Khi nào đánh thức kho báu dược liệu?
(Bài trên tập san kỷ niệm 11 năm VTC News)
Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.
Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.
Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.
Cỏ đắt như vàng
Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.
Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.
Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.
Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.
Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.
Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.
Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.
Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.
Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.
Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nhổ “khoai” đem bán
Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.
Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.
Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.
Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.
Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.
Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.
Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.
Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.
Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.
Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.
Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.
Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.
Viết đến đây, lại thêm đáng tiếc, là bởi, đây là loại dược liệu rất quý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi là “Quốc bảo Việt Nam”, nhưng chúng ta lại đang tự làm giảm giá trị của nó bởi gọi tên theo chỉ dẫn địa lý. Hồi dược sĩ Đào Kim Long tìm ra sâm trên núi Ngọc Linh, ông đã hét lên sung sướng, bởi đã tìm thấy loài sâm có ở Lào Cai. Tức là, ý ông, đã tìm thấy cây sâm Lào Cai ở núi Ngọc Linh. Thế hệ những người già ở Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc. Tên khoa học của nó là Sâm Việt Nam. Cái tên Sâm Việt Nam vừa rộng, vừa thể hiện được thương hiệu quốc gia, lẽ ra phải nên dùng rộng rãi. Giống như cùng là nhân sâm, nhưng nó có tên sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, mới thể hiện được giá trị. Việc gọi là sâm Ngọc Linh, là tự giới hạn thị trường cho loại sâm quý này.
Bản thân tôi, cũng có nhiều lần vào các vùng trồng sâm ở Trà My (Quảng Nam) khảo sát cùng các doanh nghiệp, để tìm đất trồng sâm. Tuy nhiên, việc trồng sâm rất khó khăn. Người dân trong đó khá khép kín, không thích người lạ xâm nhập. Họ sợ mất mát, lộ vị trí vườn sâm. Cây sâm có giá trị rất cao, nhưng kỹ thuật canh tác thủ công rất kém, nên sản lượng rất thấp. Ngoài ra, người trồng sâm chịu đủ các loại rủi ro. Thiệt hại nhiều nhất là do chuột. Có những gia đình bị chuột ăn sạch vườn sâm. Thiệt hại lớn thứ hai, là bị trộm cắp. Sâm trồng giữa rừng, thời gian thu hoạch quá lâu, không thể trông nom quanh năm suốt tháng được, nên sểnh ra là mất. Đồng bào phải cấm rừng, cắm chông, giăng bẫy để bảo vệ vườn sâm, nên khách lạ chẳng khác gì kẻ thù. Cũng vì những lý do đó, mà việc đầu tư phát triển trồng sâm là cực kỳ khó khăn và rủi ro.
Tỉnh Lai Châu vô cùng rộng lớn, rừng núi trùng điệp, dãy Hoàng Liên Sơn dài mấy trăm cây số ngất ngưởng trời xanh. Nơi đó, mọi điều kiện đều phù hợp với cây sâm tiết trúc, loại rẻ nhất có giá 5-10 triệu/kg, loại đắt nhất có giá tới cả tỷ đồng/kg, giống sâm bản địa vẫn có trong rừng, thậm chí giống cực nhiều đang được ươm bên Trung Quốc, tại sao lại không có doanh nghiệp nào đầu tư trồng loại dược liệu đầu bảng quý này? Mọi cơ hội đều nhường hết cho Trung Quốc? Nếu trồng khắp Lai Châu và Ngọc Linh, với thương hiệu sâm Việt Nam, chẳng phải sẽ tăng được sản lượng rất nhiều, phục vụ được rộng rãi người dân, và xuất khẩu được thì rất tốt?
Củ khoai tốt như sâm
Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng tuyệt chủng khỏi rừng già, thì chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu.
Thất diệp nhất chi hoa (đồng bào miền núi gọi là củ rắn cắn) cũng đã bị đào bới đến tuyệt chủng. Sâm Hoàng Liên Tiến Vua cũng bị người Trung Quốc thu mua cả rễ, cả dây. Người dân rải rác trồng trong rừng, thu hoạch lẻ tẻ, chứ cũng chẳng có doanh nghiệp lớn nào làm.
Tam thất bắc thì cũng nhen nhóm người dân trồng, mỗi hộ có khu vườn vài ngàn mét vuông, nhưng rồi cứ lụi dần, bởi kỹ thuật canh tác kém, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các chuyên gia (mà có lẽ, chẳng có chuyên gia nào của Việt Nam đủ tầm trồng được nó).
Còn hiện tại, dọc dải Yên Tử, người dân vẫn đang ồ ạt vào rừng đào bới loại chè hoang làm thuốc, nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán sang Trung Quốc, với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Những bông chè hoa vàng có giá vài triệu đồng/kg, người Trung Quốc rất thích. Họ mua cả hoa, cả gốc rễ về nấu cao, mà chúng ta vẫn chẳng biết họ dùng làm gì, chữa bệnh gì. Rừng mỗi ngày một cạn kiệt dược liệu quý.
Ngay cả, một loại củ, mà tôi gọi vui là “sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Thị trường cũng đang dần dành cho người Trung Quốc mất rồi.
Loại củ này, chính bản thân tôi là người “khai quật” nó khỏi rừng già, đưa lên mặt báo Điện tử VTC News, từ cái tên Địa tàng thiên.
Hồi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, cứ mệt, lại đào củ này ăn. Ngọt mát cuống họng, hồi phục sức khỏe rất nhanh. Sau, lên xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thấy đồng bào Hà Nhì trồng lác đác trong vườn, trên nương, rừng. Họ gọi là Hoàng sìn cô (hoặc Hoàng Shin cô). Nhìn nó như củ khoai, nên có lúc gọi là “sâm khoai”, vì nó rẻ như khoai, bổ như sâm.
Ông Trần Ngọc Lâm mang ý tưởng sản xuất loại trà giải độc, ngừa nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư, nên ông quan tâm đến loại củ này. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng loại trà này hàng ngày giải độc hiệu quả. Người Tây tạng gọi nó là trà Trường Sinh Thang khi dịch sang tiếng Việt. Củ Hoàng sìn cô này được sấy khô đến mức cứng queo, rồi nghiền thành bột. Nó mang lại vị ngọt hậu, thanh nhẹ cho trà.
Vì thấy loại củ này rất thú vị, ăn rất ngon, bổ dưỡng, vị ngọt nhưng đặc biệt tốt cho người tiểu đường, nên ông Trần Ngọc Lâm đã động viên bà con ở Y Tý di thực từ rừng già về trồng rất nhiều ở nương rẫy. Bản thân tôi cũng viết một số bài báo nói về loại củ này và sức lan tỏa rất nhanh.
Trong một lần sang Trung Quốc cùng tiến sĩ Nguyễn Thế Lương, Giảng viên Đại học Nam Kinh, tôi đã mang củ Hoàng sìn cô này theo để tìm hiểu về nó. Hóa ra, Hoàng sìn cô vốn có trong tự nhiên, kéo dài từ Tây Tạng, xuống Vân Nam, và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong siêu thị hoa quả của Trung Quốc bày bán loại củ này với giá trên dưới 10 tệ/kg tươi. Trong các cửa hàng dược liệu cũng bán khô để làm thuốc.
Người Trung Quốc gọi nó là Tuyết liên quả (tên khá giống Hoa sơn tuyết liên), với ý nghĩa là “quả sen trên tuyết”. Vùng Vân Nam núi cao, tuyết rơi rất lạnh, thích hợp với loại củ này. Sen có nghĩa là quý, thanh khiết, và lại mọc trên tuyết thì còn gì đẹp bằng.
Người Trung Quốc dùng nó làm thực phẩm nấu ăn, hầm với gia cầm, nấu xương, ăn rất bổ dưỡng. Họ đóng gói tươi bán trong siêu thị để ăn luôn, có mùi vị thanh mát, giòn ngọt. Các nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định nó giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Điều đặc biệt Tuyết liên quả có hàm lượng đường Fructooligosaccharide cao nhất nhưng lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người béo phì.
Ngoài ra, Tuyết liên quả còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh tiểu đường.
Tác dụng của nó quý vậy, nhưng giá của nó lại rẻ như khoai. Tôi tham quan một số trang trại trồng loại củ này và được biết, một héc-ta cho thu hoạch tới vài chục tấn củ, năng suất cực kỳ cao.
Mặc dù loại củ này rất tốt, bổ dưỡng, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc, trồng cực dễ, thu hoạch sản lượng cao, nhưng gần như chẳng có cơ quan nào quan tâm, chẳng có nhà khoa học nào nghiên cứu. Từ việc di thực của ông Trần Ngọc Lâm, nhân dân trồng tự phát, những người bán lẻ đưa ra thị trường lặt vặt, một vài bài báo giới thiệu, thì người dân bước đầu biết đến loại củ này. Thế nhưng, vì trồng tự phát, không có quy hoạch, nên chỉ thu tươi ồ ạt vào đợt cuối năm, rồi lại biến mất khỏi thị trường.
Bản thân tôi và ông Trần Ngọc Lâm, vẫn nỗ lực giới thiệu, để các doanh nghiệp tiếp cận, lập được vùng trồng, chế biến được thứ củ này thành đồ ăn, nước uống, phục vụ nhân dân. Nhưng, hầu như, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó hầu hết là Trung Quốc về đóng gói rồi bán cho nhanh, đỡ chịu rủi ro.
Mới đây, trên đường từ Lai Châu về Hà Nội, qua Sapa, thấy những sạp hàng bày bán ven đường, đầy rẫy củ Hoàng sìn cô. Khách thấy lạ hỏi han, thì được giới thiệu là “củ sâm Hoàng Liên Sơn đấy”. Tôi nhìn là biết, đó là những củ Tuyết liên từ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thứ củ bổ dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, dễ làm giàu này, rồi cũng sẽ dành hết lợi nhuận cho người Trung Quốc mà thôi.
(tác giả với sâm tiết trúc Lai Châu ở độ cao 2.000m dãy Hoàng Liên Sơn. Đây chính là loài cùng dòng vớ sâm Ngọc Linh, và hình ảnh một ngày chế biến sâm Lai Châu, ngâm mật ong và rượu)
同時也有139部Youtube影片,追蹤數超過93萬的網紅Eric周興哲,也在其Youtube影片中提到,📌 日本語/한글/อักษรไทย/Bahasa Indonesia/Bahasa Melayu/Pilipino/Tiếng Việt/မြန်မာအက္ခရာ subtitles are available. 🎧 Stream/Download here : https://eric.lnk....
