LOCAL BRANDS VS GLOBAL BRANDS:
CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC?
(Nội dung này được kết hợp thực hiện bởi Cocochabong và Daoonclouds, đăng tải trên J.O.Y Magazine-Book Issue 3 và đã được mua bản quyền bởi Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Mọi sự sao chép và sử dụng không được sự cho phép của Bloombooks và hai tác giả là hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ)
Năm 2018, Nielsen công bố báo cáo số liệu đánh giá Việt Nam đứng thứ ba toàn cầu trong việc ưa chuộng hàng ngoại, chỉ sau hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Báo cáo này chỉ rõ, hơn phân nửa dân số Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho hàng nhập khẩu. Riêng đối với ngành thời trang, những năm gần đây thị trường trong nước đang chứng kiến sự xuất hiện của ngày càng nhiều các thương hiệu nước ngoài. Tính đến thời điểm này, hơn 200 thương hiệu thời trang quốc tế đủ các phân khúc đã có mặt tại Việt Nam. Local brands đang phải đứng trước một cuộc chiến sinh tồn mà đối thủ là global brands, và thế trận, thật không may, có vẻ như đang không hề cân sức. Giấc mơ chiếm lĩnh thị trường vốn thuộc về chính mình, liệu có được hoàn thành?
LÀN SÓNG LOCAL BRAND THẾ HỆ MỚI
Trong vòng chưa đầy một thập kỷ trở lại đây, một làn sóng local brand thế hệ mới ồ ạt ra đời. Người sáng lập các local brand này đều còn rất trẻ, và có thể chia ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người xuất thân từ các lứa sinh viên Thiết kế Thời trang trong nước hoặc nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp ngành này hiện có xu hướng mở thương hiệu của riêng mình và đi lên từ việc gây dựng cửa hàng nhỏ nhiều hơn là lựa chọn đi làm thuê cho các công ty thời trang hay tập đoàn dệt may lớn. Nhóm thứ hai là những người nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng của thị trường thời trang, sở hữu gout thẩm mỹ tốt và có một nguồn lực tài chính vừa phải để bắt đầu với một thương hiệu nhỏ. Bởi vậy, không khó hiểu khi các local brands thế hệ mới đã và đang nhìn thấy được chính xác những gì mà các thương hiệu thời trang hay công ty dệt may thế hệ trước thiếu hụt: Sự đa dạng, mới mẻ trong thiết kế mẫu mã và tầm quan trọng của yếu tố thương hiệu.
5 năm trước, khi sân nhà còn chưa có quá nhiều bóng dáng của những “kẻ khổng lồ”, bức tranh toàn cảnh của các local brand vẫn còn đang vô cùng lạc quan, sôi động và đầy màu sắc. Họ thổi một luồng gió mới vào thời trang trong nước và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng trẻ. Những cửa hàng nhỏ nhắn nhưng chỉn chu, đẹp đẽ, được chăm chút từ những chi tiết nhỏ nhất, thể hiện tính cách riêng biệt của từng thương hiệu và của chính người chủ thương hiệu. Những hình ảnh được đầu tư sản xuất kỹ lưỡng luôn cố gắng thể hiện cả tinh thần, lối sống mà thương hiệu xây dựng cho chính họ và khách hàng của họ, chứ không đơn thuần chỉ là hình ảnh sản phẩm. Người tiêu dùng trẻ thích thú trước sự muôn màu muôn vẻ, sự đa dạng và cảm giác gần gũi mà các local brand mang lại, thích thú trước việc được feature trên các kênh Facebook, Instagram của local brand nếu họ là người có tinh thần khớp với tính cách của thương hiệu, hoặc đơn giản là có những tấm ảnh đẹp với outfit đến từ thương hiệu đó – điều mà trước đây họ chưa từng được trải nghiệm.
Những local brand thành công nhất và được nhắc đến nhiều nhất có chung một đặc điểm: Họ có DNA rất rõ ràng và nhất quán. Họ xây dựng được đặc điểm, tính cách, tinh thần, giá trị rõ ràng cho thương hiệu, họ tạo ra được một hình tượng đặc trưng – cũng chính là hình tượng mà khách hàng của họ hướng đến. Nhắc đến Rue des Chats là nhắc đến sự thanh lịch, nữ tính; nhắc đến Lam Boutique là nhắc đến những người đàn bà ngọt ngào và bản năng; nhắc đến Wephobia là nhắc đến những người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ nhưng thanh lịch, thích mặc đồ menswear; nhắc đến Subtle Studios là nhắc đến sự tinh tế, sắc sảo và hơi thở nghệ thuật; nhắc đến Nosbyn là nhắc đến những món đồ basic tối giản; nhắc đến Libé Workshop là nhắc tới sự năng động, tinh nghịch, trẻ trung… Họ chinh phục khách hàng local bằng cả bản thân sản phẩm họ làm ra lẫn giá trị thương hiệu mà họ xây dựng nên. Một số ít thậm chí còn nhận được sự yêu thích ở cả một vài thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc. Người ta lựa chọn trang phục của các thương hiệu đó không phải chỉ vì một thiết kế đẹp với chất lượng tốt, mà còn bởi tinh thần và lối sống mà họ theo đuổi.
