HÀNH TRÌNH SĂN TÌM RẮN HỔ MÂY KHỔNG LỒ, NẶNG HÀNG TẤN Ở MIỀN TÂY - phần 2 - hết
(Chuyện chép theo lời kể, kể sao chép vậy, đọc xong đừng bảo tui phét nha. Phét nhân vật kiện chết).
Mặc dù tên vườn quốc gia là U Minh Hạ, nhưng trung tâm của vườn và trụ sở ban quản lý lại ở huyện Trần Văn Thời. Xưa kia, rừng U Minh Hạ rộng mênh mông, đến sát nách TP. Cà Mau. Nhưng quá trình di dân, khai phá, rồi hàng loạt vụ cháy rừng diễn ra trong suốt mấy chục năm, mà rừng tràm nguyên sinh co lại, chỉ còn tập trung nhiều nhất ở huyện Trần Văn Thời. Hiện tại, theo con số mới nhất, rừng tràm U Minh chỉ còn 55 ngàn héc-ta. Trong đó, quy hoạch Vườn quốc gia U Minh Hạ rộng hơn 8.200 héc ta, nằm ở huyện Trần Văn Thời. Trong số diện tích đó, thì vùng bảo vệ nghiêm ngặt chỉ còn 1.600 héc-ta, có tên là rừng Vồ Dơi, thuộc xã Trần Hợi. Rừng Vồ Dơi là rừng tràm nguyên sinh ngập nước, vẫn còn tồn tại đầy đủ các loài động thực vật đặt trưng của rừng tràm, gồm heo rừng, nai, tê tê, khỉ, rắn chúa, rắn hổ mây, trăn đất, trăn hoa… Chính vì thế, những câu chuyện về rắn hổ mây khổng lồ ở địa bàn xã Trần Hợi vẫn là vấn đề mới mẻ, thời sự nhất.
Đường về hòn Đá Bạc, một bên là con sông đào thẳng tít tắp, một bên là đại ngàn U Minh với những thân tràm thẳng tắp cao ngất nghểu. Thi thoảng mới thấy một nếp nhà tạm, lợp gianh như chuồng gà, chuồng vịt ẩn hiện trong rừng. Mấy ngày lang thang ở rừng U Minh Hạ, đặc biệt ở khu vực xã Trần Hợi, tôi thu lượm được vô số chuyện về rắn hổ mây khổng lồ. Những câu chuyện về rắn hổ mây mang hơi hướng chuyện bác Ba Phi. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, đến những cụ già tóc bạc cũng đều kể vanh vách.
Ngoài rắn hổ mây, thì Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng là vương quốc của lươn và cá lóc. Vùng rừng ngập nước được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm người ra vào này là nơi lúc nhúc cá, lươn. Những con lươn to bằng cổ tay nổi đầu thở bóp bép trên mặt nước, với cái thân lõng thõng trong làn nước trong. Cá lóc nhiều vô kể. Đặc sản của vùng này là cá lóc nướng trui. Đồng chí kiểm lâm tóm con nhái vào lưỡi câu gắn cục chì nhỏ, quăng ở con rạch trong rừng, kéo con nhái nhảy chòm chọp trên mặt nước một lát, thì giật lên mấy chú cá lóc giãy đành đạch. Cá lóc nướng trui rất đơn giản. Cá lóc sống nguyên, được xuyên vào cành tre, rồi nướng trên lửa rơm. Hoặc chỉ việc trải rơm, xếp cá lên, rồi châm lửa như thui chó. Cá lóc chín, nhỏ mỡ cháy xèo xèo, gạt lớp tro, đập tay bồm bộp cho sạch. Thế là, lá chuối trải ra, tay không gỡ miếng cá nóng bỏng, chấm muối ớt. Chỉ thế thôi, mà cũng tốn mấy xị rượu. Rượu tưng bừng rồi, những câu chuyện miên man về rắn chẳng bao giờ ngớt.
Ông Mười Nhớt, hiện 80 tuổi, thợ săn rắn kỳ cựu ở vùng U Minh là người gặp rắn khổng lồ rất nhiều. Nhà ông ở khu vực Cây 5. Cả thời trai trẻ ngang dọc trong rừng, rồi lại tiếp xúc với những bệnh nhân bị rắn cắn, trong đó có nhiều bệnh nhân bị rắn hổ mây tấn công, nên ông nắm được vô số chuyện về rắn hổ mây. Anh em kiểm lâm, kể cả lãnh đạo Vườn quốc gia, khi tìm hiểu về rắn hổ mây, cũng phải tìm ông để hỏi. Ông chính là kho chuyện về loài rắn to khủng khiếp ở vùng tràm ngập nước này. Theo ông Mười Nhớt, thì người kể chuyện về rắn hổ mây hay nhất chính là bác Ba Phi, một tay nói dóc nổi tiếng xứ Nam kỳ lục tỉnh. Bác Ba Phi quê ở xã Khánh Hải, tận ven biển, nơi rừng tràm trùm kín. Những câu chuyện về rắn hổ mây qua miệng bác Ba Phi đã trở nên nổi tiếng và hầu hết dân cư vùng rừng rú U Minh đều thuộc nằm lòng.
Chuyện rằng, ngày xưa, trong rừng U Minh Hạ, ở khu Vồ Dơi, là nơi ẩn náu của những con rắn hổ mây khổng lồ. Không ai biết những con rắn này sống ở đây từ thời nào, nhưng từ mấy trăm năm trước, khi cha ông đến vùng đất này, đã thấy chúng quần cư ở đây. Loài rắn này tuy lớn nhưng lại hiền lành. Chúng và con người sống hòa bình với nhau. Đất của người người sống, của rắn rắn ở, không xâm phạm đến nhau. Bọn rắn săn mồi cũng nhàn nhã. Chúng chỉ việc dựng thân mình qua ngọn cây, há miệng toang hoác. Đàn chim tưởng cây lớn, chui vào miệng đậu, làm tổ, thế là bị nuốt chửng. Những khi no mồi, rắn nằm ngủ trong rừng, mấy bác thợ săn tò mò lén tới ôm thử, thấy chu vi vòng bụng của chúng hết ba vòng tay người lớn.
Chẳng rõ có ai nhìn thấy rắn khổng lồ hổ mây tát kênh bắt cá hay không, nhưng chuyện rắn hổ mây là cao thủ bắt cá thì ai cũng kể vanh vách. Chuyện rằng, vào mùa khô, nước ở U Minh rút dần, cá tụ vào những vũng nước trũng ở các con kênh. Bọn rắn khổng lồ bò đi tìm những đoạn kênh lúc nhúc cá. Lặn xuống vũng nước mò từng con mà ăn thì không biết bao giờ mới đủ no, nên nó quấn đầu và đuôi vào thân cây, phần thân thả võng xuống vũng nước. Bụng nó thóp lại như cái gầu, rồi thân rắn cứ thế đung đưa, tát một lúc thì cạn cả mương, tha hồ ăn cá.
Những thợ rắn đụng mặt rắn khổng lồ ở U Minh Hạ
Ông Mười Nhớt năm nay tròn 80 tuổi, là bậc trưởng lão ở đại ngàn Vồ Dơi, hiểu biết sâu sắc về loài rắn khổng lồ. Ngay cả cán bộ kiểm lâm, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh về U Minh tìm hiểu về hệ động thực vật, cũng đều tìm đến ông Mười Nhớt để thu thập thông tin. Vốn có kinh nghiệm ngót 50 năm là thợ săn rắn, nên không giống loài nhà rắn nào ở U Minh mà ông không biết. Không những thế, ông còn là thầy chữa rắn độc cắn giỏi nổi tiếng vùng U Minh, nên càng thông hiểu về rắn.
Đem những câu chuyện bác Ba Phi kể về rắn tới gặp ông Mười Nhớt, nhưng ông Mười Nhớt chẳng hề cười. Ông bảo, ông rất buồn khi người đời nghĩ rằng chuyện bác Ba Phi kể về rắn hổ mây là bịa tạc, tiếu lâm. Theo ông, những chuyện bác Ba Phi kể đều có thật, chỉ có điều, bác kể phóng đại lên chút cho vui mà thôi. Rắn khổng lồ ở U Minh là loài có thật 100%.
Xưa kia, rắn khổng lồ xuất hiện ở hầu hết các vùng rừng thuộc U Minh Hạ và U Minh Thượng. Ông Mười Nhớt gặp chúng ở nhiền nơi, tuy nhiên, vùng rừng rậm rạp Vồ Dơi chính là vương quốc của loài rắn khổng lồ này, nên ông gặp chúng thường xuyên. Rắn hổ mây không to đến mức 3 người ôm, nhưng nếu một vòng tay người ôm, thì không hết. Theo ông Mười Nhớt, loài rắn hổ mây thường đi thành cặp. Con đực có vòng thân nhỏ hơn con cái một chút, nhưng lại dài hơn và đen hơn. Khi cặp rắn này phối hợp săn mồi, thì cả cánh rừng ào ào như cuồng phong dữ dội, khiến tất cả các loài vật trong rừng tan tác, náo loạn.