「han hang」的推薦目錄:
- 關於han hang 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
- 關於han hang 在 Facebook 的最佳解答
- 關於han hang 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的精選貼文
- 關於han hang 在 Eric周興哲 Youtube 的最佳貼文
- 關於han hang 在 廖文強 Wen-Chiang Liao Youtube 的最佳貼文
- 關於han hang 在 HanQuocBros HQB Youtube 的最讚貼文
- 關於han hang 在 [正妹] han.hang - 看板Beauty - 批踢踢實業坊 的評價
- 關於han hang 在 han-hang 的個人檔案 - Facebook 的評價
- 關於han hang 在 [正妹] han.hang- 看板Beauty - Mo PTT 鄉公所 的評價
- 關於han hang 在 Han Hang (hanhang7) - Profile - Pinterest 的評價
- 關於han hang 在 Han. Hang Instagram - YouTube 的評價
- 關於han hang 在 [正妹] han.hang - 看板Beauty - PTT網頁版 的評價
han hang 在 Facebook 的最佳解答
Một vài mẫu trang phục của Tuệ Nhi trong 11 Tháng 5 Ngày 🥰
Ai muốn hỏi bộ nào thì comment nha 😘
#tuenhi
#khangan
#11thang5ngay #11t5n
https://ione.net/vi-sao-thoi-trang-phim-11-thang-5-ngay-duoc-khen-dep-khong-kem-phim-han-4349306.html
https://2sao.vn/di-trung-thu-mix-do-voi-quan-jean-nhu-kha-ngan-dep-het-nuoc-cham-n-278184.html
https://thieunien.vn/thoi-trang-cua-kha-ngan-trong-11-thang-5-ngay-co-gi-ma-duoc-cdm-khen-ran-ran-tbd46199.html
https://ione.net/kha-ngan-co-guong-mat-can-tu-toc-tomboy-den-nu-tinh-4359443.html
https://zingnews.vn/phong-cach-luc-chua-bi-duoi-khoi-nha-cua-kha-ngan-o-11-thang-5-ngay-post1261296.html
https://vtv.vn/truyen-hinh/boc-gia-vay-voc-hang-hieu-kha-ngan-mac-trong-11-thang-5-ngay-20210903072328922.htm
https://tiin.vn/chuyen-muc/dep/phong-cach-thoi-trang-tue-nhi-kha-ngan-trong-11-thang-5-ngay-duoc-khan-gia-toi-tap-khen-ngoi-chang-thua-gi-phim-han.html
https://vov.vn/giai-tri/thoi-trang/kha-ngan-tu-chuan-bi-trang-phuc-khang-dinh-tu-duy-thoi-trang-trong-phim-11-thang-5-ngay-886321.vov
https://afamily.vn/kha-ngan-he-lo-su-that-phia-sau-nhung-bo-trang-phuc-sang-chanh-an-tuong-cua-tue-nhi-trong-11-thang-5-ngay-20210827000131109.chn
https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/thoi-trang/bi-mat-trang-phuc-va-mai-toc-cua-kha-ngan-trong-11-thang-5-ngay-776133.html
han hang 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的精選貼文
HÀNH TRÌNH SĂN TÌM RẮN HỔ MÂY KHỔNG LỒ, NẶNG HÀNG TẤN Ở MIỀN TÂy - phần 1
(Fb nhắc lại bài viết từ 8 năm trước, liền cop lại... Kính mời các cụ chu du vào miền Tây sông nước, với câu chuyện về loài rắn hổ mây khổng lồ nửa thực nửa hư, cứ như huyền thoại...)
Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng
Nhắc đến loài rắn hổ mây khổng lồ, có khả năng nuốt chửng cả bò, trâu, người, thậm chí cả voi, bất kỳ ai ở vùng sông nước Cửu Long cũng biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng được diện kiến loài rắn có cơ thể to như khạp da bò (chum vại cỡ lớn, đường kính 0,6-0,7m), hay to bằng cây thốt nốt già, dài vài chục mét, đầu ngẩng cao đến ngọn cây cổ thụ. Điều đáng tiếc là vẫn chưa có tấm hình, đoạn video hay tiêu bản xác rắn khổng lồ nào để chứng minh sự hiện diện của chúng là có thật 100%, không cần phải tranh cãi nữa. Câu chuyện về rắn hổ mây khổng lồ, cứ ba thực bảy hư, chẳng biết đường nào mà lần. Tuy nhiên, không thể không khẳng định rằng, rắn hổ mây là loài vật hấp dẫn nhất trong những câu chuyện đường rừng miệt thứ. Trong loạt phóng sự này, PV GĐ&CS đã bỏ một tháng trời, di chuyển tổng cộng 5.000km, chỉ với một mục đích là đi tìm câu trả lời về loài rắn khổng lồ, tưởng như chỉ có trong những bộ phim viễn tưởng của Mỹ. Đã có rất nhiều câu chuyện thú vị, bất ngờ về loài rắn khổng lồ có tên hổ mây. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Bộ đội xả súng giết rắn khổng lồ
Những ngày tháng lang bạt miền Tây, tới đâu tôi cũng được nghe chuyện về rắn hổ mây khổng lồ. Tuy nhiên, loài rắn khổng lồ này thường gắn với 3 địa danh là vùng Bảy Núi (Thất Sơn), thuộc tỉnh An Giang, rừng U Minh Hạ (Cà Mau) và rừng Phú Quốc (Kiên Giang). Những vùng đất rộng lớn này vẫn còn rừng rậm, hang hốc, và theo khẳng định của những người sống quanh đó, thì nó vẫn là địa bàn cư ngụ, ẩn nấp của rắn khổng lồ.
Những quả núi vùng Thất Sơn luôn huyền bí. Đỉnh núi Cấm đột khởi từ vùng đất phẳng lỳ miền Tây luôn ẩn chứa những câu chuyện kỳ bí, lạ lùng nhất. Rắn hổ mây cũng là loài bí ẩn từ nhiều trăm năm nay. Anh xe ôm Đoàn Hoàng Quân (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) một hai khẳng định rằng, rắn hổ mây là thứ có thực, chứ không phải huyền thoại. Đỉnh núi Cấm này con gì cũng to, cũng lớn, chứ chẳng riêng gì rắn hổ mây. Trăn, nưa (một loài giống trăn, nhưng có 5 lỗ mũi, gồm 2 mũi thật, 5 giả) khổng lồ, nặng 200-300kg thì có nhiều, người dân trong vùng bắt được suốt. Ngay mới đây, người ta cũng bắt được con trăn nặng hơn 100kg, bị kiểm lâm thu giữ, đem thả lại núi Cấm. Bản thân anh Quân từng tận mắt chứng kiến bộ đội đóng quân ở núi Cấm đã bắn chết một con hổ mây khổng lồ, nặng khoảng 300kg. Hồi đó là năm 1985, khi anh 15 tuổi. Nghe tiếng súng xả liên thanh, người dân cả xã An Hảo chạy ra xem. Lát sau, anh thấy một tiểu đội lính hò dô kéo xác một con hổ mây khổng lồ từ rừng ra, để vắt ngang lộ. Cái lộ rộng tới 15m, căng con rắn ra, mà đầu và đuôi nó vẫn nằm dưới rãnh. Anh chàng Quân khi đó bạo dạn, liều lĩnh xông đến ôm con hổ mây, một vòng tay mà không hết thân của nó. Thân của nó phải bằng cây thốt nốt già. Mấy anh bộ đội dùng dao lột da, xả thịt, chia cho cả làng. Lúc mổ bụng nó, mọi người đếm được 5 con lợn rừng trong bao tử. Đấy là chưa kể vô số lông lợn, xương lợn vẫn nằm trong dạ dày của nó, chưa tiêu hóa hết. Theo một số cụ già, từng hiểu biết rất rõ về rắn hổ mây, thì với trọng lượng này, nó đủ sức nuốt chửng 5 người trưởng thành. Đúng là một con quái vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết. Sau vụ tận mắt chứng kiến đó, bản thân anh Quân cũng được nghe kể nhiều về rắn hổ mây, nhưng chưa có duyên được gặp lại lần nữa. Anh Quân lấy danh dự của một nhà giáo để khẳng định rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải huyền thoại.
Anh Đoàn Hoàng Quân vốn là cán bộ xã An Hảo (Tịnh Biên). Làm công việc ở xã nản quá, chơi nhiều hơn làm, nên anh đi học ngành sư phạm, rồi làm thầy giáo gõ đầu trẻ. Anh xung phong nhận dạy những lớp 135, ở những vùng xa xôi, khó khăn. 38 tuổi mới lấy vợ. Nhưng vợ khó đẻ, con lại nhỏ, hiếm hoi một đứa, nên anh bỏ nghề giáo, ở nhà giúp vợ kinh doanh. Vợ chồng anh dựng nhà ngay chân núi Cấm, mặt con đường hành hương của du khách lên đỉnh núi. Từ hôm núi Cấm lở đá, đè chết mấy người, nên con đường ô tô đi bị chặn. Khách hành hương muốn lên đỉnh núi Cấm chỉ có 2 cách là cuốc bộ, hoặc ngồi xe ôm 16 km đường rừng. Những ngày này, ông cựu nhà giáo tranh thủ kiếm sống thêm bằng công việc xe ôm. Trong suốt quá trình đi tìm vị đạo sĩ Ba Lưới, đạo sĩ cuối cùng của vùng Bảy Núi, tôi được anh Quân vòng ngang rẽ dọc dẫn đi gặp nhiều nhân chứng, được nghe kể nhiều chuyện ly kỳ, huyễn hoặc về loài rắn khổng lồ hổ mây.
Hồn bay phách lạc vì gặp rắn khổng lồ
Chị Mai Thị Nguyệt nổi tiếng cả vùng núi Cấm không phải vì tài sắc hơn người, hay làm được chuyện kinh thiên động địa gì, mà chỉ bởi vì chị từng chạm mặt rắn hổ mây khổng lồ. Chị Nguyệt là cán bộ phụ nữ ấp Vồ Dầu, nằm lưng chừng núi Cấm, thuộc xã An Hảo. Chị Nguyệt vốn ở xứ khác, nhưng lấy chồng rồi theo chồng về định cư ở vùng rừng rú này. Chị vốn chỉ biết làm nông, nhưng nhà chồng có nghề thuốc, nên ngoài lúc lên rẫy, chị vào rừng hái thuốc cho chồng. Cha chồng chị Nguyệt thường dặn con cháu rằng, khi vào rừng, thì phải quan sát rắn rết, vì rắn ở Thất Sơn toàn loại khổng lồ, cực độc. Họ vào rừng cũng luôn phải giắt theo thuốc trị độc rắn gia truyền. Tuy nhiên, nếu gặp rắn hổ mây, hoặc con nưa khổng lồ, nặng vài trăm ký, thì thuốc trị độc trở nên vô dụng, vì chúng chỉ táp một cái, thì cơ thể 50-70kg của con người sẽ chui tọt vào dạ dày. Theo kinh nghiệm của những người đi rừng, hái thuốc, thì khi vào rừng, tuyệt đối không được nhắc đến hai từ “con rắn” và “con nưa”. Bởi theo họ, nếu nhắc đến tên, lại gọi loài linh vật khổng lồ này là “con” thì ngay lập tức nó sẽ xuất hiện và vô cùng giận dữ, sẽ nuốt chửng con người. Không chỉ chị Nguyệt, mà bất kỳ ai ở vùng Bảy Núi, khi vào rừng sâu, đều không bao giờ hé răng giễu cợt gọi rắn hổ mây và nưa là “con”. Nếu cần thiết lắm, thì phải kính cẩn xưng lạ “ông rắn, ông nưa”. Mỗi khi gặp rắn khổng lồ, thậm chí là rắn nhỏ, người đi rừng nơi đây cũng tin rằng, cứ kính cẩn xưng “ông”, rằng: “Ông rắn cho con đi nhờ với ạ”, là lập tức rắn độc bò đi, nhường con đường bé xíu, dốc dác cho người đi rừng. Chuyện người dân kính cẩn gọi là “ông rắn, ông nưa” là hoàn toàn có thật. Trong các cuộc trò chuyện với người dân vùng này, mỗi khi tôi nhắc đến chữ “con”, họ đều nhắc nhở. Chuyện này cũng tương đồng với mô-tip ngư dân vùng biển, thì gọi cá voi là cá ông.
