CÓ NHỮNG CON NGƯỜI LUÔN HẰN HỌC, KHẮT KHE, VÔ LÝ VỚI TỔ QUỐC.
Liên quan đến Euro năm nay, nhiều cư dân mạng Việt Nam phát sốt khi thấy hình ảnh hơn 60 ngàn cổ động viên Hungary tràn ngập trên khán đài sân vận động Puskas Arena, họ chia sẻ và lấy những hình ảnh đó, so sánh với Việt Nam có những ngôn từ đầy quy chụp và tự nhục, phê phán Việt Nam chống dịch kém cỏi khi giãn cách xã hội ở nhiều nơi, chậm trễ trong việc triển khai vaccine, không mua được vaccine cứu dân. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chỉ trích Việt Nam chậm trễ trong việc triển khai vaccine và cho rằng việc Chính phủ “độc quyền nhập vaccine về là một hành động kiếm chác”.
Phải chăng nhiều người Việt có tính “não cá vàng” - những người có tính hay quên, nhớ trước quên sau những sự việc vừa xảy ra với mình. Hoặc là họ, dường như hằn học với những gì mà Việt Nam đã làm được, họ luôn tìm cách bới móc và chỉ trích.
Trước đây, FIFA, AFC không ít lần đưa tin về những trận đấu đầy ắp cổ động viên ở V-League trong một thời gian dài hồi trước. Trong khi các trận đấu tại Champion League, EPL… mất cả năm trời thi đấu trên sân không có khán giả, thì cổ động viên Việt Nam được tụ họp, xếp hàng dài tại nhiều sân vận động từ Bắc đến Nam. Cuối tháng 12 năm ngoái, trận đấu giao hữu giữa Tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam từng gây sốt trên nhiều báo chí nước ngoài vì đây là trận đấu giao hữu cấp quốc gia duy nhất trên thế giới mở cửa đón cổ động viên mà không cần giãn cách xã hội. Người ta nói rằng: “Trong khi các quốc gia khác lo giãn cách chống dịch thì Việt Nam lại tự tổ chức giao hữu và mở cửa cho tất cả cổ động viên vào xem”. Và người Việt đã trải bao nhiêu dịp lễ, từ Quốc Khánh, Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, Valentine… mà không cần phải lo giãn cách xã hội?
Hungary từng là một điểm “rốn” dịch của thế giới, là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu, Hungary có dân số gần 10 triệu nhưng có tới hơn 800 ngàn ca mắc, khoảng 30 ngàn người thiệt mạng. Chính quyền Hungary nhiều lần cần cứu phương Tây, nhưng đáp lại những lời cầu cứu đó là những hợp đồng vaccine đến trễ, bị hoãn hoặc hủy để nhường cho các nước lớn… Và rồi Hungary quay sang Trung Quốc và Nga. Hungary là quốc gia đầu tiên ở châu Âu phê duyệt Sinopharm và Sputnik V mặc cho những lời chỉ trích đến từ phương Tây. Tính đến 18/06, theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, Hungary đã tiêm hơn 1,8 triệu liều Sputnik V và 2 triệu liều Sinopharm, tương đương với tỷ lệ khoảng 40% tổng số liều.
Ngay tại Đông Nam Á, nhiều người Việt cũng lấy số liệu tiêm chủng của các quốc gia khác để so sánh với Việt Nam và nói Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất Đông Nam Á. Nhưng họ quên rằng, hơn 100 triệu liều vaccine đã được Trung Quốc viện trợ cho các nước tại khu vực này, các nước hưởng vaccine Trung Quốc nhiều nhất là Indonesia, Philippines, Campuchia, Thái Lan. Ngày 18/06, Thái Lan đã tiêm 3,21 triệu liều vaccine Sinovac và 1,94 triệu liều AstraZeneca. Tiến sĩ Chawetsan Namwat, Cục Kiểm soát Dịch bệnh, cho biết đã có 68 người tử vong vì tiêm vaccine ở Thái Lan. Điều đặc biệt là số ca tử vọng của hai loại vaccine này là gần tương đương nhau, mặc cho số lượng mũi tiêm Sinovac nhiều hơn khoảng 1,3 triệu so với AstraZeneca.
Người Việt Nam, với một tâm thế bài Trung Quốc ghê gớm, với đủ thứ thuyết âm mưu được thêu dệt, sẽ không lựa chọn vaccine đến Trung Quốc. Dĩ nhiên, đó là lựa chọn, không ai bắt ép, nhưng đừng đem số liệu từ những quốc gia chấp nhận sử dụng vaccine Trung Quốc ra so sánh. Miệng thì phê phán tỷ lệ tiêm vaccine ở các quốc gia khác cao hơn Việt Nam, nhưng nếu bảo nhập số lượng lớn vaccine Trung Quốc về tiêm như các quốc gia trên thì lại từ chối, chửi bới… Đó là một tiêu chuẩn kép rất thiển cận.
