自らの命を警察によって絶たれることを願う「警察による自殺」とは?(2018)
https://gigazine.net/news/20180929-suicide-by-cop/
同時也有46部Youtube影片,追蹤數超過1,750的網紅Layton Wu 雷頓狗,也在其Youtube影片中提到,Layton Wu 雷頓狗 - Expiry Dates Vol.1 " Somehow everything comes with an expiry date. Swordfish expires. Meat sauce expires. Even cling-film expires. ...
cop 15 在 葛望平 Facebook 的精選貼文
聯合國COP全球生物多樣性峰會 演講者
葛望平Steven Ko 實現零碳可持續性的先驅。 作為 O'right 的創始人,Steven 積極連接綠色供應鏈,成為世界上第一家完全實現“碳中和”理想的美容公司。最近獲得巴黎可持續美容領導獎的世界冠軍和日本 革命性牙膏榮獲Good Design Gold Award 2020年,雖然是中小企業,但O'right被RE100評選為15強,Green Steven Ko還受邀在APEC可持續發展峰會和COP25上擔任主講人。 COP25,他積極呼籲每一個產品都要進行碳足跡驗證,制定碳減排戰略,每一個公司和產品都應該實現零碳目標,以防止氣候變化。
Steven Ko is a pioneer in achieving zero-carbon sustainability. As the founder of O'right, Steven actively connects the green supply chain and became the world's first beauty company to fully realize the ideal of "carbon neutrality". The world champion who recently won the Paris Sustainable Beauty Leadership Award and Japan’s revolutionary toothpaste won the Good Design Gold Award in 2020. Although it is a small and medium-sized enterprise, O'right was selected as one of the top 15 by RE100. Green Steven Ko was also invited to participate in APEC Sustainable Served as a keynote speaker at the Development Summit and COP25. COP25, he actively called for carbon footprint verification for every product, formulating a carbon emission reduction strategy, and every company and product should achieve a zero-carbon goal to prevent climate change.
cop 15 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳貼文
HÀNH TRÌNH SĂN TÌM RẮN HỔ MÂY KHỔNG LỒ, NẶNG HÀNG TẤN Ở MIỀN TÂy - phần 1
(Fb nhắc lại bài viết từ 8 năm trước, liền cop lại... Kính mời các cụ chu du vào miền Tây sông nước, với câu chuyện về loài rắn hổ mây khổng lồ nửa thực nửa hư, cứ như huyền thoại...)
Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng
Nhắc đến loài rắn hổ mây khổng lồ, có khả năng nuốt chửng cả bò, trâu, người, thậm chí cả voi, bất kỳ ai ở vùng sông nước Cửu Long cũng biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng được diện kiến loài rắn có cơ thể to như khạp da bò (chum vại cỡ lớn, đường kính 0,6-0,7m), hay to bằng cây thốt nốt già, dài vài chục mét, đầu ngẩng cao đến ngọn cây cổ thụ. Điều đáng tiếc là vẫn chưa có tấm hình, đoạn video hay tiêu bản xác rắn khổng lồ nào để chứng minh sự hiện diện của chúng là có thật 100%, không cần phải tranh cãi nữa. Câu chuyện về rắn hổ mây khổng lồ, cứ ba thực bảy hư, chẳng biết đường nào mà lần. Tuy nhiên, không thể không khẳng định rằng, rắn hổ mây là loài vật hấp dẫn nhất trong những câu chuyện đường rừng miệt thứ. Trong loạt phóng sự này, PV GĐ&CS đã bỏ một tháng trời, di chuyển tổng cộng 5.000km, chỉ với một mục đích là đi tìm câu trả lời về loài rắn khổng lồ, tưởng như chỉ có trong những bộ phim viễn tưởng của Mỹ. Đã có rất nhiều câu chuyện thú vị, bất ngờ về loài rắn khổng lồ có tên hổ mây. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Bộ đội xả súng giết rắn khổng lồ
Những ngày tháng lang bạt miền Tây, tới đâu tôi cũng được nghe chuyện về rắn hổ mây khổng lồ. Tuy nhiên, loài rắn khổng lồ này thường gắn với 3 địa danh là vùng Bảy Núi (Thất Sơn), thuộc tỉnh An Giang, rừng U Minh Hạ (Cà Mau) và rừng Phú Quốc (Kiên Giang). Những vùng đất rộng lớn này vẫn còn rừng rậm, hang hốc, và theo khẳng định của những người sống quanh đó, thì nó vẫn là địa bàn cư ngụ, ẩn nấp của rắn khổng lồ.
Những quả núi vùng Thất Sơn luôn huyền bí. Đỉnh núi Cấm đột khởi từ vùng đất phẳng lỳ miền Tây luôn ẩn chứa những câu chuyện kỳ bí, lạ lùng nhất. Rắn hổ mây cũng là loài bí ẩn từ nhiều trăm năm nay. Anh xe ôm Đoàn Hoàng Quân (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) một hai khẳng định rằng, rắn hổ mây là thứ có thực, chứ không phải huyền thoại. Đỉnh núi Cấm này con gì cũng to, cũng lớn, chứ chẳng riêng gì rắn hổ mây. Trăn, nưa (một loài giống trăn, nhưng có 5 lỗ mũi, gồm 2 mũi thật, 5 giả) khổng lồ, nặng 200-300kg thì có nhiều, người dân trong vùng bắt được suốt. Ngay mới đây, người ta cũng bắt được con trăn nặng hơn 100kg, bị kiểm lâm thu giữ, đem thả lại núi Cấm. Bản thân anh Quân từng tận mắt chứng kiến bộ đội đóng quân ở núi Cấm đã bắn chết một con hổ mây khổng lồ, nặng khoảng 300kg. Hồi đó là năm 1985, khi anh 15 tuổi. Nghe tiếng súng xả liên thanh, người dân cả xã An Hảo chạy ra xem. Lát sau, anh thấy một tiểu đội lính hò dô kéo xác một con hổ mây khổng lồ từ rừng ra, để vắt ngang lộ. Cái lộ rộng tới 15m, căng con rắn ra, mà đầu và đuôi nó vẫn nằm dưới rãnh. Anh chàng Quân khi đó bạo dạn, liều lĩnh xông đến ôm con hổ mây, một vòng tay mà không hết thân của nó. Thân của nó phải bằng cây thốt nốt già. Mấy anh bộ đội dùng dao lột da, xả thịt, chia cho cả làng. Lúc mổ bụng nó, mọi người đếm được 5 con lợn rừng trong bao tử. Đấy là chưa kể vô số lông lợn, xương lợn vẫn nằm trong dạ dày của nó, chưa tiêu hóa hết. Theo một số cụ già, từng hiểu biết rất rõ về rắn hổ mây, thì với trọng lượng này, nó đủ sức nuốt chửng 5 người trưởng thành. Đúng là một con quái vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết. Sau vụ tận mắt chứng kiến đó, bản thân anh Quân cũng được nghe kể nhiều về rắn hổ mây, nhưng chưa có duyên được gặp lại lần nữa. Anh Quân lấy danh dự của một nhà giáo để khẳng định rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải huyền thoại.
Anh Đoàn Hoàng Quân vốn là cán bộ xã An Hảo (Tịnh Biên). Làm công việc ở xã nản quá, chơi nhiều hơn làm, nên anh đi học ngành sư phạm, rồi làm thầy giáo gõ đầu trẻ. Anh xung phong nhận dạy những lớp 135, ở những vùng xa xôi, khó khăn. 38 tuổi mới lấy vợ. Nhưng vợ khó đẻ, con lại nhỏ, hiếm hoi một đứa, nên anh bỏ nghề giáo, ở nhà giúp vợ kinh doanh. Vợ chồng anh dựng nhà ngay chân núi Cấm, mặt con đường hành hương của du khách lên đỉnh núi. Từ hôm núi Cấm lở đá, đè chết mấy người, nên con đường ô tô đi bị chặn. Khách hành hương muốn lên đỉnh núi Cấm chỉ có 2 cách là cuốc bộ, hoặc ngồi xe ôm 16 km đường rừng. Những ngày này, ông cựu nhà giáo tranh thủ kiếm sống thêm bằng công việc xe ôm. Trong suốt quá trình đi tìm vị đạo sĩ Ba Lưới, đạo sĩ cuối cùng của vùng Bảy Núi, tôi được anh Quân vòng ngang rẽ dọc dẫn đi gặp nhiều nhân chứng, được nghe kể nhiều chuyện ly kỳ, huyễn hoặc về loài rắn khổng lồ hổ mây.
