SERIES : - [ NHỮNG CON NGƯỜI PHÍA SAU HÀO QUANG CỦA NGÀNH THỜI TRANG ]
Phần 1: STYLIST VÀ NỖI BUỒN RIÊNG TƯ.
Có rất rất nhiều bạn hiện đang mê đắm ngành công nghiệp được mệnh danh “Sống trong nhung lụa” kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thời trang cũng hào nhoáng và khiến cả những người trẻ cảm thấy mình thật có “Địa vị” khi du nhập vào fashion industry đầy rẫy sự khắc nghiệt ni. Chả thế mà giờ ai cũng làm “Freelance Model” – ai cũng mần là “Fashion Designer”, ai cũng là “Fashion Blogger – Youtuber” (Ví dụ là cái thằng mà các bạn đang đọc đêy). Những bài báo, hình ảnh – những khóa học online với các title tít ơi là tít “ Designer A xinh đẹp – đang làm chủ dãy quần áo hàng tỉ đồng (Ơ – đồ thời trang đâu ạ)” “Model B mới mua xe hơi, mặc đồ hịu vài trăm trịu” khiến sự ngưỡng mộ và tạo ra “Những chú thiêu thân” vào ngành thời trang này
“Bi ơi, em muốn làm Model. Em phải làm gì từ đầu ạ?”
“Làm thế nào để trở thành 1 fashion designer?”
Mong muốn và có 1 nghề đẹp chẳng có chi mà sai. Nhưng nghề nào cũng là nghề, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh – nghề nào cũng có khó khăn mà những kẻ ngoại đạo như chúng ta, chẳng thể nào biết mà hiểu được. Đặc biệt là “Những con người phía sau hào quang của ngành thời trang” đầy bóng bẩy và thị phi này – tủi thân như cái cách người dân xem phim xong, vừa credit là đã đứng dậy đi về.
Mở đầu Series sẽ là “Stylist và Nỗi buồn riêng tư”
Stylist là gì?
Theo định nghĩa Wikipedia thì “ Stylist là người CỐ VẤN về trang phục cho các ngôi sao khi xuất hiện trên công chúng hay trên các phương tiên truyền thông”. Cố vấn nhe các bạn – là người tư vấn cho các ngôi sao của chúng ta nên mặc gì, phối như thế nào – có phù hợp xu hướng hong? Chỗ nào khuyết điểm cần che – chỗ nào cần khoe thì hở. Nhưng – Stylist ở Việt Nam theo góc nhìn của mình, còn rộng hơn thế.
Không chỉ xuất hiện trên các kênh truyền thông, công chúng – Các ngôi sao còn làm các dự án cá nhân, âm nhạc, phim ảnh của họ. Sự trỗi dậy của Social Media khiến giờ có 1 ti tỉ cách thức để tiếp cận với thị trường (Youtube, Facebook, IG..) và tất cả những điều đó, đều liên quan đến thời trang. Thứ mà ngôi sao sẽ mặc khi xuất hiện.
Và mỗi lần xuất hiện sẽ có một mục đích nào đó cho các ngôi sao lớn được quản lí bởi các công ty, tập đoàn giải trí. Ví dụ như là chuẩn bị ra MV, một bộ phim, một campaign – thì nó sẽ link tới 1 “Chủ Đề”, 1 “Topic” hay 1 “Key Visual” – 1 “Main Theme Colour” để dựa vào đó, stylist phải vận não/ tìm các items, món đồ có màu phù hợp với chủ đề đó mà phải cân đối giữa các yếu tố
Có phù hợp với tạng người của ngôi sao hay không?
Có màu sắc nào của các brands trong và ngoài nước phù hợp với chủ đề hay không?
Budget/ Vấn đề tài chính có đủ kham cho việc chuẩn bị thời trang hay không? Nếu đủ thì nên mua như thế nào? Còn nếu không đủ - thì mượn ở đâu?
Sao lớn thì không nói làm gì? Nhưng không phải Celebs nào cũng giàu có và dư dả cả, công ty và cả chính họ phải cân đối về chi phí truyền thông, chạy quảng cáo, chạy báo – chạy ads – chạy blah bloh nên thực sự mà nói “Yếu tố thời trang” thường bị xem nhẹ và không có nặng tiền như các điều mình vừa liệt kê trên. Mặc dù, cái quần cái áo, cái nhẫn cái kính mặc lên người sao đều được dân tình soi xét nhưng thực ra thì vẫn bị coi nhẹ khá nhiều. Vậy – Gánh Nặng này được truyền đi đâu. Đó chính là “Stylist”.
