[English Club HEC] 💯 KINH NGHIỆM ÔN THI WRITING, SPEAKING VÀ READING ĐẠT 8.0 OVERALL 💯
Một bài sharing từ bạn Hùynh Xuân Hoa trong group English Club HEC của page về Reading, Writing, và Speaking nè cả nhà ơi. Join group ngày để học Tiếng Anh và IELTS free nhé 😉 Hoa cũng là cựu học sinh lớp học bổng HannahEd luôn đó cả nhà.
_______________________________
Hello cả nhà, lại là mình đây :)) Mình là Xuân Hoa, quản trị viên của group chúng ta.
Chuyện là tháng 12/2020 vừa qua mình thi IELTS và đạt kết quả (đối với cá nhân mình) là ưng ý – 8.0 overall và không band nào dưới 7.0. Tuy vẫn chưa đc như các cao thủ 9.0 hay gì nhưng đc mà được cái mình thi hơi nhiều (4 lần luôn á) :)) Đùa thôi hehe còn nghiêm túc thì là mình tích luỹ được một vài kinh nghiệm và phương pháp học qua các lần thi, nên mình muốn chia sẻ với mọi người. Mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học và luyện thi IELTS 😀
Hôm trước mình có viết 1 bài chia sẻ về Listening rồi. Các bạn có thể xem lại bài chia sẻ về Listening của mình ở link này nhé:
https://www.facebook.com/photo?fbid=4162672250514402&set=gm.4740460259315814
Hôm nay mình sẽ kể tiếp về 3 kĩ năng còn lại: Reading, Writing, và Speaking.
1. Reading:
Đây là kỹ năng dù điểm cũng ổn ổn nhưng quá trình mình luyện tập trầy trật nhất ạ. Mình là 1 auditory learner (người học qua thích giác) và cực ngại đọc này đọc nọ kể cả bằng tiếng Việt. Làm đề Reading thì cứ được 1 passage là buồn ngủ díp cả mắt lại, mò lên Thư Viện Tổng Hợp ngồi vẫn gà gật xuống bàn ngủ. Cộng thêm lúc ấy chưa tìm được đúng phương pháp học nên cũng bèo nhèo lắm, điểm cũ của mình xưa được 6.0 Reading thôi í :<
Nên mình xem việc cải thiện kĩ năng đọc nói chung và IELTS Reading nói riêng là 1 bước chuyển mình vĩ đại của bản thân :)) Những kinh nghiệm mình rút ra được trên hành trình này là:
- Thứ 1: Tài liệu uy tín + sửa bài kĩ:
Lời khuyên đầu tiên của mình là hãy sử dụng các nguồn tài liệu luyện đề uy tín nha các bạn ơi 😀 Mình từng thử qua đủ loại tài liệu và chật vật, xong rút ra được kinh nghiệm này. Ví dụ có đợt kia mình làm vài bài trong bộ Actual gì có nhiều chữ Trung Quốc í nhưng không hiệu quả. Mình thấy độ khó, dễ các đề không sát với đề thật lắm. Với cả cá nhân mình cũng không thấy đáp án logic, thuyết phục, kiểu đúng cũng ko biết vì sao đúng, mà sai cũng ko hiểu sao mình sai í. Xong vài lần như vậy mình quyết định chỉ làm bạn với các nguồn tài liệu tin cậy như: Bộ Cambridge, Road to IELTS (của British Council) thôi ấy.
Chất lượng vẫn hơn số lượng. Mình thấy không quan trọng mình giải bao nhiêu đề mà quan trọng sau mỗi đề mình biết mình sai lỗi gì & học được bao nhiêu từ vựng/ phương pháp. Nên mình chỉ chọn 1-2 bộ tài liệu tin tưởng và giải, sửa thật kĩ, đến độ gần như hiểu hoàn toàn, không còn khúc mắc gì nữa luôn ấy. Có khi sau mỗi test như vậy mình học (và vận dụng được) đc mấy chục từ mới luôn á.
- Vậy mình sửa bài như thế nào?
