[LONG SHARE] NẾU CÓ THỂ TỰ HỌC Ở BÊN NGOÀI THÌ CÓ CẦN PHẢI HỌC ĐẠI HỌC ??
Nhìn title bài viết chắc nhiều Schofan cũng đã từng tự hỏi câu hỏi này giống chị rồi đúng không? Chị cũng từng có trả lời trong bài viết writing task 2 hồi ôn thi Ielts. Cả nhà mình bàn về luận điểm này như sao? Khả năng tự học bên ngoài có phải là tiêu chí để chúng mình quyết định học Đại học hay không?
Chị đang chợt nghĩ sao chúng mình không thử làm một talk để chia sẻ về những quan điểm này nhỉ? Để chúng mình cùng tranh luận, vừa mở rộng thêm những cách nhìn khác nhau về vấn đề, biết đâu lại có thêm những người bạn mới. Mở đầu seri, chị giới thiệu một bài viết của bạn Husky được đăng tải trên Spiderum bàn về việc này nhé.
Còn các em, các em suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
-----x-X-x------
"Mình đã gặp nhiều câu hỏi dạng này:
"Nếu em có thể lên mạng tự học lập trình web thì sao phải đi học công nghệ thông tin?"
"Nếu có thể tự học về digital marketing rồi đi thực tập lấy kinh nghiệm thì sao phải cần đi học marketing ở trường đại học?"
"Không học đại học, đi làm ở Thế Giới Di Động, có kinh nghiệm rồi lên làm quản lý, sau đó thuê mấy đứa học đại học vô làm phụ tá cho mình. Vậy thì cần gì học đại học?"
Có bao giờ bạn tự hỏi, hay là thắc mắc, hay thậm chí đang định nghỉ học đại học vì suy nghĩ trên?
Mình cũng từng thắc mắc như vậy. Mình đang đi làm trong mảng IT và rõ ràng những công cụ ở chỗ mình làm rất mới lạ, khác xa ở trường và các khóa tập huấn của họ rất thực tiễn. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là những gì mình học ở trường không có bổ ích?
Câu trả lời ngắn gọn là: vẫn cần học đại học. Những gì học ở trường rất bổ ích và tự học bên ngoài không thay thế được.
Bài viết này của mình sẽ xoay quanh câu hỏi: Nếu có thể tự học ở bên ngoài thì có cần phải học đại học? Để trả lời câu hỏi đó, bài viết sẽ bắt đầu bằng việc tại sao chúng ta cần học, và sau đó xét trường hợp đại học.
Bài viết này tập trung vào mảng kinh doanh và nói chung về đại học chứ không chỉ đại học ở Việt Nam.
CHỪNG NÀO THÌ EM ÁP DỤNG CÔNG THỨC NÀY ?
Hằng là một học sinh cấp 3 và em đang ráng hoàn thành xong bài tập về nhà môn Toán. Em phải làm rất nhiều bài tập về mảng đạo hàm, tích phân, về lượng giác. Em mệt mỏi, em phát nản. Ngày nào cũng như ngày nào, em phải viết ra những ký tự Hy Lạp lạ lẫm ra giấy, nhớ các công thức dài đằng đặc, bấm máy tính liên hồi. Em mệt mỏi, em muốn ngã gục. Mẹ em hỏi em ổn không và em nói:
-Con không hiểu tại sao con phải học đạo hàm, tích phân. Mẹ, sau này con có dùng những thứ này không?
Nếu mẹ em trả lời đúng chất Á Đông, thì mẹ em sẽ nói:
-Thôi ráng đi con, học ra có cái bằng rồi sau này sướng.
Còn nếu mẹ em muốn khích lệ em thì:
-Có thể bây giờ con thấy xa lạ, nhưng sau này con sẽ có lúc con dùng, sẽ có lúc con thấy nó áp dụng trong cuộc sống.
Nhưng rõ ràng câu trả lời này không thỏa mãn cho cả hai người, bởi vì bà mẹ biết bà chỉ đang nói vòng vo, còn cô bé thì hiển nhiên chẳng được khai sáng gì thêm.
