FASHION - IT'S ABOUT BUSINESS.
(As always...)
Luôn luôn là kinh doanh, luôn luôn là như vậy. Thời trang hay bất kì thứ gì khác khi đã mang mác "Business" thì tất cả hoạt động, trạng thái, chiến lược sử dụng người - từ nhà thiết kế thời trang đến các đại sứ thương hiệu đều có một mục đích rõ ràng và tiên quyết. "Đó là làm sao kiếm được nhiều tiền nhất về cho thương hiệu. Hoặc tối thiểu nhất đó là sinh lời để tồn tại trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này". Đối với những tập đoàn thời trang lớn, tiền là một chuyện nhưng đó còn là bộ mặt, là hình ảnh và là sự "thao túng vô hình" đối với nền công nghiệp này.
Louis Vuitton - đã thể hiện mình luôn là con sói đầu đàn trong công việc kinh doanh thời trang. Sự chuyển giao thế hệ - giữa Millienials (hay được biết tới cái tên Gen Y) cho tới Generation Z đã tạo ra một sự thay đổi lớn về nhận thức và cách mua sản phẩm thời trang. Đứng đằng sau LV là những con cá mập, những cái đầu sạn đúng nghĩa để chấp nhận thay đổi, chấp nhận gạt bỏ những sự rủi ro mà ai cũng nghĩ được để đạt được mục đích lớn hơn. Và kết quả là gì - hẳn ai cũng biết, LV luôn đứng trong top 10 những thương hiệu thời trang có tầm ảnh hưởng bậc nhất trong thập niên vừa rồi.
Năm 2017, khi thế giới thời trang đang bắt đầu chuyển mình và cơn bão đường phố bắt đầu xoáy mạnh. Louis Vuitton đã chấp nhận việc rủ bỏ cái sự tự tôn thường thấy của một thương hiệu thời trang cao cấp (dành cho người giàu) để hợp tác cùng với một thương hiệu thời trang đường phố non choẹt (thành lập vào năm 1994 - so với năm 1854 của LV), cái tên thánh của biết bao nhiêu người lúc đó "Supreme". Một quả bomb được tạo ra và hiệu ứng của nó đã thay đổi ít nhiều về nền công nghiệp thời trang. Louis Vuitton đã bắt đầu chiến dịch của mình ngay tại thời điểm đó, một Louis Vuitton không còn già nua với những món đồ phụ kiện bằng da mà chỉ những người phụ nữ trung lưu hay xài. Một Louis Vuitton tiên phong.
Và cũng chính Louis Vuitton, căn nhà thời trang quyền lực của những kẻ da trắng - những kẻ quyền lực - lại mở cửa đón nhận một người da màu về làm nhà thiết kế nam cho họ. Một cái tên khác, một cái tên luôn hot trong cộng đồng thời trang lúc đó. Một gã "trộm" vĩ đại nhất của thế giới thời trang tính trong vòng 10 năm trở lại đây - Virgil Abloh. Virgil không phải là fashion designer vĩ đại nhất, không phải là người có kĩ năng tốt nhất. Nhưng Virgil có độ quái nhất định và hiểu được insight của thị trường trẻ - thứ mà Louis Vuitton cần nhất. LV đủ khả năng và tiền bạc để mời những cái tên đầu ngành, những cái tên khét tiếng hơn nhưng với cái tôi của họ - không phải là thích hợp cho 1 thế hệ mới, đặc biệt là thị trường màu mỡ bậc nhất "Trung Quốc". Châu Á không phải là Châu Âu, và đa phần các thương hiệu xa xỉ được yêu thích ở đây là bởi vì giá trị thương hiệu. Virgil lại quá hiểu điều đó đi chứ.
Bên cạnh đó, Virgil Abloh lại còn là cánh cửa màu đen cho việc tiếp cận những cái tên da màu đầy tiềm lực khác cho tương lai sau này. Đó không phải dành cho LV mà là những thương hiệu khác nằm trong tập đoàn LVMH đầy quyền lực. Dior với Travis Scott chăng? Hmm. LV cũng rất ưu ái cho thị trường Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung, những show diễn tại Thượng Hải, những người mẫu Trung Quốc - những người mẫu Châu Á, kể cả việc sử dụng các celebs Kpop đều nằm trong sự tính toán. Các bạn nên nhớ Mino được Virgil gửi lời mời cho runway của mình, và mới gần đây - là boyband nổi tiếng bậc nhất và thành công nhất thời điểm hiện tại. BTS.
