BLUE PILL OR RED PILL?
Nhiều người trong đây đều thần tượng Keanu Reeves – và tất cả mọi người đều nhớ tới bộ phim và người đàn ông xuất hiện trong mọi memes về những chú cún John Văn Wick. Nhưng hãy nói về bộ phim đã đưa Keanu Reeves tới với tất cả khán giả đại chúng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người ở đây – xem đi xem lại nhiều lần và ảnh hưởng rất nhiều về thời trang. Một bộ phim đúng nghĩa ở thì tương lai với “high tech- lowlife” với những cảnh slow-motion né đạn đi vào lòng người và lần đầu xuất hiện ở trên màn ảnh rộng.
Chúng ta đang nói về thời trang. Ok – dù đã được công chiếu rất lâu và chuẩn bị ra phiên bản mới mang tên “The Matrix Resurrections” dự kiến ra mắt vào 22/12 năm nay. Ma Trận hay Matrix tới người xem vào ngày 31 tháng 3 năm 1999, kể về Neo trong thế giới tương lai và viễn tưởng khi chúng ta chỉ là những “nhân vật ảo” được kiểm soát bởi một thế lực thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence). Ngoài doanh thu khổng lồ, Matrix còn ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng khi người ta si mê những hình tượng của nhân vật trong đó – và tất nhiên rồi, có cả quần áo và thời trang.
Đúng vậy, nhắc tới Matrix là phải nhắc tới những trang phục lạnh lùng không cảm xúc với màu đen huyền bí, những bộ đồ latex bó sát gợi cảm, những chiếc áo coat dài, những đôi boots chunky và “chiếc kính đen nhỏ (mà mình thắc mắc mãi chiếc kính không gọng của Morpheus). Giai đoạn mà Matrix được phát hành, nó đã tạo cơn sốt và nhiều người đã đổ xô ăn mặc theo kiểu đó (Cũng có thể xem như 1 loại Sci-fi, cyberpunk điển hình). Với một thế giới trong Ma trận, khí độc – mưa acid và vũ khí hạng nặng, cách sử dụng chất liệu nhựa bóng với thiết kế function/tactical. Các bạn nhớ những chiếc belts đặc thù, những chiếc túi vắt ngang đùi để đựng súng chứ - yeah, nó đó.
Cái hay của Matrix là sự gần gũi của nó với thế giới hiện thực ngay nay. Dù bộ phim được ra mắt vào năm 1999 – nhưng những gì nó miêu tả là sát với 2020. Một thế giới tràn ngập rác thải, sự tái chế những nguyên liệu, sự bùng phát công nghệ với những con AI thông minh có khả năng tái tạo ID của mỗi người sống và học hỏi hành vi của người dùng. Dịch bệnh tràn lan và con người với thói quen vô độ của mình trong sự khủng hoảng kinh tế đã phải tái sử dụng những item thời trang của mình. Trong Matrix, khi ai đó hi sinh, đồng phục của họ sẽ được giạt và sử dụng lại bởi những người mới (Neo là ví dụ tiêu biểu). Do đó, màu sắc của quần áo thường nhợt nhạt như được wax lại, quá khổ/oversize để người nào cũng có thể mặc được (Những chiếc quần, những chiếc áo sweater trễ vai với ống tay rộng mà mọi người có thể thấy trên phim).
Hình tượng Matrix len lỏi rất nhiều vào văn hóa ăn mặc và thời trang, trong đó có cả runway. Những sàn diễn của Dior, Balenciaga, Alyx..với phong cách kết hợp giữa những chiếc sunglasses nhỏ, những phụ kiện bằng nhựa tổng hợp, những long jacket bóng bẩy, tactical belt/vest – nhìn vào chúng ta có thể liên tưởng ngay tới Ma Trận thông qua Neo, Trinity hay Morpheus. Với màu đen chủ đạo, sự chơi đùa ánh sáng và hình khối nhờ chất liệu và những đôi boots quá khổ - có lẽ chủ đề của Matrix vẫn mãi bền vững trong các sàn runway và thời trang – đặc biệt mà Cyberpunk vẫn luôn là chủ đề hot.
LATEX – CHẤT LIEU PHỔ BIẾN TRONG PHIM.