Ông Mười Nhớt cho rằng, sở dĩ con người ít chạm mặt rắn khổng lồ, vì loài rắn này rất sợ con người. Dù chúng lớn như vậy, dễ dàng nuốt chửng con người, nhưng hễ thấy con người là chúng nằm im, hoặc chạy trốn. Bình thường, chúng thường ngóc đầu lên tận ngọn cây tràm để quan sát, hễ thấy bóng dáng con người là chúng chuồn êm. Con người chỉ có thể gặp chúng khi chúng đang nuốt mồi, hoặc ăn no nằm ngủ.
Lần cuối cùng ông Mười Nhớt gặp hổ mây khổng lồ là năm 1985, ở khu Vồ Dơi. Hôm đó thời tiết oi bức, nắng như đổ lửa, ông Mười Nhớt xách đồ nghề vào rừng kiếm rắn về bán. Trời nóng, bọn rắn mệt nằm trú trong bóng râm, nên bắt chúng khá dễ dàng. Ông Mười Nhớt lững thững đi men theo con rạch trữ nước cản lửa chống cháy để vào sâu trong rừng. Con mương đào dẫn đến tận lõi rừng Vồ Dơi. Hết con mương thì đến con đường mòn mà người đi rừng tạo thành. Từ xa, ông Mười Nhớt thấy một khúc cây to như cột đình vắt ngang đường. Mấy hôm trước vừa đi qua con đường này, không thấy khúc cây nào cả, mà giờ lại có khúc cây to tướng vắt ngang đường, nên ông Mười Nhớt lấy làm lạ lắm. Tiến đến gần, ông Mười Nhớt rụng rời tay chân, mặt cắt không còn giọt máu khi phát hiện khúc cây có vảy lấp lánh, lại lên màu hơi vàng mốc. Là thợ săn rắn, nên ông chắc chắn rằng đã gặp hổ mây khổng lồ. Biết rằng con hổ mây này đang phơi nắng ngủ say, nên ông Mười Nhớt lấy lại tinh thần. Tự dưng trí tò mò nổi dậy, nên ông nhẹ nhàng tìm hiểu về kích cỡ con rắn này. Ông không đủ can đảm thử ôm vòng tay vào thân nó như các thợ săn trong truyện bác Ba Phi, nhưng ông nhẹ nhàng lần về phía đuôi nó, xem dài cỡ nào. Lần về phía đuôi con rắn thấy an toàn, ông tiếp tục vòng lên phía đầu con rắn. Nhìn cái đầu nó nằm ngủ, mà bành ra bằng cái mẹt, ông Mười Nhớt lại lần nữa dựng tóc gáy. Sợ con rắn tỉnh dậy, táp một cái thì ông chui tọt vào bụng nó, nên ông không dám lại sát đầu con rắn. Tuy vậy, qua quan sát, ông Mười Nhớt cũng tính toán được chiều dài, vòng bụng của con rắn này. Theo đó, thân nó to cỡ một vòng tay người ôm, bằng cột đình và dài chừng 20m. Không rõ cân nặng của con rắn này thế nào, nhưng chắc chắn không dưới nửa tấn. Biết rằng, loài hổ mây thường đi theo cặp, theo đôi, sợ gặp con nữa, nên ông Mười Nhớt bỏ về thẳng, không dám vào khu vực đó bắt rắn nữa. Sau vụ chạm mặt rắn khổng lồ ấy, phải đến hơn tháng sau ông Mười Nhớt mới hoàn hồn, tiếp tục vào U Minh bắt rắn. Chỉ có điều ông tránh xa khu vực mà ông gặp con rắn khổng lồ nằm ngủ.
Ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng từng bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu về loài rắn hổ mây khổng lồ, mang nhiều hơi hướng huyền thoại ở U Minh. Ông đã gặp rất nhiều người chạm mặt loài rắn này. Ông Ba Hoàng, Mười Nhớt, Tư Nhớt, Hai Sanh, Ba Vinh, Hai Tây, Mười Ngọc… đều là những người nắm cả kho chuyện về rắn khổng lồ ở U Minh. Ông Thế cũng đã từng gặp trực tiếp và cho nhân viên gặp những nhân vật này để thu thập tư liệu về rắn hổ mây cùng các loài động vật hoang dã trong rừng U Minh và những nhân vật này đều khẳng định rắn hổ mây là loài có thật. Ông Thế hướng dẫn tôi tìm gặp ông Hai Tây, là thầy chữa rắn nổi tiếng, một võ sư danh bất hư truyền, lại có cả cuộc đời sống, chiến đấu trong đại ngàn U Minh, nên ông nắm rất rõ về rắn hổ mây.
Đi cắt qua con đường lầy lội vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ, thì chúng tôi tìm thấy nhà chị Nguyễn Thị Lê, còn gọi là Út Lê. Chị Lê bảo, ba chị vốn sống cùng vợ chồng chị, nhưng vừa rồi Nhà nước cấp cho ít tiền, lại được người con cả tài trợ, nên dựng nhà về ấp để sinh sống. Nhắc đến chuyện rắn hổ mây, chị Lê vừa lộ ánh mắt sợ hãi, vừa hào hứng. Theo chị, năm 1981, gia đình vỡ nợ, bị chủ nợ truy lùng gắt gao, nên ba má đưa chị trốn vào rừng U Minh. Khi đó, các anh, chị đều đã lấy vợ, lấy chồng ở riêng, còn mỗi Út Lê, mới 18 tuổi, chưa có chồng, nên phải theo ba má. Ba chị, ông Hai Tây thông thuộc rừng U Minh như lòng bàn tay, nên dắt hai mẹ con vào tận rừng Vồ Dơi, giờ là vùng lõi của vườn quốc gia để dựng nhà sàn sinh sống. Khu vực đó chỉ có rắn rết, khỉ, heo, chẳng có bóng người ra vào. Nơi đó rắn hổ mây nhiều, nên thợ săn rắn cũng hãi, không dám mò đến. Tất nhiên là các chủ nợ cũng chẳng biết đường nào mà tìm ông Hai Tây.
Sống giữa bầy rắn khổng lồ, nên mẹ con Út Lê chẳng dám ra khỏi nhà. Ông Hai Tây dắt tới 10 con chó săn, toàn con hung dữ vào rừng. Bầy chó lúc nào cũng luẩn quẩn quanh nhà để bảo vệ hai mẹ con Út Lê. Riêng ba chị thì chẳng sợ gì, chỉ đeo cây phát bên mình là đi ngang dọc trong rừng kiếm đồ ăn. Ngày đó, chỉ đi khỏi nhà vài chục mét, là bắt được đủ thứ đồ ăn. Ông Hai Tây bẫy được đủ các loại heo rừng, nai, hoẵng, chồn, cầy. Tê tê nhiều vô kể. Ông Hai Tây chỉ việc xua chó vào rừng, thấy chó kêu thì chỉ việc chạy đến tóm tê tê. Hễ gặp chó, tê tê liền chúi đầu đào hang. Khi nó còn đang mải miết đào bới, thì thợ săn thò tay vào hang, cầm đuôi nó kéo ra là tóm được. Tê tê nhiều đến nỗi ăn mãi phát sợ, nên ninh nhừ thịt tê tê cho lợn ăn.
Chị Út Lê kể: “Đàn chó săn hung dữ có tới 10 con, nhưng một năm sau thì chẳng còn con nào. Cứ nghe thấy tiếng ào ào như lốc cuốn ở rừng tràm, rồi tiếng chó ăng ẳng kêu, là y rằng hắn hổ mây khổng lồ bắt mất chó. Nhiều lần tui nhòm mắt qua khe cửa, thấy con hổ mây thân hơi vàng lao vun vút trên ngọn cây. Đến sát nhà tui, nó ngóc đầu cao đến ngọn tràm, bành mang, phùng má nhìn phát khiếp. Bọn chó săn nhà tui cũng không vừa, xông ra sủa inh ỏi. Thế nhưng, nó chỉ há miệng phóng đầu chộp xuống là đớp ngang lưng con chó. Nó nhấc con chó lên tận ngọn tràm, đong đưa một lát rồi nuốt chửng luôn”.
Chị Út Lê khẳng định rắn hổ mây là loài có thật và to lớn không tưởng tượng nổi. Sống chui lủi trong rừng Vồ Dơi 10 năm trời, chị nhìn thấy hổ mây cả trăm lần. Nhưng điều lạ lùng, mà đến giờ chị vẫn không hiểu nổi, là vì sao chúng không ăn thịt người. Nếu chúng muốn, chúng có thể xơi mẹ con chị bất cứ lúc nào. Để khẳng định hổ mây là loài có thật 100%, chị Út Lê đã không quản đường xa, dẫn tôi mười mấy cây số đi tìm ba chị, tức ông Út Tây.