Vậy Việt Nam có đang chống dịch kém hỏi hay chậm trễ trong việc triển khai vaccine không?
Nếu xét quy mô dân số, thì lấy Đức, Italia so sánh với Việt Nam thì sẽ hợp lý hơn. Đức đã tiêm khoảng 65 triệu mũi, gần 40% dân số Đức đã được tiêm vaccine, số ca nhiễm tại Đức duy trì khoảng 900 - 1000 ca nhiễm/1 ngày. Còn Italia đã tiêm 45 triệu mũi, tương đương 38% dân số, số ca nhiễm tại Italia mỗi ngày vào khoảng 1200 ca nhiễm. Còn Việt Nam, chỉ có trên 1% dân số được tiêm vaccine Covid-19, số ca nhiễm mỗi ngày vào khoảng 350 - 500 ca nhiễm. Vậy kết luận ở đây là gì? Việt Nam có tỷ lệ tiêm vaccine thấp, nhưng hiệu suất chống dịch đang tốt hơn nhiều so với các quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao.
Tuy có số ca nhiễm khoảng tầm 1200 ca/1 ngày, khoảng 15 người chết mỗi ngày và chưa đạt miễn dịch cộng đồng, nhưng người Ý vẫn mở cửa nhiều nơi, gỡ bỏ giãn cách. Tại sân Olimpico, có khoảng 12 ngàn - 15 ngàn khán giả được vào sân tại 3 trận đấu ở vòng bảng Euro 2020. Tại sao Việt Nam có số ca nhiễm ít hơn mà vẫn thực hiện giãn cách? Một là vì tỷ lệ tiêm vaccine ở Việt Nam thấp hơn, hai là cách chống dịch khác nhau, Việt Nam nói không với virus còn bên đó chọn cách sống chung.
Một lý do khiến Việt Nam chậm tiếp cận nguồn vaccine là do Việt Nam chống dịch… tốt quá. WHO, các đơn vị sản xuất vaccine luôn ưu tiên nguồn cung vaccine cho các quốc gia gặp khó khăn vì đại dịch, quốc gia nào chống dịch càng tệ thì càng được ưu tiên nguồn vaccine. Ngoài Việt Nam, thì Đài Loan cũng “không may” ở vào tình trạng tương tự, khi họ chống dịch tốt quá và phải nhường vaccine cho các quốc gia khác. Tại vùng lãnh thổ này, tính đến 15/06, chỉ có 24 ngàn người được tiêm đủ liều, tương ứng với 0,1% người dân, và có khoảng 800 ngàn người được tiêm mũi đầu tiên, tương đương với 4,2% người dân. Như một nước giàu có là Úc - quốc gia chống dịch rất tốt, tính đến ngày 18/06 cũng chỉ có 3,3% dân số được tiêm đủ liều, còn New Zealand cũng chỉ có 6,6% số người dân hoàn thành đủ liều vaccine.
Trong suốt một khoảng thời gian dài, người dân Việt Nam được trải qua một cuộc sống bình yên giữa đại dịch toàn cầu. Rất nhiều người thừa nhận vào điều đó, nhưng cũng có người nói không. Có những người chỉ nhăm nhe lúc Tổ Quốc gặp bất lợi, mà buông những lời miệt thị và phán xét vô lý. Nhưng ngay cả khi lúc Tổ Quốc này gặp khó khăn nhất, vẫn chưa là gì so với ngoài kia biên giới cả.
Kent M. Keith viết rằng: "Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên vào ngày mai nhưng luôn cố gắng làm điều tốt bằng mọi cách".
#tifosi
Tư liệu tham khảo:
1. The latest global coronavirus statistics, charts and maps - Reuters.
2. Coronavirus World Map: Tracking the Global Outbreak, NYTimes.
3. Worldometer: Coronavirus Ranking
4. Hungary has opted out of new EU vaccine deal with Pfizer, Reuters.
Và một số tư liệu khác.
kia eu 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
CHẤT LƯỢNG HAY HÌNH ẢNH – NIỀM TIN HƠI HƠI MẤT, GIỌT NƯỚC MẮT CUỐN KÍ ỨC ANH CHÌM SÂU
[Câu hỏi của bạn Hoàng Nguyễn] – Và đây là 1 bài rất dài nhưng mình tin sẽ cung cấp được cho các bạn một góc nhìn về những gì đang thiếu sót trong nền công nghiệp thời trang đường phố tại Việt Nam.
