Khi nào đánh thức kho báu dược liệu?
(Bài trên tập san kỷ niệm 11 năm VTC News)
Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.
Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.
Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.
Cỏ đắt như vàng
Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.
Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.
Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.
Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.
Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.
Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.
Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.
Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.
Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.
Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nhổ “khoai” đem bán
Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.
Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.
Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.
Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.
Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.
Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.
Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.
Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.
Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.
Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.
Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.
Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.
Viết đến đây, lại thêm đáng tiếc, là bởi, đây là loại dược liệu rất quý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi là “Quốc bảo Việt Nam”, nhưng chúng ta lại đang tự làm giảm giá trị của nó bởi gọi tên theo chỉ dẫn địa lý. Hồi dược sĩ Đào Kim Long tìm ra sâm trên núi Ngọc Linh, ông đã hét lên sung sướng, bởi đã tìm thấy loài sâm có ở Lào Cai. Tức là, ý ông, đã tìm thấy cây sâm Lào Cai ở núi Ngọc Linh. Thế hệ những người già ở Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc. Tên khoa học của nó là Sâm Việt Nam. Cái tên Sâm Việt Nam vừa rộng, vừa thể hiện được thương hiệu quốc gia, lẽ ra phải nên dùng rộng rãi. Giống như cùng là nhân sâm, nhưng nó có tên sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, mới thể hiện được giá trị. Việc gọi là sâm Ngọc Linh, là tự giới hạn thị trường cho loại sâm quý này.
Bản thân tôi, cũng có nhiều lần vào các vùng trồng sâm ở Trà My (Quảng Nam) khảo sát cùng các doanh nghiệp, để tìm đất trồng sâm. Tuy nhiên, việc trồng sâm rất khó khăn. Người dân trong đó khá khép kín, không thích người lạ xâm nhập. Họ sợ mất mát, lộ vị trí vườn sâm. Cây sâm có giá trị rất cao, nhưng kỹ thuật canh tác thủ công rất kém, nên sản lượng rất thấp. Ngoài ra, người trồng sâm chịu đủ các loại rủi ro. Thiệt hại nhiều nhất là do chuột. Có những gia đình bị chuột ăn sạch vườn sâm. Thiệt hại lớn thứ hai, là bị trộm cắp. Sâm trồng giữa rừng, thời gian thu hoạch quá lâu, không thể trông nom quanh năm suốt tháng được, nên sểnh ra là mất. Đồng bào phải cấm rừng, cắm chông, giăng bẫy để bảo vệ vườn sâm, nên khách lạ chẳng khác gì kẻ thù. Cũng vì những lý do đó, mà việc đầu tư phát triển trồng sâm là cực kỳ khó khăn và rủi ro.
Tỉnh Lai Châu vô cùng rộng lớn, rừng núi trùng điệp, dãy Hoàng Liên Sơn dài mấy trăm cây số ngất ngưởng trời xanh. Nơi đó, mọi điều kiện đều phù hợp với cây sâm tiết trúc, loại rẻ nhất có giá 5-10 triệu/kg, loại đắt nhất có giá tới cả tỷ đồng/kg, giống sâm bản địa vẫn có trong rừng, thậm chí giống cực nhiều đang được ươm bên Trung Quốc, tại sao lại không có doanh nghiệp nào đầu tư trồng loại dược liệu đầu bảng quý này? Mọi cơ hội đều nhường hết cho Trung Quốc? Nếu trồng khắp Lai Châu và Ngọc Linh, với thương hiệu sâm Việt Nam, chẳng phải sẽ tăng được sản lượng rất nhiều, phục vụ được rộng rãi người dân, và xuất khẩu được thì rất tốt?
Củ khoai tốt như sâm
Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng tuyệt chủng khỏi rừng già, thì chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu.
Thất diệp nhất chi hoa (đồng bào miền núi gọi là củ rắn cắn) cũng đã bị đào bới đến tuyệt chủng. Sâm Hoàng Liên Tiến Vua cũng bị người Trung Quốc thu mua cả rễ, cả dây. Người dân rải rác trồng trong rừng, thu hoạch lẻ tẻ, chứ cũng chẳng có doanh nghiệp lớn nào làm.
Tam thất bắc thì cũng nhen nhóm người dân trồng, mỗi hộ có khu vườn vài ngàn mét vuông, nhưng rồi cứ lụi dần, bởi kỹ thuật canh tác kém, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các chuyên gia (mà có lẽ, chẳng có chuyên gia nào của Việt Nam đủ tầm trồng được nó).
