⛔ LUYỆN THI 8.0 IELTS THEO CHÂM NGÔN TIẾT KIỆM NHẤT ⛔
" Xin chào mọi người,
Mình là Thuỳ Linh, học sinh trường THPT Yên Hòa. Mình chia sẻ một chút về mục đích thi IELTS thì mình hướng tới được miễn hoặc cộng điểm môn Anh bài thi THPT Quốc gia, tuyển sinh vào Đại học ạ.
Về quá trình cày bừa lê lết ôn thi tại IELTS Fighter cực kỳ tiết kiệm: Mình lết từ tháng 10 năm ngoái tới tháng 6 năm nay, phải ôn lại khoá B vì sau COVID lockdown kiến thức bay đi sạch mếu nên nếu ai đã học thì nên học theo lộ trình, đừng nghỉ giữa chừng như mình thì kiến thức dễ rơi rớt lắm. Mình là cựu học viên lớp A416, B127A và B200 của IELTS Fighter Trần Quốc Hoàn.
Nếu học tại nhà thì cũng phải chăm như lên lớp ý :)). Mình theo học 3 lớp với cô Quỳnh Anh, thầy Quân, thầy Hải Đăng. Các giáo viên đều rất giỏi chuyên môn, cực hài hước và quan tâm tới học viên. Các thành viên trong lớp cũng rất vui vẻ.
Mình biết tới trung tâm qua các phương tiện truyền thông, các group trên Facebook và có ghé qua Website để tìm hiểu. Mình thấy trung tâm đặc biệt đào tạo về IELTS và có nhiều học viên đạt điểm cao rồi học phí ổn so với các trung tâm khác nên quyết định theo học.
Mình đã thi IELTS paper-based tại IDP vào ngày 11/7, kết quả ban đầu là 7.5 và sau phúc khảo là 8.0. Mình chỉ muốn chia sẻ vài điều nho nhỏ để đóng góp một chút, cổ vũ cho những anh chị em đã, đang và sẽ tham gia kỳ thi này. Nếu có gì sai sót, mong mọi người “ném đá” nhẹ nhàng thôi nhé? :3
⛔ KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Mỗi ngày dành khoảng 2-3 tiếng (2 tiếng tại trung tâm, 1 tiếng tự luyện tại nhà )
Và như nhiều bạn thì mình cũng có bản năng lười, thiếu partner và supervisor để có động lực học. Mình thường procastinate vì hay lọt hố sách truyện, ngôn tình,..Nhưng vì thế mình chọn học trung tâm để được hỗ trợ luôn, thay vì chỉ ngồi ở nhà rồi học rồi sa lầy:)))
⛔ VỀ KINH NGHIỆM HỌC LISTENING
Mình chỉ có 3 nguồn là sách của trung tâm phát, qua các video Cambridge Listening trên Youtube và thỉnh thoảng mở TV lên coi kênh France24, CNA hoặc CNBC. Trên Youtube có các channels hằng ngày đều đặn post 1 bài Cambridge 40’ cho các bạn keep track (như kênh The IELTS Listening Test). Trước khi thi 1 tháng mình practice mỗi ngày, set video speed lên 1.25x để quen nghe nhanh.
Sau khi check lại đáp án xem mình sai ở phần nào (Ví dụ mình yếu phần spelling và chỉ đường,...) thì các file nghe đơn lẻ trong sách Listening mà trung tâm IF phát cho học viên là lựa chọn không tồi để tập trung ôn vào những phần chưa tốt đó.
⛔ VỀ KINH NGHIỆM HỌC READING
Mặc dù có học qua kỹ năng làm bài nhưng mình không practice kỹ năng này nhiều. Vào tới phòng thi là hoàn toàn lơ mơ, làm theo bản năng scan, scan, rồi lại scan lượt nữa. Hết giờ rồi mà còn lơ mơ không biết mình điền hết toàn bộ đáp án hay chưa ấy (QAQ).
⛔ VỀ KINH NGHIỆM HỌC WRITING
Writing mình viết rất chậm, vò đầu bứt tai nghĩ ideas và triển khai ý tưởng, mệt vì phải paraphrase trong khi từ vựng không nhiều cũng không cao siêu. Vì thế mình học tập cựu giám khảo Collin (ngắn gọn hàm súc).
Mình hoàn toàn không mua hay in cuốn sách nào luôn, bởi thầy Nguyễn Hồng Quân chính là một kho tài liệu sống, thường chia sẻ với lớp những ebook cực hay. Mình chỉ lưu về drive trên điện thoại 2 cuốn là “Essays from examiners” và “Ideas for Ielts”, lúc rảnh lại lôi ra gặm và học ideas của họ. Tại trung tâm các thầy cô đều hướng dẫn kỹ càng từ Introduction, Overall đến cách triển khai ideas trong mỗi body luôn :3
Tuy ghét Writing nhưng mình luôn cố gắng viết nếu như thầy giao bài tập. Viết dần thì quen tay và thấy lên band. Rồi sau đó có động lực, mình viết nhiều hơn để cải thiện kỹ năng này. Do đó mình nghĩ khi học Writing cần người hướng dẫn, chấm, sửa và thấy sự cải thiện mới có động lực học rõ hơn.
Các bạn có thể tải sách:
Ideas for IELTS band 7.0 + by Simon
Trọn bộ đề Cambridge IELTS có giải chi tiết
Top 6 kênh luyện IELTS Listening Test cực hay
⛔ VỀ KINH NGHIỆM HỌC SPEAKING
Trước khi thi 3 tháng mình học theo bộ đề thầy giáo chia sẻ khi học tại trung tâm. Mình cũng có lân la các group Facebook như group IELTS Ngọc Bách để tham khảo thêm report đề thi thật, đề dự đoán trong đó.
Mình in hẳn ra 1 tập dày, dày như “Chiến tranh và Hoà bình) của Lép Tôn-stôi ấy ạ (TvT). Mỗi tờ có 1 mặt trống để note lại phần trả lời của mình cho mỗi câu hỏi trong đó, đều là những ideas khùng khùng dở dở kèm idioms hay ho mà mình thấy hợp.
Và ngày ngày cứ nhớ ra là mình lại tự hỏi, tự trả lời .aka. tự kỉ nhiều lần cho trơn tru rồi cứ thế tự nhiên tăng band.
Trên lớp, thầy có hướng dẫn gộp đề cho task 2, mình đã gộp thành công hơn 50 đề vào 9 dàn bài chính, mà kinh điển nhất là đề “Ông nội tôi và vườn hoa đầy hoài niệm của ông” mà mình gộp được gần 20 đề, từ wise old man, good friend, family gather, your achive, when you helped sb,... tới a colorful place.
Túm lại thì “practice makes perfect” và tiết kiệm là quốc sách mọi người ạ. Mình đầu tư đi học trung tâm rồi học theo tài liệu hướng dẫn thôi, không mua thêm nhiều vì tốn kém mà học không đến nơi ý.
⛔ HÀNH TRÌNH PHÚC KHẢO MẠO HIỂM
Ngày 11/7 mình thi, hôm đó mình tới sớm, xem hài để giải tỏa tâm lý. Lúc check in, mình tốn gần tiếng đồng hồ ngồi xem hài Xuân Hinh (>v<*)/ Xong vào phòng thi cứ nhẹ nhàng trơn tru như bông ấy, chẳng áp lực gì cả.
Đề thi Listening khá dễ vì không có dạng map. Bù lại, Reading lại khó vì toàn liên quan đến science, mình chỉ làm theo cảm tính, scan đi scan lại nhiều lần, làm xong bài vẫn lơ mơ.
Mình khá may mắn vì writing cũng dễ thở vì chỉ cần phân tích biểu đồ đường. Task 2 có đề là: “Why people stay for extra hours at work place and whether this is good or bad.”
Mình chọn IDP là tất nhiên vì là đối tác của IELTS FIGHTER nên học viên chây ì nhiều năm như mình được khuyến mãi ahihi :))))) Thủ tục giấy tờ cũng chẳng phải lo nhiều.
Tuy nhiên là điều mình hối hận là đăng ký sát ngày thi quá (phải trước ít nhất 10 ngày) nên không tự arrange được lịch thi Speaking mà ngậm ngùi chấp nhận phải thi vào cuối ngày, tầm 5h chiều.
Đỉnh cao của đen đủi là phải trở thành thí sinh cuối cùng trong ngày của examiner ấy, kiểm tra xong examiner bye bye phóng con xe đi luôn không hẹn ngày gặp lại. Để rồi lúc nhận điểm ‘hơi hơi’ sốc vì nhận điểm tụt hẳn so với thường lệ.
May mắn là mình đã tin vào lời khuyên của thầy Quân và đánh cược 2 củ 3 rễ để cuối cùng đạt được 7.0 và tăng Overall hú hú.
Nếu cảm thấy điểm chưa giống với khả năng thì mình khuyên mọi người suy xét phúc khảo. Quy những trình phúc khảo có hồi hộp, có hoang mang nhưng cứ tự vào lựa chọn của bản thân thôi nha. Mọi người cứ lạc quan bởi khả năng lên điểm cũng khá cao, một là giữ nguyên, hai là tăng, và yên tâm là không tụt đâu. Hiện mình vẫn đang trên con đường xin hoàn tiền vào 1 ngày không xa :D
Về lúc bước vào “Trò chơi sinh tử”:
Writing: lời khuyên chân thành nhất là đừng học nhiều từ vựng cao cấp hường hoè hoa lá quá *huhu*, bởi lúc thi sợ nhất là Thiếu Thời Gian.
Mình tốn gần nửa tiếng cho Task 1 bởi cái bệnh phân tích biểu đồ quá cụ thể, quá dài dòng. Thành ra task 2 lại bị hụt, chỉ kịp xây dàn ý logic nhất có thể và viết ngắn gọn, đơn giản và tốn 2’ check lại những lỗi cực kỳ ngớ ngẩn của task 2.
Hết giờ rồi mà task 1 mình vẫn chưa kịp check (QAQ) Ngay trong buổi hôm ấy có 1 bạn đã hết h vẫn cố viết nốt và bị giám khảo bắt tại trận, đánh dấu bài luôn, khổ thân cực. :((((((
Speaking: xem hài thả lỏng tinh thần và vào buồng thi với nụ cười tươi thôi. Part 1 của mình trôi qua dễ dàng như đang tám với bạn thân xem hôm nay ăn gì ấy. Part 2 “An artical about health” là 1 đề khó (cái loại khó mà khi nhìn vào bộ đề dự đoán speaking là cả làng muốn bỏ qua ấy) nhưng may mà mình có chuẩn bị dàn bài sơ sơ trước nên có ideas. Lúc này lại hay bị vấp grammar mới khổ (QAQ).
Lời khuyên cho mọi người là “Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất”, nên prepare cho tất cả toàn bộ đề dự đoán, nhỡ đâu thi đúng vào chỗ hổng thì công dã tràng luôn, thật ấy.
⛔ LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH
Cám ơn bố mẹ đã đồng hành cùng con. "I love u from the moooonnnn and back" <3333
Chân thành cảm ơn IELTS FIGHTER và những thầy cô cực kỳ đáng iu:
Cám ơn soái tỷ Quỳnh Anh đã dìu dắt em nhưng ngày đầu tiên biết tới Ielts, với những kiến thức nền móng vững chắc. Ngày ngày tới lớp, chỉ cầu thấy được nụ cười mỹ nhân (ỘvỘ)
Cám ơn thầy giáo soái ca Lê Hải Đăng “bên ngoài ấm áp bên trong nhìu xiền” với những giờ học thật vui, cười vỡ bụng và những dàn ý speaking hay ho.
Cám ơn thật nhiều thật nhiều tới thầy Nguyễn Hồng Quân - chàng trai vàng trong làng “dắt trâu đi cày” .aka. trùm cuối bao thầu cả trung tâm Lê Quốc Hoàn.
Tần suất gặp thầy (từ sáng thứ 2 tới đêm thứ 6, cả chủ nhật học bổ trợ cũng không thoát “ma chưởng”) nhiều như ăn cơm vậy á (=v=). Thầy luôn tâm huyết, tỉ mỉ và cần mẫn, luôn quan tâm 200% tới từng học viên.
Cuối tiết luôn chia sẻ cho tụi em những tài liệu bổ ích, đầu tiết là “thét ra lửa” kiểm tra bài tập về nhà từ đám học sinh vốn lấy “lười là chân lí của thời đại”, 3h sáng post video hướng dẫn writing task 2, không đâu lại post những meme hay ho chọc cười lên group lớp.
Cám ơn thầy đã tin tưởng vào khả năng của em và là nguồn cổ vũ lớn nhất để em tham gia kỳ thi cũng như phúc khảo.
Cám ơn những người bạn cùng khoá mặn mòi đã cùng kề vai sát cánh, cám ơn các chị lễ tân xinh xinh, cám ơn bác bảo vệ tại IF Trần Quốc Hoàn
Điều quan trọng xin nhắc lại 3 lần:
“Practice makes perfect”
“Practice makes perfect”
“Practice makes perfect”
Chúc mọi người nhất định sẽ đạt được nguyện vọng, không chỉ trong kết quả thi IELTS mà là trong học tập, trong sự nghiệp và cả trong cuộc sống hằng ngày nữa.
Best wishes ;)))
----
Cảm ơn những chia sẻ chi tiết về quá trình học 8.0 IELTS của Linh. Các bạn ạ, học tập có kế hoạch và luyện tập chăm chỉ, chắc chắn quả ngọt sẽ đến nha! Cmt hoặc inbox cô chia sẻ lộ trình học phù hợp nhé!
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「tai chi introduction」的推薦目錄:
- 關於tai chi introduction 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的精選貼文
- 關於tai chi introduction 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於tai chi introduction 在 葉漢浩 Alex Ip Facebook 的最佳貼文
- 關於tai chi introduction 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
- 關於tai chi introduction 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於tai chi introduction 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
tai chi introduction 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[HANNAHED ENGLISH CLUB] IELTS 8.0 VÀ MỘT GIẤC MƠ THÀNH SỰ THẬT
Chủ đề chinh phục AI-EO quả thật là vô cùng nóng hổi và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt các em nhỉ 🔥🔥🔥. Vậy thì hôm nay cũng cùng chị tham khảo "bí quyết" tự ôn luyện IELTS của bạn Tiểu Dương và quá trình bạn ấy đạt điểm 8.0 overall nhé. Bài dài nhưng bổ ích lắm cả nhà nhé 😃.
