[Review DoSeen] – NGÀY CÀNG CỨNG HƠN, CHẤT LƯỢNG HƠN và CÂU CHUYỆN THỜI TRANG CHỈ LÀ GIẢI TRÍ – KHÔNG PHẢI LÀ NGHỆ THUẬT.
Tính tại thời điểm này, đã có hơn 35 bài viết tham dự cuộc thi “Doseen: Write Your Own Voice”. Chất lượng các bài viết phía sau càng ngày được nâng cao (Luôn luôn là như vậy) vì thông qua các bài viết trước, mọi người đã nắm được cấu trúc thường thấy của những người tham dự cuộc thi và biết tạo ra điểm khác biệt của mình đối với những người khác. Bên cạnh đó, các bạn cũng biết khai thác những điểm mà chưa ai nói một cách khách quan và đỡ phiến diện hơn. Điểm cộng rất lớn (Kể cả mình cũng rất kém) đó là việc các bạn dẫn chứng facts, những thống kê, những evidences/ bằng chứng cụ thể để kiểm chứng, dẫn dắt người đọc. Từ đó các giải pháp cũng rõ ràng và cụ thể hơn.
1000 chữ, lúc đầu mình đưa ra thể lệ cuộc thi và các yêu cầu cho bài viết đã nghĩ tới việc số lượng từ trên là không bao giờ đủ cho một chủ đề luôn luôn nóng hổi – luôn được tranh cãi “Ăn cắp – đạo nhái”. Mình nghĩ trong thời đại này người ta lười viết và cũng lười đọc nên mình nghĩ con số 1000 đã là một “Thử thách” lớn với các bạn. Trải qua giai đoạn đầu của Doseen – mình thấy các bài viết lúc đầu giống như một lời bộc bạch đầy “bức xúc” từ người viết hơn nhưng sau này các bài viết càng “cụ thể” hơn và dĩ nhiên ĐÒI HỎI NGƯỜI ĐỌC ĐỌC KĨ HƠN, CÓ CÁI ĐẦU HƠN VÀ TẦM NHÌN XA HƠN.
[Và đó cũng là chiến lược và kì vọng của mình]
Trong tầm ½ giai đoạn đầu của cuộc thi, mọi người xoay quanh chủ đề đang hot trong thời gian gần đây đó là việc sử dụng monogram giống DIOR cũng như các ví dụ về Supreme, Drew và Gucci. Dĩ nhiên đây là chuyện bình thường vì đó là hiện tượng gần đây đang xảy ra, đang nhiều người nói và chắc chắn sẽ “thu hút” nhiều người xem. Nhưng trong ½ giai đoạn sau, mọi thứ trở nên rộng hơn rất nhiều và dĩ nhiên câu chuyện “Logo – Monogram” đã trở nên quá đại trà và không phải là miếng thơm để xây dựng câu chuyện về hành vi ăn cắp – đạo nhái của các bạn nữa.
Tiêu biểu là bài viết: “SAO CHÉP CÓ XẤU KHÔNG KHI SỰ THẬT RẰNG: KHÔNG CÓ SẢN PHẨM NÀO THỰC SỰ LÀ MỚI TRONG THỜI TRANG?” Của tác giả Nami đánh vào một ngách rất riêng trong thế giới thời trang hiện nay. Đó là các bạn có bao giờ nghĩ rằng “Thời trang là một vòng lặp, những thứ mà chúng ta đang mặc – đang được thiết kế lại liệu có là những thứ thực sự mới mẻ hay đã có một nguyên tác nào trong quá khứ?” – Có bao giờ các bạn tự đặt câu hỏi thế hay không.
Vì nó sẽ liên quan mật thiết đến vấn đề “Copy – Đạo nhái hay Lấy cảm hứng thời trang”. Bài viết này dài tới tận 4000 chữ - vâng, mình không nói đùa đâu. 4000 chữ để tác giả có thể đào sâu được cốt lõi của vấn đề cũng như là một thử thách với người đọc nếu muốn hiểu rõ hơn. Còn nếu các bạn chỉ muốn xem hình và với những thumbnails bắt mắt thì mình không cần bàn gì thêm. Đừng nói rằng cuộc thi này phiến diện mà hãy hỏi là các bạn có đọc và hiểu rõ từng ý của tác giả không nhé. Mình sẵn sàng bảo vệ người tham gia cuộc thi này với bất kì giá nào.
