KINH NGHIỆM LUYỆN THI ĐẠT IELTS 8.0 VÀ TIP PHÒNG THI HỮU ÍCH
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Hằng
_______________
Chào các bạn, gần đây mình có thi lại IELTS và được 8.0. Thời gian ôn thi của mình khá gấp gáp, chỉ khoảng 2 tháng , tuy nhiên cùng với kinh nghiệm đã tích lũy được trong 5 năm nay đi dạy IELTS, mình có rất nhiều tip và chia sẻ hữu ích dành cho tất cả các bạn.
A. Kĩ năng nghe – Listening:
I. Tip luyện thi:
#1: Muốn nghe tốt phải phát âm đúng:
Lời khuyên đầu tiên đó là phải PHÁT ÂM ĐÚNG. Các bạn có thể phát âm chưa được hay, ngữ điệu chưa được “native” nhưng điều quan trọng là NHỮNG TỪ CƠ BẢN các bạn phải phát âm đúng (hoặc ít nhất là biết cách phát âm “correctly”). Đơn giản là vì nếu như các bạn phát âm sai một từ nào đó thì khi nghe người ta phát âm đúng các bạn cũng không thể luận ra được đó là từ gì. Chắc chắn có nhiều bạn đến khi xem đáp án rồi mới ồ lên “hóa ra là từ này à”, đúng không nào?
=> HÃY HỌC PHÁT ÂM TRƯỚC KHI LUYỆN NGHE
(cách học phát âm mình sẽ nói ở phần Speaking nhé!)
#2: Luyện đề nghe thì cần thời gian:
Ý mình không phải chỉ là 30 phút thôi đâu nhé! Sau khi làm xong 1 đề nghe các bạn đừng vội check đáp án luôn. Hãy cho bản thân cơ hội nghe lại lần nữa với những vị trí mà bạn chưa chắc. Nếu nghe đến lần thứ 2,3 mà bạn vẫn chưa biết phải điền/chọn gì thì hãy xem đáp án và đọc script (đọc kĩ để hiểu tại sao lại là đáp án này mà không phải đáp án kia.) Vậy là xong? Không, các bạn cần nghe lại 1 lần ko nhìn script, cố gắng nghe hiểu nhiều nhất có thể, sau đó nghe lại 1 lần nữa, vừa nghe vừa đọc script (lần nghe này các bạn nên nhẩm theo audio -> vừa luyện nghe vừa học được cách phát âm, ngữ điệu của người bản xứ siêu hiệu quả nha!
=> HÃY PHÂN TÍCH 1 ĐỀ NGHE TỈ MỈ ĐỂ TRÁNH CÁC BẪY TRONG BÀI NGHE
#3: Đọc kĩ câu hỏi trước khi nghe:
Tip này nghe có vẻ hơi “boring” nhưng lại vô cùng quan trọng! Hãy đọc, phân tích câu hỏi, các lựa chọn và DỰ ĐOÁN đáp án cho mỗi câu. Các bạn nên đặt câu hỏi cho bản thân như: vị trí này nên điền loại từ nào, loại thông tin nào, nếu là danh từ thì là danh từ số ít hay số nhiều, danh từ chỉ nơi chốn hay danh từ chỉ đồ vật…., có cần đơn vị không, có thể có những thông tin gây nhiễu như thế nào, PARAPHRASE…
Đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc có mỗi 20-30s đọc trước câu hỏi mỗi phần, đọc còn chả kịp thì phân tích với dự đoán kiểu gì? Hãy nhớ là PRACTICE MAKES PERFECT, hãy luyện tập thật nhiều rồi các bạn sẽ thấy khả năng dự đoán của mình sẽ tăng lên đáng kể đó.
=> DỰ ĐOÁN CÁC ĐÁP ÁN CÓ THỂ TRƯỚC KHI NGHE
II. Tài liệu luyện nghe:
- Làm toàn bộ test Listening từ Cam 7 đến Cam 15, không thiếu 1 bài.