Đoạn đường đến nhà ông Út Tây chừng 15km, mà chúng tôi đi xe máy mất ngót một giờ đồng hồ. Con đường nhỏ xíu, chỉ đủ một xe đi, cứ dài hun hút. Ông Hai Tây đã 93 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, phong độ, minh mẫn. Ông vẫn hái thuốc cứu người, đặc biệt là những người bị rắn cắn. Ông khẳng định có bài thuốc cải tử hoàn sinh cho người trúng nọc rắn. Có nghĩa là, nếu ai bị rắn độc cắn, chết một lúc rồi, ông vẫn cứu được. Câu chuyện chữa rắn cắn của ông mang nhiều màu sắc liêu trai, kỳ bí.
Ở vùng U Minh này, nhắc đến ông Hai Tây, chẳng ai không biết. Riêng tên thật Nguyễn Văn Đã của ông, thì lại chẳng mấy ai hay. Sở dĩ người dân vùng U Minh gọi ông bằng nghệ danh đó, vì ông to lớn như Tây, lại nổi tiếng đánh Tây ở vùng U Minh này. Để khẳng định mình không bịa tạc về loài rắn hổ mây khổng lồ, ông Hai Tây lọ mọ vào phòng trong, lôi ra chiếc áo đính đầy huy chương. Chỉ tay vào chiếc áo trang trọng đó, ông nói một cách khảng khái: “Lấy danh dự của người lính cụ Hồ, tui khẳng định với nhà báo rằng, rắn hổ mây khổng lồ là có thiệt, chớ không phải chuyện dóc của bác Ba Phi. Rắn hổ mây là loài mà tui giáp mặt cả ngàn lần trong rừng U Minh rồi. Rừng Vồ Dầu chính là địa bàn tụ tập nhiều nhứt của hổ mây”.
Thời trẻ, ông Hai Tây ở nhà chăn trâu cho địa chủ. Năm 19 tuổi, ông có duyên gặp võ sư Trần Văn Anh ẩn tu trong đại ngàn U Minh. Vị võ sư này nhận ông Hai Tây làm đệ tử, truyền cho võ nghệ và những bài thuốc, đặc biệt là thuốc trị rắn cắn. Giỏi võ, nên ông Hai Tây đi lại hiên ngang trong rừng, chẳng sợ bất cứ con gì. Năm 1945, căm thù giặc dã giày xéo quê hương, nên ông Hai Tây tham gia bộ đội, theo những chí sĩ yêu nước hoạt động ở vùng U Minh. Khi đó, ông Hai Tây chiến đấu cùng ông Phạm Hùng. Thấy Hai Tây giỏi võ, nên ông Phạm Hùng phân công bảo vệ ông Phan Trọng Tuệ. Là cán bộ căn cứ U Minh Hạ, ngang dọc trong rừng, nên không góc rừng nào ở U Minh mà ông không nắm rõ. Đất nước Hòa Bình, ông làm cán bộ ở Ban Kinh tế mới tỉnh Minh Hải. Năm 1980 ông về hưu. Ông làm ăn riêng, nhưng vỡ nợ, nên lại tiếp tục trốn vào Vồ Dơi sống thêm chục năm nữa. Như vậy, tính ra, gần như cả cuộc đời ông gắn với rừng sâu U Minh Hạ. Vì thế, ông khẳng định rằng, ông là người chạm mặt rắn khổng lồ nhiều nhất và hiểu biết về loài rắn này cũng nhiều nhất.
Theo ông Hai Tây, không chỉ gặp rắn đi săn, gặp rắn khổng lồ đang ngủ, mà ông còn phát hiện ổ rắn khổng lồ và chính ông đã nhảy vào ổ rắn nằm chơi một lát. Hồi đó chừng năm 1960, ông mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa. Đang thiu thiu ngủ, bỗng tiếng khỉ ríu rít, náo loạn, rồi tiếng ào ào từ xa vọng lại. Đàn khỉ chạy nhảy, đu cây nháo nhác trên đầu, rồi tụ vào một chỗ. Con nào con nấy run lẩy bẩy, ánh mắt thất thần. Cặp hổ mây khổng lồ, thân dài tít hút vắt từ cây nọ sang cây kia, dồn đàn khỉ vào một chỗ. Hai con rắn khép vòng vây, đàn khỉ chẳng còn đường thoát. Hai con hổ mây miệng há hoác đớp khỉ. Đớp rồi, nó lại nhả ra. Những con khỉ tội nghiệp rớt xuống đất. Vừa bị cắn dập cơ thể lại bị nọc độc, nên giãy đành đạch, sùi bọt mép. Hai con rắn thi nhau đớp một lúc thì cả chục con khỉ rơi xuống như sung. Một số con nhảy xuống đất, mở đường máu tháo thân thì thoát.
Giết hại lũ khỉ rồi, hai con rắn khổng lồ mới thư thả nuốt từng con mồi. Ở hoàn cảnh đó, nhưng ông Hai Tây không hề sợ hãi. Súng đeo trên vai, dao phát lăm lăm trong tay, sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, cặp rắn này chỉ nhìn ông một lát, rồi bỏ đi. Trí tò mò nổi lên, ông Hai Tây lặng lẽ đi theo cặp rắn. Đi chừng hơn giờ đồng hồ, thì xuất hiện một ụ đất cao, với chằng chịt các loại dây leo, lá lẩu vây kín, trông như một đống rơm khổng lồ. Ụ đất ấy hõm xuống, nhẵn thín. Con rắn cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực vắt mình trên cây trông phát hãi. Khoảng 2 tiếng sau, cặp rắn này lại mò đi. Chờ chúng khuất dạng, ông Hai Tây men lại gần, nhảy vào ổ rắn. Cái ổ rắn ấy có đường kính lên đến 6m, nhẵn bóng. Khả năng cặp rắn này chuẩn bị sinh đẻ, nên mới làm ổ như vậy. Tuy nhiên, tháng sau, ông Hai Tây tìm đến ổ rắn này, thì không thấy rắn đâu, cỏ cây đã mọc kín. Sau này ông Hai Tây mới hiểu rằng, do ông nhảy vào ổ rắn, để lại hơi người, nên chúng bỏ ổ đi mất. Theo ông Hai Tây, bọn rắn hổ mây làm ổ ở nơi rất kín đáo, không có bàn chân con người, do đó, không phải ai cũng có cơ duyên thấy được ổ rắn. Ngoài ông Hai Tây, thì chỉ nghe nói có ông Tư Nhớt cũng từng được tận mắt ổ rắn hổ mây.
Những lần một mình ông gặp rắn hổ mây khổng lồ thì nhiều không đếm xuể, nhưng có một lần, không chỉ ông, mà cả trăm người được tận mắt loài rắn này. Ấy là năm 1983, rừng U Minh cháy khủng khiếp, ông cùng hàng ngàn người tham gia chữa cháy. Nhóm của ông gồm 200 người, cấp tốc phát cây, tạo khoảng cách để lửa không tiếp tục bén rộng. Khoảng trống chừng 15m đã được mở, khu vực cũng được tưới nước ướt đẫm, để lửa không bén qua. Đang trong quá trình mở đường thì từ phía rừng cháy, cặp rắn hổ mấy khổng lồ trườn qua khoảng trống phát quang, trốn vào khu rừng chưa cháy. Cả trăm người có mặt đều được tận mắt cặp rắn. Nhiều người tá hỏa tam tinh vứt dao chạy thục mạng, không dám đi cứu rừng nữa. Con to cỡ một vòng tay người lớn, con nhỏ thì bé hơn chút. Không ai biết nó dài bao nhiêu mét, vì thấy trườn mãi mà đuôi nó mới trôi qua khoảng trống. Hai con rắn vừa bò vừa thở khù khù. Tiếng khù khù vang xa, mãi sau mới biến mất. Theo ông Hai Tây, khả năng cặp rắn này chạy trốn lửa, mệt mỏi, nên mới mới bò chậm chạp và thở khù khù như thế, bởi hổ mây là loài cực kỳ mạnh mẽ, thường phóng ào ào trên ngọn tràm để săn mồi.
Câu chuyện rợn tóc gáy của cựu kiểm lâm
Cho dù có sưu tập đủ cả trăm câu chuyện rùng rợn về rắn khổng lồ, cho dù có cả ngàn người kể thao thao bất tuyệt về rắn hổ mây khổng lồ, mà không có được một tấm ảnh, một tiêu bản rắn khổng lồ, thì loài rắn này vẫn mang hơi hướng huyền thoại. Tuy nhiên, nếu chuyện về loài rắn thân to như cây thốt nốt già, đầu ngóc lên tận ngọn tràm, phóng ào ào như gió bão trên đọt cây được kể ra từ miệng của những cán bộ, kiểm lâm đáng kính, thì không phải chuyện tào lao, chuyện bác Ba Phi nữa. Trong số những cán bộ kiểm lâm đáng kính tận mắt hổ mây khổng lồ, có một nhân chứng sống là ông Chín Của, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau.