Theo chị Nguyệt, xưa kia, vùng Thất Sơn này có lắm đạo sĩ ẩn tu. Họ trồng những phương thuốc quý trong rừng, trên núi cao. Họ luyện cặp hổ mây khổng lồ, để chúng canh chừng vườn thuốc, giống như nuôi chó giữ nhà. Cặp hổ mây hàng ngày luyện võ, đọc kinh, tu hành cùng đạo sĩ. Thậm chí, rắn khổng lồ cũng dạy không ít bài võ rắn cho các đạo sĩ. Chính vì thế, loài hổ mây ở núi Cấm được coi là loài đã thành tinh. Vì chúng là loài đã thành tinh, nên con người nơi đây cung kính chúng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Trong những ngày lang thang ở miền Tây, tôi gặp không ít đền, chùa, miếu mạo thờ rắn khổng lồ. Trong một ngôi miếu thờ đạo sĩ Thất Sơn, ở núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc (An Giang) thờ một cặp rắn, mà tương truyền, cặp rắn này tu cùng đạo sĩ trên đỉnh núi Sam huyền thoại. Trong hầu hết những ngôi chùa Khmer quanh vùng núi Cấm, đều thờ những con rắn khổng lồ. Những con rắn khổng lồ có mấy đầu luốn lượn ở cổng chùa khiến không ít người chưa từng thấy phải khiếp vía.
Trở lại câu chuyện của chị Mai Thị Nguyệt. Ấy là một lần, cách đây 27 năm, tròn 22 tuổi, chị cùng chồng đi hái thuốc ở lưng chừng núi, thuộc ấp Vồ Bà. Thuốc hái đầy bao, định bụng quay về, thì thấy một cái hang tối. Vùng này chị đi qua đi lại nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên chị nhìn thấy cái hang. Tò mò, chị tiến lại gần, định bụng chui vào hang xem có phát hiện gì không. Hang đá tối om, lại khá thấp, phải cúi đầu mới chui vào được. Vừa định chui vào, thì thấy hai đốm sáng từ giữa hang phát ra lập lòe. Tưởng có viên ngọc trong hang, chị Nguyệt chui hẳn vào. Ánh mắt quen với bóng tôi, nhìn mọi thứ rõ hơn. Chị cứng đờ người, hồn bay phách tán khi thấy hai đốm sáng ấy là hai con mắt của một con rắn khổng lồ. Hai mắt cách nhau tới 2 gang tay. Cái đầu nó nhìn ra phía cửa hang, đặt trên phần thân khổng lồ cuộn tròn. Chỉ vài vòng cuộn của thân nó, mà đã cao quá đầu chị. Mặc dù mặt cắt không còn giọt máu, miệng cứng đơ, nhưng chợt nhớ đến lời cha chồng dặn dò, chị đã chắp tay vái và xin lỗi “ông rắn”, vì đã làm kinh động đến nơi tu hành của ông. Thấy ông rắn vẫn nằm im, hai mắt nhìn chị không chớp, chị lùi dần ra ngoài, rồi vứt bao thuốc chạy như ma đuổi khỏi hang đá. Thấy vợ kinh hồn bạt vía, ông chồng cũng vứt luôn thuốc bỏ chạy cùng vợ. Từ bấy, chị Nguyệt bỏ luôn công việc hái thuốc, không dám vào rừng nữa. Chồng chị Nguyệt vẫn đi hái thuốc, nhưng không dám bén mảng đến khu vực có hang rắn khổng lồ. Sau này, một số người nghe chuyện của chị, cũng vác dao, súng kéo nhau vào tìm “ông rắn”, tuy nhiên hang thì còn đó, mà rắn khổng lồ thì không thấy đâu. Chị Nguyệt khẳng định rằng, chuyện chị gặp rắn khổng lồ là sự thật 100%. Còn giờ “ông rắn” bỏ hang định cư ở đâu thì chị không thể biết được.
Thợ săn gặp rắn khổng lồ
Có một câu chuyện mà bất kỳ ai ở chân núi Cấm đều biết, đều kể, ấy là chuyện nhóm người ở huyện Châu Phú, cạnh Tịnh Biên, kéo đến núi Cấm để tìm cây thuốc quý vào khoảng năm 1980. Nhóm này gồm 10 người. Sáng sớm họ lên núi Cấm, nhưng đến trưa đã thấy nháo nhác chạy xuống núi, mặt mũi ai nấy xám ngoét, thở hồng hộc. Họ lao thẳng vào nhà ông Tư Đậu, rồi chốt cửa kín mít, không dám ló đầu ra. Dân làng thấy sự lạ, tưởng có chuyện chết người liền kéo đến hỏi han. Hóa ra, đám người này gặp rắn khổng lồ. Họ kể rằng, vào buổi trưa, đứng bóng, nhóm người này dừng chân bên tảng đá để nghỉ ngơi, bỏ đồ ra ăn. Một người cầm con dao sắc lẹm bập thật mạnh vào thân cây mục, đen sì ngay dưới chân tảng đá. Không ngờ, cú chặt lút dao khiến máu từ “thân cây” phun ra ào ào. “Thân cây” rùng rùng chuyển động. Tiếng rào rào, rắc rắc vang lên. Mọi người tá hỏa tam tinh, ngã bổ chổng khi tiếng phì phì từ trên trời dội xuống. Đầu con rắn bành ra bằng cái nia, lưỡi thòng lõng dài cả mét. Cái đầu nó ở tít tận ngọn cây, đang nhòm xuống đám người như con nhái dưới đất. Nhưng kỳ lạ thay, con rắn không xơi tái đám người này, mà nó phóng đi như bão cuốn. Đám người này bỏ hết cây thuốc, đồ đạc, cắm cổ chạy xuống núi. Người thì khẳng định là rắn, người cãi là rồng, người cho là quái vật thành tinh… Nhưng người dân ấp Rau Tần (An Hảo) đều biết rõ họ đã gặp phải rắn hổ mây khổng lồ. Cứ theo lời mô tả của những người này, trừ những chi tiết sợ quá hoa mắt phóng đại lên, thì con rắn cũng phải nặng cỡ nửa tấn có dư.
Ông Tư Đậu cũng là một thợ săn thiện nghệ ở khu vực Bảy Núi. Giờ thú ít, kiểm lâm lại quản lý sát sao, nên ông đã bỏ nghề. Nhắc đến rắn hổ mây khổng lồ, ông khẳng định đó là loài rắn có thật. Việc nhóm người ở Châu Phú mặt cắt không còn giọt máu chạy vào nhà ông trú ẩn vì gặp rắn khổng lồ cũng là có thật. Tuy nhiên, trong đời thợ săn ngang dọc núi rừng của ông, ông vẫn chưa có duyên gặp được rắn hổ mây to bằng cây thốt nốt, nặng nửa tấn. Tuy nhiên, việc gặp những con hổ mây nặng cỡ 60-100kg, dài cả chục mét, thì ông đã gặp không ít lần. Những con rắn to như thế, cũng đủ khiến thợ săn thiện nghệ như ông phải kinh hồn bạt vía.
Rồi ông Tư Đậu nhớ lại những tháng ngày đi săn trong rừng, mà không ít lần được diện kiến “ông rắn”, dù “ông” chỉ là hạng con cháu của rắn khổng lồ. Lần ấy, năm 1987, ông cùng mấy thợ săn trong ấp xách súng đến cánh rừng Vồ Bà. Khu rừng này rậm rạp, cây cối nhiều hoa trái, nên là chỗ bọn khỉ hay mò đến. Thời đó, khỉ bán được giá, vì người ta chuộng cao khỉ. Phục kích từ sáng đến trưa, khi thiu thiu ngủ, thì tiếng khỉ hót gọi bầy ríu ran. Ông Tư Đậu tỉnh giấc, dụi mắt, giương súng tìm con đầu đàn để hạ sát nó. Kinh nghiệm của thợ săn là phải bắn con đầu đàn, vì con đầu đàn là chỉ huy của cả bọn. Khi hạ thủ con đầu đàn, cả bọn nháo nhác, sẽ có cơ hội nạp đạn hạ thêm vài con nữa. Đúng lúc đó, ông nghe con chó săn của mình kêu ăng ẳng. Ông ngóc đầu khỏi phiến đá, thì rụng rời tay chân khi thấy một con rắn hổ mây khổng lồ, thân hơi vàng, to bằng cột nhà, cỡ 3 tấc đang dựng đứng thân lên không trung chừng 3m và ngửa cổ nuốt con chó săn của ông. Chỗ nó nuốt con chó cách nơi ông và đám thợ săn ngủ trưa khoảng 30m. Sau này, khi bình tĩnh lại, nhóm thợ săn của ông tính toán, thì con rắn đó nặng khoảng 100kg. Đến lúc này ông mới hiểu vì sao bạn săn của ông thường kể rằng, nhiều lần dắt chó đi săn vào khu vực rừng Vồ Bà đều bị mất chó mà không rõ nguyên nhân vì sao.
Lúc đó sợ lắm, nhưng ông Tư Đậu và mấy thợ săn cũng giương súng về phía con rắn, ngắm thẳng đầu nó và tính bóp cò. Tuy nhiên, ông Tư Đậu lại chột dạ, sợ bắn nó không chết, nó quay lại báo thù, thì chỉ có nước làm mồi cho rắn. Nghĩ thế, ông Tư Đậu cùng nhóm thợ săn rút súng, nằm im cầu nguyện. Bỗng nhiên, như lốc ở đâu dội về, khiến cả cánh rừng ào ào. Đàn khỉ nháo nhác kêu la, nhảy te tua trên ngọn cây. Ông Tư Đậu nhìn lên, thấy con rắn phóng như tên bắn, lướt từ ngọn cây này sang ngọn cây kia, như thể nó đi mây về gió. Với trọng lượng khoảng 100kg, dài hơn chục mét, mà lao trên ngọn cây với tốc độ lớn như thế, thì cả cánh rừng ào ào như có bão cũng phải. Lúc nhìn con rắn lướt đi trên ngọn cây, ông mới hiểu vì sao các cụ gọi loài rắn khổng lồ này là hổ mây. Sau lần ấy, cũng có vài lần ông chạm mặt hổ mây, nhưng chỉ gặp những con nặng chừng 40-60kg. Ông Tư Đậu khẳng định rằng, loài hổ mây không chỉ hiền lành mà còn nhút nhát. Chúng thường trốn tránh con người và hễ thấy sự xuất hiện của con người là chúng lẩn mất.
Thợ săn Nguyễn Văn Hòa, ở ấp Thiên Tuế (An Hảo, Tịnh Biên), cũng là người có không ít lần giáp mặt rắn khổng lồ hổ mây. Ông Hòa thường đi săn cùng ông Tư Đậu, nhưng cũng tham gia cùng nhóm khác. Vụ gặp rắn cùng ông Tư Đậu ở khu rừng Vồ Bà được ông Hòa xác nhận. Tuy nhiên, theo ông Hòa, con rắn hổ mây đó chưa phải con to nhất mà ông từng gặp. Trong đời thợ săn của mình, ông có không dưới chục lần chạm mặt hổ mây. Ông cũng được cho là thợ săn gan dạ nhất của vùng Bảy Núi, bởi ông dám giương súng bắn rắn hổ mây để cứu chó săn. Thậm chí, ông còn đuổi theo nó với mong muốn tiêu diệt nó, kéo về do dân làng chiêm ngưỡng loài rắn tưởng chỉ có trong huyền thoại này. Tiếc rằng, mấy phát đạn của ông không hạ được con rắn khổng lồ.
Thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước, ông Hòa cũng là người lấy nghề săn bắn kiếm sống. Bắn chết khỉ, ông dùng dao mổ lấy mật và thận bán, róc xương nhét đầy ba lô đem về nấu cao. Thịt khỉ thì bỏ lại rừng. Điểm săn của ông là ở khu vực Cây Quế. Sở dĩ khu rừng này có tên như vậy, vì có một cây quế khổng lồ, lúc nào cũng tỏa mùi thơm. Tương truyền, xưa kia, cọp và rắn hổ mây thích mùi quế, nên thường quần tụ về đây. Cọp và hổ mây là 2 kẻ có sức mạnh ngang hàng nhau, nên chúng không đánh nhau bao giờ, mà sống hòa thuận. Không chỉ ông Hòa, mà đám thợ săn đều nhiều lần bị mất chó săn khi ngang qua khu vực này. Lần đó, khi ông vừa đặt chân đến khu vực Cây Quế, thì con chó chạy trước dọn đường kêu ăng ẳng. Nghĩ có chuyện chẳng lành, ông tức tốc chạy vọt lên trước. Ông vô cùng bức xúc khi thấy con rắn hổ mây khổng lồ, thân hơi mốc vàng, ngoạm ngang người con chó săn của ông. Nó đớp con chó, nhưng lại ngỏng đầu lên quan sát tứ phía. Ông Hòa không suy nghĩ gì nhiều, giương súng ngắm thẳng cổ con rắn nhả đạn liên tiếp. Con rắn trúng đạn quăng chó xuống đất rồi bỏ chạy. Ông xách súng tiếp tục đuổi theo nhả đạn. Con rắn chạy trốn khiến cả cánh rừng ào ào như sấm dậy. Một lát sau, tiếng cây cối lao xao xa dần, rồi mất hút. Ông Hòa lần theo, nhưng không thấy dấu vết nó đâu cả. Chú chó bị con rắn đớp mạnh, choáng váng, nên nằm lờ đờ, ậm ừ một lúc mới tỉnh dậy. May mà con rắn không phun nọc độc, nếu không có giời cứu mạng chú chó săn của ông. Con chó săn tinh ranh đó thoát khỏi miệng tử thần không lâu, chừng tháng sau, thì nó mất tích khi cùng chủ đi săn ở khu vực Vồ Bà. Ông Hòa tin rằng, trong vùng Bảy Núi, chỉ có 2 loài có thể xơi tái được chó săn, đó là rắn hổ mây và nưa khổng lồ.
Còn nhiều thợ săn ở vùng Bảy Núi này khẳng định đã chạm mặt hổ mây và nưa khổng lồ. Hai loài này là giống bò sát lớn nhất vùng Thất Sơn, nặng vài trăm ký, đến cả nửa tấn. Tuy nhiên, các thợ săn đều khẳng định, loài hổ mây khổng lồ dường như mất hút từ 20 năm trước. 20 năm nay, nhiều người vẫn chạm mặt hổ mây, nhưng chỉ gặp những con hổ mây cỡ 40-50kg. Riêng loài nưa khổng lồ, nặng trên 100kg, thì thi thoảng người dân trong vùng vẫn tóm được. Người ta chỉ bắt được nó, khi nó đang nuốt con vật lớn, không chạy tháo thân được.
Đạo sĩ 100 tuổi ẩn tu giữa rừng 2 lần dao gậy hạ sát rắn hổ mây khổng lồ, nặng 500-600 kg.
Người nổi tiếng nhất vùng Thất Sơn chính là ông Ba Lưới, vị đạo sĩ ẩn tu đã 80 năm trong rừng sâu núi Cấm. Ông cũng là đạo sĩ duy nhất còn sống, hiện tròn 100 tuổi. Tên tuổi ông, trận thư hùng của ông với cọp dữ và 2 rắn hổ mây khổng lồ không phải là truyền thuyết, mà là sự thật. Tên của ông, trận huyết chiến với hổ và rắn khổng lồ của ông đã đi vào huyền thoại Thất Sơn. Ông chính là huyền thoại sống của vùng đất Bảy Núi này.
80 năm tu luyện trên đỉnh núi
Chiếc xe ôm của cựu thầy giáo Đoàn Hoàng Quân nhảy chồm chồm trên con đường đá hộc nhỏ xíu, đến đầu ấp Thiên Tuế, thì dừng lại. Chúng tôi tiếp tục cuốc bộ lên phía Tây của đỉnh Thiên Cấm Sơn huyền thoại để tìm đạo sĩ Ba Lưới. Cuốc bộ chừng hơn tiếng đồng hồ, đến tận cùng con đường mòn, thì “tuyệt tình cốc” có tên Long Hổ Hội hiện ra trên một mỏm núi chênh vênh. Một lối nhỏ dốc ngược, với những bậc đá, có tay vịn, chỉ đủ một người đi dẫn lên ngôi nhà gỗ khá nhỏ, lọt dưới những tán cây lớn. Đạo sĩ Ba Lưới, dáng người cao lênh khênh, từng bước đi vững chắc vác bao thuốc trên vai từ rừng ra. Thật không thể tin nổi, trước mặt tôi, là một cụ ông đã tròn 100 tuổi, mà vẫn vào rừng hái thuốc, bước đi nhanh nhẹn. Với chiếc khăn quấn mái tóc, bộ râu trắng như cước, ông ngồi gác chân, mắt nhìn xa xăm vào đại ngàn và kể những huyền thoại Thất Sơn tưởng như không bao giờ hết được.
Câu chuyện kéo ông về thời rất xa, từ hơn 80 năm trước. Ông Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Ông sinh ra trong một gia đình đông đúc anh em, nghèo đói và thất học. Cuộc sống gia đình nổi nênh theo con nước, rày đây mai đó, đối mặt với giặc giã, bom đạn, rồi thiếu ăn. Năm 19 tuổi, chán cảnh sông nước, chẳng làm được trò trống gì lớn lao, lại nghe trên núi Thất Sơn có nhiều đạo sĩ ẩn danh tu luyện mà thành tiên, làm được những việc kinh thiên động địa, nên chàng trai Nguyễn Văn Y đã bỏ thuyền, vác lưới lên núi Cấm tìm thầy học đạo. Thời đó, với những người sống nhờ sông nước, thì thứ bên mình không thể thiếu là tấm lưới. Có tấm lưới bên mình, thì lang bạt kỳ hồ thế nào cũng sống được qua ngày. Thấy chàng trai to cao cường tráng Nguyễn Văn Y vác lưới lên đỉnh núi Cấm, mấy đạo sĩ cười nghiêng ngả. “Tui có biết núi non là cái gì đâu mà biết trên núi không có cá. Có vậy người ta mới gọi tui là Ba Lưới”. Cái tên Ba Lưới gắn với ông từ những năm 1930 của thế kỷ trước là vì như thế. Chẳng ai biết đến tên thật Nguyễn Văn Y của ông.
Thời kỳ đó, vùng Thất Sơn, đặc biệt là Thiên Cấm Sơn có một số đạo sĩ tu luyện. Họ sống ẩn dật trong rừng. Hầu hết trong số họ là các sĩ phu và cư sĩ yêu nước. Ban ngày họ cuốc đất làm nương, ban đêm đốt lửa hoặc lợi dụng ánh trăng để đọc sách, tu thiền và luyện võ nghệ. Các đạo sĩ ở núi Cấm ẩn tu nhưng không theo đạo nào. Họ chỉ thực hành tu thân để làm điều lành, tránh cái ác. Điều đặc biệt là bất kỳ ai sống ở trong rừng, trên núi đều phải luyện võ. Không có võ nghệ, họ không thể chống lại được thú dữ. Không có sức khỏe phi thường, không thể tồn tại nổi ở chốn rừng thiêng nước độc.
Là người lên núi Cấm đúng lúc có nhiều cao nhân ẩn tu, nên ông Ba Lưới học được nhiều thứ bổ ích. Người thầy đầu tiên của ông là đạo sĩ Trường Sơn. Nhắc đến người thầy đầu tiên của mình, ông Ba Lưới chợt rưng rưng. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không được biết người thầy đầu tiên của ông tên thực sự là gì, ở đâu đến, thân thế và sự nghiệp ra sao. Ông đột ngột xuất hiện ở một hang đá trên núi Cấm. Dạy thuốc và võ cho học trò Ba Lưới được vài năm, rồi ông đột ngột biến mất, không để lại lời nhắn gì. Trong khi các đạo sĩ khác đều vang danh giang hồ, có học trò khá nhiều, đệ tử khắp nơi, thì đạo sĩ Trường Sơn chỉ có duy nhất một mình Ba Lưới. Ông chủ yếu dạy Ba Lưới về các cây thuốc, đạo lý ở đời. Cũng chính vì được cao nhân dạy thuốc, mà đạo sĩ Ba Lưới là thầy thuốc Nam nổi tiếng nhất vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh trong suốt bao nhiêu năm nay. Đến giờ, dù đã 100 tuổi, ông vẫn băng rừng lội suối, bốc thuốc cứu người. Môn thuốc giỏi nhất của ông là trị rắn cắn. Bất kỳ loài rắn độc nào cắn, từ hổ chúa đến hổ mây, nọc độc giết được cả voi, nhưng cũng phải chịu thua bài thuốc của ông Ba Lưới. Đã có cả ngàn trường hợp được ông cứu mạng ở quanh vùng Thất Sơn nổi tiếng nhiều rắn rết này.
Về võ, người thầy đặc biệt ấy cũng chỉ truyền dạy cho ông Ba Lưới duy nhất một thế võ, mà ông gọi là “Bình phong lạc nhạn”. Dạy xong, ông bảo: “Thầy cho con thanh danh tính được, con có thành tài hay không thì phải kiên trì tìm thêm thầy thêm bạn để học, mới tiến bộ được”. Đạo sĩ Ba Lưới bảo: “Thầy dạy có một thế võ, không được học nhiều, tui thấy buồn lắm. Nhưng tin thầy mình, nên tui cũng chịu khó rèn luyện. Càng học, tui càng thấy thế võ này biến hóa kỳ ảo, khôn lường. Suốt 80 năm rèn luyện, suy ngẫm, tui vẫn chưa hiểu hết được sự kỳ ảo của nó đâu”.
Sau khi thầy Trường Sơn biến mất khỏi núi Cấm, đạo sĩ Ba Lưới cũng theo học nhiều môn võ khác, theo nhiều thầy, nhiều bạn. Ông học cả môn võ siêu hình (hay còn gọi là võ thần) do đạo sĩ Đoàn Minh Huyên (hiện được phong là Phật Thầy Tây An) sáng tạo, truyền dạy cho các đệ tử. Khi thuần thục môn võ này, võ sư có thể biến hóa như thần, chớp mắt ở chỗ này, nhưng chớp mắt đã ở chỗ khác. Rồi ông còn tìm hiểu cả môn võ thiên linh của đệ tử đạo sĩ Đơn Hùng Tín. Cả môn võ rồng, khiến đạn bắn vào người không hề hấn của đạo sĩ Hùng Đởm, ông cũng tìm hiểu. Tuy nhiên, ông không học sâu những môn võ này. Giờ mấy môn võ kỳ lạ đó cũng đã thất truyền. Thế nhưng, khi học những môn võ khác, ông càng sáng tỏ hơn quyền năng thượng thừa của thế võ Bình phong lạc nhạn.