Nếu nói nền giáo dục Việt Nam đang thất bại, đó không hoàn toàn là vì nền giáo dục này dạy những thứ vô nghĩa. Nguyên nhân chính là vì nền giáo dục này không dạy cho học sinh hiểu rằng: rốt cuộc là học sinh học để làm gì?
Chúng ta hay thường nhìn mọi thứ ngay trước mắt. Nếu là học sinh học, thì đó là để hiểu về cơ thể người. Nếu là học về hóa học, đó là để hiểu về cấu tạo các hợp chất. Nếu về toán, đó là để tính toán. Nhưng đó chỉ là một mục tiêu trong việc dạy học. Còn một mục tiêu khác lớn hơn và rất quan trọng về lâu dài mà nền giáo dục cần giúp học sinh đạt được, đó là:
TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Điều tuyệt vời nhất và đọng lại lâu dài nhất của sự giáo dục là nó dạy con người cách suy nghĩ, và cụ thể hơn là tư duy giải quyết vấn đề. Ra kết quả đúng cho môn toán không quan trọng bằng việc người đó đã tư duy để ra được đáp án cho vấn đề như thế nào. Tương tự như vậy với môn lý, môn hóa, và lên cao hơn là các môn trong trường đại học.
!!! BIẾT LÀM KHÔNG PHỈA LÀ BIẾT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khi nói về tự học, nhất là trong mảng công nghệ thông tin (gọi tắt là IT), nhiều bạn đang nhầm lẫn rằng mọi thứ trong IT chỉ xoay quanh: lập trình phần mềm, viết web, xử lý an ninh mạng. Mọi người sẽ lên Internet chọn một ngôn ngữ để học, như Java chẳng hạn, coi video, tìm tài liệu tự học, tự cài phần mềm và tự viết code. Khi người đó đã tự viết được thuần thục ngôn ngữ lập trình đó, hay là đã tự làm được 4,5 websites cho mình, vậy là xong, anh ấy đã thành dân IT. Mọi người thích học IT vì nó là ngành hot, dễ kiếm tiền, ra trường chỉ việc ngồi lập trình, xây website là xong.
Và đó là một sự hiểu nhầm tai hại cho việc học IT. Học IT không phải là chỉ ngồi gõ máy tính, viết phần mềm. Học IT là để biết cách dùng công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề trong kinh doanh, và một trong những cách đó là lập trình. Lập trình không phải là tất cả. Một nhân viên IT kỳ cựu đã chia sẻ với mình rằng: "Giải pháp IT tốt nhất là giải pháp mà không cần phải viết một dòng code nào mà vẫn giải quyết được vấn đề."
Dùng công nghệ để giải quyết vấn đề, đó là bản chất của ngành IT.
Những sinh viên lập trình mới ra trường sẽ thường kỳ vọng rằng công việc của họ như thế này:
Sếp: Công ty chúng ta cần một cơ sở dữ liệu để lưu trữ hồ sơ.
Sinh viên mới ra trường: Ok sếp, sếp muốn cơ sở dữ liệu sao.
Sếp: Cơ sở dữ liệu đó là sẽ cho các phòng ban sau sử dụng, nó sẽ phải đạt được tiêu chí ABC, phải có chức năng XYZ, phải tương thích với phần mềm K, phải có giao diện như N.....
Sinh viên mới ra trường: Ok sếp, tụi em sẽ làm cho.
------------------------------------------------
Tuy vậy thực tế như thế này:
Sếp: Công ty chúng ta cần một cơ sở dữ liệu để lưu trữ hồ sơ.
Sinh viên mới ra trường: Ok sếp, sếp muốn cơ sở dữ liệu sao.
Sếp: làm sao để lưu hồ sơ, mà dễ dùng dễ hiểu là được. Nói chung khi tôi cần tôi, hay bất cứ ai cần, có thể truy cập vào lấy hồ sơ ngay.
Nào bây giờ bạn sẽ làm thế nào? Ai sẽ dùng cơ sở dữ liệu đó? Thế nào là dễ hiểu? Thế nào là dễ dùng? Giao diện thân thiện là ra sao? Phải có chức năng gì? Phải phân quyền ra sao? Mình sẽ tự xây cơ sở dữ liệu hay mua bên ngoài?