Có một giai đoạn, sự thành công ngoạn mục của thế hệ local brand mới và trào lưu Support local designers (ủng hộ các nhà thiết kế trong nước) khiến cho người làm thời trang ở Việt Nam cảm thấy rất lạc quan về câu chuyện chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thế nhưng, đúng vào giai đoạn local brand trở nên bão hoà vì bắt đầu xuất hiện thêm quá nhiều những thương hiệu thiếu bản sắc hoặc thiếu tính chuyên nghiệp, đúng vào lúc cảm giác mới lạ về các local brand qua đi và sự thích thú của người tiêu dùng nội địa bắt đầu giảm dần, thì Zara – “ông lớn” của ngành công nghiệp thời trang thế giới – đặt chân vào thị thường Việt Nam, nối gót sau đó là những gã khổng lồ ngoài biên giới. Cột mốc gắn tên Zara đó giống như một cú huých làm thay đổi hoàn toàn cục diện thị trường. Một miếng bánh lớn đã bị giành mất.
CUỘC XÂM LĂNG CỦA NHỮNG KẺ KHỔNG LỒ
Sự thật rất dễ nhận thấy là những thương hiệu thời trang toàn cầu tầm trung khi đến Việt Nam luôn tạo nên cơn sốt và sự phấn khích cho người tiêu dùng trong nước. Quan trọng hơn, họ lập tức chiếm lĩnh thị trường và đứng vững một cách ổn định. Một cơn sốt có thể do nhiều yếu tố, đặc biệt là chiến dịch quảng bá rầm rộ, kế hoạch truyền thông bài bản và dồn dập trong một khoảng thời gian. Nhưng khi cơn sốt qua đi, cái gì là điều khiến khách hàng tiếp tục quay trở lại? Xem ra chúng ta không có cách nào phủ nhận được chỗ đứng của họ trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Zara mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 9/2016 với doanh thu 5,5 tỷ đồng trong ngày khai trương, và sau đó cán mốc 1,800 tỉ đồng cho năm 2018 – một con số ngoạn mục. Trong nửa đầu năm 2018 bình quân mỗi ngày doanh thu của tập đoàn Inditex tại thị trường Việt Nam đến từ Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear và Stradivarius đạt gần 5,3 tỷ, trong đó chủ yếu là từ Zara (căn cứ theo báo cáo tài chính của Mitra Adiperkasa ). Thương hiệu thời trang đến từ Thuỵ Điển H&M gia nhập thị trường Việt Nam muộn hơn Zara một năm, và đến thời điểm hiện tại đã có 9 cửa hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Báo cáo tài chính hai quý đầu năm 2018 của H&M cho thấy họ đã thu về 325 tỷ đồng từ thị trường Việt Nam, có nghĩa là khoảng hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày.
Cuối năm 2019, Uniqlo nổ phát súng đầu tiên báo hiệu họ đã chính thức “tham chiến” bằng sự kiện khai trương cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn – đúng như kế hoạch đã sớm được rục rịch thông báo từ cuối tháng 8/2018. Cửa hàng Uniqlo được xây dựng trên nền toàn bộ không gian của toà nhà từng là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất Sài Gòn. Sự hiện diện của tỷ phú Nhật Bản Tadashi Yanai – nhà sáng lập Uniqlo trong lễ khai trương đã chứng tỏ tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với việc kinh doanh bán lẻ của thương hiệu này. Hình ảnh cửa hàng Uniqlo Sài Gòn lập tức “phủ sóng” khắp social media, và sau đó là hình ảnh một hàng dài những người xếp hàng chờ đợi để mua sắm ngay góc đường Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn kéo dài đến gần hai tuần liền.
Sức tiêu dùng của thị trường Việt Nam cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc của các luxury brands (thương hiệu xa xỉ). Tháng 12 năm 2019, Business Of Fashion đăng tải một bài viết mang tiêu đề “Vietnam: Luxury New Goldmine?” (Việt Nam: Mỏ vàng mới của thời trang xa xỉ?), đề cập nhận định của những cá nhân kinh doanh thời trang xa xỉ về tiềm năng của thị trường Việt Nam. Mới chỉ gần ba mươi năm về trước, chúng ta còn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới, và nay, trở thành thị trường được chú ý bởi các nhãn hàng cao cấp. Dân số trẻ và có học thức; sự gia tăng của nhóm khách hàng thuộc tầng lớp middle-class (trung lưu); sự trỗi dậy của một nhóm người tiêu dùng mới – HENRYs (High Earners Not Rich Yet – Người thu nhập cao nhưng chưa giàu); tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của một nền kinh tế đang trên đà phát triển… Đây là những yếu tố cần thiết để cấu thành một thị trường đủ hấp dẫn cho phân khúc hàng hoá cao cấp.