Thế võ này chủ đạo đánh trên không. Võ sĩ nhảy lên không trung, tung ra đủ 3 cước thì mới đạt mức cơ bản. Để luyện môn võ này, hàng ngày ông Ba Lưới phải gánh hoặc vác những cục đá có trọng lượng 150-200kg và chạy băng băng lên dốc núi. Khi tập trung năng lượng cơ thể, ông có thể nhảy từ vồ (mỏm đá) của vách núi này, sang vồ vách núi kia. Đạo sĩ Ba Lưới chỉ tay ra vách núi ngay dưới chân “tuyệt tình cốc” nơi ông ở và bảo rằng: “Thời trai trẻ, ông vận công một cái nhảy qua thung lũng này”. Nhìn hai vách núi cách nhau 50 mét, tôi trộm nghĩ, võ công thượng thừa của ông là thứ mang nhiều nét huyễn hoặc.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, ở vùng Bảy Núi này, vài chục năm trước, không ít người bị hổ ăn thịt, rắn nuốt chửng. Đặc biệt nhiều là bị lợn rừng húc chết. Nhiều người bị lợn độc chiếc húc thành tật vẫn sống đến bây giờ. Với những người học võ, họ không sợ rắn và hổ bằng lợn rừng. Hổ và rắn tấn công người thường theo một thói quen và người học võ đều nắm được để tránh và ra đòn phản công. Thế nhưng, lợn rừng tấn công người chẳng theo quy luật nào cả, cứ lao vào húc người bừa bãi. Thế Bình phong lạc nhạn của đạo sĩ Ba Lưới, với cú nhảy vọt lên không trung để tấn công đối phương, đã phát huy tác dụng khi phòng thủ và tấn công các loài thú, đặc biệt là những con lợn rừng độc chiếc nặng cả tạ, với chiếc răng nanh nhọn hoắt. Trong đời đạo sĩ Ba Lưới, ông đã hạ không biết bao nhiêu lợn rừng tìm cách giết ông. Ông cũng đã hạ thủ một con cọp nặng 200kg chỉ bằng tay không. Tuy nhiên, hai lần tiêu diệt rắn hổ mây khổng lồ đã đưa ông trở thành đạo sĩ nổi tiếng, vang danh nhất vùng Bảy Núi huyền thoại.
Bình phong lạc nhạn hạ thủ rắn khổng lồ
Theo đạo sĩ Ba Lưới, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thực, chứ không phải huyền thoại. Ở vùng Thất Sơn này, không chỉ có rắn hổ mây là loài khổng lồ, mà còn nhiều loài khác rất lớn. Trong đó, loài bò sát khủng khiếp nhất, mà ít người biết đến ngoài các đạo sĩ ẩn cư trong vùng Bảy Núi, đó là con phướn. Loài vật này mang hình dáng giống hệt hổ mây, nặng 300-400kg, sống trên các đọt cây, phóng đi như giông bão. Con phướn chỉ khác rắn hổ mây khổng lồ ở cái mình màu đen (hổ mây hơi mốc vàng) và cái đầu dẹt như cá trê. Con phướn rất ít khi xuất hiện. Tuy to lớn, nhưng nó lại rất nhút nhát. Cách đây vài chục năm, con phướn xuất hiện nhiều, ông Ba Lưới vẫn gặp liên tục, nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, không ai nhìn thấy nó nữa. Ở núi Cấm cũng từng tồn tại loài vật giống rết khổng lồ, to bằng bắp chân, nuốt chửng cả gà, vịt. Xưa kia, đạo sĩ Ba Lưới thường xuyên bắt con vật này nướng ăn. Thịt nó rất ngọt.
Tuy nhiên, theo đạo sĩ Ba Lưới, loài bò sát khủng khiếp nhất ở vùng Bảy Núi chính là rắn hổ mây. Đạo sĩ Ba Lưới tỏ ra hơi bực mình vì nhiều người cho rắn hổ mây là loài vật huyền thoại, hư cấu, là chuyện của bác Ba Phi. “Tui lấy danh dự, nhân phẩm của một đạo sĩ cả đời tu tâm dưỡng tánh để khẳng định với anh rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải chuyện phiếm”. Nói rồi, ông lên căn chòi gỗ nơi ông tu tập mang cho tôi xem một tập tài liệu giới thiệu cầu kỳ về Thất Sơn do UBND tỉnh An Giang phát hành. Trong tập tài liệu ấy, có vài dòng nhắc đến chuyện đạo sĩ Ba Lưới, với hai lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Việc tập tài liệu giới thiệu về Thất Sơn nhắc đến rắn hổ mây khổng lồ, có lẽ không còn là chuyện hư cấu nữa rồi.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, cả đời học võ để rèn đạo và tự vệ chứ không phải để săn muông thú. Một lần hạ sát cọp và 2 lần hạ thủ hổ mây khổng lồ, cũng đều là tự vệ trước sự tấn công của nó.
Lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ đầu tiên là năm ông ngoài 30 tuổi, khoảng năm 1944. Khi đó, rừng rú vùng Thất Sơn hoang rậm, cây to vài người ôm, hổ mây có rất nhiều. Chẳng ai dám đặt chân lên những quả núi này ngoài những đạo sĩ có có võ nghệ xuất quỷ nhập thần, sở hữu nhiều bài thuốc trị rắn độc đặc hiệu. Tuy nhiên, các đạo sĩ và hổ mây đất ai người đó sống, không xâm phạm lẫn nhau. Loài hổ mây có thể nuốt chửng trâu, bò rừng, bò ra mép sông, suối xơi cả cá sấu, nhưng tuyệt nhiên không dám tấn công các đạo sĩ. Thời điểm đó, đạo sĩ Ba Lưới tu luyện mãi trên đỉnh núi. Nơi ông tu luyện cũng xuất hiện một con hổ mây khổng lồ. Buổi trưa, ông vẫn thấy nó cuộn thân trên những cành cây cổ thụ để ngủ trưa. Có hôm, phần đầu nó ẩn trong tán cây, mà đuôi vẫn đong đưa dưới đất. Mỗi khi nghe tiếng ào ào như giông bão, thì chắc chắn hổ mây đang đuổi theo con mồi.
Năm đó, tháng 4 cỏ cháy, khí hậu nóng ran, chiến tranh, bom đạn lại khốc liệt. Có lẽ do khí hậu nóng bức, con hổ mây vốn hiền lành này bỗng đổi tính đổi nết. Tầm giữa sáng, đạo sĩ Ba Lưới xách đòn gánh và mang theo cái búa xuống ấp Thiên Tuế. Chiếc đòn gánh này được đẽo từ loại gỗ tốt, một đầu nhọn, một đầu tù, ông dùng để gánh trọng lượng tới 200kg. Đi được nửa dốc, con hổ mây khổng lồ bò ra chặn đường. Bình thường, hổ mây gặp người đều chạy mất, hoặc đường ai nấy đi, nhưng con hổ mây này lại bò ra chặn đường ông Ba Lưới, nên ông biết rằng nó sẽ tìm cách tấn công. Đạo sĩ Ba Lưới dừng chân, nhìn thẳng vào mắt nó. Nó vẫn nằm im chặn đường ông. Ông nhặt hòn đá nhỏ ném dọa nó, tức thì nó rùng rùng chuyển động, rồi dựng đầu lên, cao đến ngọn cây. Cái mang nó bành ra, chiều ngang bằng cả sải tay. Cái đầu đu đưa trên không, đôi mắt dòm xuống đạo sĩ Ba Lưới. Đoán biết con rắn này sẽ tìm cách nuốt chửng mình, nên ông quẳng chiếc búa xuống đất, vung đòn gánh thủ thế.
Rơi vào hoàn cảnh đó, song tinh thần ông Ba Lưới không hề lung lay. Theo ông, nếu đối mặt rắn hổ mây khổng lồ, bị mất tinh thần, thì chỉ có làm mồi cho nó. Với thân hình khổng lồ, dài vài chục mét, lướt đi như giông bão, thì không ai có thể thoát khỏi miệng nó nếu nó cố tình muốn ăn thịt. Vừa thủ thế, đạo sĩ Ba Lưới vừa nhìn thẳng vào mắt nó, đoán ý định và cách thức tấn công của nó. Thấy con mồi nhìn chằm chằm, cái đầu nó lắc lư, sàng qua sàng lại để tìm điểm sơ hở. Ông Ba Lưới cũng như các đạo sĩ vùng Thất Sơn đều giỏi võ rắn, nên cách thức tấn công của rắn, ông đều nắm được. Những loài rắn lớn, đặc biệt là hổ mây, khi nó nhòm về hướng nào, thì nhất định sẽ tấn công theo hướng đó.
Con rắn thè lưỡi, há miệng rồi chụp thẳng xuống đất. Đạo sĩ Ba Lưới tung người lên không tránh cú mổ trời giáng của con rắn. Lúc bật lên không trung, ông xoay một vòng, vung đòn gánh vụt một cú nẩy tay vào sống cổ con rắn. Con rắn trúng cú đánh đau đớn nên càng giận dữ điên cuồng. Nó tiếp tục thu người, dựng đứng lên, liên tiếp mổ xuống nhanh như chớp. Tuy nhiên, đạo sĩ Ba Lưới cũng nhanh như chớp tránh những cú mổ của nó. Cứ mỗi lần tránh đòn, vọt lên không trung, ông lại bật ra vài đòn gánh. Một khoảnh rừng rộng cả ngàn mét vuông cây cỏ táp đi, rung bần bật như giông bão. Cảnh tượng đạo sĩ Ba Lưới đánh nhau với rắn khổng lồ chả khác gì trong những câu chuyện thần thoại. Cuộc quần thảo, hết né đòn đến phản công diễn ra chừng nửa tiếng đồng hồ mà con rắn không hề mệt. Càng đánh, nó càng tỏ ra giận dữ. Với loài rắn, chỉ cần đánh gãy sống lưng là nằm im một chỗ, nhưng con rắn này quá lớn, xương cứng như thép, lại được bọc bởi một lớp da cứng, lớp mỡ dày, nên những cú đánh trời giáng của đạo sĩ Ba Lưới không đủ sức làm gãy xương sống của nó.
Biết rằng, nếu không hạ được nó ngay, mình sẽ kiệt sức và bị nó nuốt chửng, nên đạo sĩ Ba Lưới quyết định dùng đến thế võ Bình phong lạc nhạn mà ông vẫn thường xuyên rèn luyện suốt bao năm qua. Hai chân thủ thế vững chắc, vận hết công lực vào đôi chân và đôi tay. Con rắn cũng ngóc cao đầu lấy đà quyết tung đòn hiểm. Nó há cái miệng đỏ tòm, thè lưỡi lòng thòng, rồi bất ngờ chụp xuống như bão cuốn. Đạo sĩ Ba Lưới nhanh như chớp lùi lại 3 bước tránh cú chụp, ông phóng người lên tận ngọn cây. Con rắn chụp hụt, thì ngóc đầu lên. Trong hoàn cảnh đó, ông vung gậy phi xuống. Liên tiếp 3 cú vụt như sét đánh trúng đầu con rắn trong khi đạo sĩ Ba Lưới vẫn lơ lửng trên không. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn to bằng bắp chân gãy đôi. Đạo sĩ Ba Lưới rơi xuống đất trong tư thế vững vàng, trong khi con rắn khổng lồ oặt cổ đổ thân như sợi bún. Cái đầu khổng lồ của nó bất động, nhưng thân nó còn vùng vẫy một thời gian khá dài mới chịu nằm im. Theo đạo sĩ Ba Lưới, đòn thứ nhất đánh vỡ hộp sọ con rắn, còn đòn thứ 2, thứ 3 đánh vỡ óc. Khi đó, đạo sĩ Ba Lưới mới thấm được công dụng của thế võ Bình phong lạc nhạn mà người thầy bí ẩn truyền cho. Sau trận hạ rắn khổng lồ đó, ông càng luyện tập kỹ càng hơn thế võ bí truyền này.