- Nếu còn thời gian, bạn có thể làm thêm Official Guide to IELTS, IELTS Test Plus 3, Improve IELTS Listening.
Làm hết chỗ này là đủ rồi nhé, không lo thiếu đâu 😊
III. Tip phòng thi:
#1: Concentration is a key.
Luôn luôn tập trung tối đa, không sao nhãng dù là 1s.
#2: KO NÊN DÀNH TOÀN BỘ THỜI GIAN CHECK ĐÁP ÁN CHỈ ĐỂ CHECK ĐÁP ÁN, THAY VÀO ĐÓ HÃY DÀNH NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC TRƯỚC CÂU HỎI CỦA PHẦN SAU NHÉ!
#3: Take note:
Dù bạn thi hình thức nào, thi máy hay thi giấy thì cũng nên take note nhé! Đặc biệt là với những bài tập chọn đáp án, việc take note key word sẽ giúp bạn loại bỏ những đáp án sai và dễ dàng chọn đáp án đúng hơn đấy.
B. Kĩ năng đọc – Reading:
I. Tip luyện thi:
#1. Quản lý thời gian hiệu quả:
Trong bài thi IELTS Reading, sẽ có 3 bài đọc tương đối dài với độ khó tăng dần và bạn phải làm trong thời gian 60 phút. Vậy có phải chúng ta nên chia thời gian 20 phút cho 1 bài đọc?
Theo mình thì KHÔNG nhé, vì bài đọc số 1 thường là bài dễ nhất nên thay vì dành 20 phút cho bài này thì chúng ta chỉ nên làm trong 15 phút thôi còn bài đọc số 3 – khó nhất thì ta sẽ dành 25 phút.
=> Vậy chiến lược về thời gian của chúng ta ở đây là 15’-20’-25’ cho từng bài bạn nhé!
#2. Không dành quá nhiều thời gian cho 1 câu hỏi:
Chúng ta cùng thử làm 1 phép tính, các bạn cần phải làm 40 câu trong vòng 60 phút như vậy là chưa đến 2 phút cho 1 câu. Vậy nếu các bạn đã dành hơn 3 phút cho một câu nào đó mà vẫn chưa thể tìm ra đáp án thì lời khuyên của mình là hãy dừng lại và chuyển sang những câu tiếp theo ngay nhé. Tất nhiên các bạn có thể đánh dấu câu ấy và quay lại làm nếu còn thời gian!
#3. Skimming and scanning:
- Skimming: trước khi trả lời các câu hỏi các bạn nên dành thời gian đọc qua toàn bộ bài đọc để nắm được nội dung chính của cả bài cũng như là cấu trúc của bài đọc. Việc làm này rất quan trọng vì nó giúp các bạn hình thành trong đầu chủ đề, những nội dung chính, sơ lược nội dung của từng đoạn văn. Bạn sẽ thấy sau khi skimming thì bạn sẽ dễ dàng tìm thông tin cho mỗi câu hỏi nhanh hơn rất nhiều.
Nhớ là đọc qua, đọc lướt bài đọc chứ không phải cố gắng đọc hiểu tất cả từ cũng như toàn bộ nội dung của bài text đâu nhé!
- Scanning: Các bạn nên gạch chân hoặc highlight những key word trong câu hỏi và câu trả lời. Sau đó, scan (tìm) những từ/cụm từ đó trong bài đọc. Khi đã xác định được vị trí thông tin, các bạn không nên chỉ đọc mỗi câu chứa key word/ thông tin đó mà nên đọc những dòng xung quanh đó nữa nhé!
Đừng quên tập trung vào các key word như là tên, năm, ngày tháng, địa điểm…..nhé!
#4. Kỹ năng paraphrase:
Không cần nói chắc ai cũng biết Paraphrase là kĩ năng vô cùng quan trọng trong IELTS. Và cách để paraphrase thường được dùng nhiều nhất là synonym tức là từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác nhau để viết lại câu trong bài đọc với ý nghĩa không đổi.
