SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐƠN GIẢN
Như thiên tài vật lý Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn không thể giải thích được vấn đề cho một đứa nhóc 6 tuổi, thì bản thân bạn cũng chưa thực sự hiểu rõ nó”. Sự thật là, dù có hay không ý thức, thì con người vẫn luôn ưa chuộng sự đơn giản hơn sự phức tạp, và thường có khuynh hướng lựa chọn cũng như làm việc tốt hơn với những gì gần gũi, dễ hiểu đối với mình. Điều này cũng phần nào lý giải cho việc tại sao các phong cách sống mộc mạc, giải thoát con người khỏi lệ thuộc vào nhiều thứ như Minimalism, Tiny House của Mỹ hay Danshari từ Nhật lại tạo nên “cơn sốt” cho hàng triệu người trên thế giới trong thời gian qua.
Trong hoạt động kinh doanh, sự thật này vẫn còn nguyên giá trị. Hãy thử nhìn vào logo qua các thời kì của Nike, Pepsi, hay Mercedes Benz, sẽ thấy chúng đều có một điểm chung: Càng ngày càng đơn giản.
Và, xu hướng đơn giản hóa mọi việc không chỉ tồn tại trong thiết kế đồ họa, mà còn có tác động đến cả sản phẩm công nghệ. Ví dụ, ngày nay, người ta có thể quá quen thuộc với những chiếc smartphone với màn hình lớn và duy chỉ một vài nút bấm; song, trước khi kẻ cách tân làng điện thoại là iPhone xuất hiện, những chiếc điện thoại đã trông như thế nào? Chẳng phải chúng đã có hình vuông, hình bầu dục, nắp gập, nắp trượt, vừa gập vừa trượt, lâu lâu lại được sắm thêm bút cảm ứng và bàn phím với cả tá nút bấm hay sao?
Vài năm trở lại đây, có một chủ đề khá nóng, được đưa ra bàn luận sôi nổi, là làm thế nào để các marketer có thể xây dựng được trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, trải nghiệm như thế nào mới được gọi là tốt hơn? Liệu “tốt hơn” sẽ đồng nghĩa với việc tăng lượng tương tác cũng như thời gian giữa người tiêu dùng với thương hiệu? Hay “tốt hơn” đến từ việc đơn giản hóa trải nghiệm khách hàng, giảm bớt thời gian dành cho thương hiệu và thay vào đó để người tiêu dùng tận hưởng cuộc sống?
Thông qua bảng nghiên cứu đánh giá thường niên mang tên Global Brand Simplicity Index (Chỉ số Đơn giản của các Thương hiệu Toàn cầu), Siegel+Gale – một công ty đa quốc gia trong tư vấn chiến lược và trải nghiệm thương hiệu cho rằng, các marketer cần phải suy nghĩ lại về việc thế nào là một trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Bởi vì, đa số khách hàng đều khao khát sự đơn giản, nhanh chóng, liền mạch khi tương tác với thương hiệu.
Được biết, nghiên cứu năm 2017 của Siegel+Gale đã tiến hành khảo sát trực tuyến hơn 14.000 người tại 9 quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra bảng xếp hạng cho 857 thương hiệu, dựa trên sự đơn giản mà người được khảo sát cảm nhận từ chúng. Và, đây là một số chi tiết đáng chú ý: Có tới 64% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những trải nghiệm đơn giản hơn; 61% người tiêu dùng nhiều khả năng sẽ giới thiệu một thương hiệu hơn bởi vì nó đơn giản.
Trên thực tế, nhiều tỷ phú như Richard Branson, Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay những doanh nhân nổi tiếng khác, cũng đều gặt hái thành công rực rỡ nhờ biết áp dụng triệt để sự đơn giản vào thực tế kinh doanh.
Tỷ phú Richard Branson từng chia sẻ lời khuyên: “Các giải pháp tốt nhất là thứ có thể giải thích một cách rành mạch và đơn giản những điều khó hiểu, để ai cũng có thể tiếp thu chúng một cách dễ dàng. Những doanh nhân với các ý tưởng kinh doanh phức tạp có lẽ thường quên mất chân lý này: Cuộc sống thực ra rất đơn giản, nhưng chúng ta cứ cố làm cho nó phức tạp hơn mà thôi”.
Nhà sáng lập Virgin Group thậm chí còn đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sự khả thi của một ý tưởng kinh doanh qua việc nó có được để vừa trong một chiếc phong bì hay không.