Ông Chín Của có cả cuộc đời làm kiểm lâm, gắn bó với rừng U Minh Hạ. Sau về TP. Cà Mau làm lãnh đạo ngành kiểm lâm, nhưng hàng ngày ông vẫn gắn bó thân thiết với đại ngàn tràm. Về hưu, ông bỏ lại căn nhà ở trung tâm thành phố, về lại U Minh Hạ dựng nhà, làm điền trang sống cuộc đời thanh nhã. Nhắc đến loài hổ mây trong chuyện bác Ba Phi, ông Chín Của to ra không hài lòng. Ông bảo, chuyện bác Ba Phi là chuyện dóc, chuyện hài, nhưng rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chính mắt ông đã tận mắt, suýt chạm vào cái thân kinh hãi to bằng cây thốt nốt của nó.
Lần ấy, là cuối năm 2002, ông Chín Của lôi cán bộ kiểm lâm dưới quyền là Đỗ Thanh Hóa đi một vòng rừng đặc dụng Vồ Dơi để tuần tra. Khi đó, con đường tuần tra cắt ngang rừng Vồ Dơi vừa được mở, rộng tới 8m, để thuận tiện cho việc tuần tra, đi lại, xe bồn cứu cháy rừng kịp thời. Khi gần đến khu vực lõi rừng Vồ Dơi, nơi bầy khỉ hót náo loạn, chim kêu ríu ran, thì bỗng dưng kiểm lâm Hóa phanh xe suýt ngã nhào. Ông Chín Của mắng đổng: “Không biết thằng nào kéo cây chắn đường thế này. Rõ ràng chúng định ám hại kiểm lâm đây”.
Kiểm lâm Hóa dựng xe, cùng sếp tiến lại phía “thân cây” lẫn trong đám cỏ tính kéo ra lấy lối đi. Cách 5m, ông Chín Của la lớn: “Rắn hổ mây, rắn hổ mây!”. Dù làm kiểm lâm đã ngót 30 năm, đi dọc ngang đại ngàn U Minh Hạ, nhưng tuyệt nhiên ông Chín Của vẫn chưa có cơ duyên gặp được rắn hổ mây khổng lồ. Ông cũng như anh em, mới chỉ nghe những người đi rừng kể lại và tin đó là chuyện của bác Ba Phi. Nhưng giờ đây, trước mặt ông, rõ mồn một là con rắn hổ mây khổng lồ, to bằng cái gối ôm của người lớn. Là kiểm lâm bao năm, nên ông Chín Của chắc chắn nó không phải là trăn. Thân nó hơi vàng mốc, đúng như lời những người đi rừng tận mắt kể lại. Khi đó, mặt cắt không còn giọt máu, đôi chân ông ríu lại. Kiểm lâm Hóa dắt xe quay đầu, luống cuống thế nào ngã chổng vó. Thấy động, con rắn ngóc đầu lên lưng chừng thân tràm, đầu bành to bằng cái mẹt. Nó mở to đôi mắt vàng khè ngó hai người, rồi trườn qua đường, ve vẩy cái đuôi, mất hút trong rừng thẳm. Con đường rộng tới 8m, mà nó trườn một lúc mới thấy đuôi. Là người có kinh nghiệm tính toán về loài bò sát, nên ông Chín Của ước tính con rắn khổng lồ ấy dài chừng 20m, nặng vài trăm kg. Theo ông Chín Của, nếu hôm đó không phanh xe kịp, đâm vào con rắn, nó nổi giận lôi đình táp một cái thì hai mạng người không đủ lót dạ cho nó. Hồi ông gặp con rắn đó, ông đang là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Cà Mau, anh Nguyễn Văn Thế mới là Hạt trưởng hạt kiểm lâm Dầu Dơi (khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa thành lập, mới chỉ có rừng đặc dụng Dầu Dơi và Vồ Dơi). Vì sợ anh em kiểm lâm hoang mang, nên ông Chín Của không kể với ai ngoài anh Thế. Sau này, khi một số anh em kiểm lâm cũng giáp mặt rắn khổng lồ, ông Chín Của mới công bố thông tin.
Cũng từng có ngót 20 năm gắn bó với Vườn quốc gia U Minh Hạ, đặc biệt là cũng từng ngang dọc vùng lõi Vồ Dơi, nhưng anh Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ lại chưa có cơ may được diện kiến loài rắn khổng lồ mang hơi hướng huyền thoại này. Theo anh Thế, rừng U Minh có rất nhiều loài rắn. Rắn nước có nhiều, rắn độc cũng lắm. Riêng rắn hổ chúa loại trên dưới 10 kg thì rất nhiều. Trăn thì có hai loại phổ biến là trăn đất và trăn hoa. Những con trăn nặng cỡ trên dưới 100kg thì có rất nhiều trong U Minh Hạ. Hổ mây cỡ 10 đến 20kg cũng có nhiều, nhưng tuyệt nhiên anh chưa gặp những con rắn khổng lồ, nặng hàng tạ. Chuyện ông Chín Của và anh Hóa cưỡi xe máy và gặp rắn khổng lồ anh cũng được nghe kể, giống như chuyện gặp rắn khổng lồ mà nhiều người ở vùng Vồ Dơi cũng đã kể. Anh Thế sưu tầm được vô số chuyện kể về rắn khổng lồ, chỉ có điều dịp may được tận mắt vẫn chưa đến được với anh. Theo anh Thế, ngoài ông Chín Của, thì còn có một số đồng chí kiểm lâm nữa tận mắt rắn hổ mây khổng lồ, là anh Võ Văn Vinh và nhóm kiểm lâm ở chốt Cây Gừa.
Anh Võ Văn Vinh là người ở xã Trần Hợi, có tài đi rừng từ bé. Hồi 13, 14 tuổi, các đồng chí kiểm lâm vào U Minh Hạ còn bị lạc trong rừng, nhưng cậu bé Vinh thì không ngóc ngách rừng U Minh Hạ nào là không thuộc. Vinh có thể đi rừng cả tuần, nhưng vẫn nhớ lối ra một cách chính xác. Giờ anh Vinh đã 39 tuổi, chuyện lần đầu tiên gặp rắn hổ mây khổng lồ diễn ra năm 15 tuổi, tức là cách nay đã 24 năm, song anh Vinh vẫn còn nhớ như in. Con rắn kinh khiếp ấy in đậm trong tâm trí của anh, nên không bao giờ anh quên được.
Bữa đó, vào dịp cuối năm, cậu bé Vinh vào khu vực rừng Vồ Dơi để đơm cá, câu lươn. Đến khu vực cỏ lác, tràm thưa, khô ráo, thấy tiếng lợn rừng ăng ẳng, tưởng con lợn dính bẫy nên Vinh tiến lại xem. Bỗng dưng, từ đám cỏ lác cao đến bụng, con rắn khổng lồ dựng đứng cái thân to bằng khạp da bò (chum), cao đến 4m, bành mang bằng cái nia, thè lười thở phì phì. Nó liên tục phóng xuống mổ con lợn rừng. Con lợn cũng không vừa, nhe hai nanh nhọn hoắt húc con rắn. Cuộc chiến đấu diễn ra chừng vài phút, thì con lợn lăn quay vì bị trúng độc. Con rắn khổng lồ há miệng táp con lợn, rồi từ từ nuốt chửng. Bọn trăn khổng lồ trong rừng U Minh cũng thường xuyên nuốt lợn, nai, hoẵng, nhưng nuốt cả tiếng mới xong, riêng rắn hổ mây chỉ táp một cái là nuốt chửng vào bụng. Con lợn độc chiếc nặng ngót một tạ, mà nó nuốt chửng như vậy, thì anh chàng Vinh nhỏ bé chẳng đủ tráng dạ dày cho nó. Nghĩ thế, Vinh ba chân bốn cẳng chạy thục mạng khỏi rừng Vồ Dơi. Sau này, cũng có vài lần Vinh gặp rắn hổ mây khổng lồ, nhưng chỉ to cỡ cái phích, hoặc thân cây tràm lớn, chứ chưa bao giờ gặp lại một con hổ mây to như thế. Những khoảng chục năm trở lại đây, dù nhiều lần dẫn anh em cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu đủ cả ta lẫn Tây vào Vồ Dơi, với máy móc quay phim chụp ảnh hiện đại, nhưng không có thêm cơ hội nào gặp được rắn khổng lồ nữa. Riêng những con hổ mây cỡ trên dưới 20kg thì anh vẫn gặp nhiều.