Trong bài viết đó cũng đề cập dù chưa quá nhiều nhưng cũng một số điểm và quyền sở hữu trí tuệ trong thời trang – đó là bàn tay thép của pháp luật trong việc bảo vệ các thương hiệu. Và những bất cập xung quanh và các kẽ hở để những kẻ “ăn cắp” lách luật . Điều kiện để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, thiết kế phải được xem là “Mới và khác biệt”. Tuy nhiên tuỳ theo từng nước sở tại với các thể chế pháp luật khác nhau mà sự “bảo vệ” này cũng rất “Oái ăm”. Đó là lí do vì sao mà Supreme Italy lại thắng kiện trong vụ kiện với Supreme USA mà lại còn mở một flagship store to đùng tại Trung Quốc, đất nước của những nguồn hàng Replica nguyên chất.
“Hành vi đạo nhái đang đại náo!” – một bài viết của tác giả Duy Dang có phân tích rõ ràng về việc “Thế nào là góc nhìn của người tiêu dùng và của người sản xuất” – Chỉ cần thay đổi 1 tí đã cho ra một thành quả khác hoàn toàn. Việc lấy “Cảm hứng”” cũng chỉ là một giải pháp tốt trong thời buổi mọi thứ đều nhanh và quá trình sản xuất đòi hỏi những ý tưởng trong một thời gian ngắn. Nó sẽ quyết định việc thương hiệu đứng ở vị trí nào trong nhận thức của những người có chuyên môn, những người có những gu thời trang khác biệt và một thị trường đại chúng. Bạn là kẻ dẫn đầu, kẻ theo sau hay là kẻ bắt chước? Phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng và năng lực của các bạn.
CHO ĐẾN CÂU CHUYỆN THỜI TRANG HIỆN TẠI KHÔNG PHẢI LÀ NGHỆ THUẬT MÀ NÓ LÀ GIẢI TRÍ
Đây là một tiêu đề của tác giả Eugene Rabkin trên tạp chí Style Zetgeist và mình cảm thấy nó rất hay. Nhiều người cho rằng Thời trang là nghệ thuật, là biểu trưng của những thứ liên quan đến art/visual/abstract nhưng liệu chăng điều này có đúng?
Nghệ thuật – hãy nói đến những thứ mà chúng ta liên tưởng tới đầu tiên. Đó là những bức tranh có giá trị chiêm ngưỡng, những tượng thạch cao được làm theo những tỉ lệ vàng hay bất đối xứng. Art, nó mang trong mình một góc nhìn và thể hiện được cả một thứ văn hóa bí ẩn bên trong đó để có được sự chú ý của con người. Và lẽ dĩ nhiên, thông qua nghệ thuật – con người có thể học hỏi thêm và những khả năng tiềm ẩn, những điều chưa được sáng tỏ và mốc son văn hóa trong lịch sử của con người.
Thời trang – là một thứ phản ánh văn hóa và những gì con người mặc trong từng giai đoạn khác nhau. Thời trong thời gian và trang trong trang phục. Nhưng nếu các bạn nhận ra rằng, mục đích của chúng vẫn là nhằm phục vụ cho viêc “Giải trí thỏa mãn” nhu cầu của con người. Điều này càng ngày càng hiện rõ trong thế kỉ 21 này khi mọi thứ đều trở nên nhanh chóng và vắt kiệt sự “sáng tạo” của con người. Sự sản sinh ra khái niệm “Fast fashion/ Thời trang nhanh” với những thương hiệu không cần nói ai cũng biết tên đã đẩy nhu cầu về thời trang của con người lên mức vượt quá nhu cầu. Người ta mua những sản phẩm thời trang không quan tâm nhiều về “Thiết kế” về “Câu chuyện” hay những giá trị “văn hóa” nếu mà các collections đề cập tới. Mọi thứ đều trở nên vội vã hơn, dồn dập hơn và “Ăn xổi ở thì” hơn.
Thời trang bây giờ là một công cụ để giải trí cho các bạn. Có phải là như vậy không? Chúng ta xem tiktok, xem Youtube các chủ đề content về Fashion hay các runway giờ đây cũng đang theo kiểu “Fashion film”. Không còn tính exclusive như ngày xưa, khách hàng không còn mức độ “Thẩm thấu nghệ thuật” cao cấp như xưa, mọi thứ giờ đây với thời trang. Đều quyết định bằng tiền, và tiền là 1 dạng quyết định cho các hình thức giải trí. Âm nhạc, phim ảnh và thời trang.
Với mức độ “đào thải và đổi mới” nhanh như vậy, việc suy nghĩ một concept mới trong một thời gian ngắn là hoàn toàn khó và không phải 1 designer dù tài năng đến mấy cũng có thể present một thứ pure-new trong short-term. Đó cũng không phải là một hình thức kinh doanh hợp lí vì rủi ro cao, không khai thác hết được tiềm lực và “lãng phí” chi phí marketing 4.0 khi khách hàng đã quen mắt với một kiểu thiết kế nhờ các chiến dịch. Cho nên – fashion hiện tại đang theo một cách thức vô cùng nhanh và gọn, công nghiệp như nền giải trí vậy.