Từ khái niệm “Người CỐ VẤN thời trang cho các ngôi sao” – mình xin được phép trìu mến gọi các anh/chị/bạn bè Stylist là “ V.Ú EM thời trang cho các ngôi sao”. Thực sự - họ như là 1 babysitter về những thứ mà ngôi sao đang mặc. Theo mình được biết thì lương của các stylist không hề cao với công sức mà họ bỏ ra. Sẽ có các stylist đang hiện hữu ở Việt Nam như sau:
1. Đã là người nổi tiếng ở một khía cạnh nào đó. IG/FB/Founder brand. Họ có một back-up tài chính và một collection support/hỗ trợ cho việc set-up thời trang cho các ngôi sao. Thứ họ cần là 1 Profile và 1 network hùng mạnh cho các công việc chính kiếm ra tiền cho họ.
2. Những Stylist “Thuần”. Họ thường là những người được đào tạo bài bản thời trang hoặc học liên quan các ngành về thời trang, đang làm việc vó liên quan tới thời trang. Và việc khiến người khác mặc đẹp khiến họ vui và đó là mục đích sống của họ.
3. Stylist “Tự Phát” và “Học Việc”. Đây là những stylist tự xưng – dựa vào kinh nghiệm đường đời mà họ sẽ cố vấn cho những ngôi sao tầm trung và nhỏ. Đảm bảo tiết kiệm chi phí hai bên.
Công sức mà họ bỏ ra như thế nào?
À, cái chuyện khổ của anh/chị/em stylist chắc mình kể đến sáng mai cũng chẳng hết chuyện. Và cũng đó là lí do sao mình gọi họ là “Dzú Em”. Vì tâm lí “sính ngoại” còn hiện hữu trong thị hiếu người Việt nên các sao và công ty chủ quản rất ưu tiên chọn các đồ có các tiêu chí sau “Ngoại – Mắc Tiền – Branding” xuất hiện trên công chúng. Mà Budget hẳn sẽ không có nhiều nên các phương án thường là “Thuê” hay “Lấy danh ra mượn”, các stylist của chúng ta gặp rất nhiều trường hợp oái ăm khi mà “Lấy uy tín và tên tuổi của họ trong giới thời trang để đi thuê/mượn đồ” nhưng vì 1 lí do thần kì nào đó, celebs làm hư đồ đó dù chỉ là 1 chi tiết nhỏ khiến items không thể bán được nữa thì… Công ty mà thương thì còn hỗ trợ chi phí còn không để đảm bảo uy tín của mình – các stylist nhiều khi phải bỏ tiền túi ra mà đền. Chuyện này chắc nhiều lắm rồi.
Cực chưa đã – các stylist đã mang danh đi mượn thì cũng phải cất công xuống từng các brands/retailer để nói chuyện, xây dựng mối quan hệ - thể hiện sự tôn trọng. Mà đâu phải mượn 1 món, mượn 1 thương hiệu. Các bạn coi chương trình, coi breakdown outfit đấy – cả tá thương hiệu, nên những stylist mục 2-3 nhiều khi phải chạy như thiêu thân để lo đồ kịp deadline.
Cơ mà cũng chưa xong – stylist đã chuẩn bị đồ thì ngay tại hiện trường cũng phải có mặt ở đó để đảm bảo được chi tiết outfit đúng với moodboard. Hở chỗ này thì phải sửa, lệch chỗ kia phải chỉnh. Bám sát với ngôi sao – ngôi sao có xuất hiện đẹp hay chỉnh chu hay không, cũng một phần tùy thuộc vào độ mát tay của stylist, makeup…
Và Thứ họ có được là…
Đúng vậy – sự hào quang của ngôi sao khi xuất hiện trước công chúng, được công chúng trầm trồ ngưỡng mộ chính là “Thành công” của họ. Nhưng như “Mặt Trăng” và “Mặt Trời” vậy, chúng ta không bao giờ biết cái sự “Thầm lặng” của những con người trong bóng tối này, cần mẫn và chăm sóc cho vẻ ngoài của các ngôi sao. Celebs mặc đẹp – người ta cũng chỉ biết rằng đồ của celebs đó là gì, celebs đó là ai – thông điệp của chiến dịch “Có mặt” celebs đó là răng? Là rứa. Dẫu rằng – có credit stylist, brand thì hầu như chỉ có người trong nghề hoặc ai thực sự quan tâm, mới để ý mà thôi. Còn đại chúng – họ không quan tâm. Tủi thân không – tủi chứ. Nhưng cũng vì đã vào cái nghề, cái ngành này – nhiều anh/chị cũng chỉ cười trừ, thấy công chúng thích bộ đồ anh/chị làm là vui rồi. Không đòi hỏi gì hơn.