"It isn't about fashion. It's about Business".
BTS với fandom hùng hậu của mình, chí ít sẽ thực hiện chu kỳ thần tượng tại nền công nghiệp giải trí này ít nhất là khoảng 5 - 10 năm nữa. Các chàng trai đến từ Hàn Quốc tính ra không phải là một "Thử thách" hay "Canh bạc" gì đối với cả Louis Vuitton hay Virgil Abloh. Đó là phương thức, là công cụ để Louis Vuitton tiếp tục thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trong một chiến lược kinh doanh dài hạn của mình. Dẫu rằng có rất nhiều ý kiến trái chiều về thời trang của các thành viên BTS, nhưng có sao đâu. Quan trọng là sự ảnh hưởng và những gì mà BTS có thể mang lại cho LV. Bạn là một model khét tiếng với bao nhiêu năm kinh nghiệm - Bạn là một người nổi tiếng và thị trường đại chúng biết tới bạn? Trong kinh doanh tôi sẽ chọn phương án thứ 2.
Có vẻ công thức áp dụng với Supreme, với Virgil đã được áp dụng tiếp theo với BTS. Louis Vuitton không đơn thuần là một thương hiệu thời trang nữa, thể chế này đang vận hành như 1 tập đoàn kinh doanh dựa trên thời trang nhiều hơn.
"CÁI GÌ KHÔNG MUA ĐƯỢC BẰNG TIỀN, CÓ THỂ MUA ĐƯỢC BẰNG RẤT NHIỀU TIỀN'
Sự nghi vấn về Off-white và câu chuyện của Virgil Abloh đã được mình ngờ ngợ từ những năm mà Virgil đầu quân cho Louis Vuitton. Case trước mắt chính là Demna Gvasalia và Vetements/Balenciaga, và giờ đây - Virgil Abloh đã chính thức bán lại đứa con ruột của mình là Off-white cho nhà LVMH. Sở hữu tới tận 60% cổ phần của Off-white, LVMH không khác gì sở hữu một nhánh thương hiệu thời trang "con" với phân khúc "high-end streetwear" trước đó của Virgil Abloh. 40% còn lại của Virgil - nghe có vẻ nhiều nhưng chẳng đáng là bao nhiêu. Với số cổ phần đó, Virgil không còn nắm quyền quyết định tất cả mọi thứ trong tay với Off-white. Một hình thức "buông bỏ" nhưng không "cạn tình cạn nghĩa" với đứa con đã cho mình rất nhiều thứ. Cũng dễ dàng nhận thấy khi mà chính kẻ đã được thời trang đường phố đưa lên nói 1 câu rằng: "Streetwear's going to die" lại bắt đầu chuyển Off-white sang hướng Haute Couture ngay tại thời điểm đó. Có vẻ Virgil đã tính ngay từ thời điểm đó rồi, các collection gần đây - mang hơi hướng của LV rất nhiều. Chỉ là cái label là "Off-white".
Bản hợp đồng " 60-40" này giống như là sự gắn kết bền chặt hơn giữa Louis Vuitton và Virgil Abloh. Bên cạnh đó cũng là 1 phương pháp back-up plan/plan B của Virgil trong các trường hợp xấu xảy ra, khi mà những giấc mơ đẹp không còn diễn ra nữa. Công tác kinh doanh được vận hành ở mức cao.
VÀ VIÊC NÀY ĐÃ ĐƯỢC TIÊN ĐOÁN TRƯỚC...
Offwhite đã thành chuẩn mực của một cơ số người về “Thế nào là để bước chân vào ngưỡng cửa Streetwear và được công nhận là fashionicon bởi người khác” “Chỉ cần mặc Offwhite, quấn quanh bụng industry belt của OW và đi một đôi giày Hypebeast gì đấy – thế là Fashion Icon”.
