HỎI GÌ KHI KẾT THÚC PHỎNG VẤN?
Đã bao giờ bạn rơi vào tình huống này chưa?
Bạn tham gia một cuộc phỏng vấn, mọi thứ diễn ra rất bình thường, bạn trả lời khá tốt hầu hết các câu hỏi. Trước khi kết thúc, người phỏng vấn hỏi: “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?” Đầu óc bạn lúc này rối bời, suy nghĩ đắn đo không biết rằng có nên hỏi gì không. Nhưng tất cả những gì bạn thể hiện là một cái nhìn đầy lo lắng, theo sau là câu trả lời ngắn gọn "Không ạ”. Và cuộc phỏng vấn kết thúc!
Điều này, không phải quá tệ, nhưng thật tiếc vì bạn vừa bỏ qua một cơ hội tuyệt vời để cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang lắng nghe khi họ nói chuyện, thể hiện sự quan tâm của bạn đến vị trí ứng tuyển và công ty và làm cho bản thân mình nổi bật hơn.
Nếu có câu hỏi tốt, thông qua đáp án mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn cũng sẽ có thêm thông tin để quyết định xem đó có phải là nơi bạn muốn làm việc hay không. Vì vậy, đi phỏng vấn, đừng chỉ ngồi nghe và trả lời câu hỏi của người phỏng vấn mà bạn cần đưa ra câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng.
Một ứng viên khéo léo và thông minh sẽ hiểu rằng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là một cơ hội chứ không phải khó khăn. Cơ hội để tìm hiểu thêm về công việc, công ty, về môi trường và triển vọng nghề nghiệp của bạn nếu làm ở đó, đồng thời chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu về doanh nghiệp, bạn là người có mục tiêu, tham vọng và định hướng rõ ràng, biết mình muốn gì và có điều kiện gì để đạt được. Tuy nhiên, để đưa ra được các câu hỏi phù hợp, trước hết bạn sẽ phải có phương pháp.
A. MỘT SỐ LƯU Ý MÀ BẠN CẦN GHI NHỚ VÀ ÁP DỤNG
1. Đặt câu hỏi đúng thời điểm: Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng vẫn thường nắm thế chủ động và đặt ra các câu hỏi cho ứng viên. Suốt quá trình, ứng viên sẽ chỉ hỏi lại nếu chưa rõ câu hỏi và đến khi buổi gặp gỡ, trao đổi sắp kết thúc thì nhà tuyển dụng sẽ trao cơ hội đặt câu hỏi lại cho bạn. Bạn nên biết khi nào là thời gian cho mình thắc mắc, đừng bất ngờ đặt câu hỏi giữa cuộc phỏng vấn, nhất là với những nội dung không thực sự liên quan.
2. Thái độ lịch sự và chân thành: Bên cạnh đó, khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ứng viên cần hỏi với thái độ lịch sự, thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến vấn đề đó vì nó ảnh hưởng tới công việc và sự nghiệp của bạn, đặc biệt tránh nói năng thô lỗ hay tự phụ.
3. Câu hỏi rõ ràng, không vòng vo: Tốt nhất là bạn chuẩn bị sẵn một số câu hỏi từ trước phỏng vấn để lúc hỏi không ngập ngừng hay quên mất định hỏi gì. Bạn cần trình bày rõ ràng vào trọng tâm, không dẫn dắt lan man vì sẽ gây khó hiểu cho người nghe, tệ hơn là bị nhà tuyển dụng đánh giá tiêu cực về khả năng ngôn ngữ hay tư duy logic.
4. Đừng hỏi những điều mà "search phát ra ngay": Đừng hỏi những câu hỏi mà các thông tin đã có sẵn trên Website chính thức của công ty hoặc được mô tả rõ ràng trên bản mô tả công việc. Điều này sẽ thể hiện bạn chưa có sự chuẩn bị kỹ và chưa tìm hiểu về vị trí công việc/ công ty đang ứng tuyển.