Mình xin nhắc lại là chủ tịch của LVMH là Bernard Arnaut mới được Forbes thông báo rằng là người giàu nhất hành tinh, vượt qua những cái tên như Jeff Bezos và gã đàn ông tai tiếng Elon Musk với tổng tài sản dự tính rơi vào con số 186.3 tỷ Dollar Mĩ.
Nghệ thuật có thể kiếm nhiều tiền và cho những con số ấn tượng qua các phiên đấu giá, nhưng để cho các gã cá mập điều hành thời trang khối tài sản khủng khiếp kia - Thời trang là một công cụ hiệu quả và hợp thời với thời đại hiện nay.
Các bài viết sau này – đòi hỏi các bạn phải đọc rất nhiều và kĩ để hiểu thông điệp của người viết, cho nên mình xin các bạn hãy dành thời gian rảnh trong mùa dịch này để tìm kiếm được một góc nhìn nào mới lạ trong thế giới thời trang nhé.
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過166萬的網紅タケヤキ翔/ラトゥラトゥ,也在其Youtube影片中提到,ラトゥラトゥ デジタルシングル「東京アップデート」 ラトゥラトゥ: タケヤキ翔&マイキ Executive Produce : UUUM Co., Ltd. Record Label : UUUM RECORDS Creator Management & A&R : 上田野絵(UUUM) Mus...
「tiktok logo designer」的推薦目錄:
- 關於tiktok logo designer 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於tiktok logo designer 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於tiktok logo designer 在 Thư Lê Elite Guy Facebook 的精選貼文
- 關於tiktok logo designer 在 タケヤキ翔/ラトゥラトゥ Youtube 的最佳解答
- 關於tiktok logo designer 在 Viral TikToker Redesigns Ellen's Logo - YouTube 的評價
- 關於tiktok logo designer 在 TikTok Logo | ? logo, Logo design, Allianz logo - Pinterest 的評價
- 關於tiktok logo designer 在 Ellen DeGeneres - I'm not sure if you noticed our new logo ... 的評價
- 關於tiktok logo designer 在 Best #logo hashtags for Instagram, TikTok, YouTube in 2022 的評價
tiktok logo designer 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
GRAPHIC IN FASHION/ TẠI SAO CHÚNG TA LẠI HAY CÓ SUY NGHĨ “ĂN CẮP” CỦA LOCAL BRAND?
Những chiếc Graphic Tee, Graphic Hoodie đã không còn xa lạ gì đối với cộng đồng thời trang đường phố của chúng ta. Nhắc tới Graphics hay nôm na là Hình để In (Để mà có chiếc áo in, hoodie in mà các bạn hay mặc í) đã có quá nhiều tranh cãi về việc sử dụng hình in như một “Vũ khí tối tượng” trong mindset “Lập một local brand ở Việt Nam” theo các bước sau:
1. Nghĩ một cái tên kêu kêu.
2. Lấy hình 1 gì đó ngầu ngầu, in áo.
3. Một là chụp lookbook, không là làm layout sản phẩm.
4. Công bố tên thương hiệu và blah bloh gì đó về chiếc áo giản đơn – sử dụng công nghệ in tối thượng, tiêu chuẩn Iu Ét Ây ISO 9000 gì gì đấy.
Cũng chẳng nên nhắc lại – nhưng thôi mình cứ nhắc. Xuyên suốt 2019 và 2020, các bạn liệt kê thử Có bao nhiêu vụ drama/phốt phát phốt pho liên quan đến chủ đề “Các local brands ăp cắp ý tưởng từ các source nước ngoài/ các artist -designer nước ngoài. Trên các nền tảng như Pinterest, Behance, shutterstock”. Thực ra việc này cũng không có gì quá nếu các founders mua lại bản quyền hay lấy đó làm inspirtation/cảm hứng hay references nhưng trước khi đông đổng lập các post um xùm lên, chúng ta hãy nhìn bản thân chúng ta trước.
CỚ VÌ SAO MÀ CÁC HÌNH IN ĐÓ LẠI VẪN TỒN TẠI ĐƯỢC TỚI BÂY GIỜ?