Và đó là tình huống thực tế của dân IT. Hơn một nửa thời gian bạn sẽ dùng để hiểu rốt cuộc yêu cầu của người dùng là gì và làm sao để giải quyết được vấn đề đó, viết code và chạy thử chỉ là giai đoạn cuối cùng. Nếu một người chỉ là dân IT, chỉ biết code, mà không hiểu được rằng liệu phần mềm hay website của mình có đáp ứng được nhu cầu của người dùng không, thì anh ấy cũng vô dụng như một người không biết lập trình.
Làm mảng phát triển phần mềm (Developer) đòi hỏi nhiều tư duy hơn là kiến thức lập trình
Và lúc đó dân IT sẽ hiểu rằng anh ta cần biết nhiều hơn là code. Anh ấy cần hiểu về doanh nghiệp, cần hiểu về tâm lý hành vi con người để thiết kế giao diện, hoặc phần mềm. Anh ấy cần có đầu óc logic. Anh ấy cần biết các công cụ khác nhau có thể dùng để giải quyết vấn đề.
Những điều này anh ấy hầu như sẽ không có nếu chỉ tự học online. Đi học đại học là để học sâu hơn vào tư duy, là để được dùng các công cụ khác nhau và hiểu cách dùng chúng để xử lý từng tình huống. Đi học đại học là để làm nhóm và qua các bài tập nhóm đó, sinh viên hiểu được những loại người khác nhau, cách xử lý các rắc rối do bạn bè trong nhóm gây ra, cách thuyết phục người khác. Những siêu nhân có thể một mình tự viết phần mềm, hoặc tự mình nghĩ ra giải pháp cho công ty, chỉ xuất hiện trên phim thôi.
Bạn có thể nói rằng các công cụ, hay chương trình dạy, hay là bài tập giao trong trường không có thực tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bổ ích. Hãy xem ví dụ trong bóng đá. Đây hình Messi, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trên hành tinh, đang tập luyện trên sân:
Anh ấy đang dắt bóng qua những cây cột bất động. Không chỉ Messi, bất kỳ một cầu thủ nào cũng phải tập những bài tập cơ bản này. Rõ ràng bài tập này không hề thực tế nếu so với những gì xảy ra trên sân:
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng các bài tập đó không hữu ích. Nó rèn luyện các cầu thủ quen với động tác, quen với bóng, quen với tình huống, và khi đã quen với các kỹ năng cơ bản, Messi có thể cọ xát với thực tế và nâng cao kỹ năng của mình hơn.
Đi học đại học cũng vậy, đó là nơi để một người rèn giũa các kỹ năng tư duy cơ bản của mình. Ở trường đại học có tất cả những thứ cần thiết để giúp một người nâng cao tư duy của mình như có giáo sư để hỏi chuyện, có sách vở, có hệ thống máy tính để tìm hiểu thêm, có cơ hội áp dụng tư duy trong lúc làm bài tập nhóm, có cơ hội tham gia các buổi nói chuyện với doanh nghiệp. Tất cả những điều đó sẽ giúp người học nâng cao tư duy trong ngành, thậm chí ngoài ngành. Nếu học về tài chính thì đó là tư duy tài chính, đó là mảng logistics thì là tư duy trong logistics. Khi đã có các kỹ năng cơ bản đó rồi, sinh viên đi làm sẽ học lên rất nhanh. Nếu bạn đang làm trong doanh nghiệp và tuyển nhân viên sale, bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn giữa người không có học về sale nhưng có kinh nghiệm và người chưa có kinh nghiệm nhưng có học đàng hoàng về sale. Người chưa có kinh nghiệm có thể khởi đầu công việc chậm hơn người có kinh nghiệm, nhưng những tư duy được dạy trên trường sẽ giúp người đó học hỏi nhanh, lên kinh nghiệm nhanh, và hẳn sẽ làm tốt hơn người có kinh nghiệm lâu năm. Đó là bởi vì khi đã có tư duy giải quyết vấn đề, thì dù gặp tình huống mới, người có tư duy cũng sẽ tìm ra được cách giải quyết vấn đề. Còn người chỉ có kinh nghiệm thì anh ta chỉ cố gắng giải quyết dựa trên kinh nghiệm, chứ không suy nghĩ có hệ thống.