=> Vậy để đạt điểm cao, các bạn cần phải trau dồi vốn từ vựng phong phú, đồng nghĩa, trái nghĩa,.. và thuần thục kỹ năng paraphrase.
Ví dụ:
About 1900s
=> The early years of the twentieth century
II. Tài liệu luyện đọc:
(như phần luyện nghe)
III. Tip phòng thi:
#1: Làm đến đâu chắc đến đó:
Thông thường một đề đọc khá dài cho nên ít bạn có đủ thời gian để xem lại bài làm của mình, cho nên các bạn nên cố gắng làm đến đâu kiểm tra lại luôn tới đó nhé!
#2: Không cố gắng hiểu tất cả các từ:
Thay vào đó hãy chỉ tập trung vào các CONTENT WORDS (từ chứa nội dung) như danh từ, động từ, tính từ để đoán nghĩa của câu thôi nhé!
#3: Bỏ qua những gì bạn đã biết về chủ đề bài đọc:
Hãy chỉ tập trung vào nội dung bài đọc, ko chọn đáp án theo suy đoán hay hiểu biết cá nhân! Bài viết đôi khi được viết chủ quan theo quan điểm của tác giả, có thể đúng hoặc sai nên ko dùng “phán đoán” để làm, bất kì câu hỏi nào cũng phải dựa theo thông tin bài đọc cung cấp nhé!
C. Kĩ năng viết – Writing:
I. Tip luyện thi:
#1. Đọc và phân tích bài mẫu:
Mình để ý khi mình yêu cầu học sinh đọc bài mẫu, các bạn ý thường đọc rất nhanh khoảng 2-3 phút là xong. Tuy nhiên, điều quan trọng là sau khi đọc xong các bạn phải hiểu logic của bài viết ấy, mỗi câu có chức năng gì, tác giả có những luận điểm, luận cứ như thế nào, từ vựng, cấu trúc của bài đó có gì hay….?
Sau khi đọc xong, các bạn nên viết lại áp dụng những gì mình đã học được từ bài mẫu.
#2: Task 1: Học các cách diễn đạt khác nhau cho cùng một nội dung:
Ví dụ:
The amount of household expenditure has diminished significantly by 30% this year.
=> There has been a marked decrease of 30% in the amount of expenditure this year.
=> The figure for domestic spending has witnessed a remarkable decline to 20% this year.
Các bạn nên học các cách diễn đạt khác nhau cho cùng 1 ý (tăng/giảm/ko thay đổi/trái ngược...). Bên cạnh đó, bạn cũng nên note lại những cách diễn đạt đặc trưng cho mỗi loại hình task 1. (VD: Pie chart - “made up the bulk of, accounted for the majority of…”).
#3: Task 2: Học theo chủ đề:
Với Task 2, các bạn nên học idea và topic vocabulary theo những chủ đề sau:
- Advertising
- Animals
- Art
- Crime
- Education
- Environment
- Family
- Health
- Finance
- Technology
- Social problems
- Tourism
- Transportation
- Work – jobs
.....
II. Tài liệu luyện viết:
- Đọc bài mẫu của các Examiner: thầy Simon, cô Liz và thầy David Lang.
- IELTS – Write Right (học cuốn này để hiểu các band điểm khác nhau ntn nhé)
- Kientran – 7.5+ Writing Guarantee (học cuốn này để hiểu logic của 1 bài viết nhé)
- Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo: Academic Writing Practice for Ielts (Sam Mc Carter), A Solution to score 8.0….
III. Tip phòng thi:
#1: Lập dàn ý trước khi bắt tay vào viết:
Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn định hướng bài viết của mình, tránh viết lan man, dàn trải, ko rõ ý. Các bạn có thể lập dàn ý trong đầu hoặc viết note! Thời gian lập dàn ý cho mỗi task ko quá 3’ nhé!