5. Hỏi để nhắn gửi thông điệp: Đừng đưa ra các câu hỏi chỉ đơn thuần để hỏi. Một câu hỏi trong buổi phỏng vấn không nên chỉ đơn giản là câu hỏi để khai thác thông tin hay giải đáp thắc mắc của bản thân. Câu hỏi tốt sẽ là câu hỏi mà qua đó bạn nhắn gửi được thông điệp đến nhà tuyển dụng. Thông điệp đó chính là bạn mong chờ và đã sẵn sàng cho vị trí công việc, và bạn là ứng viên xuất sắc cho vị trí công ty đang tìm kiếm.
6. Số lượng câu hỏi: Có thể bạn có rất nhiều thắc mắc hoặc điều muốn hỏi tuy nhiên không nên hỏi quá nhiều. Hãy nên cân nhắc và nên đưa ra số lượng câu hỏi phù hợp. Thông thường, các chuyên gia tuyển dụng khuyên rằng bạn nên chuẩn bị ít nhất 2 câu hỏi để thể hiện sự quan tâm đối với vị trí ứng tuyển.
7. Chỉ đề cập tới nội dung phỏng vấn và công việc, không hỏi vấn đề cá nhân: Dù bạn có ấn tượng với nhà tuyển dụng hay thấy tò mò về nhiều vấn đề thì khi đặt câu hỏi cho họ cũng chỉ nên tập trung vào công việc, không nên nói quá nhiều đến mong muốn cá nhân, thao thao bất tuyệt về bản thân hay hỏi những câu "tọc mạch" khiến đối phương mất thiện cảm ở bạn.
8. Cảm ơn sau khi nhận được đáp án: Tưởng chừng đây là một điều cơ bản nhưng có lẽ là do quá lo lắng nên nhiều ứng viên thậm chí còn không nhớ mỉm cười và cảm ơn nhà tuyển dụng. Cho dù đáp án họ đưa ra có khiến bạn hài lòng hay không thì cũng hãy lịch sự và chuyên nghiệp nhé.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:
1. Anh chị có thể chia sẻ thêm giúp em về Dự án em sẽ tham gia: khách hàng là ai và các công cụ mà dự án đang sử dụng được không ạ?
2. Dự án/ Team hiện tại em sắp gia nhập có đang gặp khó khăn/ issue gì không? Nếu em gia nhập thì có thể hỗ trợ những gì để giải quyết vấn đề đó?
3. Em có định hướng trở thành Project Manager /Technical Leader /... trong 3 năm tới. Anh chị có thể chia sẻ thêm giúp em về lộ trình để trở thành vị trí này tại công ty được không ạ? Thông thường sẽ mất bao lâu và em sẽ cần chuẩn bị những gì?
4. Em thấy vị trí này có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Theo anh chị. Với một sinh viên mới ra trường như em thì sẽ có những khó khăn gì khi gia nhập ABC và làm việc ở vị trí XYZ?
5. Anh chị có thể cho em xin một số lời khuyên về các kỹ năng em cần cải thiện để đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai được không ạ?
6. Công ty mình hiện có các chương trình đào tạo nào cho nhân viên ạ? Anh chị có thể chia sẻ giúp em một số thông tin về các khóa đào tạo của công ty mà em có thể tham gia được không ạ?
7. Qua quá trình tìm hiểu và tham gia ứng tuyển vào vị trí XYZ, em thấy môi trường của công ty mình rất chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội phát triển. Không biết các anh chị đã làm ở ABC bao lâu và Anh chị thích nhất điều gì ở ABC ạ?
8. Anh/chị có thể chia sẻ thêm giúp em về cách đánh giá hiệu quả công việc và đo lường hiệu quả công việc nếu em gia nhập công ty ở vị trí XYZ được không ạ?
9. Em sẽ tham gia và làm việc với team có bao nhiêu thành viên và các thành viên hiện trong độ tuổi như thế nào ạ?
10. Công ty mình có thường xuyên tổ chức đá bóng / có nhóm chơi games/ CLB sở thích nào không ạ?
...
C. MỘT SỐ CÂU HỎI KHÔNG NÊN HỎI
1. Công ty mình hoạt động trong lĩnh vực gì ạ? Doanh thu/ lợi nhuận năm vừa rồi của công ty là bao nhiêu? Trụ sở công ty ở đâu?
