DEAR CẢ NHÀ (Gửi các nhà TẤT TẦN TẬT KỸ NĂNG NGHE IELTS - Đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng vào bài thi để nâng điểm trong 3 tháng nha - tin mình nha <3"
(Chia sẻ để nhận bài hay
Bình luận để tôi nghe thấy bạn)
Hãy chia sẻ để nhận được Vlog hướng dẫn tự học 4 kỹ năng theo tuần <3
Kỹ năng nghe IELTS
Nhìn vào cấu trúc của một bài thi nghe IELTS, chúng ta có thể chia nó thành một vài kỹ năng chính, như sau:
1. Dự đoán
Khi chúng ta nhìn vào câu hỏi chúng ta nên cố gắng dự đoán các câu trả lời trước khi nghe, vì điều này giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc đưa ra câu trả lời chính xác. Ví dụ, nếu câu trả lời có thể có một dấu ‘$’ ở phía trước nó, chúng ta sẽ tự động hiểu rằng thông tin cần phải nghe là một số tiền.
Bạn có thể dùng sự phán đoán mọi lúc với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, nhưng chỉ là bạn bạn không để ý đến nó. Ví dụ, khi nghe tin tức và bạn nghe được “núi lửa ở Nam Thái Bình Dương ” bộ não của bạn tự động khởi động để dự đoán những gì bạn sẽ nghe thấy và nó có thể là một việc gì đó liên quan với một ngọn núi lửa phun trào ở quần đảo trong khu vực. Nếu thông tin không phải như bạn dự đoán, nó sẽ gây khó khăn hoặc bối rối khi nghe, vì bạn đã không mong đợi thông tin đó.
Chúng ta gọi nó là “ bối cảnh” và quan trọng rằng bạn không chỉ dự đoán những điều cụ thể như số tiền $ ở trên, nhưng cũng dự đoán bối cảnh chung của những điều bạn sẽ lắng nghe.
2. Từ đồng nghĩa và Paraphrasing
Trong một vài trường hợp bài thi nghe không chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra kỹ năng nghe mà còn là một bài kiểm tra từ vựng. Thường xuyên có các câu tra lời không trực tiếp ứng với từ khóa trong câu hỏi mà là những từ đồng nghĩ hoặc một cách diễn đạt khác của từ đó. Do đó, ban cần phải thực hành cách suy nghĩ về việc các từ bạn nhìn thấy trong câu hỏi có thể được thay thế như thế nào bằng các từ đồng nghĩa.
Ví dụ, các câu hỏi có thể yêu cầu ‘How did the education system improve from 1990-1999?’,
nhưng băng ghi âm có thể mô tả how ‘Schools got better in the ‘90s’.
3. Đọc nối từ.
Nhiều giáo viên tiếng Anh nói rõ ràng và chậm rãi với học sinh và điều này thực sự bất lợi cho việc tiến bộ của họ. Khi bạn nghe thấy cách người bản xứ thực sự nói chuyện, nó rất khó để nghe được những gì họ nói. Đây là chủ yếu là vì họ nối từ . Nối từ là việc liên kết các từ và âm thanh với nhau trong một câu. Ví dụ, ‘I have to go to the doctor, I have an ear ache.’, có thể nghe giống như ‘Ivtegote the doctor, Ivenearake.’
Một vài âm có thể phát ra yếu (Weak) hoặc thay đổi khi đặt trong câu. Ví dụ: ‘Do you want to go? có thể nghe giông như ‘ De ye want te go?’
4. Nhận biết ‘ dấu hiệu thông báo’
Hai trong bốn phần của bài kiểm tra nghe IELTS, bạn sẽ phải nghe ai đó nói một mình, một trong bối cảnh xã hội và một trong phong cách diễn thuyết.Khi có ai đó nói bằng cách này họ thường sử dụng những “dấu hiệu thông báo”. Ví dụ, khi bạn nói một bài thuyết trình bạn có thể nói ‘This lecture is divided into three parts’ và sau đó bạn sẽ nói những câu như ‘First of all…’, ‘Secondly…’, ‘After that…’ and ‘Finally…’.Những cụm từ này giúp người nghe biết họ đang nghe đến phần nào của buổi nói chuyện và những gì đang được nói tới. Nếu chúng ta biết cách để hiểu những dấu hiệu này, chúng ta sẽ có nhiều khả năng để hiểu và theo dõi toàn bộ bài.
5. Nghe cuộc đối thoại giữa 2 người
Lắng nghe hai người nói cùng một luc là một kỹ năng rất khó để làm chủ ngay cả trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Hai của bốn phần của bài kiểm tra nghe bạn phải nghe cuộc đối thoại giữa hai người. Họ có thể có giọng khác nhau, phong cách nói khác nhau và họ có thể đồng ý hoặc không đồng ý với nhau. Nó chiếm đến 50% của bài kiểm tra nghe IELTS do đó, đây là một kỹ năng bạn phải nắm vững.