#2: Chú ý chính tả, ngữ pháp trong khi viết:
Đừng để mất điểm vì những lỗi sai không đáng nhé!
#3: Không dành nhiều thời gian cho Introduction:
Nên nhớ 1 Introduction “thần thánh” không đảm bảo các bạn được điểm cao đâu. Thay vào đó, với Task 1 – cố gắng viết 1 Overview tóm tắt những thông tin nổi bật nhất, 2 đoạn Body ko liệt kê mà tập trung vào so sánh, xu hướng chính, số liệu…; với Task 2: 2 đoạn Body cần mạch lạc, luận cứ mở rộng, đi sâu hơn từ luận điểm, ví dụ phải cụ thể và “support” trực tiếp cho luận cứ.
D. Kĩ năng nói – Speaking:
I. Tip luyện thi:
#1. Học phát âm trước khi luyện nói:
Các bạn nên học phát âm từng âm một (âm đơn, âm đôi phát âm như nào, khẩu hình ra sao, ghép vào từng từ như thế nào…). Các bạn dành thời gian mỗi ngày luyện phát âm 2-3 âm thật nhuần nhuyễn, kết hợp cả luyện âm (chú ý cả Stress các bạn nhé) và luyện nghe. Chỉ sau khoảng 1 tháng đều đẵn, các bạn sẽ thấy mình thay đổi rõ rệt. Tiếp đến các bạn hãy luyện nói theo ngữ điệu, học Chunking, Shadowing…
#2: Ôn thật kĩ bộ đề dự đoán:
Dù cho thời gian ôn luyện có gấp gáp đến đâu, các bạn hãy cố gắng ôn hết bộ đề dự đoán, ít nhất mỗi chủ đề Part 1, 2 nên tập trả lời 1-2 lần. Đặc biệt với những chủ đề là lạ thì hãy chuẩn bị vocab sẵn. Đừng để đến lúc vào phòng thi là “tim đập chân run” vì “chưa nghe thấy chủ đề này bao giờ luôn” nhé!
=> BÍ QUYẾT CỦA SỰ TỰ TIN LÀ CHUẨN BỊ THẬT TỐT
#3: Tập trung vào sự trôi chảy:
Luôn luôn nhớ rằng, giám khảo chấm “how you speak” chứ ko phải “what you speak”. Và để nói thật sự trôi chảy, các bạn cần luyện tập phản xạ, dẫn dắt những chủ để mình không biết về những chủ đề mình “có thể chém được”.
Trong part 1, các bạn nên học 1 số idea để có thể trả lời cho nhiều đề nhất.
Ví dụ:
? tại sao nó cần thiết/quan trọng => giúp tôi thư giãn/ kết bạn/ gia tăng hiểu biết….
? có thích ….ko? => ko bởi vì ko có tiền/ ko có thời gian/ thay vào đó thích cái khác…..
#4 : Ôn Part 2 hiệu quả :
Các bạn nên nhóm các đề giống giống nhau hoặc chia theo 5 chủ đề chính:
1. Describe a person.
2. Describe a place
3. Describe an object
4. Describe an activity/event/experience
5. Others
Hãy chuẩn bị 1 dàn bài chi tiết cho mỗi nhóm chủ để trên.
a. Ý tưởng: cái này nên lấy từ chính trải nghiệm của bản thân các bạn, hoặc tham khảo từ những nguồn script mẫu như sách của thầy Mat Clark hoặc nhờ cậy “ông chú Google”.
b. Từ vựng: Từ vựng thì gom nhặt từ bài mẫu hoặc trau dồi thêm từ 3 kĩ năng còn lại, đặc biệt là Writing nhé.
c. Ngữ pháp: Các bạn tìm đọc cuốn 31 High-scoring để có 1 cái nhìn khái quát về cách ăn điểm ngữ pháp cho 1 bài nói. Hoặc cố gắng “input” các cấu trúc như bị động, mệnh đề quan hệ, ...