Còn hiện tại, dọc dải Yên Tử, người dân vẫn đang ồ ạt vào rừng đào bới loại chè hoang làm thuốc, nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán sang Trung Quốc, với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Những bông chè hoa vàng có giá vài triệu đồng/kg, người Trung Quốc rất thích. Họ mua cả hoa, cả gốc rễ về nấu cao, mà chúng ta vẫn chẳng biết họ dùng làm gì, chữa bệnh gì. Rừng mỗi ngày một cạn kiệt dược liệu quý.
Ngay cả, một loại củ, mà tôi gọi vui là “sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Thị trường cũng đang dần dành cho người Trung Quốc mất rồi.
Loại củ này, chính bản thân tôi là người “khai quật” nó khỏi rừng già, đưa lên mặt báo Điện tử VTC News, từ cái tên Địa tàng thiên.
Hồi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, cứ mệt, lại đào củ này ăn. Ngọt mát cuống họng, hồi phục sức khỏe rất nhanh. Sau, lên xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thấy đồng bào Hà Nhì trồng lác đác trong vườn, trên nương, rừng. Họ gọi là Hoàng sìn cô (hoặc Hoàng Shin cô). Nhìn nó như củ khoai, nên có lúc gọi là “sâm khoai”, vì nó rẻ như khoai, bổ như sâm.
Ông Trần Ngọc Lâm mang ý tưởng sản xuất loại trà giải độc, ngừa nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư, nên ông quan tâm đến loại củ này. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng loại trà này hàng ngày giải độc hiệu quả. Người Tây tạng gọi nó là trà Trường Sinh Thang khi dịch sang tiếng Việt. Củ Hoàng sìn cô này được sấy khô đến mức cứng queo, rồi nghiền thành bột. Nó mang lại vị ngọt hậu, thanh nhẹ cho trà.
Vì thấy loại củ này rất thú vị, ăn rất ngon, bổ dưỡng, vị ngọt nhưng đặc biệt tốt cho người tiểu đường, nên ông Trần Ngọc Lâm đã động viên bà con ở Y Tý di thực từ rừng già về trồng rất nhiều ở nương rẫy. Bản thân tôi cũng viết một số bài báo nói về loại củ này và sức lan tỏa rất nhanh.
Trong một lần sang Trung Quốc cùng tiến sĩ Nguyễn Thế Lương, Giảng viên Đại học Nam Kinh, tôi đã mang củ Hoàng sìn cô này theo để tìm hiểu về nó. Hóa ra, Hoàng sìn cô vốn có trong tự nhiên, kéo dài từ Tây Tạng, xuống Vân Nam, và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong siêu thị hoa quả của Trung Quốc bày bán loại củ này với giá trên dưới 10 tệ/kg tươi. Trong các cửa hàng dược liệu cũng bán khô để làm thuốc.
Người Trung Quốc gọi nó là Tuyết liên quả (tên khá giống Hoa sơn tuyết liên), với ý nghĩa là “quả sen trên tuyết”. Vùng Vân Nam núi cao, tuyết rơi rất lạnh, thích hợp với loại củ này. Sen có nghĩa là quý, thanh khiết, và lại mọc trên tuyết thì còn gì đẹp bằng.
Người Trung Quốc dùng nó làm thực phẩm nấu ăn, hầm với gia cầm, nấu xương, ăn rất bổ dưỡng. Họ đóng gói tươi bán trong siêu thị để ăn luôn, có mùi vị thanh mát, giòn ngọt. Các nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định nó giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Điều đặc biệt Tuyết liên quả có hàm lượng đường Fructooligosaccharide cao nhất nhưng lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người béo phì.
Ngoài ra, Tuyết liên quả còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh tiểu đường.
Tác dụng của nó quý vậy, nhưng giá của nó lại rẻ như khoai. Tôi tham quan một số trang trại trồng loại củ này và được biết, một héc-ta cho thu hoạch tới vài chục tấn củ, năng suất cực kỳ cao.