Đầu tiên, đây là một câu hỏi hay đầy tâm tư của bạn và khá dài nên cho mình xin phép capture full câu hỏi của Hoàng Nguyễn lên đây nhé. Và dĩ nhiên rồi – mình cảm thấy tâm huyết và sự chân thành đến từ bạn nên mình sẽ xin trả lời câu hỏi này một cách cụ thể để làm cầu nối giữa các bạn và các founder của các local brands.
Câu hỏi của bạn sẽ chia làm các phần sau để mọi người dễ theo dõi cũng như để mình “mổ xẻ” từng vấn đề.
1. Bạn Hoàng Nguyễn là một người yêu thích thời trang đường phố NHƯNG hướng mà bạn ý yêu thích là những brands có xu hướng thích hợp cho các hoạt động urban outdoor nhiều như Carhartt, Daily Paper, Arte.. Bạn nói Workwear thì mình không đồng ý cho lắm vì ngoài Carhartt thì những brands kiểu vibe đường phố hơn. Nhưng chung quy lại là những brands bạn liệt kê (Thì mình đã sử dụng Carhartt và Daily Paper rồi, còn mấy brands kia mình chưa sử dụng dù có biết) sử dụng điểm nhấn là chất lượng dày, bền bỉ.
2. Quan điểm thời trang của bạn là chất lượng vải, hình in và kĩ thuật gia công.
3. Bạn có mua những sản phẩm mà mình đã từng viết bài như T-REDX, Deadend, Moidien.. Đây là một hành động đáng quý và ủng hộ thời trang nước nhà. Nhưng khi quá trình sử dụng thì những chiếc áo Tee (Mình xin nhấn mạnh là Tee nhé) thì các sản phẩm không thỏa mãn được bạn.
4. Bạn cảm thấy niềm tin của bạn hơi mất và có xí xi thất vọng về những sản phẩm local brands thì chất lượng vải khá tệ (nguyên văn) mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may.
5. Vấn đề là do Quality Control (QC) – khâu kiểm soát chất lượng hay các hãng đang tập trung màu mè hóa nhãn hàng cũng như hình thức để lấy lợi nhuận.
Ok – mình xin được giải thích từng phần theo quan điểm của mình như sau:
Đầu tiên, hãy nói các thương hiệu nước ngoài mà bạn Hoàng đã liệt kê ra. Các thương hiệu đó hầu hết là những thương hiệu không phải là mới. Đơn cử là Carhartt – (Thành lập năm 1889, 132 năm), Daily Paper – (Thành lập năm 2008, 13 năm), Arte Atnwerp (Thành lập năm 2009, 12 năm) và trẻ nhất có lẽ là Olaf Hussein (Thành lập năm 2014, 7 năm). Để so sánh thì các brands Việt mà bạn có nhắc trong câu hỏi thì T-REDX và Deadend là rơi vào khoảng năm 2019 (Đồng 2 tuổi) và Môi Điên (2016 – 5 năm tuổi), rất trẻ/ trẻ hơn rất nhiều so với những thương hiệu ngoại kia.
Trong khi anh Tomtrandt (Founder của Moidien) sau hơn 5 năm ngụp lặn đã ổn định hơn và vào guồng trong quy trình sản xuất thì cả T-REDX và DEADEND vẫn chưa thể ổn định được từ nguồn nguyên liệu, xưởng may. Một điều đó là do các brands này mới thành lập cần một quá trình để ổn định, thử nghiệm và test toàn bộ những gì mà ngành sản xuất Việt Nam dành cho các thương hiệu nhỏ và trẻ có thể làm được. Còn các brand ngoại kia – họ đã có quy trình, họ đã có một nền tảng vững chắc dựa trên nền công nghiệp may mắn chuyên nghiệp, tự động hóa với các công nghệ xử lí theo bề dày của thương hiệu. Chưa kể, khối EU còn có các điều kiện kinh tế thông thương giữa các nước khi trao đổi vật liệu, kĩ thuật với nhau. Bạn nên nhớ các nước trên là các nước đã phát triển, còn nước ta là đang phát triển mà thôi.
Cho nên – bạn so sánh như vậy là hơi “ác cảm” với các thương hiệu Việt. Chúng ta cần thêm thời gian.
TIẾP THEO ĐÓ LÀ PHẦN GIÁ CẢ.