Vào rừng tìm hổ mây
Anh Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi có được một chuyến xuyên rừng Vồ Dơi, với mục đích đi tìm loài rắn khổng lồ ở U Minh Hạ. Dù cơ may chạm mặt rắn hổ mây khổng lồ chỉ là một phần triệu, song tôi vẫn háo hức lên đường. Dù không gặp được hổ mây to như khạp da bò, phóng như bão cuốn trên đọt tràm, song cảm giác được vào “Vương quốc rắn khổng lồ” cũng vô cùng thú vị. Đoàn thám hiểm chúng tôi gồm có anh Nguyễn Huân, người Cà Mau, nhà báo Nam Giao (tạp chí Thế giới mới, văn phòng Cần Thơ). Nhà báo Nam Giao là người từng có nhiều lần tìm hiểu về U Minh Hạ. Anh Huân là một nhà doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Anh có nhiều điền trang ở vùng U Minh và rất háo hức nghiên cứu về rắn hổ mây khổng lồ. Chúng tôi còn được anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học của Vườn quốc gia U Minh dẫn đường vào đại ngàn Vồ Dơi tìm rắn hổ mây khổng lồ. Máy ảnh, máy quay chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ. Đại anh Huân còn mang theo cả máy quay ban đêm, với mong muốn ghi lại sắc nét các loài vật trong bóng đêm U Minh Hạ.
6 giờ sáng, khi mặt trời đỏ lòm ở đường chân trời, thì chúng tôi đã nai nịt đầy đủ, dao phát mỗi người một con, chui qua cổng vườn quốc gia nhằm con đường mòn hướng vào rừng Vồ Dơi. Cuốc bộ đến rạc cẳng, mặt trời treo trên ngọn tràm, thì một cái chòi canh xuất hiện. Tôi hỏi anh Truyền: “Rừng rậm um tùm thế này thì chắc đây là lõi rừng Vồ Dơi rồi anh nhỉ?”. Anh Tấn Truyền cười bảo: “Nhà báo còn phải đi nửa ngày nữa mới đến vùng lõi. Đây mới chỉ là vùng đệm thôi”. Chúng tôi tranh thủ trèo lên chòi canh. Chòi canh cao bằng ngôi nhà 10 tầng, vọt khỏi tán rừng tràm. Đứng trên chòi canh, nhìn ra tứ phía, chỉ thấy bạt ngàn tràm. Rừng tràm kéo dài đến tận đường chân trời. Ở vùng đồng bằng sông nước mà giữ được một cách rừng rộng đến hơn 50 ngàn héc-ta, trong đó 2.500 ha bảo vệ nghiêm ngặt, không ai được vào, thì quả là kỳ công. Rừng tít tắp, hoang hoải thế này, thì đi tìm con rắn khổng lồ khó khăn có khác gì đi tìm cây kim. Gặp được rắn hay tìm được kim, thì cũng chỉ là cơ may mà thôi, có lẽ khó hơn trúng giải độc đắc.
Mới chụp được vài kiểu ảnh, anh Truyền đã giục chúng tôi lên đường cho kịp tới chốt kiểm lâm Cây Gừa. Càng vào sâu, rừng tràm càng bạt ngàn, gây leo chằng chịt, bít lối. Chim hót ríu ran, khỉ chuyền cành rào rào khi thấy bóng người. Trời vừa nhập nhoạng tối, thì chúng tôi đến chốt Cây Gừa. Đợt này anh em kiểm lâm viên vào sâu trong rừng tuần tra, vừa đẩy đuổi các đối tượng vào săn bắt thú rừng, vừa kiểm soát tình trạng cháy rừng. Do có hẹn trước từ lãnh đạo, nên anh Tuấn ở lại chốt tiếp chúng tôi. Đặc sản cá lóc nướng trui anh Tuấn đã chuẩn bị sẵn. Rượu vẫn còn nửa can để ở gậm giường. Chúng tôi nhập cuộc nhanh chóng. Mỗi người chỉ uống vài chén, để không bị say, lại có thêm khí phách vào rừng đi tìm rắn khổng lồ.
Kiểm lâm viên Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1971, quê ở Bến Tre, nhưng theo cha mẹ về U Minh sinh sống từ năm 15 tuổi. Từ đó, anh gắn bó với rừng U Minh Hạ này, nên thuộc rừng lắm. Lớn lên lại làm kiểm lâm, ngang dọc rừng U Minh Hạ, chẳng còn chỗ nào không in dấu chân anh. Bao năm đi rừng không có cơ may giáp mặt hổ mây, nào ngờ, mới đây, khi chuyện về hổ mây cứ rơi dần vào huyền thoại, vì ít người giáp mặt, thì anh và các đồng chí kiểm lâm ở chốt Cây Gừa lại được phen hú vía nhớ đời.
Nhấp ngụm rượu, anh Tuấn kể: “Đêm ấy, 4 năm trước, chừng 8 giờ đêm, khi anh em vừa tan cuộc lai rai, đang ngồi khoanh chân trên chiếc giường độc nhứt, thì nghe tiếng kêu của con chồn. Ở U Minh nhiều chồn lắm, nên tiếng kêu của nó chẳng lạc đi đâu. Nghĩ có kẻ vào rừng đặt bẫy, nên bọn tui lấy đèn pin ra soi thám thính tình hình. Tiếng con chồn kêu bên bờ kinh xáng, cách chốt khoảng 50 mét. Soi ở chỗ con chồn kêu mà chẳng thấy cái bẫy nào, cũng không thấy chồn đâu. Bỗng tiếng con chồn lại kêu ở phía xa. Nghĩ có con trăn nào bắt chồn, nên tui và Lĩnh, Hải lội vào rừng dọi đèn pin. Đến chỗ bụi tràm cao chừng 10m, cách bờ kinh chỉ 15m, cả ba chúng tui há hốc miệng, chết đứng, không ai dám nhúc nhích. Chiếc đèn pin tui cầm rọi đúng vào đầu con rắn. Cái miệng nó đang ngậm con chồn, đong đưa nhè nhẹ ở lưng chừng cây tràm. Hai mắt nó mở to bằng hai quả trứng, cách nhau tới gang tay. Tui rọi đèn xuống thấp hơn, thấy thân nó hơi ngả màu vàng trắng, đường kính thân cỡ 3 tấc, to gấp 2 lần cái phích. Tui tiếp tục dọi đèn đến phía đuôi nó, nhưng chỉ dọi được khoảng 5m thì không thấy nữa, vì thân nó lẫn trong bụi cây, tối thui. Bọn tui nắm tay nhau thật chặt, lùi lại từ từ, rồi ba chân bốn cẳng chạy tháo thân. Tối đó, bọn tui trốn tịt trong trạm, không ai dám ra bìa rừng nữa”.
Theo anh Tuấn, sau khi xảy ra sự việc giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ, chốt kiểm lâm Cây Gừa đã về Vườn quốc gia U Minh Hạ báo cáo lãnh đạo gồm anh Nguyễn Văn Thế (giám đốc) và anh Tạ Vũ Linh (phó giám đốc). Lúc đó, anh Tuấn mới biết đến chuyện ông Chín Của và anh Hóa cũng từng chạm mặt hổ mây khổng lồ. Nơi ông Chín Của và anh Hóa đi tuần gặp hổ mây bò ngang đường cách trạm Cây Gừa, nơi nhóm kiểm lâm này ở khoảng 3000 mét. Lãnh đạo vườn quốc gia đã động viên anh em tiếp tục yên tâm công tác, bởi loài hổ mây tuy to lớn, nhưng không sát hại người bao giờ cả.
Hai tháng sau vụ rắn hổ mây khổng lồ về sát chốt bắt chồn, thì con hổ mây đó lại bò về “thăm” anh em kiểm lâm. Bữa đó, sau khi nhóm kiểm lâm gồm 6 anh em Thình, Lĩnh, Hải, Khai, Nam, Tuấn ăn cơm tối xong, mọi người uống trà, thì anh Lĩnh nhận nhiệm vụ ra bờ kênh ngay cạnh chốt nhấc rọ đơm cá. Vừa đi ra bờ kênh, cách chốt 20m, thì anh Lĩnh hét lớn: “Tới nữa anh ơi?”. Anh Tuấn chạy ra khỏi lán hỏi: “Tới gì mày?”, rồi cả nhóm kiểm lâm mỗi người một chiếc đèn pin chạy tới. Một con hổ mây khổng lồ đang bò ở ngay bìa rừng, cạnh bờ kênh. Nhóm kiểm lâm đứng cách con rắn chỉ 10m. Tất cả đèn pin được bật lên xem là rắn hay trăn. Bỗng nhiên, con rắn cất đầu lên không trung, cao tới 4m, rồi bành mang thở phì phì. Loài trăn bò dưới đất chỉ dũi dũi đầu, chứ không bao giờ cất đầu cao như thế. Đó chính xác là con rắn hổ mây khổng lồ, lớn tương tự như con mà nhóm kiểm lâm này gặp hai tháng trước. Nhiều khả năng đây chính là con rắn khổng lồ mà các anh đã gặp hôm nó về sát chốt tóm con chồn. Con rắn vừa cất đầu lên, anh Tuấn hét lớn: “Chạy chúng mày ơi!”. Thế là cả nhóm kiểm lâm cùng chạy té tát về chốt.