→ Thường mình làm đề xong xem đáp án + giải thích trên mini-ielts.com í. Vì trang này ngoài ghi đáp án còn locate giúp mình clues của đáp án nằm đâu trong bài, giúp quá trình sửa bài của mình trơn tru hơn nhiều. Đôi khi có trường hợp xem đáp án và biết đáp án nằm đâu nhưng câu/từ phức tạp quá, đọc vẫn không hiểu thì mình làm thêm 1 động tác nữa: Là search bài dịch để hiểu đại ý câu đó nói gì (chứ không nên quá phụ thuộc phần dịch tiếng Việt nhé ạ). Thường mình thấy những bài trong cuốn Cam thì bạn chỉ cần search tên + dịch là ra. (Vd: When evolution runs backwards IELTS reading dịch). Còn mà xem giải thích đáp án, xem dịch bài rồi vẫn không hiểu thì...mình vác bài đi hỏi vậy hehe, chủ động làm nhiều cách miễn là phải đảm bảo mình hiểu bài trước khi qua giải bài mới. 😀
→Về học từ vựng: Mình lọc ra những active vocab (từ vựng sử dụng thường xuyên, nhiều ngữ cảnh) để học. Trong đó ngoài nghĩa thì mình học luôn cả phiên âm, word family, và cách sử dụng. Những từ vựng advanced hơn, nhưng vẫn có gặp trong cuộc sống hằng ngày (Ex: equilibrium) mình vẫn cố gắng at least nắm được nghĩa + phiên âm để lần sau gặp lại trong những bài khác vẫn hiểu được. Còn những từ quá khoa học như tên chất hoá học, tên bệnh, tên vi khuẩn dài thườn thượt thì...thôi ạ 😀 Mình thấy câu hỏi cũng không bao giờ ác đến mức bắt mình hiểu hết những từ khoa học ấy mà chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu của bạn thôi. Nên hiểu được hết thì tốt, không thì thôi, cố gắng lần sau hehee.
- Thứ 2: Quản lý thời gian khi giải đề: Các bạn nhớ phân thời gian các passage khi luyện tập cho quen, tránh lố giờ chưa hoàn thành bài thì hơi tiếc nha. Một bài thi 60 phút nên mình dành thời gian cho 3 passages lần lượt là: 15’-20’-20’. Còn 5 phút cuối mình để dành kiểm tra lại và transfer câu trả lời vào tờ đáp án.
2. Writing:
Xưa ở lần thi đầu tiên mình có đi học 1 khoá IELTS để nắm các dạng đề/ dạng câu hỏi và cách tiếp cận. Về sau có nền rồi mình tự tham khảo thêm các nguồn trên mạng và luyện tập thêm để định hình cách viết cho riêng mình.
- Về cách tham khảo các nguồn:
Mình cực chăm đi đọc bài mẫu. Tất nhiên không phải để copy từ họ, mà sau mỗi bài, mình hay để ý cách họ triển khai và lập luận ideas, có thêm góc nhìn về 1 topic, cách diễn đạt và các collocations hay. (mọi người nhớ học collocations sẽ tốt cho writing lắm ạ).
Tuy nhiên việc tham khảo trên mạng mình nghĩ cũng hơi rủi ro ở chỗ: Thị trường IELTS giờ hơi tùm lum, bài mẫu nhiều vô kể và mỗi người viết mỗi kiểu. Chưa bàn tới ai viết đúng sai, khi mình chưa vững cách học mà đối mặt nhiều nguồn thông tin quá dễ loạn và hoang mang, không biết nên theo ai. Nên các bạn có tham khảo nhớ bình tĩnh sáng suốt tí nha hehe. Riêng mình thì hay theo 2 kênh tin tưởng là IELTS Liz và IELTS Simon (đây là 2 giáo viên/ex-examiner bản xứ chuyên về IELTS luôn).
- Về luyện tập:
Không như Listening và Reading làm xong có thể xem được thang điểm liền, mình nghĩ môn viết hơi khó tự đánh giá bản thân, nên rất cần có một người giáo viên hoặc tiền bối, ai đó bạn tin tưởng sửa bài và góp ý. Ở lần thi gần nhất mình may mắn được chữa bài bởi một người chị có tâm và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích nên mau tiến bộ lắm hehe.
- Về quản lý thời gian:
Cái này mình nghĩ cũng quan trọng lắm í. Vì ở lần thi đầu tiên mình không control tốt, viết lố mất 35 phút cho task 1, đến task 2 chỉ còn 25 phút nên làm vội làm vàng, chưa chốt được thân bài 2 đã phải chuyển vội sang kết bài cho kịp. Kết quả là bài bị đầu voi đuôi chuột í, và tất nhiên cũng không kịp dò lại bài luôn :<
Sau này mình chia ra như sau: Task 2 mình dành 5 phút lên ideas – 30 phút viết – 5 phút dò lại bài. Task 1 mình phân tích đề 5 phút – viết 12 phút – dò 3 phút. Vì lên ideas/phân tích đề tốt đến khâu viết sẽ suôn sẻ hơn. Ngoài ra thì viết xong có dành thời gian dò lại giúp mình tránh được những lỗi ngớ ngẩn, đặc biệt là band 7.0+ cần chú ý khoảng “produce frequent error-free sentences” (viết câu không lỗi ngữ pháp) nên càng cần rà soát kĩ ạ.