Để phù hợp với thị trường Việt Nam, đa phần các local brands Việt bắt buộc – mình nhấn mạnh là BẮT BUỘC – phải bán các sản phẩm với giá cả hợp lí với túi tiền thị trường trẻ Việt. Sản phẩm bạn mua là Tee đúng không? Giá của một chiếc Tee local brands Việt giá bán là bao nhiêu? Trung bình rơi vào khoảng 450.000 đ đến 550.000 đ ( ~$25 maximum). Nhưng hầu hết là Graphic Tee, nghĩa là Tee có hình in. Blank Tee (Tee trơn) và Graphic Tee (Tee in) có giá hoàn toàn khác nhau khi Graphic Tee còn có thêm chi phí in (Mực in, in kĩ thuật gì – kéo lụa, nhiệt hay DTG/KTS) và đặc biệt là chi phí thiết kế ( Chứ 2021 mà còn khơi khơi lấy trên Pinterest mà in là người ta chửi cho chết).
Cùng đảo qua những brands ngoại mà bạn Hoàng đã liệt kê:
Carhartt – Theo website thì giá Tee bình thường với một logo nhỏ dao động vào tầm $20 đến $25 (Nhưng chỉ là logo nhỏ nhé). Giá Graphic Tee là ~$30.
Daily paper – Theo Website thì giá Tee của họ đều rơi vào khoảng giá là 69.95 euro ~ 1.950.000 vnđ.
Arte Antwerp – Theo website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Olaf – Theo Website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Vậy thì ngoài Carhartt với những đồ siêu đơn giản dành cho những người công nhân với mức giá gần như là đồng ngang với các local brands thì các thương hiệu còn lại giá tee của họ gần như là gấp 3 – 4.5 lần local brands Việt Nam. Và theo hình mà mình up lên thì graphics mà các brands ngoại đưa lên rất đơn giản, cực kì đơn giản – chỉ là logo, text. Còn Việt Nam với mức giá đó (Được đánh giá là mặt bằng chung và hơi cao) thì graphic rất là oằn tà là vằn thì mới hấp dẫn người trẻ mua được. Fair enough?
Để lí giải cho Carhartt thì thương hiệu này đã quá lớn, quy trình sản xuất rộng rãi và số lượng một lần là 1.000, 2.000 cái? Không chắc phải lên con số hàng chục ngàn cho 1 năm. Bạn cũng hiểu rõ rằng ngành sản xuất là càng làm nhiều thì chi phí càng giảm. Chi phí giảm thì giá bán theo đó sẽ giảm theo. Đó là Carhartt với gần 200 năm tuổi đời.
Còn những thương hiệu còn lại – chỉ với graphics vậy đã cost các bạn 1tr7 trung bình. Với số tiền đó để mua 1 chiếc tee local brands, các bạn có mua không hay giãy nảy lên. Với 1tr7 giá bán cho 1 chiếc Tee thì mình make sure với các bạn quy trình sản xuất là chất liệu mà tụi kia làm hầu hết là theo quy chuẩn công nghiệp và chi phí dành cho QC – kiểm tra chất lượng là rất sát sao.
Chúng ta cũng không thể viện cớ đó mà “nuông chiều” các local brands Việt Nam được. Nhưng chúng ta là những người thông minh và có cái nhìn tổng quát. Với giá bán 450.000 ~ 500.000 đ chứng tỏ chi phí sẽ thấp hơn con số đó (Nhiều hay ít tùy độ tính toán của các brands) – mà chi phí sản xuất dao động ~100.000 đến 200.000đ cho 1 chiếc tee (xông xênh là thế) mà các bạn so sánh với một chiếc tee ngoại lai giá bán 1.700.000 đồng. Công bằng ở mô?
Các bạn muốn chất lượng cao, chất lượng tốt từ thương hiệu Việt mà các bạn không chịu mở hầu bao như cái cách mà các bạn bỏ tiền cho thương hiệu ngoại thì muôn đời câu hỏi này sẽ tiếp diễn. Chúng ta nên học cách “Chi tiền thông minh” và câu nói kinh điển “Tiền nào của đấy”. Câu “Tiền nào của đấy” không phải mang nghĩa tiêu cực mà là Với số tiền bạn bỏ ra như vậy thì chỉ có những options về chất liệu vải, gia công mà các brands có thể cung cấp được cho các bạn thôi.
Chứ mà bỏ 450.000 đ mà có vải dầy, mịn, bền, xịn, tuyệt đối như các thương hiệu ngoại (Mà nhiều khi tụi ngoại chưa chắc đã bằng nhá) thì mình hỏi ngược lại
“NẾU CÓ 1 BRAND BÁN 1 CÁI TEE CHẤT LƯỢNG NHƯ STONE ISLAND VỚI GIÁ 1 TRIỆU 5 CHỈ IN LOGO BRAND LÊN THÔI THÌ CÁC BẠN CÓ MUA KHÔNG?”
Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là “Ỡm ờ..”
GIÁ CẢ SẼ LIÊN QUAN TỚI ĐỘI NGŨ/EKIP SẢN XUẤT
Với số tiền mà các bạn chi ra hiện tại cho các local brands thì đa phần là các founders sẽ kiêm luôn việc quản lí chất lượng, thiết kế, kiểm soát nguồn cung nguồn hàng, nguồn vải blah bloh. Nó lại quay trở lại về tuổi đời của thương hiệu. Thương hiệu non trẻ không thể nào so sánh được với thương hiệu già gân được – kiếm được ekip hay đội ngũ sản xuất, marketing hợp ý nó khó lắm các bạn à. Mà đâu phải các founders cạp đất mà xin đội ngũ đó mà làm đâu, cũng phải chi tiền thuê họ. Mà thuê thì – Chi phí tăng lên, cao hơn. Lúc đó – sản phẩm sẽ được kiểm soát tốt hơn/đồng nghĩa, giá tiền sẽ tăng lên. Và bạn, có đồng ý chi thêm tiền không?
Đây là 1 cái vòng rõ ràng luẩn quẩn. Chúng ta đòi hỏi thứ tốt, chúng ta ủng hộ. Nhưng chúng ta không bỏ thêm tiền thì giá trị của sản phẩm nó cũng chỉ dừng ở mức đó mà thôi. Buồn lắm.
[Nhưng mình sẽ góp ý với các founders của những brands bạn đã mua nhé vì mình đã làm việc với họ. Họ là những người không để sản phẩm làm mất thương hiệu mà họ xây dựng đâu]
PHẦN CUỐI CÙNG – VÀ CŨNG LÀ PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT
Việt Nam là đất nước dệt may. Đúng, nhưng nó là vừa ở thì quá khứ và thì tương lai. Quá khứ là trước khi Trung Quốc mở cửa và phát triển ngành dệt may của họ, Việt Nam vẫn chỉ là nước dựa trên nền dệt may thủ công và mang nặng phần nông nghiệp nhiều hơn. Cho đến giai đoạn này khi mà các cuộc chiến tranh lạnh và cạnh tranh kinh tế khiến các tập đoàn thời trang lớn mới đổ dồn vào Việt Nam cho việc gia công. Đặc biệt là năm 2020 khi Việt Nam là một đất nước ổn định trong diễn biến dịch thì chúng ta mới có thêm nhiều tiềm năng về dây chuyền sản xuất cũng như các kĩ thuật gia công tiên tiến. Các bạn có biết (Là do mình nghe một anh CEO về sản xuất sợi bông, vải sợi chia sẻ) là khi Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp dệt may của họ - người đứng sản xuất hầu hết là những người đã tốt nghiệp đại học hay cả thạc sĩ không. Tay nghề và nền tảng họ vững nên mới phát triển mạnh như vậy. Việt Nam sẽ như thế, nhưng là ở thì “Tương Lai”.
Các quy trình gia công tân tiến và triệu đô đầu tư không phải ai cũng “Rớ” vào được. Đặc biệt là đối với các local brands trẻ và nhỏ. Họ chưa đủ lực, chưa đủ tầm và chưa đủ mối quan hệ để tiếp xúc với những nguồn cung cấp đó. Bạn thử hỏi xem là bao nhiêu local brands có thể chủ động về nguồn vải, về dây chuyền sản xuất và quy trình sản xuất được giám định sát sao? Mình xin gọi là “Hệ sinh thái dây chuyền sản xuất”. Tất nhiên con số này là vô cùng ít.
Chẳng thiếu việc mà các founders hay người sản xuất phải đi kiếm vải tự do, trôi nổi ngoài thị trường. Những cây vải cắt xén, tuồn ra ở những chợ vải lớn ở Việt Nam hay Hồ Chí Minh. Nhưng – nó đồng nghĩa với sự không ổn định và giá thành bấp bênh. Và điều đó nghĩa là – Chất lượng sản phẩm cũng không hề ổn định, nó phù thuộc vào từng cây vải mà bên cung cấp đưa.
Mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may nhưng rất rất nhiều founder local brands mình biết “phải” đi nhập hàng vải từ thị trường Trung Quốc. Vì sao? Vì Trung Quốc phát triển hơn chúng ta khoảng 10-20 năm trong ngành chế biến vải, sợ và chất liệu nên maybe giá thành có thể rẻ hơn, có những chất liệu độc lạ hơn và màu sắc theo xu hướng hơn.