Vì đơn giản, các bạn vẫn còn thích. Thế thôi – thị trường vẫn còn thì các founders vẫn làm. Làm để bán cho các bạn chứ chẳng ai ngu khi mà thị trường không có nhu cầu mà các local brands vẫn lấy graphic làm đối trọng để phát triển cả. Khách quan mà nói rằng, graphic tee hay graphic fashion chẳng có gì sai hay out -trend gì cả vì trước giờ nó vẫn vậy, vẫn xuất hiện đầy trong thời trang. Các collection runway hay Read-to-wear product line của các nhãn hàng quốc tế thời trang lớn, vẫn ngập tràn graphic items/logo items. Khách hàng còn thì người ta vẫn còn làm. Khi nào vẫn còn người yêu thích thương hiệu, sự đơn giản và flexin thì những sản phẩm trên vẫn còn bán được. Muôn đời.
CƠ MÀ – SAO LẠI HAY CÓ SUY NGHĨ “ĂN CẮP”.
Tư tưởng nhìn trông giống ở đâu đó trên mạng là hệ quả của việc “Sính ngoại” và “Lười suy nghĩ” “Lười đọc” và “Lười tìm hiểu” của không ít những khách hàng trẻ tại Việt Nam hiện nay. Tại sao các founder hay graphic designer lại phải lên Pinterest với các keyword “Renaissance / Phục Hưng” – “D.E.A.T.H/CHết” hay “S4tan” vì chính chúng ta vẫn yêu thích cái sự ngầu ngầu, cool cool từ các hình in trên áo mà chúng ta mặc. Giai đoạn vàng son 2017 – 2018, các bạn không cần biết hình gì, nguồn gốc như thế nào, tác giả nó là ai.
“Trông ngầu nên tui mua. Thế thôi”
Cũng không trách gì các bạn – vì đó là tiền và quyết định của các bạn. Nhưng nó dẫn đến việc “Trông ná ná trên mạng” của các graphics, dĩ nhiên rằng “Phục Hưng” hay các kiểu Thần chết, Thiên Thần đâu phải là văn hóa gốc của người Việt. Điều này bắt buộc các bạn designer hay founder phải research trên mạng để tìm tài liệu, tìm hình ảnh mà quá trình này đòi hỏi khá nhiều thời gian. Thế thì nhanh gọn nhất là lấy 1 source nào đó trên Pin, modify/ xào và nấu lại để ra đồ thật nhanh – đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ. Thú thực, chính thị trường các bạn đã bóp nghẹt chết những artist, graphic designer trẻ và có tài tại Việt Nam khi họ không có đất dụng võ hay “bắt buộc” phải theo xu hướng.
“LƯỜI SUY NGHĨ – LƯỜI ĐỌC VÀ LƯỜI CẢM”.
Thế kỉ 4.0, mọi người cần những gì dễ dàng đập vào mặt, dễ hiểu, dễ chịu. Còn cái gì đó có câu chuyện, có bộ nhận diện thương hiệu và cả chiến dịch mà các founder hay marketing cố gắng truyền tải vào trong đó – thị trường hầu hết là thờ ơ hoặc không quan tâm cho lắm. Đây là chia sẻ riêng của mình, vì mình đã từng hợp tác rất nhiều local brands (DVRK x VSSG, OG, DVRK..) cho các campaign mà mình đảm nhiệm. Với tính cách của mình thì mình luôn muốn kể cả hình in thì tất cả đều có câu chuyện xuyên suốt collection – nhưng khi leak ra, các bạn (Ở đây là thị trường) chỉ nhao nhao lên “Ồ, trông ngầu đấy!” “Trông cool quá” “Collab à” hay “Resell thôi các bạn ơi”.
Và mình cảm thấy rất hụt hẫng vì chất xám của mình không được thị trường đón nhận dù mình đã chọn cách dễ nhất để tiếp cận gần gũi với đời sống các bạn. Nhưng có vẻ là thị trường đại chúng vẫn chỉ thích thứ gì đó “Nhanh” và “Mì ăn liền”.
Việc đầu tư chất xám tất nhiên là yêu cầu về chi phí, thời gian và nhân lực rất nhiều. Điều này đẩy lên quỹ thời gian và tài chính cho sản phẩm sẽ rất cao – cho nên không phải các founders nào cũng thấu hiểu được. Có lẽ nhiều người sẽ suy nghĩ rằng :
“Thị trường không đón nhận mà tốn thời than quá. Tội gì không làm thứ đơn giản hơn, nhanh hơn?”
Vậy – lỗi “nghèo nàn” trong các local brand thời gian vừa qua, là do đâu? Do các founder hay của chúng ta?
Có bao giờ - các bạn chăm chú đọc từng lời giải thích về graphics (Được vẽ bởi người Việt nhá) trên các chiến dịch/campaign của local brands không? Tất nhiên là không, xem hình va lướt.