Hồn bay phách lạc vì gặp rắn khổng lồ
Chị Mai Thị Nguyệt nổi tiếng cả vùng núi Cấm không phải vì tài sắc hơn người, hay làm được chuyện kinh thiên động địa gì, mà chỉ bởi vì chị từng chạm mặt rắn hổ mây khổng lồ. Chị Nguyệt là cán bộ phụ nữ ấp Vồ Dầu, nằm lưng chừng núi Cấm, thuộc xã An Hảo. Chị Nguyệt vốn ở xứ khác, nhưng lấy chồng rồi theo chồng về định cư ở vùng rừng rú này. Chị vốn chỉ biết làm nông, nhưng nhà chồng có nghề thuốc, nên ngoài lúc lên rẫy, chị vào rừng hái thuốc cho chồng. Cha chồng chị Nguyệt thường dặn con cháu rằng, khi vào rừng, thì phải quan sát rắn rết, vì rắn ở Thất Sơn toàn loại khổng lồ, cực độc. Họ vào rừng cũng luôn phải giắt theo thuốc trị độc rắn gia truyền. Tuy nhiên, nếu gặp rắn hổ mây, hoặc con nưa khổng lồ, nặng vài trăm ký, thì thuốc trị độc trở nên vô dụng, vì chúng chỉ táp một cái, thì cơ thể 50-70kg của con người sẽ chui tọt vào dạ dày. Theo kinh nghiệm của những người đi rừng, hái thuốc, thì khi vào rừng, tuyệt đối không được nhắc đến hai từ “con rắn” và “con nưa”. Bởi theo họ, nếu nhắc đến tên, lại gọi loài linh vật khổng lồ này là “con” thì ngay lập tức nó sẽ xuất hiện và vô cùng giận dữ, sẽ nuốt chửng con người. Không chỉ chị Nguyệt, mà bất kỳ ai ở vùng Bảy Núi, khi vào rừng sâu, đều không bao giờ hé răng giễu cợt gọi rắn hổ mây và nưa là “con”. Nếu cần thiết lắm, thì phải kính cẩn xưng lạ “ông rắn, ông nưa”. Mỗi khi gặp rắn khổng lồ, thậm chí là rắn nhỏ, người đi rừng nơi đây cũng tin rằng, cứ kính cẩn xưng “ông”, rằng: “Ông rắn cho con đi nhờ với ạ”, là lập tức rắn độc bò đi, nhường con đường bé xíu, dốc dác cho người đi rừng. Chuyện người dân kính cẩn gọi là “ông rắn, ông nưa” là hoàn toàn có thật. Trong các cuộc trò chuyện với người dân vùng này, mỗi khi tôi nhắc đến chữ “con”, họ đều nhắc nhở. Chuyện này cũng tương đồng với mô-tip ngư dân vùng biển, thì gọi cá voi là cá ông.
Theo chị Nguyệt, xưa kia, vùng Thất Sơn này có lắm đạo sĩ ẩn tu. Họ trồng những phương thuốc quý trong rừng, trên núi cao. Họ luyện cặp hổ mây khổng lồ, để chúng canh chừng vườn thuốc, giống như nuôi chó giữ nhà. Cặp hổ mây hàng ngày luyện võ, đọc kinh, tu hành cùng đạo sĩ. Thậm chí, rắn khổng lồ cũng dạy không ít bài võ rắn cho các đạo sĩ. Chính vì thế, loài hổ mây ở núi Cấm được coi là loài đã thành tinh. Vì chúng là loài đã thành tinh, nên con người nơi đây cung kính chúng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Trong những ngày lang thang ở miền Tây, tôi gặp không ít đền, chùa, miếu mạo thờ rắn khổng lồ. Trong một ngôi miếu thờ đạo sĩ Thất Sơn, ở núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc (An Giang) thờ một cặp rắn, mà tương truyền, cặp rắn này tu cùng đạo sĩ trên đỉnh núi Sam huyền thoại. Trong hầu hết những ngôi chùa Khmer quanh vùng núi Cấm, đều thờ những con rắn khổng lồ. Những con rắn khổng lồ có mấy đầu luốn lượn ở cổng chùa khiến không ít người chưa từng thấy phải khiếp vía.
Trở lại câu chuyện của chị Mai Thị Nguyệt. Ấy là một lần, cách đây 27 năm, tròn 22 tuổi, chị cùng chồng đi hái thuốc ở lưng chừng núi, thuộc ấp Vồ Bà. Thuốc hái đầy bao, định bụng quay về, thì thấy một cái hang tối. Vùng này chị đi qua đi lại nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên chị nhìn thấy cái hang. Tò mò, chị tiến lại gần, định bụng chui vào hang xem có phát hiện gì không. Hang đá tối om, lại khá thấp, phải cúi đầu mới chui vào được. Vừa định chui vào, thì thấy hai đốm sáng từ giữa hang phát ra lập lòe. Tưởng có viên ngọc trong hang, chị Nguyệt chui hẳn vào. Ánh mắt quen với bóng tôi, nhìn mọi thứ rõ hơn. Chị cứng đờ người, hồn bay phách tán khi thấy hai đốm sáng ấy là hai con mắt của một con rắn khổng lồ. Hai mắt cách nhau tới 2 gang tay. Cái đầu nó nhìn ra phía cửa hang, đặt trên phần thân khổng lồ cuộn tròn. Chỉ vài vòng cuộn của thân nó, mà đã cao quá đầu chị. Mặc dù mặt cắt không còn giọt máu, miệng cứng đơ, nhưng chợt nhớ đến lời cha chồng dặn dò, chị đã chắp tay vái và xin lỗi “ông rắn”, vì đã làm kinh động đến nơi tu hành của ông. Thấy ông rắn vẫn nằm im, hai mắt nhìn chị không chớp, chị lùi dần ra ngoài, rồi vứt bao thuốc chạy như ma đuổi khỏi hang đá. Thấy vợ kinh hồn bạt vía, ông chồng cũng vứt luôn thuốc bỏ chạy cùng vợ. Từ bấy, chị Nguyệt bỏ luôn công việc hái thuốc, không dám vào rừng nữa. Chồng chị Nguyệt vẫn đi hái thuốc, nhưng không dám bén mảng đến khu vực có hang rắn khổng lồ. Sau này, một số người nghe chuyện của chị, cũng vác dao, súng kéo nhau vào tìm “ông rắn”, tuy nhiên hang thì còn đó, mà rắn khổng lồ thì không thấy đâu. Chị Nguyệt khẳng định rằng, chuyện chị gặp rắn khổng lồ là sự thật 100%. Còn giờ “ông rắn” bỏ hang định cư ở đâu thì chị không thể biết được.
Thợ săn gặp rắn khổng lồ
Có một câu chuyện mà bất kỳ ai ở chân núi Cấm đều biết, đều kể, ấy là chuyện nhóm người ở huyện Châu Phú, cạnh Tịnh Biên, kéo đến núi Cấm để tìm cây thuốc quý vào khoảng năm 1980. Nhóm này gồm 10 người. Sáng sớm họ lên núi Cấm, nhưng đến trưa đã thấy nháo nhác chạy xuống núi, mặt mũi ai nấy xám ngoét, thở hồng hộc. Họ lao thẳng vào nhà ông Tư Đậu, rồi chốt cửa kín mít, không dám ló đầu ra. Dân làng thấy sự lạ, tưởng có chuyện chết người liền kéo đến hỏi han. Hóa ra, đám người này gặp rắn khổng lồ. Họ kể rằng, vào buổi trưa, đứng bóng, nhóm người này dừng chân bên tảng đá để nghỉ ngơi, bỏ đồ ra ăn. Một người cầm con dao sắc lẹm bập thật mạnh vào thân cây mục, đen sì ngay dưới chân tảng đá. Không ngờ, cú chặt lút dao khiến máu từ “thân cây” phun ra ào ào. “Thân cây” rùng rùng chuyển động. Tiếng rào rào, rắc rắc vang lên. Mọi người tá hỏa tam tinh, ngã bổ chổng khi tiếng phì phì từ trên trời dội xuống. Đầu con rắn bành ra bằng cái nia, lưỡi thòng lõng dài cả mét. Cái đầu nó ở tít tận ngọn cây, đang nhòm xuống đám người như con nhái dưới đất. Nhưng kỳ lạ thay, con rắn không xơi tái đám người này, mà nó phóng đi như bão cuốn. Đám người này bỏ hết cây thuốc, đồ đạc, cắm cổ chạy xuống núi. Người thì khẳng định là rắn, người cãi là rồng, người cho là quái vật thành tinh… Nhưng người dân ấp Rau Tần (An Hảo) đều biết rõ họ đã gặp phải rắn hổ mây khổng lồ. Cứ theo lời mô tả của những người này, trừ những chi tiết sợ quá hoa mắt phóng đại lên, thì con rắn cũng phải nặng cỡ nửa tấn có dư.
Ông Tư Đậu cũng là một thợ săn thiện nghệ ở khu vực Bảy Núi. Giờ thú ít, kiểm lâm lại quản lý sát sao, nên ông đã bỏ nghề. Nhắc đến rắn hổ mây khổng lồ, ông khẳng định đó là loài rắn có thật. Việc nhóm người ở Châu Phú mặt cắt không còn giọt máu chạy vào nhà ông trú ẩn vì gặp rắn khổng lồ cũng là có thật. Tuy nhiên, trong đời thợ săn ngang dọc núi rừng của ông, ông vẫn chưa có duyên gặp được rắn hổ mây to bằng cây thốt nốt, nặng nửa tấn. Tuy nhiên, việc gặp những con hổ mây nặng cỡ 60-100kg, dài cả chục mét, thì ông đã gặp không ít lần. Những con rắn to như thế, cũng đủ khiến thợ săn thiện nghệ như ông phải kinh hồn bạt vía.
Rồi ông Tư Đậu nhớ lại những tháng ngày đi săn trong rừng, mà không ít lần được diện kiến “ông rắn”, dù “ông” chỉ là hạng con cháu của rắn khổng lồ. Lần ấy, năm 1987, ông cùng mấy thợ săn trong ấp xách súng đến cánh rừng Vồ Bà. Khu rừng này rậm rạp, cây cối nhiều hoa trái, nên là chỗ bọn khỉ hay mò đến. Thời đó, khỉ bán được giá, vì người ta chuộng cao khỉ. Phục kích từ sáng đến trưa, khi thiu thiu ngủ, thì tiếng khỉ hót gọi bầy ríu ran. Ông Tư Đậu tỉnh giấc, dụi mắt, giương súng tìm con đầu đàn để hạ sát nó. Kinh nghiệm của thợ săn là phải bắn con đầu đàn, vì con đầu đàn là chỉ huy của cả bọn. Khi hạ thủ con đầu đàn, cả bọn nháo nhác, sẽ có cơ hội nạp đạn hạ thêm vài con nữa. Đúng lúc đó, ông nghe con chó săn của mình kêu ăng ẳng. Ông ngóc đầu khỏi phiến đá, thì rụng rời tay chân khi thấy một con rắn hổ mây khổng lồ, thân hơi vàng, to bằng cột nhà, cỡ 3 tấc đang dựng đứng thân lên không trung chừng 3m và ngửa cổ nuốt con chó săn của ông. Chỗ nó nuốt con chó cách nơi ông và đám thợ săn ngủ trưa khoảng 30m. Sau này, khi bình tĩnh lại, nhóm thợ săn của ông tính toán, thì con rắn đó nặng khoảng 100kg. Đến lúc này ông mới hiểu vì sao bạn săn của ông thường kể rằng, nhiều lần dắt chó đi săn vào khu vực rừng Vồ Bà đều bị mất chó mà không rõ nguyên nhân vì sao.