3. Speaking:
- Đầu tiên mình xem kĩ format đề và band descriptors để biết ở thang điểm mình đặt target người ta yêu cầu những gì, rồi từ đó tìm cách học và tiếp cận phù hợp.
- Sau đó mình tham khảo các nguồn để học thêm về từ vựng, cách trả lời. Các nguồn mình tham khảo là: các videos trên Youtube của thầy Đặng Trần Tùng (IELTS Speaking 9.0, 4 lần thi 9.0 overall), thầy Datio (IELTS Speaking 9.0, 8.5 overall) – mình thích xem thầy này lắm tại thấy thầy phát âm hay mà clip thú vị nữa hehe. Còn GV bản xứ thì có kênh Youtube của thầy Keith tên là English Speaking Success – thầy dễ thương mà làm nhiều clips dạy IELTS lắm í. Hoặc bạn có thể xem cuốn 31 High-Scoring Formulas to Answer Every IELTS Speaking Questions của Johnathan, Oliver, Adrian để học cách trả lời theo các dạng câu hỏi cũng okie nè.
- Nếu được, các bạn hãy xem sơ qua bộ Forecast (bộ dự đoán đề speaking theo quý) nhé. Hông phải tụi mình học tủ hay phụ thuộc gì, chỉ là để có sự chuẩn bị tốt hơn thôi á. Vì trong bộ đề có những đề dị dị kiểu như: “Describe a time when you looked at the sky” (Tả 1 lần bạn nhìn lên trời” ?!? :D). Giả bộ có ai tự nhiên kêu mình tả bằng tiếng Việt Nam mình còn kiểu “Ủa gì dạ trời ?!?” á :)) Bình thường đi ngoài đường lâu lâu nhìn lên coi mây có đen hông, trời có xanh hông thôi, nay đùng cái kêu tả bài dài 2 phút. Vậy nên mình tham khảo trước để lỡ gặp đề như nào cũng đỡ sang chấn tâm lý, mà tâm lý bình ổn rồi thì dễ đảm bảo được fluency. Ngoài ra nếu siêng hơn nữa, bạn có thể tính toán trước ý tưởng sẽ nói, từ vựng và cấu trúc hay cho mỗi topic, để maximize được độ lưu loát và performance nói chung á.
Bên cạnh đó, chủ đề nào mình thấy tương tự mình hay gộp đề chung luôn cho khoẻ. Ví dụ cũng là tả người, đợt đó mình có 3 đề:
1. Describe someone in your family who you really admire. (người mình ngưỡng mộ)
2. Describe a person to whom you are very close in your family (người mình thân trong gia đình)
3. Describe an interesting old person (người già thú vị)
Mình thấy ok cũng đều là tả người. Xong rà soát trí nhớ xem có ai có đủ những đặc điểm đó không. → Nhớ ra có ông nội là người già, sống cùng nhà thân thiết nè, ông nội làm vườn giỏi quá ngưỡng mộ ông nội nè, ông nội kể chuyện hay thú vị nè. → Ok vậy tả ông nội cho 3 đề luôn.
Trên đây là toàn bộ phần chia sẻ về trải nghiệm học và thi IELTS của mình. Ảnh mèo Tom là mình chế vui í, chứ trải nghiệm với IELTS của mình cũng thú vị, ko kinh dị vậy đâu haha.
Trải nghiệm của các bạn như thế nào, comment kể mình nghe nha 😀
Với cả có nội dung nào còn thắc mắc, các bạn cứ comment, inbox cho mình thoải mái nhé 😀
Hẹn các bạn ở buổi tiếp theo, mình sẽ chia sẻ tiếp chuyện mình học từ vựng theo sở thích nha hehe.
__________________________________________
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
「british band 2020」的推薦目錄:
- 關於british band 2020 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於british band 2020 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於british band 2020 在 周啟生 Dominic Chow Facebook 的精選貼文
- 關於british band 2020 在 The Great British Rock Band - Home | Facebook 的評價
- 關於british band 2020 在 Arctic Monkeys Accept NME Award For Best British Band 的評價
british band 2020 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[English Club HEC] ROADMAP TO IELTS LISTENING BAND 9.0 🎖️🎖️
IELTS Listening là nỗi sợ ám ảnh bao thế hệ thí sinh IELTS, và với xu hướng phát triển của đề thi như hiện tại, chúng ta cần ôn luyện như thế nào để chinh phục mức 9.0 Listening? Tối nay hãy cùng tham khảo kinh nghiệm của bạn Hương Giang để học hỏi cả nhà nhé. À, đừng quên join group English Club HEC của page để cập nhật những kiến thức bổ ích nhất về IELTS cũng như Tiếng Anh nè 😉
___________
Chào các bạnn,
Mình là Hương Giang, cử nhân, thạc sĩ ngành Giảng Dạy Ngôn Ngữ từ UK và nhận chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm CELTA từ International House (IH) tại London.