Latex, một chất liệu hay được sử dụng trong thế giới thời trang. Nhưng đây không phải là một câu chuyện dễ dàng khi chất liệu này từng được gắn liền với fetish-wear – nơi mà sự phóng khoáng nhất của sex, gender và BDSM được tung ra cho dù khởi điểm của latex không lại là như vậy. Latex là một nguyên liệu tự nhiên, được lấy từ nhựa cây cao su. Cây cối khi bị hư hại thì cũng tiết ra một loại mủ để bịt vết thương, bảo vệ khỏi sâu bệnh trước khi lành lại – đó là nguyên thủy của Latex.
Vào thế kỉ thứ 19 (khoảng năm 1824), người Scotland đã tạo ra chất liệu latex để làm những chiếc áo khoác chống thấm nước. Vì là cao su nên khả năng trượt nước của latex là có nhưng thời điểm đó, kĩ thuật chế biến chất liệu và xử lí chưa cao nên latex làm áo jacket không được hợp lí cho lắm vì latex dễ dàng dính (Như mủ cao su vậy) và độ chịu nhiệt kém, dễ dàng bị nóng chảy. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và thêm các phụ chất, xử lí thì latex mới dễ dàng ứng dụng lên quần áo như bây giờ vậy.
Khi latex được phát minh ra, có những người (hơi weird một tí) lại yêu cái mùi tự nhiên của latex và thích cái cảm giác chất liệu bó sát vào cơ thể. Giải thích như thế nào nhỉ, vì nó bám sát vào da của cơ thể nên họ cảm giác như được “Tự do” “Thả Rông” ngay tại những nơi công cộng. Latex Clothing mang lại sự hồi hộp, cảm giác thú vị khi mặc nó ra ngoài – thế là như thời 4.0, những người yêu chất liệu cao su này lập hội – “Hội những người yêu đồ latex” và Mackintosh là một trong những tổ chức fetish/ái vật đầu tiên của UK (gần với Scotland – nơi xuất phát Latex đó các bạn). Hội này phát triển mạnh và nhiều tới mức, nó trở nên cấm kỵ vì những điều tiếng không hay về chất liệu này. Vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn thường thấy của xã hội lúc đó – nên sau WWII, những hội fetish này phải hoạt động ngầm.
Vì để khoe những bộ phận mang tính gợi cảm và giới tính cao nên latex hoàn toàn phù hợp với mục đích đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy chúng ở những chiếc corsets, boots, body suits làm bằng chất liệu này. Sau biến cố bị bắt hoạt động ngầm ở các clubs, đoàn hội thì latex một lần nữa tại tung mình với 1 phong trào (Cũng xuất phát từ UK) mang tên Punk/Rock. Subculture này mix and match toàn bộ các văn hóa đã xảy ra trước đó tại sở tại và không thể thiếu fetish-wear. Sự nổi loạn, show rõ những phần thô nhất của bản thân hay mĩ từ “Tao là Tao, Tao làm những gì tao muốn, chấp nhận con người tao và tận hưởng nó” là tuyên ngôn của Latex. Punk/Rock không thể thiếu những trang phục bó sát, những chiếc quần làm bằng Latex.
Lại nói về Latex kỉ nguyên Punk/Rock, chúng ta lại nhắc về Let it Rock Store hay sau này là SEX Boutique của Vivienne Westwood và Malcolm Mclaren. Bảng hiệu của cửa hàng làm bằng chất liệu cao su và màu hồng, những sản phẩm sử dụng latex là một trong những dòng chủ lực của Vivie và Malcolm – góp phần đẩy mạnh chất liệu này trở thành phổ biến bậc nhất thập niên 70s-80s.
Được đà thắng thế, latex len lỏi lên trên thế giới thời trang và những ngôi nhà fashion cỡ lớn. Vào thập niên đó, giới trẻ ra sức thể hiện sự tự do và bản thân mình – mang tới những sắc màu vô cùng gợi cảm và nhiều lúc rất fetish ( gợi d*c đó các bạn). Phim ảnh, âm nhạc cũng đưa latex lên trên màn hình nhỏ để biến chúng từ một kẻ bị cấm kỵ thành người chào đón.
Các ngôi sao, đặc biệt là sao nữ cũng như các fashion designer thiết kế cho womenswear(Đồ nữ) cũng cực kì yêu thích latex vì nó giúp họ khoe với công chúng những đường cong gợi cảm nhất của người phụ nữ. Lady Gaga, Angel Jolie, Kim V3 rồi Chanel, SLP, Balmain, Thierry Mugler, Moschino..latex đều tự tin sải bước lên trên đó.