----
Dear các bạn,
Hôm nay mình mới đi nhận bảng điểm bên BC Hà Nội, mình thi ngày 27/10, điểm số overall của mình là 8.0 (L & R: 9.0, W: 6.5, S: 7.0). Đây là lần thứ 2 đi thi của mình, lần 1 là vào cuối năm 2014, mình được overall 7.5 (L: 7.5, R: 8.5, W: 6.5, S: 7.0), 4 năm sau đó không có nhiều cơ hội tiếp xúc thường xuyên với tiếng anh học thuật, và chỉ có 2 tháng rưỡi ôn full-time, đây thực sự là một giấc mơ mình chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Mình viết bài này muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đang trong quá trình chinh chiến với IELTS.
Mình sẽ viết thật chi tiết trải nghiệm của mình từ lúc bắt đầu tìm hiểu IELTS. Trước hết mình xin giới thiệu qua về background của mình: mình là dân ngoại ngữ, nhưng là dân tiếng Trung. Trong suốt thời gian đi học đại học thì mình học chuyên ngành này và gần như không học gì tiếng Anh cả. Mình học tiếng Trung nhiều và bị ngấm đến nỗi mà mỗi lần mình xác định quay lại học tiếng Anh và ôn thi IELTS, hễ nói câu gì là mình sẽ dịch sang tiếng Trung ngay, 1 là vì mình bị quen, 2 là vì mình không có đủ từ vựng và ngữ pháp để dịch sang tiếng Anh. Đây là một trở ngại, nhưng có một điều không thể phủ nhận, đấy là việc đã học chuyên sâu một ngoại ngữ khiến mình có một cái nhìn bao quát hơn về việc học ngoại ngữ, mà lợi ích cụ thể của nó chính là khiến mình nhận ra giá trị của những chia sẻ của anh Bách ngay lần đầu mình đọc được trang của anh ấy, rằng đấy là cách học hiệu quả và phù hợp với mình mà mình nên theo, giữa một rừng rất rất rất nhiều lời khuyên và tài liệu chia sẻ khác nhau trên mạng.
Sau lần đầu thi IELTS, mình có một quãng thời gian ôn GMAT 7 tháng, ôn GMAT cho mình cơ hội ôn lại tiếng Anh nhưng chỉ có hai kỹ năng là Đọc và Viết thôi. Mà Viết của GMAT các bạn cũng biết là nó khá đơn giản về từ vựng và ngữ pháp, chứ không phức tạp như IELTS. Rồi mình có một quãng thời gian gần một năm làm việc biên dịch tài liệu phần mềm cho bên FPT, từ tiếng Anh sang tiếng Trung. Vì dịch như vậy nên những từ mình tích lũy được chủ yếu là về công nghệ thông tin, còn viết lách thì cũng không viết lách hay cũng không nghe nói gì cả. Thời gian từ sau ý đền lúc ôn lại lần 2, mình làm cho một công ty kiểm toán nhưng hầu như chỉ dùng tiếng Việt và Trung do mình làm cho mảng khách hàng Trung Quốc.
GIAI ĐOẠN I: ÔN LẠI TỪ ĐẦU:
Năm ý mình bỏ ra hơn 2 tháng để ôn lại cơ bản, mình ôn đầy đủ 4 phần này:
- Phát âm: mình học theo cuốn English pronunciation in use - Elementary (Jonathan Marks), vừa học mình vừa luyện tập bằng cách tra cách phát âm của các từ trong từ điển bỏ túi Anh-Anh của Oxford. Học cuốn này sẽ hơi nản vì nó đi vào giải thích chi tiết từng âm tiết một, nhưng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc giúp phân biệt cách phát âm của một số âm tiết tương tự nhau. Các bạn chú ý cách họ ghi ký âm quốc tế cho một chữ nhé, đây là cách để phân biệt các âm tương đồng. Đây là cuốn sách phát âm, nhưng đồng thời là sách nghe cơ bản đầu tiên cho người học từ đầu tiếng anh.
- Sau đó mình chuyển sang luyện Nghe: mình dùng 2 cuốn là 1, Listen carefully (Jack C Richards), sau đó chuyển sang 2, Vocabulary for ielts (Pauline Cullen). Cuốn Vocabulary for IELTS tuy tên gọi là Từ vựng cho Ielts, nhưng mình chỉ dùng cuốn này cho việc luyện nghe thôi, tức là chỉ chọn bật các bài nghe của nó chứ không làm bài tập khác. Cuốn này đối với mình không có ích lắm về từ vựng vì bài tập về từ vựng của nó khá khó, nhưng phần nghe thực sự rất thú vị, sau khi học xong các bài nghe của cuốn này, mình chuyển sang nghe VOA tốc độ chậm -> BBC Learning English.
- Ngữ pháp: mình dùng cuốn English Grammar In Use (Raymond Murphy) – cuốn này trình độ Intermediate nên khá hợp với mình, về sau thì mình có tìm đọc thêm cuốn Advanced Grammar In Use (Martin Hewings), mình chủ yếu đọc cuốn này để tìm hiểu thêm một số nội dung mình muốn biết mà cuốn Intermediate ko đề cập tới thôi. Các bạn có thể chọn học cả 2 hoặc 1 trong 2, lý do là vì cuốn Advanced kia là nâng cao nên sẽ có nhiều nội dung ngữ pháp không thực sự cần thiết.
- Cuối cùng là Từ vựng: Sau khi học các kỹ năng này xong thì mình cũng có 1 lượng từ vựng kha khá, mình mới đi mua 2 quyển English Vocabulary in Use (1 cuốn Upper-Intermediate, với 1 cuốn Advanced vì nghĩ có khi sau này trình độ siêu lên rùi thì mình học đc :vvv) của Michael McCarthy và Felicity O’Dell. Chả hiểu sao hồi đấy mình ăn chơi thế, mua 2 cuốn ý đều là sách gốc, xong mang về làm được mấy bài cuốn Intermediate thì mình mới thấy Ôi sao nó vừa khó mà nó vừa chẳng hợp với cách học của mình, thế là nghĩ đến quyển này còn học chẳng xong, nên mình bỏ xó nốt quyển Advanced :vvv. Mình nhận ra là kể cả lúc mình học tiếng Trung, mình không có thói quen học từ vựng mà thông qua một cuốn sách chuyên cho từ vựng như thế, mình thích học một cách tự nhiên, kiểu đọc qua news hay qua các mẩu chuyện chẳng hạn. Thế là mình chuyển sang mày mò đọc trang BBC, luyện cho mình thói quen mỗi ngày đọc 1 bài ngắn ngắn dễ dễ thôi. Có từ nào mới lại tra. Cứ kiên trì như thế cho đến khi chuyển sang ôn thi IELTS lần 1.
Thời gian này mình vẫn đang đi làm ở Samsung Bắc Ninh, một ngày đi đi về về cũng mất nhiều thời gian nên mình cũng chỉ cố đc mỗi ngày học 1-2 tiếng, cuối tuần lại học bù. Sau khoảng 2 tháng rưỡi như thế thì mình xác định chuyển sang ôn luyện IELTS. Mình đăng ký học ở một trung tâm tiếng anh và cũng xin nghỉ hẳn làm để tập trung ôn trong 3 tháng thôi. Hôm ý đi thi đầu vào của trung tâm ý, buồn cười lắm, mình không nhớ được kết quả cụ thể của mình như thế nào, nhưng hôm ý mình cứ đòi bằng được là cho mình học luôn lớp Intensive – lớp dành cho người ở trình độ Advanced rồi, chứ mình không có đủ thời gian (và cũng không có đủ tiền) để mà học từ Introduction for IELTS xong lên Pre IELTS rồi mới đến Intensive của bên ấy. Chị nhân viên ở đấy hôm ý cứ một mực thuyết phục mình là “Em ơi, điểm em thấp quá, chị cho em vào học thì cô giáo cũng sẽ hỏi, rồi đầu ra không đảm bảo thì cũng ảnh hưởng uy tín của trung tâm”. Thế là mình cứ ỉ ôi, hết bảo em nghỉ ở nhà chỉ đi học thôi chị ạ, e không học vội vàng đâu, rồi lại bảo dù gì e cũng là dân Ngoại ngữ ý chị. Mãi rồi chị ý cũng thương tình nhận mình vào học, nghĩ mà mình cứ thấy áy náy, rồi cũng lấy đấy làm động lực học cho đàng hoàng, không phụ lòng tin của người khác :3
GIAI ĐOẠN II: ÔN VÀ THI IELTS:
Học ở trung tâm tất cả mất khoảng 2 tháng, và sau đấy mình cũng ngộ ra tại sao ngày ý chị nhân viên khuyên mình đừng cố :)))) Đi học mà mình cứ nơm nớp sợ cô giáo gọi trả lời câu hỏi, 1 là mình hiếm khi nghe hiểu cả ý cô nói, 2 là kỹ năng Speaking của mình cũng kém nốt, nghĩ ra ý để trả lời thì bù lại không biết diễn đạt thế nào theo tiếng Anh. Rồi các bài tập thực hành trên lớp với về nhà làm có 1 phần lấy từ sách Cam, mà với cái trình độ mình lúc ý thì... Mình bị bế tắc ngay cả với Nghe với Đọc. Không phải vì trung tâm không chất lượng, thật ra lứa học cùng lớp mình ra rồi đi thi cũng có các bạn được điểm rất cao, có cả 8.5 nữa, nên cũng chỉ là do mình thôi. Kiểu học toán học cơ bản còn chưa vững đã đòi ngồi học Toán cao cấp của Đại học ý :vvv
Thế là vừa học mình vừa mày mò, tìm cách để cải thiện từng kỹ năng, và may mắn search được một số bài, mà đặc biệt là bài của anh Bách, ngay khi đọc mình cảm thấy nó như cứu tinh của mình vì anh ấy cũng có nột xuất phát điểm rất thấp, cũng đi học trung tâm mà không được điểm cao. Thế là mình down hết mọi thứ anh ấy recommend cho cả 4 kỹ năng, và đây là lúc điểm của mình lên nhanh nhất, và lên khá ổn định trong gần 2 tháng trước ngày thi thật.
Mình sẽ viết lại từng kỹ năng và sách mình dùng ở đây, mình sẽ gộp chung kinh nghiệm của cả 2 lần thi nhé, những kinh nghiệm xương máu nhất mình sẽ nói riêng:
A. READING:
Mình tìm đọc và được biết một cuốn là IELTS Reading Test (Mc Carter & Ash - NXB Nhân Trí Việt). Cuốn này đơn giản hơn Cam, và nó cho mình nhận ra cách tiếp cận hợp lý đối với một bài Reading là như thế nào. Lúc ban đầu làm cuốn này mình không giới hạn thời gian đâu, mình làm cẩn thận và cố gắng hết sức có thể. Thời gian đầu mình cứ từ nào mới lại tra, thế là cả một bài đọc bao nhiêu là note, bộ nhớ cũng không ghi nhận được hết từng ý đâu, rồi cũng chẳng vận dụng được tips nào trên lớp cô giảng, vì thực ra mình nghe cô giảng chữ được chữ mất ý. Thế là mình cứ hoảng loạn với Reading. Về sau này mình tìm hiểu nhiều hơn và hình thành 1 phương pháp đọc phù hợp cho bản thân, cứ vận dụng dần và thấy điểm số lên hẳn.
Phương pháp này cụ thể là: khi bắt tay vào một bài, mình sẽ đọc qua một lượt câu hỏi và đáp án trước, gạch chân ý chính của câu hỏi và đáp án, sau đấy mình mới chuyển sang đọc bài khóa. Đọc bài khóa thì đọc đến hết một khổ mình lại giở phần câu hỏi xem có thể trả lời những câu hỏi nào tương ứng với khổ ý. Mình không có thói quen đọc lướt xong tìm chỗ nào có thông tin thì trả lời đâu, mà mình sẽ cố đọc cẩn thận để hiểu đoạn ý nó nói cái gì. Ngoài ra mình cũng ghi vắn tắt ý chính của một khổ sang bên cạnh, để sau này có câu nào khó quá chưa trả lời được, lúc sau quay lại mình sẽ biết nó ở khổ nào để tìm.
Mình cũng thay đổi cả cách đọc hiểu bài khóa nữa: trong lúc đọc thì mình cũng không đọc theo kiểu từ nào cũng phải tra để biết nữa, mà mình học cách đoán. Trừ khi từ nào mình cảm thấy không hiểu nó thì mình hoàn toàn không hiểu được ý cả đoạn, hoặc từ nào mình thấy xuất hiện khá nhiều mà mình vẫn không nắm được nghĩa của nó thì mình mới tra, và sau đấy học thuộc. Từ khi đó mình áp dụng cách đọc này cho việc đọc BBC hàng ngày của mình luôn, và giữ liên tục cho đến khi mình đi thi.
Sau khi làm hết các đề trong cuốn IELTS Reading Test kia thì mình chuyển sang làm cuốn IELTS Reading Actual Tests 2007 – 2011 (cuốn này của NXB Nhân trí Việt, hồi thi lần 1 mình cũng chưa biết đến mấy cuốn Actual mà chia theo vol của các bạn Trung Quốc), và bộ Cam từ 5 – 9. Lúc này mình luyện timing như khi đi thi thật, làm xong một bài là review cẩn thận, xem câu nào sai để rút kinh nghiệm.
Các bạn cũng chú ý học từ mới thông qua việc làm test luôn nhé. Khi làm test thì mình cũng áp dụng như khi mình đọc news vậy: với từ nào thuộc dạng cần tra (cần tra là thế nào thì mình đã nói ở trên nhé) mình sẽ tick một cái cạnh nó (cho nhanh để ko ảnh hưởng tới thời gian làm test), với các đoạn đọc mình thấy hơi mơ hồ thì mình sẽ đánh một cái gạch dọc ngắn ngắn đầu đoạn ý, để sau đấy khi làm test và check đáp án xong, việc đầu tiên mình làm là tra từ điển các từ này và đọc lại các đoạn này, đảm bảo là mình đã hiểu rồi thì mình mới tiến hành ngồi nghiên cứu phân tích các câu sai.