Việc người Việt ưa chuộng hàng ngoại chẳng phải là chuyện gì quá xa lạ, nhưng không vì thế mà các thương hiệu cao cấp đã có tên tuổi và địa vị vững chắc như Hermes, Dior, Chanel, Gucci, Burberry, Louis Vuitton… lơ là trong việc củng cố danh tiếng cũng như sức ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam. Những chiến dịch quảng bá linh hoạt, hiệu quả, khai thác triệt để KOLs – những “kênh truyền thông” miễn phí nhưng lại có sức ảnh hưởng cực lớn trên các nền tảng mạng xã hội, duy trì mật độ xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng, các buổi tiệc private với khách hàng thân thiết và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo… Thậm chí, họ còn không ngại chi tiền cho những sự kiện văn hoá mở rộng vùng đối tượng tiếp cận ra toàn bộ những người quan tâm thời trang – kể cả những người có thu nhập không nằm trong phân khúc khách hàng tiêu dùng sản phẩm xa xỉ, bởi sự ngưỡng vọng của số đông sẽ càng nâng cao đẳng cấp cho thương hiệu cũng như những khách hàng của họ. Và trong khi Hermes làm một buổi triển lãm vào cửa tự do kéo dài một tuần lễ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám nhằm tôn vinh lịch sử thương hiệu và củng cố địa vị trong mắt người Việt Nam, còn H&M - dù đang gặp rắc rối lớn với 1.4 tỉ đô la hàng tồn ở nước ngoài – vẫn tiếp tục mở tới cửa hàng thứ chín trên lãnh thổ nước ta, thì các thương hiệu nội địa vẫn còn đang trầy trật trong cuộc chiến giành lấy lòng tin và tình cảm của người tiêu dùng trên chính sân nhà.
NIỀM TIN CUẢ NGƯỜI TIÊU DÙNG - NỀN TẢNG CHO CHỖ ĐỨNG CỦA THƯƠNG HIỆU
Trong môi trường cạnh tranh công bằng, người tiêu dùng có toàn quyền bầu cử cho doanh nghiệp bằng lá phiếu là đồng tiền do chính mình làm ra.
Chất lượng là một loại yếu tố hữu hình có thể đo lường được mà doanh nghiệp đương nhiên phải đảm bảo nếu muốn tồn tại. Chẳng doanh nghiệp nào có thể đi đường dài nếu sản phẩm của họ đắt mà lại yếu kém. Mặt khác, về tâm lý tiêu dùng, khi một thương hiệu được xem là có mặt trên toàn cầu thì khách hàng sẽ cho rằng những thương hiệu này sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, vì nó đã được công nhận và tin dùng bởi người tiêu dùng ở nhiều nước (và dù gì ta cũng phải ghi nhận mặt bằng chung chất lượng của những “gã khổng lồ” đã quá thành công trong thế giới thời trang là rất ổn định).
Niềm tin vào giá trị thương hiệu thì khác, nó là một thứ vô hình nhưng vô cùng vững chãi. Trên thực tế, nó là thứ rất dễ thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với người tiêu dùng bình dân ở các quốc gia đang phát triển, thương hiệu toàn cầu mang lại một thứ nhiều hơn là sản phẩm và dịch vụ. Thương hiệu toàn cầu đại diện cho tính toàn cầu. Người tiêu dùng tin rằng việc mua sản phẩm đến từ các thương hiệu đó là một cách thể hiện bản thân là người năng động, hiện đại, văn minh, bắt kịp xu hướng, và đang tham gia vào nền văn hoá toàn cầu. Còn đối với nhóm khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu và HENRYs, họ cực kỳ coi trọng vị thế của mình trong xã hội, và sản phẩm thời trang thuộc các thương hiệu xa xỉ được xem như công cụ giúp họ khẳng định hình ảnh và “đẳng cấp” của mình.
Nhưng niềm tin vào thương hiệu toàn cầu không phải là không thể lay chuyển. Một bài tiểu luận của các giáo sư đại học Harvard có tên “How Global Brands Compete" đã chỉ ra rằng cứ mười người thì sẽ có một người từ chối thương hiệu toàn cầu nếu có thể – đây gọi là Phe Chống Đối. Phe Chống Đối thể hiện sự ngờ vực cao độ về tính minh bạch và nhân đạo trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp khổng lồ đang vươn vòi bạch tuộc ra khắp các quốc gia và châu lục. Đây cũng chính là nhóm có xu hướng lựa chọn các thương hiệu nội địa, các công ty có quy mô địa phương.
Nhóm khách hàng thuộc Phe Chống Đối đang gia tăng dần lên sau nhiều vụ bê bối của các thương hiệu thời trang nhanh (mà điển hình là Zara), do mô hình kinh doanh theo tính kinh tế bậc thang (Economy of scale) của các doanh nghiệp này gây ra những hậu quả nặng nề lên môi trường và những sự bất công đối với người lao động ở những quốc gia gia công, trong đó có Việt Nam. Một số hãng thời trang cao cấp cũng đang hứng chịu chỉ trích và tẩy chay của khách hàng ở nhiều nước, ví dụ như quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dolce & Gabbana đã gây ra cuộc tẩy chay hãng này tại Trung Quốc, hay việc Burberry (và còn nhiều hãng khác) thiêu huỷ tất cả những mặt hàng không bán được làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của cộng đồng. Khi sự ngờ vực lan ra cho toàn bộ các thương hiệu thuộc hàng “ông lớn” khác, nghĩa là thứ quyền lực vốn dĩ được xây dựng trên nền tảng niềm tin của khách hàng đã bị lung lay. Thời điểm thích hợp để các thương hiệu nội địa bước ra giành lấy cho mình tấm phiếu tín nhiệm từ người tiêu dùng chính là lúc này.
