDpI
Hair clip: Bought from a market
Outfit 3
Asos olive green blazer: https://goo.gl/Ani9AV
Matching pants: https://goo.gl/WTTpb2
Lazy oaf top: https://bit.ly/2Vx8b8N
Louis Vuitton purse: Hand-me-down
Miu miu sandals: Hand-me-down
Gigi x Vogue sunnies: https://bit.ly/2G3SlwQ
Outfit 4
Asos top: https://bit.ly/2G2MVSK
Asos pants: https://bit.ly/2ORFYXE
Gucci jacket: Previous season
Louis Vuitton boots: https://goo.gl/sr46D3
Louis Vuitton bag: https://goo.gl/Ex91c1
Gigi x Vogue sunnies: https://bit.ly/2YSlDpI
Outfit 5
Louis Vuitton t-shirt: (mens) https://goo.gl/HFst5L
Pants: Korean Un-branded
Fendi bag: https://bit.ly/2UFKfm6
Jacquemus Sandals: https://bit.ly/2I20vYU
Loewe earrings: https://bit.ly/2TWvRSg
Outfit 6
Asos dress: https://bit.ly/2FSzq6V
Balenciaga boots: (Can only find them in the shorter heel) https://bit.ly/2CZbxtC
Sanrio bag: Can't find online
Hair clip: Bought from a market
Outfit 7
Night market t-shirt
Mango pants: https://bit.ly/2OSSOoD
Mango belt: https://bit.ly/2UAYDfs
Bag: Korean Un-branded
Celine necklace: Old Celine
Louis Vuitton boots: https://goo.gl/unuMc7
Music credit:
Song: Niwel & SKANDR - Pura Vida (Vlog No Copyright Music)
Music provided by Vlog No Copyright Music.
Video Link: https://youtu.be/FFtNMWVzdhw