Có vẻ - Virgil đã mệt mỏi vì quá ôm đồm nhiều công việc mà “không quan tâm” săn sóc đứa con mang lại cho mình sự nổi tiếng Offwhite. Trong runway mùa Xuân Hạ 2020, người ta đã không thấy hình ảnh của Virgil trong show Offwhite SS20. Có vẻ như – Virgil đang cố gắng muốn tách “Offwhite” ra khỏi cái bóng quá lớn của nó với đường phố - bằng việc ra mắt những sản phẩm mang âm hưởng của thập niên 90s và thị phần khách hàng cao hơn. Phức tạp hơn.
Nhưng tại sao Virgil lại vắng mặt trong một sự kiện thường niên và quan trọng này – dù bất kì ai trong chúng ta đều hiểu một vấn đề rằng, Virgil Abloh chính là bộ mặt của thương hiệu Offwhite. Mỗi nơi anh ta xuất hiện, dư luận đều nhắm tới, các bài viết đều chĩa dùi vào và fans sẽ sốt sắng hết cả lên – Virgil xuất hiện, chí ít về truyền thông cũng xôm hơn và kéo theo nhiều người biết món đồ và mua hơn. Nhưng không? Virgil không xuất hiện với lí do “Stress” và cần sự trợ giúp của bác sĩ. Đúng vậy – như Virgil, tương lai của Offwhite trong thời gian sắp tới cũng cần dự đoán bởi Bác sĩ vì nó đang gặp một số điểm mù.
Dễ lên thì cũng dễ xuống, Offwhite được định vị là một thương hiệu highend fashion, nhưng những sản phẩm bán chạy nhất – lại tập trung ở những chiếc tee, vớ và phụ kiện kèm theo. Còn mainline lại không được ưa chuộng nhiều lắm. Nếu – một chữ nếu – Virgil chỉ đảm nhận là Chairman (Chủ tịch) của Offwhite còn buông Offwhite và nhắm thẳng vào thị trường tầm trung (như cái cách người ta nghĩ Offwhite như vậy) thì sao. Hay đây là 1 điểm lặng của Offwhite để Virgil nhắm tới tầng lớp khách hàng cao hơn? Có vẻ như là không.
Theo số liệu thống kê của BoF vào năm 2020, Nhu cầu thực tế của các sản phẩm Offwhite tính trên thị trường Mỹ đã chậm lại so với cùng kì năm trước đó. Ngay trên kênh bán hàng mạng nổi tiếng Farfetch – Offwhite bán chậm hơn tới 50% so với năm ngoái và số lượng hàng giảm giá – sales tăng lên 7% (nghĩa là không ai mua nên phải sales đó). Trong midyear clearance stock (Đợt dọn kho giữa năm) – 40% trên tổng số lượng hàng của Offwhite trên FF đã được giảm giá, tăng đột biến lên 30% so với cùng kỳ năm trước.
Còn về truyền thông thì sao, Offwhite đã không còn là một cái tên quá hot, giá trị của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đã giảm tới 38% so với cùng kỳ năm trước.
Và giờ đây - "Offwhite" đã là người nhà của LVMH.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過11萬的網紅SMART Mandarin - Katrina Lee,也在其Youtube影片中提到,Basic banking vocabulary that you can use in Mandarin :) Check out more Chinese video lessons, please visit www.smartmandarinchinese.com...
「banking industry」的推薦目錄:
- 關於banking industry 在 Facebook 的精選貼文
- 關於banking industry 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於banking industry 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於banking industry 在 SMART Mandarin - Katrina Lee Youtube 的精選貼文
- 關於banking industry 在 TaiGn Channel Youtube 的最讚貼文
- 關於banking industry 在 Banking - Industry Overview - YouTube 的評價
banking industry 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
Thời trang Việt lép vế trước đại gia ngoại - Đúng nhưng không đúng
Dựa trên bài viết cùng tiêu đề ở mục "Kinh doanh" trên kênh báo chính thống VNexpress.net (Nên các bạn không thể nào cho rằng là báo lá cải đưa thông tin không đầy đủ nhé). Bài viết được soạn và viết bởi tác giả "Anh Minh". Trong bài viết nêu lên rõ bật một quan điểm là "Thời trang Việt đang thua kém những thương hiệu quốc tế" (Như tiêu đề) được dựa trên báo cáo vừa được công bố bởi 1 VIRAC (Vietnam Industry Research and Cosultancy - Công ty nghiên cứu thị trường và nghiên cứu ngành tại Việt Nam). Tất nhiên là với uy tín của kênh báo và công ty trên, mức độ tin tưởng là khá cao nhưng đối với mình - một thằng ngụp lặn trong thế giới streetwear đủ để hiểu thị trường hiện tại. Có nhiều điểm mình thấy "Đúng nhưng không đúng" ở thị trường hiện tại.