Có bao giờ - các bạn coi hình details hay sở hữu sản phẩm đó nhìn graphics mà suy ngẫm rằng “Cái graphics, hình in này có nghĩa cl gì nhỉ?”. Chắc được 1p thì cầm Điện thoại lướt Facebook/Tiktok/IG rồi.
Có bao giờ - các bạn cảm thấy sung sướng và hạnh phúc hay tự hào về sản phẩm mình đang mặc có 1 câu chuyện logic xuyên suốt các sản phẩm không?
Muốn các thương hiệu văn minh, tân tiến và đổi mới thì chúng ta phải “Đổi mới trong suy nghĩ “ trước các bạn ạ.
Một điều tích cực rằng, dù thị trường vậy nhưng cũng không ít local brands đầu tư chỉnh chu trong việc đưa thông điệp của mình qua graphics bởi những tài năng, con người Việt Nam. Hơn nữa, thị trường trẻ cũng đang trưởng thành và phân hóa rất nhiều, mong rằng các bạn sẽ để ý chút tới graphics mà sản phẩm các bạn đang mặc.
Yêu các bạn.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
tiktok logo designer 在 Thư Lê Elite Guy Facebook 的精選貼文
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM
Đối với những người yêu thích Coca-Cola, thường họ sẽ không hứng thú với những sản phẩm từ các thương hiệu khác trên kệ hàng của các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị, kể cả khi hương vị của chúng giống hệt Coca-Cola, thậm chí là giá thành còn rẻ hơn một nửa.
Vì sao ư? Tất cả là vì Coca-Cola đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trong lòng khách hàng. Nói đơn giản, Coca-Cola nó không chỉ là một thức uống giải khát, nó như một nét đặc trưng đã ăn sâu vào văn hóa người dân Mỹ, giống như gấu bắc cực hay ông già Noel vậy. Màu đỏ với dòng chữ trắng trên chai thủy tinh đã trở thành biểu tượng của Coca-Cola, nó cực kỳ thoải mái và quen thuộc với mọi người. Toàn bộ những nhận thức này của người tiêu dùng với sản phẩm Coca-Cola là minh chứng cho sự thành công của xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Chính vì lẽ đó, nếu doanh nghiệp của bạn đang phát triển một sản phẩm thì bạn cũng nên tính đến chuyện xây dựng thương hiệu cho nó. Hãy xác định rõ sản phẩm này là dành cho ai, cũng như cách mà bạn muốn những người khác nhìn nhận về chúng. Đây sẽ là kim chỉ nam cho các quyết định bạn đưa ra sau này trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm đó.
1/ Xây dựng thương hiệu sản phẩm là gì?
Để hiểu một cách đơn giản, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm giống như bạn đưa cho sản phẩm của mình một danh tính để nó trở nên nổi bật trước hàng loạt đối thủ khác, cũng như kết nối với những khách hàng mà nó phù hợp nhất. Cái danh tính độc nhất này chính là thương hiệu cho sản phẩm của bạn, trong đó mỗi khía cạnh hữu hình của thương hiệu đó là bản sắc thương hiệu sản phẩm của bạn. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó hiểu, hãy nhìn vào 3 gạch đầu dòng dưới đây:
- Thương hiệu của sản phẩm chính là nhận thức của xã hội về sản phẩm của bạn.
- Danh tính thương hiệu sản phẩm chính là tập hợp của những thứ tạo nên thương hiệu của nó, giống như là font chữ và màu sắc trên logo cho tới cách sản phẩm được đóng gói.
- Xây dựng thương hiệu chính là việc tạo ra danh tính cho thương hiệu và làm thương hiệu trở nên nổi bật và khác biệt.
Với một số sản phẩm, yếu tố xây dựng thương hiệu của nó vô cùng rõ ràng và rành mạch, điển hình như: Coca-Cola, Nintendo, Apple, Supreme…
Nhưng không phải thương hiệu nào cũng được như vậy. Bởi lẽ mức độ xây dựng thương hiệu sản phẩm của bạn phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn và vào chính sản phẩm đó.
Minh chứng là, giả sử bạn đang xây dựng một nhà kho, có lẽ bạn không quan tâm nhiều đến thương hiệu của những chiếc đinh ốc bạn sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể quan tâm hơn một chút về thương hiệu búa bạn sử dụng, và quan tâm nhiều về thương hiệu sơn hoặc ván lợp.
Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu có ý nghĩa lớn hơn đối với một số sản phẩm nhất định so với các sản phẩm khác bởi vì những thứ như chất lượng cảm nhận, tìm nguồn cung ứng, giá trị cảm nhận và chức năng đơn giản là quan trọng hơn với một số sản phẩm nhất định. Bạn sẽ không quan tâm tới thương hiệu của những chiếc đinh ốc mình dùng, bởi lẽ dù gì chúng cũng sẽ được đóng đinh vào tường bạn không bao giờ nhìn thấy chúng nữa.
