EMPERIOR ARMANI – SỰ NHÃ NHẶN ĐẾN TỪ NGƯỜI Ý.
Armani không phải là 1 thương hiệu thời trang xa lạ gì với người Việt chúng ta, từ người lớn cho đến người trẻ. Nếu như ngày xưa diện một chiếc áo shirt Armani, một chiếc quần jeans (hoặc tây) đi kèm thắt lưng gia truyền A/X (Armani Exchange) là một biểu trưng của một dân chơi khét tiếng – là một người sành sỏi thời trang. Rồi các combo như nước hoa Armani Di Gio (dù mình chưa xài bao giờ nhưng vẫn thấy nhiều người xài).. cho thấy tầm ảnh hưởng của Armani một thời tới người Việt như thế nào.
Giorgio Armani thành lập Emperior Armani vào năm 1975, show Armani Spring/Summer Ready to wear 2022 đánh dấu mốc son 40 năm thành lập thương hiệu. Để nói rõ thêm thì Armani không đơn thuần là một thương hiệu thời trang nữa mà là một tập đoàn kinh doanh khi nó phát triển dựa trên thời trang. Con đường của Gioregio Armani sẽ có phần hơi giống với Richard Stark – founder của Chrome Hearts. Đó là tham vọng tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh dựa trên thời trang và thương hiệu để người dùng hay thị trường đắm chìm vào đó. Quy mô Giorgio Armani còn khủng khiếp hơn rất nhiều khi mà hệ thống này sở hữu rất nhiều nhánh khác nhau, mỗi nhánh tập trung thâm nhập vào từng phân khúc khác nhau.
Ví dụ như nhánh Emporio Armani thâm nhập vào phân khúc người trẻ thành đạt, chuyên nghiệp trong cuộc sống ở độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. E/A cung cấp những sản phẩm thời trang và xu hướng tới tầng lớp trên. Trong khi đó A/X Armani Exchange là một phương thức đa dạng hóa nhánh thương hiệu để tiếp cận thị trường đại chúng, A/X cung cấp một lượng lớn các product lines đa dạng – đủ từ trang phục, phụ kiện và quan trọng nhất đó chính là sự xuất hiện của logo thương hiệu và chất lượng vừa đủ độ cao cấp để mang đến cho khách hàng một cảm nhận về sự sang trọng của Giorgio Armani. Với người tiêu dùng đại trà thì Armani mang cảm giác của 1 thương hiệu Made in Italy sang trọng nhưng với mức giá vừa đủ với Armani Exchange, nhưng nếu muốn “nâng cấp” gói thể hiện bản thân thì có thể nhảy lên Emporio Armani. Đó là cách “educate”/ “Giáo dục” khách hàng và đưa họ vào hệ sinh thái của thương hiệu.
Sau này Giorgio còn đánh thêm các nhánh Giorgio Armani Prive ( Line chuyên dành cho các sản phẩm được sử dụng trên thảm đỏ), Armani Collezioni và Armani Jeans ( Line dành cho tầng lớp trung và thấp hơn cao cấp, những người trẻ và mang hơi hướng xu hướng đại chúng nhiều hơn) hay dòng Armani Jr dành cho trẻ em. Chưa kể là hệ thống phân phối các sản phẩm đi kèm như Armani Beauty, Fiori (Hoa) và có cả hotels (Khách sạn) và clubs( premier nightlclubs – câu lạc bộ đêm cao cấp luôn). Và quan trọng tại những nơi đó đều “ưu tiên” và có những ưu đãi đặc biệt với những người sử dụng sản phẩm của Armani – cung cấp sản phẩm thời trang, cung cấp luôn cho họ một nơi để thể hiện bản thân bằng sản phẩm của Armani. Tăng Brand love, tăng giá trị thương hiệu, tăng cảm giác được tôn trọng khi mặc sản phẩm của nhãn hàng đến từ người sử dụng và cuốn sâu vào “Thương hiệu”.
Trước đây mình có biết về Emporior Armani hay đúng hơn là Armani Exchange nhưng không để tâm lắm tới thời trang. Một phần vì nó so với mình quá “Già” và “Lỗi thời” (Thực sự cảm nghĩ của mình là như vậy). Một phần vì nhiều nhánh của Armani tạo cảm giác “Same same but different “ (Giông giống nhưng hơi khác một tí với nhiều thương hiệu thời trang khác ) nên không gây cảm giác đặc biệt với mình. Nhưng cái cách đội tuyển Thiên Thanh Italia vô địch Euro 2020 và HLV lão làng Roberto Mancini diện Armani đã một cách nào quảng bá thêm tên tuổi thương hiệu quê hương hình chiếc Ủng này.