Link bài viết : https://vnexpress.net/thoi-trang-viet-lep-ve-truoc-dai-gia-ngoai-4275612.html
Mới vào đầu bài, tác giả đã khẳng định một điều là : "Sự đổ bộ của nhiều thương hiệu nước ngoài đã đẩy ngành thời trang nội vốn chỉ có thị phần nhỏ giờ càng thu hẹp hơn".
Sau đó, tác giả đưa ra dẫn chứng là báo cáo của Virac đánh giá là thời trang Việt vẫn còn xa lạ với bản đồ thế giới hoặc trong khu vực dù Việt Nam nằm trong top đầu xuất khẩu hàng dệt may. Chúng ta nghiêng về gia công, xuất khẩu dưới tên các thương hiệu nước ngoài.
(Các bạn xem thêm phần đầu)
Mình không đồng tình điểm này. Thời trang Việt không hề xa lạ với bản đồ thế giới - ít nhất là với cộng đồng trẻ, lực lượng nòng cốt của thị trường tiêu dùng thời trang trong 5 đến 10 năm nữa. Nguyễn Công Trí được xướng danh rất nhiều với các bản thiết kế mang âm hưởng Việt Nam tới các celebs/người nổi tiếng hạng A+ toàn cầu như Rihanna, Beyonce và mới gần đây là nhóm nhạc nữ quyền lực bậc nhất thế giới Black Pink. Sự xuất hiện của Rosé trong chiếc đầm của NTK Công Trí đã được lên các trang báo thời trang hàng đầu thế giới (Và trước đó nữa) nên không ít thì nhiều, người ta cũng biết về 1 chữ Việt Nam thời trang.
Bên cạnh đó, rappers/artist nổi tiếng thế giới như Migos, Lil Nas X cũng từng xuất hiện với sản phẩm của Vaegabond - 1 thương hiệu thời trang đến từ Việt Nam. Hình ảnh Việt Nam cũng xuất hiện trên các brands nổi tiếng hiện tại của Nhật Bản như Wacko Maria Việt Nam Jacket hay mới đây thôi - Kapital tung ra bộ lookbook được chụp tại Việt Nam với những hình ảnh gần gũi với từng con người máu đỏ da vàng. Nên mình cho rằng, đó không phải là "quá xa lạ" như bài viết đề cập.
Còn ở quy mô khu vực thì ngành khác mình không biết nhưng về mảng thời trang và đặc biệt là thời trang đường phố - mình vỗ ngực tự hào về Việt Nam top 1 rank SEA. Vì đã từng đi các nước như Thái Lan, Singapore hay Malaysia - mình thấy streetwear ở đó rất đơn giản và hầu hết người mặc là mặc theo các brandname nổi tiếng chứ không có 1 thị trường local fashion phong phú như ở Việt Nam. Xa lạ có thể ở đây là do khác biệt về văn hóa, về phong thái ăn mặc nên rõ ràng chẳng việc gì thương hiệu Việt chấp nhận "rủi ro" sang thị trường khu vực đầu tư cả. (Mô hình PESTLE đúng không nhỉ?)