=> Hỏi quá chung chung hoặc thể hiện chưa tìm hiểu về công ty, hỏi các thông tin không quá cần thiết.
2. Em có thể hiện tốt trong cuộc phỏng vấn này không? Vâng, bạn thấy thế nào? Tôi có được nhận làm việc không?
=> Người phỏng vấn có thể chưa đưa ra được câu trả lời ngay, tạo cho họ sự khó chịu.
3. Công ty có thường xuyên tăng lương không? Công ty có thường xuyên phát tiền thưởng không? Nếu nghỉ việc tôi có phải đền bù gì không?
=> Chắc hẳn bạn không muốn người quản lý của bạn nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Không nên hỏi những câu hỏi về lương, thưởng, đặc quyền và các khoản đền bù khác trong cuộc phỏng vấn của bạn. Nếu có thắc mắc về phần này, hãy trao đổi với HR.
4. Khi nào tôi có thể nhận được hồi âm từ bạn?
=> Thể hiện bạn là người sốt ruột, không kiên nhẫn. Thông thường nếu được nhận thì HR sẽ thông báo ngay tới bạn sau 3-7 ngày làm việc. Ngoài ra câu hỏi này cũng phù hợp để trao đổi với HR hơn là hỏi ngay với Interviewer trong buổi phỏng vấn.
D. NẮM LẤY CHÌA KHÓA
Người phỏng vấn hỏi:“ Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho tôi không?
Hãy điều gì đó để cho thấy rằng bạn đã chuẩn bị. Đảm bảo bạn hỏi ít nhất hai câu hỏi:
- Bạn quan tâm - Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn để thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình của bạn đối với vị trí, công ty.
- Bạn ấn tượng - Hãy hỏi các câu hỏi sâu sắc và có ý nghĩa, thay vì câu hỏi đơn giản mà câu trả lời chỉ là có hoặc không. Câu hỏi của bạn cho thấy mức độ ấn tượng của bạn trong vị trí đó.
- Bạn là người có tầm nhìn xa - Hỏi người phỏng vấn những câu hỏi về tương lai của công ty và về cơ hội, những khó khăn hiện tại, những vấn đề và những thách thức mà họ phải đối mặt.
Chúc các schofans phỏng vấn thành công!
❤ ❤ ❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤ ❤ ❤
Nguồn: Đào Việt Bách - Talent Acquisition Leader tại FPT Software
------------------
Lớp học bổng HannahEd C45 học tất về học bổng trong đó có cả tìm ra vẻ đẹp thế mạnh riêng bản thân để viết luận mai khai giảng cả nhà đăng ký & xem lịch học 2 tháng gần nhất nà:
http://tiny.cc/HannahEdClass
#HannahEd #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #interviewtips #xinviec #phỏngvấn
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過61萬的網紅Jang Mi,也在其Youtube影片中提到,NHỚ THƯƠNG LÀM CHI - JANG MI | OFFICIAL MUSIC VIDEO ----- Nhớ Thương Làm Chi ? Stream on: https://YYM.lnk.to/NTLC ?Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJd...
「talent acquisition team」的推薦目錄:
- 關於talent acquisition team 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於talent acquisition team 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最讚貼文
- 關於talent acquisition team 在 Facebook 的精選貼文
- 關於talent acquisition team 在 Jang Mi Youtube 的精選貼文
- 關於talent acquisition team 在 Meet the Talent Acquisition Team - YouTube 的評價
talent acquisition team 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最讚貼文
Mentor #71 học kinh tế vẫn làm bên phát triển sản phẩm phần mềm & lời khuyên cho những ai muốn bắt chéo làm nghề này.
Dì gửi contact của mentor Hiếu https://www.linkedin.com/in/vhieunguyen/
Post này là dì dành cho Hiếu nên phần reply thắc mắc post này là của Hiếu <3
.
nghề làm product là sao?