Nhưng mình đã theo dõi Emperior Armani trong khoảng 02 năm trở lại đây 2020 – 2021 (Và giờ là tiền đề chạy cho 2022) thì thực sự niềm cảm tình cho nhánh RTW của E.Armani trong mình ngày càng được cải thiện. Không còn một Armani “Tiêu chuẩn lịch lãm” của các bộ phim bố già Ý mà chúng ta hay cao, E.A ngày càng trẻ hóa đội hình và sản phẩm của mình sao cho hợp với xu hướng và mang tính unisex nhiều hơn.
Có thể đối với nhiều người thích thời trang cao cấp sẽ không đánh giá cao về Emperior Armani trong thời gian vừa qua vì nó hơi “an toàn” và không mang tính đột phá “cao cấp” như nhiều thương hiệu tiên phong khác. Nhưng với mình tại thời điểm hiện tại thì thế là đủ với thời trang “hậu đại dịch Covid 19”. Clean – Elegant và trông đủ Fashion/thời trang tối thiểu. Nên nhớ tiên quyết của E.A là mang đến cảm giác sang trọng cho người mặc nằm ở chất liệu vốn dĩ là chân truyền của thời trang nước Ý. Màu sắc thì cũng bám sát vào xu hướng gần đây là các màu neutral/trung tính tạo cảm giác thân thiện và dễ mặc cho người xem. Minimalism – Tối giản cũng không phải là hơi hướng nhưng cái cách thời trang của người đàn ông “máu kinh doanh” Giorgio Armani là tạo cảm giác sang trọng cho bất kỳ khách hàng nào sử dụng đồ của Armani vẫn luôn được xuyên suốt. Ở các mùa trước thì mình thấy Armani hơi “over” và mông lung trong cách tiếp cận thế hệ của mình thì trong 2 năm gần đây, EA thực sự làm tốt cho việc sẽ thâm nhập vào thị trường cao cấp tầm trung của nước Ý và cả thế giới nếu cách tiếp cận đúng. Mình đảm bảo rằng, những người không hiểu quá nhiều về thời trang sẽ khen những outfit mình post dưới đây là đẹp và sẵn sàng mua nó với mức chi tiêu ổn. Thế là họ hiểu về “Thời trang” và Bingo! Đúng con đường mà Giorgio Armani vạch ra.
(Nhưng lưu ý rằng không phải looks nào trong bộ sưu tập cũng được ưa thích bởi mình nhé, nhưng thứ khác hơi futuristic/hơi gen Z một tí thì mình lại không đồng cảm được. Chắc EA làm đa dạng để tăng thị phần khách hàng).
Một điểm nữa là với E/A thì đây là những ví dụ tiêu biểu về cách phối đồ, dáng người – cổ chân sao cho phù hợp với việc sử dụng Loafer (Mà dân ta hay gọi là giày sục í). Đa phần nhiều người ở Việt Nam sử dụng loafer nhìn rất là buồn cười (Nếu không nói là quê) khi lúc nào cũng bon bon kiểu quần skinny đệm loafer với cổ chân thô, bắp đùi to. Loafer là 1 dạng giày cũng khá phổ biến nhưng để sử dụng nó đúng cách thì nên tham khảo những cách mà E/A xuất hiện trong các looks của mình.
Và như mình nói, ranh giới giữa các thiết kế trong thời trang ở giai đoạn này được xóa nhòa rất nhiều ở các thương hiệu trong cách tiếp cận thị trường. Quan trọng là cái tên nào đứng ra mà thôi.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過47萬的網紅KAWAII PATEEN,也在其Youtube影片中提到,KAWAII♥PATEEN SKILL-UP #19 MALE LOLITA FASHION makeup TUTORIAL (Brolita) by Japanese Guitarist&Model RYOHEI from MEGAMASSO - メガマソのギター&ロリータファッションモデル涼平の...
unisex fashion brand 在 Facebook 的最佳解答
HEDI SLIMANE – BỘ MÃ DI TRUYỀN CỦA GIỚI THỜI TRANG.
Nhắc tới Hedi Slimane, nhiều bạn sẽ nhớ tới Saint Laurent Paris và giờ là CELINE hơn. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng và không ngoa khi nói rằng Hedi Slimane đang là một trong những người quyền lực bậc nhất ở kỉ nguyên thời trang này. Nhưng vượt hơn danh là 1 “nhà thiết kế thời trang/fashion designer”, Hedi Slimane tham vọng và toàn năng hơn thế. Cũng vì lẽ đó, vì cái sự “Cầu toàn đến mức hoàn hảo” mà Yves Saint Laurent đã không thể chịu được Hedi Slimane khi Xì ke chúa muốn điều khiển tất cả mọi thứ liên quan đến SLP nên cả hai đã không còn tiếng nói chung trước khi đường ai nấy đi.