"BIẾT NGƯỜI BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG"
Dù các thương hiệu quốc tế đang áp đảo thương hiệu nội địa, nhưng sự ưa chuộng thương hiệu toàn cầu của người tiêu dùng không đồng nghĩa với một hồi kết cho local brands. Khi hiểu rõ thế trận, nguyên nhân, tìm ra những lỗ hổng của thương hiệu toàn cầu và khai thác tối đa mọi thế mạnh của mình, các thương hiệu local sẽ tìm ra cơ hội củng cố chỗ đứng trên sân nhà.
Rủi ro lớn nhất của một thương hiệu toàn cầu chính là nguy cơ mất kết nối với thị trường địa phương. Với hệ thống được thiết lập và quản lý bằng một bộ quy chuẩn chung cho tất cả các thị trường, thương hiệu toàn cầu sẽ không có được tính linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chế độ chăm sóc khách hàng như thương hiệu nội địa. Trong khi đó, quy mô nhỏ của thương hiệu nội địa lại mang đến một số lợi thế mà các hệ thống lớn khó lòng có được.
Ở phân khúc sản phẩm tầm trung, khi bước vào một cửa hàng như Topshop hay Zara, nhân viên có thể không nhớ mặt bạn dù bạn vừa đến đúng giờ đó ngày hôm qua. Nếu bạn phản ánh một vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thái độ của nhân viên, bạn có thể phải đợi vài ngày, có khi hàng tuần để vấn đề được giải quyết, vì hệ thống quản lý cồng kềnh và cứng nhắc của nó. Nhưng ở một cửa hàng local mà người chủ trực tiếp quản lý và vận hành, nhân viên thậm chí có thể nhớ cả gương mặt, tên tuổi, sở thích của bạn chỉ sau vài lần tới mua hàng. Khi có sản phẩm mới hay khi sản phẩm cũ có hàng trở lại, bạn sẽ nhanh chóng nhận được tin nhắn thông báo được soạn một cách chân thành và tình cảm. Những dịp lễ, bên cạnh chương trình khuyến mãi, các local brands còn gửi quà tặng đến các khách hàng thân thiết (điều mà họ chỉ có thể nhận được từ thương hiệu quốc tế nếu như đó là thương hiệu xa xỉ). Subtle Studios gửi nến thơm được đặt hàng thiết kế tại Hàn Quốc dành riêng cho những khách hàng tinh tế của mình; Mono Talk luôn gửi những tấm thiệp viết tay mang những dòng tâm sự khéo léo thể hiện họ quan tâm và hiểu rõ sở thích khách hàng; Xéo Xọ luôn có trà thơm kèm một vài chiếc cookies để mời các vị khách bước vào cửa hàng… Những điểm chạm cá nhân nhỏ nhưng tinh tế này là một trong những thế mạnh mà thương hiệu nội địa cần khai thác nhằm tạo thế cân bằng trong trận chiến sinh tồn, khi mà nguồn lực của họ đương nhiên là không thể nào đem so với các thương hiệu toàn cầu kinh doanh cùng một phân nhóm sản phẩm trong cùng một phân khúc thị trường.
Mặt khác, hiển nhiên là một thương hiệu toàn cầu không thể thấu hiểu cư dân của một khu vực bằng các thương hiệu local, bất kể là về văn hoá, tư tưởng, đời sống kinh tế – chính trị – xã hội, sở thích, hành vi hay thói quen tiêu dùng. Sản phẩm nội địa được phát triển, hoàn thiện và sản xuất nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của người tiêu dùng bản địa. Rất nhiều khách hàng có dáng người quá nhỏ nhắn và chiều cao khiêm tốn không thể lựa chọn được món đồ vừa vặn với mình tại Zara, nhưng sẽ tìm được nhiều sản phẩm ưng ý tại các thương hiệu local – vốn có bộ size dành riêng cho người Việt. Chất liệu, màu sắc của sản phẩm cũng sẽ được các thương hiệu local tinh ý lựa chọn cho phù hợp với đặc tính màu da, sở thích, và cả khí hậu bản địa – trong khi các thương hiệu toàn cầu sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, cung cấp cho khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ khó đảm bảo được sự chu đáo này.