II. Tip phòng thi:
#1: Hãy nói thật tự nhiên:
Đừng cố gắng nhồi nhét idiom hay từ khó mà hãy cố gắng sử dụng các cụm từ tự nhiên mà người bản xứ hay dùng.
Các trang Youtube các bạn nên subcribe:
Ieltsdragon
English Speaking Success
Accurate English
Một cách khá hay để luyện nói đó là ghi âm và nghe lại. Lần 1 bạn sẽ nói rất đơn giản và mắc nhiều lỗi, hãy nghe lại và bắt đầu sửa dần những lỗi bạn mắc, kèm theo triển khai thêm vocab. Cứ liên tục như vậy chắc chắn bạn sẽ tiến bộ.
#2: Phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải
#3: Topic Vocab, Collocation, Paraphrase
Chú ý dùng nhiều topic vocab, collocation và tránh lặp từ. Luyện tập Paraphrase câu hỏi nữa nhé!
#4: Bình tĩnh và phải thật bình tĩnh:
Hãy coi giám khảo như 1 người bạn để nói chuyện và trao đổi, đừng lo lắng quá. Chúng ta sẽ không thể trả lời tốt nếu như run bần bật đúng ko nào. Hãy tập nói chuyện với mình trong gương hoặc quay video nếu cần nhé!
Còn rất nhiều điều mình muốn chia sẻ thêm với các bạn, các bạn hãy follow hoặc kết bạn với mình nhé! Và nếu có thắc mắc gì đừng ngần ngại inbox cho mình nha! Chúc tất cả các bạn đạt được mức điểm IELTS như ý!
------------------------
💓 Join group, share, tag, invite bạn bè để không lỡ info hay nhé 💓
#HannahEdEnglishClub
#ielts
#scholarshipforVietnamesestudents
「how to paraphrase ielts writing task 1」的推薦目錄:
how to paraphrase ielts writing task 1 在 IELTS Thanh Loan Facebook 的最佳貼文
WRITING TASK 1 - TẤT TẦN TẬT VỀ DẠNG PROCESS. Các bước viết bài “dễ hiểu” & ăn điểm [có bài mẫu tham khảo]
👉Comment "Yes" nếu bạn muốn nhận bản full PDF tổng hợp các bàn mẫu Writing Task 1 dạng Process nhé
---
🔹 Một con ấu trùng sẽ phải trải qua những bước nào để có thể lột xác thành một con bướm?
🔹 Để sản xuất 1 viên gạch, ta phải làm như thế nào?
Dạng Process trong IELTS Writing Task 1 chính là như vậy đấy các bạn ạ – mô tả một vòng đời, một quy trình nào đó!
PROCESS KHÔNG HỀ KHÓ!
Vì sao?
♦ Thứ nhất: Process không có số liệu
Các bạn cứ chịu khó sưu tầm nhiều bài Process vào thì sẽ thấy Process chính là dạng biểu đồ để miêu tả một quy trình sản xuất, chế tạo, xây dựng hay phát triển của 1 đối tượng (chẳng hạn như quy trình sản xuất ra điện, hay quá trình phát triển của ếch ….)
⇒ Do không có sự xuất hiện của số liệu, tất cả những gì cần miêu tả đều đã được “phơi bày” rõ trên biểu đồ quy trình rồi. Nhiệm vụ của chúng mình chỉ là mô tả những thứ được cho sẵn và “nhào nặn” chúng thành 1 bài miêu tả hoàn chỉnh thôi. Không chọn số liệu, không so sánh. Done!