Mình cũng đã từng nhắc về Hedi Slimane trong bài viết DNA – Bộ mã di truyền trong sinh học cũng như thế giới thời trang của con người. Hedi Slimane thể hiện tuyên ngôn thời trang và tầm nhìn của Xì Ke Chúa gần như là xuyên suốt trong những thương hiệu mà Hedi đã làm việc. Mặc dù có rất nhiều anh/chị/bạn đã viết về Hedi Slimane nhưng hôm nay mình sẽ hệ thống lại để cho các bạn trẻ đang yêu thích SLP, CELINE có thể hiểu rõ hơn về “Xì Ke Chúa” ( Nếu có sai sót gì, mong các bạn bỏ qua và chỉnh sửa dùm)
NHỮNG NĂM THÁNG CHẬP CHỮNG
Gã thanh niên gầy gò Hedi Slimane bắt đầu sự sáng tạo của mình không phải đến từ thời trang mà lại đến từ nhiếp ảnh/photography. Điều này giải thích lí do vì sao Hedi Slimane rất “nghiêm khắc” trong việc chọn và hoàn thành các lookbook concept sau này, vì đó là nơi “Tình yêu bắt đầu”. Được đào tạo tại Ecole Du Louvre – một tổ chức giáo dục nằm trong cung điện Lourve ở Paris, Pháp – kinh đô của thời trang. Cơ duyên bắt đầu khi mà Slimane được làm việc cùng Jean – Jacques Picart, một trong những nhà tư vấn có ảnh hưởng nhát trong lĩnh vực thời trang và thời trang cao cấp.
(Nếu bạn nào thắc mắc về một nhà tư vấn thời trang sẽ làm gì thì người này được xem như là cánh tay phải đắc lực của các các nhãn hàng thời trang, chức vị có thể cao hơn hoặc ngang hàng so với các fashion designer vì nhiệm vụ của họ là:
Hiểu được nhu cầu của thị trường, tập tính và tính cách cá nhân của khách hàng – bao gồm khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng.
Từ đó, các nhà tư vấn sẽ đưa ra các lời khuyên cho thương hiệu về các collection, về màu sắc, kiểu dáng, loại vải, kiểu thiết kế nên cần và tầm giá để các fashion designer dựa vào đó mà thiết kế cho đúng những gì mà thị trường mong muốn. Không ngoa khi nói rằng các nhà tư vấn sẽ quyết định trend sắp tới là như nào.
Bên cạnh đó, một nhà tư vấn chuyên nghiệp sẽ phải là một người luôn cập nhật tình hình và nguyên tắc thời trang hiện tại để phản ánh các thay đổi cần thiết, phát triển các trang phục và đề xuất mới cho thương hiệu thời trang.
Quan trọng nhất – đó là mở rộng thị trường, theo đuổi các khách hàng tiềm năng để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho các thương hiệu thời trang)
Slimane và Jean – Jacques Picart là 1 trong những tác nhân khiến Louis Vuitton từ một thương hiệu chuyên sản xuất đồ da cao cấp thành một ngôi nhà thời trang quyền lực (Đặc biệt là dưới thời của Marc Jacobs).
GẬP GHỀNH SỎI ĐÁ
Nếu bạn nào chưa biết thì Saint Laurent Paris không phải là lần đầu tiên mà Hedi Slimane nhúng tay vào nhà Yves Saint Laurent. Trước đó – khoảng thập niên 90s thì Hedi Slimane đã gia nhập vào YSL với tư cách là gì? Đố các bạn biết đấy? Fashion designer – Creative Director?. Nầu, Hedi Slimane lúc đó ở YSL là “Marketing Assistant” – Trợ lý Marketing. Ngạc nhiên chưa =)))
Với tư cách là trợ lý Marketing nhưng thừa hưởng quá trình làm việc và kinh nghiệm từ Jean-Jacques Piccart cộng thêm khả năng sáng tạo và tầm nhìn thời trang của mình, Hedi Slimane nhanh chóng có những quyết định quan trọng và thể hiện bản thân trong việc đưa sản phẩm của YSL tiếp cận với thị trường hơn. Và bởi tính cách đó mà Hedi đã lọt vào mắt xanh của Pierre Berge – nhà đồng sáng lập của YSL và cho tới năm 1996 – Hedi đã được bổ nhiệm là Director của nhánh Mens Ready-to-wear. Show diễn debut của Hedi Slimane với tư cách là giám đốc YSL’s Mens RTW có sự góp mặt của huyền thoại Yves Saint Laurent và quý ngài đây đã vô cùng hưởng ứng một Hedi Slimane trẻ trung, táo bạo. Chính thức bắt đầu kỉ nguyên và bộ mã di truyền mang tên Hedi Slimane.