Sau khi hạ con rắn, ông đã gọi một số người dân quanh núi lên xẻ thịt rắn về ăn. Tuy nhiên, chỉ có vài người dám theo ông lên núi xem xác con rắn. Người dân đều sợ rắn khổng lồ trả thù, truy tìm ăn thịt, nên không dám vào rừng xem xác rắn. Đạo sĩ Ba Lưới cùng một số người đo đạc, tính toán cân nặng của con rắn. Mọi người đều khẳng định con rắn này nặng cỡ 500 đến 600kg. Thân nó to bằng cây thốt nốt. Đạo sĩ Ba Lưới thử ôm thân nó mà một vòng tay không hết. Những người chứng kiến xác con rắn gồm ông Tư Hèo, Ba Hột, Hai Hiên, Bảy Lành, đều sống quanh xã An Hảo. Tuy nhiên, những ông này đều đã về thiên cổ cả rồi. Nhưng chuyện đạo sĩ Ba Lưới giết rắn khổng lồ họ kể với con cháu thì vẫn lưu truyền ở vùng Thất Sơn.
Sau lần hạ rắn hổ mây khổng lồ đó, ông Ba Lưới vẫn có nhiều lần giáp mặt rắn hổ mây. Tuy nhiên, đường rắn rắn đi, đường ông ông đi, không xâm phạm gì nhau. Bản thân ông Ba Lưới cũng muốn sống hòa bình với rắn, cọp. Tuy nhiên, loài vật này không phải lúc nào cũng hiền lành. Vào năm 1960, khi đạo sĩ Ba Lưới gần 50 tuổi, lại lần nữa ông hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Không hiểu con rắn này đói ăn, hay có thù oán gì với con người mà tìm đến chỗ ông ở để phá hoại. Đàn chó ông nuôi gồm 10 con lần lượt bị con hổ mây khổng lồ nuốt mất, tịnh không còn con nào nữa. Đàn khỉ thường về rẫy mì của ông có tới 100 con, nhưng cứ vơi dần. Biết rằng, khi nào con rắn xơi hết chó của ông, nó sẽ tìm cách ăn thịt ông, nên đi đâu đạo sĩ Ba Lưới cũng vác theo cái quéo (loại dao phát rừng). Chiếc quéo này ông tự rèn, dài gần 2m, rất sắc. Sáng đó, ông vác quéo cùng ba lô vào rừng lấy thuốc. Vừa rời khỏi nhà một đoạn, thì thấy tiếng xào xạc, re re trong rừng. Con hổ mây khổng lồ bò đến trước mặt ông. Con rắn này không dựng đầu lên tận ngọn cây rồi bổ nhào đớp mồi, mà nó há miệng toang hoác rồi phóng thân song song mặt đất để tấn công. Trong đời mình, ông Ba Lưới chưa từng gặp con hổ mây nào hung dữ và ham mồi như thế. Tuy nhiên, chính thói hung hăng đã khiến nó chủ quan, mất cảnh giác. Đạo sĩ Ba Lưới bay người lên không trung. Con rắn phóng hụt, lao qua. Nó chưa kịp ngoái lại, thì chiếc quéo ngọt lịm đã cắt phăng đầu nó. Chỉ trong chưa đầy một giây, với thế Bình phong lạc nhạn kết hợp quyền đao, ông đã hạ con hổ mây khổng lồ một cách ngon lành. Theo đạo sĩ Ba Lưới, con hổ mây này nhỏ hơn con trước một chút, nhưng cũng phải nặng cỡ nửa tấn. Thân nó dài 20 mét có dư.
Sau vụ hạ 2 con hổ mây khổng lồ, đạo sĩ Ba Lưới ít gặp những con hổ mây lớn như thế. Tuy nhiên, ông vẫn gặp những con nặng cỡ 200 đến 300kg. Tôi hỏi, bây giờ Thất Sơn liệu còn rắn hổ mây khổng lồ không? Đạo sĩ Ba Lưới khẳng định vẫn còn. Tuy nhiên, theo ông loài rắn này đã trốn hết vào những hang động và ẩn mình thật sâu trong lòng núi. Cũng có thể chúng đã bỏ đi nơi khác sạch trơn. Con người đã cướp hết môi trường sống của loài hổ mây khổng lồ vùng Bảy Núi.
Cuộc xả súng như vãi đạn của mấy chục người tiêu diệt quái vật rắn khổng lồ ở Phú Quốc
Trong những ngày thang lang tìm hiểu rắn khổng lồ ở quanh núi Thất Sơn, một số cụ già hiểu biết về loài rắn này khẳng định rằng, loài rắn to bằng cây thốt nốt già không còn xuất hiện khoảng 20 năm trở lại đây. Từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, không ai còn gặp loài rắn này nữa. Người thì bảo chúng đã bị giết sạch, người thì bảo chúng đã bỏ vùng Bảy Núi trốn xuống tận rừng tram U Minh Thượng rộng mênh mông, người lại khẳng định loài rắn khổng lồ hổ mây đã bơi ra biển trốn vào đại ngàn Phú Quốc. Từ đỉnh Thiên Cấm Sơn huyền thoại đến U Minh Thượng và Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang quả không xa lắm. Vậy là tôi lên đường ra đảo Phú Quốc để tìm loài rắn hổ mây khổng lồ.
Thầy giáo ăn thịt hổ mây
Trước khi ra đảo Phú Quốc, tôi gặp anh Phạm Văn Hạnh, ở cơ quan Thi hành án tỉnh Kiên Giang. Nói chuyện rắn hổ mây, anh Hạnh hào hứng hẳn lên. Anh bảo, anh vốn là người ngoài Bắc, quê Thái Bình, lúc mới vào vùng đất tận cùng Tổ quốc, thi thoảng nghe người nọ, người kia kể về rắn khổng lồ, thân to bằng cây dừa, anh cũng không tin lắm. Tuy nhiên, được nghe kể nhiều quá, từ miệng toàn những người lớn tuổi, có tri thức đàng hoàng, nên anh không thể không tin. Anh Hạnh chỉ tôi đến gặp ông Trần Văn Nhâm, người từng kể rõ ràng, chi tiết với anh về loài rắn hổ mây khổng lồ. Sở dĩ anh Hạnh tin lời ông Nhâm, vì ông Nhâm là giáo viên đáng kính. Hiện ông Nhâm đã về hưu, sống tại xã Tân Thạnh, vùng ven của rừng quốc gia U Minh Thượng, thuộc huyện An Minh (Kiên Giang).
Nhắc đến chuyện rắn hổ mây khổng lồ, ông Nhâm tỏ ra rất giận những người cho chuyện rắn hổ mây là chuyện phóng đại của bác Ba Phi. Ông Nhâm đã lấy danh dự của một nhà giáo về hưu khẳng định rằng, rắn hổ mây không phải là chuyện bịa đặt, vớ vẩn. Rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật. Bản thân ông không những tận mắt nó, mà con tham gia bắt, làm thịt một con hổ mây khá lớn.
Chuyện ấy xảy ra cách nay đã tròn 30 năm. Khi đó, ông Nhâm mới ra ở riêng. Vợ chồng ông dựng một ngôi nhà lá ở bìa rừng U Minh Thượng để ở. Hôm đó, đang ngủ trưa, giấc ngủ chưa sâu, thì choàng tỉnh giấc bởi mái nhà rung lắc. Con chó săn của ông mọi khi hung dữ là vậy, mà chui tọt vào gầm giường, ánh mắt rất sợ hãi. Ông chột dạ, chẳng lẽ có ông hổ nào mò về bắt người. Ông với con dao, lò dò ra bên ngoài ngó nghiêng. Thế nhưng, tuyệt nhiên không thấy ông hổ nào cả. Nhìn lên mái nhà, ông cứng người khi thấy một con rắn khổng lồ, thân to bằng cây chuối lớn, da hơi mốc vàng nằm vắt ngang mái nhà ông. Nó đang dũi dũi cái đầu, đục thủng mái nhà, để chui xuống để tóm con chó. Ông nhẹ nhàng chạy ra ngõ, tri hô hàng xóm. Dân ấp thấy ông tri hô rắn khổng lồ, tức thì người mang dao, người mang gậy, người mang xiên cá, chĩa ba ngạnh cùng bao vây, tấn công con rắn. Hàng chục chiếc chĩa phóng tới tấp, xuyên thủng mình con rắn. Mấy thanh niên can đảm xông vào dung dao chém con rắn tới tấp. Con rắn to là vậy, nhưng không thể chống cự với mấy chục người hung hăng. Nó đã bị chém chết. Xác con rắn nằm vắt ngang sân, dài chừng 13m, nặng đúng 150kg. Cả xóm cùng lột da, xẻ thịt con rắn hổ mây khổng lồ. Bữa đó, mỗi gia đình trong ấp được chia vài ký thịt rắn, cùng thưởng thức linh đình. Ông Nhâm tâm sự: “Về rắn hổ mây, tui xin khẳng định là có thật một trăm phần trăm. Không chỉ tui nhìn thấy hắn, ăn thịt hắn, mà nhiều người cũng từng bắt gặp hắn, thậm chí bắt được hắn. Rừng U Minh Thượng bị cháy khủng khiếp quá, loài rắn khổng lồ cũng bỏ đi hết trơn rùi. Tui nghĩ có 2 nơi chúng đi, một là kéo sang rừng U Minh Hạ, hai là bơi qua biển ra đảo Phú Quốc. Rắn hổ mây ở Phúc Quốc mới khủng khiếp. Đời làm nhà giáo của tui cũng dăm lần bảy lượt được ra đảo Phú Quốc. Đồng nghiệp dạy ở các điểm trường lẫn trong rừng Phú Quốc cũng kể nhiều về rắn hổ mây lắm”.
Thợ săn hạ sát hổ mây
Tôi đã đặt chân đến hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên khắp đất nước, song chưa từng thấy ở đâu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt như ở hòn đảo ngọc này. Ngoài việc tuần tra, kiểm soát gắt gao của lực lượng kiểm lâm, có lẽ địa hình giữa biển khơi, người dân cũng thuần, nên rừng tự nhiên được bảo vệ rất tốt. Kiểm lâm viên Lưu Đức Tuấn cho biết, Vườn quốc gia Phú Quốc có tổng diện tích 31 ngàn héc-ta, trải rộng trên toàn bộ huyện đảo. Rừng già tràn ra tận ven biển, sát nách thịt trấn Dương Đông. Rừng mới được thành lập năm 2001, chưa được khảo sát, nghiên cứu nhiều, các loài động, thực vật cũng chưa biết hết, nên vẫn còn nhiều bí ẩn.