Có "Lép vế trên sân nhà" là chỉ những thương hiệu có tên tuổi, có chỗ đứng nhưng xin phép các cô, các chú, các bác đầu ngành. Cháu xin được chỉ trích "Một trong những lí do lép vế trên sân nhà là do các bác quá bảo thủ trong việc thiết. Lạc hậu, không hợp thời". Những thương hiệu Việt mà bài viết nêu tên như Việt Tiến, May 10, Biti's... làm sao có thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu nước ngoài luôn cập nhật xu hướng và phục vụ đối tượng chi tiền nhiều nhất cho thời trang là "Giới trẻ". Những "Việt Tiến", "May 10" hào hùng năm nào nhưng đó chỉ là quá khứ khi mà giới công sở ngày nay ăn mặc khác, thiết kế khác, hiện đại hơn và nhu cầu cũng khác xưa nữa. Ngày xưa, một bộ vest/suit có thể mặc cả năm trời nên người ta có thể bỏ 1 số tiền lớn để đầu tư. Bây giờ, đâu thể đóng nguyên năm với 1 màu mà cần đa dạng nên đó là lí do vì sao những thương hiệu thời trang văn phòng nam sau này như Owen lại phát triển mạnh mẽ lên và vượt mặt những ông trùm được. Điểm mạnh của các bác là có quy mô sản xuất nền nếp, có khả năng tài chính cao nên những thương hiệu lớn lại "yên bề gia thất" với việc gia công cho các thương hiệu nước ngoài mà bỏ quên việc "Tái định hình thương hiệu".
Đơn cử như là Biti's, trước khi có sự đổi mới vào năm 2017 thì Biti's có lẽ sẽ đi vào lối mòn của những thương hiệu kể trên. Nhưng cú bứt phá mang tên Biti's Hunter đã đảo ngược dòng thành công khi thay đổi thiết kế, tiếp cận giới trẻ và giờ đây tại thị trường Việt Nam - Biti's không hề ngán bất kỳ những tay chơi nước ngoài nào và tham vọng của hãng giày là ra tầm quốc tế. Vậy "Lép vế so với thương hiệu ngoại" là do các bác không chịu thay đổi chứ chúng cháu tân tiến mà chẳng thua kém gì bọn nước ngoài đâu các bác ạ.
MỘT ĐIỂM ĐÚNG TRONG BÀI LÀ:
Xu hướng kinh doanh tự phát - ý ở đây là các local brands nhỏ lẻ và trẻ tại Việt Nam đi kèm với sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều startup thời trang Việt.
Nhưng lại không đúng về việc khoét sâu vào khoảng cách giữa các nhà mốt và người tiêu dùng. Sự khoảng cách này theo quan điểm của mình là do "Chuyển giao thế hệ" và "Chuyển giao nền kinh tế" khi mà thị trường Việt Nam mở cửa mạnh mẽ sau những năm 1986 nằm trong chính sách "ĐỔI MỚI" được đại biểu Quốc hội thông qua và thực hiện. Những văn hóa và xu hướng mới theo đó mà du nhập vào thị trường Việt cùng lúc sự chuyển giao của những người thuộc thế hệ Y (Gen Y) sang dần Gen Z. Cùng lúc đó, do mở cửa nên kinh tế Việt Nam phát triển hơn, thu nhập đầu người khá hơn đồng nghĩa với nhận thức về cái đẹp - về thời trang khác hơn. Do đó, các thương hiệu xưa kia không thay đổi sẽ không thể nào cạnh tranh được với sự đổi mới từ người dùng để tạo nên "Khoảng cách" mà tự đó tạo ra "Sự lép vế" với các thương hiệu ngoại.
Đúng - nhiều thương hiệu trẻ thậm chí còn sao chép mẫu mã từ các thương hiệu quốc tế và bán giá rẻ hơn nhằm thu lợi mà không hướng tới phát triển bền vững. Theo VIRAC, việc thiếu một ngành công nghiệp thời trang bài bản - có hệ thống đã dẫn tới thực trạng này.
Mình HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý ở điểm này nhưng nói đi cũng phải nói lại. Sự kết nối giữa thế hệ thương hiệu trước và thế hệ mới là hoàn toàn không có, sự truyền bá kinh nghiệm và di sản kèm theo các vấn đề về sản xuất, xưởng và sự chia sẻ về nguồn nguyên liệu, tài sản vốn có giữa những người đi trước và các local brands là không có. Thương hiệu "Già" thì bảo thủ, yên tâm an tọa và không thèm chơi với mấy đứa "Nhóc ranh" còn thương hiệu "Trẻ" thì có một ý chí sáng tạo cao và "cái tôi tuổi trẻ" nên không thèm ngồi chung bàn với "Mấy ông già chỉ thích chỉ đạo mà không chịu sửa đổi" gì cả. Thương hiệu Việt nhiều nhưng không giúp đỡ nhau, không đoàn kết - không liên minh cho nên bị các global brands "nuốt chửng" là đúng.