Yves Saint Laurent Homme Fall Winter 2000/2001 được đánh giá là một trong những collection gây tiếng tăm và có ảnh hưởng nhất của Hedi Slimane tới thương hiệu này. Collection được đặt tên là “Black Tie/Cà vạt đen” đã cho cả thế giới thấy một trong những điểm đặc trưng nhất của Xì ke Chúa. Đó là những dáng hình siêu gầy, mảnh khảnh (Super-skinny silhouette) - tương phản với những trang phục có phần rộng, baggy với chất liệu tạo nhiều blank-space. Nên nhớ lúc đó tiêu chuẩn thời trang nam là “Đúng size – đúng kích thước – đo ni đóng vải”. Collection này đã đưa Hedi Slimane chính thức trở thành tâm điểm của giới thời trang và.. năm 2000, Hedi Slimane tiếp tục “gieo” DNA của mình tới Christian DIOR sau khi rời YSL.
Tại DIOR, Hedi Slimane ngày càng “điên cuồng” hơn với tư tưởng “Gầy đến bá đạo” của mình. 28/1/2001, Xì Ke chúa bắt đầu công cuộc cải tổ lại Dior khi giới thiệu lại với thế giới thời trang một Dior Homme như 1 nhánh mới và cho người mộ điệu một quy tắc mới cho cách ăn mặc của nam giới.
“Extremely Thin” – Siêu mỏng, siêu gầy
“Androgynous” – Lưỡng tính. ( Có thể cho là Unisex tại thời điểm hiện tại).
Được lấy cảm hứng từ những subcultures lân chuyển một cách đầy bí ẩn của Berlin và London’s underground. Những thứ âm nhạc chết người, những sự nổi loạn của hậu punk và không rào cản về giới tính được diễn ra ngay dưới mặt đất của những kinh đô thời trang và văn hóa – Hedi Slimane cho thế giới một khái niệm hoàn toàn khác về Menswear. Những bộ quần áo skin-tight, bó sát đến nghẹt thở, những đường cắt táo bạo đã gây shock cho rất nhiều người. Trong đó phải kể đến huyền thoại của Chanel nói riêng và thế giới nói chung, cụ Karl Lagerfeld.
Vì quá ám ảnh bởi cái sự điên của Hedi Slimane thời điểm đó, Karl Lagerfeld đã từng chia sẻ rằng cụ sẵn sàng giảm cân để làm gì – để có thể mặc được đồ do Hedi Slimane làm. Kinh chưa – không phải ai mà một người khó tính như Karl cũng có thể muốn mặc đồ đâu.
[ Nguyên văn là
“I had got along fine with my excess weight and I had no health problems. But I suddenly wanted to wear clothes designed by Hedi, which required me to lose at least six of my 16 stone (khoảng 100 pounds ~ 45kg)”.
“Tôi ổn với cái sự dư cân nặng của mình và tôi không có vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng tự dưng tôi muốn mặc những món đồ được thiết kế bởi Hedi, thứ sẽ yêu cầu tôi phải giảm ít nhất là 45kg”.
Quá ảnh hưởng, quá khủng khiếp. Hedi Slimane thừa thắng xông lên với nhà DIOR. Năm 2001, Slimane công bố chai nước hoa đầu tiên của DIOR Homme, “Higher” (Dịch ra là Bay cao hơn nữa đê, Thăng hoa nữa đê!). 2002, CFDA – Hiệp hội Thiết kế thời trang của Mỹ vinh danh Hedi Slimane là “Fashion Designer of the Year” – Nhà thiết kế của năm. Hàng loạt các ngôi sao lớn nhỏ đều mong muốn mình xuất hiện trước sân khấu dưới sự chắp tay trang phục của Hedi Slimane, đặc biệt là các huyền thoại nhạc Rock.
Nhưng cuộc tình với Dior tưởng sẽ tiếp tục bay xa thì 2006, Hedi quyết định rời DIOR vì không đàm phán được với các ông chủ về việc sẽ tung ra một nhãn hàng thời trang đồng tên của mình. Dior e sợ việc có thêm 1 “Hedi Slimane Brand” sẽ đe dọa tới sự phát triển của “Dior Homme” và dễ gì họ để chất xám và tiền bạc đầu tư của họ chảy máu như vậy. Giải pháp cuối cùng đó là sự ra đi của Hedi Slimane.
NGHỈ NGƠI
Sau khi rời DIOR, Hedi Slimane cảm thấy mệt mỏi với nền công nghiệp thời trang và lại quay về đam mê và cũng là nguồn gốc về sự sáng tạo của mình – “NHIẾP ẢNH”. Xì ke của chúng ta đi gom lại từng khoảnh khắc mà mình đã từng chụp trong thời gian làm việc cho YSL và Dior, Hedi ra Blog (wao) và xuất bản một cuốn photobooks.
QUAY TRỞ LẠI NGÔI NHÀ XƯA VÀ “HỦY DIÊT” NÓ
Như 1 đứa con lạc lối, ngôi nhà Yves Saint Laurent lại chào đón Hedi Slimane trở về. Với những gì mà Hedi đã chứng tỏ vào những năm 2000s, YSL tin tưởng về việc Xì Ke Chúa sẽ tiếp tục thể hiện mình và tăng sức cạnh tranh của 1 thương hiệu “Có tuổi nhưng dần mất tên” với thị trường ngày càng được trẻ hóa. Nhưng hỡi ôi, Hedi Slimane bây giờ đâu phải là cậu chàng thư sinh với nụ cười e thẹn của những ngày đầu nữa. Hedi Slimane giờ đã là 1 gã “Hít-le” của thế giới thời trang rồi.