Lúc đó sợ lắm, nhưng ông Tư Đậu và mấy thợ săn cũng giương súng về phía con rắn, ngắm thẳng đầu nó và tính bóp cò. Tuy nhiên, ông Tư Đậu lại chột dạ, sợ bắn nó không chết, nó quay lại báo thù, thì chỉ có nước làm mồi cho rắn. Nghĩ thế, ông Tư Đậu cùng nhóm thợ săn rút súng, nằm im cầu nguyện. Bỗng nhiên, như lốc ở đâu dội về, khiến cả cánh rừng ào ào. Đàn khỉ nháo nhác kêu la, nhảy te tua trên ngọn cây. Ông Tư Đậu nhìn lên, thấy con rắn phóng như tên bắn, lướt từ ngọn cây này sang ngọn cây kia, như thể nó đi mây về gió. Với trọng lượng khoảng 100kg, dài hơn chục mét, mà lao trên ngọn cây với tốc độ lớn như thế, thì cả cánh rừng ào ào như có bão cũng phải. Lúc nhìn con rắn lướt đi trên ngọn cây, ông mới hiểu vì sao các cụ gọi loài rắn khổng lồ này là hổ mây. Sau lần ấy, cũng có vài lần ông chạm mặt hổ mây, nhưng chỉ gặp những con nặng chừng 40-60kg. Ông Tư Đậu khẳng định rằng, loài hổ mây không chỉ hiền lành mà còn nhút nhát. Chúng thường trốn tránh con người và hễ thấy sự xuất hiện của con người là chúng lẩn mất.
Thợ săn Nguyễn Văn Hòa, ở ấp Thiên Tuế (An Hảo, Tịnh Biên), cũng là người có không ít lần giáp mặt rắn khổng lồ hổ mây. Ông Hòa thường đi săn cùng ông Tư Đậu, nhưng cũng tham gia cùng nhóm khác. Vụ gặp rắn cùng ông Tư Đậu ở khu rừng Vồ Bà được ông Hòa xác nhận. Tuy nhiên, theo ông Hòa, con rắn hổ mây đó chưa phải con to nhất mà ông từng gặp. Trong đời thợ săn của mình, ông có không dưới chục lần chạm mặt hổ mây. Ông cũng được cho là thợ săn gan dạ nhất của vùng Bảy Núi, bởi ông dám giương súng bắn rắn hổ mây để cứu chó săn. Thậm chí, ông còn đuổi theo nó với mong muốn tiêu diệt nó, kéo về do dân làng chiêm ngưỡng loài rắn tưởng chỉ có trong huyền thoại này. Tiếc rằng, mấy phát đạn của ông không hạ được con rắn khổng lồ.
Thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước, ông Hòa cũng là người lấy nghề săn bắn kiếm sống. Bắn chết khỉ, ông dùng dao mổ lấy mật và thận bán, róc xương nhét đầy ba lô đem về nấu cao. Thịt khỉ thì bỏ lại rừng. Điểm săn của ông là ở khu vực Cây Quế. Sở dĩ khu rừng này có tên như vậy, vì có một cây quế khổng lồ, lúc nào cũng tỏa mùi thơm. Tương truyền, xưa kia, cọp và rắn hổ mây thích mùi quế, nên thường quần tụ về đây. Cọp và hổ mây là 2 kẻ có sức mạnh ngang hàng nhau, nên chúng không đánh nhau bao giờ, mà sống hòa thuận. Không chỉ ông Hòa, mà đám thợ săn đều nhiều lần bị mất chó săn khi ngang qua khu vực này. Lần đó, khi ông vừa đặt chân đến khu vực Cây Quế, thì con chó chạy trước dọn đường kêu ăng ẳng. Nghĩ có chuyện chẳng lành, ông tức tốc chạy vọt lên trước. Ông vô cùng bức xúc khi thấy con rắn hổ mây khổng lồ, thân hơi mốc vàng, ngoạm ngang người con chó săn của ông. Nó đớp con chó, nhưng lại ngỏng đầu lên quan sát tứ phía. Ông Hòa không suy nghĩ gì nhiều, giương súng ngắm thẳng cổ con rắn nhả đạn liên tiếp. Con rắn trúng đạn quăng chó xuống đất rồi bỏ chạy. Ông xách súng tiếp tục đuổi theo nhả đạn. Con rắn chạy trốn khiến cả cánh rừng ào ào như sấm dậy. Một lát sau, tiếng cây cối lao xao xa dần, rồi mất hút. Ông Hòa lần theo, nhưng không thấy dấu vết nó đâu cả. Chú chó bị con rắn đớp mạnh, choáng váng, nên nằm lờ đờ, ậm ừ một lúc mới tỉnh dậy. May mà con rắn không phun nọc độc, nếu không có giời cứu mạng chú chó săn của ông. Con chó săn tinh ranh đó thoát khỏi miệng tử thần không lâu, chừng tháng sau, thì nó mất tích khi cùng chủ đi săn ở khu vực Vồ Bà. Ông Hòa tin rằng, trong vùng Bảy Núi, chỉ có 2 loài có thể xơi tái được chó săn, đó là rắn hổ mây và nưa khổng lồ.
Còn nhiều thợ săn ở vùng Bảy Núi này khẳng định đã chạm mặt hổ mây và nưa khổng lồ. Hai loài này là giống bò sát lớn nhất vùng Thất Sơn, nặng vài trăm ký, đến cả nửa tấn. Tuy nhiên, các thợ săn đều khẳng định, loài hổ mây khổng lồ dường như mất hút từ 20 năm trước. 20 năm nay, nhiều người vẫn chạm mặt hổ mây, nhưng chỉ gặp những con hổ mây cỡ 40-50kg. Riêng loài nưa khổng lồ, nặng trên 100kg, thì thi thoảng người dân trong vùng vẫn tóm được. Người ta chỉ bắt được nó, khi nó đang nuốt con vật lớn, không chạy tháo thân được.
Đạo sĩ 100 tuổi ẩn tu giữa rừng 2 lần dao gậy hạ sát rắn hổ mây khổng lồ, nặng 500-600 kg.
Người nổi tiếng nhất vùng Thất Sơn chính là ông Ba Lưới, vị đạo sĩ ẩn tu đã 80 năm trong rừng sâu núi Cấm. Ông cũng là đạo sĩ duy nhất còn sống, hiện tròn 100 tuổi. Tên tuổi ông, trận thư hùng của ông với cọp dữ và 2 rắn hổ mây khổng lồ không phải là truyền thuyết, mà là sự thật. Tên của ông, trận huyết chiến với hổ và rắn khổng lồ của ông đã đi vào huyền thoại Thất Sơn. Ông chính là huyền thoại sống của vùng đất Bảy Núi này.
80 năm tu luyện trên đỉnh núi
Chiếc xe ôm của cựu thầy giáo Đoàn Hoàng Quân nhảy chồm chồm trên con đường đá hộc nhỏ xíu, đến đầu ấp Thiên Tuế, thì dừng lại. Chúng tôi tiếp tục cuốc bộ lên phía Tây của đỉnh Thiên Cấm Sơn huyền thoại để tìm đạo sĩ Ba Lưới. Cuốc bộ chừng hơn tiếng đồng hồ, đến tận cùng con đường mòn, thì “tuyệt tình cốc” có tên Long Hổ Hội hiện ra trên một mỏm núi chênh vênh. Một lối nhỏ dốc ngược, với những bậc đá, có tay vịn, chỉ đủ một người đi dẫn lên ngôi nhà gỗ khá nhỏ, lọt dưới những tán cây lớn. Đạo sĩ Ba Lưới, dáng người cao lênh khênh, từng bước đi vững chắc vác bao thuốc trên vai từ rừng ra. Thật không thể tin nổi, trước mặt tôi, là một cụ ông đã tròn 100 tuổi, mà vẫn vào rừng hái thuốc, bước đi nhanh nhẹn. Với chiếc khăn quấn mái tóc, bộ râu trắng như cước, ông ngồi gác chân, mắt nhìn xa xăm vào đại ngàn và kể những huyền thoại Thất Sơn tưởng như không bao giờ hết được.
Câu chuyện kéo ông về thời rất xa, từ hơn 80 năm trước. Ông Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Ông sinh ra trong một gia đình đông đúc anh em, nghèo đói và thất học. Cuộc sống gia đình nổi nênh theo con nước, rày đây mai đó, đối mặt với giặc giã, bom đạn, rồi thiếu ăn. Năm 19 tuổi, chán cảnh sông nước, chẳng làm được trò trống gì lớn lao, lại nghe trên núi Thất Sơn có nhiều đạo sĩ ẩn danh tu luyện mà thành tiên, làm được những việc kinh thiên động địa, nên chàng trai Nguyễn Văn Y đã bỏ thuyền, vác lưới lên núi Cấm tìm thầy học đạo. Thời đó, với những người sống nhờ sông nước, thì thứ bên mình không thể thiếu là tấm lưới. Có tấm lưới bên mình, thì lang bạt kỳ hồ thế nào cũng sống được qua ngày. Thấy chàng trai to cao cường tráng Nguyễn Văn Y vác lưới lên đỉnh núi Cấm, mấy đạo sĩ cười nghiêng ngả. “Tui có biết núi non là cái gì đâu mà biết trên núi không có cá. Có vậy người ta mới gọi tui là Ba Lưới”. Cái tên Ba Lưới gắn với ông từ những năm 1930 của thế kỷ trước là vì như thế. Chẳng ai biết đến tên thật Nguyễn Văn Y của ông.