♦ Thứ hai: Process hạn chế ngữ pháp và từ vựng
Hầu hết các cấu trúc câu, kiến thức ngữ pháp cũng chỉ tập trung vào 2 mảng cốt lõi nhất là: Kiến thức câu bị động (vì process thường không quan tâm đến đối tượng thực hiện hành động) và kiến thức Thì hiện tại đơn thôi (bởi process có tính lặp lại)
Chỉ cần ôn tập hai mảng ngữ pháp này, bạn đã kha khá ngữ pháp cho process
Từ vựng cho process thường có sẵn trên biểu đồ. Ở mỗi bước, bạn sẽ thấy một số ghi chú về dụng cụ được sử dụng trong bước đó, nguyên liệu, thời gian, nhiệt độ …. nên ngay trên biểu đồ, bạn cũng có khá đủ từ vựng để mô tả process này rồi.
Tuy nhiên, process không khô khan, vì nếu chỉ bám theo những thông tin được cung cấp trên biểu đồ mà không linh hoạt ngôn từ, ngữ pháp, ta thường chỉ có thể đạt mức 6.0 hoặc thấp hơn.
CÓ NHỮNG LOẠI PROCESS NÀO?
Cha sinh mẹ đẻ thế nào lại khéo thế! Nói vui vui thì Process này cũng có anh, có em đấy nhé. :))
Cụ thể là:
👉 Biểu đồ Natural Process (Quy trình tự nhiên)
👉 Biểu đồ Man-made Process (Quy trình nhân tạo)
Để mình giới thiệu kĩ hơn chút về đặc điểm của hai “anh em” nhà Process này:
👉 Biểu đồ Natural Process
“Bạn này” thì có đặc điểm là miêu tả 1 quá trình trong tự nhiên, không có tác động của con người. Kiểu thường là bản năng tự nhiên luôn ấy. (Ví dụ như: Vòng tuần hoàn của nước, vòng đời của các con vật)
👉 Biểu đồ Man-made Process
“Anh này” thì thiên về miêu tả một quy trình sản xuất dưới sự tác động của con người, những cái mà tự nó không làm được (Ví dụ như sản xuất hàng hoá, điện, bánh kẹo, bla bla…)
Kể cả có sự khác nhau thật đấy, nhưng mà cũng không thành vấn đề mọi người nhé. Cách viết, cấu trúc và ngôn từ sử dụng để miêu tả hai dạng này là Y CHANG nhau.
5 BƯỚC VIẾT BIỂU ĐỒ PROCESS
Step 1: Đọc và hiểu biểu đồ IELTS Process
Một trong những thách thức lớn nhất, theo mình nghĩ khi viết dạng biểu đồ này, chính là mình đang phải viết 1 quy trình có vẻ như mang tầm vĩ mô, có thể là một lĩnh vực, khía cạnh mà bạn chả bao giờ gặp cả (kiểu như sản xuất điện, quy trình tạo ra nước, bla bla,…. eo ôi khó thật ý).
Nhưng mà đừng lo, cái gì khó thì lại càng phải chứng minh là mình làm được, làm tốt là đằng khác.
Nhưng, ghi nhớ hai điều này, bạn sẽ cảm thấy tự tin viết bài hơn đấy:
▪️Một là:
Chúng mình cũng chỉ là người phàm mắt thịt, không phải cái gì cũng biết. Giám khảo họ cũng biết điều này, chúng ta phải viết những thứ chúng ta không am hiểu.
Cho nên, họ sẽ không yêu cầu bạn phải viết một bài quá hoàn hảo. Chỉ cần đúng 3 tiêu chí: “Đủ từ, chính xác và ngắn gọn”. Với 20 phút, hãy miêu tả từng bước trên biểu đồ cho thật có tâm vào.
▪️Hai là:
Khi nhìn vào biểu đồ trước mặt, đừng vội hoảng sợ. Hãy thở 1 hơi, và hãy note nhanh những câu liên quan đến đề bài
Step 2: Paraphrase câu hỏi
Nguyên tắc bất di bất dịch của miêu tả biểu đồ trong Writing Task 1 chính là không bao giờ được copy hết các chữ từ câu hỏi, mà phải Paraphrase chúng bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc câu khác.