6. Ghi chú
Hầu hết những người tham dự kỳ thi IELTS bởi vì họ hy vọng sẽ đến một trường đại học nói tiếng Anh. Một trong những điều chính bạn sẽ phải làm ở đó là ghi chú trong tiết học và do đó IELTS kiểm tra kỹ năng này. Khi bạn ghi chú, các giảng viên sẽ không nói chậm lại hoặc quan tâm rằng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của bạn, vì vậy bạn phải học cách làm thế nào để ghi chú ngắn gọn và sau đó ghi lại chúng vào tập đầy đủ hơn sau khi bài giảng kết thúc (với đúng chính tả).
Ví dụ, giảng viên môn Hóa có thể nói ‘Mix with 20 milliliters of hydrochloric acid.’ Bạn không có thời gian để ghi đầy đủ vì thế bạn chỉ nên ghi ‘Mx w 20ml of HCl’.
Bạn là người nghe chủ động hay bị động?
Luyện nghe IELTS nên luôn luôn chủ động và đừng bao giờ thụ động. Nghe thụ động là khi bạn nghe và chỉ nghe. Bạn không nghĩ về những gì bạn đang lắng nghe và bạn có thể ‘chỉnh lớn’ trong một khoảng thời gian dài (you might ‘tune out’ for large periods of time). Rất nhiều sinh viên tôi đã dạy cho tôi biết họ nghe tiếng Anh mọi lúc và họ đang thất vọng rằng họ không cải thiện. Điều này là bởi vì họ không thực sự làm bất cứ điều gì để cải thiện kỹ năng của họ khi họ đang nghe.
Nghe chủ động bao gồm đến việc thiết lập cho mình các nhiệm vụ nhỏ khi bạn đang lắng nghe và thực sự làm một cái gì đó khi bạn đang nghe, giống như bạn đang ở trong kỳ thi nghe IELTS thực sự. Điều này có vẻ như là một việc khó khăn, nhưng nó thực sự giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian vì 20 phút nghe chủ động hiệu quả hơn nhiều so với dành hàng giờ nghe thụ động.
Luyện tập các kỹ năng và các nguồn tài liệu bổ ích
Dưới đây tôi sẽ thảo luận về từng kỹ năng trên và đề xuất một vài bài tập bạn có thể thiết lập cho bản thân để cải thiện những kỹ năng này cũng như một vài nguồn tài liệu online miễn phí mà bạn có thể dùng để luyện tập nghe IELTS tại nhà.
Dự đoán
Thực hành kỹ năng này là khá dễ dàng. Bạn chỉ cần đọc các bài báo và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn có thể tìm thấy trên các cuộc trò chuyện hoặc hội thoại bạn đang nghe và dự đoán một số trong những điều bạn có thể nghe thấy. Viết chúng ra và sau đó lắng nghe để kiểm tra xem câu trả lời của bạn có đúng hay không. Một cách tốt hơn để thực hành kỹ năng này là dự đoán các câu trả lời cho câu hỏi cụ thể trước khi bạn nghe đoạn ghi âm.
Một trang web rất tôt để luyện tập là TED Ed site. Ban có thể tìm thấy hàng nghìn video và tất cả các dạng câu hỏi tại đây.
The British Council’s ‘Listen and Watch’ series of videos cũng có những câu hỏi bạn có thể dùng để dự đoán câu trả lời sau đó nghe lại để kiểm tra
Từ đồng nghĩ và cách viết khác ( Paraphrasing)
Thực hành kỹ năng này cho phép bạn tăng khả năng nghe và từ vựng của bạn cùng một lúc.
Một nguồn nghe tốt để giúp bạn cải thiện vốn từ vựng của bạn trong khi nghe là FluentU. Trang web này có rất nhiều video tiếng Anh và phụ đề song ngữ . Nó cũng có một từ điển ‘hover-over’ cho bất kỳ từ nào bạn không biết nghĩa. Cuối cùng là ‘’learning centre’’, nơi bạn có thể học và ôn lại các từ vựng xuất hiện trong đoạn video.
Đề nghị của tôi cho FluentU là nghe bất kỳ video nào bạn thích và ghi chú những từ nào bạn không biết. Cố gắng đoán nghĩa từ dựa vào bối cảnh trong lần nghe đầu tiên bởi vì đây là một kỹ năng hữu ích để phát triển cho kỳ thi IELTS và sau đó sử dụng công cụ ‘hover-over ‘để xác nhận lại nghĩa của từ. Ngay cả khi bạn chỉ xem một video một ngày, vốn từ của bạn sẽ nâng cao nhanh chóng.
Một cách tốt để thực hành từ synonyms và paraphrasing là lắng nghe một đoạn video ngắn và suy nghĩ về cách viết lại mỗi câu hoặc cụm từ như thế nào. Nếu bạn làm điều này thường xuyên, theo thời gian bạn sẽ quen với các từ đồng nghĩa phổ biến và điều này thực sự sẽ có ích cho bạn ở tất cả các phần của bài thi IELTS.