VỀ PHẦN THỜI TRANG ĐƯỜNG PHỐ
Bài viết không hề đề cập về việc so sánh chung giữa Hai sản phẩm đồng giá giữa thương hiệu nước ngoài và thương hiệu Việt Nam. Ví dụ một cái áo 600.000 đ của H&M hay Uniqlo so sánh với một cái áo 600.000 đ của 1 local brand uy tín và được tin dùng (Không tính mấy ông fast fashion nhe) thì mình đảm bảo là nhiều khi global brand chỉ đơn giản là basic tee, hình in đơn giản còn thương hiệu Việt để chiều lòng khách hàng là phải in graphic phức tạp, xử lí kĩ thuật. Vậy đâu phải là lép vế, mà là do thị hiếu của người tiêu dùng thời trang.
Cái này mình cũng đã nhắc một lần trong những bài viết gần đây.
VÀ QUAN TRỌNG NHẤT, LÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI
Sự "Lép vế" đối với các thương hiệu ngoại mà bài viết trên Vnexpress không đề cập tới nhiều nhất đó là do tâm lý "Sính ngoại" và không sẵn sàng trả tiền "cao" cho thương hiệu Việt. Không chỉ thời trang mà bất kỳ ngành nghề nào cũng gặp phải sự so sánh này : "Tại sao tao phải bỏ xxxxxxxx tiền để mua local brands trong khi số tiền đó có thể mua được đồ ngoại". Hài hước thay khi một ông bỏ 400.000 đ mà yêu cầu chất lượng của một dây chuyền sản xuất có thể bán ra sản phẩm 1.200.000 đ (kèm brand value).
Khách hàng thông minh, khách hàng so sánh và chọn phương án tốt nhất với lựa chọn của họ. Đúng! Nhưng không phải hiện tại khi mà quyết định mua hàng bây giờ là dựa trên hình ảnh thần tượng, hình ảnh Influencers chứ không phải là trải nghiệm thực tế của giới trẻ. Và điều này thì - rõ ràng thương hiệu Việt không thể nào cạnh tranh được với các global brands, các MNCs tiềm lực tài chính cực mạnh được. Khách hàng trẻ thì bị tác động bởi văn hóa du nhập nên việc "sao chép mẫu mã" dễ dàng bán được đồ và thu lại doanh thu. Yếu tố bền vững không có.
Thương hiệu trẻ thì không tiếp cận được thị trường lớn do thiếu kinh phí. Thương hiệu có chỗ đứng thì dậm chân tại chỗ hoặc có đổi thì không chịu nhiều các phương án thay đổi lớn nhiều rủi ro nhưng đầy tiềm năng. Lại còn có trường hợp phải gồng mình chạy theo giống thương hiệu nước ngoài A, thương hiệu nước ngoài B nhưng quên mất cốt lõi và xương sống của "Thời trang" là "Sản Phẩm" - là sự "Trải nghiệm" của khách hàng. Khách hàng thì mông lung, sính ngoại đã tạo nên sự "Lép vế' với bọn MNCs.
(Nhưng nói đi cũng phải nói lại là các thương hiệu nước ngoài gia công tại Việt Nam đang tạo ra công việc cho một số lượng lớn người lao động và góp phần giúp chúng ta hít bụi mịn nhiều hơn).
VIRAC và Vnexpress đưa ra quan điểm về sự "Lép Vế" và một số thay đổi để các thương hiệu Việt cải thiện nhưng quên nhắc về yếu tố khách hàng và sự đoàn kết của một nhóm thương hiệu Việt để tạo nên liên minh nội địa. Mà điều này thì "Cực kì khó"
Đó là quan điểm của mình, còn bạn thì sao?