Nghề chọn người nên mình chọn để cái nghề nó rớt vào mình
Tính ra mình đã làm cái nghề “Phát triển sản phẩm phần mềm” này được hơn 4 năm rồi. Cái nghề này người ngoài nhìn vào, người trong nhìn ra đều không biết mình làm gì hàng ngày. Chỉ có thể đánh giá công việc của mình bằng chính sự thành công của cái sản phẩm mà mình phát triển. Và ai cũng nghĩ, làm nghề này thì phải học CNTT, hoặc chí ít phải là Marketing ra. Nầu, hãy để mình, 1 thằng thạc sĩ Kinh tế (dởm) kể cho bạn nghe về cái nghề mà dân trong ngành hay gọi là “Làm Product”.
Mình học ở Anh từ 2009 đến đầu năm 2016 thì về nước với cái bằng Thạc sĩ Kinh tế loại vừa đủ đậu. Bạn bè học trong nước đứa đã đi làm, đứa thì có gia đình, đứa vẫn sáng ở Sài Gòn, tối bắt xe đi Đà Lạt. Còn bạn bè cùng đi học nước ngoài về thì kéo nhau vào làm ngân hàng lớn, công ty nước ngoài, công ty gia đình, v.v. Mình thì lúc đó còn lơ ngơ láo ngáo nhưng cũng rất muốn đi làm. Nhưng mà khùng điên sao mình lại không muốn làm ngành đã học mà lại muốn làm trái ngành. May quá quan hệ rộng sao có đứa bạn giới thiệu cho phỏng vấn với EY. Tất nhiên là rớt cái bẹp vì mình ứng tuyển vào làm kiểm toán dù không học 1 chữ kiểm toán nào. Họ chỉ gọi đi phỏng vấn vì thấy học nước ngoài về thôi. Sau đó được Nielsen Vietnam nhận vào làm trainee cho team Consumer Insights Client services cho nhóm khách hàng mảng ngân hàng, tài chính. Muốn làm trái ngành lắm mà cũng bắt đầu là làm (gần với) ngành mình học.
Làm hết 6 tháng traineeship thì mình chán phát ngấy. Vừa hết 6 tháng trainee, dù lúc đó có ôm 5-7 project vào người, bạn muốn có tương lai ở đó thì phải có headcount (slot làm việc chính thức được cấp trên duyệt)
Mấy ngày sau, đang ngồi làm mấy cái bài test về tính cách, định hướng nghề nghiệp đồ thì được bên Zalo mời phỏng vấn. Chị Talent Acquisition (TA) của Zalo này lại làm cùng đợt với mình ở Nielsen. Vậy là mình được toại nguyện làm trái ngành, với công việc đầu tiên trong ngành Tech là đi làm Business Development. Công việc chính là đi tìm những doanh nghiệp lớn trong nước, từ nhà nước tới tư nhân, để đấu nối hệ thống và tạo ra Zalo Official Account cho họ, để họ có thể cung cấp những dịch vụ của mình thẳng qua Zalo và tiếp cận hàng chục triệu người dùng trên nền tảng này và tiết kiệm chi phí bỏ ra cho SMS.
Mình nắm những account khá khủng, có cả FE Credit, Lazada và Tổng công ty Điện lực Miền Nam. Công việc chính là sắp xếp gặp lãnh đạo các phòng ban như Marketing, IT, thậm chí là CEO để giới thiệu về giải pháp của Zalo cho doanh nghiệp. Lúc đó chân ướt chân ráo, về tech chỉ biết làm mỗi word, excel, powerpoint, photoshop, mà cũng tự học và học lóm được các anh chị đồng nghiệp về REST API, về user journey, SQL, lập trình website (các tool dữ liệu). Mình đi gặp khách hàng có thể hùng hồn nói về tích hợp hệ thống qua API, về cách vận hành, tiếp cận khách hàng đang có và khách hàng tiềm năng qua Zalo.
Mình còn được may mắn làm luôn cả vai trò của 1 Business Analyst. Tức là mình sẽ gặp và nhận yêu cầu cả về mặt kinh doanh lẫn về kỹ thuật từ phía đối tác. Sau đó viết lại những yêu cầu đó thành những user stories, tức là những văn bản kỹ thuật, để đội ngũ phát triển có thể thực hiện. Tự bơi là chính, tự đi hỏi han, tự tìm đối tác là chủ yếu, và quan trọng nhất là phải tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề khi sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tác. Ví dụ như EVN thì chỉ cần bắn tin bằng chữ để báo tiền điện thôi nhưng Lazada thì phải làm được nhiều hơn, mở web, tin nhắn tương tác phức tạp được để chạy campaign.