Trong sustainable Fashion/Thời trang bền vững, cũng có nhiều luồng ý kiến ủng hộ sử dụng chất liệu Latex thay thế dần cho da. Vì nếu xét cho cùng, latex nhìn ngoài cũng “na ná” chất liệu leather (Một cách tổng thể nhất) và nếu ứng dụng tốt các công nghệ hiện đại thì latex hoàn toàn có thể thay thế cho da động vật. Có nghĩa là con người không phải giết những động vật vô tội để lấy da của chúng làm các sản phẩm thời trang nữa.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過55萬的網紅人生勝利組Life victory group,也在其Youtube影片中提到,很多畫家憑高超的畫功出名,義大利婚禮攝影師Matteo Carta卻自認為是「世界最差畫家」。他業餘的愛好是畫名人畫像,這些畫像非常醜,但準確抓住了人物的特徵,看起來很有神韻。 Music:Invisible Matteo Carta Instagram: https://www.instagr...
「kim reeves」的推薦目錄:
- 關於kim reeves 在 Facebook 的精選貼文
- 關於kim reeves 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於kim reeves 在 STYLE-TIPS.COM Facebook 的精選貼文
- 關於kim reeves 在 人生勝利組Life victory group Youtube 的最讚貼文
- 關於kim reeves 在 Keanu and his sister Kim | Keanu reeves family ... - Pinterest 的評價
- 關於kim reeves 在 Kim Reeves - Love you brother ❤️ | Facebook 的評價
- 關於kim reeves 在 Kim Reeves Biography The Untold Story of Keanu ... - YouTube 的評價
- 關於kim reeves 在 Kim Reeves's Instagram, Twitter & Facebook on IDCrawl 的評價
kim reeves 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
NHỮNG BỘ PHIM VỀ THỜI TRANG/ HOẶC CÓ THỜI TRANG ĐẸP NÊN TRẢI NGHIEM.
Dịp ngày Tết, bên cạnh thời gian giành cho gia đình có lẽ một quỹ thời gian trống ra để dành trải nghiệm những bộ phim hẳn là điều mà ai cũng có. Nó càng tốt hơn trong thời điểm dịch như thế này việc chúng ta hạn chế ra ngoài đường tụ tập bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như gia đình. Sau đây là một số phim nếu bạn nào coi rồi thì coi lại, còn nếu bạn nào chưa coi thì hãy dành chút thời gian để trải nghiệm nội dung film cũng như quan trọng nhất – chính là thời trang.
1. SONG LANG
Hẳn rồi, mình luôn ưu tiên người Việt và quý trọng những giá trị thuần Việt. Top list sẽ là một bộ phim của đạo diễn Leon Le với sự tham gia của những diễn viên của Việt Nam như Isaac, Kim Chi… Bộ phim được 7.8/10 trên IMDB – hông hề tệ chút nào với một bộ phim Việt. Dù bộ phim còn nhiều chỗ hổng do hạn chế về kinh phí cũng như nếu quá khó tính – khán giả sẽ có nhiều điểm không hài lòng. Nhưng bỏ qua tất cả điểm đó, hãy nói về 1 hình ảnh đẹp hơn. Đó chính là “Cải Lương” , một trong những nét văn hóa đặc trưng và đậm đà bản sắc của miền Nam Trung Bộ. Trong thị trường phim Việt quá nhiều bộ phim Hài với việc mang lên dàn diễn viên tay ngang với nội dung cạn, làm tiền thị trường và gây ra nhiều định kiến với khán giả, Song Lang lại mang tới một nét đặc trưng của Sài Gòn. Và đó là “Cải Lương” – hiếm có một nhà sản xuất, một đạo diễn này lại chấp nhận mang một nét truyền thông làm 1 bộ phim với nội dung dễ gây buồn ngủ với lứa trẻ hiện đại vậy.
Với Cải Lương – thứ thời trang mà chúng ta được xem đó là thứ thời trang của truyền thống, của những trang phục đậm chất cổ xưa. Với các vở diễn tích xưa hay cốt truyện nước ngoài thì trang phục sẽ được lấy cảm hứng từ đất nước đó, còn với các vở Việt thì gần như trang phục sẽ được lấy như y thật ngoài đời. Áo dài, Áo bà ba, khăn tấm… đều được tái hiện trên sân khấu và ở “Song Lang” chúng ta sẽ được chiêm nghiệm một phần những điều đó.
Màu sắc và cách ăn mặc khác của những diễn viên trong phim gợi nhớ một phần xưa kia của Sài Gòn. Nếu bạn nào thích Retro/Vintage thì cũng là 1 niềm cảm hứng cho các bạn để tìm hiểu thêm về thời trang của những người đi trước như thế nào.