Lúc đó, nhóm kiểm lâm này mới hiểu vì sao, một số hộ dân sống rải rác trong rừng, cách chốt kiểm lâm Cây Gừa khoảng 2-3 cây số liên tục bị mất chó. Nhiều khả năng con hổ mây này không kiếm được mồi, nên mò về chỗ có người ở để săn chó nuôi. Đàn khỉ lông vàng thường về chốt Cây Gừa anh em kiểm lâm đếm được tới 35 con, nhưng số lượng cứ giảm dần, giờ chỉ còn 13 con. Có thể con hổ mây này đã xơi tái phần lớn đàn khỉ.
Những ngày sau lần gặp hổ mây khổng lồ, đêm nào cũng vậy, anh em kiểm lâm đều nghe thấy tiếng ào ào như gió cuốn ở rừng tràm, quanh quẩn chốt kiểm lâm. Biết rằng con hổ mây đang ở gần chốt, nên anh em kiểm lâm sợ hãi không ngủ được. Khi đó, chốt kiểm lâm chỉ dựng tạm bằng mấy chiếc cột, lợp lá tràm, bọc thêm tấm bạt bên trên để chống dột. Mấy kiểm lâm chả khác gì con mồi trước miệng rắn. Sau vài đêm mất ngủ, anh em kiểm lâm chốt Cây Gừa sợ hãi quá, lại kéo về gặp lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Hạ. Mọi người nhất loạt đòi bỏ chốt, chứ ở đó sợ lắm, con rắn không săn được mồi, đói bụng, thì anh em mất mạng như chơi. Thấy sự việc có vẻ trầm trọng, lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh đã làm chuyến khảo sát xuống chốt Cây Gừa. Các phương án được đưa ra gấp rút, đó là dựng chốt bằng gỗ, có cửa chắc chắn và quây chốt bằng lưới B40. Dựng vách nhà thì anh em kiểm lâm đồng ý, nhưng dựng lưới thì không, bởi lưới B40 chẳng ăn thua gì với con rắn. Nếu nó mò vào chốt, thì tấm lưới chả khác gì cái rọ nhốt anh em kiểm lâm, để nó có thể bình tĩnh thưởng thức từng con mồi. Cứ để nhà trống, nó mải ăn người này, thì người kia còn có cơ hội tẩu thoát. Ngoài việc dựng nhà chắc chắn, chốt kiểm lâm còn được phân một khẩu súng, do anh Hải quản lý. Tuy nhiên, lãnh đạo quy định rõ, chỉ được dùng súng để bắn dọa, xua đuổi con rắn, trừ khi nó tấn công người. Mỗi kiểm lâm cũng được cấp một con dao mác rất dài và sắc, luôn đeo bên mình để phòng thủ. Ngoài ra, chốt kiểm lâm Cây Gừa cũng là đơn vị duy nhất ở vườn quốc gia được cấp đèn sạc rất mạnh và máy Icom, để cấp báo khi bị rắn hổ mây tấn công. Tuy nhiên, sau khi được trang bị tận răng, thì con hổ mây khổng lồ đó xuất hiện thưa thớt dần. Anh em kiểm lâm ở đây chưa nhìn thấy nó thêm lần nào nữa.
Đồng hồ điểm 8 giờ đêm, chúng tôi nai nịt lên đường. Đèn pin người cầm tay, người đeo ở đầu. Người cầm dao, người cầm gậy cốt để an lòng, rồi cứ thế đi dọc bờ kênh. Thi thoảng lại có một con đường mòn cứu hỏa cỏ rậm lấp lối dẫn vào trong rừng. Anh Tuấn đi trước soi đèn, vạch cỏ xua rắn, chúng tôi lò dò theo sau. Đi một lát, anh Tuấn lại dừng lại, bảo mọi người im lặng để anh lắng tai nghe. Tuy nhiên, chẳng thấy sự di chuyển ào ào như bão cuốn của rắn khổng lồ từ xa vọng lại. Rừng đêm yên tĩnh đến lạ thường. Thi thoảng, từ xa vọng đến tiếng nai tác, tiếng chồn kêu nhang nhác tiếng mèo. Rắn hổ mây khổng lồ chẳng thấy đâu, nhưng chúng tôi chụp được vô số hình ảnh về các loại rắn nước, rắn độc to cỡ cổ tay, ngón chân người. Thậm chí, có cả những chú rắn có râu, nhỏ bằng cái đũa, nằm khoanh tròn trên lá khoai nước mặt kệ ánh đèn pin và đèn flash sáng lòa.
Đêm sau, chúng tôi đã nhử rắn hổ mây khổng lồ bằng cách buộc vịt vào dây thả dưới mương cho nó kêu, đêm sau thử bằng con chó cỏ, rồi đêm tiếp treo chú mèo lên ngọn tràm để giả mồi chồn… Thế nhưng, suốt cả tuần mà rắn hổ mây khổng lồ vẫn không xuất hiện. Anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học của vườn quốc gia bảo rằng, anh đã nghe vô vàn chuyện về rắn hổ mây khổng lồ trong rừng U Minh, nhưng bản thân anh, cũng ngang dọc trong rừng mười mấy năm rồi, mà vẫn chưa có duyên gặp được loài rắn này. Anh Truyền chưa tin lắm vào sự tồn tại của nó, nhưng tôi thấy cái cách mà anh em kiểm lâm nghiêm cẩn chuẩn bị cùng chúng tôi luồn rừng tìm rắn, đủ biết sự tồn tại của loài hổ mây khổng lồ là có thật. Chỉ có điều, nó nặng vài tấn, vài tạ, hay vài chục kg, thì còn là một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp.
Dương Phạm
(Chú thích ảnh: Trò chuyện với giám đốc VQG U Minh Hạ. Cảnh lang lang ở VQG U Minh Hạ)
同時也有35部Youtube影片,追蹤數超過9萬的網紅Bangkok69,也在其Youtube影片中提到,Pratunam Market is the largest clothing market in Bangkok. There are large shopping malls and small retail stores and wholesalers. There are a variety...
「soi 13 in」的推薦目錄:
- 關於soi 13 in 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
- 關於soi 13 in 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於soi 13 in 在 SugarCraver Facebook 的最讚貼文
- 關於soi 13 in 在 Bangkok69 Youtube 的精選貼文
- 關於soi 13 in 在 Bangkok69 Youtube 的精選貼文
- 關於soi 13 in 在 Bangkok69 Youtube 的最讚貼文
- 關於soi 13 in 在 Soi 13 in 同志三溫暖 的評價
- 關於soi 13 in 在 soi 13 in優惠時段在Youtube上受歡迎的影片介紹|2022年12月 的評價
- 關於soi 13 in 在 (2023 NEW!) 台北同志三溫暖散步地圖: Soi 13 in/HANS/Peng ... 的評價
- 關於soi 13 in 在 soi 13 in 中午優惠的推薦與評價,FACEBOOK、DCARD 的評價
- 關於soi 13 in 在 soi 13 in 中午優惠的推薦與評價,FACEBOOK、DCARD 的評價
- 關於soi 13 in 在 【尋人】 1/21 晚上soi 13 in - 甲板- WEB批踢踢。一 - PTT網頁版 的評價
- 關於soi 13 in 在 [遊記] 連續三天Soi 13 in體驗tony4794 PTT批踢踢實業坊 的評價
- 關於soi 13 in 在 Re: [男男] soi 13 in與aniki比較 - PTT 熱門文章Hito 的評價
- 關於soi 13 in 在 [遊記] Soi 13 in 簡略介紹 - PTT 的評價
- 關於soi 13 in 在 [尋人] 2/22 晚間soi 13 in 寸頭長長的男子 - PTT Uncovered 的評價
soi 13 in 在 Facebook 的最讚貼文
【第74屆坎城影展主競賽、一種注目等完整入選名單】
.
遭受COVID-19疫情影響,去年坎城影展停辦一年。今年展期則延至7月6日舉辦,大會在方才仍公開了本屆的官方選片。在主競賽單元部分,魏斯.安德森、阿斯哈.法哈蒂、歐容、南尼.莫瑞提、布魯諾.杜蒙、阿比查邦、那達夫.拉匹、濱口龍介、西恩.潘等名導之作都順利入選。
.
洪常秀、阿諾.戴普勒尚等名導則未如事前各界預料,沒有進入主競賽,被安排在「首映單元」。至於在「一種注目」部分,奧地利籍華裔導演陳熠霖的《尋找》順利入選,該片由台灣影星柯震東、林哲熹與中國演員曾美慧孜主演,拍攝地點即在台灣。作品《構築心方向 Columbus》(2017)曾來過台北電影節放映的韓裔美籍導演Kogonada也入選該單元。中國導演那嘉佐也以《街娃兒》入選。
.