Thời kỳ đó, vùng Thất Sơn, đặc biệt là Thiên Cấm Sơn có một số đạo sĩ tu luyện. Họ sống ẩn dật trong rừng. Hầu hết trong số họ là các sĩ phu và cư sĩ yêu nước. Ban ngày họ cuốc đất làm nương, ban đêm đốt lửa hoặc lợi dụng ánh trăng để đọc sách, tu thiền và luyện võ nghệ. Các đạo sĩ ở núi Cấm ẩn tu nhưng không theo đạo nào. Họ chỉ thực hành tu thân để làm điều lành, tránh cái ác. Điều đặc biệt là bất kỳ ai sống ở trong rừng, trên núi đều phải luyện võ. Không có võ nghệ, họ không thể chống lại được thú dữ. Không có sức khỏe phi thường, không thể tồn tại nổi ở chốn rừng thiêng nước độc.
Là người lên núi Cấm đúng lúc có nhiều cao nhân ẩn tu, nên ông Ba Lưới học được nhiều thứ bổ ích. Người thầy đầu tiên của ông là đạo sĩ Trường Sơn. Nhắc đến người thầy đầu tiên của mình, ông Ba Lưới chợt rưng rưng. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không được biết người thầy đầu tiên của ông tên thực sự là gì, ở đâu đến, thân thế và sự nghiệp ra sao. Ông đột ngột xuất hiện ở một hang đá trên núi Cấm. Dạy thuốc và võ cho học trò Ba Lưới được vài năm, rồi ông đột ngột biến mất, không để lại lời nhắn gì. Trong khi các đạo sĩ khác đều vang danh giang hồ, có học trò khá nhiều, đệ tử khắp nơi, thì đạo sĩ Trường Sơn chỉ có duy nhất một mình Ba Lưới. Ông chủ yếu dạy Ba Lưới về các cây thuốc, đạo lý ở đời. Cũng chính vì được cao nhân dạy thuốc, mà đạo sĩ Ba Lưới là thầy thuốc Nam nổi tiếng nhất vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh trong suốt bao nhiêu năm nay. Đến giờ, dù đã 100 tuổi, ông vẫn băng rừng lội suối, bốc thuốc cứu người. Môn thuốc giỏi nhất của ông là trị rắn cắn. Bất kỳ loài rắn độc nào cắn, từ hổ chúa đến hổ mây, nọc độc giết được cả voi, nhưng cũng phải chịu thua bài thuốc của ông Ba Lưới. Đã có cả ngàn trường hợp được ông cứu mạng ở quanh vùng Thất Sơn nổi tiếng nhiều rắn rết này.
Về võ, người thầy đặc biệt ấy cũng chỉ truyền dạy cho ông Ba Lưới duy nhất một thế võ, mà ông gọi là “Bình phong lạc nhạn”. Dạy xong, ông bảo: “Thầy cho con thanh danh tính được, con có thành tài hay không thì phải kiên trì tìm thêm thầy thêm bạn để học, mới tiến bộ được”. Đạo sĩ Ba Lưới bảo: “Thầy dạy có một thế võ, không được học nhiều, tui thấy buồn lắm. Nhưng tin thầy mình, nên tui cũng chịu khó rèn luyện. Càng học, tui càng thấy thế võ này biến hóa kỳ ảo, khôn lường. Suốt 80 năm rèn luyện, suy ngẫm, tui vẫn chưa hiểu hết được sự kỳ ảo của nó đâu”.
Sau khi thầy Trường Sơn biến mất khỏi núi Cấm, đạo sĩ Ba Lưới cũng theo học nhiều môn võ khác, theo nhiều thầy, nhiều bạn. Ông học cả môn võ siêu hình (hay còn gọi là võ thần) do đạo sĩ Đoàn Minh Huyên (hiện được phong là Phật Thầy Tây An) sáng tạo, truyền dạy cho các đệ tử. Khi thuần thục môn võ này, võ sư có thể biến hóa như thần, chớp mắt ở chỗ này, nhưng chớp mắt đã ở chỗ khác. Rồi ông còn tìm hiểu cả môn võ thiên linh của đệ tử đạo sĩ Đơn Hùng Tín. Cả môn võ rồng, khiến đạn bắn vào người không hề hấn của đạo sĩ Hùng Đởm, ông cũng tìm hiểu. Tuy nhiên, ông không học sâu những môn võ này. Giờ mấy môn võ kỳ lạ đó cũng đã thất truyền. Thế nhưng, khi học những môn võ khác, ông càng sáng tỏ hơn quyền năng thượng thừa của thế võ Bình phong lạc nhạn.
Thế võ này chủ đạo đánh trên không. Võ sĩ nhảy lên không trung, tung ra đủ 3 cước thì mới đạt mức cơ bản. Để luyện môn võ này, hàng ngày ông Ba Lưới phải gánh hoặc vác những cục đá có trọng lượng 150-200kg và chạy băng băng lên dốc núi. Khi tập trung năng lượng cơ thể, ông có thể nhảy từ vồ (mỏm đá) của vách núi này, sang vồ vách núi kia. Đạo sĩ Ba Lưới chỉ tay ra vách núi ngay dưới chân “tuyệt tình cốc” nơi ông ở và bảo rằng: “Thời trai trẻ, ông vận công một cái nhảy qua thung lũng này”. Nhìn hai vách núi cách nhau 50 mét, tôi trộm nghĩ, võ công thượng thừa của ông là thứ mang nhiều nét huyễn hoặc.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, ở vùng Bảy Núi này, vài chục năm trước, không ít người bị hổ ăn thịt, rắn nuốt chửng. Đặc biệt nhiều là bị lợn rừng húc chết. Nhiều người bị lợn độc chiếc húc thành tật vẫn sống đến bây giờ. Với những người học võ, họ không sợ rắn và hổ bằng lợn rừng. Hổ và rắn tấn công người thường theo một thói quen và người học võ đều nắm được để tránh và ra đòn phản công. Thế nhưng, lợn rừng tấn công người chẳng theo quy luật nào cả, cứ lao vào húc người bừa bãi. Thế Bình phong lạc nhạn của đạo sĩ Ba Lưới, với cú nhảy vọt lên không trung để tấn công đối phương, đã phát huy tác dụng khi phòng thủ và tấn công các loài thú, đặc biệt là những con lợn rừng độc chiếc nặng cả tạ, với chiếc răng nanh nhọn hoắt. Trong đời đạo sĩ Ba Lưới, ông đã hạ không biết bao nhiêu lợn rừng tìm cách giết ông. Ông cũng đã hạ thủ một con cọp nặng 200kg chỉ bằng tay không. Tuy nhiên, hai lần tiêu diệt rắn hổ mây khổng lồ đã đưa ông trở thành đạo sĩ nổi tiếng, vang danh nhất vùng Bảy Núi huyền thoại.
Bình phong lạc nhạn hạ thủ rắn khổng lồ
Theo đạo sĩ Ba Lưới, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thực, chứ không phải huyền thoại. Ở vùng Thất Sơn này, không chỉ có rắn hổ mây là loài khổng lồ, mà còn nhiều loài khác rất lớn. Trong đó, loài bò sát khủng khiếp nhất, mà ít người biết đến ngoài các đạo sĩ ẩn cư trong vùng Bảy Núi, đó là con phướn. Loài vật này mang hình dáng giống hệt hổ mây, nặng 300-400kg, sống trên các đọt cây, phóng đi như giông bão. Con phướn chỉ khác rắn hổ mây khổng lồ ở cái mình màu đen (hổ mây hơi mốc vàng) và cái đầu dẹt như cá trê. Con phướn rất ít khi xuất hiện. Tuy to lớn, nhưng nó lại rất nhút nhát. Cách đây vài chục năm, con phướn xuất hiện nhiều, ông Ba Lưới vẫn gặp liên tục, nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, không ai nhìn thấy nó nữa. Ở núi Cấm cũng từng tồn tại loài vật giống rết khổng lồ, to bằng bắp chân, nuốt chửng cả gà, vịt. Xưa kia, đạo sĩ Ba Lưới thường xuyên bắt con vật này nướng ăn. Thịt nó rất ngọt.
Tuy nhiên, theo đạo sĩ Ba Lưới, loài bò sát khủng khiếp nhất ở vùng Bảy Núi chính là rắn hổ mây. Đạo sĩ Ba Lưới tỏ ra hơi bực mình vì nhiều người cho rắn hổ mây là loài vật huyền thoại, hư cấu, là chuyện của bác Ba Phi. “Tui lấy danh dự, nhân phẩm của một đạo sĩ cả đời tu tâm dưỡng tánh để khẳng định với anh rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải chuyện phiếm”. Nói rồi, ông lên căn chòi gỗ nơi ông tu tập mang cho tôi xem một tập tài liệu giới thiệu cầu kỳ về Thất Sơn do UBND tỉnh An Giang phát hành. Trong tập tài liệu ấy, có vài dòng nhắc đến chuyện đạo sĩ Ba Lưới, với hai lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Việc tập tài liệu giới thiệu về Thất Sơn nhắc đến rắn hổ mây khổng lồ, có lẽ không còn là chuyện hư cấu nữa rồi.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, cả đời học võ để rèn đạo và tự vệ chứ không phải để săn muông thú. Một lần hạ sát cọp và 2 lần hạ thủ hổ mây khổng lồ, cũng đều là tự vệ trước sự tấn công của nó.
Lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ đầu tiên là năm ông ngoài 30 tuổi, khoảng năm 1944. Khi đó, rừng rú vùng Thất Sơn hoang rậm, cây to vài người ôm, hổ mây có rất nhiều. Chẳng ai dám đặt chân lên những quả núi này ngoài những đạo sĩ có có võ nghệ xuất quỷ nhập thần, sở hữu nhiều bài thuốc trị rắn độc đặc hiệu. Tuy nhiên, các đạo sĩ và hổ mây đất ai người đó sống, không xâm phạm lẫn nhau. Loài hổ mây có thể nuốt chửng trâu, bò rừng, bò ra mép sông, suối xơi cả cá sấu, nhưng tuyệt nhiên không dám tấn công các đạo sĩ. Thời điểm đó, đạo sĩ Ba Lưới tu luyện mãi trên đỉnh núi. Nơi ông tu luyện cũng xuất hiện một con hổ mây khổng lồ. Buổi trưa, ông vẫn thấy nó cuộn thân trên những cành cây cổ thụ để ngủ trưa. Có hôm, phần đầu nó ẩn trong tán cây, mà đuôi vẫn đong đưa dưới đất. Mỗi khi nghe tiếng ào ào như giông bão, thì chắc chắn hổ mây đang đuổi theo con mồi.
Năm đó, tháng 4 cỏ cháy, khí hậu nóng ran, chiến tranh, bom đạn lại khốc liệt. Có lẽ do khí hậu nóng bức, con hổ mây vốn hiền lành này bỗng đổi tính đổi nết. Tầm giữa sáng, đạo sĩ Ba Lưới xách đòn gánh và mang theo cái búa xuống ấp Thiên Tuế. Chiếc đòn gánh này được đẽo từ loại gỗ tốt, một đầu nhọn, một đầu tù, ông dùng để gánh trọng lượng tới 200kg. Đi được nửa dốc, con hổ mây khổng lồ bò ra chặn đường. Bình thường, hổ mây gặp người đều chạy mất, hoặc đường ai nấy đi, nhưng con hổ mây này lại bò ra chặn đường ông Ba Lưới, nên ông biết rằng nó sẽ tìm cách tấn công. Đạo sĩ Ba Lưới dừng chân, nhìn thẳng vào mắt nó. Nó vẫn nằm im chặn đường ông. Ông nhặt hòn đá nhỏ ném dọa nó, tức thì nó rùng rùng chuyển động, rồi dựng đầu lên, cao đến ngọn cây. Cái mang nó bành ra, chiều ngang bằng cả sải tay. Cái đầu đu đưa trên không, đôi mắt dòm xuống đạo sĩ Ba Lưới. Đoán biết con rắn này sẽ tìm cách nuốt chửng mình, nên ông quẳng chiếc búa xuống đất, vung đòn gánh thủ thế.
Rơi vào hoàn cảnh đó, song tinh thần ông Ba Lưới không hề lung lay. Theo ông, nếu đối mặt rắn hổ mây khổng lồ, bị mất tinh thần, thì chỉ có làm mồi cho nó. Với thân hình khổng lồ, dài vài chục mét, lướt đi như giông bão, thì không ai có thể thoát khỏi miệng nó nếu nó cố tình muốn ăn thịt. Vừa thủ thế, đạo sĩ Ba Lưới vừa nhìn thẳng vào mắt nó, đoán ý định và cách thức tấn công của nó. Thấy con mồi nhìn chằm chằm, cái đầu nó lắc lư, sàng qua sàng lại để tìm điểm sơ hở. Ông Ba Lưới cũng như các đạo sĩ vùng Thất Sơn đều giỏi võ rắn, nên cách thức tấn công của rắn, ông đều nắm được. Những loài rắn lớn, đặc biệt là hổ mây, khi nó nhòm về hướng nào, thì nhất định sẽ tấn công theo hướng đó.
Con rắn thè lưỡi, há miệng rồi chụp thẳng xuống đất. Đạo sĩ Ba Lưới tung người lên không tránh cú mổ trời giáng của con rắn. Lúc bật lên không trung, ông xoay một vòng, vung đòn gánh vụt một cú nẩy tay vào sống cổ con rắn. Con rắn trúng cú đánh đau đớn nên càng giận dữ điên cuồng. Nó tiếp tục thu người, dựng đứng lên, liên tiếp mổ xuống nhanh như chớp. Tuy nhiên, đạo sĩ Ba Lưới cũng nhanh như chớp tránh những cú mổ của nó. Cứ mỗi lần tránh đòn, vọt lên không trung, ông lại bật ra vài đòn gánh. Một khoảnh rừng rộng cả ngàn mét vuông cây cỏ táp đi, rung bần bật như giông bão. Cảnh tượng đạo sĩ Ba Lưới đánh nhau với rắn khổng lồ chả khác gì trong những câu chuyện thần thoại. Cuộc quần thảo, hết né đòn đến phản công diễn ra chừng nửa tiếng đồng hồ mà con rắn không hề mệt. Càng đánh, nó càng tỏ ra giận dữ. Với loài rắn, chỉ cần đánh gãy sống lưng là nằm im một chỗ, nhưng con rắn này quá lớn, xương cứng như thép, lại được bọc bởi một lớp da cứng, lớp mỡ dày, nên những cú đánh trời giáng của đạo sĩ Ba Lưới không đủ sức làm gãy xương sống của nó.
Biết rằng, nếu không hạ được nó ngay, mình sẽ kiệt sức và bị nó nuốt chửng, nên đạo sĩ Ba Lưới quyết định dùng đến thế võ Bình phong lạc nhạn mà ông vẫn thường xuyên rèn luyện suốt bao năm qua. Hai chân thủ thế vững chắc, vận hết công lực vào đôi chân và đôi tay. Con rắn cũng ngóc cao đầu lấy đà quyết tung đòn hiểm. Nó há cái miệng đỏ tòm, thè lưỡi lòng thòng, rồi bất ngờ chụp xuống như bão cuốn. Đạo sĩ Ba Lưới nhanh như chớp lùi lại 3 bước tránh cú chụp, ông phóng người lên tận ngọn cây. Con rắn chụp hụt, thì ngóc đầu lên. Trong hoàn cảnh đó, ông vung gậy phi xuống. Liên tiếp 3 cú vụt như sét đánh trúng đầu con rắn trong khi đạo sĩ Ba Lưới vẫn lơ lửng trên không. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn to bằng bắp chân gãy đôi. Đạo sĩ Ba Lưới rơi xuống đất trong tư thế vững vàng, trong khi con rắn khổng lồ oặt cổ đổ thân như sợi bún. Cái đầu khổng lồ của nó bất động, nhưng thân nó còn vùng vẫy một thời gian khá dài mới chịu nằm im. Theo đạo sĩ Ba Lưới, đòn thứ nhất đánh vỡ hộp sọ con rắn, còn đòn thứ 2, thứ 3 đánh vỡ óc. Khi đó, đạo sĩ Ba Lưới mới thấm được công dụng của thế võ Bình phong lạc nhạn mà người thầy bí ẩn truyền cho. Sau trận hạ rắn khổng lồ đó, ông càng luyện tập kỹ càng hơn thế võ bí truyền này.
Sau khi hạ con rắn, ông đã gọi một số người dân quanh núi lên xẻ thịt rắn về ăn. Tuy nhiên, chỉ có vài người dám theo ông lên núi xem xác con rắn. Người dân đều sợ rắn khổng lồ trả thù, truy tìm ăn thịt, nên không dám vào rừng xem xác rắn. Đạo sĩ Ba Lưới cùng một số người đo đạc, tính toán cân nặng của con rắn. Mọi người đều khẳng định con rắn này nặng cỡ 500 đến 600kg. Thân nó to bằng cây thốt nốt. Đạo sĩ Ba Lưới thử ôm thân nó mà một vòng tay không hết. Những người chứng kiến xác con rắn gồm ông Tư Hèo, Ba Hột, Hai Hiên, Bảy Lành, đều sống quanh xã An Hảo. Tuy nhiên, những ông này đều đã về thiên cổ cả rồi. Nhưng chuyện đạo sĩ Ba Lưới giết rắn khổng lồ họ kể với con cháu thì vẫn lưu truyền ở vùng Thất Sơn.
Sau lần hạ rắn hổ mây khổng lồ đó, ông Ba Lưới vẫn có nhiều lần giáp mặt rắn hổ mây. Tuy nhiên, đường rắn rắn đi, đường ông ông đi, không xâm phạm gì nhau. Bản thân ông Ba Lưới cũng muốn sống hòa bình với rắn, cọp. Tuy nhiên, loài vật này không phải lúc nào cũng hiền lành. Vào năm 1960, khi đạo sĩ Ba Lưới gần 50 tuổi, lại lần nữa ông hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Không hiểu con rắn này đói ăn, hay có thù oán gì với con người mà tìm đến chỗ ông ở để phá hoại. Đàn chó ông nuôi gồm 10 con lần lượt bị con hổ mây khổng lồ nuốt mất, tịnh không còn con nào nữa. Đàn khỉ thường về rẫy mì của ông có tới 100 con, nhưng cứ vơi dần. Biết rằng, khi nào con rắn xơi hết chó của ông, nó sẽ tìm cách ăn thịt ông, nên đi đâu đạo sĩ Ba Lưới cũng vác theo cái quéo (loại dao phát rừng). Chiếc quéo này ông tự rèn, dài gần 2m, rất sắc. Sáng đó, ông vác quéo cùng ba lô vào rừng lấy thuốc. Vừa rời khỏi nhà một đoạn, thì thấy tiếng xào xạc, re re trong rừng. Con hổ mây khổng lồ bò đến trước mặt ông. Con rắn này không dựng đầu lên tận ngọn cây rồi bổ nhào đớp mồi, mà nó há miệng toang hoác rồi phóng thân song song mặt đất để tấn công. Trong đời mình, ông Ba Lưới chưa từng gặp con hổ mây nào hung dữ và ham mồi như thế. Tuy nhiên, chính thói hung hăng đã khiến nó chủ quan, mất cảnh giác. Đạo sĩ Ba Lưới bay người lên không trung. Con rắn phóng hụt, lao qua. Nó chưa kịp ngoái lại, thì chiếc quéo ngọt lịm đã cắt phăng đầu nó. Chỉ trong chưa đầy một giây, với thế Bình phong lạc nhạn kết hợp quyền đao, ông đã hạ con hổ mây khổng lồ một cách ngon lành. Theo đạo sĩ Ba Lưới, con hổ mây này nhỏ hơn con trước một chút, nhưng cũng phải nặng cỡ nửa tấn. Thân nó dài 20 mét có dư.