Tháng 3 năm 2012, Hedi trở về căn nhà xưa với tư cách là Creative Director – tổng điều hành cả hai nhánh menswear/thời trang nam và womenswear/thời trang nữ. Đại tổng quản đã ra điều kiện “Muốn tôi trở về, các người phải theo luật chơi của tôi” và sắc lệnh đầu tiên được ban ra đó là gạch chữ “Yves” ra khỏi Yves Saint Laurent để thành Saint Laurent Paris. Sốc, báo chí làm ỏm tỏi lên – nào là Thiếu tôn trọng, nào là Hedi đang phá hủy 1 tượng đài. Điều này báo hiệu cho chu kì 4 năm đầy căng thẳng – liệu Saint Laurent Paris của Hedi Slimane có đáp ứng được sự kì vọng hay đây chỉ là cái ngông của 1 gã điên.
Và kết quả sao – thì hẳn các bạn đều biết rồi.
Slimane tiếp tục DNA của mình tại SLP. Những hình dáng “Skinny” lại rảo bước trên các sàn runway sau một thời gian vắng mặt, nhưng lần này thì thời trang đã khác – trẻ trung hơn, ứng dụng tốt hơn, “Mỹ” hơn. So với người tiền nhiệm Stefano Pitati trung thành với kiểu châu Âu cũ thì Hedi nhắm thẳng tới thị phần mới, khách hàng mới và châu lục mới – Mĩ. Tính thương mại được chứng minh khi màn debut của Saint Laurent vào mùa Xuân/Hè 2013 mặc dù không được giới chuyên môn đánh giá cao, người ta ngờ vực nhưng tổng kết – doanh thu của SLP tăng trưởng 20%, một con số vượt trội so với các nhãn hàng cao cấp khác mặc dù SLP rất hạn chế về kênh phân phối.
Với Saint Laurent Paris, Hedi Slimane “Tái sinh” lại những kiểu thiết kế xưa cũ và biến nó thành “DNA” của mình với những sự lắp ghép hoàn hảo quanh trục Thời trang – Hình ảnh – Sao – Mặc hàng ngày để tạo riêng hệ sinh thái SLP. Những nào áo Teddy Jacket (Varsity Jacket), những Hyatt boot.. đều không phải là original by Hedi Slimane nhưng cách Hedi sử dụng các bản mẫu truyền thống, áp dụng tính chất của mình và mang tới người trẻ là điều mà ai cũng có thể thấy. Hedi biến thứ “bình thường” thành thứ “sang trọng” với ngôn ngữ thời trang của mình, thuyết phục khách hàng sẵn sàng móc hầu bao để mua những thứ giá mấy ngàn đến chục ngàn $. Nên nhớ, xuất thân và công việc đầu tiên của Hedi Slimane đó là trong marketing. Am hiểu về thị trường, am hiểu về những gì mà khách hàng nghĩ – Giám đốc toàn năng của chúng ta đang đảm nhận rất nhiều vai trò “Fashion Designer” “Fashion Consultant” “Art Director” – một nhạc trưởng thực thụ.
Và khi SLP đang hưởng quả ngọt từ Hedi mang tới, Hedi Slimane lại muốn bành trướng và thể hiện tham vọng rõ rệt của mình từ việc tổ chức lại marketing, tổ chức lại visual concept store, phân phối và hệ thống lại dòng fragnance của YSL/SLP. Chơi với Hedi Slimane như chơi với hổ, không biết là con hổ này sẽ “quào” mình lại lúc nào nên Hedi lại rời khỏi ngôi nhà thân thương 1 lần nữa.
TÂN THẾ GIỚI CỦA CELINE.
Đích đến mới của Hedi Slimane lại là 1 thương hiệu khác của Pháp và có bề dày lịch sử nghiêng về phần nữ hơn. The Old Céline của quý bà Phoebe Philo đã bị “Gột rửa” hoàn toàn, không 1 chút gợi nhớ, không 1 chút hoài niệm hay hình ảnh của người phụ nữ này tại “CELINE tân thời”. Hedi Slimane với cái tôi của bản thân, với thành tích và kinh nghiệm rõ ràng được thể hiện bằng những con số doanh thu – những báo cáo ấn tượng đã đủ thuyết phục về việc biến Céline thành CELINE. Cái Mã di truyền đầy “khó chịu” của Hedi Slimane tiếp tục được ghép vào cùng một CELINE đầy sức sống mới. Bộ sưu tập đầu tiên “nặng DNA” đến mức người ta tưởng đó là Saint Laurent Paris chứ không phải là CELINE. Nhưng dần dần, dần dần – Hedi Slimane tiếp tục thể hiện 1 CELINE hoàn toàn tươi trẻ và nhắm thẳng tới lượng khách hàng dồi dào và sẵn sàng chi tiền nhất hiện nay – Gen Z.
