[RESEARCH SERIES] Cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần Phương pháp nghiên cứu (Research methods)
Khi đọc phần phương pháp nghiên cứu, biên tập viên và người bình duyệt sẽ cơ bản thấy được khả năng nghiên cứu, sự chuyên nghiệp trong nghiên cứu của tác giả. Thông tin được viết trong phần này phải đủ chi tiết để người đọc đánh giá được sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu, quy trình thu thập và xử lý dữ liệu bạn đã sử dụng. Bài viết chị chia sẻ hôm nay về kinh nghiệm của TS. Nguyễn Hữu Cương khi viết cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần phương pháp nghiên cứu, mọi người đón đọc nhé!
Nếu như phần Tổng quan nghiên cứu (Literature review) được coi là phần khó viết nhất thì phần Phương pháp nghiên cứu được cho là phần dễ viết nhất (nhiều người thường viết phần Phương pháp nghiên cứu đầu tiên) đơn giản bởi vì ta chỉ mô tả lại những gì đã làm trong quá trình lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, để có một phần Phương pháp nghiên cứu tốt, bạn cần lưu ý là thông tin bạn viết trong phần này phải đủ chi tiết để độc giả đánh giá được sự phù hợp của các phương pháp nghiên cứu bạn đã sử dụng, đánh giá được độ giá trị (validity) và độ tin cậy (reliability) của kết quả nghiên cứu (Belcher, 2019).
Thông thường những thông tin cần viết trong phần Phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Các phương pháp thu thập dữ liệu đã sử dụng (data collection methods): định lượng (quantitative), hay định tính (qualitative), hay hỗn hợp (mixed method).
- Các công cụ thu thập dữ liệu tương ứng với phương pháp thu thập dữ liệu: bảng hỏi (survey questionnaires), dữ liệu phân tích thống kê (statistical analysis) đối với phương pháp định lượng; phỏng vấn (interview), quan sát (observation), phân tích văn bản (document analysis), thảo luận nhóm (focus group)… đối với phương pháp định tính.
- Đối tượng tham gia cung cấp dữ liệu (participants) và chọn mẫu (sampling): mô tả quần thể nghiên cứu (target population), phương pháp chọn mẫu, tổng số mẫu thu được.
- Quá trình thu thập dữ liệu (data collection procedure).
- Phân tích dữ liệu (data analysis): dùng công cụ, phần mềm gì để phân tích dữ liệu, ví dụ SPSS đối với phân tích dữ liệu định lượng hay Nvivo đối với phân tích dữ liệu định tính.
- Những vấn đề cần lưu ý về đạo đức nghiên cứu (ethical considerations), đặc biệt đối với những nghiên cứu liên quan đến trẻ em, người bệnh, người tàn tật, người già (Azevedo et al., 2011; Belcher, 2019).
Một phần lưu ý nữa là bạn nên trình bày phần Phương pháp nghiên cứu theo từng đầu mục (sub-heading) một cách chi tiết để một người không trực tiếp tham gia vào nghiên cứu vẫn hiểu chính xác bạn đã làm gì và tại sao.
Lưu lý là phần Phương pháp nghiên cứu thường chiếm 1/8 (một phần tám) bài báo. Như vậy, với bài viết có độ dài 4000-8000 từ thì Phương pháp nghiên cứu có thể có độ dài tương ứng là 500-1000 từ.
Tài liệu tham khảo
Azevedo, L. F., Canário-Almeida, F., Fonseca, A. J., Costa-Pereira, A, Winck, J. C., & Hespanhol, V. (2011). How to write a scientific paper—writing the methods section. Rev Port Pneumol, 17(5), 232-238.
Belcher, W. L. (2019). Writing your article in 12 weeks: A guide to academic publishing success (2nd ed.). Chicago: Chicago University Press.
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
quantitative research method 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[Apply Story] - Phụ nữ lớn tuổi có gia đình, có con nhỏ, không có tiền có thể đi du học được không?
Hôm trước bạn Hoa Dinh có nhắn tin, nhờ mình chia sẻ về việc học của mình để khích lệ những phụ nữ lớn tuổi, có gia đình, có con nhỏ, hay là mẹ đơn thân , không có nhiều tiền, và lớn lên ở vùng quê/thành phố nhỏ không có nhiều điều kiện học tập vẫn có thể thực hiện ước mơ du học và làm việc tại nước ngoài.
Mình tên thật là Hoàng Thục Nhi, mình U50 rồi, nhưng vẫn nghĩ mình còn trẻ hihi. Mình lấy bằng tiến sĩ về Giáo dục tại Phần Lan khi đã bước qua tuổi 40.