Tuy vậy điều này không nói rằng tự học bên ngoài là vô bổ. Bản thân mình cũng tự học thêm bên ngoài và đã viết bài giới thiệu các khóa học. Mình thấy rằng tự học bên ngoài là để bổ sung thêm cho những gì học trên trường, chứ không thể thay thế được. Những khóa học tự học sẽ giúp bạn có góc nhìn mới về ngành mình đang học, hiểu biết thêm về bên ngoài, rèn luyện tính tự lập. Nhưng như vậy không đủ để thay thế nền giáo dục có hệ thống.
HỌC ĐẠI HỌC ĐỂ CÓ GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ KINH DOANH
Mình sẽ lấy ví dụ trong mảng marketing. Học marketing là để giải quyết vấn đề của công ty qua các chiến dịch marketing. Nếu như dân Marketing chỉ chăm chăm lo mảng marketing mà không quan tâm xem công việc Marketing đó ảnh hưởng lên toàn bộ công ty ra sao, thì người đó nếu không gây ra rắc rối thì cũng chẳng mang lại lợi ích gì. Nếu bạn chạy một chiến dịch Marketing trên Facebook với lượt reach đến hàng triệu người, số lần tương tác là hàng trăm ngàn, nhưng doanh số thu về không đạt được mục tiêu đề ra, thì nó vẫn là một thất bại, dù bạn có biện hộ rằng chiến dịch đã đạt được hầu hết các mục tiêu marketing đề ra. Và nếu bạn nói rằng:
-Ồ bán không được là vấn đề của phòng sale, chúng tôi chạy marketing miễn đạt được chỉ tiêu đề ra là được.
Thì chuyện gì sẽ xảy ra? Phòng Marketing vẫn hoạt động bình thường, và công ty thì vẫn tiếp tục thua lỗ. Và dần rồi chẳng còn phòng ban nào hoạt động cả.
Một công ty là một hệ thống phức tạp và đòi hỏi mọi thứ phải tương tác hài hòa với nhau. Website của công ty tạo bởi phòng IT phải dùng được cho các phòng ban khác, hệ thống kế toán của công ty phải tương thích với hệ thống tài chính của phòng tài chính. Phòng marketing phải phối hợp với phòng sale chứ không thể thân ai nấy lo.
Chúng ta hay nói về Mark Zuckerberg với Facebook, hay là Larry Page và Sergey Brin với Google, hoặc là Jack Ma với Alibaba, như họ một mình gây nên cơ nghiệp. Thực tế tài năng của Mark Zuckerberg, Larry Page hay là Jack Ma nằm ở chỗ họ đã tổ chức được một đội ngũ mạnh, có thể chạy trơn tru với nhau để đưa công ty đi lên. Cái thành công của Mark không phải là đã viết ra được Facebook, vì ý tưởng đó rất dễ dàng bị sao chép. Cái thành công của Mark là đã tập hợp được những người có thể làm việc với nhau để đưa Facebook lên tầm cao mới. Mark đã tập hợp được những dân tài chính xuất sắc biết làm việc chung với dân marketing, Mark có đội kỹ sư IT tài ba biết làm việc chung với đội ngũ luật sư để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến lưu trữ thông tin cá nhân. Mark có đội ngũ quản lý nhân sự biết làm việc với các phòng ban khác để hiểu xem họ đang muốn tuyển người như thế nào, hay là để đưa ra chính sách tuyển người phù hợp với các phòng ban khác nhau. Chính cái bộ máy chạy trơn tru và hài hòa đó đã đưa Facebook thành đế chế công nghệ toàn cầu như hiện nay, chứ không phải chỉ là ý tưởng Facebook.
