ALEXANDER MCQUEEN – GÃ HOOLIGAN NƯỚC ANH.
Một trong những tượng đài của nền thời trang không chỉ nước Anh mà còn cả thế giới, Alexander “Đại Đế” MCQueen.
Nhưng mấy ai biết rằng – lúc mới xuất hiện trong ngành công nghiệp thời trang, Mcqueen không được lòng khá nhiều người, thì những nhà thiết kế cùng thời – dư luận và cả công chúng, một gã điên đến từ xứ UK, với những kĩ thuật đi ngược với xu hướng, với nền haute couture thường thấy – những kỹ thuật cắt may/tailoring “Cánh cụp cánh xòe/ Lật ra đổ lại”, những thông điệp “dị hợm” nhưng ẩn chứa sự bất ổn trong tâm lý của Alexander MCqueen, những show/runway mang tích cách mạng vượt qua “luân thường đạo lý”. Nguyên nhân đó, đã khiến Alexander MCqueen – với chiếc đầu trọc bướng bỉnh thường thấy – trở thành kẻ điên của nền công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, Kẻ điên và tài năng thiên bẩm thì sẽ trở thành leader và tượng đài – di sản mà Mcqueen để lại cho nền công nghiệp thời trang, dù rất “phiền toái” nhưng không thể nào quên được.
Thuở sinh thời – cậu thanh niên Lee Alexander MCqueen sinh ra tại East End, một khu vực đen tối của thành phố London. Nơi mà sự nghèo đói, bệnh tật – cướp bóc và tội phạm xảy ra thường xuyên, với nơi phát triển như thế này, không khó để dễ nhận ra một tâm hồn đáng lẽ nên gắn liền với mơ mộng đã nhìn thấy sự thực tàn nhẫn của cuộc đời (That’s life). Điều này đã nuôi dưỡng một sự tối tăm trong Mcqueen và ảnh hưởng rất nhiều đến thời trang của ông sau này. Dừng việc học hành năm 16 tuổi, Alexander Mcqueen bén duyên với nghề thời trang tại khu Savile Row, một khu truyền thống với menswear/ quần áo nam. Cũng là nơi bắt đầu kết nối giữa MCqueen và các nhà designer nổi tiếng tại Anh thời điểm đó – trước khi được nhận vào ngôi trường danh tiếng Central Saint Martins.
Điểm bắt đầu:
Với điểm xuất phát tối tăm và hiện thực cuộc sống đầy rẫy bạo lực và nghèo khổ. Thời trang của Alexander MCqueen dĩ nhiên không “bóng bẩy và rỗng tuếch” như nhà thiết kế miêu tả nền công nghiệp may mặc thời đó. Sự khó chịu nếu nhìn vào các bộ sưu tập của Alex từ các nhà thiết kế là luôn luôn, nhưng tới thời điểm hiện tại (2020) – khi nhìn lại, đó là 1 sự lãng mạn màu đen.
Luận án tốt nghiệp mang tên Jack the Ripper Stalks là phát súng đầu tiên của Alexander Mcqueen. Được công bố trước các nhà phê bình thời trang năm 1992 – lấy cảm hứng trực tiếp từ Jack The Ripper, một trong những kẻ sát nhân khét tiếng của nước Anh và cả thế giới với hơn 100 nạn nhân (Đa phần là nữ). Vụ thảm sát – nhuốm một màu đen và đỏ lên collection của Alex – kẽm gai quanh các chi tiết đỏ như máu. Chưa hết, McqQueen còn làm nên 1 trong những label iconic của mình bằng khâu vào quần áo của mình những lọn tóc (của Alex) – đặt trong túi nhựa – và kèm theo nhãn trong item collection. Miêu tả việc này – đó là sự miêu tả những cô gái bán dâm thời Victoria cắt tóc mình để bán lấy tiền trang trải cuộc sống (Các bạn coi phim Les Miserable – Những người khốn khổ của Victor Hugo sẽ thấy) hay trao cho người yêu. Một sự lãng mạn đen tối.
Sau đó, Alex lập ra thương hiệu cùng tên. Cách thiết kế của gã điên này cũng gây cho người ta một sự ớn lạnh – không ướm thử, không tính toán – Alexander sẽ treo vải lên những con manocanh và đắp các lớp vải lên và trực tiếp thiết kế, cắt, ướm thử trên đó. Những con manocanh chẳng vì thế mà đầy các vết sứt/sẹo do kéo của Alex tạo thành. Những người mẫu có mặt trong runway của Alex cũng chia sẻ sự ớn lạnh khi mà nhìn thấy cảnh đó. Tuy nhiên, vết cắt đó lại mang cho Alex sự đặc trưng và am hiểu một cách tường tận độ rủ/ tùy biến của chất vải lên hình dáng cơ thể con người.