Còn ở Việt Nam? Quá trình gia công và sản xuất là có – đúng với tiêu chuẩn Quốc Tế - nhưng hầu hết là theo đơn hàng lớn, với số lượng lên tới hàng trăm ngàn – hàng triệu mỗi năm. Uniqlo, H&M, ZARA, Fear of God, Drewhouse.. đều được gia công tại Việt Nam nhưng nguồn vải là nguồn ngoại nhập. Với số lượng đó – các local brands mà chúng ta biết, có khả năng chạm tới. Và nếu có chạm tới hoặc chính những xưởng sản xuất đó có nhu cầu muốn hỗ trợ. Ai sẽ là cầu nối?
Quy trình giám định (QC) chỉ mang tính tượng trưng và khá là bấp bênh đối với các thương hiệu Việt vừa và nhỏ. Tùy theo lương tâm của founders thì họ sẽ quyết định chất lượng sản phẩm được bán ra như thế nào. Chất lượng xấu thì cũng bán mà chất lượng tốt thì cũng bán – bán để mà lấy tiền, để xoay vốn. Hôm nào tâm trạng tốt thì ok mà tâm trạng xấu thì cũng ok. Mà QC là 1 thứ cần sự ổn định và tài chính mạnh để đảm bảo quá trình này diễn ra thường xuyên. Và – nó lại quay về tuổi đời và giá thành.
Các bạn có biết các thương hiệu nước ngoài chi bao nhiêu tiền cho Quality Control không? Một số tiền khổng lồ vì chất lượng sản phẩm là bộ mặt của thương hiệu. Nhưng bạn nghĩ rằng các công ty đó sẽ khơi khơi chi tiền để kiểm tra suông cho vui hả? Nồ - chi phí QC đó sẽ được tính vào giá bán bình quân trên mỗi sản phẩm được tung ra. Khách hàng phải trả cho điều đó. Mà điều đó có nghĩa là – giá thành tăng, mà giá thành tăng thì khúc sầu bi
“Giá gì mà mắc thế. Ếu mua”
Vậy thì ai dám đầu tư QC cho các bạn nữa. Ngoại trừ mấy brand fast-fashion với số lượng cực lớn để đủ cover chi phí này?
Phần cuối của câu hỏi, đây là 1 hệ sinh thái sản xuất mà đang có rất nhiều vấn đề diễn ra bên trong các thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam – từ yếu tố tác động bên ngoài đến nội tại. Vì không thể kiểm soát toàn phần về quality control (Do nguồn vải, xưởng sản xuất..) nên các brands phải sử dụng thứ mà họ có thể chủ động được. Đó là marketing/quảng bá và truyền thông để che bớt khuyết điểm này. Còn việc mà những brands mà “màu mè” để kiếm lợi nhuận – không hề thiếu, mà chúng ta hãy gọi đó là “Kinh doanh thời trang” chứ không phải làm thời trang.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
kia eu 在 Mịn Blogger Facebook 的最佳解答
CÓ NÊN UỐNG COLLAGEN HAY KHÔNG? KHI NÀO NÊN UỐNG? CHỌN LOẠI NÀO MỚI TỐT?...
Khi mình 20 tuổi mình đã lo lão hoá bắt đầu nghiên cứu và 21 tuổi dùng retinoids, năm mình 25 tuổi mình càng lo lắng hơn về chảy sệ mình bắt đầu uống collagen và hàng loạt thực phẩm bổ sung. Mình lo xa chăng? Xung quanh mình toàn các chị các mẹ đợi 40 tuổi chảy sệ mới lo đi uống collagen, bạn nên nhớ tuổi càng cao thì khả năng dung nạp hấp thụ cũng như khả năng tái tạo không còn được như khi chúng ta còn trẻ, chúng ta luôn được khuyên phòng còn hơn chữa, nhưng khi áp dụng vào thực hành thấy mọi người để xảy ra rồi mới đắp hết cái nọ cái kia uống tây y đông y đủ cả để níu kéo. Khoa học ngày nay quá phát triển, quá dễ dàng để bạn có thể tìm đọc các nghiên cứu hay báo cáo khoa học chỉ với vài cú click chứ không phải đi nghe truyền miệng từ bất kỳ ai hay lời đồn thổi, thậm chí xác minh lại có thể hỏi chuyên gia hay khám bác sĩ.
Uống Collagen loại nào mới tốt? Hay uống loại nào cũng được? Đây là câu hỏi được đặt ra mọi người quan tâm nhất và muốn nghe câu trả lời nhất.