⇒ Từ đó bạn có phần đầu tiên của cấu trúc chuẩn 9.0 rồi, đó là Introduction
Một vài ví dụ và cách mình paraphrase chúng:
Ví dụ 1:
The diagram shows the life circle of a frog. Summarize the information by selecting and report the main features?
⇒ The flow chart illustrates the natural process in which a frog grows.
Ví dụ 2:
The diagram below shows how electricity is produced in a nuclear power station?
⇒ The illustration shows the process of how nuclear power plants make electricity
Như vậy, có rất nhiều cách để paraphrase lại câu hỏi của đề bài mà không bị lặp từ hay cấu trúc. Điển hình nhất có mấy từ và cụm từ là mình hay sử dụng. Ít thôi nhưng mà xúc tích và chính xác là được rồi.
Paraphrase tên biểu đồ:
▪️The flow-chart
▪️The illustration
▪️The given flow-chart
▪️Động từ: Show → illustrate, describe,….
Phần sau: Các bạn có thể paraphrase sao cho hợp lý là được
Step 3: Viết Overview IELTS Process
Làm ơn, khắc cốt ghi tâm giúp mình tầm quan trọng của Overview trong miêu tả biểu đồ. Cái này nó là bộ mặt của cả bài đó ạ. Nhiều bạn bảo thiếu thì cũng có sai đâu, ờ tất nhiên IELTS thì làm gì có sai và đúng, họ chỉ trừ vào điểm của bạn thôi….
Phần này thì hãy rõ ràng trong 2 câu (hoặc 1 câu phức dài thì lại càng tốt)
▶️Câu 1: Có bao nhiêu bước trong quy trình (nhớ là chỉ cần nói số bước thôi chứ chưa phải mô tả nhé)
▶️Câu 2: Bắt đầu từ bước nào và kết thúc ở bước thứ mấy là xong. Đừng có vòng vo nhiều. Giám khảo don’t like it!
Một vài cấu trúc, từ vựng để nói cho phần overview ăn điểm có thể là:
▪️There are distinct + Number of step in this process, beginning with (name of step 1) and ending with (name of step 2)
▪️There are (2-3) different steps in this process, from the initial + Noun….. to the eventual + Noun
▪️ 2-3 main steps are shown on the process, which starts at + Ving……, and ends at + Ving……
Step 4: Miêu tả chi tiết từng đoạn văn IELTS Process
Đây chính là phần Body của bài viết. Mà theo bố cục chuẩn thì Body sẽ chia làm 2 đoạn Paragraphs.
Ở hai đoạn Paragraphs này, nhiệm vụ chính của chúng ta là: Làm rõ cho người đọc thấy quy trình hoạt động của biểu đồ như thế nào. Thật ngắn gọn và đầy đủ thông tin.
▶️Paragraph 1: Viết nửa đầu của quy trình
Ví dụ, quy trình bạn chia ra làm 4 bước chính thôi, thì hãy viết 2 bước đầu ở đoạn văn này và chắc là bạn chỉ cần 2 câu để mô tả hai bước này thôi.
▶️Paragraph 2: Nửa sau của quy trình
Và mình sẽ highlight một vài từ ngữ hay để các bạn có thể sử dụng, tạo nên sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa các bước nhé.
▪️ Looking at the first/second/third stage of the process….
▪️At the first/second/third of the process….
▪️ At the beginning of the process
▪️ Beginning at the …. stage
▪️ Firstly, finally
▪️Next step,…..
▪️During the second/third step,…….
▪️Within,……….
▪️From this, ……….
▪️Turning to….. step
▪️After all,………….
▪️Before….. after…
Step 5: Checklist và đọc bài mẫu IELTS Process
Các bạn có bao giờ dành ra 3-4 phút cuối cùng để check lại bài mà mình đã viết không?
Nếu như chưa có thói quen làm việc đó sau mỗi bài viết, thì hãy do it now. Nhiều học viên của mình cảm thấy làm việc này là không cần thiết và thường vì quá vội lao đầu vào viết bài mà quên mất điều này. Tuy nhiên, một vài lỗi sai nhỏ thôi cũng có thể trừ kha khá điểm của bạn đó.