Vị tỷ phú người Anh chia sẻ: “Ngày hôm nay, nếu như ai đó trình bày với tôi về một ý tưởng kinh doanh mà họ cho là tốt hơn so với những mô hình đã có sẵn, tôi sẽ hỏi liệu bảng tóm tắt ý tưởng của họ có thể được để vừa trong một cái bao thư hay không. Nếu ý tưởng đó quá phức tạp để có thể được giải thích một cách ngắn gọn, chắc hẳn người tiêu dùng sẽ khó mà hiểu được nó, và dĩ nhiên, xác suất họ không mua hàng là rất cao”.
Ngoài tỷ phú Richard Branson, CEO quá cố của Apple – Steve Jobs, cũng là một ví dụ điển hình cho sự thành công từ việc theo đuổi triết lý đơn giản trong kinh doanh. Cụ thể, trong quá trình thiết kế giao diện của máy nghe nhạc iPod, Jobs đã tìm mọi cách có thể để giảm thiểu số lượng chi tiết mà ông cho là thừa thãi.
Khi đó, Jobs đã dứt khoát yêu cầu cấp dưới phải làm sao để người dùng iPod có thể đến bất cứ thư mục chứa nhạc nào mà họ muốn trong vòng 3 lần bấm phím. Tony Fadell – trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm iPod lúc đó kể lại rằng, có nhiều lúc, cả đội thiết kế phải vắt óc suy nghĩ về các vấn đề có khả năng phát sinh với giao diện người dùng, nhưng chỉ với một câu hỏi của Jobs, rằng “Tại sao chúng ta lại cần giao diện này?”, cả đội đã nhận ra, họ không thực sự cần đến nó.
Fadell nhớ lại một lần khác, khi cả đội thiết kế trình bày một số khung giao diện dự kiến cho phần mềm ghi đĩa iDVD, CEO của Apple đã “nhảy dựng lên”, rồi vừa vẽ một hình chữ nhật thật to lên tấm bảng, ông vừa nói: “Phần mềm mới sẽ như thế này. Duy nhất 1 cửa sổ thôi. Người ta sẽ kéo video thả vào trong cửa sổ. Sau đó bấm nút ‘ghi đĩa’. Chấm hết! Đó là những gì mà chúng ta sẽ làm”.
Còn nhiều nữa những ví dụ và tấm gương thành công trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh nhờ vào sự đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp. Và, nếu muốn gặt hái thành công trong cả cuộc sống cũng như công việc, bạn cũng nên làm như vậy.
Nguồn: Doanhnhansaigon
siegel+gale 在 TEBA 台灣精品品牌協會 Facebook 的最讚貼文
#品牌心法
秉持「易於使用的服務、原創性內容」的核心價值,Netflix不僅服務遍及全球190個國家、每月用戶高達1.37億人,改變了許多人看電視的方式,在今年的World’s Simplest Brands調查之中,更排名全球第一,成為消費者心目中最簡潔、最容易理解和使用的品牌與服務~
全球品牌策略公司Siegel + Gale表示,在資訊爆炸的現今,開發出容易理解、便於體驗、簡單易懂的產品與服務,才能超越競爭對手!
siegel+gale 在 AppWorks Facebook 的最佳解答
你的品牌是專注在一次性的購買者 (purchase brand) 還是長期的使用者 (usage brand)?
一份由 SAP, Siegel+Gale 和 Shift Thinking 共同發表的研究指出,傳統 purchase brands 和新數位品牌 usage brands,在本質上最大的不同點在於,傳統品牌主要投資在購買前的銷售 (搜尋和購買),而新數位品牌則投資在銷售後的經營與維護 (客服、教育和社群分享)。
對比品牌如:
Hilton/Marriott vs. Airbnb
Gillette vs. Dollar Shave
Coca-Cola vs. Red Bull
研究指出,usage brands 會讓使用者有更強的自主動機去推薦給其他使用者。而轉換成購買偏好時,平均願意付 +7% 較高的價格,且較不願意替換其他品牌。
雖然 usage brands 有更強的品牌忠誠度,然而要從 purchase brands 轉換成 usage brands 不是改變行銷策略這麼簡單,而是要從根本的策略、組織、投資和評估下手。多數的組織中,行銷的順序是在產品研發之後,然而 usage 的心法則是需要將兩者緊密的綁在一起。詳文 >> https://goo.gl/g7e5uK
開工前夕,不妨仔細想想自己的品牌定位,是否有投資足夠的資源在長期使用者的經營。
siegel+gale 在 Siegel+Gale | Facebook 的推薦與評價
Siegel +Gale, 紐約。 6642 個讚· 492 個打卡次。 A global strategic branding firm specializing in strategy, customer experience, design and naming. ... <看更多>
siegel+gale 在 Siegel+Gale (siegelgale) - Profile - Pinterest 的推薦與評價
Siegel +Gale | A global strategic branding firm specializing in strategy, customer experience, design and naming. We are the simplicity company. ... <看更多>
siegel+gale 在 Siegel Gale - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>