Mặc dù loại củ này rất tốt, bổ dưỡng, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc, trồng cực dễ, thu hoạch sản lượng cao, nhưng gần như chẳng có cơ quan nào quan tâm, chẳng có nhà khoa học nào nghiên cứu. Từ việc di thực của ông Trần Ngọc Lâm, nhân dân trồng tự phát, những người bán lẻ đưa ra thị trường lặt vặt, một vài bài báo giới thiệu, thì người dân bước đầu biết đến loại củ này. Thế nhưng, vì trồng tự phát, không có quy hoạch, nên chỉ thu tươi ồ ạt vào đợt cuối năm, rồi lại biến mất khỏi thị trường.
Bản thân tôi và ông Trần Ngọc Lâm, vẫn nỗ lực giới thiệu, để các doanh nghiệp tiếp cận, lập được vùng trồng, chế biến được thứ củ này thành đồ ăn, nước uống, phục vụ nhân dân. Nhưng, hầu như, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó hầu hết là Trung Quốc về đóng gói rồi bán cho nhanh, đỡ chịu rủi ro.
Mới đây, trên đường từ Lai Châu về Hà Nội, qua Sapa, thấy những sạp hàng bày bán ven đường, đầy rẫy củ Hoàng sìn cô. Khách thấy lạ hỏi han, thì được giới thiệu là “củ sâm Hoàng Liên Sơn đấy”. Tôi nhìn là biết, đó là những củ Tuyết liên từ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thứ củ bổ dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, dễ làm giàu này, rồi cũng sẽ dành hết lợi nhuận cho người Trung Quốc mà thôi.
(tác giả với sâm tiết trúc Lai Châu ở độ cao 2.000m dãy Hoàng Liên Sơn. Đây chính là loài cùng dòng vớ sâm Ngọc Linh, và hình ảnh một ngày chế biến sâm Lai Châu, ngâm mật ong và rượu)
同時也有14部Youtube影片,追蹤數超過91萬的網紅Phạm Thành Long Official,也在其Youtube影片中提到,Nghĩ lớn - Donald Trump, nhân dịp bầu cử tổng thống Mỹ: tôi muốn chia sẻ với bạn một trong những cuốn sách mà tôi rất ưa thích này. Nếu bạn là một n...
vtc news 在 Địa điểm ăn uống Facebook 的精選貼文
LÀM BÁNH BÈO TỪ BÁNH PHỒNG TÔM, NHANH GỌN LẸ 20P ‼️‼️
🌸 Nguyên liệu
• Bánh phồng tôm
• Đậu phộng
• Bánh mì
• Hành lá, hành phi
• Gia vị: ớt, đường, dầu ăn, nước mắm
🌸 Cách làm
• Bước 1: Ngâm phồng tôm vào nước khoảng 1 - 2 tiếng
• Bước 2: Dùng nồi chiên không dầu để rang đậu phộng, đặt nhiệt độ theo công thức: lần 1 để 200 độ trong 5 phút, lần 2 để 180 độ trong 2 phút. Nhớ đảo đều để không bị khét một mặt nhé.
• Bước 3: Thái nhỏ hành lá và để vào bát. Đun sôi dầu ăn, sau đó rưới trực tiếp lên phần hành đã thái.
• Bước 4: Cắt bánh mì thành hạt lựu rồi cho vào nồi chiên không dầu nướng, đặt nhiệt nhỏ rồi canh dần cho tới khi bánh giòn rụm.
• Bước 5: Luộc bánh phồng tôm đã ngâm. Khi nước sôi cho thêm 1 ít dầu rồi để lửa nhỏ khoảng 5 phút, sau đó vớt ra cho, để ráo nước.
• Bước 6: Làm nước mắm pha theo công thức: 2:4:2 lần lượt là đường, nước lọc, nước mắm. Băm thêm tỏi ớt tùy theo khẩu vị ăn cay của bạn.
• Bước 7: Xếp bánh lên đĩa, thoa dầu hành đều trên mặt bánh. Sau đó rưới đậu phộng đã rang và topping bánh mì chiên giòn là có ngay một đĩa bánh bèo chất lượng.
Cre: VTC News
vtc news 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
Khi nào đánh thức kho báu dược liệu?
(Bài trên tập san kỷ niệm 11 năm VTC News)
Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.
Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.
Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.
Cỏ đắt như vàng
Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.
Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.
Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.
Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.
Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.
Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.
Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.
Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.
Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.
Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nhổ “khoai” đem bán
Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.
Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.
Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.
Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.
Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.
Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.
Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.
Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.
Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.
Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.
Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.
Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.