Ngược lại, có thể bạn đã từng đem so sánh hai hoặc nhiều thương hiệu về sơn lợp để tìm ra cái nào thật sự bền, chống nước và có màu sắc đủ hấp dẫn.
2/ Xác định sự độc đáo trong thương hiệu của sản phẩm
Hãy dành thời gian để đào sâu vào tìm hiểu sản phẩm của bạn dành cho đối tượng nào, sản phẩm đó sẽ phù hợp với thị trường của nó như nào, đặc tính nào khiến sản phẩm trở nên độc đáo.
Hãy khám phá những yếu tố này để tìm ra câu trả lời cụ thể về:
- Giá trị của doanh nghiệp: Doanh nghiệp của bạn có phải là một công ty mà quyền sở hữu cổ phiếu/cổ phần của nhân viên? Có thể bền vững môi trường hoặc làm ra các sản phẩm chất lượng cao có thể tiếp cận được với người mua có thu nhập thấp là mục tiêu cho bạn và công ty của bạn.
- Giá trị của người mua: Khách hàng của bạn quan tâm tới điều gì? Họ tìm kiếm điều gì từ sản phẩm giống như của bạn?
- Sản phẩm của bạn phù hợp với thị trường nào: Liệu sản phẩm của bạn sẽ có giá thành cao hơn, thấp hơn hay bằng với những sản phẩm khác của đối thủ, và vì sao? Liệu nó sẽ xuất hiện trên kệ hàng của toàn bộ các cửa hàng hay ở những cửa hàng cố định, hoặc chỉ xuất hiện trên trang bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp? Liệu sản phẩm có dành riêng cho một nhóm khách hàng với nhân khẩu học cụ thể hay không?
- Đặc điểm giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật so với đối thủ: Liệu sản phẩm của bạn có phải lựa chọn duy nhất trong lĩnh vực đó trong việc hỗ trợ trong cuộc sống khách hàng? Điều gì tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của bạn?
Bạn hoàn toàn có thể mô tả toàn bộ những điểm trên thông qua một thiết kế thương hiệu sản phẩm thật ý nghĩa. Một thiết kế sản phẩm hiệu quả (mở rộng ra là thiết kế bao bì sản phẩm) sẽ bắt đầu với những yếu tố cơ bản như:
Tông màu chủ đạo
Font chữ
Hình khối sử dụng trong logo và thiết kế thương hiệu sản phẩm
Phong cách thiết kế và hình ảnh sử dụng
Nhưng như vậy là chưa đủ, bởi lẽ xây dựng thương hiệu không chỉ dừng ở việc thiết kế bên ngoài. Xây dựng thương hiệu là chạm đến toàn bộ các tương tác mà khách hàng có với sản phẩm của bạn, như là bao bì của sản phẩm khi giao đến tay khách hàng, hoặc cách mà khách hàng tương tác với đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Bạn có thực hiện việc xây dựng thương hiệu ở nhiều hướng khác nhau để xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ, bền vững với khách hàng, điển hình là việc hợp tác với một sản phẩm hoặc dịch vụ khác mà trên người mua của bạn liệt kê danh sách mua sắm của bạn hoặc tạo ra trải nghiệm mua hàng hoàn toàn độc đáo thông qua mua sắm đa kênh (Omnichannel).
3/ Tạo ra danh tính cho thương hiệu sản phẩm
Như đã đề cập ở trên, một danh tính thương hiệu sản phẩm chính là tập hợp của các “mảnh” hữu hình tạo ra một thương hiệu, chúng bao gồm:
- Logo
- Trang web
- Sự hiện diện trên mạng xã hội
- Bao bì sản phẩm
- Nhãn sản phẩm
- Tagline
- Giọng điệu của nội dung
- Tên sản phẩm
- Mẫu thiết kế Email/tin nhắn/thông điệp
Hãy sử dụng các yếu tố thiết kế trực quan mà bạn đã xác định cho thương của mình và sử dụng chúng để thiết kế các thành phần tạo nên danh tính cho thương hiệu. Lấy ví dụ, logo của thương hiệu Nature là yếu tố chủ đạo trên thiết kế của chiếc xe tải, sử dụng bảng màu và đi kèm là câu tagline của thương hiệu.