本屆的評審團主席將是美國導演史派克.李(Spike Lee),開幕片將是李歐.卡霍的《Annette》,該片同時也是競賽片。美國影星茱蒂.佛斯特(Jodie Foster)則獲得相當於終身成就獎的榮譽金棕櫚殊榮。
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
主競賽入選片單如下(含英文片名、與導演中英名,導演名稱前標記*者,代表有資格角逐最佳首部作品「金攝影機獎」):
●
《Annette》法國🇫🇷德國🇩🇪比利時🇧🇪
李歐.卡霍 Leos Carax
●
《法蘭西快報 The French Dispatch》美國🇺🇸
魏斯.安德森 Wes Anderson
●
《聖慾 Benedetta》荷蘭🇳🇱法國🇫🇷
保羅.范赫文 Paul Verhoeven
●
《A Hero》伊朗🇮🇷
阿斯哈.法哈蒂 Asghar Farhadi
●
《Tout S'est Bien Passé》法國🇫🇷
佛杭蘇瓦.歐容 François Ozon
●
《Tre Piani》義大利🇮🇹法國🇫🇷
南尼.莫瑞提 Nanni Moretti
●
《Titane》法國🇫🇷比利時🇧🇪
茱莉亞.迪古何諾 Julia Ducournau
●
《Red Rocket》美國🇺🇸
西恩.貝克 Sean Baker
●
《Petrov's Flu》俄羅斯🇷🇺德國🇩🇪法國🇫🇷瑞士🇨🇭
基里爾.賽勒布倫尼科夫 Kirill Serebrennikov
●
《France》法國🇫🇷義大利🇮🇹德國🇩🇪比利時🇧🇪
布魯諾.杜蒙 Bruno Dumont
●
《Nitram》澳大利亞🇦🇺
賈斯汀.克佐 Justin Kurzel
●
《Memoria》泰國🇹🇭哥倫比亞🇨🇴法國🇫🇷德國🇩🇪墨西哥🇲🇽英國🇬🇧
阿比查邦.韋拉斯塔古 Apichatpong Weerasethakul
●
《Lingui》查德🇹🇩比利時🇧🇪法國🇫🇷德國🇩🇪
馬哈馬特-薩雷.哈隆 Mahamat-Saleh Haroun
●
《Paris 13th District》法國🇫🇷
賈克.歐迪亞 Jacques Audiard
●
《The restless》比利時🇧🇪
喬坎拉.佛斯 Joachim Lafosse
●
《La Fracture》法國🇫🇷
凱薩琳.科西妮 Catherine Corsini
●
《The Worst Person in the World》挪威🇳🇴瑞典🇸🇪法國🇫🇷
尤沃金.提爾 Joachim Trier
●
《Compartment NO.6》芬蘭🇫🇮俄羅斯🇷🇺
尤侯.郭斯曼寧 Juho Kuosmanen
●
《Casablanca beats》墨西哥🇲🇽法國🇫🇷
納比.爾艾尤奇 Nabil Ayouch
●
《Ahed’s Knee》以色列🇮🇱法國🇫🇷
那達夫.拉匹Nadav Lapid
●
《Drive My Car》日本🇯🇵
濱口龍介
●
《Bergman Island》法國🇫🇷巴西🇧🇷德國🇩🇪墨西哥🇲🇽
米雅.韓桑-露芙 Mia Hansen-Love
●
《The Story of My Wife》匈牙利🇭🇺法國🇫🇷德國🇩🇪義大利🇮🇹
伊爾蒂蔻・恩伊達 Ildikó Enyedi
●
《Flag Day》美國🇺🇸
西恩.潘 Sean Penn
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
一種注目評審團:
(主席)安德莉亞.阿諾德 Andrea Arnold(導演、編劇)英國🇬🇧
瑪尼亞.梅杜爾 Mounia Meddour(導演、編劇、製片)阿爾及利亞🇩🇿
艾莎.齊柏斯汀 Elsa Zylberstein(演員)法國
丹尼爾.布曼 Daniel Burman(導演、製片、編劇)阿根廷🇦🇷
麥可.安傑洛.柯維諾 Michael Angelo Covino(導演)美國🇺🇸
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
一種注目入選片單如下:
●
《The Innocents》挪威🇳🇴
艾斯基.佛格 Eskil Vogt
●
《After Yang》美國🇺🇸
Kogonada
●
《Commitment Hasan》土耳其🇹🇷
森米.卡潘諾古 Semih Kaplanoglu
●
《Lamb》冰島🇮🇸
*法迪瑪.約翰森 Valdimar Jóhannsson
●
《Noche De Fuego》墨西哥🇲🇽
塔蒂雅.胡艾瑣 Tatiana Huezo
●
《Bonne mère》法國🇫🇷
阿芙皙雅.艾薇 Hafsia Herzi
●
《House arrest》俄羅斯🇷🇺
小阿列克謝.蓋爾曼 Aleksey German Jr.
●
《Blue Bayou》美國🇺🇸
賈斯汀.鍾 Justin Chon
●
《尋找 Moneyboys》奧地利🇦🇹台灣🇹🇼比利時🇧🇪法國🇫🇷
*陳熠霖 C.B. Yi
●
《Freda》海地🇭🇹
*賈西亞.基尼斯 Gessica Geneus
●
《Un Monde》比利時🇧🇪
*勞拉.汪戴爾 Laura Wandel
●
《Women Do Cry》保加利亞🇧🇬
米娜.米列娃 Mina Mileva & 凡塞拉.卡扎科娃 Vesela Kazakova
●
《La Civil》羅馬尼亞🇷🇴比利時🇧🇪
*緹奧朵拉.安娜.米赫伊 Teodora Ana Mihai
●
《Unclenching the Fists》俄羅斯🇷🇺
姬拉.高維蘭高 Kira Kovalenko
●
《Let Their Be Morning》以色列🇮🇱
艾朗.柯里林 Eran Kolirin
●
《Rehana Maryam Noor》孟加拉🇧🇩
阿卜杜拉.穆罕默德.薩阿德 Abdullah Mohammad Saad
●
《Great Freedom》奧地利🇦🇹
賽巴斯汀.邁瑟 Sebastian Meise
●
《街娃兒 Gaey’s Wa’r》中國🇨🇳
那嘉佐
●
《Mes Freres Et Moi》法國🇫🇷
約翰.曼可Yohan Manco
●
《Onoda, 10 000 Nights in the Jungle》法國🇫🇷德國🇩🇪比利時🇧🇪義大利🇮🇹(開幕片)
亞瑟.拉哈利 Arthur Harari
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
坎城首映單元片單如下:
●
《Evolution》匈牙利🇭🇺
柯諾.穆恩德秋 Kornel Mundruczo
●
《Deception》法國🇫🇷
阿諾.戴普勒尚 Arnaud Desplechin
●
《Cow》英國🇬🇧
安德莉亞.阿諾德 Andrea Arnold
●
《Love Song for Tough Guys》法國🇫🇷
山繆.班傑奇 Samuel Benchetrit
●
《Mothering Sunday》法國🇫🇷
伊娃・胡遜 Eva Husson
●
《Hold Me Tight》法國🇫🇷
馬修.亞瑪希 Mathieu Amalric
●
《In Front of Your Face》南韓🇰🇷
洪常秀 Hong Sang-Soo
●
《Val》美國🇺🇸
廷.普Ting Poo & 李歐.史考特 Leo Scott
●
《Jane Par Charlotte》法國🇫🇷
夏綠蒂.甘斯柏 Charlotte Gainsbourg
●
《JFK Revisited: Through The Looking Glass》美國🇺🇸
奧利佛.史東 Oliver Stone
●
《Vortex》阿根廷🇦🇷義大利🇮🇹
加斯帕.諾埃 Gaspar Noe
●
《Marx Can Wait》義大利🇮🇹
馬可.貝洛奇歐 Marco Bellocchio
●
《龍與雀斑公主 Belle》日本🇯🇵
細田守 Mamoru Hosoda
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
競賽外單元片單如下:
●
《De son vivant》法國🇫🇷
艾曼紐.貝考 Emmanuelle Bercot
●
《緊急迫降 Emergency Declaration》南韓🇰🇷
韓在林 Han Jae-Rim
●
《The Velvet Underground》美國🇺🇸
陶德.海恩斯 Todd Haynes
●
《Stillwater》美國🇺🇸
湯瑪士.麥卡錫 Tom McCarthy
●
《Aline》法國🇫🇷
瓦萊麗.樂梅西埃 Valérie Lemercier
●
《BAC Nord》法國🇫🇷
賽德里克·希門尼茲 Cédric Jimenez
●
《Where is Anne Frank》比利時🇧🇪法國🇫🇷荷蘭🇳🇱盧森堡🇱🇺以色列🇮🇱
阿里.福爾曼 Ari Folman
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
特別放映單元片單如下:
●
《Babi Yar. Context,》烏克蘭🇺🇦
瑟蓋.洛茲尼察 Sergei Loznitsa
●
《H6》法國🇫🇷
*葉.葉 Yé Yé
●
《Black Notebooks》以色列🇮🇱
施羅米.艾爾米茲 Shlomi Elkabetz
●
《Mariner of the Mountains》巴西🇧🇷
凱里.阿努茲 Karim Ainouz
●
《The Year of the Everlasting Storm》
賈法.潘納希 Jafar Panahi伊朗🇮🇷
陳哲藝 新加坡🇸🇬
馬立克.維塔爾 Malik Vitthal美國🇺🇸
蘿拉.柏翠絲Laura Poitras美國🇺🇸
多明嘉.索朵瑪悠 Dominga Sotomayar智利🇨🇱
大衛.羅利 David Lowery美國🇺🇸
阿比查邦.韋拉斯塔古 泰國🇹🇭
●
《Party: New World, The Cradle of a Civilisation》希臘🇬🇷美國🇺🇸
安德魯.穆斯卡托 Andrew Muscato
●
《Mi iubta Mon amour》法國🇫🇷
*諾耶米.梅蘭特 Noémie Merlant
●
《Les Heroiques》法國🇫🇷
麥西姆.羅伊 Maxime Roy
●
《熱帶往事 Are You Lonesome Tonight?》中國🇨🇳
*温仕培 Wen Shipei
●
《時代革命 Revolution Of Our Times》香港🇭🇰
周冠威 Kiwi Chow