Nếu bạn chỉ tự học online và đi làm thì bạn khó có thể hiểu được điều đó. Ngược lại, nếu bạn học đại học đàng hoàng bạn sẽ hiểu được những bộ phận khác nhau trong công ty đóng vai trò gì, các yếu tố bên ngoài tác động tới công ty như thế nào và quan trọng hơn, làm sao để các bộ phận đó chạy trơn tru với nhau và thích nghi được với các yếu tố bên ngoài. Đó là lý do sinh viên kế toán phải học kinh tế vi mô, vĩ mô, sinh viên tài chính phải học về kế toán, còn sinh viên ngành quản trị thì phải học cơ bản về chuỗi cung ứng. Việc học những mảng khác nhau của doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên hiểu được vấn đề của doanh nghiệp nhìn từ góc nhìn của doanh nghiệp. Góc nhìn này rất khác với góc nhìn thông thường.
Hãy xem xét vấn đề hay được nhắc tới ở Việt Nam: doanh nghiệp Việt Nam không làm được ốc vít cho Samsung.
Samsung và chuyện con ốc vít nước Việt
Samsung vẫn tiếp tục săn tìm các nhà cung cấp linh kiện Việt Nam đủ sức đáp ứng yêu cầu của họ nhưng vẫn chưa tìm thấy. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ cung ứng được bao bì, đóng gói, còn ốc vít hay sạc pin thì bó tay, thông tin từ Triển lãm hội thảo công nghiệp phụ trợ lần 3 tại Hà Nội ngày 21.6.
Nhưng nếu bạn đã học về kinh doanh hay chuỗi cung ứng bạn sẽ nhìn về vấn đề như sau:
Việt Nam không phải không làm được ốc vít, mà là không làm được ốc vít cho Samsung. Chúng ta phải hiểu một thứ cùng chủng loại không có nghĩ là nó giống nhau. Ví dụ voi và chó đều là nhóm động vật bốn chân, điều đó không có nghĩa là voi và chó giống nhau. Ốc vít cũng vậy, ốc vít có cả trăm loại. Việt Nam chế tạo được ốc vít đóng tàu chiến, hay là xuất khẩu, không có nghĩa là chế tạo được ốc vít dùng cho điện thoại. Và cụm từ "không làm được" nó mang nghĩa rất rộng.
Thế nào là "không làm được"? Khi nói không làm được thì có thể có các tình huống sau:
-Chất lượng ốc vít không đạt chuẩn của Samsung.
-Làm được nhưng giá thành cao hơn mức yêu cầu của Samsung.
-Làm được nhưng dây chuyền sản xuất không đáp ứng đủ yêu cầu. Ví dụ Samsung yêu cầu 1000 con ốc vít mỗi ngày, doanh nghiệp chỉ sản xuất được một nửa số đó.
-Làm được, sản xuất đủ 1000 ốc vít mỗi ngày, nhưng không có đủ phương tiện để vận chuyển ốc vít đều đặn cho nhà máy Samsung.
-Dây chuyền chỉ sản xuất được ốc vít cho rất ít mẫu mã. Có thể dây chuyền sản xuất được ốc vít cho mẫu mã tầm trung như Samsung Galaxy A3, Samsung Galaxy J5, nhưng không sản xuất được ốc vít cho các mẫu mã Galaxy S8.
-Làm được nhưng doanh nghiệp sẽ không lời bằng làm cái khác.
-Làm được nhưng không phải lúc Samsung yêu cầu. Đến lúc làm được thì Samsung đã chọn doanh nghiệp của riêng họ.
Bạn thấy đấy, cụm từ "không sản xuất được" trong kinh doanh nó mang rất nhiều hàm ý khác nhau và đôi lúc nó mang ý nghĩa là "không sản xuất được hàng bán được". Những người không chuyên về kinh doanh thì sẽ nhìn vào hiện tượng rồi tranh cãi một cách nông cạn như trong hai bức hình trên.
Thường nếu bạn tự học, bạn chỉ hiểu được kiến thức chuyên sâu và nâng cao kỹ năng chuyền môn về ngành của mình, nhưng bạn khó có thể có được góc nhìn tổng thể về toàn bộ quy trình kinh doanh.