Viết đến đây, lại thêm đáng tiếc, là bởi, đây là loại dược liệu rất quý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi là “Quốc bảo Việt Nam”, nhưng chúng ta lại đang tự làm giảm giá trị của nó bởi gọi tên theo chỉ dẫn địa lý. Hồi dược sĩ Đào Kim Long tìm ra sâm trên núi Ngọc Linh, ông đã hét lên sung sướng, bởi đã tìm thấy loài sâm có ở Lào Cai. Tức là, ý ông, đã tìm thấy cây sâm Lào Cai ở núi Ngọc Linh. Thế hệ những người già ở Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc. Tên khoa học của nó là Sâm Việt Nam. Cái tên Sâm Việt Nam vừa rộng, vừa thể hiện được thương hiệu quốc gia, lẽ ra phải nên dùng rộng rãi. Giống như cùng là nhân sâm, nhưng nó có tên sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, mới thể hiện được giá trị. Việc gọi là sâm Ngọc Linh, là tự giới hạn thị trường cho loại sâm quý này.
Bản thân tôi, cũng có nhiều lần vào các vùng trồng sâm ở Trà My (Quảng Nam) khảo sát cùng các doanh nghiệp, để tìm đất trồng sâm. Tuy nhiên, việc trồng sâm rất khó khăn. Người dân trong đó khá khép kín, không thích người lạ xâm nhập. Họ sợ mất mát, lộ vị trí vườn sâm. Cây sâm có giá trị rất cao, nhưng kỹ thuật canh tác thủ công rất kém, nên sản lượng rất thấp. Ngoài ra, người trồng sâm chịu đủ các loại rủi ro. Thiệt hại nhiều nhất là do chuột. Có những gia đình bị chuột ăn sạch vườn sâm. Thiệt hại lớn thứ hai, là bị trộm cắp. Sâm trồng giữa rừng, thời gian thu hoạch quá lâu, không thể trông nom quanh năm suốt tháng được, nên sểnh ra là mất. Đồng bào phải cấm rừng, cắm chông, giăng bẫy để bảo vệ vườn sâm, nên khách lạ chẳng khác gì kẻ thù. Cũng vì những lý do đó, mà việc đầu tư phát triển trồng sâm là cực kỳ khó khăn và rủi ro.
Tỉnh Lai Châu vô cùng rộng lớn, rừng núi trùng điệp, dãy Hoàng Liên Sơn dài mấy trăm cây số ngất ngưởng trời xanh. Nơi đó, mọi điều kiện đều phù hợp với cây sâm tiết trúc, loại rẻ nhất có giá 5-10 triệu/kg, loại đắt nhất có giá tới cả tỷ đồng/kg, giống sâm bản địa vẫn có trong rừng, thậm chí giống cực nhiều đang được ươm bên Trung Quốc, tại sao lại không có doanh nghiệp nào đầu tư trồng loại dược liệu đầu bảng quý này? Mọi cơ hội đều nhường hết cho Trung Quốc? Nếu trồng khắp Lai Châu và Ngọc Linh, với thương hiệu sâm Việt Nam, chẳng phải sẽ tăng được sản lượng rất nhiều, phục vụ được rộng rãi người dân, và xuất khẩu được thì rất tốt?
Củ khoai tốt như sâm
Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng tuyệt chủng khỏi rừng già, thì chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu.
Thất diệp nhất chi hoa (đồng bào miền núi gọi là củ rắn cắn) cũng đã bị đào bới đến tuyệt chủng. Sâm Hoàng Liên Tiến Vua cũng bị người Trung Quốc thu mua cả rễ, cả dây. Người dân rải rác trồng trong rừng, thu hoạch lẻ tẻ, chứ cũng chẳng có doanh nghiệp lớn nào làm.
Tam thất bắc thì cũng nhen nhóm người dân trồng, mỗi hộ có khu vườn vài ngàn mét vuông, nhưng rồi cứ lụi dần, bởi kỹ thuật canh tác kém, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các chuyên gia (mà có lẽ, chẳng có chuyên gia nào của Việt Nam đủ tầm trồng được nó).
Còn hiện tại, dọc dải Yên Tử, người dân vẫn đang ồ ạt vào rừng đào bới loại chè hoang làm thuốc, nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán sang Trung Quốc, với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Những bông chè hoa vàng có giá vài triệu đồng/kg, người Trung Quốc rất thích. Họ mua cả hoa, cả gốc rễ về nấu cao, mà chúng ta vẫn chẳng biết họ dùng làm gì, chữa bệnh gì. Rừng mỗi ngày một cạn kiệt dược liệu quý.