Từ đây mình xây dựng một quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là: Trước khi bắt tay vào làm mình sẽ viết một dãy số nhỏ nhỏ để theo dõi timing. Cụ thể là: vì thời gian cho cả test là 60’, mình sẽ tính trung bình mỗi bài là làm trong 20’ (mình biết nhiều bạn sẽ tính số lẻ như là 16 – 17’ cho 1 passage, vì còn thời gian transfer cũng phải mất tầm 4 - 5’, nhưng tính thế này mình khó theo dõi nên mình sẽ tính tròn 20’ và đảm bảo mình luôn kết thúc trước tầm 4 - 5’ cho mỗi passage), nếu mình bắt đầu làm test từ 12h10’, mình sẽ ghi 1 dãy số là 30 – 50 – 10 để theo dõi thời gian mình làm cho passage. Mình làm theo thứ tự passage 1-2-3 vì như vậy sẽ không mất thời gian chọn. Gặp passage dễ hiểu thì không sao, còn với passage khó, mình sẽ cố gắng đọc và hiểu được tối đa, trả lời được tối đa trong lần đầu đọc và next ngay sang 2 passage còn lại, mục tiêu là tăng tốc độ của 2 cái passage còn lại này để đảm bảo còn nhiều thời gian quay lại nghiên cứu cho cái passage khó kia. Mình không dành quá nhiều thời gian đi trả lời 1 câu hỏi vì mình thấy nếu nó thực sự khó như vậy thì tốt nhất là để nó ở lại, có một cái hiểu chung chung về nó là được rồi, nên next ngay sang những phần khác có thể trả lời được để đảm bảo là mình ghi được điểm đã. Ngay sau đó, mình sẽ transfer đáp án và check lại việc transfer này trước khi quay lại xử lý những câu chưa trả lời được/ chưa chắc chắn, để đảm bảo là mình ăn điểm những câu mình chắc chắn đã. Mình chọn đáp áp trên tờ đề cho cả test, và cuối cùng mới transfer chứ mình không có thói quen làm đến đâu transfer đến đấy. Chú ý là trong lúc transfer các bạn phải nhìn rất cẩn thận, vì có lúc tự làm test ở nhà, mình đã chọn A và transfer thành B. Ngoài ra sau khi transfer xong các bạn cần đọc qua lại các ý mình đã chọn, đọc thật nhanh các câu hỏi và các đáp án đã chọn để đảm bảo mình tick đúng trên tờ đề. Hôm đi thi thật khi mình check lại mình có phát hiện 1 câu Reading về T, F, NG mà câu statement của người ta là “Anh A đánh giá cao sự đóng góp của cái B”, nhưng lúc làm bài mình đã đọc vội và đọc thành Anh A ko đánh giá cao sự đóng góp của cái B, rất may mình đã phát hiện ra vào phút cuối và sửa lại. Sau khi xong cái bước này, mình sẽ quay lại chiến mấy câu chưa trả lời được/chưa chắc chắn kia, lúc này tâm lý thoải mái hơn hẳn lúc đầu, vì mình đã có chắc chắn một số điểm nhất định cho những phần mình đã làm, nên đầu óc cảm thấy cũng rõ ràng hơn ý.
Đi thi lần 1 thì Reading mình được 8.5. Thời gian 1 tháng trước khi thi lần 1 thì ngày nào mình cũng làm một đề Cam, hôm nào không làm được thì mình lại in news ở BBC ra đọc bù. Hôm nào làm Cam thì thôi, mình không in thêm news nữa, để cho đầu óc nghỉ ngơi. Khoảng 10 ngày trước khi đi thi thật thì test Cam của mình phong độ rất ổn định: cứ 8.0 – 8.5, ko có 7.5 và cũng không bao giờ lên được 9.0 :3
Đi thi lần 2 thì mình luyện hàng ngày cũng như thế, nhưng thay vì đọc BBC, mình chuyển sang đọc Scientific American (SA), mình biết đến trang này từ lúc mình ôn GMAT. Một bài họ viết thường khá dài nhưng đọc những chủ đề như môi trường hay giáo dục… thì cũng không quá khó đâu. Một ngày mình đọc trung bình độ hai bài thôi, vì như vậy cũng đủ dài 3 – 4 trang Word rồi. Thời gian đầu thì cũng tầm 3 ngày làm một đề Reading thôi, sau đấy còn một tháng thì mình làm hàng ngày luôn, và cũng dừng đọc SA từ lúc đấy. Thi lần 2 thì mình có thêm quyển 10 – 13 của Cam để làm nữa, cộng thêm 2 quyển Cam 2 với Cam 4 (vì chỉ làm Cam 10 đến 13 thì mình không đủ đề Cam để làm liên tục đến ngày thi, nên mình lấy 2 cuốn này ra làm nữa, dù nó cũng khá cũ rồi), ngoài ra mình có làm thêm 10 đề trong sách Simulation Test và một bộ 9 đề của Hội Đồng Anh. Cái bộ này hình như ngày xưa lúc đăng ký thi lần 1 ở BC mình có được tặng rùi mà mình ko nhớ hay sao ấy, lần rùi thi là mình đi xin lại. Simulation thì đỡ, chứ test của Hội đồng Anh thì đề nào cũng khó cả, các bạn làm thì cứ xác định điểm down 1.0 hay thậm chí với đề khó là 1.5 là rất bình thường, ko phải hoang mang nhé. 10 ngày cuối điểm làm test của mình cũng khá ổn định, mình có 5 bài được 9.0, còn lại là 8.0 với 8.5, có 1 bài down thẳng xuống 7.5 là 1 test trong Cam 12.
Nói thật là lần thi 1 ra khỏi phòng thi mình tự tin lắm, kiểu mình ko nghĩ mình được 8.5 đâu, nhưng cảm giác chung trong suốt 60’ làm bài là mình không gặp bài đọc hay câu hỏi nào để mình cảm giác hoang mang không hiểu cả. Đến thi lần 2, bài đọc đầu tiên mình bị shock vì nó nhiều thông tin quá, xong mình cũng tự trấn an bản thân và cố gắng thực hiện như quy trình mình vẫn làm ở nhà. Khi ra khỏi phòng thi mình chỉ còn bị ám ảnh bởi một câu mà mình không chắc mình làm đúng không. Nhưng rất may là lần này thậm chí điểm còn cao hơn lần trước, nên mình mong các bạn cũng hãy thật bình tĩnh và lạc quan khi đi thi, đừng tự đánh giá performance của mình vội vàng mà lại lo lắng nhé.
Đối với Reading mình có 1 số chú ý thế này:
1. Các bạn chú ý đọc kỹ đề bài câu hỏi là T, F, NG hay N, Y, NG nhé, họ yêu cầu là True thì nhớ là đừng nhầm sang đánh là Yes, kiểu như vậy.
2. Khi nhận được câu hỏi về điền từ, thì gạch chân ngay, và ghi luôn bằng số to đùng bên cạnh số lượng từ tối đa họ cho phép ghi vào, đừng để cái lỗi như họ cho ghi tối đa một chữ, mình ghi hai chữ mà bị trừ điểm đáng tiếc nhé.
3. Về khó khăn khi luyện dạng T, F, NG hay N, Y, NG. Cái này thì chỉ có một cách là các bạn luyện Cam thật nhiều và nghiên cứu thật kỹ hướng lựa chọn của Cam. Hồi thi lần 1 thì mình ko gặp nhiều khó khăn lắm với dạng này vì suy nghĩ của mình lúc ý cũng đơn giản, nhưng lần này mình thi lại là sau khi mình ôn GMAT. Suy luận của GMAT rất đa dạng, và đối với GMAT thì có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra cho cùng một kết quả.. chẳng hạn, nên cái đợt vừa rồi lúc mới ôn lại Reading, mình thực sự cũng đã bị ảnh hưởng bởi cách suy luận của GMAT 1 thời gian, mình suy nghĩ sâu xa cho một cái statement của họ ý, đâm ra thấy nhiều cái nên để là NG chứ không thể là T hay F tuyệt đối được. Nhưng thật ra IELTS ko đánh đố kiểu như vậy. Chủ yếu là họ sẽ không suy diễn xa xôi so với những thông tin được cung cấp trong bài.
4. Câu hỏi về Heading matching: cái bài tập này cũng phải luyện từ việc làm Cam nhiều và để ý cách chọn của Cam. Ví dụ như với 1 khổ, bạn thấy có đến 2 cái heading đều phù hợp cho cái nội dung của khổ ý, thì Cam sẽ có xu hướng là chọn cái heading mà nó bao quát hơn.
5. Trong quá trình làm, đối với bài có matching tên người/ thời gian, mình sẽ dùng bút chì khoanh tròn tên người/thời gian cần tìm ấy khi mình đọc bài khóa. Cái này tiện một chỗ là mình dễ check lại những câu hỏi ấy khi mình đã transfer xong ý. Vì các bạn cũng biết là trong một passage thì có rất rất nhiều những thông tin riêng thế này, để miss mất xong đi tìm lại rất mệt.
6. Đối với bài yêu cầu điền từ, mình sẽ dùng bút chì khoanh vuông từ cần điền, ghi nhỏ số thứ tự câu hỏi bên cạnh cái chữ được khoanh vuông ý để sau này transfer câu trả lời cho dễ.
B. LISTENING:
Listening thì mình rút ra ,một bài học kinh nghiệm xương máu từ hồi mình thi lần 1. Cũng như Reading, hồi mới bắt tay làm Cam mình nghe Listening ù ù cạc cạc. Mình chỉ làm cùng lắm được mấy câu Section 1 là hết vị, vì mình có nghe được gì nữa đâu. Đến khi mình đọc được bài anh Bách chia sẻ về việc chép chính tả, lúc ý mình cứ nghĩ sao lại có cái cách học vất vả thế, mà giờ thì mình thi đến nơi rồi, đổi lại phương pháp rồi chẳng may không thay đổi được gì thì lại cũng mất công. Mà mấy năm mình học tiếng Trung, vì mình học kiểu mưa dầm thấm lâu nên mình không học nghe kiểu ý bao giờ. Thế là dù biết phương pháp ý từ trước khi thi thật gần 2 tháng, mình cũng cứ theo cách học của mình, cứ nghe full test nhưng điểm chẳng thấy lên gì. Đến lúc còn cách ngày thi thật một tháng thôi, mình thực sự tuyệt vọng vì mình nghĩ mình sẽ đi thi và nhận 1 con 3.0 hay 4.0 nào đấy cho kỹ năng này.
Lúc ý mình quay sang áp dụng cách học của anh Bách vì nghĩ mình không còn gì để mất. Mấy ngày đầu học bằng cách nghe CNN Student News và chép theo, nói thật mình nản kinh khủng, một câu ngắn mình tua đi tua lại ko biết bao nhiêu lần. Nhưng rồi mình cứ theo, đến khi tròn một tuần mình quay lại làm Cam và mình thấy tai mình nghe rõ hơn hẳn. Thế là mình tìm hiểu thêm và thấy ngoài chép CNN, mình có thể chép từ chính Cam. Mình chọn Cam 5 – 9 để luyện đề vì thấy mọi người chia sẻ 5 cuốn này là sát nhất thi thật lúc ý, nên mình dùng Cam 1 – 4 để nghe chép chính tả. Ngày nào cũng nghe chép như thế, ít cũng 1 -2 section, không thì cũng chép full test, thế là tròn 3 tuần từ ngày mình áp dụng, điểm của mình lên RẤT NHANH và RẤT ỔN ĐỊNH. Một tuần còn lại trước khi thi thật, điểm của mình cứ đều đều là 7.0 – 7.5.
Vì vậy mình đặc biệt khuyến khích các bạn nếu các bạn đã có một lượng từ vựng kha khá rồi, mà nghe vẫn bị kẹt lại ở một band tương đối thấp thì các bạn hãy áp dụng phương pháp này NGAY. Nó luyện cho tai mình tập trung khi nghe cũng như luyện cho tay mình quen với việc take note bất kỳ thông tin gì tai mình nghe được. Các bạn hãy theo đuổi liên tục trong 1 tuần – 10 ngày và chứng kiến sự khác biệt (nghe cứ như quảng cáo kêu gọi dùng thử dầu gội đầu ý nhỉ :)))).
Lúc chép để cho nhanh thì các bạn ko cần vở sạch chữ đẹp đâu, lúc take note trong quá trình làm test thì mới cần viết rõ ràng để quay lại có thể đọc được. Ngoài ra mình cũng hay viết tắt cho nhanh, làm test lúc take note mình cũng viết tắt một số từ hay dùng, ví dụ "The number of people who..." thì mình sẽ chép/ take note là "No of pp" kiểu vậy. Khi bắt tay vào chép thì mình sẽ thường nghe hết cả câu/ít nhất trọn vẹn 1 ý của câu nếu câu ý dài để hiểu rõ ý của câu ý đã, sau đấy mình sẽ tua lại lần nữa để đảm bảo mình nghe đc từng chữ trong câu và lúc này thì mình sẽ chép.
Cứ hết một section là mình xem transcript luôn, check ngay những chỗ mình chưa nghe rõ, kết hợp bật lại chỗ ý luôn nếu cần, đánh dấu từ mới, cách diễn đạt lạ. Sau khi hết bốn cái section như thế thì mình tra các từ mình đã đánh dấu kia và bật lại full test vừa nghe vừa xem transcript.
Từ đây mình xây dựng 1 quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là: Khi băng đang ở đoạn giới thiệu section 1 (bao gồm cả ví dụ), mình sẽ đọc section ấy thật nhanh, gạch chân hết những từ cần chú ý, sau đó lướt ngay qua xem section 4 nó là cái gì, mình chỉ xem thôi chứ mình không kịp gạch chân cho section 4 đâu. Rồi phải quay lại ngay section 1 để xem lại nãy mình gạch chân được những gì rồi và bắt đầu nghe. Ở đoạn nghỉ mà băng nói để đến check lại đáp án, mình sẽ đọc ngay section sau và gạch chân luôn chứ không check lại đáp án (Vì mình còn 10 phút cuối để kiểm tra và transfer), và nếu kịp lại xem tiếp section sau nữa. Cứ tương tự như thế. Cái này mình nghĩ là mỗi người áp dụng linh hoạt thôi, có người thì sẽ xem section 1 và section 4 trước hết, có người thì sẽ xem section 1 với section 2 hoặc section 1 với section 3.
Nhưng dù làm thế nào, mình cũng sẽ số gắng đảm bảo là khi băng chuẩn bị phát đến section mình cần điền, thì mình đã ở trạng thái ko chỉ là đã đọc qua lần 1 và đã gạch chân, mà còn đọc qua lại được lần 2 để bản thân trong tư thế sẵn sàng cho chính section đấy.