Phần 1: Cần làm gì khi bạn ở level beginner (A1 CEFR)?
1. **Làm quen với nhiều accent khác nhau**
Tiếng Anh hiện tại thật sự đã không còn của riêng người Anh, mà đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu với nhiều biến thể chất giọng. Trong lần training tháng 3/2020 tại IH, mình có được phổ biến về việc các bài đánh giá năng lực tiếng Anh sẽ được phát triển theo hướng phản ánh lại sự đa dạng của tiếng Anh trên thế giới. Điều này ứng nghiệm luôn trong lần thi IELTS vừa rồi của mình vào tháng 4 tại BC Hà Nội với sự xuất hiện của Scottish accent ở part 1. Một vài người bạn của mình trong thời gian gần đây đi thi cũng phản ánh về Indian, Middle Eastern accent trong part 3.
Thay đổi mới này đặt ra yêu cầu với thí sinh cần phải ứng phó với các chất giọng tiếng Anh khác nhau. Vì vậy việc làm quen với các accent khác nhau ngay từ level beginner là rất quan trọng. Nó cho bạn thời gian dài hơn để rèn luyện và nâng cấp khả năng nghe, kể cả trong giao tiếp hàng ngày. Đừng quá tập trung vào chỉ nhóm phổ biến British, American hay Australian accent, bạn cần luyện tập để nghe TIẾNG ANH tốt, bao gồm tất cả các phạm trù accent.
Và bắt đầu luyện tập từ đâu ư? Mời các bạn ghé thăm https://www.youtube.com/
**2. Chọn nguồn tài liệu phù hợp**
Khi mới bắt đầu đến với Listening, bạn sẽ nghe rất nhiều lời khuyên khác nhau về việc chọn tài liệu. Dưới đây là những lời khuyên của mình dựa trên kinh nghiệm người học và kĩ năng giáo viên:
😔 Bộ luyện đề "huyền thoại" Cambridge chưa thể giúp gì bạn lúc này, ngoài việc tốn thời gian và làm bạn nản chí.
😉 Mất 2 phút để kiểm tra level của sách. Các nhà xuất bản chính thống sẽ ghi kĩ level beginner-intermediate-advanced trên bìa hoặc trang sau bìa, hoặc sử dụng kí hiệu theo Common European Framework of Reference for Languages (CEFR) A1 - C2. Hãy chọn tài liệu phù hợp với level hiện tại của bạn nhé. Việc chọn tài liệu khó hơn với hi vọng nhảy vọt năng lực có khi cuối cùng lại là bước cản khiến bạn mất động lực.
🤩 Tận dụng các tư liệu trên mạng. Nguồn tài liệu này đúng là khó để tự phân loại theo level, nhưng bạn có thể lựa chọn theo mối quan tâm và sở thích cá nhân. Khi bạn thật sự quan tâm đến những nội dung chia sẻ trong bài nghe, mình tin rằng bạn sẽ tìm được cách thức giúp bản thân hiểu được toàn bộ audio/video đó. Nhân đây mình cũng chia sẻ nguồn tài liệu học Nghe từ 2 website mà mình tin tưởng và sử dụng thường xuyên:
https://learnenglish.britishcouncil.org/skills/listening
https://www.bbc.co.uk/learningenglish/english/
**3. Chấp nhận sự mơ hồ**
"Accepting ambiguity" - Kĩ năng chấp nhận sự mơ hồ?
Lần đầu tiên nghe đến Accepting Ambiguity, mình đã ngạc nhiên không hiểu tại sao nó cũng được coi là một kĩ năng.