Dù vậy, vẫn cần lưu ý rằng bạn có thể sẽ không thể thuê được một designer “siêu việt” để tạo ra tất tần tật mọi thứ cho thương hiệu của bạn. Chính vì vậy mà bạn cần có một chỉ dẫn (guide) về danh tính thương hiệu, hiểu đơn giản nó là như một cuốn cẩm nang chuyên sâu chứa đựng toàn bộ mọi thứ mà đội ngũ bạn cần để hiểu về thương hiệu của mình, giống như là tông màu chủ đạo, font chữ, các biến thể logo và giọng điệu.
3/ Xây dựng kế hoạch thương hiệu
Sau khi sản phẩm của bạn đã sở hữu một thương hiệu rõ ràng, nhất quán thì việc tiếp theo là lan tỏa chúng tới khắp mọi nơi. Ngày nay, bất kỳ thương hiệu nào cũng cần phải có sự hiện diện của mình trên môi trường Internet, chúng có nghĩa là trang web và các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên việc lựa chọn nền tảng mạng xã hội để bạn quảng bá sản phẩm của mình lại phụ thuộc vào sản phẩm của bạn là gì, nhóm nhân khẩu học nào phù hợp với sản phẩm.
Giả sử sản phẩm của bạn là một dòng sản phẩm nội thất văn phòng tiện dụng, phù hợp với túi tiền của thế hệ Gen X và các giám đốc cấp cao thế hệ Boomer thì đừng bao giờ lựa chọn TikTok là nơi để quảng bá, bởi lẽ Gen X và Boomer không sử dụng mạng xã hội này. Thay vào đó, hãy tìm đến các kênh khác như Facebook hoặc LinkedIn.
Điều này cũng áp dụng tương tự với việc lựa chọn nơi để duy trì nhận diện thương hiệu. Với một số sản phẩm, quảng cáo in có thể là phương pháp hợp lý, một số khác lại không. Tương tự, một số sản phẩm sẽ sở hữu khách hàng kết nối rất tốt với các Influencer, chính vì vậy mà việc đưa sản phẩm của bạn đến tay các Influencer hoặc lên trên nền tảng của họ là một cách thiết yếu để tiếp cận khán giả tiềm năng của bạn. Nếu lựa chọn Influencer Marketing, hãy đảm bảo rằng bạn đã dành thời gian để tìm hiểu các Influencer đó. Đảm bảo rằng họ có chung những giá trị mà thương hiệu và khách hàng mục tiêu của bạn cùng sở hữu. Nếu không, hậu quả sẽ là bạn tạo ra một chiến dịch Influencer marketing không hề hiệu quả và tệ hơn là gây tổn hại tới chính thương hiệu của bạn.
Một yếu tố nữa mà bạn cần phải tính toán cẩn thận chính là lựa chọn kênh phân phối cho sản phẩm để phù hợp với chính thương hiệu của nó. Hãy tự hỏi rằng việc giới hạn kênh phân phối liệu có giúp mang lại cho sản phẩm của bạn tính “độc quyền” mà nó đáng có, hay là sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện một cách đại trà ở mọi cửa hàng dọc khắp đất nước? Bạn cần cân nhắc lựa chọn những nhà bán lẻ nhất định để phân phối, bất kể là hình thức trực tuyến hay tại cửa hàng truyền thống.
4/ Duy trì thương hiệu sản phẩm
Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sẽ không dừng lại kể cả khi sản phẩm của bạn đã được tung ra thị trường. Nó sẽ tiếp tục trong suốt quá trình tương tác với khách hàng, bất kỳ khi nào bạn ra sản phẩm mới hay bạn quyết định thực hiện một kế hoạch kinh doanh nào mới. Một vài ví dụ dưới đây sẽ là minh họa cho cách bạn có thể làm để xây dựng và duy trì cho thương hiệu sản phẩm của mình, sau khi sản phẩm của bạn được tung ra thị trường:
- Chạy các chương trình ưu đãi, giveaways hoặc các cuộc thi
- Hợp tác với các thương hiệu khác để tạo ra những sản phẩm mới
- Hỗ trợ vì mục đích cụ thể hoặc từ thiện
Cũng tương tự với việc cẩn thận lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp để quảng bá hay Influencer phù hợp để hợp tác, bạn cũng cần suy nghĩ cẩn thận về các chương trình ưu đãi sao cho phù hợp với thương hiệu của sản phẩm. Giả sử với một thương hiệu về thức ăn cho thú cưng, việc quyên góp sản phẩm hoặc trích một phần doanh thu để ủng hộ tới các tổ chức cứu trợ động vật là một cách rất phù hợp. Còn với các thương hiệu thời trang, việc hợp tác với các thương hiệu khác (có thể là thương hiệu về giày hoặc làm đẹp) để cho ra sản phẩm mới sẽ kích thích được sự hấp dẫn cho khách hàng ở cả hai lĩnh vực.
Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm còn mở rộng tới việc cách mà bạn tương tác trực tiếp với người mua. Giả sử bạn định hình thương hiệu cho sản phẩm của mình là đơn giản, gọn nhẹ thì việc sở hữu một chính sách hoàn trả thuận tiện, nhanh gọn sẽ giúp duy trì được đặc tính đó của thương hiệu. Tương tự, một thương hiệu làm đẹp thân thiện sẽ luôn mở đầu Email tới các khách hàng đăng ký của mình với nội dung “Xin chào, những cô gái xinh đẹp của…”
5/ Tạm kết
Có thể sản phẩm của bạn sở hữu chất lượng
tốt nhất trong danh mục của nó, tuy nhiên nếu bạn không đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu cho nó một cách hiệu quả, chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ trở nên mờ nhạt giữa một rừng các lựa chọn sản phẩm khác mỗi mà khách hàng thường xuyên phải trải qua. Nếu bạn không xây dựng thương hiệu cho sản phẩm một cách hợp lý, đồng nghĩa bạn đang mất đi cơ hội tiếp cận tới khách hàng mục tiêu của mình. Hơn thế, có thể sản phẩm của bạn lại thu hút được những người mua khác nhưng họ sẽ lập tức bỏ đi sau khi nhận ra sản phẩm không đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
#ThuLeEliteGuy #PhatTrienKinhDoanh
tiktok logo designer 在 タケヤキ翔/ラトゥラトゥ Youtube 的最佳解答
ラトゥラトゥ デジタルシングル「東京アップデート」
ラトゥラトゥ: タケヤキ翔&マイキ
Executive Produce : UUUM Co., Ltd.
Record Label : UUUM RECORDS
Creator Management & A&R : 上田野絵(UUUM)
Music
Produce : マイキ
Lyric : タケヤキ翔
Music & Arrange & Mix : マイキ
Recording : 松橋克行(BASS ON TOP)、マイキ
Mastering : Nyse.S.W
Chorus:坂田麻美(UNIVERSOUL)
Video
Director:セリヨシハル(SEP)
Cinématographer:小山 麻美
Lighting Director:飯田 紗希
Lighting Operator:浅原 リコ
Motion Designer:成田 雄輝
Stylist:村田 友哉(SMB)
Hair&Make up:時田 ユースケ(ECLAT)
Online Editor:市川 亮輔(マルニスタジオ)
Producer:工藤 剛人
Logo Design: 柳下ちかげ(UUUM) & タケヤキ翔
Desktop Animation:マイキ
Special Thanks : NAOKI , avex prowork , 家崎大・大浦克貴(こだまプロダクション) & All UUUM Staff
=================================================
タケヤキ翔×マイキの音楽ユニット「ラトゥラトゥ」
ミュージックビデオ
https://www.youtube.com/playlist?list=PLMM7pSGbBaYfk5A-wMdwQqBlrw2O2c9Ga
歌ってみた/カバー
https://www.youtube.com/playlist?list=PLMM7pSGbBaYemKAvYSKRpQPYWiBxdlEV9
==============================================
【各種配信サービス】
Apple Music / iTunes / LINE MUSIC / Spotify /レコチョク
▼1stシングル「神様の言うとおりに/絶命ロック」
https://big-up.style/RmX2P0BqYr
▼ミニAL「万華鏡エタニティ」
https://big-up.style/rpVpYGawrb
▼2ndシングル「時のメロディ/妄想ディーバ」
https://big-up.style/1Coq5c2nKw
どもどもタケヤキです!チャンネル登録お願いします!
【ツイッター】↓
http://twitter.com/takeyakii
【インスタ】↓
https://www.instagram.com/takeyakisyou/
【TIKTok】↓
http://vt.tiktok.com/JFmyEK/
《お手紙、プレゼントの送り先はこちら》
〒107-6228
東京都港区赤坂9-7-1
ミッドタウン・タワー28F
UUUM株式会社タケヤキ翔宛
お仕事の依頼はこちらからお願いいたします。
https://www.uuum.co.jp/inquiry_promotion
takeyakisan@gmail.com
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/yd7Uk0i8USs/hqdefault.jpg)
tiktok logo designer 在 TikTok Logo | ? logo, Logo design, Allianz logo - Pinterest 的推薦與評價
Oct 22, 2015 - TikTok Logo designed by Stephen Hyun. Connect with them on Dribbble; the global community for designers and creative professionals. ... <看更多>
tiktok logo designer 在 Ellen DeGeneres - I'm not sure if you noticed our new logo ... 的推薦與評價
... <看更多>
tiktok logo designer 在 Viral TikToker Redesigns Ellen's Logo - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>