Ngay cả, một loại củ, mà tôi gọi vui là “sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Thị trường cũng đang dần dành cho người Trung Quốc mất rồi.
Loại củ này, chính bản thân tôi là người “khai quật” nó khỏi rừng già, đưa lên mặt báo Điện tử VTC News, từ cái tên Địa tàng thiên.
Hồi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, cứ mệt, lại đào củ này ăn. Ngọt mát cuống họng, hồi phục sức khỏe rất nhanh. Sau, lên xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thấy đồng bào Hà Nhì trồng lác đác trong vườn, trên nương, rừng. Họ gọi là Hoàng sìn cô (hoặc Hoàng Shin cô). Nhìn nó như củ khoai, nên có lúc gọi là “sâm khoai”, vì nó rẻ như khoai, bổ như sâm.
Ông Trần Ngọc Lâm mang ý tưởng sản xuất loại trà giải độc, ngừa nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư, nên ông quan tâm đến loại củ này. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng loại trà này hàng ngày giải độc hiệu quả. Người Tây tạng gọi nó là trà Trường Sinh Thang khi dịch sang tiếng Việt. Củ Hoàng sìn cô này được sấy khô đến mức cứng queo, rồi nghiền thành bột. Nó mang lại vị ngọt hậu, thanh nhẹ cho trà.
Vì thấy loại củ này rất thú vị, ăn rất ngon, bổ dưỡng, vị ngọt nhưng đặc biệt tốt cho người tiểu đường, nên ông Trần Ngọc Lâm đã động viên bà con ở Y Tý di thực từ rừng già về trồng rất nhiều ở nương rẫy. Bản thân tôi cũng viết một số bài báo nói về loại củ này và sức lan tỏa rất nhanh.
Trong một lần sang Trung Quốc cùng tiến sĩ Nguyễn Thế Lương, Giảng viên Đại học Nam Kinh, tôi đã mang củ Hoàng sìn cô này theo để tìm hiểu về nó. Hóa ra, Hoàng sìn cô vốn có trong tự nhiên, kéo dài từ Tây Tạng, xuống Vân Nam, và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong siêu thị hoa quả của Trung Quốc bày bán loại củ này với giá trên dưới 10 tệ/kg tươi. Trong các cửa hàng dược liệu cũng bán khô để làm thuốc.
Người Trung Quốc gọi nó là Tuyết liên quả (tên khá giống Hoa sơn tuyết liên), với ý nghĩa là “quả sen trên tuyết”. Vùng Vân Nam núi cao, tuyết rơi rất lạnh, thích hợp với loại củ này. Sen có nghĩa là quý, thanh khiết, và lại mọc trên tuyết thì còn gì đẹp bằng.
Người Trung Quốc dùng nó làm thực phẩm nấu ăn, hầm với gia cầm, nấu xương, ăn rất bổ dưỡng. Họ đóng gói tươi bán trong siêu thị để ăn luôn, có mùi vị thanh mát, giòn ngọt. Các nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định nó giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Điều đặc biệt Tuyết liên quả có hàm lượng đường Fructooligosaccharide cao nhất nhưng lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người béo phì.
Ngoài ra, Tuyết liên quả còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh tiểu đường.
Tác dụng của nó quý vậy, nhưng giá của nó lại rẻ như khoai. Tôi tham quan một số trang trại trồng loại củ này và được biết, một héc-ta cho thu hoạch tới vài chục tấn củ, năng suất cực kỳ cao.
Mặc dù loại củ này rất tốt, bổ dưỡng, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc, trồng cực dễ, thu hoạch sản lượng cao, nhưng gần như chẳng có cơ quan nào quan tâm, chẳng có nhà khoa học nào nghiên cứu. Từ việc di thực của ông Trần Ngọc Lâm, nhân dân trồng tự phát, những người bán lẻ đưa ra thị trường lặt vặt, một vài bài báo giới thiệu, thì người dân bước đầu biết đến loại củ này. Thế nhưng, vì trồng tự phát, không có quy hoạch, nên chỉ thu tươi ồ ạt vào đợt cuối năm, rồi lại biến mất khỏi thị trường.