1st Collection “Highland Rape” được công bố với những title thiếu thiện chí của giới báo chí. “Aggressive and Disturbing” – “Hung hăng, bạo lực và đáng e ngại”. Đề cập tới việc các hãm hiếp phụ nữ thường thấy của Scotland – 1 vùng cao so với UK và có liên hệ mật thiết với gia đình của Alex (Nhà nội ông có nguồn gốc từ Scot). Đúng nghĩa với từ Hiếp dâm, quần áo của các model nữ được cắt, rập trong như bị tàn phá, xé bởi tay của những gã đàn ông tàn bạo. Trong collection đó – xuất hiện một cụm từ mang tên “Bumster” – sau này đã trở thành xu hướng phổ biến của quần jeans những năm 2000s – một sự trễ nải của lưng quần quá mức so với quy đình. Alex giải thích – đó là để khoe vẻ đẹp của cột sống, phần thú vị nhất của cơ thể. Nhưng giới thời trang truyền thống thì không nghĩ vậy, họ cho rằng đó là sự xúc phạm người nhìn.
Giới già nua không thích nhưng giới trẻ lại yêu thích và ủng hộ ông – đó là lí do sao Alexander Mcqueen được mời về Givenchy – một trong những ngôi nhà thời trang danh giá, sau sự ra đi của John Galliano vào năm 1996. Tuy nhiên, một gã điên thì sao lại có thể chịu được định kiến có sẵn của một đế chế nổi tiếng và kiên định Huber de Givenchy. Alex miêu tả đó là “Một sự tào lao, tốn thời gian và chán ngắt”.
Ông tập trung vào Thương hiệu đồng tên của mình – và collection số 13 (Số của Quỷ). Năm 1999 – Runway thứ 13 của Alexander Mcqueen đã thực sự gây một sự ấn tượng của người xem. Những chiếc áo lót và váy tua – dưới sự xử lý của những chất liệu bên ngoài tự nhiên (Gỗ Balsa và lá Raffia). Và năm 1999 – 1999 nhe các bạn, Alexander đã tạo một trong những runway ấn tượng nhất của nền công nghiệp thời trang thế kỉ 21 đó là khi mang hai cánh tay phun sơn robot của một hãng xẽ hơi vào trong runway của mình và phun lên người mẫu (Shalom Harlow). Một khoảnh khắc đi vào lòng người và người ta tự hỏi “Mcqueen sẽ điên cỡ nào?”
Người ta chưa kịp quên và thở thì Spring/Summer 2001 – Alexander MCqueen tiếp tục khiến công chúng không thể nào không nhắc tới ông với collection mang tên “VOSS”. Trong show, trung tâm là 1 chiếc lồng kính không xuyên được bên trong khiến người xem phải nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong suốt 1 giờ đồng hồ - tò mò và khó chịu. Tiếng nhạc cất lên, đèn được bật, bên trong căn phòng đó hiện ra những người mẫu và item của Alexander Mcqueen. Katemoss, siêu mẫu của thời đại, bước ra và vuốt nhẹ nhàng lên kính.Một người mẫu nude hoàn toàn, xung quanh là những con bướm với một chiếc mặt nạ phòng độc cùng dây nhợ xung quanh – đã để lại những ấn tượng manh mẽ cho người xem. Alex muốn mang sự lãng mạn của ông qua các cảm xúc thô mộc nhất của con người.
Trong show cuối cùng của mình, năm 2010. Alexander tiếp tục thể hiện cái nhìn tương lai của mình, khi chủ đề mang tên Plato’s Altantis – một câu chuyện về loài người sống trên Trái Đất sẽ trở về Đại dương để tiếp tục tồn tại. Đây chính là những sản phẩm mà Lady Gaga cực kỳ yêu thích, trong đó có đôi cao gót armadillo đặc trưng của MCqueen – sự biến dạng của bàn chân với một chiếc gót không thể nào cao hơn. Những item mang đầy màu sắc và sự phản ánh của sinh vật đại dương – mà ai cũng hiểu rằng, để truyền tải điều đó qua chất liệu – đòi hỏi kĩ thuật cao và am hiểu về fabric/textile. Một trong những cuộc cách mạng ấn tượng nhất của nền thời trang thế kỷ 21 – Vogue.
Lắm tài thì nhiều tật – Alexander Mcqueen là 1 con người như vậy. Khó chịu, độc đoán và bảo thủ - đó là cách người ta nhận xét về Alex. Nhưng có lẽ người ta sẽ không thể làm được điều đó nữa khi ông đã tự sát tại tuổi 40, để lại một sự tiếc nuối và một tượng đài không thể thay đổi trong nền công nghiệp thời trang.
the 1992 menswear 在 Emporio Armani Menswear-Autumn/Winter lookbook, 1992. 的推薦與評價
Jul 20, 2018 - Emporio Armani Menswear-Autumn/Winter lookbook, 1992. ... <看更多>
the 1992 menswear 在 The 1992 Menswear | Hanoi - Facebook 的推薦與評價
The 1992 Menswear · Page · Clothing (Brand) · the1992st.com/shopee · Rating · 3.3 (14 Reviews) · Pinned post. ... <看更多>