Đọc nối từ
Chúng ta có thể thực hành kỹ năng này bằng cách làm một việc gọi là ‘micro-listening’. Nó bao gồm việc tạm dừng một câu mà bạn không hiểu và phát lại nó cho đến khi bạn đã hiểu tất cả các từ. Đừng lo lắng về số lần bạn cần phải làm điều này, tập trung vào nghe từng chữ và tách các từ bị đọc nối thành những từ riêng lẻ.
Theo thời gian bạn sẽ quen với cách các từ liên kết với nhau và việc nghe người bản xứ nói sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Những Podcasts hoàn toàn phù hợp để làm việc này vì bạn có thể dễ dàng tạm dừng chúng và phát lại. Podcast như đài phát thanh cá nhân, bạn có thể tải về và lắng nghe bất cứ khi nào bạn thích. Cá nhân tôi lắng nghe chúng mỗi ngày bởi vì có hàng triệu chủ đề bạn có thể nghĩ đến. Bất cứ điều gì bạn quan tâm; sẽ có một podcast về nó.
Webside như: Podbay và ứng dụng như Stitcher rất phù hợp chó việc đăng nhập và tìm kiếm các Podcasts. Chúng cũng có sẵn treen iTunes.Để tìm thêm thông tin chi tiết, tham khảo tại đây
Nhận biết các “dấu hiệu thông báo”
Để thực hành kỹ năng này, bạn có thể nghe một bài giảng và chỉ đơn giản là lắng nghe bất kỳ “dấu hiệu thông báo” nào (signposting language) . Khi bạn nghe một số từ, tạm dừng và suy nghĩ về ý nghĩa của ngôn ngữ và dự đoán những gì bạn sẽ nghe thấy tiếp theo. Tiếp tục điều này cho đến khi hết đoạn ghi âm.
Đề thi nghe IELTS rất dài và nó là không thể, ngay cả đối với người bản ngữ, tập trung hoàn toàn 100% trong suốt thời gian đó. Nhận biết các ‘ dấu hiệu thông báo’ cho phép bạn để ưu tiên và tập trung vào những phần quan trọng của bài nghe có chứa các câu trả lời.
Đây là một vài nguồn tài liệu hay bao gồm hàng ngàn bài giảng online:
– MIT.
– University of Wisconsin- Madison
– Ignite
– VideoLectures.net
– RSA Animates
Lắng nghe hai người đối thoại
Khi hai người đang nói chuyện với nhau họ sẽ đồng ý hoặc không đồng ý với nhau. Bài tập tôi đặt ra cho học sinh khi họ đang lắng nghe đoạn đối thoại giữa hai người chỉ đơn giản là: Khi nào họ đồng ý và khi nào họ có không đồng ý? Họ lắng nghe một cách chủ động những gì đang được nói và khi ai đó đồng ý và không đồng ý họ nên tạm dừng và suy nghĩ về những gì đã được đồng ý hay không đồng ý. Để thực hành thêm họ có thể cố gắng diễn giải lại những điều này.
Thông thường trong các bài kiểm tra nghe IELTS, một người sẽ được đưa ra một tập hợp các hướng dẫn, đưa ra một lời đề nghị hoặc kể một câu chuyện. Khi bạn đang lắng nghe hai người nói và điều này xảy ra, cố gắng nắm vai trò của người nghe và cố gắng để ghi chú các chi tiết quan trọng của câu chuyện hoặc hướng dẫn.
Để tìm các cuộc đàm thoại giữa hai người kiểm tra những nguồn podcast ở trên. Một số podcast chỉ có một người nói, nhưng phần lớn là hai hoặc nhiều người cùng trò chuyện trong một bối cảnh xã hội hoặc học tập.
Ghi chú
Để luyện tập kĩ năng này bạn nên lên các trang web giảng dạy mà tôi đã giới thiệu phía trên. Hãy coi những bài giảng và giả vờ bạn đang trong giờ học và ghi chú những gì giảng viên nói. Mỗi người đều có 1 cuốn sổ ghi chú cho riêng mình, vì vậy hãy viết theo ý của bạn, nhưng việc ghi chú cần theo 1 hệ thống giúp bạn ghi chú nhanh các điều quan trọng, nhưng cũng không quá ngắn đến nỗi bạn không hiểu nó sau bài giảng.
Cuối cùng, bạn nên nhìn lại những ghi chú và xem thử mình có thể viết đúng chính tả các điểm chính bạn đã rút gọn. Viết đúng chính ta là một kĩ năng quan trọng vì nó là một nhiện vụ bạn sẽ làm cuối bài nghe IELTS
Cuối cung, tôi muốn nhấn mạnh rằng khi bạn luyện nghe, hãy nghe những gì bạn thích. Sở thích sẽ giúp ta không nản chí khi nghe, vậy tại sao không thử nghe những gì chúng ta thích?
Search