Thế mạnh local cũng chính nằm ở sự độc đáo của văn hoá, niềm kiêu hãnh của việc đại diện cho một cộng đồng cư dân bản địa. Những thương hiệu nội địa biết cách khai thác và biểu đạt chất liệu văn hoá địa phương, từ nguồn nguyên liệu sử dụng, cảm hứng thiết kế, concept hình ảnh, cách làm thương hiệu… sẽ giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, đã có những local brand làm rất tốt việc khơi dậy niềm tự hào văn hoá, đồng thời thông qua đó khơi dậy niềm tự hào đối với thương hiệu Việt, như Thuỷ Design House với những bộ sưu tập độc đáo có thiết kế và hoạ tiết được lấy cảm hứng từ văn hoá truyền thống, như Kilomet 109 nổi tiếng với việc sử dụng chất liệu thiên nhiên, phương thức dệt vải thủ công và kỹ thuật nhuộm truyền thống của các dân tộc vùng cao….
Người tiêu dùng có toàn quyền quyết định đối với lá phiếu của mình – tức đồng tiền do chính họ làm ra, hay nói ngắn gọn họ mua gì là quyền của họ. Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, các công ty hay thương hiệu nội địa chính là liên kết giữa nền kinh tế của một quốc gia và đời sống của người dân thuộc quốc gia đó, vì mỗi đồng tiền người tiêu dùng chi ra sẽ được vận hành trong chính địa phương đó, chứ không phải cho nguồn lực ở bất kỳ đất nước xa xôi nào khác. Nhà kinh tế học nổi tiếng Michael H.Shuman đã nói trong cuốn Going Local: Lựa chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ nội địa không đồng nghĩa với việc tẩy chay những thứ khác thuộc thế giới ngoài kia. Điều này có nghĩa là giúp nuôi dưỡng những thương hiệu trong nước, mà những thương hiệu này sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, sử dụng lao động địa phương với giá nhân công hợp lý và phục vụ chủ yếu nhu cầu của khách hàng địa phương. Điều này có nghĩa là trở nên tự chủ hơn, ít phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu.”
Điều này, có nghĩa là trở thành một quốc gia có quyền lực kinh tế độc lập cao hơn.
Vì vậy, trước khi kết thúc bài viết này, chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp.
Bạn có toàn quyền quyết định với những lá phiếu trong túi do chính bạn làm ra bằng mồ hôi công sức của mình, nhưng hãy nhớ một điều rằng: Đó là lá phiếu có quyền lực vô biên trong việc quyết định tương lai của bạn và của đất nước mà bạn đang sống.
同時也有11部Youtube影片,追蹤數超過8,610的網紅stayreview Dade,也在其Youtube影片中提到,#最愛分享 #好物分享 我知口罩期間大家都好煩用咩產品好 其實我都有go through過爆粒粒時期 搵左好耐先夾到一套用得安心既skincare routine 不過護膚品同粉底一樣好人夾人 所以希望比個reference大家想試既話最好問BA拎左sample試左先:D ‘ Products Me...
「ba business class」的推薦目錄:
- 關於ba business class 在 Facebook 的精選貼文
- 關於ba business class 在 Goodbye HK, Hello UK Facebook 的最讚貼文
- 關於ba business class 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於ba business class 在 stayreview Dade Youtube 的精選貼文
- 關於ba business class 在 アメリカ在住陸マイラー Kaz Youtube 的最佳貼文
- 關於ba business class 在 Daiki Yamamoto / 元Vリーガーの旅日記 Youtube 的最讚貼文
- 關於ba business class 在 A Full Review of British Airways Cabin Classes - Pinterest 的評價
ba business class 在 Goodbye HK, Hello UK Facebook 的最讚貼文
BA賣頭等用品,搶到server down
因為疫情,British Airway將多餘嘅頭等倉嘅用品(即係杯杯碟碟)外判比「夜冷」死貨網站賣跑返些少數,點知响人搶到個網站Server Down。
其實啲人係搶黎儲或者炒,因為頭等嗰啲瓷器全部都係英國牌子William Edwards特制,全部都有寫明係For British Airway,花式亦每個時期唔同。
#無得飛
#又唔捨得從頭等
#買返屋企黎Feel下都好
#可惜秒速無晒
報導:
《BBC》British Airways' souvenir sale hits snag as demand soars
https://www.bbc.co.uk/news/business-55160584
《The Guardian》Selling off the china: BA puts bespoke items from first class on sale
https://www.theguardian.com/business/2020/nov/23/china-ba-bespoke-items-from-first-class-on-sale-crockery-glassware-pandemic-coronavirus
********************************
每日更新專屬內容嘅Patreon:
https://www.patreon.com/goodbyehkhellouk
MeWe:https://mewe.com/p/goodbyehkhellouk
Twitter:@ByeHKHiUK
IG:@goodbyehkhellouk
最新Patreon Post:
委任退休四星上將做國防部長被受民主共和兩黨爭議原因
https://bit.ly/3gqqk3f
同上年一樣嘅脫歐「關鍵」48小時到底差啲咩?
https://bit.ly/36U5OVF
點解一帶...一路縮水?
https://bit.ly/39PZksF
《金融時報》咁樣,算唔算比第四權壓力英國政府?
https://bit.ly/2VPziNR
香港人點可以影響英國議會政治?
https://bit.ly/2IjGWwQ
用咗FB多年同MeWe幾日後感想,都幾無奈
https://bit.ly/2IeIDM9
可唔可以去英國比錢打疫苗?政府首席醫療官話你知。
https://bit.ly/2KTXVqs
英國生活殘酷物語:平藥價錢差咁多,有無伏㗎?