Hiện nay thì mình là giảng viên và làm nghiên cứu tại một trường ĐH công lập ở đông Phần lan, Trường mình là một trong những trường đại học lớn và thuộc top 7 của Phần lan. Mình dạy môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Định Lượng ( Quantitative Research Method), năm nay mình dạy thêm môn Approach to Special Education in Finland ( tạm dịch Tiếp cận Giáo Dục Đặc Biệt ở Phần lan). Ngoài ra mình còn làm việc tại trường ĐH Aalto , school of sciences, ngành Industrial Engineering and Management. Trường ĐH Aalto là trường chuyên về công nghệ, kỹ thuật, trường thuộc top 2 của Phần Lan
Nhìn lại quá trình học vấn thì mình thấy mình cũng may mắn. Nhà mình đông anh em (6 anh chị em), ba mẹ là giáo viên nên không có nhiều tiền cho mình đi học. May mắn là ba mẹ không tốn nhiều tiền cho việc học của mình lắm. Hồi còn nhỏ, thì học phí trường công tương đối thấp, lại là con giáo viên nên mình cũng được miễn giảm một số khoản phí. Hết cấp 3, mình không nộp đơn thi đại học ở Sài Gòn hay Hà nội vì mình biết có đậu chắc ba mẹ mình cũng không có tiền cho mình xuống Sài gòn học, mình lại còn 5 đứa em đang tuổi ăn tuổi lớn. Ba mẹ mình nuôi chừng đó miệng ăn với mức lương giáo viên là cũng chật vật rồi nói gì đến đi học xa.
Mình thi đại học gần nhà, được học bổng, không tốn tiền học phí lại được mấy trăm ngàn 1 tháng làm tiền tiêu vặt, ở nhà nên không tốn tiền trọ và tiền ăn. Thời đại học của mình trôi qua rất êm đềm, như là sinh viên cấp 4 vậy, không khác biệt lắm so với cấp 3. Vì không ở xa nhà, nên không biết thời sinh viên với ký túc xá v.v. nó thế nào hihi
Tốt nghiệp ĐH xong, thì mình đi thi công chức, mong tìm được việc làm để phụ giúp ba mẹ. Mình thi viên chức điểm cũng cao, nằm trong top 4, hồi đó nơi mình ở có 4 chỉ tiêu giáo viên ( tức là tuyển 4 người đó hihi), làm mình cũng hy vọng lắm. Nhưng đợi hoài đợi hoài , bạn mình lần lượt nhận nhiệm sở đi làm hết, mà mình chẳng thấy gì. Xem như rớt rồi, thế là mình nói với ba mẹ mình là mình muốn xuống Sài Gòn tìm việc, nhiều người kể cả ba mẹ mình nghĩ rằng đây thật là một ý tưởng điên rồ vì tại thời điểm đó nhiều người tốt nghiệp ở Sài gòn còn không xin được việc phải về quê. Huống chi 1 con nhỏ ở dưới quê như mình lại có hy vọng xin được việc ở Sài gòn.
Nhưng mình vẫn quyết tâm đi, vì mình không chịu nổi cảnh ở không, không có việc làm. Mà hồi đó ở BMT việc làm rất ít, hầu như chỉ các cơ quan nhà nước, công ty tư nhân không nhiều như bây giờ, và việc tìm được việc trong các công ty nhà nước thì cần các mối quan hệ và tiền. Những cái đó nhà mình không có.
Mình xuống Sài gòn may mắn được bác Thiện giới thiệu cho làm việc ở Văn Phòng Du học của chú Van pham, Việt kiều Úc mở ở quận 3. Rồi mình làm việc ở nhiều công ty lớn có, nhỏ có, VN có, nước ngoài có, như Fiditourist nè, Hội Việt Mỹ nè, rồi Cleverlearn VN, rồi dạy học ở TTNN ĐHSP CN8, rồi Nuffic Neso. Nuffic Neso là một văn phòng giáo dục của Hà lan, government funded office, chuyên giới thiệu quảng bá về giáo dục Hà lan, và xúc tiến hợp tác giữa các trường ĐH VN và Hà lan. Nó giống như văn phòng DAAD của Đức, IDP của Úc, British Council của Anh vậy á. Nhờ làm việc ở đây mình có nhiều điều kiện hơn để tìm hiểu các học bổng khác nhau, rồi ước mơ du học càng lớn hơn. Rồi mình bắt đầu nộp đơn xin học bổng, đầu tiên mình xin học bổng Fulbright , được vô vòng phỏng vấn, lần đầu tiên nộp học bổng mà lại học bổng xịn, vô được vòng phỏng vấn làm mình run, nên khi phỏng vấn hơi lắp bắp và mình rớt hihi. Cũng đúng thôi, học bổng xịn, cạnh tranh cao, nên một người không tự tin khi phỏng vấn nói lắp bắp rớt là đúng rồi.