!!! HỌC ĐẠI HỌC KHÔNG VÔ DỤNG
Kết luận từ trải nghiệm của riêng mình là học đại học không hề vô dụng, thậm chí rất hữu ích và không thể bị thay thế bằng tự học thêm bên ngoài, ít nhất là hiện giờ. Các công cụ lúc mình đi làm có thể mới mẻ nhưng những tư duy mình được dạy lúc học giúp mình hiểu vấn đề và cách dùng các công cụ đó rất nhanh. Từ các đàn anh đàn chị trong công ty, mình nhận thấy rằng việc có nhiều mô hình tư duy và biết cách dùng các công cụ khác nhau cho các tình huống khác nhau rất quan trọng. Cùng một vấn đề, nhưng khi trình bày cho sếp người có kinh nghiệm biết dùng công cụ A, còn giải thích cho người phòng ban khác, họ dùng công cụ B, còn để nói chuyện nội bộ họ dùng công cụ C. Điều đó đảm bảo tất cả người nghe khác nhau cùng hiểu được vấn đề thông qua các cách khác nhau, và từ đó họ có thể phối hợp tốt được với nhau trong công việc. Và đó chỉ là phiên bản đời thực của làm việc nhóm trên trường. Chẳng phải mục đích cuối cùng của việc thuyết trình nhóm là làm sao để người nghe hiểu được nhóm bạn đang nói gì và nói có đúng yêu cầu không hay sao?
Tự học thêm vẫn là một điều cần thiết, bởi vì học trên trường đại học là không đủ. Việc tự học thêm sẽ giúp mình đào sâu vào chuyên môn và có các kỹ năng rất cần thiết lúc đi làm. Nói thêm một chút, bản thân mình có tự học thêm sâu vào Excel, và thấy nó được ứng dụng rất nhiều trong công sở. Thực sự nếu bạn rành về Excel, cuộc sống công sở của bạn dễ chịu hơn rất nhiều."
Các group FREE của page các bạn join nhé:
- Scholarship Hunters
- English Club HEC
- Job Hunters & Career Builders - HannahEd
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過1,930的網紅Indrani Kopal,也在其Youtube影片中提到,TXAP 2008 From May 19-25 2008 fifty-five tech and video activists gathered in West Java, Indonesia to share code and stories. Organised by EngageMe...
「share java code online」的推薦目錄:
- 關於share java code online 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於share java code online 在 Indrani Kopal Youtube 的最佳貼文
- 關於share java code online 在 網路上關於Java online compiler-在PTT/MOBILE01/Dcard上的 ... 的評價
- 關於share java code online 在 網路上關於Java online compiler-在PTT/MOBILE01/Dcard上的 ... 的評價
- 關於share java code online 在 網路上關於Java online compiler-在PTT/MOBILE01/Dcard上的 ... 的評價
- 關於share java code online 在 Put Your Java Program on a Website (Tutorial) - YouTube 的評價
- 關於share java code online 在 Online Java Compiler (Multiple File Support) - Stack Overflow 的評價
- 關於share java code online 在 online-compiler · GitHub Topics 的評價
share java code online 在 Indrani Kopal Youtube 的最佳貼文
TXAP 2008
From May 19-25 2008 fifty-five tech and video activists gathered in West Java, Indonesia to share code and stories. Organised by EngageMedia and the Jakarta based Ruangrupa Transmission Asia-Pacific brought together projects from 15 different countries, from Japan to India, and China to New Zealand, to discuss ways to most effectively use online video as a social change tool.
By Indrani Kopal
(One of the participant)
share java code online 在 網路上關於Java online compiler-在PTT/MOBILE01/Dcard上的 ... 的推薦與評價
Online Java is a web-based tool powered by ACE code editor. Build, Run & Share Java code online using online-java's IDE for free. It's one of the quick, robust, ... ... <看更多>
share java code online 在 網路上關於Java online compiler-在PTT/MOBILE01/Dcard上的 ... 的推薦與評價
Online Java is a web-based tool powered by ACE code editor. Build, Run &amp; Share Java code online using online-java's IDE for free. It's one of the quick, robust,&nbsp;... ... <看更多>
share java code online 在 網路上關於Java online compiler-在PTT/MOBILE01/Dcard上的 ... 的推薦與評價
Online Java is a web-based tool powered by ACE code editor. Build, Run & Share Java code online using online-java's IDE for free. It's one of the quick, robust, ... ... <看更多>