Vì mình đã viết bài về sự so sánh của Céline – Phoebe Philo và CELINE – Hedi Slimane và công thức thành công của Xì ke Chúa nên mình không viết dài thêm nữa nhé.
Mong các bạn đọc hết.
Bài viết tham khảo nhiều nguồn.
Ủng Hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
unisex fashion brand 在 Facebook 的精選貼文
FERRARI MÙA XUÂN 2022 - AI CŨNG LÀM THỜI TRANG ĐƯỢC, MIỄN LÀ CÓ TIỀN.
Nhắc tới Ferrari, mọi người đều nhớ hãng xe đua nổi tiếng với chú ngựa tung vó, Màu đỏ - vàng quen thuộc, chú ngựa lồng lên với background là màu vàng - màu sắc đặc trưng của thành phố Modena, Italy, quê hương của Ferrari. Enzo Ferrari sáng lập năm 1929, chuyên tài trợ cho các tay đua và chế tạo các loại xe đua. Với bề dày thành tích trên đường đua Công Thức 1, Ferrari chứng minh mình là một tay có số có má trong làng xe đua. Nhưng - hôm nay Ferrari lại cho chúng ta một thứ khác nữa. Đó là thời trang.
Không phải là những bộ merchandise mang logo, thương hiệu con ngựa mà Ferrari thường sản xuất cho mục đích nội bộ, cho những tay đua của họ hay những khách hàng sang trọng sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để mua xe thì sẽ được tặng kèm (hoặc mua thêm). Vâng, đây là Thời trang. Ferrari ra một collection/bộ sưu tập thời trang các bạn ạ. Có nghĩa giờ Ferrari không chỉ là một thương hiệu về xe đua, về đội Formula 1/công thức 1 mà còn là 1 thương hiệu thời trang nữa.
Một minh chứng tiêu biểu - Ai cũng làm thời trang được, miễn là có tiền (Và có tiếng).
Rocco Iannone, một nhà thiết kế theo mình cho là trẻ. Tìm kiếm về nhà thiết kế dựa vào những collection trước rất khó vì có lẽ là ổng không nổi bật cho lắm. Chỉ biết là Rocco sinh năm 1984 ( tính ra bây giờ là khoảng 37 tuổi, quá trẻ). Tư duy "Bố già" của mấy ông trùm người Ý vẫn vậy -Tài sản của người Ý thì phải do người Ý làm ra và nắm giữ nên mình cũng nghĩ đó cũng là một lí do chính. Bởi vì...
Iannone sinh ra ở Catanzaro, Ý - tốt nghiệp trường Istituto Maragoni vào năm 2006. Sau thời gian làm viêc tại Dolce & Gabbana, Rocco gia nhập Giorgio Armani với vai trò là fashion designer cho nhánh quần áo nam/menswear. Sau đó Rocco cũng thành head của nhánh Emporio Armani Red trước khi rời để thành giám đốc sáng tạo của 1 thương hiệu Ý khác là Pal Zileri.
Vâng, một đứa con của Ý - đầu quân cho những thương hiệu cao cấp của Ý và đang lea thời trang của một brand cũng đến từ Ý và giờ được một thương hiệu xe khủng nhất hành tinh của Ý mời về làm nhà thiết kế cho fashion line đầu tiên của họ. Sặc mùi Mafia Ý luôn.
Với mong muốn một đứa con của Ý, được đào tạo thời trang và trẻ thì có lẽ Ferrari đang muốn tạo ra "Một hệ sinh thái" khép kín với những người sử dụng xe Ferrari siêu cấp sắp tới. Những người trẻ, những tay chơi sành điệu, những triệu phú - tỉ phú dollar trẻ tuổi nhờ khối tài sản kếch sù từ gia đình và tập đoàn. Do đó họ chọn Iannone, một thiết kế trẻ và "đến từ Ý' (Cho đẹp gia phả).
Collection đầu tiên bao gồm 52 mẫu, 80% trong đó là unisex - runway được tổ chức ngay tại nơi lắp ráp oto để đúng concept với cả "khè" thiên hạ về dây chuyền nổi tiếng của Ferrari.