Sau vụ hạ 2 con hổ mây khổng lồ, đạo sĩ Ba Lưới ít gặp những con hổ mây lớn như thế. Tuy nhiên, ông vẫn gặp những con nặng cỡ 200 đến 300kg. Tôi hỏi, bây giờ Thất Sơn liệu còn rắn hổ mây khổng lồ không? Đạo sĩ Ba Lưới khẳng định vẫn còn. Tuy nhiên, theo ông loài rắn này đã trốn hết vào những hang động và ẩn mình thật sâu trong lòng núi. Cũng có thể chúng đã bỏ đi nơi khác sạch trơn. Con người đã cướp hết môi trường sống của loài hổ mây khổng lồ vùng Bảy Núi.
Cuộc xả súng như vãi đạn của mấy chục người tiêu diệt quái vật rắn khổng lồ ở Phú Quốc
Trong những ngày thang lang tìm hiểu rắn khổng lồ ở quanh núi Thất Sơn, một số cụ già hiểu biết về loài rắn này khẳng định rằng, loài rắn to bằng cây thốt nốt già không còn xuất hiện khoảng 20 năm trở lại đây. Từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, không ai còn gặp loài rắn này nữa. Người thì bảo chúng đã bị giết sạch, người thì bảo chúng đã bỏ vùng Bảy Núi trốn xuống tận rừng tram U Minh Thượng rộng mênh mông, người lại khẳng định loài rắn khổng lồ hổ mây đã bơi ra biển trốn vào đại ngàn Phú Quốc. Từ đỉnh Thiên Cấm Sơn huyền thoại đến U Minh Thượng và Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang quả không xa lắm. Vậy là tôi lên đường ra đảo Phú Quốc để tìm loài rắn hổ mây khổng lồ.
Thầy giáo ăn thịt hổ mây
Trước khi ra đảo Phú Quốc, tôi gặp anh Phạm Văn Hạnh, ở cơ quan Thi hành án tỉnh Kiên Giang. Nói chuyện rắn hổ mây, anh Hạnh hào hứng hẳn lên. Anh bảo, anh vốn là người ngoài Bắc, quê Thái Bình, lúc mới vào vùng đất tận cùng Tổ quốc, thi thoảng nghe người nọ, người kia kể về rắn khổng lồ, thân to bằng cây dừa, anh cũng không tin lắm. Tuy nhiên, được nghe kể nhiều quá, từ miệng toàn những người lớn tuổi, có tri thức đàng hoàng, nên anh không thể không tin. Anh Hạnh chỉ tôi đến gặp ông Trần Văn Nhâm, người từng kể rõ ràng, chi tiết với anh về loài rắn hổ mây khổng lồ. Sở dĩ anh Hạnh tin lời ông Nhâm, vì ông Nhâm là giáo viên đáng kính. Hiện ông Nhâm đã về hưu, sống tại xã Tân Thạnh, vùng ven của rừng quốc gia U Minh Thượng, thuộc huyện An Minh (Kiên Giang).
Nhắc đến chuyện rắn hổ mây khổng lồ, ông Nhâm tỏ ra rất giận những người cho chuyện rắn hổ mây là chuyện phóng đại của bác Ba Phi. Ông Nhâm đã lấy danh dự của một nhà giáo về hưu khẳng định rằng, rắn hổ mây không phải là chuyện bịa đặt, vớ vẩn. Rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật. Bản thân ông không những tận mắt nó, mà con tham gia bắt, làm thịt một con hổ mây khá lớn.
Chuyện ấy xảy ra cách nay đã tròn 30 năm. Khi đó, ông Nhâm mới ra ở riêng. Vợ chồng ông dựng một ngôi nhà lá ở bìa rừng U Minh Thượng để ở. Hôm đó, đang ngủ trưa, giấc ngủ chưa sâu, thì choàng tỉnh giấc bởi mái nhà rung lắc. Con chó săn của ông mọi khi hung dữ là vậy, mà chui tọt vào gầm giường, ánh mắt rất sợ hãi. Ông chột dạ, chẳng lẽ có ông hổ nào mò về bắt người. Ông với con dao, lò dò ra bên ngoài ngó nghiêng. Thế nhưng, tuyệt nhiên không thấy ông hổ nào cả. Nhìn lên mái nhà, ông cứng người khi thấy một con rắn khổng lồ, thân to bằng cây chuối lớn, da hơi mốc vàng nằm vắt ngang mái nhà ông. Nó đang dũi dũi cái đầu, đục thủng mái nhà, để chui xuống để tóm con chó. Ông nhẹ nhàng chạy ra ngõ, tri hô hàng xóm. Dân ấp thấy ông tri hô rắn khổng lồ, tức thì người mang dao, người mang gậy, người mang xiên cá, chĩa ba ngạnh cùng bao vây, tấn công con rắn. Hàng chục chiếc chĩa phóng tới tấp, xuyên thủng mình con rắn. Mấy thanh niên can đảm xông vào dung dao chém con rắn tới tấp. Con rắn to là vậy, nhưng không thể chống cự với mấy chục người hung hăng. Nó đã bị chém chết. Xác con rắn nằm vắt ngang sân, dài chừng 13m, nặng đúng 150kg. Cả xóm cùng lột da, xẻ thịt con rắn hổ mây khổng lồ. Bữa đó, mỗi gia đình trong ấp được chia vài ký thịt rắn, cùng thưởng thức linh đình. Ông Nhâm tâm sự: “Về rắn hổ mây, tui xin khẳng định là có thật một trăm phần trăm. Không chỉ tui nhìn thấy hắn, ăn thịt hắn, mà nhiều người cũng từng bắt gặp hắn, thậm chí bắt được hắn. Rừng U Minh Thượng bị cháy khủng khiếp quá, loài rắn khổng lồ cũng bỏ đi hết trơn rùi. Tui nghĩ có 2 nơi chúng đi, một là kéo sang rừng U Minh Hạ, hai là bơi qua biển ra đảo Phú Quốc. Rắn hổ mây ở Phúc Quốc mới khủng khiếp. Đời làm nhà giáo của tui cũng dăm lần bảy lượt được ra đảo Phú Quốc. Đồng nghiệp dạy ở các điểm trường lẫn trong rừng Phú Quốc cũng kể nhiều về rắn hổ mây lắm”.
Thợ săn hạ sát hổ mây
Tôi đã đặt chân đến hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên khắp đất nước, song chưa từng thấy ở đâu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt như ở hòn đảo ngọc này. Ngoài việc tuần tra, kiểm soát gắt gao của lực lượng kiểm lâm, có lẽ địa hình giữa biển khơi, người dân cũng thuần, nên rừng tự nhiên được bảo vệ rất tốt. Kiểm lâm viên Lưu Đức Tuấn cho biết, Vườn quốc gia Phú Quốc có tổng diện tích 31 ngàn héc-ta, trải rộng trên toàn bộ huyện đảo. Rừng già tràn ra tận ven biển, sát nách thịt trấn Dương Đông. Rừng mới được thành lập năm 2001, chưa được khảo sát, nghiên cứu nhiều, các loài động, thực vật cũng chưa biết hết, nên vẫn còn nhiều bí ẩn.
Về chuyện rắn hổ mây, kiểm lâm viên Lưu Đức Tuấn khẳng định rằng, đó là loài rắn có thật. Không chỉ hổ mây, mà rừng Phú Quốc là môi trường có rất nhiều loài rắn. Rắn độc trong lõi vườn quốc gia còn rất nhiều. Anh em kiểm lâm ngày nào cũng tuần rừng, và không chuyến đi nào không gặp một vài con rắn lớn. Anh Tuấn kể: “Rắn hổ mây tôi gặp nhiều rồi, nhưng đáng tiếc là chỉ gặp những con nhỏ, thân cỡ cái ống bơ sữa 1 ký, dài 5-6m, nặng trên dưới 20 ký. Không chỉ hổ mây, mà hổ chúa ở Vườn quốc gia Phú Quốc cũng to như thế. Còn những con rắn mà các cụ kể to bằng khạp da bò, bằng cây thốt nốt, nặng vài trăm ký thì chúng tôi chưa gặp bao giờ, chỉ nghe các cụ già kể lại. Tôi cũng không rõ chuyện này thực hư ra sao nên không dám phát ngôn”. Cũng theo anh Tuấn, anh từng có mấy năm trời phục vụ chị Cúc ở Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật ngoài Hà Nội nghiên cứu các loài đặc hữu ở Vườn quốc gia Phú Quốc. Chị Cúc nói với anh rằng, qua nghiên cứu, chị thấy hầu hết các loài rắn ở Phú Quốc đều to hơn rắn cùng loài ở nơi khác rất nhiều. Do đó, anh suy đoán rằng, có thể Phú Quốc cũng tồn tại những con rắn lớn khác thường, to gấp vài lần rắn ở nơi khác.