Ở Zalo mình làm việc với khá nhiều team (lập trình, hệ thống, dữ liệu, marketing, PR) để làm ra được cái đối tác cần và cái người dùng muốn thấy.
Thời gian ở Zalo là bước đệm rất quan trọng để mình được tiếp cận với cái nghề product. Sau 1 thời gian làm BD thì team của mình bị giải thể, và mình được cho sang làm sản phẩm của ZingMP3. Cụ thể là làm sản phẩm ZingMP3 VIP. Nghe thì ngon ăn vậy chứ suốt cả thời gian đó mình không được 1 cái account ZingMP3 VIP nào, nhưng ngày nào cũng phải vào nhìn cái trang web, tìm xem có điểm nào được và chưa được. Chỗ nào chưa làm cho người dùng muốn bấm mua ngay, hay các bước mua dài quá có làm ngắn lại được không. Phải tự nghiên cứu cách người Hàn, người Nhật, người Trung Quốc, US-UK bán nhạc và bán gói subscription dịch vụ nghe nhạc. Lúc đó phải học về marketing và growth hack nhiều, đồng thời phải học cách sử dụng Google Analytics, Google Adwords, chạy SEO các kiểu. Tất cả mọi chức năng làm ra đều phải gắn tracking. Có những hôm anh head of growth gọi hẳn vào phòng giám đốc ngồi giải thích số liệu cho ảnh, xung quanh toàn các anh lãnh đạo của Zalo, cũng run lắm, nói bậy chút là bị các anh ấy mắng ngay.
Sau đó mình còn được làm Product Owner, tức là chịu trách nhiệm hoàn toàn 1 sản phẩm mới toanh ở Zalo cho thị trường Myanmar. Tuy nhiên, lúc cái app của mình sắp được tung ra thì mình lại thấy chán, vì team cũ đã nghỉ hết mà team mới cũng không vui. Phần lớn nhất là mình ở khá xa (hơn 10KM từ Bình Thạnh sang quận 11), nên thường đi trễ và bị bắt đóng phạt. Việc đóng phạt đi làm trễ là thứ mình ghét nhất, chứ cũng chẳng phải vì sếp hay team mà mình có thể nghỉ. Kể cả công việc lúc đấy cũng trăm thứ phải học, nào là về phát triển app từ con số 0, đến việc thâm nhập thị trường mới, tới những khái niệm về công nghệ mình chưa từng nghe bao giờ. Nói chung là lúc ấy có chỗ nào ngon hơn là nhảy.
Sau Zalo thì mình nhảy sang một công ty cũng máu mặt trong làng công nghệ ở ĐNA là SEA Group, nhưng mà làm cho 1 startup của SEA Group.
Không phải Shopee vì mình ít săn sales lắm, mà là Ocha. Bạn đi vào quán nước nếu để ý cái máy họ nhập món, in hóa đơn, có cái màn hình có viền màu cam, thì khả năng cao đó chính là máy của Ocha đó. Mà lúc đó chức danh nghe oách lắm nhé, Product Manager cơ. Nhưng mà chẳng quản lý ai cả, quản lý mỗi cái thân mình và cái sản phẩm mình làm. Ai nghe Manager cũng nghĩ là phải làm việc nhiều năm, có lính lác bu quanh mới là Manager. Nhưng không, Product manager thì bạn chỉ quản lý cái sản phẩm của bạn thôi. Lúc mình làm thì có 2 bạn Product Manager khác ở team Singapore đều là sinh viên mới ra trường. Bởi vậy trong ngành CNTT, chức danh là 1 cái gì đó rất ảo diệu.