Như câu hát của Đen Vâu “ Người ta chỉ quý mật chứ không quý con ong”. Stylist Việt Nam gặp rất nhiều nỗi tâm tư sầu muộn mà mình không kể hết được – celebs/công ty nào thương thì họ còn được đối xử một cách tôn trọng và thỏa đáng, còn không thì…
Vậy – bạn còn muốn làm Stylist không? Đam mê mang cái đẹp cho người khác của bạn có đủ vượt qua những thứ khắc nghiệt sơ sơ kìa hong. Chứ mình là mình không làm nổi đâu, mình nể mấy anh/chị stylist vì công sức họ bỏ ra (Mình bỏ qua yếu tố thời trang nhá theo quan điểm cá nhân).
kia wikipedia 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳貼文
MyAladdinz - Thần đèn đa cấp bịp bợm
Mấy tháng trước, tôi viết về bọn đa cấp Gold Time và dự đoán sẽ chết trong vài tháng. Và, mới đây, tên trùm của dự án lừa đảo này đã bị tóm, hệ thống bị sụp.
Thần đèn bố láo tôi tìm hiểu từ lâu, nhưng chưa viết, nhưng cũng đã trao đổi với một số người inbox hỏi. Tôi khẳng định nó vừa là một dạng đa cấp vừa là dạng tiền ảo lừa đảo và sớm muộn sẽ sập. Tôi dự đoán, trong vòng 1 tháng nữa sẽ sập và một số kẻ đầu sỏ ở Việt Nam làm ra cái App này cũng sẽ bị tóm.
Đây không chỉ là một hình thức đa cấp bịp bợm mà còn kinh doanh tiền ảo trái phép. Làm gì có chuyện một cá nhân, doanh nghiệp được phép phát hành tiền, dù là biến hoá thành kiểu gì đi nữa. Nên, sớm muộn sẽ bị tóm.
Tìm hiểu, thấy những người tham gia lôi kéo người khác hay nhắc đến Tỷ phú Richard Tan, Chủ tịch Success Resources. Đây là một tổ chức giáo dục thành lập từ năm 1993. Trụ sở chính tại Singapore.
Ri chát Tân nào là tỷ phú, nào là chụp ảnh với tổng thống Mỹ, chủ tịch tập đoàn to, thế mà tra cứu chả có mấy thông tin, nhất là wikipedia cũng chả có. Nên, nhiều khả năng câu chuyện nhân vật này được bịa ra - cách bọn đa cấp bịp hay làm.
Cách kiếm tiền từ MyAladdinz
Đối với cả chủ gian hàng lẫn người tiêu dùng:
Hoàn tiền 80% giá trị sản phẩm: Khi bạn mua bất kỳ sản phẩm nào trên app, bạn sẽ được hoàn tiền 80% giá trị, dù món hàng đó có giá trị bao nhiêu đi chăng nữa.
Lợi nhuận thụ động khi giới thiệu người mới: Nếu bạn giới thiệu người mới tham gia, bạn sẽ được hưởng phần trăm theo cấp bậc. Cấp bậc 1 được trả 5%, từ cấp 2 đến cấp 15 là 1%.
Tuy nhiên, còn một cách kiếm tiền khác còn hấp dẫn hơn nữa. Đó là nạp tiền để được nhân gấp 5 lần số tiền và chỉ đơn giản là rút ra thôi. Tuy nhiên, vì hấp dẫn nên phải giới hạn số lượng. Và đây là một trong những “cái khôn” của MyAladdinz.
Cách Gem và Point hoạt động
1 Gem (Ngọc) = 1 USD
1 Gem = 1 Point (Điểm)
Khi bạn nạp tiền, số tiền ấy sẽ ngay lập tức chuyển thành Gem. Bạn muốn rút tiền về tài khoản thì bạn cần có Gem; còn Point thì không rút được mà cần phải chuyển thành Gem. (Tuy nhiên để chuyển từ Point sang Gem là một câu chuyện thú vị khác).
Ví dụ tài khoản của bạn có 30 Gem và 2000 Point, thì bạn chỉ rút được khoảng 690.000 VNĐ (tức 30 Gem) về tài khoản ngân hàng của bạn. Còn 2000 Point kia thì bạn không thể rút mà cần phải chuyển sang Gem. Tuy nhiên, bạn chỉ được chuyển 0.2% Point thành Gem mỗi ngày, chứ không thể chuyển tất cả cùng một lúc.
Đây là một dự án lừa đảo?