Anh Tuấn kể rằng, trong đời anh, lần tận mắt con hổ mây lớn nhất là vào năm 1991. Quê anh Tuấn ở mãi Hà Giang. Cuộc sống vùng núi miền biên ải khó khăn quá, nên anh theo anh chị vào Kiên Giang, rồi ra đảo Phú Quốc làm thuê làm mướn. Trước anh làm công cho một trang trại trồng hồ tiêu. Sau này, có duyên với việc đi rừng, nên xin vào ngành kiểm lâm.
Đó là hồi cuối năm 1991, cũng đã hơn 20 năm. Khi anh Tuấn đang làm vườn hồ tiêu ở bìa rừng già, thì gặp ông Tư Hùng, thợ săn nổi tiếng Phú Quốc hớt hải chạy ra, mặt mũi vẫn còn tái nhợt. Anh liền theo ông Tư Hùng vào rừng. Anh cũng lạnh cả người khi tận mắt con rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, dài ngót chục mét. Con rắn nằm trên vũng máu, nhưng đuôi vẫn ngoe nguẩy. Con chó săn của ông Tư Hùng nằm chết thẳng cẳng ngay miệng nó. Ông Tư Hùng kể rằng, ông dắt 2 con chó vào rừng đi săn như mọi hôm. Vừa vào bìa rừng khu vực Bãi Thơm, thì con chó đi trước kêu ẳng một cái. Không rõ chuyện gì, ông xách súng xông lên. Con chó thứ hai đi theo ông chạy lên, rồi cúp đuôi trốn phía sau lưng ông. Con rắn khổng lồ đang ngoạm ngang lưng con chó săn của ông và tìm cách nuốt chửng. Sau khi hoàn hồn, ông Tư Hùng giương súng ngắm bắn. Phát đạn của ông trúng sống lưng con rắn. Con rắn tức giận nhả chó lao đến phía ông, tuy nhiên, viên đạn trúng sống lưng khiến nó không bò được nữa. Ông Tư Hùng bình tĩnh lên đạn, bồi phát nữa trúng đầu. Con rắn hổ mây chết ngay tại chỗ. Ông Tư Hùng và anh Tuấn đã đẵn một đoạn cây, vắt con rắn lên, rồi khênh ra khỏi rừng. Hai người khiêng được con rắn ra khỏi rừng thì mệt nhoài, phải để con rắn lại rồi gọi thêm người. Sau đó, mấy người trong nhà ông Hùng đến khiêng rắn về. Anh Tuấn tiếp tục công việc làm thuê của mình. Sau đó, anh nghe kể lại rằng, ông Tư Hùng đặt con rắn lên cân, và nó nặng đúng 51 ký.
Để xác thực chuyện anh Tuấn kể, tôi tìm đến khu vực Kho Đạn, đường K8, để tìm gặp ông Tư Hùng. Ông Tư Hùng sống trong một nông trang với rừng rú vây quanh. Trong nhà ông nuôi cả bầy khỉ do ông săn được. Tiếc rằng, chỉ có người con trai của ông ở nhà. Ông Hùng đi dự đám cưới mãi trong đất liền, không biết khi nào mới ra Phú Quốc. Chuyện ông Tư Hùng săn được vô số rắn, trong đó có cả rắn hổ mây khổng lồ được người con trai của ông xác nhận.
Sau này, khi thành cán bộ kiểm lâm, anh Tuấn rất quan tâm đến rắn hổ mây, đặc biệt là hổ mây khổng lồ. Anh đã gặp nhiều cụ già ở đảo và điều tra về loài rắn mang tính huyền thoại này. Trong số những người mà anh gặp gỡ, thì có cụ Tám Đô, nhà ở ngay bìa rừng Phú Quốc. Bản thân anh Tuấn cũng đã được thấy chiếc quạt, mà theo lời ông Tám Đô thì chiếc quạt đó là vẩy của một con hổ mây khổng lồ bị giết. Theo anh Tuấn, cái quạt đó đúng hình cái vẩy, có màu như màu rắn hổ mây mà ông Tư Hùng giết cách đây 20 năm.
Tưởng tàu ngầm, nã đạn giết rắn khổng lồ
Đứng trên con đường mới tinh từ thị trấn Dương Đông vào Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc nhìn thấy ngôi nhà của ông Tám Đô, nhưng tôi tìm mãi mà chẳng thấy ngõ vào. Tôi phải cắt vườn một gia đình hàng xóm để vào nhà ông. Bà cụ, vợ ông Tám Đô nằm đung đưa thảnh thơi trên võng. Thấy khách lạ, bà nhỏm dậy ngơ ngác một lúc rồi mới cất tiếng gọi chồng.
Ông Tám Đô năm nay đã tròn 83 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn, hoạt bát. Bà vợ bị bệnh, nằm một chỗ, không làm được gì nhiều năm nay, một tay ông vẫn chăm bẵm bà chu đáo. Ông bảo, không phải nhà ông không có ngõ, cũng có một cái lối đi, nhưng cả tháng ông bà chẳng ra khỏi nhà lấy một lần, con cái mải làm ăn, thi thoảng mới qua nhà, nên cỏ mọc bít hết, chẳng biết đâu là ngõ, đâu là vườn nữa. Ông bà sống đơn giản, vui vẻ, xa lánh trần tục, chả khác gì cao nhân ẩn tu… bìa rừng.
Nhắc đến chuyện rắn hổ mây khổng lồ, ông Tám Đô hào hứng hẳn lên. Ông bảo, có hai chuyện ông say mê kể cho con cháu bao năm nay, ấy là chuyện ông đánh Pháp, đánh Mỹ, và chuyện rắn hổ mây khổng lồ ở Phú Quốc. Theo ông, ở vùng Phú Quốc này, ông chính là người nắm được nhiều chuyện nhất về rắn khổng lồ. Ngoài ra, còn một người nữa, cũng biết khá nhiều chuyện về rắn hổ mây, là Sáu Mẫn và Bảy Hải, hiện đang sống ở thị trấn Dương Đông. Những người tìm hiểu về rắn hổ mây đều gặp ông và Sáu Mẫn hoặc Bảy Hải. Tuy nhiên, gặp ông mới chuẩn xác. Ông Sáu Mẫn và Bảy Hải tuy cũng biết nhiều chuyện, nhưng chỉ là cháu gọi ông bằng cậu, ít tuổi hơn ông, ít lăn lộn trong rừng hơn ông và đặc biệt là tận mắt rắn hổ mây khổng lồ cũng ít hơn ông.
Ông Tám Đô kể rằng, từ tổ tiên đến đời ông, là đã có tổng cộng 9 đời ở hòn đảo này rồi. Tổ tiên ông ra đảo từ lúc đào còn hoang sơ, người ít, rắn rết thì nhiều. Sống kham khổ giữa rừng, nhưng ông và người cha của mình đều là lão thành cách mạng sừng sỏ ở đất Phú Quốc. Ba ông từng là du kích chống Pháp, thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng, tiêu diệt không biết bao nhiêu kẻ địch. Tuy nhiên, giặc Pháp đã bắt được ba ông. Tra khảo không được gì, chúng đánh ba ông đến chết. Căm thù giặc, nên 17 tuổi, Tám Đô đã tình nguyện theo bộ đội đánh giặc. Ông từng làm nhiệm vụ bảo vệ nhiều cán bộ cấp cao, các chí sĩ cách mạng, cả những tù nhân Phú Quốc. Chiến đấu từ thời trai trẻ đến khi hòa bình, trải qua kháng chiến chống Pháp, rồi Mỹ - Ngụy, ông được chúng “tặng” vài viên đạn vào người. Bao năm chiến đấu trong rừng, ông có cả ngàn cơ hội giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ.
Theo ông Tám Đô, toàn bộ rừng rú Phú Quốc có tổng số 99 quả núi. Loài hổ mây khổng lồ tập trung nhiều nhất ở núi Hòn Chảo, Hòn Nhặt và đặc biệt là những quả núi ở khu vực núi Hàm Rồng thuộc Bãi Thơm. Những quả núi ở Bãi Thơm có rất nhiều hang động vừa rộng, vừa sâu. Thời kỳ kháng chiến, du kích của ta thường trú ngụ ở trong những hang động này để tránh sự truy lùng, càn quét của địch.
Ông Tám Đô kể lại lần kinh hãi khi gặp một con rắn hổ mây lớn chưa từng có ở khu vực núi Hàm Rồng: “Ngày đó, cỡ năm 1960, tui và bác sĩ Dũng, bác sĩ Dư cùng một số du kích, sau khi tấn công địch, đã rút vào khu vực Hàm Rồng để trốn sự truy lùng của giặc. Ngày đó, khu vực lẩn trốn là một rừng mây chằng chịt, ken đặc, nên tui cùng mấy đồng chí mang dao phát mở lối. Bỗng nhiên, từ phía xa giông gió nổi ào ào, dơi và quạ bay nhao nhao đen đặc cả bầu trời. Từ trong rừng mây, một con rắn khổng lồ ngóc đầu lên, cao dễ đến 50 thước. Con rắn khổng lồ cứ thế táp đàn dơi và quạ bay nháo nhác trên không trung. Mấy người chứng kiến sợ quá chui hết vào hang tránh để con rắn khổng lồ nhìn thấy. Đến giờ nghĩ lại lần gặp con rắn ấy tui vẫn còn hãi hung. Lúc đầu trông thấy nó ngóc đầu lên, tui lại bảo cây gì mà to thế, đen thế!”.
Còn tiếp...