Đối với Listening mình có 1 số chú ý thế này:
1. Với dạng multiple choices, dạng match với một cái bảng (ví dụ trong bảng là May, May not, Will not, còn ở dưới là cho danh sách các hoạt động mà người A sẽ trả lời là có tham gia hay không ấy), các bạn hãy cố gắng NOTE TẤT CẢ thông tin nghe được, vì đề thường đánh lừa, dạng cho ý A, B sau đấy lại nói C mới là nguyên nhân chính. Cái này rất quan trọng vì khi đi thi gặp các dạng này, mình không chỉ cần xác định được cái mình chọn là đúng, mà mình còn cần phải đảm bảo được những cái mình đã loại là đáp án sai. Vì nhiều khi các bạn nghe thoáng qua được một đáp án nào đó và các bạn chọn luôn, sau đó bỏ qua không take note gì thêm nữa, thì các bạn sẽ bị miss cái phần hội thoại đề cập đến tại sao các đáp án còn lại lại sai, dẫn đến lúc transfer lại, dưới áp lực của phòng thi, các bạn có thể sẽ hoang mang lo lắng, ko biết có phải cái phần mình nghe đc đấy là mình nghe đúng hay mình bị lừa lúc nào mà ko biết.
2. Khi làm bài hội thoại 2 người, việc đầu tiên là các bạn nhớ xác định tên của 2 người nói nhé, người nữ tên gì, người nam tên gì, kiểu như vậy. Mình nhớ có một lần làm test thử, mình quen kiểu đọc tên là đoán được nam hay nữ rồi ý, nên lần ý mình cũng chẳng để ý lúc họ gọi nhau thì người nào tên gì, đến lúc làm mấy câu mà hỏi cụ thể người A nghĩ thế nào, người B cảm nhận ra sao thì mình bị loạn vì lần ý tên 2 người ý mình ko đoán được ai là nam ai là nữ, mà xong đáp án thì sẽ thường ghi đủ suy nghĩ của cả 2 người ấy.
3. Với bài điền từ, các bạn cũng chú ý như với bài đọc, đầu tiên là gạch chân sau đó có thể ghi số to đùng số lượng từ giới hạn họ cho điền nhé.
4. Điều thứ hai là, khi điền danh từ, nếu kịp thời gian thì với những chỗ các bạn biết là sẽ điền danh từ thì các bạn đánh một dấu tick chẳng hạn, để khi bài gần nói đến đấy, thì mình có một cái dấu để nhắc mình nghe chú ý nó là số ít hay nhiều để điền nhé.
Lần 1 mình thi thì ra khỏi phòng thi mình thấy cũng ổn. Vì mình học theo phương pháp của anh Bách cũng muộn nên được 7.5 với mình là quá tốt rồi. Mình cũng không kỳ vọng gì hơn. Lần ý mình dùng chỉ có một cuốn IELTS Listening Actual Tests 2008 – 2013 với Cam 5 – 9 thôi.
Đến lần thứ 2 thì mình rút ra kinh nghiệm là Listening là cái hoàn toàn có thể tăng điểm được hơn nữa, thế là mình quyết tâm học nghiêm chỉnh hơn cho kỹ năng này. Bắt đầu từ cuối tháng 4, tức là khoảng 4 tháng trước khi mình nghỉ làm để ôn full-time, mình tranh thủ thời gian rảnh để nghe khi có thể. Mấy ngày đầu mới quay lại nghe thế này mình nghe thử Cam cũng ù ù cạc cạc chứ không nghe được ngay đâu. Thế là mình cứ bật CNN Student News lên nghe với chép coi như làm quen lại đã. Công việc của mình đi công tác thường xuyên và cũng khá bận nên ko luyện được nhiều. Gần 4 tháng như thế mà mình chỉ nghe được độ 30 ngày, rất là rải rác, có đợt đi công tác kéo dài 3 tuần liên tục thì mình không nghe được lúc nào. Ngày nào nghe được thì sẽ nghe và chép cho 1 - 2 bài CNN. Sau thời gian này thì mình nghỉ hẳn chỗ làm cũ và cũng dừng nghe CNN luôn, mình quay sang tập trung làm đề và cũng chép. Lần này mình dùng các sách (mình sắp xếp theo thứ tự thời gian mình dùng nhé):
- Bộ 9 đề BC
- Simulation Test
- Plus 1, 2, 3
- IELTS Practice Tests – Peter May
- IELTS Trainer
- Cam 10 – 13
Trong hai tháng rưỡi ôn thi lại lần 2, mình làm đều đặn cứ 4-5 ngày liên tục mỗi ngày mình đều nghe 1 đề, nghe xong thì lại chép. Sau đấy cách ra 1 ngày cho tai được nghỉ ngơi. Mình nghe chép chăm chỉ đến hết bộ 9 đề BC thôi. Các đề về sau mình vẫn nghe lại full nhưng mình chép kiểu take note thay vì chép full vì chép full từng câu cũng mất rất nhiều thời gian ấy. Trong quá trình luyện thì mình không chỉnh tốc độ như các bạn khác đâu, vì bản thân mình thấy tốc độ của các đề này đều khá nhanh rồi, chỉ có vài bài Cam là hơi chậm một tí thôi.
Hôm ý đi thi lần 2 thì mình chỉ ấn tượng sâu sắc một điều, là tai nghe rõ mồn một ấy :vvv Lần thi đầu mình thi lâu rồi nên ko còn nhớ những chi tiết ý nữa. Nhưng thực sự là âm thanh tốt lắm, nghe còn rõ hơn ở nhà mình bật Cam nghe, dù các bạn cũng thấy âm thanh của Cam (dù là bộ down chứ ko phải mua đĩa) cũng đã khá rõ. Vì nghe rõ nên mình không gặp vấn đề trong việc bắt các đuôi số nhiều. Tốc độ thì cũng hơi nhanh, nhưng cũng chỉ bằng một số bài nhanh trong mấy quyển Cam là cùng. Chưa thấm vào đâu so với mấy đề cuối của bộ BC đâu, bắn nhanh như cái máy =))))
Đấy là tất cả những gì mình dùng khi mình ôn Listening. Mình không có đủ thời gian nên cũng ko nghe bất kỳ kênh tiếng anh nào khác. Không film ảnh, không ca nhạc, cũng không nghe bất kỳ cái gì khác bằng tiếng Anh. Mỗi ngày một đề, nghe và chép rồi lại nghe lại từ đầu với lại tra từ, với mình cũng hết gần 4 tiếng rồi, nên thời gian còn lại mình phải phân bổ cho các kỹ năng khác. Nên nếu các bạn cũng sát ngày thi rồi, thì các bạn cứ stick vào các đề thôi cũng ko sao cả.
C. SPEAKING:
Speaking thì mình hầu hết là luyện một mình. Hồi thi lần 1 thì anh Bách chưa xuất bản bộ sách Nói, nên mình dùng theo các đầu sách anh ấy recommend, ngoài ra mình có ra hiệu sách và tìm đọc thấy một cuốn hay hay phù hợp với trình độ nên mình mua thêm. Cụ thể là:
- Cho từ vựng và chủ đề có thể gặp của Part 2: IELTS Speaking (Mat Clark).
- Cho cấu trúc trả lời và Grammar: 31 High-scoring Formulas.
- Cho ý tưởng để trả lời: Intensive IELTS Speaking (IELTS Resarch Institue-NXB Nhân Trí Việt).
Mình tập trung chủ yếu là Part 2 thôi. Part 1 thường hỏi đơn giản, còn Part 3 thì cũng na ná với câu hỏi của Writing. Part 1 với Part 3 mình đọc hết trong sách Intensive IELTS Speaking, học mấy từ vựng hay hay ở trong đó, cộng thêm ghi nhớ các ý tưởng cho những câu hỏi khó. Đối với Part 2 thì mình làm 4 việc:
1. Chọn các chủ đề dựa trên danh sách liệt kê trong sách của Mat. Part 2 trong sách Mat thì chia ra độ 7-8 chủ đề gì đấy, mỗi chủ đề lại có độ chục đề, thì mình sẽ nhóm các đề mình thấy giông giống nhau lại làm
1. Khi các bạn đọc cuốn này, tác giả cũng sẽ đưa ra những gợi ý cụ thể và bổ ích cho từng đề. Kiểu như đề này thì nên nói về cái gì cho dễ nói, ...
2. Dựa trên danh sách các đề này mình đi sẽ xây dựng 1 bài nói cho nó. Xây dựng 1 bài nói thì bao gồm:
a. Ý tưởng: cái này dựa trên hướng dẫn của Mat, hoặc như bản thân mình thì mình sẽ lấy từ chính trải nghiệm của bản thân, miễn là đảm bảo nó hợp lý chứ không khó quá, ngoài ra thì các bạn có thể lấy trong sách Intensive ở trên, hoặc cuối cùng, nếu vẫn không tìm được ý tưởng, thì google thôi, xem cái nào gần gũi với bản thân mình thì dùng.
b. Từ vựng: Từ vựng thì mình dùng một ít theo sách của Mat. Ngoài ra trong sách này có nhiều idiom, nhưng bản thân mình thì không thể học nổi theo idiom nên mình bỏ qua, chỉ lấy những từ đơn giản dễ học thôi, với dùng các từ mình học được trong quá trình ôn luyện 3 kỹ năng còn lại, đặc biệt là Writing ấy.
c. Ngữ pháp: Các bạn tìm đọc cuốn 31 High-scoring để có 1 cái nhìn khái quát về cách ăn điểm ngữ pháp cho 1 bài nói. Cách họ lồng ghép rất tự nhiên, chứ không phải gượng ép đâu. Các bạn đọc vài bài của sách sẽ thấy ý tưởng của nó khá là thống nhất và dễ hiểu.
Ví dụ: Giới thiệu về một địa điểm thì đầu tiên nên nói tôi đến đó lần đầu khi nào -> quá khứ đơn. Tính đến giờ tôi đến đó bao nhiêu lần -> hiện tại hoàn thành, Sau này tôi có định quay lại đó không -> dùng “If”... kiểu như vậy. Hồi ý mình luyện một vài lần theo họ và áp dụng chung cách phát triển này cho tất cả các bài nói của mình luôn.
3. Sau khi xây dựng xong 1 bài nói theo cách này thì mình chuyển sang tự nói lại tất cả các đề. Đầu tiên mình tự nói 1-2 lần mà không giới hạn thời gian cho nhớ đã, sau đó mình bấm giờ cho từng đề. Bấm đủ 2 phút hoặc cùng lắm 2 phút 10 giây thôi, bài nào nói ngắn quá thì bổ sung thêm nội dung, dài quá thì mình lựa lại các ý. Ban đầu thì mình cũng record để xem mình nói nhanh hay chậm, với vấp váp thế nào, nhưng về sau không còn thời gian nữa, mình xác định là mình chỉ bấm giờ thôi, còn trong lúc nói mình sẽ cố gắng ý thức tốc độ của mình, có chỗ nào vấp váp không nhớ được hay dùng sai từ/ ý thì mình pause cái timer lại, sửa xong thì mình cho nó chạy tiếp.
4. Cuối cùng là việc tìm người luyện cùng. Mình tham gia club này, lên bờ Hồ săn Tây này :vvv… tìm đủ mọi cách để tìm người nước ngoài luyện phản xạ cùng với mình.
Hồi mình thi lần 1 thì trước thi ba tuần mình có lên bờ Hồ thật, mình lượn cả một ngày trên ý mà không tìm được ai, hầu hết họ sang là để du lịch nên không nhận luyện cùng mình được. Thế là mình từ bỏ, mình xác định ôn một mình, thế nhưng may mắn là một tuần sau đấy lúc mình lang thang trong sân trường đại học Ngoại ngữ của mình thì gặp hai bạn Pháp và mình chủ động lại gần đề xuất luôn, thì có 1 bạn rất nhiệt tình giúp đỡ. Vậy là trong hai tuần còn lại này, tối nào mình cũng hẹn bạn ý ở khoa Pháp luyện với mình 1-2 tiếng thôi. Luyện thì chủ yếu là mình nhờ bạn ý review nội dung Part 2 cho 1 số đề mình còn không tự tin, với nhờ bạn ý mock test 2-3 bài cho mình. Bạn ý tiếng anh không được như người bản xứ nhưng vẫn khá là dễ nghe, và quan trọng là có người để mình luyện phản xạ ấy. Nói chung có bạn ấy thì thi lần đầu cũng tự tin hơn.
Thi lần 1 thì giám khảo của mình cũng khá dễ chịu, lúc vào phòng thi bác ấy hỏi thăm mình 1 lúc, bảo mày có lo lắng không, trước mày học gì thế bla bla. Nhưng đến khi bước vào tính giờ thì ôi thôi, bác ý đẩy tốc độ kinh khủng. Mình ở nhà luyện với bạn kia có lúc mình còn ậm ậm ừ ừ suy nghĩ, nhưng khi đi thi thật, tốc độ bác ý đọc một câu hỏi rất nhanh, khiến mình bị cuốn theo, bác ý không ngắt lời nhưng mình cứ nói dứt là bác ấy bắn câu sau ngay, chứ không có thời gian để mình ậm ừ nữa. Ra khỏi phòng thi mà mình bất ngờ, không nghĩ là khi bị đẩy vào hoàn cảnh ý thì phản xạ của mình có thể nhanh được như vậy. Nên các bạn nếu đã luyện cẩn thận thì cứ yên tâm là dưới áp lực của kỳ thi và giám khảo, các bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn bình thường.
Lần thi thứ 2 thì mình cũng áp dụng như lần 1. Nhưng lần 2 mình có tham gia group và do đó đọc được nhiều đề các bạn report. Đọc xong mình cũng hơi hoang mang vì lần 1 đi thi đề mình chuẩn bị nó khá là basic ấy, không có mấy đề kiểu một loại túi hay 1 diễn viên hài gì gì đó đâu. Thế là mình dùng thêm cuốn của anh Bách nữa thôi, để cập nhập đề thi và học thêm từ, với lại mình tham khảo bộ dự đoán đề cho đợt mình thi nữa. Mình cố gắng giảm tải cho bản thân tối đa bằng cách đề nào link được với nhau là mình dùng chung luôn, không chuẩn bị quá nhiều dễ bị loạn. Ví dụ như đề về một chương trình TV, một vấn đề môi trường với một trang web bạn hay lên thì mình chuẩn bị chung một đề luôn, không tách ra làm ba đề riêng. Vì các bạn cũng biết luyện đề theo Mat đã là 1 số đề rất lớn, lại cộng thêm đề trong sách anh Bách với đề của bộ dự đoán nữa.
Lần thi này mình không tìm được bạn để luyện cùng nữa. Mình có tham gia 1 club nhưng không tìm được người phù hợp về thời gian ôn luyện nên mình quyết định tự ôn nốt. Part 1 với 3 vẫn chỉ học lại trong sách Intensive, Part 2 tự bấm giờ cho tất cả các đề, sau đó sát thi mình làm duy nhất 1 cái mock test thôi.