Đứng từ góc độ người học, việc nghe tiếng Anh nhiều lúc như chạy một chiếc cát-xét cũ, từ nghe được, từ mất, có từ như nhoè lẫn vào sự im lặng luôn. Với điểm số 9.0 kĩ năng Listening nhiều lần, mình xin thừa nhận rằng mình không bắt được 100% các âm thanh trong bài nghe IELTS. Chỉ hơi lơ đãng một chút mình cũng bỏ lỡ vài từ, nhưng mình không thấy có vấn đề với việc bỏ lỡ vài chi tiết trong bài nghe, miễn nó không phải là keyword mình cần cho đáp án. Sự tự tin "bỏ lỡ" của mình thành lập trên nền tảng kinh nghiệm xử lí đề thi, khả năng nghe hiểu tốt và tinh thần chấp nhận bỏ sót :))))))
Với các bạn mới bắt đầu và cả level cao hơn một chút, mình phỏng đoán rằng bài Nghe lướt qua nhanh chóng khiến bạn đôi khi cảm thấy không biết đâu mà lần. Đừng quá lo lắng nhé, đây là điều hoàn toàn bình thường thôi. Hiểu rõ đề bài yêu cầu bạn thực hiện dạng kĩ năng Nghe nào, bắt chậm vào những từ chứa thông tin (content words) thường được phát âm mạnh, và bỏ qua những âm tiếng khó để tập trung xử lí bài trước và quay lại phân tích lúc sau.
**4. Hoạt động Nghe chép chính tả**
Chấp nhận sự mơ hồ, nhưng không có nghĩa là bạn mặc kệ nó! Xử lí phần thông tin bạn chưa nghe được giúp bạn tiến bộ và phát triển kĩ năng.
Nhưng xử lí như thế nào? Có một phương pháp mà mình thấy đã được "lăng xê" trong nhiều group IELTS là Nghe chép chính tả (Dictation). Phương pháp này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả nhưng khi áp dụng vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chắc là do... nó chán :)))) Bạn phải ngồi 1 mình nghe đi nghe lại 1 đoạn audio rồi chép xuống, rồi lặp đi lặp lại hoạt động này trong một khoảng thời gian dài hàng ngày...
Vậy mình xin giới thiệu thêm một "biến thể" của Dictation nếu bạn có điều kiện tìm một người bạn học cùng theo các bước như sau:
▶️ Hai bạn chọn một file nghe (phù hợp với năng lực và sở thích).
▶️Nghe lần 1 toàn bộ file - cùng viết xuống các keywords rồi trao đổi và thống nhất với nhau về nội dung chung mình nghe được bằng tiếng Anh (Việc này làm tăng tính tương tác giữa hai bạn, buộc các bạn phải nhắc lại nội dung vừa nghe và luyện phát âm/speaking, đồng thời kiểm tra xem từ khoá quan trọng và nội dung bạn vừa nghe được có giống với đối phương không)
▶️Nghe lần 2 dừng băng ở từng câu - hoàn thiện câu chứa các keywords đã note trước đó và cũng trao đổi, thống nhất với bạn còn lại bằng tiếng Anh (Một lần nữa, tăng tương tác, luyện speaking, kiểm tra kĩ năng nghe nhưng tập trung vào chi tiết nhỏ)
▶️Cuối cùng, hai bạn dùng tiếng Anh để nói cảm nghĩ của mình và đặt thêm câu hỏi về nội dung bài nghe (việc này đưa kiến thức vừa được luyện tập vào bộ nhớ lâu dài (long-term memory) và lại là một cơ hội luyện speaking nữa)
Make it communicative! Mong rằng tính tương tác và chiều luyện tập đa dạng của phương thức Dictation này sẽ giúp bạn có thêm động lực để học Nghe ^^.
🤓🤓Vừa rồi là một số chia sẻ của mình với kĩ năng Listening dành cho beginners. Mời các bạn đón đọc số tiếp theo về kĩ năng năng Listening cho các bạn intermediate và cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn luyện đề mãi vẫn 5.0-6.0. 🤓🤓
😝Cảm ơn thời gian của các bạn, và mình rất sẵn sàng nghe thêm nhiều ý kiến về vấn đề trong bài viết, đừng ngại ngần bình luận ở dưới nha. 😝
#giangthibietgi
(Trong ảnh minh hoạ là điểm thi của mình từ thời điểm còn là sinh viên cho tới thời gian gần đây ^^)
___________
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
british band 2020 在 周啟生 Dominic Chow Facebook 的精選貼文
<< M A D W O R L D >>
香港的明天難以想像, 可悲, 可悲...
*麻煩大家幫忙subscribe我個Youtube channel
**The recording was extracted from the June Charity Live Concert 2020.
#ThankYouPixz
Our world is Shrinking!
british band 2020 在 The Great British Rock Band - Home | Facebook 的推薦與評價
The Great British Rock Band. 537 likes · 2 talking about this. The brainchild of singer Jim Stapley and guitarist Johnson Jay, The GBR Band is an... ... <看更多>