Về chuyện rắn hổ mây, kiểm lâm viên Lưu Đức Tuấn khẳng định rằng, đó là loài rắn có thật. Không chỉ hổ mây, mà rừng Phú Quốc là môi trường có rất nhiều loài rắn. Rắn độc trong lõi vườn quốc gia còn rất nhiều. Anh em kiểm lâm ngày nào cũng tuần rừng, và không chuyến đi nào không gặp một vài con rắn lớn. Anh Tuấn kể: “Rắn hổ mây tôi gặp nhiều rồi, nhưng đáng tiếc là chỉ gặp những con nhỏ, thân cỡ cái ống bơ sữa 1 ký, dài 5-6m, nặng trên dưới 20 ký. Không chỉ hổ mây, mà hổ chúa ở Vườn quốc gia Phú Quốc cũng to như thế. Còn những con rắn mà các cụ kể to bằng khạp da bò, bằng cây thốt nốt, nặng vài trăm ký thì chúng tôi chưa gặp bao giờ, chỉ nghe các cụ già kể lại. Tôi cũng không rõ chuyện này thực hư ra sao nên không dám phát ngôn”. Cũng theo anh Tuấn, anh từng có mấy năm trời phục vụ chị Cúc ở Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật ngoài Hà Nội nghiên cứu các loài đặc hữu ở Vườn quốc gia Phú Quốc. Chị Cúc nói với anh rằng, qua nghiên cứu, chị thấy hầu hết các loài rắn ở Phú Quốc đều to hơn rắn cùng loài ở nơi khác rất nhiều. Do đó, anh suy đoán rằng, có thể Phú Quốc cũng tồn tại những con rắn lớn khác thường, to gấp vài lần rắn ở nơi khác.
Anh Tuấn kể rằng, trong đời anh, lần tận mắt con hổ mây lớn nhất là vào năm 1991. Quê anh Tuấn ở mãi Hà Giang. Cuộc sống vùng núi miền biên ải khó khăn quá, nên anh theo anh chị vào Kiên Giang, rồi ra đảo Phú Quốc làm thuê làm mướn. Trước anh làm công cho một trang trại trồng hồ tiêu. Sau này, có duyên với việc đi rừng, nên xin vào ngành kiểm lâm.
Đó là hồi cuối năm 1991, cũng đã hơn 20 năm. Khi anh Tuấn đang làm vườn hồ tiêu ở bìa rừng già, thì gặp ông Tư Hùng, thợ săn nổi tiếng Phú Quốc hớt hải chạy ra, mặt mũi vẫn còn tái nhợt. Anh liền theo ông Tư Hùng vào rừng. Anh cũng lạnh cả người khi tận mắt con rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, dài ngót chục mét. Con rắn nằm trên vũng máu, nhưng đuôi vẫn ngoe nguẩy. Con chó săn của ông Tư Hùng nằm chết thẳng cẳng ngay miệng nó. Ông Tư Hùng kể rằng, ông dắt 2 con chó vào rừng đi săn như mọi hôm. Vừa vào bìa rừng khu vực Bãi Thơm, thì con chó đi trước kêu ẳng một cái. Không rõ chuyện gì, ông xách súng xông lên. Con chó thứ hai đi theo ông chạy lên, rồi cúp đuôi trốn phía sau lưng ông. Con rắn khổng lồ đang ngoạm ngang lưng con chó săn của ông và tìm cách nuốt chửng. Sau khi hoàn hồn, ông Tư Hùng giương súng ngắm bắn. Phát đạn của ông trúng sống lưng con rắn. Con rắn tức giận nhả chó lao đến phía ông, tuy nhiên, viên đạn trúng sống lưng khiến nó không bò được nữa. Ông Tư Hùng bình tĩnh lên đạn, bồi phát nữa trúng đầu. Con rắn hổ mây chết ngay tại chỗ. Ông Tư Hùng và anh Tuấn đã đẵn một đoạn cây, vắt con rắn lên, rồi khênh ra khỏi rừng. Hai người khiêng được con rắn ra khỏi rừng thì mệt nhoài, phải để con rắn lại rồi gọi thêm người. Sau đó, mấy người trong nhà ông Hùng đến khiêng rắn về. Anh Tuấn tiếp tục công việc làm thuê của mình. Sau đó, anh nghe kể lại rằng, ông Tư Hùng đặt con rắn lên cân, và nó nặng đúng 51 ký.
Để xác thực chuyện anh Tuấn kể, tôi tìm đến khu vực Kho Đạn, đường K8, để tìm gặp ông Tư Hùng. Ông Tư Hùng sống trong một nông trang với rừng rú vây quanh. Trong nhà ông nuôi cả bầy khỉ do ông săn được. Tiếc rằng, chỉ có người con trai của ông ở nhà. Ông Hùng đi dự đám cưới mãi trong đất liền, không biết khi nào mới ra Phú Quốc. Chuyện ông Tư Hùng săn được vô số rắn, trong đó có cả rắn hổ mây khổng lồ được người con trai của ông xác nhận.
Sau này, khi thành cán bộ kiểm lâm, anh Tuấn rất quan tâm đến rắn hổ mây, đặc biệt là hổ mây khổng lồ. Anh đã gặp nhiều cụ già ở đảo và điều tra về loài rắn mang tính huyền thoại này. Trong số những người mà anh gặp gỡ, thì có cụ Tám Đô, nhà ở ngay bìa rừng Phú Quốc. Bản thân anh Tuấn cũng đã được thấy chiếc quạt, mà theo lời ông Tám Đô thì chiếc quạt đó là vẩy của một con hổ mây khổng lồ bị giết. Theo anh Tuấn, cái quạt đó đúng hình cái vẩy, có màu như màu rắn hổ mây mà ông Tư Hùng giết cách đây 20 năm.
Tưởng tàu ngầm, nã đạn giết rắn khổng lồ
Đứng trên con đường mới tinh từ thị trấn Dương Đông vào Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc nhìn thấy ngôi nhà của ông Tám Đô, nhưng tôi tìm mãi mà chẳng thấy ngõ vào. Tôi phải cắt vườn một gia đình hàng xóm để vào nhà ông. Bà cụ, vợ ông Tám Đô nằm đung đưa thảnh thơi trên võng. Thấy khách lạ, bà nhỏm dậy ngơ ngác một lúc rồi mới cất tiếng gọi chồng.
Ông Tám Đô năm nay đã tròn 83 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn, hoạt bát. Bà vợ bị bệnh, nằm một chỗ, không làm được gì nhiều năm nay, một tay ông vẫn chăm bẵm bà chu đáo. Ông bảo, không phải nhà ông không có ngõ, cũng có một cái lối đi, nhưng cả tháng ông bà chẳng ra khỏi nhà lấy một lần, con cái mải làm ăn, thi thoảng mới qua nhà, nên cỏ mọc bít hết, chẳng biết đâu là ngõ, đâu là vườn nữa. Ông bà sống đơn giản, vui vẻ, xa lánh trần tục, chả khác gì cao nhân ẩn tu… bìa rừng.
Nhắc đến chuyện rắn hổ mây khổng lồ, ông Tám Đô hào hứng hẳn lên. Ông bảo, có hai chuyện ông say mê kể cho con cháu bao năm nay, ấy là chuyện ông đánh Pháp, đánh Mỹ, và chuyện rắn hổ mây khổng lồ ở Phú Quốc. Theo ông, ở vùng Phú Quốc này, ông chính là người nắm được nhiều chuyện nhất về rắn khổng lồ. Ngoài ra, còn một người nữa, cũng biết khá nhiều chuyện về rắn hổ mây, là Sáu Mẫn và Bảy Hải, hiện đang sống ở thị trấn Dương Đông. Những người tìm hiểu về rắn hổ mây đều gặp ông và Sáu Mẫn hoặc Bảy Hải. Tuy nhiên, gặp ông mới chuẩn xác. Ông Sáu Mẫn và Bảy Hải tuy cũng biết nhiều chuyện, nhưng chỉ là cháu gọi ông bằng cậu, ít tuổi hơn ông, ít lăn lộn trong rừng hơn ông và đặc biệt là tận mắt rắn hổ mây khổng lồ cũng ít hơn ông.
Ông Tám Đô kể rằng, từ tổ tiên đến đời ông, là đã có tổng cộng 9 đời ở hòn đảo này rồi. Tổ tiên ông ra đảo từ lúc đào còn hoang sơ, người ít, rắn rết thì nhiều. Sống kham khổ giữa rừng, nhưng ông và người cha của mình đều là lão thành cách mạng sừng sỏ ở đất Phú Quốc. Ba ông từng là du kích chống Pháp, thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng, tiêu diệt không biết bao nhiêu kẻ địch. Tuy nhiên, giặc Pháp đã bắt được ba ông. Tra khảo không được gì, chúng đánh ba ông đến chết. Căm thù giặc, nên 17 tuổi, Tám Đô đã tình nguyện theo bộ đội đánh giặc. Ông từng làm nhiệm vụ bảo vệ nhiều cán bộ cấp cao, các chí sĩ cách mạng, cả những tù nhân Phú Quốc. Chiến đấu từ thời trai trẻ đến khi hòa bình, trải qua kháng chiến chống Pháp, rồi Mỹ - Ngụy, ông được chúng “tặng” vài viên đạn vào người. Bao năm chiến đấu trong rừng, ông có cả ngàn cơ hội giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ.
Theo ông Tám Đô, toàn bộ rừng rú Phú Quốc có tổng số 99 quả núi. Loài hổ mây khổng lồ tập trung nhiều nhất ở núi Hòn Chảo, Hòn Nhặt và đặc biệt là những quả núi ở khu vực núi Hàm Rồng thuộc Bãi Thơm. Những quả núi ở Bãi Thơm có rất nhiều hang động vừa rộng, vừa sâu. Thời kỳ kháng chiến, du kích của ta thường trú ngụ ở trong những hang động này để tránh sự truy lùng, càn quét của địch.
Ông Tám Đô kể lại lần kinh hãi khi gặp một con rắn hổ mây lớn chưa từng có ở khu vực núi Hàm Rồng: “Ngày đó, cỡ năm 1960, tui và bác sĩ Dũng, bác sĩ Dư cùng một số du kích, sau khi tấn công địch, đã rút vào khu vực Hàm Rồng để trốn sự truy lùng của giặc. Ngày đó, khu vực lẩn trốn là một rừng mây chằng chịt, ken đặc, nên tui cùng mấy đồng chí mang dao phát mở lối. Bỗng nhiên, từ phía xa giông gió nổi ào ào, dơi và quạ bay nhao nhao đen đặc cả bầu trời. Từ trong rừng mây, một con rắn khổng lồ ngóc đầu lên, cao dễ đến 50 thước. Con rắn khổng lồ cứ thế táp đàn dơi và quạ bay nháo nhác trên không trung. Mấy người chứng kiến sợ quá chui hết vào hang tránh để con rắn khổng lồ nhìn thấy. Đến giờ nghĩ lại lần gặp con rắn ấy tui vẫn còn hãi hung. Lúc đầu trông thấy nó ngóc đầu lên, tui lại bảo cây gì mà to thế, đen thế!”.
Còn tiếp...
Dương Ngọc
(Ảnh tác giả và ông Ba Lưới, núi Cấm)
han hang 在 Eric周興哲 Youtube 的最佳貼文
📌 日本語/한글/อักษรไทย/Bahasa Indonesia/Bahasa Melayu/Pilipino/Tiếng Việt/မြန်မာအက္ခရာ subtitles are available.