Thi lần 2 thì giám khảo của mình không thăm hỏi như giám khảo lần 1, vào cái quất luôn nên mình cũng hơi choáng, thi xong cũng không tươi cười động viên gì. Bù lại thì bác ấy không đẩy tốc độ kinh khủng như bác lần 1. Lúc về cứ lo lo, nghĩ là bác giám khảo không niềm nở lắm, mình thì cố gắng lắm rồi nhưng đề lần 2 này không thú vị như lần 1, nên không có nhiều từ specific word để dùng lắm. Nhưng rất may mắn là điểm số vẫn duy trì được như vậy. Nên mình rút kinh nghiệm là thái độ của các bác đối với mình không nói lên điều gì đâu, quan trọng là mình cứ tự tin thể hiện những cái mình có thôi.
Đối với Speaking mình có 1 số chú ý thế này:
1. Kỹ năng này thì cần nhất là tự nhiên, các bạn nên luyện tập trước vài lần để tập phản xạ khi nghe câu hỏi, suy nghĩ thật nhanh, trong trường hợp chưa nghĩ ra thì cũng nên nói "Let me see,..." để câu giờ :D
2. Chú ý dùng specific word nhé, và tránh lặp từ, các bạn cố gắng chuẩn bị nhiều ý tưởng để trả lời, như vậy cũng sẽ dùng được nhiều ngữ pháp hơn.
3. Part 2 thì nói những gì mình thích, thuộc về trải nghiệm của mình, sẽ dễ nhớ hơn. Chỉ nên tham khảo ý tưởng trong sách hoặc trên mạng khi các bạn không có ý tưởng gì với chủ đề đó hoặc các bạn thấy ý tưởng của mình không triển khai được thôi (nó khó quá, không có nhiều nội dung để support ...). Trong trường hợp các bạn lấy ý tưởng của người khác thì cũng nên chọn những cái gần gũi với chính các bạn.
4. Cuối cùng là trong quá trình các bạn học kỹ năng khác, các bạn nên chú ý rèn phát âm song song. Thật ra mình luyện nói rất ít, như các bạn cũng thấy. Nhưng bù lại mỗi khi học nghe/ viết/ đọc mà có từ nào hay hay hoặc học rồi mà mình không chắc cách phát âm là mình sẽ tra ngay. Dù luyện ít nhưng mình luôn cố gắng đảm bảo là những từ có thể nói được thì mình sẽ không phát âm sai hoặc không dùng sai.
D. WRITING:
Kỹ năng này mình cũng tự cày nốt, không đi học thêm và cũng không có ai để sửa bài cả. Writing thì mình xác định ngay từ đầu là chỉ có cách đi học bài mẫu và gom góp lại để sử dụng, chứ mình không tự viết được vì mình không có đủ lượng từ vựng cho kỹ năng này.
Lần đầu mình thi thì anh Bách chưa ra bộ sách Viết, nên mình dùng trong các tài liệu này thôi, cũng là của anh Bách giới thiệu cả:
Cho Task 1:
- Academic Writing Practice For IELTS (Sam Mc Carter)
- Tổng hợp Task 1-Simon.
Cho Task 2:
- High-scoring IELTS Writing
- Tổng hợp Task 2-Simon (lúc này mới có 20 bài)
- A Solution To Score 8.0
- IELTS–WriteRight
Task 1 thì không quá khó, với task này mình có 1 quyển sổ chuyên để ghi chép các cách diễn đạt khác nhau cho cùng 1 ý. Ví dụ tăng/ giảm/ ko thay đổi/ trái ngược ,... Ngoài ra mình có thêm phần ghi chép cách diễn đạt đặc trưng cho mỗi loại hình task 1. Ví dụ: cho pie chart thì có “make up the bulk of”… Các cách diễn đạt này thì mình nhặt trong sách của Sam và trong quá trình làm bài của Simon.
Với Task 2 thì mình có 1 quyển vở chia ra làm chục cái chủ đề, như Culture/ Work ,..., mỗi cái chủ đề này mình để dành cho nó độ 20 trang. Sau đó:
1. Mình đọc tất cả các bài viết trên các sách trên, nắm được đại ý sau đó đánh dấu những specific words hoặc cách diễn đạt nào thú vị của nó, tick lại các từ đồng nghĩa, và cuối cũng là đánh dấu những ví dụ mình thấy hay và dễ áp dụng.
2. Trong quyển vở của mình, mình chép lại từng bài theo thứ tự: chép đề, sau đó đến đại ý, sau đó là Specific words, diễn đạt, từ đồng nghĩa và cuối cùng là ví dụ liên quan.
Việc đọc từng bài và chép cũng mất nhiều thời gian nhưng bù lại khiến mình ghi nhớ được nhiều hơn và bổ sung cho vốn từ/ hiểu biết của mình. Sau này khi ôn tập, mình sẽ mở lại quyển vở để ôn trước, ôn thật kỹ trong đó thì mình mới mở sách ra đọc lại từ đầu những bài khó cho nhớ.
Khi học thì bên cạnh việc học từ và ý, mình cũng chú trọng cách tác giả phát triển một ý. Ví dụ: Một khổ thân của tác giả nếu có 5 câu thì câu 1 là câu chủ đề, câu 2 có thể sẽ là giải thích làm rõ hơn cái chủ đề ý. Câu 3 đưa ra nếu ko theo cái ý đấy thì có cái hậu quả là gì. Câu 4 là ví dụ support. Câu 5 là khẳng định lại lần nữa. Kiểu như vậy.
Ngoài ra mình cũng chú ý cách triển khai đối với các dạng đề khác nhau, để có một cái khung chung cho mình. Để khi vào phòng thi, khi đọc được một dạng đề thì mình sẽ nắm được nên phát triển thành mấy ý và câu mở câu kết nên viết thế nào cho dạng đó.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi cho giai đoạn này thì mình còn độ 10 ngày trước thi, mỗi ngày mình tập viết full 1 test (bao gồm cả 2 task) để tính giờ. Sau đó tự đọc lại, phân tích xem có thể viết hay hơn không, bên cạnh việc tự chữa mình cũng tìm đọc các bài mẫu liên quan để xem có thể làm nó tốt hơn không. À trong lúc luyện timing như thế thì mình có in cái mẫu giấy thi viết của IELTS ra, để đếm số chữ một dòng và từ đó ước chừng số lượng dòng mà mình cần viết cho mỗi task.
Từ đây mình xây dựng 1 quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là:
- Khoảng 20' cho Task 1, Khoảng 40' cho Task 2, thời gian còn lại để review.
- Nhận được đề thì xem qua Task 2 trước, lúc làm Task 1 có ý gì cho Task 2 thì nháp ra.
- 5'/20' Chuẩn bị cho Task 1, 10'/40' chuẩn bị cho Task 2 (chuẩn bị thì gồm ý tưởng cho Mở bài và Kết bài, Liệt kê ý cho Thân bài, cố gắng liệt kê cụ thể một tí để đến lúc viết cứ thể triển khai thôi, Specific Word và Grammar).
Sau này khi thi lần 2 thì mình có thêm cuốn Viết của anh Bách, thêm 30 bài mới trên trang Simon nữa, thế là mình chép thêm từ 2 nguồn này. Lần này thì mình vẫn ôn lại các tài liệu như lần 1, nhưng bỏ qua A Solution to score 8.0 vì mình thấy nhiều từ trong ý không thông dụng với mình lắm. Với cũng vì mình đã có thêm khá nhiều bài từ anh Bách và bác Simon rồi.
Đối với Writing mình có một số kinh nghiệm xương máu thế này:
- Hãy nghiên cứu THẬT KỸ đề trước khi bắt tay vào viết dàn ý, đặc biệt là task 2. Các bạn nên khoanh tròn hay gạch chân từ quan trọng trong đề để đảm bảo các bạn luôn stick vào nó chứ không bị nhầm. Lập dàn ý xong các bạn cũng nên nhìn lại đề 1 lần nữa xem cái dàn ý của mình phù hợp với đề chưa.
Lần thi 1 mình đã viết sai đề task 2, năm ý câu hỏi về việc sống trong chung cư với ở nhà riêng, thì mình đã đọc vội vàng thành xây dựng chung cư hay xây nhà riêng, nên mình viết toàn về chính sách. Nên các bạn cố gắng đừng để bị sai đáng tiếc như mình. Đến lần 2 thì mình rút kinh nghiệm cao độ, nhưng khổ nỗi là mình đọc rất kỹ đề Task 2, nhưng bù lại mình lại hiểu sai đề Task 1 =))) Nói chung là rất có duyên với kỹ năng này.
- Thời gian cho Writing là rất ngắn, nên các bạn nên luyện nhiều ở nhà để quản lý thời gian.
- Mở bài với Kết bài thì cứ chép theo mẫu trong sách thôi cho save time, các bạn học thuộc mấy cái Mở và Kết cho từng dạng rồi paraphrase là được rồi, vì phần Thân bài mới là quan trọng nhất.
______
KẾT
Trên đây là tất cả kinh nghiệm học 4 kỹ năng của mình. Thay lời kết, mình có 1 vài điều muốn nhắn nhủ đến các bạn: Các bạn hoàn toàn có thể tự ôn được, chỉ cần các bạn kiên trì và có thời gian để theo đuổi việc học này liên tục.
* Về thời gian, có 1 số bạn inbox hỏi nên mình chia sẻ luôn trên này nhé:
+ Lần 1 mình học full-time trong 3 tháng 10 ngày, nhưng một tháng đầu mình học được rất ít khi theo trung tâm như mình đã chia sẻ, thời lượng học mỗi ngày thời điểm ý của mình chắc chỉ được 5h/ ngày. Sau đấy trong 2 tháng còn lại mình tăng tốc, mình ôn trung bình được 8 tiếng tháng đầu, 10 - 11 tiếng trong tháng còn lại.
+ Lần 2 thì mình học full-time trong 2 tháng rưỡi, nhưng mình không học được thời gian dài đến 10 tiếng như lần 1 nữa, mỗi ngày mình học trung bình được 7 - 8 tiếng thôi.
Cụ thể phân bổ thời gian thế nào cũng khó nói vì có ngày mình không học Viết, chỉ học Nói, có ngày thì ngược lại. Nhưng Listening là cái mà ngày nào mình cũng học độ 4 tiếng, Reading thì ngày mình không làm một đề thì mình sẽ đọc độ 2-3 news, còn lại thời gian mình chia cho 2 kỹ năng kia. Đến trước khi thi độ hơn 2 tuần một tí là mình đã đọc và nghiên cứu ghi chép xong hết tất cả các tài liệu.
* Về tài liệu bổ trợ: trong quá trình tự học này mình có mấy "người bạn thân", mình được hỗ trợ bởi các bạn ý khá nhiều:
+ Từ điển Laban Dict: mình tải từ chợ ứng dụng và có thể dùng offline. Tra cứu rất ok, có Anh-Việt, Viêt-Anh, và Anh-Anh. Giải thích khá cụ thể, có ví dụ đi kèm, cũng có phiên âm và tích hợp đọc cách phát âm cho mình nữa.
+ Website google.co.uk: check các cách diễn dạt mà mình chưa chắc chắn, bằng cách type/ copy cái ý mình muốn diễn đạt lên đấy để tìm xem người bản xứ họ có dùng như vậy không.
+ Website Cambridge Dictionary: cái này có thể thay thế cho việc tra từ điển bỏ túi Anh-Anh của mình, cung cấp nhiều từ và nhiều kết hợp từ liên quan.
+ Website WordReference: nơi các bạn có thể post các câu hỏi liên quan đến ngoại ngữ để được người bản xứ trả lời. Diễn đàn hoạt động khá sôi nổi, thường các bài post lên đều sẽ được rep nhanh chóng ^^
- Thời gian cuối trước khi đi thi (độ tầm 2-3 tuần) hãy chú ý giữ đầu óc mình thật thoải mái. Không nhồi nhét bản thân trong giai đoạn này. Những cái có thể nhồi được thì đã học từ trước đó rồi nên thời gian này chủ yếu ôn lại, rèn luyện kỹ năng làm bài thôi, xem có điểm nào mình còn yếu thì đào sâu vào nó. Như đợt vừa rồi ôn, lúc còn tầm 2 tuần thì mình cũng mệt rồi, thế là thay vì ngày nào cũng nghe full 1 test Listening vừa đau đầu vừa căng thẳng mình chuyển sang ôn lẻ. Ví dụ: Hai ngày đầu thì tìm hết các bài có map để nghe, ba ngày sau thì lục lại section 2 với 3 của các cuốn Cam cũ ra nghe, một ngày sau thì chỉ nghe những cái phát âm tên người, số điện thoại này, … nói chung là chiến những cái mình còn yếu thôi.
- Chú ý giữ gìn sức khỏe để đi đường dài. Đặc biệt là mấy ngày cuối thì không có thức đêm hôm làm gì cả, vì đi thi thật ngồi đến mấy tiếng đồng hồ suy nghĩ đã mệt, tâm lý thi lại sẽ càng khiến mình mệt nên rất cần sức khỏe để chiến. Vào phòng thi không quen nhiệt độ (hôm ý đối với mình là điều hòa hơi lạnh) lại ốm ốm xỉu xỉu ra là mệt lắm. Hôm vừa rồi đi thi mình ngồi dãy cuối nên mình được chứng kiến cảnh một chị sắp đến giờ thi mà không ngồi dậy được vì mệt quá, nằm dài ở mấy cái ghế xếp cho giám thị trông thi ngồi ấy. Rồi lúc đi ra khỏi phòng thi hôm ý, mình vào buồng vệ sinh thì 1 bạn chạy vào trong ý nôn một mạch.
- Cuối cùng là việc giữ tâm lý thoải mái. Học hành đàng hoàng hết sức rồi, mọi chuyện còn lại muốn đến đâu thì đến. Tiền thì không lấy lại được rồi, việc thi vẫn phải thi, chúng ta là lợn chết không sợ nước sôi, trước sau gì cũng chết, sao không chết trong thanh thản mà lại đi chết trong lo lắng thấp thỏm, đúng không?
Chúc các bạn ôn thi hiệu quả, đi thi tự tin và đạt được những mục tiêu của mình.
Fightingggg!