Đa phần mọi người uống Collagen theo trend, loại nào hot thì uống, chẳng biết và cũng không tìm hiểu Collagen đó lấy từ đâu ra, trong khi có Collagen this Collagen that - tức là có Collagen được lấy từ: tảo biển, da cá, da lợn, da cừu, da bò… Khi uống các thực phẩm chứa nguồn nguyên liệu ban đầu như vậy thì cơ thể con người không hấp thu NGUYÊN CHUỖI, mà cơ thể con người sẽ phân tách chúng thành các acid amin và chuyển hoá thành các acid amin giống với cơ thể người sau đó mới tổng hợp thành chuỗi Collagen đem kết cấu của con người. Điều rất hiển nhiên chúng ta là con người - là động vật bậc cao, chứ có phải bò heo chó lợn đâu mà lấy tế bào abc cho vào người cũng dung nạp, thậm chí sụn tai cấy nâng mũi còn bài trừ gây viêm phải lấy ra để tìm bộ phận khác đến khi tương thích mới thôi, huống chi nguồn nguyên liệu bên ngoài đưa vào. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đều chỉ ra Collagen từ bò có nhiều acid amin giống với acid amin của người tới 90%, trong khi các loại Collagen từ cá chỉ tương thích chưa đạt tới 70% và Collagen từ cừu và heo tương thích trên 70%. Bởi vậy uống hoặc ăn các chế phẩm có collagen từ Bò thì cơ thể sẽ thu được nhiều acid amin hữu ích, và loại ít tạp chất nhất.
Sản phẩm Collagen mà mình đang uống là ELASTEN mà tiêu chuẩn EU cực kỳ ngặt nghèo với thuốc đặc biệt chế phẩm thực phẩm bổ sung đưa vào cơ thể, trong khi đây là sản phẩm bán chạy nhất tại Đức suốt nhiều năm, bạn bè mình ở Đức với Tiệp rất nhiều người nhắc cái biết luôn ELASTEN. Điểm độc đáo của ELASTEN không có ở những sản phẩm khác:
1) Công thức độc quyền [HC] Complex - high coverage. Bằng việc thủy phân các Peptide collagen thành các phân tử cực nhỏ giúp quá trình hấp thụ vào cơ thể tối ưu, mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn collagen thông thường. Các peptide collagen tương thích tối đa 90% collagen tự nhiên của con người - nguồn nguyên liệu Collagen được sử dụng trong ELASTEN chính là Collagen từ da bò mà mình có nhắc tới các nghiên cứu về Collagen phần bài phía trên, điều đó giúp hấp thụ dễ hơn và không gây ra tác dụng phụ. Peptide Collagen có lượng các axit amin, glycine, proline và hydroxyproline cao hơn 10-20 lần so với những loại protein thông thường. Công thức được nghiên cứu tại 2 trường ĐH là Universität Hamburg và University of Münster và kiểm chứng tại 2 phòng thí nghiệm hàng đầu là Proderm và Dermatest.
2) ELASTEN là dòng Beauty Drink duy nhất được kiểm nghiệm lâm sàng, chứng minh hiệu quả qua các thí nghiệm khoa học, được đăng tải rộng rãi trên các tạp chí khoa học. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 tình nguyện viên nữ khỏe mạnh, sử dụng ELASTEN trong vòng 12 tuần. Kết quả được đăng tải trên Pubmed - Thư viện điện tử tổng hợp các nghiên cứu khoa học uy tín về Y Khoa, link: https://bit.ly/3t9JJdE)
Trong mỗi chai ELASTEN Collagen uống 25ml chứa 2500mg collagen peptide sử dụng công nghệ độc quyền [HC] Complex. Tại sao lại là con số 2500mg chứ không phải 5000mg hay 100,000mg đi nhở? Quay lại phần viết trên mình đã nói rồi. Vì ELASTEN Collagen sử dụng nguồn nguyên liệu Collagen từ da bò nên độ dung nạp tương thích tới 90% bởi vậy mà họ không cần phải dùng nồng độ Collagen cao hơn nữa, chỉ đạt công thức đủ hấp thu mà cơ thể cần thôi. Bởi vậy sau bài viết này của mình các bạn mới thấy tại sao mấy loại Collagen các bạn uống con số Collagen thực chất ở đây là gì? Vì tính hấp thụ kém nên phải dùng nồng độ cao, và nồng độ Collagen đó là/ml, hay chai 1L cũng chỉ 5000mg? Vậy chia ra tỉ lệ phần trăm càng loãng và ít hơn nữa. Em trao cho anh niềm tin, anh trao cho em một cú lừa không?