2. HIGH AND LOW:
“Cao và Thấp” – series kiểu bá vương học đường, những bè phái thuộc Trung học phổ thông và mafia đường phố Nhật Bản luôn có sức hút đặc biệt. Khá gần gũi với người Việt thông qua những người tiền nhiệm hoặc song song như Crows Zero, giống như tên gọi của nó – High and Low đánh vào thứ thời trang High – culture và Low – Culture. Tùy thuộc vào mỗi băng đảng mà thời trang thay đổi khác nhau – có băng đậm chất đường phố/ đúng nghĩa là kiểu đường phố hiphop, có băng lại kiểu hippie hơi pha chút Americana, có băng lại toàn chơi đồ high-end/luxury, có băng lại kiểu workwear/biker/suit. Sự đa dạng về thời trang khiến chúng ta đắm chìm trong thế giới của High and Low. Motive của phim thì ở mức bình thường, nếu không nói là dễ đoán – tuy nhiên, với một bộ phim giải trí với các cảnh đấm đá, lối sống phóng khoáng của 1 phần giới trẻ Nhật (Có thể hiện 1 phần của Harajuku) cộng các diễn viên ngầu thì sẽ phù hợp cho các bạn trẻ chiêm nghiệm xem có phong cách nào hợp với mình hay không.
3. THE NEON DEMON
Dịch sát là “Ác quỷ sau ánh đèn” hay người Việt hay gọi là “Ác quỷ sàn catwalk” với sự tham gia của diễn viên trẻ tài năng Elle Fanning cũng như có sự góp mặt của Người đàn ông tử tế nhất Hollywood Keanu Reeves. Bộ phim thuộc thể loại tâm lý kinh dị, được phát hành vào năm 2016. Nếu bạn nào muốn làm model chuyên nghiệp hay thích dấn thân vào nền công nghiệp thời trang này, hãy coi “The Neon Demon” như 1 lời cảnh cáo nhẹ về mặt tối của sự hào nhoáng này từ mình. The Neon Demon cho chúng ta thấy một thế giới xa hoa nhưng cũng đầy áp lực, giả tạo và sự trống rỗng đến từ việc đào tạo và quảng bá những người mẫu trẻ. Tỉ lệ vàng của việc chọn model bằng việc chọn khuôn mặt, da trắng (of course), gầy và mảnh khảnh – đến nỗi có những người phải sử dụng bàn tay của dao kéo, của thẩm mĩ để đạt được điều này. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa người mẫu và người mẫu, những nỗi ám ảnh của việc bị đào thải đẩy đến sự ghen tị cùng cực, những thói quen bệnh hoạn, sự lạm dụng chất kích thích đã đẩy đến sự kinh dị đậm chất tâm lý ám ảnh cho người xem.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng được xem những bộ cánh/trang phục hào nhoáng, đắt tiền và lộng lẫy nhất của giới high-end/luxury fashion. Những bước chân tập tễnh đầu tiên trên sàn catwalk của Elle cũng khiến chúng ta không hết trầm trồ về sự diệu kì của sàn diễn cũng như thái độ trân trọng của người mới. Nhưng – như mình nói ban đầu, đoàn kết/chia rẽ và sự tự ái có thể khiến những cô người mẫu xinh đẹp kia có thể sát hại lẫn nhau. Đó là mặt tối của nền công nghiệp này nơi cái đẹp thể hiện rõ ràng sự quyền lực của nó, nhưng cái đẹp – là bản chất của con người hay một món hàng để trục lợi bởi các thương hiệu thời trang. Hãy xem “The Neon Demon”.
4. Phantom Thread
Đã ở thế giới hiện đại thì chúng ta lại quay trở về với London của những năm 1950s – kinh đồ thời trang của sự hoài niệm, của những đường may mũi chỉ và tất nhiên – đó là haute couture. Với sự tỏa sáng của diễn viên gạo cội Daniel Day-Lewis và sự kĩ lưỡng trong từng phân đoạn, chỉ đạo sản xuất, ánh sáng và đặc biệt là trang phục – Phantom Thread được xem là 1 trong 10 bộ phim hay nhất của 2017 nói chung và các bộ phim với chủ đề là thời trang nói riêng.