https://bit.ly/33zXCHO
唔好睇小英國立法玩弄細節嘅藝術
https://bit.ly/2HUS2Z9
當天歐盟落重注,今日就即刻要Biden找數?
https://bit.ly/36hKPf4
英國電話「收到,收唔到」點算好?
https://bit.ly/37d4FXX
Home Office清楚回覆,T4同T5逗留期唔可以扣5+1
https://bit.ly/3fQjuUx
英國三百年黎最大嘅經濟重挫,對於香港人黎講有咩影響?
https://bit.ly/377YFQq
共和黨把持嘅參議院,對Biden閣任命博奕開波
https://bit.ly/3m2gyX6
英國政府香港半年報告,幫香港「改革」司法制度?
https://bit.ly/3m3fVwc
由安倍晋三親自endorse嘅英國重返亞洲外交策略建議
https://bit.ly/3nOS2ZO
*********************************
ba business class 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[Apply experience] Trên chặng đua vào ĐH Mỹ...
Bạn Vân, một cựu sinh viên FTU, đã lên đường nhập học chương trình MBA từ tháng 9 kì mùa thu vừa rồi tại Fisher College of Business, trường Đại học bang Ohio (Mỹ). Trong tổng số ba trường với học bổng full ride cho chương trình MBA, Vân chọn ngôi trường này vì location thuận lợi, employment rate cao, classmates toàn siêu nhân, chương trình học thừa sức cho mình vần (hoặc vần mình) cho tới tốt nghiệp :D Schofans nào đang có ý định apply đi học thạc sỹ ở Mỹ thì đọc ngay bài viết chi tiết từ A đến Z dưới đây để chuẩn bị hồ sơ thật tốt nhé!
1. Trước khi lấy đà
- Tài liệu:
Cuốn sách gối đầu giường của mọi MBA applicants là How to get into top MBA programs – Richard Montauk. Mình đọc gần như hết quyển, trừ chương dealing with rejections, choosing schools, và có cái nhìn rất clear về toàn chặng đường mình phải đi.
- Events:
Nên đi một số events MBA để kết nối với các tiền bối. Why? Người đi trước, đặc biệt là những alumi của trường bạn muốn học sẽ là người đưa cho bạn cái nhìn chân thật nhất về trường và cuộc sống ở đó. Thực sự, nếu không có các tiền bối giúp đỡ chắc mình sẽ không có ngày hôm nay 🙂 Một số events mình recommend:
– MBA conference của VietMBA
– Các MBA events của USGuide
2. Lấy đà
Đây là bước mà bạn phải từng phút giây build up your profile. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng, vì trong suốt quá trình apply bạn không biết cái đứa giành ghế với mình là đứa nào, siêu nhơn cỡ ra sao, background có gì đặc biệt không… Chuẩn bị càng tốt, admission chance càng cao.
GMAT/GRE
GMAT nói khó không phải khó, nói dễ không phải dễ. Quan trọng là, thứ nhất, các bạn phải ôn với thái độ nghiêm túc và đừng bao giờ nghĩ depends on luck, đặc biệt nếu thông minh có hạn như mình = )) Mình nhởn nhơ với điểm GMAT prep của mình oke và nghĩ miracle would happen in the exam room và kết quả điểm thấp tè le phải thi lại. Thứ hai, không nương tay với bản thân mình khi mắc lỗi. Làm 2 đề mà biết mình hay sai kiểu gì, sai ở đâu thì vẫn hơn các bạn quất hết cả 6 đề xong không biết lỗi nào mắc lần đầu lỗi nào mắc lần thứ 2,3… Thứ ba, GMAT cần độ bền của não nên nếu bạn nữ nào hệ tuần hoàn hay hô hấp yếu yếu thì phải chú ý luyện như ngồi thi thật nhiều lần và nghe ngóng xem cơ thể mình thế nào. Mình sẽ không đi thêm chi tiết ở đây, vì nếu đi nó sẽ không phải đơn thuần là 1 phần trong 1 bài note : ))
Về GRE, bạn hãy check trên web trường trước khi quyết định thi xem trường có nhận điểm GRE không. Nếu Quant của bạn performance không tốt lắm có thể GRE sẽ giúp bạn. Ngoài thông tin này ra thì mình không có thêm gì khác để share do không thi GRE.
Mình đã gói gọn các tài liệu mentioned ở trên vào folder cho các bạn nào cần:
https://drive.google.com/open?id=1CI-aVMwKdL8HH3UFiJxDnSjKhRVMFnH7
IELTS/TOEFL
Tới giờ các trường ĐH Mỹ hầu hết đều chấp nhận IELTS nhưng để chắc chắn thì bạn hãy lên website của trường tìm hiểu, tránh trường hợp thi IELTS xong rồi mà trường lại đòi TOEFL, tốn cơm gạo lắm : )) Lưu ý IELTS chỉ cần 7.0 trở lên là có thể nộp các MBA programs ở Mỹ rồi.