Dương Ngọc
(Ảnh tác giả và ông Ba Lưới, núi Cấm)
cop 15 在 Layton Wu 雷頓狗 Youtube 的精選貼文
Layton Wu 雷頓狗 - Expiry Dates Vol.1
" Somehow everything comes with an expiry date. Swordfish expires. Meat sauce expires. Even cling-film expires. Is there anything in the world which doesn't? " -- [He Zhiwu, Cop 223] (Chungking Express)
For me, many old songs I love that are never out of date, even though they are not popular anymore. I think music from the 70s and 80s are so fascinating. There are many great artists and producers that I admire. To learn their thoughts and production, I decided to cover some songs. The first song, in this EP, I cover is from Michael Franks, in 1980's One Bad Habit Album - "On My Way Home to You" He inspired me so much in singing and writing and also the first vinyl I bought was his The Art of Tea Album.
「不知道從什麼時候開始,在什麼東西上面都有個日期,秋刀魚會過期,肉罐頭會過期,連保鮮紙都會過期,我開始懷疑,在這個世界上,還有什麼東西是不會過期的?」- 何志武 (重慶森林)
對我而言, 這三首翻唱的音樂都沒有過期, 當然還有更多陪伴我的音樂也是如此。原本的想法只是學習這些音樂人的創作想法,但接著慢慢的做了不少首。 第一首是翻唱影響我很深的創作者Michael Frank, 在七零年代開始發展偏smooth jazz風格的創作者, 而我第一張買的黑膠就是他的 The Art of Tea. 我這次翻唱的是來自1980年 One Bad Habit 中的 On My Way Home to You.
感謝
雷頓狗
Listening to music makes me fall in love.Writing music lets me get over who i love.
Produced by Layton Wu 雷頓狗
Mixed and Mastered by Layton Wu 雷頓狗 at Bedroom Dog Studio 臥室狗, Chicago
Cover by laishihchi 賴士琦
cop 15 在 Pixel Start Youtube 的最佳解答
Showcase of All Revolver Weapons, Reload Animations and Sounds
1975-2021
Gun Fight 1975
outlaw 1976
Sewer Sam 1983
High Noon 1984
Gun.Smoke 1985
War of the Dead 1987
Wild West World 1990
Dirty Harry 1990
The Lone Ranger 1991
alone in the dark 1992.
Virtua Cop 2 1995
Powerslave 1996
Outlaws 1997
Resident Evil: Director's Cut 1997
half life 1998
metal gear solid 1998
Duke Nukem: Zero Hour 1999
Tomb Raider: Chronicles 2000
Counter-Strike 2000
Silent Hill 2 2001
Alone in the Dark: The New Nightmare 2001
serious sam the first encounter 2001
Resident Evil 0 2002
Die Hard: Vendetta 2002
medal of honor allied assault 2002
prohect o.g.i 2 covert strike 2003
XIII 2003
True Crime: Streets of LA 2003
Battlefield Vietnam 2004
Resident Evil: Outbreak 2004
Serious Sam Advance 2004
half life 2 2004
Red Dead Revolver 2004
Total Overdose 2005
Call of Duty 2 2005
Gun 2005
Call of Juarez 2005
The History Channel: Civil War - A Nation Divided 2006
Black 2006
Killzone: Liberation 2006
Tom Clancy's Rainbow Six: Vegas 2006
crossfire 2007
team fortress 2 2007
Soldier of Fortune: Payback 2007
Battlefield: Bad Company 2008
Far Cry 2 2008
The Royal Marines Commando 2008
Call of Duty: World at War 2008
fallout 3 2008
Killzone 2 2009
Call of Juarez: Bound in Blood 2009
killing floor 2009
borderlands 2 2009
call of duty modern of warfare 2 2009
Battlefield Bad Company 2 2010
fallout new vegas 2010
firearms source 2010
metro 2033 2010
Call of Duty: Black Ops 2010
Red Dead Redemption 2010
BioShock 2 2010
RAGE 2011
dead island 2011
Battlefield 3 2011
Rusty Hearts 2011
Dino D-Day 2011
Resistance 3 2011
call of duty modern of warfare 3 2011
Counter Strike Global 2012
Far Cry 3 2012
Max Payne 3 2012
black mesa 2012
Spec Ops: The Line 2012
Battlefield 4 2013
Shadow Warrior 2013
Metro: Last Light 2013
call of juarez gunslinger 2013
bioshock infinite 2013
Metro Redux 2014
destiny 2014
the evil within 2014
Alien: Isolation 2014
Far Cry 4 2014
Fallout 4 2015
Survarium 2015
Battlefield Hardline 2015
Rainbow Six Siege 2015
Dying Light 2015
ZULA 2016
Shadow Warrior 2 2016
battlefiled 1 2016
overwatch 2016
Titanfall 2 2016
ghost in the shell first assault 2006
Black Squad 2017
snirer elite 4 2017
pubg 2017
tannenberg 2017
Rising Storm 2: Vietnam 2017
Call of Duty Black Ops 4 2018
HUNT SHOWDOWN 2018
Red Dead Redemption II 2018
Ironsight 2018
Ion Fury 2018
Pathologic 2 2019
Call of Duty : Modern Warfare 2019
Metro Exodus 2019
The Outer Worlds 2019
control 2019
Zombie Army 4: Dead War 2020
The Last of Us Part 2 2020
Valorant 2020
Cyberpunk2077 2020
Enlisted 2021
Ready or Not 2021
Back 4 Blood 2021
Resident Evil Village 2021
Shadow Warrior 3 2021
Scorn 2021
👉 Don't Forget : Like 👍 , Share 💌 , Comment 💬
1975 0:08
1976 0:21
1983 0:28
1984 0:37
1985 0:46
1999 0:55
1991 01:06
1992 01:15
1995 01:25
1996 01:35
1997 01:48
1998 02:02
1999 02:10
2001 02:22
2002 02:38
2003 03:03
2004 03:28
2005 03:51
2006 04:20
2007 05:04
2008 05:36
2009 06:05
2010 06:47
2011 07:50
2012 08:48
2013 09:47
2014 10:36
2015 11:18
2016 12:09
2017 13:24
2018 14:34
2019 16:35
2020 17:49
2021 19:13
cop 15 在 開水小姐 Youtube 的最佳貼文
"Take Me Right Now"融合了80年代的Disco風格,
顛覆以往開水小姐較為開朗的形象,由粉內帶領,踏入新的舞曲風格。
這首歌藉由釋放自己的性感魅力,勇敢地踏入未知的神祕戀情之中盡情享受。
之中吳了描繪初識時所經歷的冒險,進而帶入各種試探性的調情推拉
最後讓情緒完全的發散而裸出,完全釋放。
--------
這次因為歌曲風格真的不是我擅長的類型
所以粉內特地請了幾個好朋友一起把充滿性感氛圍歌詞寫出
再由我重新組合調節出適合我自己語氣的歌曲節奏
不得不提到我認識多年的孟孟
他一直以來都是我心裡最有女人味的朋友之一
這次也一同參與了歌曲創作,真的太有趣了XD
然後我愛粉內,謝謝你們當初對我拋出橄欖枝
讓我有機會跟這麼棒的一對夫妻合作,
創作出了我從來沒想過的新面向。
愛你們,也期待我們之後可以有更多更棒的合作:D
---------
Take me right now
詞 孟慶而、蔡蔡、FI-Né
曲 謝似餘、FI-Né
誰的費洛蒙早埋伏伺機在角落
此刻只想要你屬於我
汗水不經意的悄悄滑落胸口
看你還能夠撐多久
海市蜃樓不小心讓你看見了花朵
抱歉最耀眼那朵是我
曖昧流動我們何不就 轉身 邂逅
哎 ~~~~互相客套
哎 ~~~~氣氛漸入高潮
哎 ~~~~你要不要
哎 ~~~~Take Me Right Now
就靠近我 就碰觸我 就不要想太多
就抬起頭 就親吻我 就霸道的擁有
就答應我 就不要唯唯諾諾
你別閃躲 你別做作 你在懷疑什麼
OH 別害羞 先攻或守 就不要想太多
OH 放輕鬆 我的心跳 就隨便你感受
OH 這節奏 憑感覺走 天衣無縫
Hey Lucky Boy 你輸了自己卻贏了我
All my band members hop in the ship
And every time that we go we be takin' a zip
And They just want to ride with us so we making it fit
Yeah they wanna come with us they be jumpin' in quick
Hell yeah go ahead and cop another zip
I got to keep goin' in 'cause I’m feelin' her hips
And I just want to glide with it so I’m goin' with this
If they want to keep goin' they be takin a risk
I loved mysteries so much that I turn into one (I turn into one)
I am all yours with no refunds
I just wanna feel your passion come over tonight (come over tonight)
and make a mess out of me
哎 ~~~~互相客套
哎 ~~~~氣氛漸入高潮
哎 ~~~~你要不要
哎 ~~~~Take Me Right Now
就靠近我 就碰觸我 就不要想太多
就抬起頭 就親吻我 就霸道的擁有
就答應我 就不要唯唯諾諾
你別閃躲 你別做作 你在懷疑什麼
OH 別害羞 先攻或守 就不要想太多
OH 放輕鬆 我的心跳 就隨便你感受
OH 這節奏 憑感覺走 天衣無縫
Hey Lucky Boy 你輸了自己卻贏了我
At the end of the night
I can feel it in my arms
I can feel it in my heart
I can feel it in my mind
I can feel it in her ways
I can feel it in her plans
I can feel it in a trance
I can feel it up high
You already know what it is
Give it to your heart
And then give in to mine
Make me wanna ride cuz we up at the top
Here I go again girl I just can’t stop
就靠近我 就碰觸我 就不要想太多
就抬起頭 就親吻我 就霸道的擁有
就答應我 就不要唯唯諾諾
你別閃躲 你別做作 你在懷疑什麼
OH 別害羞 先攻或守 就不要想太多
OH 放輕鬆 我的心跳 就隨便你感受
OH 這節奏 憑感覺走 天衣無縫
Hey Lucky Boy 你輸了自己卻贏了我