Bản thân tôi và ông Trần Ngọc Lâm, vẫn nỗ lực giới thiệu, để các doanh nghiệp tiếp cận, lập được vùng trồng, chế biến được thứ củ này thành đồ ăn, nước uống, phục vụ nhân dân. Nhưng, hầu như, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó hầu hết là Trung Quốc về đóng gói rồi bán cho nhanh, đỡ chịu rủi ro.
Mới đây, trên đường từ Lai Châu về Hà Nội, qua Sapa, thấy những sạp hàng bày bán ven đường, đầy rẫy củ Hoàng sìn cô. Khách thấy lạ hỏi han, thì được giới thiệu là “củ sâm Hoàng Liên Sơn đấy”. Tôi nhìn là biết, đó là những củ Tuyết liên từ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thứ củ bổ dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, dễ làm giàu này, rồi cũng sẽ dành hết lợi nhuận cho người Trung Quốc mà thôi.
(tác giả với sâm tiết trúc Lai Châu ở độ cao 2.000m dãy Hoàng Liên Sơn và vườn Hoàng sìn cô ở Y Tý)
vtc news 在 Phạm Thành Long Official Youtube 的精選貼文
Nghĩ lớn - Donald Trump, nhân dịp bầu cử tổng thống Mỹ: tôi muốn chia sẻ với bạn một trong những cuốn sách mà tôi rất ưa thích này.
Nếu bạn là một người khao khát thành công, hãy chắc chắn rằng tủ sách của bạn không thể thiếu cuốn sách này. Nghĩ lớn, hãy nghĩ lớn để thành công, như Donald Trump.
Một vài điều mà tôi có cùng điểm chung với ngài tổng thống Donald Trump thú vị này:
Tôi thích màu đỏ, ông ấy cũng thích màu đỏ
Tôi mệnh Thổ, ông ấy cũng thổ
Tôi có 5 con, ông ấy cũng 5 con
Tôi đang học trở thành diễn giả, ông ấy đã từng là diễn giả.
Tôi học chửi bậy, ông ấy là thầy tôi
Tôi lên sân khấu thường không chuẩn bị bài, ông ấy tranh luận vào phủ Tổng thống cũng theo phương pháp vô chiêu, đối phương nói gì thì ông đáp nấy.
Tóm lại, ông ấy tuyệt vời!
Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn khi xem hết video và cảm nhận của bạn về ngài tổng thống Donald Trump nhé và bạn sẽ chọn ai thắng trong cuộc bầu cử này!
---------------------------
Kết nối với Phạm Thành Long:
Hotline: 0947428338
Website: http://long.vn
Radio: http://radio.long.vn/
Fanpage facebook: http://long.vn/facebook
Twitter: https://twitter.com/longpt
Instagram: https://www.instagram.com/pham.thanh.long
Youtube: http://long.vn/youtube
Đăng ký kênh Phạm Thành Long Official: http://long.vn/youtube để cập nhật video mới nhất.
Xem video TOP 5 những video nhiều lượt xem nhất trên kênh Phạm Thành Long năm 2020: https://youtu.be/cZuW8X_PkoU
vtc news 在 Nhật Anh Trắng Youtube 的精選貼文
Hãy cùng nhìn lại những ngày đằng đẵng của nghỉ tết dài nhất trong lịch sử loài người... =))))))
Cuối cùng thì lệnh giãn cách xã hội cũng đã được nới lỏng, không bõ công hóng thời sự, vtv 24 hàng ngày... Covid 19 dã man thật....
✪ Nhấn Đăng kí tại: https://goo.gl/X5kb9M
» Facebook: http://goo.gl/fubSAH
» Email: nhatanhtrangchannel@gmail.com
» Instagram: https://www.instagram.com/Nhat.Anh.Trang/
----------------------------------------------/-------------
© Bản quyền thuộc về Nhật Anh Trắng
© Copyright by Nhật Anh Trắng ☞ Do not Reup
vtc news 在 Raymond Regulus Youtube 的最讚貼文
軒轅光正 Facebook: https://facebook.com/raymond.regulus.80
Real News Source: https://raymondregulus.wordpress.com
Telegram pics: https://t.me/s/Dadfindboy
#反送中 #林鄭 #五大訴求 #六大訴求 #特朗普 #習近平 #連登 #香港人權與民主法案 #香港關係法 #緊急法 #反蒙面 #吳傲雪 #陳彥霖 #HKDI #香港知專設計學院 #VTC #職業訓練局 #塘福懲教所