----
Nguồn: Tiểu Dương
P/S: Bạn nào muốn nhận được tài liệu mà bạn Tiểu Dương đã đề cập đến thì hãy làm các bước sau nha:
1. Like và share bài post này tới bạn bè của em.
2. Tham gia ngay vào group https://www.facebook.com/groups/HannahEdEnglishClubHEC/ để có thể học hỏi những kinh nghiệm thi, đề thi mới nhất về IELTS, TOEFL, v,v.
3. Comment địa chỉ email của các em ở dưới phần comment để chị có thể gửi email đến nha.
Email các em sẽ nhận được trong tầm hai ba ngày nữa nhé. Chúc các em học tốt và đạt được số điểm lí tưởng 😉💪
❤️ Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
#HannahEdEnglishClub #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
#IELTS #kinhnghiemIELTS
tai chi introduction 在 葉漢浩 Alex Ip Facebook 的最佳貼文
戴耀廷的結案陳詞
公民抗命的精神
首先,這是一宗公民抗命的案子。
我站在這裏,就是為了公民抗命。陳健民教授、朱耀明牧師與我一起發起的「讓愛與和平佔領中環運動」,是一場公民抗命的運動。在以前,少有香港人聽過公民抗命,但現在公民抗命這意念在香港已是家傳戶曉。
終審法院在律政司對黃之鋒案Secretary for Justice v Wong Chi Fung (2018) 21 HKCFAR 35採納了約翰羅爾斯在《正義論》中為公民抗命所下的定義。公民抗命是「一項公開、非暴力、真誠的政治行為,通常是爲了導致法律上或社會上的改變,所作出的違法行爲。」
在律政司對黃之鋒案,賀輔明勳爵是終審法院的非常任法官。在此案,終審法院引述了賀輔明勳爵在R v Jones (Margaret) [2007] 1 AC 136的說法:「出於真誠理由的公民抗命在這國家有源遠流長及光榮的歷史。」終審法院認同公民抗命的概念是同樣適用於其他尊重個人權利的法制如香港。但為何公民抗命是光榮和文明呢?終審法院沒有進一步解釋。
約翰羅爾斯的定義大體只能說出公民抗命的行為部分。 在馬丁路德金博士非常有名關於公民抗命的著作《從伯明罕市監獄發出的信》中,他道出更多公民抗命的意圖部分或公民抗命的精神。這信函是他在 1963年4 月16日,因在亞拉巴馬州伯明罕市參與示威爭取民權後被判入獄時寫的。
在信函中他說:「一個人若不遵守不公義的法律,必須要公開,充滿愛心和願意接受懲罰。個人因為其良心指出某法律是不公義的,而且甘心接受懲處,是要喚起社會的良知,關注到那中間的不公義,這樣其實是對法律表達了最大的敬意。」
馬丁路德金博士認為有時法律在表面上是公義的,但實行時卻變得不公義。他說:「我未得准許而遊行,並因而被捕,現在的確有一條法例,要求遊行須得准許,但這條法例如果是用了來…否定公民運用和平集會和抗議的權利,則會變成不公義。」
他還說:「 面對一個經常拒絕談判的社區,非暴力的直接行動正是為了營造一次危機,以及加強一種具創造力的張力,逼使對方面對問題,也使問題戲劇地呈現出來,讓其不能再被忽略。」
馬丁路德金博士對我啟發良多,我們也把這精神栽種在「讓愛與和平佔領中環運動」中。緊隨馬丁路德金博士在公民抗命之路的腳步,我們努力去開啟人心中那份自我犧牲的愛及平靜安穩,而非煽惑憤怒與仇恨。
終審法院在律政司對黃之鋒案進一步引述賀輔明勳爵在R v Jones (Margaret) 的說法:「違法者與執法者都有一些規則要遵守。示威者的行為要合乎比例,並不會導致過量的破壞或不便。以証明他們的真誠信念,他們應接受法律的懲處。」
雖然終審法院在律政司對黃之鋒案沒有引述這部分,賀輔明勳爵在R v Jones (Margaret) 還說:「另一方面,警察與檢控官的行為也要有所節制,並法官在判刑時應考慮示威者的真誠動機。」這些有關公民抗命的規則應也適用,終審法院應不會反對。
公民抗命的目的並不是要妨擾公眾,而是要喚起公眾關注社會的不公義,並贏取人們認同社會運動的目標。若一個人被確立了是在進行公民抗命,那他就不可能會意圖造成不合理的阻礙,因那是與公民抗命背道而馳,即使最後因他的行動造成的阻礙是超出了他所能預見的。
非暴力是「讓愛與和平佔領中環運動」的指導原則。公民抗命的行為,就是佔領中環,是運動的最後一步。進行公民抗命時,示威者會坐在馬路上,手扣手,等候警察拘捕,不作反抗。我們計劃及希望達到的佔領程度是合乎比例的。我們相信所會造成的阻礙是合理的。
我相信我們已做了公民抗命中違法者所當做的,我們期望其他人也會做得到他們所當做的。
追求民主
在一宗公民抗命的案件,公民抗命的方法是否合乎比例,不能抽空地談,必須考慮進行那行動的目的。
這是一宗關乎一群深愛香港的香港人的案件,他們相信只有透過引入真普選,才能開啟化解香港深層次矛盾之門。
我就是他們其中一人。與那些一起追尋同一民主夢的人,為了我們的憲法權利,我們已等了超過三十年。當我還在大學讀法律時,我已參與香港的民主運動。現在,我的兒子也剛大學畢業了,香港還未有民主。
馬丁路德金博士在信函中還說:「壓迫者從不自願施予自由,自由是被壓迫者爭取得來的。…如同我們出色的法學家所說,延誤公義,就是否定公義。」我們在追求公義,但對當權者來說,我們計劃的行動誠然是妨擾。
《基本法》第45 條規定行政長官的產生辦法最終達至由一個有廣泛代表性的提名委員會按民主程序提名後普選產生的目標。《公民及政治權利國際公約》第 25 條規定:「凡屬公民,無分第二條所列之任何區別,不受無理限制,均應有權利及機會:…(乙)在真正、定期之選舉中投票及被選。選舉權必須普及而平等,選舉應以無記名投票法行之,以保證選民意志之自由表現 …」
聯合國人權委員會在《第25號一般性意見》,為《公民及政治權利國際公約》第 25 (乙) 條中的 「普及而平等」,提供了它的理解和要求。第15段說:「有效落實競選擔任經選舉產生的職位的權利和機會有助於確保享有投票權的人自由挑選候選人。」第17段說:「不得以政治見解為由剝奪任何人參加競選的權利。」
全國人民代表大會常務委員會在2004年就《基本法》附件一及附件二作出的解釋,實質改變了修改行政長官選舉辦法的憲法程序。在行政長官向立法會提出修改產生辦法的法案前,額外加了兩步。行政長官就是否需要進行修改,須向全國人民代表大會常務委員會提出報告。全國人民代表大會常務委員會根據香港特別行政區的實際情況和循序漸進的原則作出確定。相關法案須經立法會全體議員三分之二多數 通過,行政長官同意,並報全國人民代表大會常務委員會批准或者備案。
在2014年8月31日,全國人民代表大會常務委員會完成了憲法修改程序的第二步,作出了有關行政長官產生辦法的決定。全國人民代表大會常務委員會除決定行政長官可由普選產生外,就普選行政長官的產生辦法設下了具體及嚴厲的規定。
提名委員會的人數、構成和委員產生辦法都得按照第四任行政長官選舉委員會的人數、構成和委員產生辦法而規定。提名委員會按民主程序只可提名產生二至三名行政長官候選人。每名候選人均須獲得提名委員會全體委員半數以上的支持。
按著全國人民代表大會常務委員會自行設定的程序,全國人民代表大會常務委員會應只有權決定是否批准或不批准行政長官提交的報告,而不能就提名委員會的組成及提名程序,設下詳細的規定。全國人民代表大會常務委員會連自己設定的程序也沒有遵守。
若按著全國人民代表大會常務委員會設下的嚴厲條件去選舉產生行政長官,香港的選民就候選人不會有真正的選擇,因所有不受歡迎的人都會被篩選掉。這與普選的意思是不相符的。
這些香港人進行公民抗命,是要喚起香港社會及世界的關注,中國政府不公義地違背了憲法的承諾,也破壞了它的憲法責任。我們所作的,是為了維護我們及所有香港人的憲法權利,包括了反對我們的行動的人;是為了要我們的主權國履行承諾;是為了爭取香港憲制進行根本改革;及為香港的未來帶來更多公義。
和平示威的權利
這案件是關乎和平示威自由及言論自由的權利。
根據「讓愛與和平佔領中環運動」的原先計劃,舉行公眾集會的地方是遮打道行人專用區、遮打花園及皇后像廣場,時間是由2014年 10月1 日下午三時正開始,最長也不會超過2014年 10月5 日。我們期望會有三類人來到。
第一類人已決定了會參與公民抗命。他們會在過了合法的時限後,繼續坐在遮打道上。他們是那些在「讓愛與和平佔領中環運動」意向書上選了第二或第三個選項的人。第二類人決定不會參與公民抗命,而只是來支援第一類人。過了合法的時限後,他們會離開遮打道,去到遮打花園或皇后像廣場。他們是那些在「讓愛與和平佔領中環運動」意向書上選了第一個選項的人。第三類人還未決定是否參與公民抗命的行動。他們可以到合法時限快要過去的最後一刻,才決定是否留在遮打道上。
我們相信警方會有足夠時間把所有參與佔領中環公民抗命的示威者移走。估計會有數千人參與。我們要求參與者要嚴守非暴力的紀律。我們採用了詳細的方法去確保大部分即使不是所有參與者都會跟從。
我們是在行使受《基本法》第27 條保障的和平示威自由的憲法權利。這也與同受《基本法》第27 條保障的言論自由有緊密關係。透過《基本法》第39條,言論自由、表達自由、和平集會的自由受《香港人權法》第16 及17條的憲法保障,而這些條文與《公民及政治權利國際公約》第19 及21是一樣的,是《公民及政治權利國際公約》適用於香港的部分。
若原訂計劃真的執行,那可能會觸犯《公安條例》一些關於組織未經批准集結的規定,但我們相信那會舉行的公眾集會是不會對公眾構成不合理的阻礙的。會被佔領的空間,包括了馬路,是公眾在公眾假期可自由使用的。計劃佔領的時期,首兩天是公眾假期,最後兩天是周末。
當公眾集會的地方轉到政府總部外的添美路、立法會道及龍匯道的行人路及馬路的範圍(下稱「示威區域」),雖然集會的主題、領導、組織及參加者的組成已改變了,但精神卻沒有。在2014年9 月27 和 28日,人們是被邀請來示威區域參加集會的。這仍然是公民在行使和平示威自由及言論自由的權利。
相類似的公眾集會也曾在2012年9 月3至 8日,在反國民教育運動中在示威區域內舉行。除卻公民在那時候還可以進入公民廣場(政府總部東翼前地),在2012年9月在反國民教育運動的佔領空間,與示威者在2014年9 月27 和 28日在警方封鎖所有通往示威區域通道前所佔領的空間是很相近的。
自2012年的反國民教育運動後,這示威區域已被普遍認同,是可以用來組織有大量公眾參與,反對香港特別行政區政府的大型公眾集會的公共空間。換句話說,公眾都認知示威區域是一個重要場地,讓香港公民聚集去一起行使和平示威自由的權利。
根據此我們也抱有的公眾認知,當我在2014年9 月28日凌晨宣布提前佔領中環的時候,我們只可能意圖叫人來到示威區域而不會是任何其他地方。要佔領示威區域以外的地方,沒可能是當時我們所能想到的。沒有人會如此想的。
在梁國雄對香港特別行政區案Leung Kwok-hung v. HKSAR (2005) 8 HKCFAR 229, 終審法院指出: 「和平集會權利涉及一項政府(即行政當局)所須承擔的積極責任,那就是採取合理和適當的措施,使合法的集會能夠和平地進行。然而,這並非一項絕對責任,因為政府不能保證合法的集會定會和平地進行,而政府在選擇採取何等措施方面享有廣泛的酌情權。至於甚麼是合理和適當的措施,則須視乎個別個案中的所有情況而定。」
如控方証人黃基偉高級警司 (PW2) 在作供時所說,當有太多的示威者聚集在鄰接的行人路,警方為了示威者的安全,就會封鎖示威區域內的馬路。能有一個公共空間讓反對政府的人士和平集會以宣洩他們對香港特別行政區政府的不滿,對香港社會來說,那是一項公共利益。即使在示威區域長期舉行集會是違反《公安條例》,但這不會對公眾構成共同傷害。受影響的部分公眾只是很少,而造成的不便相對來說也是輕微。
終審法院常任法官包致金在楊美雲對香港特別行政區案Yeung May-wan v. HKSAR (2005) 8 HKCFAR 137中說:「《基本法》第二十七條下的保障,不會純粹因為集會、遊行或示威對公路上的自由通行造成某種干擾而被撤回。本席認為,除非所造成的干擾屬不合理,即超出可合理地預期公眾可容忍的程度,否則集會、遊行或示威不會失去這項保障。關於這一點,本席認為,大型甚或大規模集會、遊行或示威的參加者往往有理由指出,只有如此大規模的活動才能協助有效地表達他們的意見。除此之外,本席認為最明顯的相關考慮因素是干擾的嚴重程度和干擾為時多久。不過,也可能有其他的相關考慮因素,本席認為包括以下一項:在有關的干擾發生之前,是否有人曾一度或數度作出一項或多項干擾行為?可合理地預期公眾能容許甚麼,乃屬事實和程度的問題,但在回答這個問題時,法庭務須謹記,毫無保留地保存相關自由,正是合理性的定義,而非僅是用作決定是否合理的因素之一。」
參與示威區域的公眾集會的示威者並不能構成阻礙,因示威區域的馬路是由警方封鎖的。警方封鎖示威區域的馬路是為了保障示威者的安全 ,讓他們可以安全地及和平地行使和平集會的權利。就算在示威區域是造成了一定程度的阻礙,考慮到示威者是在行使他們的和平示威自由的憲法權利,那阻礙也不能是不合理的。
即使當示威者在2014年9 月28日走到分域碼頭街及夏慤道,人們只是被邀請來到示威區域而不是留在那些道路上。警方被要求開放通向示威區域的通路,好讓人們能去到示威區域與示威者們一起。若非通往示威區域的通路被警方封鎖了,大部份人即使不是所有人,應都會進入示威區域,而那些道路就不會被佔領。催淚彈也就沒有需要發放。
警方應有責任去促使公民能在示威區域舉行公眾集會,但警方卻把示威區域封鎖了,阻礙人們來到示威區域參與公眾集會。示威區域內的示威者不可能意圖或造成任何在示威區域以外所出現的阻礙,因他們只是邀請人們來到示威區域與他們一起。
當警方見到已有大量人群在示威區域外意圖進入示威區域,警方仍不負責任地拒絕開放通向示威區域的通路。警方必須為示威區域外所造成的阻礙及之後發生的所有事負上責任。
在警方發放87催淚彈及使用過度武力後,一切都改變了。如此發放催淚彈是沒有人能預見的,事情再不是我們所能掌控。到了那時候,我們覺得最重要的事,就是帶領參加運動的人平安回家。
在發放催淚彈後的無數個日與夜,我們竭力用不同方法去盡快結束佔領。我們幫助促使學生領袖與政府主要官員對話。我們與各方商討能否接受以變相公投為退場機制。我們籌組了廣場投票。即使我們這些工作的大部分最後都沒有成效,但我們真的是盡了力及用盡能想到的方法去達到這目標。最後,我們在2014年12 月3日向警方自首。金鐘範圍的佔領在2014年12 月11日也結束了。
不恰當檢控
這是關乎不恰當地以公眾妨擾罪作為罪名起訴的案件。
如賀輔明勳爵in R v Jones (Margaret) 所指出,檢控官也有公民抗命的規則要遵守的,他們的行為要有所節制。
在 “Public Nuisance – A Critical Examination,” Cambridge Law Journal 48(1), March 1989, pp. 55-84, 一文,J. R. Spencer 看到:「近年差不多所有以公眾妨擾罪來起訴的案件,都出現以下兩種情況的其中一個: 一、當被告人的行為是觸犯了成文法律,通常懲罰是輕微的,檢控官想要以一支更大或額外的棒子去打他; 二、當被告人的行為看來是明顯完全不涉及刑事責任的,檢控官找不到其他罪名可控訴他。」兵咸勳爵在 R v Rimmington [2006] 1 AC 469 採納了J. R. Spencer 對檢控官在控訴公眾妨擾罪時暗藏的動機的批評。
若有一適當的成文罪行能涵蓋一宗公民抗命案件中的違法行為,我們可以合理地質問為何要以公眾妨擾罪來起訴?即使這不構成濫用程序,但這案件的檢控官一定已違反了賀輔明勳爵在 R v Jones (Margaret) 所指出適用於他的公民抗命的規則,因他並沒有節制行為。
這是關乎不恰當地以串謀及煽惑人煽惑為罪名起訴的案件。
同樣地,在一宗公民抗命的案件及一宗涉及和平示威自由的權利的案件,以串謀及煽惑人煽惑為罪名起訴,那是過度的。在串謀的控罪,控方提出的証據是我們的公開發言。按定義,公民抗命一定是一項公開的行為。若這些公開發言可以用於檢控,那會把所有的公民抗命都扼殺於萌芽階段。那麼說公民抗命是一些光榮之事就變得毫無意義,因公民抗命根本就不可能出現。更惡劣的後果是,社會出現寒蟬效應,很多合理的言論都會被噤聲。對言論自由的限制必然是不合乎比例。
在香港普通法是否有煽惑人煽惑這罪名仍存爭議,但即使真有這罪行,在一宗公民抗命的案件及一宗涉及和平示威自由的權利的案件,以串謀及煽惑人煽惑為罪名起訴,那是過度地、不合理地及不必要地擴展過失責任。
因主罪行是那惹人猜疑的公眾妨擾罪,以煽惑人煽惑去構成公眾妨擾罪來起訴,那更會把過失責任擴展至明顯不合理的程度。若檢控官的行為不是那麼過度和不合理,起訴的罪名是恰當的,我們是不會抗辯的。無論如何,當控罪相信是過度及不合理,我們提出抗辯不應被視為拒絕接受法律的懲處,違反了違法者的公民抗命規則。
有些問題是我這位置難以解答的。若檢控官違反了賀輔明勳爵在 R v Jones (Margaret) 所指出的公民抗命的規則,那會有甚麼後果呢?由誰來糾正這錯誤呢?