Working experience
Không có một rule chung nào để quy định work experience phải như thế nào. Bạn thích nghề đấy thì bạn cứ làm thôi. Nhưng chung quy thì có một số points như thế này:
– Nên có kinh nghiệm overseas: nếu bạn có cơ hội làm dự án nước ngoài, hoặc chuyển sang branch bên nước ngoài làm việc – hãy chớp thời cơ! Why? Class ở trường cũng là một tập hợp international nên nếu bạn đã làm việc được với một team international có thể bạn sẽ làm tốt ở trường – đó là những gì adcom nghĩ
– Cố gắng take higher reponsibilities: dự án to hơn, khách khó nhằn hơn, role bự hơn (promotion) … Cho adcom thấy bạn đang đi lên theo chiều hướng tích cực và những đóng góp của bạn cho tổ chức lớn dần theo thời gian – bạn hoàn toàn xứng đáng được trường đầu tư số tiền xx tỷ = ))
Extra-curriculum activities
Một câu hỏi các bạn hay đặt ra là có phải nhiều kinh nghiệm extra-curriculum thì hồ sơ sẽ đẹp hơn? Đúng, nhưng chỉ đúng với những jobs cho tổ chức quốc tế như UN, Red Cross… hoặc các tổ chức ở bên Mỹ. Còn bạn làm cho một cơ quan phi lợi nhuận to đùng ở Việt Nam thì hồ sơ cũng chả thay đổi mấy nếu bạn add dòng này vào. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bạn không cần làm và không nên ghi extra-curriculum vào resume. Bạn làm nó hãy vì sở thích và đam mê, rồi ghi vào resume nếu bạn tạo được trái ngọt cho cộng đồng mà đa số những thằng khác cùng team bạn méo làm được 😀
GPA
Nếu đã tốt nghiệp, thì hãy bỏ qua khoản này đi. Nếu bạn có số điểm GPA không được ưu ái cho lắm thì hãy tập trung vào các mục ở phía trên (trừ IELTS/TOEFL, điểm này lên cao hơn điểm sàn vài points cũng chẳng làm hồ sơ bạn mạnh lên).
Còn nếu bạn vẫn đang có cơ hội nâng điểm GPA thì hãy cố nâng trong quỹ thời gian của bạn. Dù gì về sau điểm này cũng chẳng sửa được, đằng nào chả tốt nghiệp, tội gì không cố 😀
Link full bài viết: https://hannahed.co/?p=5154
<3 Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè nếu thấy có ích em nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
ba business class 在 stayreview Dade Youtube 的精選貼文
#最愛分享 #好物分享
我知口罩期間大家都好煩用咩產品好
其實我都有go through過爆粒粒時期
搵左好耐先夾到一套用得安心既skincare routine
不過護膚品同粉底一樣好人夾人
所以希望比個reference大家想試既話最好問BA拎左sample試左先:D
‘
Products Mentioned:
?? Bifesta Eye Makeup Remover
?? Eve Lom Cleanser
?? Lush Aqua Marina Cleanser
?? Chantecaille Pure Rose Water
?? Origins Mega Mushroom Soothing Toner
?? Tatcha The Essence
?? Cle de Peau Softening Treatment Lotion
?? Estee Lauder Advanced Night Repair Treatment Lotion
?? Caudalie SOS Hydrating Serum
?? Caudalie Premier Cru The Precious Oil
?? Clarins Double Serum
?? Clarins Extra Firming Eye Cream
?? Clarins Total Eye Lift
?? Clarins Extra Firming Night Cream
?? Darphin Stimulskin Plus Lift Renewal Cream
?? MTM Harmonious Moisturiser
?? Cle de Peau Protective Fortifying Emulsion
?? Elixir Sun Screen SFP PA ++++
?? Glam Glow SuperMud
?? Tatcha The Rice Polish Powder
FOLLOW ME ON INSTAGRAM " STAYREVIEW" FOR MORE UPDATES!
'
Background Music by:
Dreams by Joakim Karud https://soundcloud.com/joakimkarud
Creative Commons — Attribution-ShareAlike 3.0 Unported— CC BY-SA 3.0 http://creativecommons.org/licenses/b...