Trong phát triển phần mềm còn có 1 cái gọi là SCRUM, đại khái là 1 cái cấu trúc đội nhóm mà bạn có thể áp dụng để phát triển hiệu quả hơn. Lúc ở Ocha mình làm sai hết, đến mãi sau này đi học chứng chỉ về Scrum mới nhận ra. Giờ mình cũng đã có cái chứng chỉ Professional Scrum Product Owner 2 vắt vai rồi.
Làm một thời gian thì mình lại nghỉ. Một phần rất lớn là vì làm việc với các bạn Trung Quốc không hợp. Các bạn ấy khá là khó gần, ít chịu lắng nghe và hơi cứng nhắc (mấy bạn làm cùng mình thôi). Ngoài ra, ở team mình cũng có những cái yêu cầu không tên về công việc mà mình khó chấp nhận, ví dụ như phải hỗ trợ sales và CSKH cả thứ 7, Chủ Nhật. Nhưng startup mà, không làm thì lấy đâu mà ăn. Đến lúc đó thì mình xác định là mình không còn hợp cạ với startup.
Bây giờ thì mình đang làm Product Owner cho website VietnamWorks các bạn ạ. Chắc các bạn đang tìm việc đều biết đến. Mình còn quản lý 1 bạn junior nữa. Và bạn ấy cũng phải bơi y như mình ngày xưa, tất nhiên là có mình ngồi cạnh lâu lâu ném cho cái phao cứu sinh.
Bạn thấy đấy, mình chưa từng học nửa chữ công nghệ nào nhưng vẫn có thể làm cái nghề này tận 4 năm, và nó đã trở thành cái sự nghiệp của mình từ đây. Có 1 câu tiếng Anh để chỉ cái nghề này là:”Jack of all trades, master of none”, nghĩa là cái gì cũng biết, nhưng không giỏi cái gì cả. Kỹ năng quan trọng nhất mình tích cóp được qua mấy năm chỉ có mấy cái gạch đầu dòng:
- Giao tiếp: nghề này cần bạn phải giao tiếp rất tốt, rõ ràng, ngắn gọn, và phù hợp đối tượng bạn giao tiếp. Sales có ngôn ngữ của sales, dev có ngôn ngữ của dev và bạn phải thành thục những ngôn ngữ này giống như giỏi tiếng Anh IELTS 8 chấm vậy.
- Marketing và Data analysis: nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ, đọc số liệu, bạn phải rất yêu số, và hiểu số. Số gì thì khi làm sẽ có hàng nghìn con số để bạn nhìn hàng ngày.
- Mắt nhìn sản phẩm: ngày nào bạn cũng quẹt Tinder? Tuyệt, nhưng bạn có biết Tinder có bao nhiêu chức năng, bấm bao nhiêu nút để đăng ký, mất bao nhiêu lâu để mua gói Tinder Gold không? Bạn sẽ phải để ý đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, và phải hiểu rõ sản phẩm hơn bất kì ai.
- Tình yêu công nghệ: rõ ràng rồi, bạn đang phát triển sản phẩm công nghệ mà.
- Tinh thần sẵn sàng làm mọi thứ: Thực sự nghề này không có 1 cái jd chuẩn nào. Bạn có thể phải làm cả sales, cả marketing, cả operation, thậm chí CSKH. Bất cứ việc gì cần, Product Owner/Manager cũng phải hỗ trợ.