Một vài gạch đầu dòng checklist dưới đây sẽ giúp bài viết của bạn trở nên hoàn hảo hơn:
▪️Có lỗi chính tả hoặc ngắt câu không nhỉ?
▪️Mình đã chia đúng thì chưa?
▪️Đã đủ 150 từ hay ít quá?
▪️Bố cục liệu đã đủ 4 phần?
▪️Overview mình đã nêu ra đặc điểm chính chưa?
▪️Chỗ nào lặp từ nhiều nhỉ?
Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu ích cho quá trình luyện IELTS Writing của bạn!
Chúc bạn học tốt!
---------------------
👉Test trình độ và nhận tư vấn lộ trình MIỄN PHÍ: https://ielts-thanhloan.com/kiem-tra-dau-vao
✍️ Thông tin khóa học Offline: https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc-ielts-offline
✍️ Khóa học IELTS Online: https://online.ielts-thanhloan.com/
✍️ Ebook IELTS: https://ielts-thanhloan.com/danh-muc/sach-ielts-thanh-loan-viet
---------------------
☎️ Liên hệ tư vấn: 0974 824 724 (Mrs.Thanh Loan)
📪 Địa chỉ: Số 18, Ngõ 11, Thái Hà, Đống Đa Hà Nội
💌 Email: hi@ielts-thanhloan.com
🌎 Website: http://ielts-thanhloan.com
👨👩👧👧 Group: https://www.facebook.com/groups/IELTSThanhLoan/
---------
#IELTSThanhLoan
how to paraphrase ielts writing task 1 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[English Club HEC] HƯỚNG DẪN PARAPHRASE CÁC TỪ VỰNG THƯỜNG GẶP TRONG IELTS WRITING TASK 2
Hi Schofans, khi viết bài Writing Task 2, có một số từ vựng mình thường xuyên gặp (ví dụ: children, school, government, society..). Nếu cứ lặp đi lặp lại các từ này trong bài viết, điểm từ vựng sẽ khó mà đạt mức sử dụng phong phú đa đạng được
Vì vậy, chị share cho cả nhà một số cách để paraphrase các từ này trong bài do thầy Ngọc Bách chia sẻ nhé. Sử dụng được sẽ tăng chất lượng bài viết lên rất nhiều đấy. Cả nhà hãy join thêm English Club HEC để học hoi thêm kiến thức hay và bổ ích như thế này nữa nhé!
1. Children
+ a child
+ youngsters
+ offspring
Example:
+ Parents sometimes find it difficult to discipline their teenage offspring.
+ The role of parents is vital in determining how a child develops in the future.
+ A child will often fall under the influence of peers, so parents must discourage their children from mixing with youngsters who behave badly.
2. School
+ educational institutions
+ places of learning
+ the classroom
Examples:
+ Funding for educational institutions must be high on the list of government priorities.
+ In all places of learning, from nursery school to sixth form colleges, discipline is essential in the classroom.
+ Computers will never completely replace teachers in the classroom.
3. Government
+ the authorities
+ national and local authorities
+ the state
Examples:
+ There are effective measures which the authorities can take to prevent re-offending when prisoners are released.
+ I would argue that it is the responsibility of individuals, not the state, to decide what food they choose to eat.
+ Funding should be provided by national and local authorities to control the rise of crime in cities.
4. Society
+ the community
+ the general public
+ civilisation
Examples:
+ It is true that some prisoners who have been released have continued to be a danger to the community.
+ The new laws have been passed to protect the general public from terrorist attacks.
+ A nuclear war would mean the end of civilisation.
+ A program of care in the community for alcoholics and drug addicts has proved effective in many European countries.
Chúc các bạn học tốt !
#ScholarshipforVietnameseStudents #HannhEd #Hannah #studyingabroad #scholarship