🎧 Stream/Download here : https://eric.lnk.to/L_Y
🔔 Subscribe To My YouTube Channel : https://sonymusic.pse.is/ericyoutube
我們走得越深,
離開的路就越長
電影《你的婚禮》插曲、QQ 音樂雙榜冠軍
周興哲《離開你以後》劇畫版 MV
繼《如果雨之後》、《怎麼了》
寫給每一個愛過、哭過、失去過,
但依然忍住沒有回頭的你
・Song Lyrics・
詞:郭棟楠
曲:Eric周興哲
你還記不記得 我們的故事
約定過的以後 變成了什麼
這些年 也會有想你的時刻
想從前多麼愛著 今天就多麼不捨
離開你以後忍住沒有回頭
離開你以後慶幸曾經擁有
後來的那個人 一定愛你很深
不像我用稚嫩帶來傷痕
離開你以後我比想像難受
離開你以後祝你快樂自由
愛了你那麼久 可惜沒到最後
我也曾以為你是一輩子
曾經幻想世界 只有我們不被打擾
單純總是美好 長大才知道
能永遠 天真的這一句誓言
到最後真的如願 是永遠失去從前
離開你以後忍住沒有回頭
離開你以後慶幸曾經擁有
後來的那個人 一定愛你很深
一定比我更值得你認真
離開你以後我比想像難受
離開你以後祝你快樂自由
愛了你那麼久 可惜沒到最後
多想一生一世都是我們
離開你以後忍住沒有回頭
離開你以後慶幸曾經擁有
後來的那個人 一定愛你很深
一定比我更值得你認真
離開你以後我比想像難受
離開你以後祝你快樂自由
愛了你那麼久 可惜沒到最後
多想一生一世都是我們
・Song Credit・
詞 Lyricist:郭棟楠 Guo Dongnan
曲 Composer:Eric周興哲 Eric Chou
製作人 Producer:周興哲 Eric Chou/于京延 Agwen Yu
製作執行 Production Assistant:古皓宇 Google Gu @ 眼鏡俠 Glasses-Men
編曲 Music Arranger:于京延 Agwen Yu
貝斯 Bass:黃群翰 Chun-Han Huang
鼓 Drums:楊凱淋 Kyle Yang @ 眼鏡俠 Glasses-Men
鼓錄音工程師 Drums Recording Engineer:楊凱淋 Kyle Yang @ 眼鏡俠 Glasses-Men
鼓錄音室 Drums Recording Studio:楊記錄音室 Yang Studio
和聲編寫 Backing Vocals Arranger:周興哲 Eric Chou
和聲 Backing Vocals:周興哲 Eric Chou
配唱錄音工程師 Vocal Recording Engineer:周興哲 Eric Chou
配唱錄音室 Vocal Recording Studio:Echou Productions
弦樂與木管監製 Strings & Woodwinds Producer:于京延 Agwen Yu
弦樂與木管編寫 Strings & Woodwinds Arranger:于京延 Agwen Yu
弦樂 Strings:曜爆甘音樂工作室 Just Busy Music Studio
第一小提琴 First Violin:蔡曜宇 Shuon Tsai/朱奕寧 Yi-Ning Ju
第二小提琴 Second Violin:黃雨柔 Nala Huang/黃瑾諍 ChinCheng Huang
中提琴 Viola:甘威鵬 Weapon Gan/潘自琦 Tzu-Chi Pan
大提琴 Cello:劉涵 Hang Liu @ 隱分子/葉欲新 Shin Yeh
單簧管 Clarinet:羅達鈞 Ta-Chun Lo
雙簧管 Oboe:聶羽萱 Yu-Hsuan Nieh
弦樂與木管錄音工程師 Strings & Woodwinds Recording Engineer:于京延 Agwen Yu
助理工程師 Assistant Engineer:張閔翔 Min-Hsiang Chang/朱品豪 Pin-Hao Ju
技術支援 Technical Support:徐振程 Jason Hsu
弦樂與木管錄音室 Strings & Woodwinds Recording Studio:玉成戲院錄音室 YuChen Cinema Studio
混音工程師 Mixing Engineer:楊大緯 Dave Yang
助理工程師 Assistant Engineer:謝皓宇 Andy Hsieh
混音錄音室 Mixing Studio:楊大緯錄音工作室 Dave Yang Recording Studio
母帶後期處理製作人 Mastering Producer:于京延 Agwen Yu
母帶後期處理工程師 Mastering Engineer:楊大緯 Dave Yang
助理工程師 Assistant Engineer:謝皓宇 Andy Hsieh
母帶後期處理錄音室 Mastering Studio:楊大緯錄音工作室 Dave Yang Recording Studio
OP:天津光合世紀文化有限公司 Tianjin Sunlight Century Culture Co., Ltd
OP:星空飛騰國際娛樂股份有限公司 M. Star Entertainment Ltd
SP:Universal Ms Publ Ltd Taiwan
ISRC:TWAP12100003
----------------------------
・Eric周興哲官方FB
https://www.facebook.com/ericchou0622
・Eric周興哲官方Weibo
http://weibo.com/0622ericchou
・Eric周興哲官方IG
https://www.instagram.com/ericchou0622/
・更多活動詳情請上
索尼音樂 Sony Music Taiwan Instagram
https://www.instagram.com/sonymusic_taiwan/
索尼音樂 Sony Music Taiwan CPOP
https://www.facebook.com/SonymusicTaiwanCPOP/
#周興哲 #EricChou #주흥철
han hang 在 廖文強 Wen-Chiang Liao Youtube 的最佳貼文
國小的時候進行過一陣子的視力矯正,
當時的我一眼近視、一眼遠視,
近視的那眼弱視,另一眼則散光問題嚴重;
對於什麼叫中間點,好像從小就拿捏不好。
長大之後,媽媽開始老花,爸爸近視加深,
一個看近看不清楚,一個看遠看不清楚,
而總是戴著眼鏡的我,
就突然變成那個視線最清楚的人了,
但我也知道,其實自己還是迷迷糊糊。
也慢慢發現,不必什麼事情都看得清楚,
在我們還有選擇的時候,
為我們在乎的人聚焦。
#廖文強 2021 全新 EP《#在我們忘記之前》正式上架
🎧數位收聽《在我們忘記之前》🎧
https://LiaoWenChiang.lnk.to/WhileWeR...
🔗【在我們忘記之前 Vol.1】LINE貼圖購買網址:https://line.me/S/sticker/15639372
🔗【在我們忘記之前 Vol.2】LINE貼圖購買網址:https://line.me/S/sticker/15911264
🔗廖文強臉書粉絲專頁:https://www.facebook.com/WenChiangLiao
--
#遠近(Hn̄g-kīn)
詞曲:廖文強 Wen-Chiang Liao
你用雙手的針線 紩出我大部份的青春
老針車的聲 是伴我眠夢的歌
針空一工一工愈來愈細
線頭開出一蕊一蕊的花
你攏講無要緊 但是目睭袂講白賊話
徛甲愈近愈看袂清楚
菜單頂懸的字這馬攏看無
你講不如就看予遠遠
眼前的事 就毋免閣煩惱
遠到越頭攏看袂清 恁猶原閣放袂記
我已經是會當照顧好家己的大人
敢講猶是無夠近 猶袂當予恁放心
佇恁需要我的時 我會踮佇恁的身邊
你雙手扞的ha̋n-tóo-luh 載我逐工出門讀書
振動的計程車 是我睏甲上四序的眠床仔
顏色一工一工愈來愈濁
體力一冬一冬愈來愈無
你攏講免煩惱 但是生活已不再輕可
徛甲愈遠愈看袂清楚
kha̋ng-páng頂懸的字這馬攏看無
你講不如就看予近近
未來的事 就毋免閣煩惱
遠到越頭攏看袂清 恁猶原閣放袂記
我已經是會當照顧好家己的大人
敢講猶是無夠近 猶袂當予恁放心
佇恁需要我的時 我會踮佇恁的身邊
遠到回頭攏看無影 咱雙手愈毋甘放
咱一直是遠近袂當磨滅的思念
我雙手的十支手指頭 予我彈音樂唱歌予恁聽
記持中的恁 猶原是青春的少年仔
年歲一工一工愈來愈長
目鏡一副一副愈來愈重
鏡片中的恁 皺痕已經深甲無地藏
鏡片外的恁 請閣加陪我行一站
--
遠近(Hn̄g-kīn)
詞曲:廖文強 Wen-Chiang Liao
製作:廖文強 Wen-Chiang Liao
木吉他:徐研培 Eric Hsu
大提琴:劉涵(隱分子樂團)Liu Hang
和聲編寫與和聲:廖文強 Wen-Chiang Liao @ Chris’ Studio (KLR)
錄音室:Lights Up Studio
錄音師:蔡周翰 Chou Han Tsay
錄音助理:于世政 Yu Shih Cheng
配唱製作:林正 Jan Lin
錄音師:潘韋任 Warren Pan
錄音室:Ocean Deep Studio
人聲編輯:廖文強 Wen-Chiang Liao、林正 Jan Lin
混音師:陳逸夫 YI-FU CHEN @ GANNNNN Studio
混音工作室:GANNNNN Studio
臺語正字指導:陳乃嘉 Nai-ka Tan
臺語文諮詢:黃如琦 N̂g Jû-kî、文強的爸媽
OP: 晨安音樂有限公司 Morningside Music, LLC
SP: Universal Ms Publ Ltd Taiwan
--
平面攝影:丁丁
影像製作:廖文強 Wen-Chiang Liao
han hang 在 HanQuocBros HQB Youtube 的最讚貼文
Nguồn reaction video: NEXT SPORTS
Bóng đá Việt Nam đã viết nên trang sử mới khi Đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên bước vào vòng loại thứ 3 của World Cup 2022. Thực sự, chúng mình phải thán phục tinh thần thi đấu ngoan cường, dũng cảm của các cầu thủ Việt Nam trước UAE. Các bạn đã thi đấu rất tuyệt vời đó... Trong lòng người hâm mộ Việt Nam và chúng mình, các bạn đã chiến thắng rồiii
Cùng xem lại những khoảnh khắc quả cảm của ĐT Việt Nam trong trận gặp UAE với chúng mình nhé các bạn!!
#VietnamvsUAE #UAEvsVietnam #Vietnam
[Han Quoc Bros Facebook] ▶ https://www.facebook.com/koreabros/
[Han Quoc Bros Instagram] ▶ http://instagram.com/koreabros3
han hang 在 han-hang 的個人檔案 - Facebook 的推薦與評價
查看名為Han Hang 的用戶個人檔案。加入Facebook,與Han Hang 及其他你可能認識的朋友聯絡。Facebook 讓人們盡情分享,將這個世界變得更開闊、聯繫更緊密。 ... <看更多>
han hang 在 [正妹] han.hang- 看板Beauty - Mo PTT 鄉公所 的推薦與評價
https://i.imgur.com/3FgK5WZ.jpg https://i.imgur.com/VRE9pKS.jpg https://i.imgur.com/FSR6Mkl.jpg… ... <看更多>
han hang 在 [正妹] han.hang - 看板Beauty - 批踢踢實業坊 的推薦與評價
可以吧天然路線
--
※ 發信站: 批踢踢實業坊(ptt.cc), 來自: 1.161.225.57
※ 文章網址: https://www.ptt.cc/bbs/Beauty/M.1556812620.A.1AE.html
... <看更多>