Vậy bắt đầu trở thành 1 “người làm sản phẩm” như thế nào? Nếu bạn không học CNTT, hay làm lập trình viên, bạn vẫn có thể thử sức với những chương trình trainee, vd như Product Management trainee của VNG hàng năm. Udemy, Linkedin Learning có những khóa học gần như A-Z cho bạn dư kiến thức để bắt đầu làm vị trí Product. Nhưng đừng mơ mộng. Sản phẩm của bạn không thể trở thành Facebook tiếp theo, hay đánh bại Tiktok. Hãy làm hài lòng những người dùng sản phẩm của bạn bằng những tính năng thật giá trị, giải quyết được vấn đề họ gặp phải, và sự thành công sớm muộn cũng sẽ đến <3
talent acquisition team 在 Facebook 的精選貼文
Nhớ Thương Làm Chi
Đây là sản phẩm Mi rất tâm huyết. Các bạn thương Mi share cho Mi nha. Mong rằng các bạn sẽ thích bài này ♥️
___________________
Production By: Kim Entertainment
Director: Huy Tran
Story By: Huyền Trân
Producer: Tăng Ngọc Trâm
D.O.P: Hoang Huynh
Music: Huỳnh Hiền Năng
Guest Starring: NS Kiến An, Gold Trần, Diễm Trần, Su Su, Vũ Đoàn Oh
Set Design: Lâm Minh Trung
Assistant Director: Duy Tân
Assistant Producer: Bích Trâm - Thuý Vy - Ánh Diệp
Camera equipment: Tony Vo Film Equipment
Photo: 1986 Studio
Editor: Huy Tran - Mlem Mlem
Behind The Scenes: Phat Vo
Stylist: Panda
Stylist Assistant: Kiều Len, Bin, Thanh, Phát
Costume: Hoa Niên - Năm Tháng Tươi Đẹp, NTK Trần Nhật Du
Graphic Design: Trần Duy Lộc
Hair Stylist: Team Gil Nguyen
Makeup Artist: Phương Si
Makeup Assistant: Maihuongnguyen
Makeup Extra: Huyền Trân - Trâmm Sapodilla
Focus Puller: Sơn Rock
Camop: Tùng Tony
Graffer: Trịnh Duy Hải
Lighting: Hải 94 team & Tony Vo
Datebase: Tony Vo
Asistant: Thư
Talent Acquisition Manager: SB Entertainment
#NTLC #nhothuonglamchi #JangMi #TranNgocVang #HuynhHienNang
talent acquisition team 在 Jang Mi Youtube 的精選貼文
NHỚ THƯƠNG LÀM CHI - JANG MI | OFFICIAL MUSIC VIDEO
-----
Nhớ Thương Làm Chi
? Stream on: https://YYM.lnk.to/NTLC
?Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJdHVVsX/
#JangMi
#NhoThuongLamChi
#YinYangMedia
-----
Production By: Kim Entertainment
Director: Huy Tran
Story By: Huyền Trân
Producer: Tăng Ngọc Trâm
D.O.P: Hoang Huynh
Music: Huỳnh Hiền Năng
Guest Starring: NS Kiến An, Gold Trần, Diễm Trần, Su Su, Vũ Đoàn Oh
Set Design: Lâm Minh Trung
Assistant Director: Duy Tân
Assistant Producer: Bích Trâm - Thuý Vy - Ánh Diệp
Camera equipment: Tony Vo Film Equipment
Photo: 1986 Studio
Editor: Huy Tran - Mlem Mlem
Behind The Scenes: Phat Vo
Stylist: Panda
Stylist Assistant: Kiều Len, Bin, Thanh, Phát
Costume: Hoa Niên - Năm Tháng Tươi Đẹp, NTK Trần Nhật Du
Graphic Design: Trần Duy Lộc
Hair Stylist: Team Gil Nguyen
Makeup Artist: Phương Si
Makeup Assistant: Maihuongnguyen
Makeup Extra: Huyền Trân - Trâmm Sapodilla
Focus Puller: Sơn Rock
Camop: Tùng Tony
Graffer: Trịnh Duy Hải
Lighting: Hải 94 team & Tony Vo
Datebase: Tony Vo
Asistant: Thư
Talent Acquisition Manager: SB Entertainment
Đăng kí kênh của Jang Mi nhé : https://bit.ly/SubscribeJangMi
Xem thêm các bài cover của Jang Mi tại: http://smarturl.it/coverbyJangMi
-----
► Keep in touch at:
Fanpage: https://www.facebook.com/jangmiofficial/
Instagram: http://instagram.com/jangmi2203
Tiktok: http://tiktok.com/@jangmiofficial
-----
© Bản quyền thuộc về SB Entertainment
© Copyright by SB Entertainment ☞Do not Reup
talent acquisition team 在 Meet the Talent Acquisition Team - YouTube 的推薦與評價
Sneak a peak into the lives of our Talent Acquisition (TA) team, and learn what makes TA an amazing place to work and our employees peculiar ... ... <看更多>