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
banking industry 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
VETEMENTS – KẸT CỨNG
Vetements từng là đứa con cưng của thời trang. Thời điểm mà streetwear bắt đầu manh nha thay đổi fashion industry với sự xuất hiện của những thương hiệu cao cấp mang tinh thần đường phố và bất chấp mọi định kiến với bức tường thành chính thống của haute couture hay traditional high-fashion. Demna, founder của Vetements – đã mang đường phố vào trong thời trang cao cấp, mang big logo và logomania cùng với đứa con của mình khuấy đảo “sân chơi”. Nhưng giờ đây, Vetements đang kẹt cứng – đúng nghĩa là “Chết” với chính tinh thần của mình.
Dễ dàng để nhận ra điều này lắm. Thứ nhất, ngay tại Việt Nam – các bạn có thấy giờ đây nhiều người mặc hay nói về Vetements không? Hoàn toàn là không. Những sản phẩm iconic và quen thuộc nhất của Vetements tại Việt Nam như đôi Fury Pump collab giữa Vetements và Reebol từng resell tới ngàn đô giờ cũng chẳng thấy. Có lần mình còn thấy những đôi giày của Vetements collab “được” bán tháo với mức giá ~ 3tr đến 5tr mà chẳng có ai mua. Hay những chiếc áo logo Vetements, những chiếc hoodie Vetements, raincoat Vetements đình đám ngày nào cũng chẳng ai nhắc tới – có khi giá trị bán lại ở VN chỉ rơi vào khoảng 2.000.000. Titanic Vetements Hoodie hay Snoop Dogg Graphic Tee giờ đây cũng không ai tìm kiếm, những người giữ lại chắc cất sâu vào trong tủ đồ hoặc đã bán. “Chúng ta của hiện tại” yêu thích những thương hiệu như Dior hay Louis Vuitton hơn.
Ngay cả thị trường Việt Nam như vậy thì cũng dễ dàng đoán ra thị trường nước ngoài, Vetements cũng mất dần đi vị thế “hào nhoáng” ngày nào.
Thứ hai là check trên bộ mặt hình ảnh của 1 thương hiệu mạnh về hình ảnh như Vetements là kênh Instagram thì trong khoảng 12 hàng gần đây thì nhìn Vetements không khác gì một local brand Việt Nam cả. Toàn bộ sản phẩm xuất hiện đều là những chiếc graphic tee, hoodie hoặc các logo items được mặc bởi những người mẫu tự chụp. Có thể nói nó là tạo sự gần gũi với khách hàng, nhưng sâu xa hơn là minh chứng cho việc “Kẹt cứng” vì với tư cách là 1 thương hiệu thời trang high-end với giá tiền là không hề thấp thì Vetements trông thật “Lười” và “Chểnh mảng” trong hành vi show sản phẩm của họ. IG cũng như là một cách để quảng bá và truyền thông sản phẩm cũng như cập nhật tinh thần thời trang mới nhất của thương hiệu cho nên việc bỏ ngỏ một khoảng thời gian khá dài về những collection mới, những sản phẩm mang tính thiết kế thời trang cũng là 1 cách để thương hiệu định vị trong tâm trí khách hàng. Nhưng Vetements chỉ mang lại cho mình 1 sự “Buồn tẻ”.
Có lẽ Vetements đã mất đi bản thân mình khi Demna Gvasalia rời đi vào năm 2019. Việc phải chăm sóc cả hai đứa con tinh thần bao gồm một đứa ruột rà như Vetements và một đứa con nuôi như Balenciaga từ Kering Groups đã vắt kiệt sức lực và sự sáng tạo của Demna. Chẳng phải khó khăn gì khi chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa Vetements và Balenciaga ngay từ khi Demna được xướng danh là creative director (giám đốc sáng tạo). Gánh nặng trong việc tái tạo một thương hiệu có ten tuổi nhưng bị “già cỗi” như Balenciaga để quay lại cuộc chơi và điểm đến của nhiều khách hàng trẻ sẽ làm Demma không thể san sẻ với Vetements.