Music promoted by Audio Library https://youtu.be/VF9_dCo6JT4
‘
‘
business coop: stayreview@gmail.com
yoga class: dadeyologi@gmail.com
yoga clothes: http://yogagoalsapparel.com
***** This video is not sponsored and 100% honest opinions*****
ba business class 在 アメリカ在住陸マイラー Kaz Youtube 的最佳貼文
0:00 オープニング
0:56 Collins Aerospace
2:34 Safran Seats
3:40 Stelia Aerospace
4:20 Thompson Aero Seating
4:42 JAMCO
5:30 ビジネスシート開発の裏側を解説
1. Collins Aerospace (US)
BE Aerospace
Super Diamond (Qatar) with door (BA)
https://youtu.be/0c8M6zdMbYI
QSuite
https://youtu.be/DCAPOw2a9qs
Apex (JAL & Korean air & Oman air)
https://youtu.be/khT-c5YwPpA
2017 purchased by Rockwell Collins = Collins Aerospace
2. Safran Seats (France)
Zodiac Aerospace
Cirrus (cathay biz)
https://youtu.be/N8Yq6O-wo2Y
Fusio (ANA The Room)
Skylounge (ANA biz)
https://youtu.be/1-HJ1_lF3ns
Optima (UA polaris)
2018 Safran purchased Zodiac
3. Thompson Aero Seating (Ireland)
Vantage XL (Qantas & jetBlue Mint)
https://youtu.be/KqE2vqIkOzk
https://youtu.be/1gle6Hpmya8
Vantage XL Suite (Delta One)
https://youtu.be/7DLuQSbadCk
4. JAMCO (Japan)
SQ biz A350 & A380 & B777 Biz & F
https://youtu.be/L1_g_i0I7-4
https://youtu.be/S85miQw0VtY
JAL new A350 domestic F
5. STELIA Aerospace (France) owned by Airbus
Solstys (Thai & Etihad & Asiana & Etihad B787-9)
https://youtu.be/hT6RdzJlONU
https://youtu.be/xLkqgYdH9ZY
https://youtu.be/pMrzZiNstMA
Solstys III (SQ B787-10 & Turkish B787)
https://youtu.be/9gokEu8j-js
OPAL (Air Senegal)
Credit:
https://www.skyclub.com/blog/the-best-business-class-seat-manufacturers-and-designs
https://www.safran-seats.com/passenger-seats/business-0
https://www.jamco.co.jp/en/business/sd.html
https://www.stelia-aerospace.com/en/p16-passenger-seats/
https://www.collinsaerospace.com/en/what-we-do/Commercial-Aviation/Cabin/Seating/Business-Class
https://www.marketsandmarkets.com/Market-Reports/commercial-aviation-aircraft-seating-market-906.html
https://www.prnewswire.com/news-releases/aircraft-seating-market-size-to-reach-usd-13-42-billion-by-2026-rising-demand-for-in-flight-entertainment-to-boost-growth-300964518.html
JPA design (SQ A380 biz) (Cathay biz) (JAL old F)(SQ biz)
http://www.jpadesign.com/projects
Acumen (ANA new biz & F) (UA Polaris) (Etihad F) (Cathay F)
https://acumen-da.com/news?tag=aircraft-seating
QSuite
PristmanGoode
https://www.priestmangoode.com/who-we-are/
私のようにたくさんマイルを貯める方法を知りたい方はこちら↓をチェックしてみてください。
https://rikumiley.teachable.com/p/0d06da1
マイルを使っての特典航空券って空席見つからなくて大変!そう思ったことはありませんか?空席検索6年間して得たノウハウ全て教えます!詳しくはこちら↓
https://rikumiley.teachable.com/p/70812e
アメリカ在住で陸マイラーをしながらブログも書いている飛行機オタクです。 このYouTubeチャンネルではマイルを使い予約したビジネスクラス&ファーストクラスの搭乗レビュー動画、ラウンジレビュー動画をメインにアップしていきます! エアラインマイルを貯めていなかったら一生できなかったかもしれない経験を皆さんとシェアしていきたいと思います。
チャンネル登録がまだの方は是非チャンネル登録お願いします。動画編集の励みになります!
スポンサー&ビジネス問い合わせ
?rikumiley@gmail.com
インスタ: https://www.instagram.com/rikumiley/?hl=en
ブログ:https://www.rikumiley.com
ツイッター:https://twitter.com/rikumiley
動画撮影に使った機材
GoPro Hero 7(ゴープロ):
https://amzn.to/2oGbWgI
DJI Osmo Pocket(DJIオズモポケット):
https://amzn.to/2PG05KD
Samsung Micro SD (マイクロSDカード128GB):
https://amzn.to/32fmlxv
GoPro Suction Cup(ゴープロサクションカップ)
https://amzn.to/36tqGR3
Jobby Gorilla Pod(トライポッド)
https://amzn.to/2NcZnmy
Anker Battery (携帯バッテリー):
https://amzn.to/34pObsA
ba business class 在 Daiki Yamamoto / 元Vリーガーの旅日記 Youtube 的最讚貼文
搭乗日:2019年6月4日(火)
航空会社:マレーシア航空
便名:MH609
区間:KUL(クアラルンプール)→SIN(シンガポール)
時間: 23:05 発→ 00:10 着
機材:B737-800
座席:ビジネスクラス
発券:BA特典航空券
今回、マレーシア航空のビジネスクラスでクアラルンプールからシンガポールを搭乗しました。
深夜便につき、簡易的な機内食でした。フルーツの盛り合わせが出てきたのですが、付け合わせのソースもありました。そのソースがなんと!?
04/06/2019
Malaysia airlines
MH609
KUL-SIN
23:05 - 00:10
B737-800
business class
British airways aword ticket
ba business class 在 A Full Review of British Airways Cabin Classes - Pinterest 的推薦與評價
A Dukes Avenue Airline Review - an inside look at British Airways Club World and First Class cabins and an honest review on whether flying First Class is ... ... <看更多>