守護法治
歸根究底,這是一宗關乎香港法治與高度自治的案件。
作為香港法治及憲法的學者,我相信單純依靠司法獨立是不足以維護香港的法治。 缺乏一個真正的民主制度,政府權力會被濫用,公民的基利不會得到充分的保障。沒有民主,要抵抗越來越厲害對「一國兩制」下香港的高度自由的侵害,會是困難的。在「雨傘運動」後,還有很長的路才能到達香港民主之旅的終點。
終審法院常任法官鄧國楨在退休前法庭儀式上致辭說:「雖然法官決意維護法治,讓其在香港的價值及運用恒久不變,但關鍵在於社會對法官予以由衷的支持。那應是何等形式的支持?我認為,應是全面而徹底的支持。如果法官受到不公的抨擊,請緊守立場並支持他們。可是,不要只因爲某些事件才對他們表示支持。那並不足夠,也可能已經太遲。大家應致力在社會上培養有利於法治的氛圍。我們在香港擁有新聞自由及選舉自由,必須努力發聲,讓你的選票發揮作用。請相信我,自由的代價是要時刻保持警覺。更重要的是,永遠不要放棄或低估自己的力量。如果我們整體社會堅持維護法治,無人可以輕易把它奪走。千萬不要讓此事變得輕而易舉。」
我們都有責任去守護香港的法治和高度自治。我在這裹,是因我用了生命中很多的年月,直至此時此刻,去守護香港的法治,那亦是香港的高度自治不可或缺的部份。我永不會放棄,也必會繼續爭取香港的民主。
我相信法治能為公民抗命提供理據。公民抗命與法治有共同的目標,就是追求公義。公民抗命是有效的方法去確保這共同目標能達成,至少從長遠來說,公民抗命能創造一個氛圍,讓其他方法可被用來達成那目標。
若我們真是有罪,那麼我們的罪名就是在香港這艱難的時刻仍敢於去散播希望。入獄,我不懼怕,也不羞愧。若這苦杯是不能挪開,我會無悔地飲下。
DCCC 480/2017
Closing Submission of Tai Yiu-ting (D1)
1. First, this is a case of civil disobedience.
2. Here, I am standing up for civil disobedience.
3. The Occupy Central with Love and Peace Movement, initiated by Professor Chan Kin-man, Reverend Chu Yiu-ming and I, was a movement of civil disobedience.
4. Civil disobedience, known little by Hong Kong people in the past, is now a household idea in Hong Kong.
5. The Court of Final Appeal in Secretary for Justice v Wong Chi Fung (2018) 21 HKCFAR 35 at paragraph 70 endorsed the definition of civil disobedience put forward by John Rawls in A Theory of Justice (Revised Edition, 1999) at p. 320.
6. Civil disobedience is “a public, nonviolent, conscientious yet political act contrary to law usually done with the aim of bringing about a change in the law or policies of the government.”
7. In Secretary for Justice v Wong Chi Fung, the Court of Final Appeal with Lord Hoffmann as the non-permanent judge repeated at paragraph 72 what Lord Hoffmann had said in R v Jones (Margaret) [2007] 1 AC 136 at paragraph 89, “civil disobedience on conscientious grounds has a long and honourable history in this country.” The Court of Final Appeal accepted that the concept of civil disobedience is equally recognisable in a jurisdiction respecting individual rights, like Hong Kong.
8. However, it was not explained why civil disobedience is honourable and civilised.
9. John Rawls’ definition spells out more the actus reus of civil disobedience.
10. In his very famous work on civil disobedience, Letter from a Birmingham Jail reproduced in The Journal of Negro History, Vol. 71, No. 1/4 (Winter - Autumn, 1986), pp. 38-44, Dr Martin Luther King Jr. provided more the mens rea of civil disobedience or the spirit of civil disobedience. The Letter was written by him on 16 April 1963 while in jail serving a sentence for participating in civil rights demonstration in Birmingham, Alabama.
11. He said (p. 41), “One who breaks an unjust law must do so openly, lovingly, and with a willingness to accept the penalty. I submit that an individual who breaks a law that conscience tells him is unjust, and willingly accepts the penalty by staying in jail to arouse the conscience of the community over its injustice, is in reality expressing the very highest respect for law.”
12. To Dr King, a law could be just on its face but unjust in its application. He said in the Letter (p. 40-41), “I was arrested…on a charge of parading without a permit. Now there is nothing wrong with an ordinance which requires a permit for a parade, but when the ordinance is used to …deny citizens the First Amendment privilege of peaceful assembly and peaceful protest, then it becomes unjust.”
13. He also said (p. 39), “Nonviolent direct action seeks to create such a crisis and establish such creative tension that a community that has constantly refused to negotiate is forced to confront the issue. It seeks so to dramatise the issue that it can no longer be ignored.”
14. I was inspired very much by Dr King, and this is the same spirit we have implanted in the Occupy Central with Love and Peace Movement. Following Dr King’s steps closely in the path of civil disobedience, we strive to inspire self-sacrificing love and peacefulness but not to incite anger and hatred.
15. The Court of Final Appeal in Secretary for Justice v Wong Chi Fung further cited what Lord Hoffmann had said in R v Jones (Margaret), “[T]here are conventions which are generally accepted by the law-breakers on one side and the law-enforcers on the other. The protesters behave with a sense of proportion and do not cause excessive damage or inconvenience. And they vouch the sincerity of their beliefs by accepting the penalties imposed by the law.”
16. Though the Court of Final Appeal did not quote this part of the judgment in Secretary for Justice v Wong Chi Fung, Lord Hoffmann in R v Jones (Margaret) also said, “The police and prosecutors, on the other hand, behave with restraint and the magistrates impose sentences which take the conscientious motives of the protesters into account.” These other conventions of civil disobedience should also apply, and it is not likely that the Court of Final Appeal would object.
17. The purpose of civil disobedience is not to obstruct the public but to arouse public concern to the injustice in society and to win sympathy from the public on the cause of the social movement.
18. If it is found that a person is committing an act of civil disobedience, he could not have intended to cause unreasonable obstruction as it will defeat the whole purpose of civil disobedience itself even if his action might at the end have caused a degree of obstruction more than he could have known.
19. Non-violence was the overarching principle of the Occupy Central with Love and Peace Movement. The act of civil disobedience, i.e. occupy Central, was the last resort of the movement. The manner of civil disobedience by the protesters was to sit down together on the street with arms locked and wait to be arrested by the police without struggling. The scale of occupation was planned and intended to be proportionate. We believe that the obstruction must be reasonable.
20. I believe we have done our part as the law-breaker in civil disobedience. We expect the others will do their parts.
21. In a case of civil disobedience, whether the means of civil disobedience is proportionate; contextually, the end must be considered.
22. This is a case about some Hong Kong people who love Hong Kong very much and believe that only through the introduction of genuine universal suffrage could a door be opened to resolving the deep-seated conflicts in Hong Kong.
23. I am one of those Hong Kong people. With all people who share the same democratic dream, we have waited for more than thirty years for our constitutional rights. Since the time I was a law student at the University, I had been involved in Hong Kong’s Democratic Movement. Now, my son has just graduated from the University, democracy is still nowhere in Hong Kong.
24. Also said by Dr King in the Letter (p. 292), “…freedom is never voluntarily given by the oppressor; it must be demanded by the oppressed…We must come to see with the distinguished jurist of yesterday that ‘justice too long delayed is justice denied.’”
25. In seeking for justice, our planned action in the eyes of the powerholders may indeed be a nuisance.
26. According to Article 45 of the Basic Law the ultimate aim of the selection of the Chief Executive (“CE”) is by universal suffrage upon nomination by a broadly representative nominating committee in accordance with democratic procedures.
27. Article 25 of the International Covenant on Civil and Political Rights (“ICCPR”) provides that, “Every citizen shall have the right and the opportunity, without any of the distinctions mentioned in article 2 and without unreasonable restrictions: … (b) To vote and to be elected at genuine periodic elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret ballot, guaranteeing the free expression of the will of the electors…”
28. The United Nations Human Rights Committee gave its understanding and requirements of universal and equal suffrage under Article 25 of the ICCPR in its General Comment No. 25 adopted on 12 July 1996. (CCPR/C/21/Rev.1/Add.7).
29. Paragraph 15 provides that, “The effective implementation of the right and the opportunity to stand for elective office ensures that persons entitled to vote have a free choice of candidates.”
30. Paragraph 17 provides that, “political opinion may not be used as a ground to deprive any person of the right to stand for election.”
31. Through its Interpretation of Annex I and Annex II of the Basic Law in 2004, the Standing Committee of the National People’s Congress (“NPCSC”) in effect changed the constitutional procedures to amend the election methods of the CE.
32. Before the CE can put forward bills on the amendments to the election methods to the Legislative Council (“LegCo”), two more steps are added. The CE is required to make a report to the NPCSC as regards whether there is a need to make an amendment and the NPCSC must make a determination in the light of the actual situation in the Hong Kong Special Administrative Region (“HKSAR”) and in accordance with the principle of gradual and orderly progress. Such bills need to have the endorsement of a two-thirds majority of all the members of the LegCo and the consent of the CE, and they shall be reported to the NPCSC.
33. On 31 August 2014, the NPCSC completed the second step of the constitutional reform process by issuing a decision on the election method of the CE. The NPCSC laid down specific and stringent requirements on the election method of the CE by universal suffrage in addition to the determination that starting from 2017 the selection of the CE may be implemented by the method of universal suffrage.
34. The number of members, composition and formation of the Nomination Committee (“NC”) have to be made in accordance with the number of members, composition and formation method of the Election Committee for the 4th CE. The NC can only nominate two to three candidates for the office of CE in accordance with democratic procedures. Each candidate must have the endorsement of more than half of all the members of the nominating committee.
35. In accordance with the procedure added by itself, the NPCSC should only have the power to make a determination of approving or not approving the CE’s report but not providing detailed requirements on the composition and nomination procedures of the NC. The NPCSC has failed to follow the procedures set by itself.
36. If the requirements set by the NPCSC on the election method of the CE were to be followed, electors in Hong Kong would not have a genuine choice of candidates in the election as all unwelcome candidates would be screened out. This is not compatible with the meaning of universal suffrage.
37. These Hong Kong people resorted to civil disobedience to arouse more concern in the community and the world that the Chinese Government had unjustly broken its constitutional promise and breached its constitutional obligation.
38. We did all we had done to protect our constitutional rights and the constitutional rights of all Hong Kong people including those who disagreed with our action, to demand a constitutional promise to be honored by our sovereign, to strive for a fundamental reform in the constitutional system of Hong Kong, and to bring more justice to the future of Hong Kong.