Uống Collagen bao lâu sẽ thấy hiệu quả? Đây cũng là câu hỏi nhiều người đặt ra lắm. Đầu tiên phải nói rõ với mọi người, chúng ta uống cái gì vào cơ thể cũng là bổ sung cho toàn bộ máy tất cả bộ phận những nơi tồn tại đang thiếu hụt chất đó, chứ không phải tối uống viên cấp nước là da tôi phải căng bóng đủ ẩm, trong cơ thể người chỗ nào chả có nước chỗ nào chả cần nước. Mà Collagen có ở nhiều bộ phận trong cơ thể như: xương khớp, dây chằng, hệ thần kinh, thành mạch máu, van tim…chính vì vậy khi bổ sung Collagen thì các cơ quan đích đang có tình trạng thiếu hụt sẽ hấp thu Collagen được nạp vào trước, phần còn dư mới đi lên da, nghiên cứu khoa học chỉ ra phần đi lên da chỉ được dưới 10%. Do đó khi uống collagen thì phải kiên nhẫn, đừng nôn nóng quá, thực phẩm bổ sung thì uống quanh năm suốt tháng duy trì lâu dài.
Và các bạn đừng lo việc uống Collagen sẽ béo phì, vì ELASTEN Collagen không gây tăng cân vì lượng calo trong sản phẩm là 25.3 kcal, chỉ đáp ứng 1% lượng chất béo cần thiết trong ngày. Collagen là thực phẩm chức năng bổ sung chứ không phải thuốc nên không có những yêu cầu đặc biệt cho việc uống. Tuy nhiên để cơ thể hấp thu tốt nhất thì nên uống vào lúc dạ dày đói. Do đó có thể uống vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ 01 tiếng để cơ thể hấp thu tốt nhất.
Thể nào cũng có bạn hỏi về việc uống Collagen gây nóng trong nên mình đã phải đi hỏi Bác sĩ CKII Da liễu Nguyễn Phương Thảo trước, chị Thảo nói rồi: Collagen là 1 dạng Protein, do đó nếu nạp 1 lượng nhiều collagen cơ thể sẽ phải chuyển hóa nhiều hơn và trong quá trình chuyển hóa đó thì cơ thể sinh năng lượng, sinh nhiệt, dễ gây nóng và nổi mụn hơn. Vì vậy quan trọng không phải là số lượng collagen uống trong ngày mà là Chất lượng collagen nạp vào cơ thể. Mà ELASTEN chất lượng dung nạp rất tốt, quá trình chuyển hoá dễ dàng nên không gây nóng trong.
Mình bắt đầu sử dụng ELASTEN Collagen từ tháng 11 năm 2020 kéo dài cho tới nay. Đây cũng là giai đoạn mình thực hiện xâm lấn khá nhiều, mình tiêm Mesotherapy cải thiện tình trạng da gần như hàng tháng, và chắc các bạn theo dõi mình đều biết, năm vừa qua là năm mình ưng không thể ưng hơn trong bao nhiêu năm cuộc đời qua da mịn màng căng bóng mịn màng đều màu. Có một đặc điểm khi sử dụng ELASTEN Collagen mình chim ưng nhất, không phải nói về việc làn da cải thiện ra sao đâu, mà đây là câu chuyện mình khá buồn khi năm nay mới 27 tuổi nhưng ngồi lâu hay bị tê chân, đứng dậy đột ngột là khớp gối khấc một tiếng và buốt, mùa lạnh thì càng khó chịu. Mẹ mình hay bảo trẻ đã thế già chắc chỉ có nước đi tiêm Hyaluronic Acid bôi trơn khớp hàng ngày hic 😞 Thành ra cho tới khi sử dụng ELASTEN Collagen để uống mình thấy đỡ buốt khớp hơn rất nhiều, chắc vì khu vực khớp của mình thiếu hụt nhiều nên khi uống nó hấp thụ vào khớp trước nên mình thấy rõ rệt về việc này hơn là trên da. Da thì mình thấy đẹp lắm rồi, tự bản thân vừa ý rồi =))
Các anh các chị các bố các mẹ sau 30 tuổi càng nên uống Collagen để dự trữ và bù đắp thiếu hụt, không chỉ trông chờ việc đẹp da đâu, mình chứng kiến bà ngoại mình ở tuổi gần 80 cứ thường xuyên phải tiêm HA để bôi trơn khớp không là đau nhức khó đi lại khổ lắm, đừng để khi triệu chứng diễn ra rồi mới chịu đi chữa, nên dự phòng nha.
Mình chúc mọi người LUÔN THẬT ĐẸP <3
kia eu 在 More content - Facebook 的推薦與評價
2022 Kia Sportage *EU* https://www.netcarshow.com/kia/2022-sportage_eu-version/ ... <看更多>
kia eu 在 Kia Europe - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>