Rồi mình nộp Australian Award Scholarship, được vô vòng cuối và cho đi thi IELTS, nhưng do cái địa chỉ 3 sẹt ở sài gòn của mình nó dài và phức tạp quá, nên mấy anh chị ở văn phòng AusAid hà nội đánh sai địa chỉ, thành ra chờ hoài không thấy thư. Thư sai địa chỉ bị trả về bưu điện, trong cái rủi có cái may, may sao chị nhân viên ở bưu điện Bình Thạnh thấy sdt của mình ngoài bì thư nên gọi thử, và mình lật đật chạy lên bưu điện Bình Thạnh ở đường Phan Đăng Lưu lấy thư. (Chị nhân viên bưu điện ở Bưu cục Bình Thạnh có đọc được dòng này thì em cám ơn chị nhé.) Do thư đi lưu lạc miết, nên khi mở thư ra thì chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ thi rồi, thế là mình xin nghỉ làm 2 ngày để ôn thi. Rồi mình thi đậu IELTS nhưng chờ hoài cũng không thấy gì, chắc là rớt rồi, thế là mình đi làm tiếp hihi, chờ ngày xin học bổng khác.
Rồi mình được học bổng của chính phủ Hà Lan (có duyên với Hà lan ghê, nên yêu Hà lan lắm hihi). Mình sang Hà Lan học thạc sĩ về giáo dục ở trường ĐH Groningen. Trường ĐH Groningen là một trong những trường ĐH lâu đời ở Hà lan, thuộc top 100 của thế giới, là nơi đức vua hiện tại đang trị vì của Hà Lan từng theo học. Nên trường có các campus rất cổ kính, một con nhỏ thích truyện cổ tích như mình mê mẫn luôn hihi. Y như sống trong mơ vậy. Học bổng mình được nhận là học bổng toàn phần, ngoài tiền học phí mình còn được cấp tiền ăn ở,đi lại, bảo hiểm và cả vé máy bay đi và về luôn.
Sau khi học xong thì mình tiếp tục đăng ký học tiến sĩ ở Phần lan vì mình nghĩ Phần lan là nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, mình lại học về giáo dục thì nên đến Phần lan. Đầu tiên thì mình đi học dưới dạng học bổng, sau vài tháng thì mình được trường ký hợp đồng làm việc. Sau khi học xong chương trình tiến sĩ thì mình may mắn được giữ lại trường giảng dạy và nghiên cứu. Mình làm việc cho trường đến nay đuọc gần 7 năm rồi. Đây cũng là nơi mình gắn bó và làm việc lâu nhât từ trước đến nay.
Thành phố nơi mình ở rât yên bình, người dân rất hiền hòa và tử tế. Tuy hiện nay tình hình covid hơi bị căng nhưng sinh hoạt của người dân cũng không bị đảo lộn nhiều, vẫn diễn ra bình thường, yên bình. Vì Covid, nên học kỳ mùa xuân năm sau dự kiến các khóa học vẫn là online là chủ yếu. Nên các bạn sinh viên đang ở Vn không cần vội qua đâu vì VN không bị Covid nặng như ở đây, nên ở Vn tránh Covid một thời gian, khi nào covid hết thì qua. Như vậy cũng đỡ được tiền ăn và ở đáng kể, vì Phần lan là một trong những nước có sinh hoạt phí đắt đỏ nhất châu Âu.
Hình 1 là hôm mình tốt nghiệp Thạc sĩ ở Hà lan và hình 2 là khi mình đang bảo vệ luận án tiến sĩ ở Phần lan
Bài trên chị được chị Nhi chia sẻ với hy vọng sẽ thúc đẩy mọi người cố gắng hơn trong việc ứng tuyển học bổng vì học tập là công việc cả đời nên bất cứ lúc nào cũng có thể bắt đầu và tiếp tục được. Thay mặt các bạn Schofan của Scholarship for Vietnamese students, em Hoa cảm ơn chị nhiều về bài chia sẻ ạ, chúc chị luôn khoẻ mạnh và tiếp tục thành công nhiều hơn trên con đường phía trước <3
<3 Like page, tag và share bạn bè nhé <3
#scholarshipforvietnamesestudents #HannahEd #HannahEdApplystory #scholarships #studyingabroad
quantitative research method 在 喜劇演員 Facebook 的最佳貼文
[毒汁四射]食百力支
http://www.diginfo.tv/v/11-0226-r-en.php
Pocky Game System Facilitates Biting Communication
A research group at JAIST has developed a prototype system for playing the Pocky game by yourself. This project is part of the group's research on using biting motions as a form of communication.
"In the Pocky game, two people start eating a Pocky from each end, until their lips touch. So you can't play without a partner. We thought it would be good if you could play with your ideal partner. So we've made this system to try doing bite communication in a Pocky game, using a cartoon character or famous person."
"The system nibbles the Pocky from the far end, and the sound and vibration of biting are communicated to the user. And when the user chews along the Pocky, the system's face moves forward, so finally, the user's lips touch the candy lips, and the game ends."
"Here, we've used a servomotor and the lever principle to break the Pocky, and reproduce the vibration and sound of biting. We've also tried using gears and various other ways of breaking the Pocky. But through feedback from users, we've found that this method is the most realistic. From now on, we'd like to make quantitative improvements."
Next, the group would like to make the system more interactive, by detecting the user's biting motion. They are also considering adding the ability of playing the Pocky game with other people over the internet.