Đây là chiêu trò khơi gợi lòng tham người dùng tinh vi. Dấu hiệu của ĐA CẤP quen thuộc đã xuất hiện ngay từ những thông tin đầu tiên “trả thưởng theo cấp bậc khi giới thiệu người mới vào hệ thống”. Vậy mà sao nhiều người vẫn tham gia?
Đó là nhờ sức hút của hai “tính năng”: nạp tiền để được tặng thêm tiền và mua hàng để được hoàn tiền 80%.
Nạp tiền để được tặng thêm tiền là thế nào?
Khi tham gia dự án, bạn cần nạp vào tài khoản của mình tối thiểu 100 Gem; tương đương khoảng 2,4 triệu VNĐ (1 Gem = 1 USD).
MyAladdinz có một ưu đãi thế này. Nếu bạn nạp tiền lần đầu tiên và lần thứ hai, số tiền ấy sẽ được x5; x4 cho lần thứ ba; x3 cho lần thứ tư; x2 cho lần thứ 5 và những lần tiếp sau thì không được “tặng tiền” nữa.
Do đó, nếu một người đã quyết định tham gia; bạn có nghĩ họ sẽ bỏ qua một ưu đãi hời như thế mà chỉ nạp 100 USD cho lần đầu thôi không?
Tuy nhiên, nhiều người chỉ thấy cái “siêu ưu đãi” đó mà không nhận ra đó thực chất là một mánh khóe dụ dỗ tinh vi.
Khi bạn nạp tiền, ví dụ 1000 USD chẳng hạn, bạn sẽ có 1000 Gem. Thế nhưng, bạn sẽ không được x5 số Gem đó. Vì nếu như vậy, bạn chắc chắn sẽ đổi ngay số Gem đó ra USD luôn cho chắc.
Vậy nếu bạn muốn x5 tài khoản, bạn buộc phải chuyển 1000 Gem đó ra Point. Khi đó bạn sẽ được x5 và có 5000 Point. Lúc này, bạn cần nhớ 1 điều quan trọng, bạn không thể đổi tất cả 5000 Point đó ra Gem cùng một lúc, mà bạn chỉ có thể mỗi ngày “vuốt đèn” để đổi 0.2% của 5000 Point, tương đương 10 Gem (~240.000 VNĐ).
Trong các bài viết dạy làm giàu từ MyAladdinz, có viết thế này: “nạp tiền để nhận lãi 0,2% mỗi ngày”. Theo bạn đây là lãi sao? Hoàn toàn không. Bạn cần biết rằng khi bạn nạp vào đó 1000 USD thì 10 USD bạn nhận được hàng ngày chính là tiền gốc của bạn, hoàn toàn không phải là lãi.
Bạn sẽ có lãi khi nào? Sau 100 ngày. Tới ngày 101, bạn mới có 10 USD tiền lãi đầu tiên. Tuy nhiên, lãi 0.2% mỗi ngày chỉ duy trì trong 6 tháng đầu, còn thời gian sau chỉ là 0.1%
Câu trả lời cho câu hỏi: “Đa cấp chỗ nào?”
Chắc hẳn đọc đến đây, những bạn đã tham gia vào dự án sẽ nói theo kiểu:
MyAladdinz hoạt động giống như ngân hàng. Khi chúng ta gửi tiền vào ngân hàng, họ cũng giữ tiền và trả lãi suất theo tháng đó thôi. Chỉ khác là MyAladdinz trả lãi suất cao hơn.
Còn những người chưa tham gia thì lại nghĩ:
Nạp tiền để được nhân gấp 5 số tiền, chuyện vô lý thế mà sao có người cũng tin? Họ lấy đâu ra tiền để trả?
Nhưng câu hỏi của người chưa tham gia đã được người tham gia trả lời: mô hình hoạt động giống ngân hàng. Nghe có vẻ có lý, nhưng thực chất lại là lời “ngụy biện khéo léo”.
Vì rõ ràng, ngân hàng có kế hoạch đầu tư minh bạch bằng số tiền của khách hàng; được nhà nước bảo trợ khi phá sản.
Còn MyAladdinz thì sao? Họ lấy tiền đâu ra để đắp vào những khoản siêu ưu đãi (x5 tài khoản, hoàn tiền 80%) mà họ đem đến cho bạn? Họ không có bất kỳ nguồn nào để tạo lãi từ tiền mà người dùng đã nạp vào, họ cũng chẳng có sự bảo trợ nào của nhà nước…
Tiền ở đâu để MyAladdinz trả cho người tham gia? Chỉ có lấy của người sau trả cho người trước.