Về tổng thể thì collection Ferrari vẫn có những thứ gắn liền với đời sống của một tay đua chuyên nghiệp. Những chiếc áo da thường thấy, những phụ kiện như mũ, vớ được in logo
của Ferrari hoặc con ngựa truyền thống. Nhưng nhìn kĩ thì ơ kìa - sao lại có nét hao hao giống Prada Sport, lại còn cả quả Industrial belt nhìn sơ qua là thấy giống Off-white, một chút Balmain, một chút Versace... một sự hòa trộn của nhiều thương hiệu đang được giới trẻ yêu thích tại thời điểm hiện tại (Big logo nè, Logomania nè) được thấy tại collection đầu tiên của Ferrari.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy các thương hiệu xe hơi xa xỉ xuất hiện trên thời trang. Nhưng không phải là do các vị ấy sản xuất mà là collaboration giữa một thương hiệu xa và một thương hiệu thời trang (BMW x KITH) hay là cảm hứng cho những tên tuổi khác như Vetements, Balenciaga, Supreme ở phần logo/graphic. Hay cũng chỉ là xuất hiện trong show diễn như Ralph Lauren mùa Thu/Đông 2017 thì các models bước giữa 1 dàn sport vintage care. Ferrari chơi bạo hơn bằng ra một collection đầu tiên, đánh dấu thương hiệu thời trang của riêng mình ở trên thế giới và đa dạng hóa nhánh kinh doanh của mình.
Người ta tranh cãi rằng, tại sao Ferrari đang yên ổn với mức doanh thu 3.5 tỷ Euro năm ngoái mặc dù đại dịch diễn ra lại nhảy qua làm thời trang? Tại sao collection ra mà với một thương hiệu xe lâu đời lại mời một nhà thiết kế người Ý không quá nổi bật? Tại sao những món đồ trông "Thời trang" đấy nhưng lại như 1 bản pha trộn những gì mà thế giới thời trang đang và đã - từng - làm.
"TIỀN" - "KHÁCH HÀNG"
Như mình đã đề cập ở phía trên, các bố già mafia kinh tế của Ý không bao giờ là cảm thấy đủ với khả năng của họ. Kiếm được 1 là họ sẽ muốn kiếm được 10, 20, 30 và 100. Khách hàng của những dòng xe sport kiểu Lamborghini, Ferrrari giờ toàn là những người trẻ (Các bạn coi Youtube thường là thấy) mà họ ăn mặc kiểu gì. Hypebeast, Mainstream (còn mấy người kiểu cổ điển hay mục đích khác thì họ sẽ chuyển qua mấy dòng như Aston Martin rồi). Riêng cái tên Sport là sự năng động, là tuổi trẻ rồi nè. Mà nhìn vào thì các thanh niên đó đang mặc cái gì nhỉ? Flexin như là Supreme, Off-white, Balenciaga etc.. Do đó, chẳng có gì khó hiểu khi mà Ferrari ra đồ kiểu vậy để hoàn thiện "hệ sinh thái" của mình. Cái áo khoác là một chuyện, nhưng có chữ Ferrari đồng nghĩa là "Thằng này chắc có 1 con ngựa đấy. Ghê nhò". Bingo! Hệ sinh thái được thành lập.
Vì thế cho nên, chẳng dại gì mà Ferrari lại mời về một fashion designer khét tiếng - quá nhiều ý tưởng - quá nhiều sáng tạo. Cái họ cần đó là người Ý, ngoan hiền, dễ bảo và am hiểu "thị trường trẻ đang mặc gì và làm sao để nó trở nên trông sang trọng, ít nhất là tương xứng với brand Ferrari đặt lên đó". Và cái tên Iannone được chọn. Vừa đủ kinh nghiệm trong các thương hiệu Ý trước đó, vừa đủ độ. Không quá sáng tạo, không quá bùng nổ - an toàn, trông sang.
"NHỮNG CÚ ĐI ĐÊM"
Thực ra việc này không phải bây giờ mới diễn ra. Cuối năm 2020, Ferrari đã có một cú gặp mặt với thương hiệu thời trang của Ý lâu đời là Giorgio Armani - nơi mà Rocco đã làm việc trước đó. Tham vọng của Ferrari là muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần - khiến thương hiệu mình được nhiều người biết hơn. Nhưng đặc biệt là phải sang trọng, phải "Lu - Xu - Ry" và độc quyền - được gắn mác "Made - in - Italy".
Giorgio Armani không phải là collab mà là đơn vị sản xuất cho những món đồ mang tên Ferrari. G.A sẽ sản xuất cho các quần áo và phụ kiện cho Ferrari được thiết kế bởi Iannone - designer của hãng. Ferrari không muốn dừng những sản phẩm merch của hãng trông đơn giản là chỉ có hình logo, những chiếc tee ngựa mà nó còn phải thời trang, phải sang - xịn - min và tăng "Giá trị thương hiệu Ferrari" vốn đang được định mức ở con số 800 triệu euro ở thời điểm hiện tại.