Chỉ tính cho giải Oscar, Phantom Thread đã giành 1 tá đề cử cho hạng mục Best Picture, Best Director, Best Actor/Supporting Actor.. và giành giả tại Best Costume Design/ Thiết kế trang phục xuất sắc nhất để thấy được cái sự đẹp trong thời trang của bộ phim.
Mặc dù nội dung của phim xoay quanh chuyện tình cảm của fashion designer Reynolds Woodcock và một cô hầu bàn tên là Alma Elson. Nhưng xuyên suốt bộ phim chúng ta có thể có một cái nhìn về văn hóa haute couture ngày xưa và khái niệm của nó. Reynolds chuyên làm và thiết kế những trang phục haute phục vụ cho giới quý tộc và chứng minh rằng “Haute Couture isn’t for everyone”/”Haute Couture không dành cho tất cả mọi người” – nó chỉ dành cho những người có tiền, có khả năng thường thức và sự độc nhất của nó. Bởi thế, cách Reynolds tập trung về việc sản xuất một trang phục luôn luôn cẩn thận, cầu kỳ và vô cùng kĩ lưỡng. Các fashion designer cũng khẽ gửi gắm những thông điệp ẩn trong trang phục của họ – ở trong phim là sự ám ảnh cái chết của người mẹ nên mỗi chiếc váy mà Reynolds làm, đều ẩn dấu 1 thông điệp.
Trong Phantom Thread – các bạn cũng có thể trải nghiệm được quy trình làm đồ đã thành quy củ của nhiều nhà mẫu lớn hiện nay , DIOR, CHANEL, MMM.. và cũng giải thích một phần là sau Haute Couture giá thành luôn cao như vậy. Bởi vì cái tên vốn dĩ đã nằm ở 1 đẳng cấp cao hơn hẳn rồi. Thế giới của nó khác xa với streetwear của chúng ta.
Còn rất – rất nhiều bộ phim khác về thời trang mà cho các bạn chiêm nghiệm nhưng giới hạn của bài viết có lẽ không cho phép mình có thể viết hết. Hãy xem xong đi rồi mình sẽ suggest tiếp nhé. Còn nếu bạn nào xem rồi có thể comment ở dưới để mình còn viết tiếp và nói về nó – như 1 cách để chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới thời trang. Cảm ơn mọi người.
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
kim reeves 在 STYLE-TIPS.COM Facebook 的精選貼文
【#迷妹福音】與 #奇洛李維斯 約會不是夢!慈善拍賣15分鐘會面已叫價達 13萬港元!
荷李活型男 #KeanuReeves 一向善心親民,對身邊所有人都非常友善,更經常為慈善出力,是公認的男神和暖男。近日,他再為慈善出力,拍賣15分鐘的約會時間,為癌症慈善機構籌款!
這次他籌款的機構為 #CampRainbowGold,雖然只是透過 #Zoom 與他傾談15分鐘,但能夠與偶像會面,相信是不少影迷的夢想。目前叫價已經高達16,400美元(約13萬港元),而活動將在當地時間6月22日下午12時結束。
事實上,Keanu Reeves 曾為不同的癌症慈善機構籌款,這都因為他的妹妹 Kim Reeves 曾經受白血病煎熬。除了 Camp Rainbow Gold。他亦先後曾向 PETA、SickKids、Stand Up to Cancer 等組織捐贈數百萬美元。除了捐款,他更成立了癌症慈善機構,卻從來沒有掛名,絕對是低調慈善家!🖤🖤
kim reeves 在 人生勝利組Life victory group Youtube 的最讚貼文
很多畫家憑高超的畫功出名,義大利婚禮攝影師Matteo Carta卻自認為是「世界最差畫家」。他業餘的愛好是畫名人畫像,這些畫像非常醜,但準確抓住了人物的特徵,看起來很有神韻。
Music:Invisible
Matteo Carta Instagram:
https://www.instagram.com/thebadrawer/
kim reeves 在 Kim Reeves - Love you brother ❤️ | Facebook 的推薦與評價
Your mother is still beautiful! I think she provided a good education and love for her children, even though she had a very busy life with her ... ... <看更多>
kim reeves 在 Kim Reeves Biography The Untold Story of Keanu ... - YouTube 的推薦與評價
In this video, we take an in-depth look at the life of Kim Reeves, the lesser-known but equally fascinating sister of Hollywood superstar ... ... <看更多>
kim reeves 在 Keanu and his sister Kim | Keanu reeves family ... - Pinterest 的推薦與評價
Actor Keanu Reeves, host Mimi Kim and chef Brian Malarkey attend... ... <看更多>