Hoàn tiền 80% giá trị sản phẩm:
Đây là một tính năng khác dùng để khơi gợi lòng tham và sự tò mò của người dùng. Nhiều người sẽ nghĩ, nếu chiêu tặng tiền nghe có vẻ lâu lấy được lời lãi quá; nạp tiền để “chiêu mộ” người mới nghe có vẻ giống như mình đang làm đa cấp. Vậy thôi tôi nạp Gem mua đồ để được hoàn 80%, quá hời mà không dính vào đa cấp.
Chính vì thế mà đây là một dự án đa cấp tinh vi, dễ làm người ta dính vào hơn những dự án đa cấp khác. Vì họ biết tạo ra “chiêu” thay đổi suy nghĩ người chơi.
Khi bạn tham gia với lối nghĩ “tôi chỉ mua hàng để được hoàn tiền 80%” thì chính là lúc bạn gián tiếp mở rộng cộng đồng cho một dự án đa cấp. Chỉ cần 1000 người tham gia với lối suy nghĩ như vậy thì đã đủ để tạo một cộng đồng sôi động rồi.
Với những cộng đồng mua bán sôi động được hình thành từ những người như thế, sẽ là thứ mà MyAladdinz đưa ra làm bằng chứng khi chiêu dụ người mới. Vì rõ ràng, phải là một dự án “uy tín” mới tạo nên được cộng động lớn như thế chứ. Lúc đó, chính bạn đã trở thành kẻ tiếp tay cho bọn đa cấp.
Bên cạnh đó, bạn có chắc “chơi dao sẽ không có ngày đứt tay?”. Bạn có chắc sẽ không xiêu lòng trước những lời đường mật của những kẻ chân rết trong đó?
Và điều quan trọng bạn cần lưu ý là 80% giá trị bạn được hoàn sẽ quy ra Point. Mỗi ngày bạn chỉ có thể đổi 0.02% số Point đó ra Gem.
Bằng chứng vạch trần sự lừa đảo của MyAladdinz:
Khi vào trang chủ của MyAladdinz tại Việt Nam; bạn sẽ thấy dự án quảng cáo về các thương hiệu lớn xuất hiện trên shop của MyAladdinz.
Tuy nhiên, toàn là bịp bợm, vì chẳng có thương hiệu lớn nào tham gia vào hệ thống và làm ăn với họ.
Trên myaladdinz.com.vn (trang dành riêng cho cộng đồng Việt Nam); bạn sẽ thấy có đầy đủ thông tin lẫn hình ảnh của nhà sáng lập, Tổng thống Donald Trump, cộng đồng mua-bán, hoạt động tiêu biểu,… Nói chung nêu rất rõ các chi tiết về dự án, giới thiệu rất rầm rộ.
Còn trên myaladdinz (trang dành cho một số nước khác) thì ngược lại hoàn toàn. Lời giới thiệu sơ sài, không hiển thị hình ảnh của nhà sáng lập hay Tổng thống Donal Trump,… Hầu như chẳng có gì ngoài vài thông tin ít ỏi về Gem, Point, người tiêu dùng,… thậm chí hình ảnh còn bị lỗi.
Tuy nhiên, trên myaladdinz vẫn có cộng đồng mua bán như ở Việt Nam. Thế nhưng, bạn có đặt câu hỏi vì sao họ không để hình Tổng thống Trump hay Richard Tan trên trang chủ nước ngoài không?
Vì, nếu để hình ảnh đó ở nước ngoài, Mỹ chẳng hạn, có thể bị kiện tội lừa đảo, bôi nhọ tổng thống và sạt nghiệp khi ra toà.
Kết luận
Với một dự án uy tín, tin rằng hẳn họ sẽ không thể đưa ra các thông tin sai sự thật. Vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, uy tín và danh dự của họ.
Tuy nhiên, thông tin mà MyAladdinz đưa trên Website không phải sai sự thật thì cũng là “dắt mũi” người đọc.
Những người tham gia MyAladdinz rồi lôi kéo người khác, cũng vô tình hoặc hữu ý biến thành kẻ lừa đảo.
(Bài viết tham khảo thông tin từ nhiều nguồn).
kia wikipedia 在 Gia Đình Cam Cam Facebook 的最讚貼文
Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh...Mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. (định nghĩa: Wikipedia)
Còn vợ chồng cũng được gọi là... "bạn" - BẠN ĐỜI... Là khi bao dung, làm đầy cuộc sống của nhau và khiến người nửa kia có khoảng không gian thấy riêng tư nhưng cả 2 đều cố gắng tạo nên 1 hạnh phúc.
#giadinhcamcam