39. This is also a case of the right to freedom of peaceful demonstration and the right to freedom of speech.
40. According to the original plan of the Occupy Central with Love and Peace Movement, the public meeting to be organised was to be held at the Chater Road Pedestrian Precinct, the Chater Garden, and the Statue Square, from 3:00 pm on 1 October 2014 to the latest on 5 October 2014.
41. We expected that there would be three groups of people coming. The first group of people decided to commit the act of civil disobedience. They would continue to sit on the Chater Road after the notified time expired. They would be the people who had chosen the second or the third option in the letter of intent of the Occupy Central with Love and Peace Movement.
42. The second group of people decided not to commit the act of civil disobedience but just came to support the first group of people. They would leave the Chater Road after the notified time expired and move to the Chater Garden or the Statue Square. They would be the people who had chosen the first option in the letter of intent of the Occupy Central with Love and Peace Movement.
43. The third group of people might not have made up their mind yet on whether they would join the action of civil disobedience. They could decide at the very last moment when the notified time expired by choosing where to stay.
44. We believed that the police would have sufficient time to remove all the protesters joining the act of civil disobedience of occupy Central; estimated to be a few thousands.
45. We asked all participants to observe the discipline of non-violence strictly. We adopted specific measures to ensure most if not all participants would follow.
46. We were exercising our constitutional right to the freedom of peaceful demonstration protected by Article 27 of the Basic Law. It is also closely associated with the right to freedom of speech also protected by Article 27 of the Basic Law. By Article 39 of the Basic Law, constitutional protection is also given to freedom of opinion, of expression and of peaceful assembly as provided for in Articles 16 and 17 of the Hong Kong Bill of Rights, those articles being the equivalents of Articles 19 and 21 of the ICCPR and representing part of the ICCPR as applied to Hong Kong.
47. If the original plan were to be carried out, it might breach some requirements under the Public Order Ordinance concerning the organisation of unauthorised assembly. However, we believed that the public meeting to be held would not cause unreasonable obstruction to the public.
48. The space to be occupied, including the carriageway, can be freely used by every citizen on public holidays.
49. The first two days of the planned occupation were public holidays and the last two days were the weekend.
50. When the venue of the public meeting was moved to the area outside the Central Government Offices including the pavements and carriageways at Tim Mei Avenue, Legislative Council Road and Lung Hui Road (“the Demonstration Area”), though the public meeting’s themes, leadership, organization and composition of participants had changed, the spirit had not.
51. People were asked to join the public meeting in the Demonstration Area on 27 and 28 September 2014. It was still an exercise of their constitutional right to freedom of peaceful demonstration and freedom of speech by Hong Kong citizens.
52. Similar public meetings had been held in the Demonstration Area during the Anti-national Curriculum Campaign from 3-9 September 2012. Citizens at that time could have access to the Civic Square, i.e. the East Wing Forecourt of the Central Government Offices. Other than that, the space being occupied by protesters during the Anti-national Curriculum Campaign in September 2012 was very similar to the space that was being occupied by protesters on 27 and 28 September 2014 before the police cordoned all access to the Demonstration Area.
53. Since the Anti-national Curriculum Campaign in 2012, the Demonstration Area has been generally recognised to be the public space that can be used for organising big public meetings with a large number of people participating to protest against the Government of the HKSAR. In another word, the Demonstration Area is known to the public to be an important venue for citizens of Hong Kong to gather and to exercise their right to peaceful demonstration together.
54. On the basis of this public knowledge that we share, at the time when I announced the early beginning of the Occupy Central in the small hours on 28 September 2014, we could only be intending to ask people to come to the Demonstration Area but no other place. Occupying places outside the Demonstration Area could not have been in the thought of us at that time. No one could have intended that.
55. The Court of Final Appeal in Leung Kwok-hung v. HKSAR (2005) 8 HKCFAR 229 at paragraph 22 pointed out that, “…the right of peaceful assembly involves a positive duty on the part of the Government, that is the executive authorities, to take reasonable and appropriate measures to enable lawful assemblies to take place peacefully.”
56. As senior superintendent Wong Key-wai (PW2) said in his evidence, the police closed the carriageways in the Demonstration Area for the safety of the protesters when there were too many protesters on the adjacent pavements.
57. Having a public space for the public opposing the Government of the HKSAR to gather and vent their dissatisfaction against the Government peacefully is a public benefit to the society of Hong Kong. No common injury to the public can be caused even if a public meeting is being held in the Demonstration Area in contravention with the Public Order Ordinance for a prolonged period. The section of the public that will be affected is very small and the inconvenience caused is comparatively insignificant.
58. Mr Justice Bokhary PJ said in Yeung May-wan v. HKSAR (2005) 8 HKCFAR 137 at paragraph 144, “The mere fact that an assembly, a procession or a demonstration causes some interference with free passage along a highway does not take away its protection under art. 27 of the Basic Law. In my view, it would not lose such protection unless the interference caused is unreasonable in the sense of exceeding what the public can reasonably be expected to tolerate. As to that, I think that the participants in a large or even massive assembly, procession or demonstration will often be able to say with justification that their point could not be nearly as effectively made by anything on a smaller scale. Subject to this, the most obviously relevant considerations are, I think, how substantial the interference is and how long it lasts. But other considerations can be relevant, too. These include, I think, whether the interference concerned had been recently preceded by another act or other acts of interference on another occasion or other occasions. What the public can reasonably be expected to tolerate is a question of fact and degree. But when answering this question, a court must always remember that preservation of the freedom in full measure defines reasonableness and is not merely a factor in deciding what is reasonable.”
59. No obstruction can be caused by the protesters participating in a public meeting in the Demonstration Area as all carriageways in the Demonstration Area were closed by the police. The police closed the carriageways in the Demonstration Area to ensure the protesters there can exercise their right to freedom of peaceful assembly safely and peacefully. Even if there were to be some degree of obstruction in the Demonstration Area, the obstruction could not be unreasonable in light of the constitutional right to freedom of peaceful demonstration of the protesters.
60. Even after protesters walked into the carriageways of Fenwick Pier Street and Harcourt Road on 28 September 2014, people were continuing to be asked to come to the Demonstration Area but not to stay on those roads. The police were demanded to reopen the access to the Demonstration Area so that people could come and join the protesters in the Demonstration Area. If the access to the Demonstration Area were not blocked by the police, most if not all of the people out there would have entered the Demonstration Area and those roads would not have been occupied. No tear gas would need to be fired.
61. It should be the duty of the police to facilitate the holding of a public meeting in the Demonstration Area by citizens. However, the police had cordoned the Demonstration Area and prevented people from joining the public meeting in the Demonstration Area. Any obstruction outside the Demonstration Area could not be intended or caused by the protesters gathering in the Demonstration Area who were just inviting other people to join them in the Demonstration Area.
62. The police irresponsibly refused to reopen the access to the Demonstration Area even after the police saw that a large number of people were gathering outside the Demonstration Area intending to enter the Demonstration Area. The police must be responsible for the obstruction outside the Demonstration Area and what happened afterwards.
63. Everything changed after the firing of the 87 canisters of tear gas and excessive force had been used by the police.
64. The firing of tear gas in such a way was something that no one could have known. Matters were no longer in our control. By then, the most important thing we wanted to do was to bring everyone home safe.
65. In the many days and nights following the firing of the tear gas, we had tried to use different methods to bring an earlier end of the occupation. We helped arrange a dialogue between the student leaders and senior government officials. We tried to convince others to accept an arrangement of de facto referendum as a mechanism to retreat. We organised a plaza voting. Even though most of the things we had done came to be futile, we did work very hard and exhausted all methods we could think of to achieve this goal. In the end, we surrendered to the police on 3 December 2014. The occupation at the Admiralty area ended on 11 December 2014.
66. This is a case about the improperness of laying charges relating to public nuisance.
67. As asserted by Lord Hoffmann in R v Jones (Margaret), prosecutors also have conventions to follow in a case of civil disobedience. They should behave with restraint.
68. In “Public Nuisance – A Critical Examination,” Cambridge Law Journal 48(1), March 1989, pp. 55-84, at p. 77, J. R. Spencer observed that, “...almost all the prosecutions for public nuisance in recent years seem to have taken place in one of two situations: first, where the defendant’s behaviour amounted to a statutory offence, typically punishable with a small penalty, and the prosecutor wanted a bigger or extra stick to beat him with, and secondly, where the defendant’s behaviour was not obviously criminal at all and the prosecutor could think of nothing else to charge him with.”
69. Lord Bingham in R v Rimmington [2006] 1 AC 469 at paragraph 37 endorsed the criticisms of J. R. Spencer concerning the ulterior motive of a prosecutor laying a charge of public nuisance.
70. If there is an appropriate statutory offence to cover the unlawful act in a case of civil disobedience, one would rightly ask why laying the charges of public nuisance? Even though it might not be an abuse of process, the prosecutor in this case must have breached the convention of civil disobedience applicable to him as asserted by Lord Hoffmann in R v Jones (Margaret) for failing to behave with restraint.
71. This is a case about the improperness of laying charges of conspiracy and incitement to incite.
72. Similarly, laying charges of conspiracy and incitement to incite is excessive in a case of civil disobedience and a case of the right to freedom of peaceful demonstration.
73. Pieces of evidence relied upon by the prosecution in the conspiracy charge were public statements made by us. Civil disobedience by definition must be a public act. If these public statements can be used to support the prosecution, all civil disobedience at its formation stage will be suppressed. It is meaningless to talk about civil disobedience as something honourable as no civil disobedience would have happened. Even worse, a chilling effect will be generated in society, and many legitimate speeches will be silenced. The restriction on the right to freedom of speech must be disproportionate.
74. Whether there can be an offence of incitement to incite under the Hong Kong common law is still disputable. Even if there is such an offence, laying charges of incitement to incite in a case of civil disobedience and a case of the right to freedom of peaceful demonstration must have extended culpability excessively, unreasonably and unnecessarily.
75. Since the substantial offence is the questionable offence of public nuisance, laying a charge of incitement to incite public nuisance must have extended culpability to even a manifestly unreasonable degree.
76. If the prosecutor has not acted in such an excessive and unreasonable manner and proper charges were laid, we would not have filed a defence.
77. Nonetheless, filing a defence against charges believed to be excessive and unreasonable should not be considered to be failing to comply with the conventions of civil disobedience on the part of the law-breakers as not accepting the penalties imposed by the law.
78. There are some questions that I am not in the position to answer. If the prosecutor fails to comply with the convention of civil disobedience asserted by Lord Hoffmann in R v Jones (Margaret), what will be the consequence? Who is responsible for rectifying the wrongs?
79. At the end, this is a case about Hong Kong’s rule of law and high degree of autonomy.
80. As a scholar of the rule of law and the constitutional law of Hong Kong, I believe that merely having judicial independence is not sufficient to maintain the rule of law in Hong Kong.
81. Without a genuinely democratic system, powers of the government can still be exercised arbitrarily, and the fundamental rights of citizens will not be adequately protected. Also, without democracy, it will be difficult to withstand the more and more severe encroachment on Hong Kong’s high degree of autonomy under the policy of “One Country Two Systems”. After the Umbrella Movement, there is still a long way before we can reach the destination of Hong Kong’s journey to democracy.
82. Mr Justice Tang, PJ at his Farewell Sitting (2018) 21 HKCFAR 530 at paragraphs 17-19 said, “…although judges are prepared to uphold the rule of law as it has always been understood and applied in Hong Kong, the community must be willing to support them. In what form the support should take? I think the support should be all-embracing. If the judiciary is unfairly attacked, you should hold firm and stand up for them. But, support should not only be events driven. That is not enough. It may be too late. You should endeavour to nurture an atmosphere friendly to the rule of law. We have a free press and free elections in Hong Kong. Make your voice heard and your vote count. Believe me, the price of freedom is indeed eternal vigilance. Above all else, do not give up or underestimate your strength. If we as a community insist on the rule of law, it cannot be taken from us easily. Do not make it easy.”
83. We all have our duty to defend the rule of law and the high degree of autonomy in Hong Kong.
84. I am here because I have used many years of my life and up to this very moment to defend the rule of law of Hong Kong, an integral part of Hong Kong’s high degree of autonomy. I will also never give up on striving for Hong Kong’s democracy.
85. I believe that civil disobedience can be justified by the rule of law. Civil disobedience and the rule of law share the same goal in pursuing justice. Civil disobedience is an effective way of securing the attainment of this common goal at least in the long run by creating the climate within which other means can be used to achieve that goal. (See Benny Yiu-ting Tai, “Civil Disobedience and the Rule of Law,” in Ng, M. H. (Ed.), Wong, J. D. (Ed.). (2017). Civil Unrest and Governance in Hong Kong. London: Routledge. At pp. 141-162.)
86. If we were to be guilty, we will be guilty for daring to share hope at this difficult time in Hong Kong.
87. I am not afraid or ashamed of going to prison. If this is the cup I must take, I will drink with no regret.
List of Authorities
1. Secretary for Justice v Wong Chi Fung (2018) 21 HKCFAR 35, paragraphs 70 and 72.
2. John Rawls, A Theory of Justice (Revised Edition, 1999), p. 320.
3. Martin Luther King Jr. “Letter from a Birmingham Jail,” The Journal of Negro History, Vol. 71, No. 1/4 (Winter - Autumn, 1986), pp. 38-44.
4. R v Jones (Margaret) [2007] 1 AC 136, paragraph 89.
5. UN Human Rights Committee, General Comment No 25 adopted on 12 July 1996 (on Article 25 of the International Covenant on Civil and Political Rights), CCPR/C/21/Rev.1/Add.7, paragraph 15 and 17.
6. Leung Kwok-hung v HKSAR (2005) 8 HKCFAR 229, paragraph 22.
7. Yeung May-wan v HKSAR (2005) 8 HKCFAR 137, paragraph 144.
8. J. R. Spencer, “Public Nuisance – A Critical Examination,” Cambridge Law Journal 48(1), March 1989, pp. 55-84, p. 77.
9. R v Rimmington [2006] 1 AC 469, paragraph 37.
10. Farewell Sitting for the Honourable Mr Justice Tang PJ (2018) 21 HKCFAR 530, Tang PJ, paragraphs 17-19.
11. Benny Yiu-ting Tai, “Civil Disobedience and the Rule of Law” in Ng, M. H. (Ed.), Wong, J. D. (Ed.). (2017). Civil Unrest and Governance in Hong Kong. London: Routledge. At pp. 141-162.