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
午夜放映片單如下:
●
《Bloody Oranges》法國🇫🇷
尚-克里斯多福.莫里斯 Jean-Christophe Meurisse
●
《Tralala》法國🇫🇷
拉呂兄弟 The Larrieu Brothers
●
《Supremes》法國🇫🇷
奧黛麗.埃司徒格 Audrey Estrougo
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
短片競賽評審團:
考瑟.班.哈尼亞 Kaouther Ben Hania(導演、編劇)突尼西亞🇹🇳
涂娃.娜蘿特妮 Tuva Novotny(導演、編劇、編劇)瑞典🇸🇪
艾莉絲.溫諾克爾 Alice Winocour(導演、編劇)法國🇫🇷
薩摩赫.阿拉 Sameh Alaa(導演、製片、作家)埃及🇪🇬
卡洛斯.穆基羅 Carlos Muguiro(導演、編劇、策展人)西班牙🇪🇸
尼可拉斯.帕里澤 Nicolas Pariser(導演、編劇)法國🇫🇷
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
短片競賽入選作品如下:
●
《North Pole》北馬其頓🇲🇰塞爾維亞🇷🇸
瑪麗亞.阿賽夫斯卡Marija Apcevska
●
《Displaced》科索沃🇽🇰
薩米爾.卡拉霍達 Samir Karahoda
●
《In the Soi》丹麥🇩🇰
卡斯帕.凱德森 Casper Kjeldsen
●
《Orthodontics》伊朗🇮🇷
穆罕曼德里札.梅哈尼 Mohammadreza Mayghani
●
《The Right Words》法國🇫🇷
艾德里安.莫塞.杜林 Adrian Moyse Dullin
●
《Through the Haze》葡萄牙🇵🇹
狄亞哥.薩爾加多 Diogo Salgado
●
《Sideral》巴西🇧🇷法國🇫🇷
卡洛斯.塞岡多 Carlos Segundo
●
《天下烏鴉 All The Crows In The World》香港🇭🇰
唐藝 Tang Yi
●
《August Sky》西班牙🇪🇸
賈思敏.泰努奇 Jasmin Tenucci
●
《雪雲 Absence》中國🇨🇳
鄔浪 Wu Lang
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
「氣候」單元入選作品:
●
《The Crusade》法國🇫🇷
路易.卡瑞 Louis Garrel
●
《Above Water》尼日🇳🇪法國🇫🇷比利時🇧🇪
艾伊莎.梅加 Aïssa Maïga
●
《Invisible Demons》印度🇮🇳
拉胡爾.賈恩 Rahul Jain
●
《Animal》法國🇫🇷
西席爾.迪昂 Cyril Dion
●
《無去來處 I Am So Sorry》法國🇫🇷中國
趙亮 Zhao Liang
●
《Bigger Than Us》法國🇫🇷
芙蘿.瓦瑟 Flore Vasseur
●
《La Panthère des neiges》法國🇫🇷
瑪莉.阿米蓋 Marie Amiguet
▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅▅
.
.
(圖為入選主競賽的《The French Dispatch》,由魏斯.安德森執導。)
soi 13 in 在 SugarCraver Facebook 的最讚貼文
🇬🇧”Schwedeneisbecher” - Homemade Vanilla ice-cream, Apple compote, Oma’s eggnog. This is nice! But i feel the Rum from eggnog is slightly too strong for me 😅 The combo of vanilla ice cream and apple compote is awesome 🤩 @sugarcraver
.
.
🇹🇭สิ่งนี้ชื่อภาษาเยอรมันอ่านไม่ออกจ้า “Schwedeneisbecher”😅 มันคือไอศครีมวานิลาโฮมเมด, แอปเปิ้ล กอมโป๊ต ราดด้วยทีเด็ดคือ eggnog ที่เชฟได้อินสไปเรชั่นจากสูตรของคุณยาย โดยรวมเราว่าอร่อยทั้งไอศครีมและแอปเปิ้ล แต่ eggnog แอลกอฮอล์จากรัมแรงไปนิด อาจจะเพราะเราสายหวานเลยรู้สึกอยากให้มันเน้นความของหวานมากกว่า แต่นี่รู้สึกเหมือนกินแอลกอฮอล์เป็นหลัก 😅 @sugarcraver
.
.
📍: @restaurant_suhring 10 Yen Akat Soi 3, Bangkok, Thailand
🍭: 3.9/5
💰: Part of 13 courses @ 5000 THB ++
🚗: 4-5 parking spaces in front of the resto
.
.
.
#sugarcraverX #art #sweet #sweettooth #dessert #desserts #dessertporn #dessertlover #food #foodporn #foodie #foodgasm #foodlover #delicious #yummy #yumyum #beautifulcuisines #pancakes #icecream #italianfood #gelato #bangkok #eggnog #cakes #cake #chocolate #chocolates #finedining #apple #vanilla
soi 13 in 在 Bangkok69 Youtube 的精選貼文
Pratunam Market is the largest clothing market in Bangkok.
There are large shopping malls and small retail stores and wholesalers.
There are a variety of clothing stores.
There are a lot of cute and fashionable clothes, but most of them are inexpensive.
It is a heavenly place for those who love fashion.
00:00 ASOK PIER
01:32 MAP
01:45 Ride Boat
09:36 Pratunam Pier
13:34 The Platinum Fashion Mall
26:05 City Complex Mall
39:00 Soi Phechaburi 21
43:18 Pratunam Market
57:56 Soi Phechaburi 21
01:14:33 Bayork Gallery Area
01:17:50 Bayork Gallery
01:25:53 Soi Phechaburi 21
soi 13 in 在 Bangkok69 Youtube 的精選貼文
There are many clothing stores in Pratunam Market.
There are countless casual clothing stores, especially for young women.
There is a wide variety of clothing, including cheap clothes and fashionable clothes for young people.
One of the best places to go is Soi Phechaburi 21.
Here, you'll find casual clothing stores galore!
soi 13 in 在 Bangkok69 Youtube 的最讚貼文
While I was shopping at Pratunam Market, it suddenly started to rain heavily.
In Thailand, the rain stops after a short time, but the amount of rainfall is beyond imagination.
In no time at all, I was soaked all over.
Sometimes the roads become like rivers.
00:00 Pratunam Market
00:58 MAP
01:42 soi Phechaburi 19
05:01 Pratunam Market
08:20 soi Phechaburi 21
13:12 R-Walk
17:31 Centralworld & Big C
soi 13 in 在 soi 13 in優惠時段在Youtube上受歡迎的影片介紹|2022年12月 的推薦與評價
soi 13 in 收費:600元(可保留外出16小時)、優惠時段18:30~19:30 、 24:00~01:00 入場費200 ... soi 13 in應該算是現在台北最多人的同志三溫暖,。 soi 13 ... ... <看更多>
soi 13 in 在 (2023 NEW!) 台北同志三溫暖散步地圖: Soi 13 in/HANS/Peng ... 的推薦與評價
(2023 NEW!) 台北同志三溫暖散步地圖: Soi 13 in/HANS/Peng Chyun ♨️ Taipei GAY SAUNA Walking Map ♨️. SpicyBoys 火辣男孩. ... <看更多>
soi 13 in 在 Soi 13 in 同志三溫暖 的推薦與評價
Soi 13 in 又被抱怨囉!再沒買到的貴賓們請千萬不要再罵了!5/27星期六下午四點到晚上十點!浴劵一本10張 2500元.每個人限購一份數量有限售完為止! ... <看更多>