Nhưng – thú thực trong thâm tâm, mình thấy Demna Gvasalia là 1 kẻ vô cùng thông minh. Không ai hiểu con mình bằng chính ba mẹ của chúng cả, Demna đã nhận thấy giới hạn của Vetements từ lâu rồi. Chính xác là do phong cách và tinh thần mà Demna đã bơm vào Vetements từ những ngày đầu thành lập. Vetements được chính Demna xác nhận là “1 brand thời trang có date sử dụng”. Vì cảm thấy buồn tẻ với thế giới thời trang hiện tại (Lúc đó kiểu thời trang lúc đó vẫn nặng nền về haute) cho nên Vetements được Demna tạo ra để chống đối và làm trái với những gì mà thế giới đang làm. Và với những gì Vetements chứng minh và đạt được với sự bùng nổ đến mức “phi lí” với nhiều nhà phê bình thời trang, nhiều người cảm nhận fashion truyền thống. Thị trường thay đổi với Gen Z, giới trẻ cần sự độc đáo và chẳng quan tâm mấy đến kĩ thuật may đo đã góp phần tạo nên một Vetements như ngày nay. Nhưng đây là sự chán ghét nhất thời cũng như thời trang lại lặp 1 vòng lặp, khách hàng rồi cũng đổi gu nên “Rút ra để thành tượng đài hơn là ở lại rồi sống 1 đời lê thê”. Demna tuyên bố sứ mệnh của mình ở Vetements về ideas và design đã hết và tập trung vào việc nuôi dưỡng đứa con nuôi Balenciaga (Khá khéo cho nước đi này).
Thật vậy, dù người em Guram Gvasalia ở lại nhưng anh này vốn học ngành luật và kinh doanh – phù hợp với vị trí CEO hơn là một người sáng tạo cho nên đó là lí do VETEMENTS đang bị stuck về mặt ý tưởng, thứ cốt lõi của bất kì hãng thời trang nào. Dù có sử dụng bao nhiêu chiến lược đi nữa thì một món đồ xấu, một món đồ cạn kiệt ý tưởng vẫn là 1 bad items khi tới tay khách hàng “Mặt thật, việc thật”. Vetements bị nuốt chửng bởi chính sự cường điệu và cái bóng quá lớn của nó, của người tiền nhiệm Demna Gvasalia để lại. Chưa kể, Vetements sẽ luôn – và bị lu mờ bởi Balenciaga, vốn dĩ được Demna chăm chút hiện tại. Trong cùng 1 tầm giá bán thì giờ đây – người ta sẽ mua Balenciaga hơn là mua Vetements. Chính Vetements cũng thừa nhận rằng không còn ai mua những gì họ đang làm nữa, cho nên thương hiệu nổi tiếng một thời đang kẹt cứng trong vòng luẩn quẩn của mình.
Rồi chúng ta vẫn phải đón nhận vài dòng quotes, vài cái định nghĩa in lên tee/hoodie hay logo printed của Vetements đến bao giờ nữa. Bộ Fall 2021 cá nhân mình thấy giống như đồ án tốt nghiệp của một sinh viên học thời trang hơn là của 1 thương hiệu có số có má 1 thời như Vetements và nhìn đi từ sau năm 2019, Vetements có còn là thương hiệu yêu thích nữa hay không?
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
banking industry 在 SMART Mandarin - Katrina Lee Youtube 的精選貼文
Basic banking vocabulary that you can use in Mandarin :)
Check out more Chinese video lessons, please visit
www.smartmandarinchinese.com
banking industry 在 TaiGn Channel Youtube 的最讚貼文
กด Like เพื่อเป็นกำลังใจเเละ subscribe เพื่อติดตามกันด้วยนะครับ
-----------------------------------------------------------------------------------------
ลิงค์โหลด Mod http://goo.gl/6Jjfx มอดวันพีช
Mod ปืนใหญ่ http://www.curse.com/mc-mods/minecraft/balkons-weaponmod/2216459
Mod บังคับเรือ http://www.minecraftforum.net/forums/mapping-and-modding/minecraft-mods/1289952-archimedes-ships-v1-7-banking-ships
เวอร์ชั่น mod: 0.2.2+
เวอร์ชั่นตัวเกม:1.7.10
วิธีการลง mod
https://www.youtube.com/watch?v=N6SxMQXCxN8
ใครเข้าเกมเเล้วเด้งให้โหลด java ตาม bit ของ windows
64 bit : http://adf.ly/19gEn3
32 bit: http://adf.ly/19gELz
-----------------------------------------------------------------------------------------
Facebook http://goo.gl/dlCIfV
banking industry 在 Banking - Industry Overview - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>