Ung ho cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
unisex fashion brand 在 KAWAII PATEEN Youtube 的最讚貼文
KAWAII♥PATEEN SKILL-UP #19
MALE LOLITA FASHION makeup TUTORIAL (Brolita)
by Japanese Guitarist&Model RYOHEI from MEGAMASSO
- メガマソのギター&ロリータファッションモデル涼平のカワイイメイク講座 -
Ryohei presents a lolita fashion makeup in coolaboration with the brand BABY, THE STARS SHINE BRIGHT, who provided their latest jumper skirt design!
—
Tokyo Street Fashion KAWAII♥PATEEN
_Have fun with Fashion!_
Everything kawaii, Street fashion snaps, makeup tutorials and reports on fashion events in TOKYO!!
On Facebook with tons of photos :
https://www.facebook.com/Tokyo.Street.Fashion.KAWAII.PATEEN
Official site : http://waoryu.jp/kawaii-pateen/
-------------
Hello everyone. I’m Ryohei, the guitar for Megamasso.
Today, I’ll show you a Lolita Makeup which makes even guys look cute.
Let’s start!
Today my favorite hair makeup artist, Furuhashi san will do the makeup.
Covering the dark circles under the eye.
Everybody has dark circles under their eyes, especial busy, people, so let’s cover it.
Apply some foundation.
For this foundation, do you use different ones when you do girls makeup and mine?
I don’t use different ones for girls or boys, but I change it depending on the skin.
For Ryohei, I mixed pink and ochre.
The highlighter.
Where you want to show it high, use lighter color than the foundation.
The powder.
I’m using a little mat color today, but if you want more lustrous color, use a different powder.
No difference in boys and girls.
No.
Type of skin or the direction?
Yes.
Powder highlighter.
And, the nose shadow.
In the band we get up on stage on live performances. Do you change the color when we get up on stage?
I do.
I’m putting on light makeup.
Natural makeup.
For lives, I used much heavier ones.
Drawing eyebrows.
Drawing between each eyebrows, one by one, makes it look natural.
Draw matching color with the wig.
Putting eyebrow mascara.
Match with your hair color,draw the eye shadow.
The dress is a little cute, so adding more glitter.
Putting eye shadow with heavy glitter.
I have her use especially heavy glitter when I go on live.
She always add many layers of color.
Do you change what and how you draw depending on which part?
For the sides, I’m using thicker colors.
I draw in a round shape, and add it softly so it won’t look too sharp.
in pink.
When you do my eye makeup, how many types of shadows do you use?
At least 5 types.
Drawing the eye line.
The thickness of the eyeliner for Lolita Makeup?
A little thicker than usual.
A little thicker..
Fill in between the eyelashes.
The bottom is thicker making it slightly drooping eyes.
Does it change how you apply it depending on the eyes?
Yes, along the eyes, use a soft concealer and it’ll stand out .
Mix some of these.
Using the eyelash curler.
Making the base for the mascara.
Starting from the root upwards will probably keep the eyelashes from pointing downward.
It is a kawaii type makeup so I’m putting a lot.
Second mascara.
It’s ok repeating with the same mascara, but I want more length, so I used this second mascara.
Hot eyelash curler.
Hot eyelash curler makes it look natural, so use this to balance.
End of the eye makeup.
Now the cheek.
Let’s make a little gradation here.
When mixing colors, use light colors in a round shape.
Round shape.
Softly around the cheek bone.
Not too much. Bring it around here.
Round, a little to the side.
Add some shade.
Basically you add it where you want the shade, so try to make the plump part more sharp.
Depending on the person, may be the forehead.
Adding.
Now the lip.
It’s quite pink, so apply it plenty, almost to the border of the lip.
Plenty.
Use the pink strongly.
Putting the wig on.
It’s a blond wig with a little ash color in it, but since the theme is Lolita, I’ve made it into pigtails.
For the final touch, putting on a beret.
The beret has a string which you can tie to the neck.
But I want to have it in an oblique angle, so wear it normally.
Leaning it a little to the back.
Here we have the Lolita makeup.
A kawaii Lolita makeup even for boys. Although the majority of people watching this may be girls.
If there is a boy who is interested in this, please try and enjoy Lolita fashion and makeup.
The coordination is with BABY’S original KUMA KUMA royal kingdom design jumper skirt.
Adding the beret to make it an autumn like coordination.
This was Ryohei of Megamasso. Bye bye.
I started out with this outfit when I began the band, and was suggested by the hair makeup artist that I had good face and it will look good on me.
My fans say I look cute in it, thankfully.
So my high school buddies who I did the Red Zeppelin copy band together, tells me they were surprised at my transformation.
The key is being able to try fashion which you wouldn’t wear in normal life, and being able to become kawaii.
But with BABY’s brand clothes, I use what I can, such as cardigans and unisex items.
unisex fashion brand 在 12 Gender Neutral Clothing Brands You Need to Know ... 的推薦與評價
Palomo Spain Spring 2019 #genderneutral #genderbender #unisex #fashion News Fashion, Queer. Gender Bender: Exploring the Cultural Shift Towards Gender ... ... <看更多>