BỐ TRÍ GRAPHICS – CÁCH THƯƠNG HIỆU “THUYẾT PHỤC” NGƯỜI MUA
Bài viết này sẽ nói cách mà các fashion brands – đặc biệt là các streetwear brands hay luxury/high-end fashion thời kì đỉnh cao của “Thời trang đường phố” kiếm bộn tiền từ khách hàng nhờ cách bài trí graphics hay đơn giản là “Xây dựng tông xoẹt tông/ton sur ton” trong công cuộc thuyết phục “Mua đồ tao à, mua nhiều hơn nữa đi”.
Thời trang hay nói cụ tỉ hơn là Kinh doanh trong thời trang không phải là đất diễn của sự bay bổng. Nếu các designer thích bay với các concept của họ thì tất nhiên, họ có thể làm 1 fashion exhibition hoặc workshop để thể hiện cái tôi riêng của mình. Còn thương trường là chiến trường, mọi thứ không được “bay bổng”. Bạn có thể bay, nhưng chỉ bay khi mà bạn kiếm được tiền – rất nhiều tiền về cho thương hiệu (Oh my boi, Hedi Slimane với đế chế SLP của gã). Còn nếu không, sẽ phải ngậm ngùi ra đi ( Nếu các bạn đọc về case của Raf Simons lúc làm việc cho Calvin Klein thì các bạn sẽ hiểu).
Hầu hết các fashion designer sẽ ra một bản sketch/layout dựa trên ý tưởng của họ. Nhưng trước tới khâu sản xuất thì sẽ có 1 đội ngũ cố vấn và am hiểu thị trường tinh chỉnh lại các design đó – sao để “dụ” khách hàng mua được nhiều nhất – trước khi bản cuối cùng sẽ được đưa tới C.E.O duyệt. Sau khi cân nhắc lớn về hình ảnh thương hiệu, hình ảnh của nhà thiết kế, chiến dịch quảng cáo – khả năng thuyết phục khách hàng, POS/Point of Sales của sản phẩm là gì. Những món đồ mới được sản xuất.
Ở Việt Nam – trong quy mô local brands hay các thương hiệu tự phát đều gặp một cái dở rằng họ không có đủ đội ngũ hay quy trình khép kín để làm được điều trên. Hầu hết các bạn đều là dân tay ngang nhảy vào nên tất nhiên, yếu tố doanh thu phải được đảm bảo đầu tiên. Các bạn cố gắng nhồi nhét rất nhiều graphics, rất nhiều details vào sản phẩm để tạo thành POS hay Key chính của nguyên collection và tất nhiên – sản phẩm đó bán rất chạy với độ ngầu mà các brands mang lại cho khách hàng trẻ. Nhưng những sản phẩm khác trong collection – bị “lạnh nhạt” và gần như rơi vào quên lãng. Có chăng – nó sẽ nằm ở việc người ta yêu thích thương hiệu đó quá nên mua để theo xu hướng chứ nó không được bài bản cho lắm.
(Yếu tố này cũng hoàn toàn có thể thông cảm được ở Việt Nam vì Insight Việt Nam hoàn toàn khác với thị trường quốc tế. Người Việt sẽ không bỏ quá nhiều tiền nếu sản phẩm đó không hyped, không ngầu và không “tạo – được – cảm -giác – nhiều -tiền” cho người mặc. Hoặc đơn giản là chưa có một sao nổi tiếng nào mặc)
Hẳn các bạn ở đây – đều biết Off-white của Virgil Abloh và A Bathing Ape sau sự ra đi của Nigo thuộc về tập đoàn I.T. Có bao giờ các bạn thích một cái tee, một cái hoodie mà thầm nghĩ rằng “Nếu nó có thêm cái này, cái nọ nữa thì sẽ hoàn hảo không?”
Thật vậy, những tưởng những cái thiếu đó nếu designer bỏ thêm vào thì nó sẽ hoàn hảo và trọn vẹn hơn. Nhưng đó là điều mà các thương hiệu muốn – cảm giác thèm muốn và trống vắng là điều kiện cần để khách hàng sẽ bung thêm tiền mà chi trả cho các sản phẩm. Fashion Designer hay các Stylist/CEO của các thương hiệu khi ra 1 collection/bộ sưu tập sẽ phải tính toán và “tưởng tượng” sẵn trong đầu về hình ảnh khách hàng của họ sẽ mặc món đồ mình sản xuất kiểu gì, phối kiểu chi. Layout ra sao, trông như thế nào để từ đó – Bỏ Nhỏ và Thêm thắt, để khiến họ “PHẢI MUA” những sản phẩm còn lại trong collection.
Ví dụ cho các bạn dễ hiểu rằng – hãy nói về Off-white.
Virgil Abloh không phải ori fashion designer, Virgil là thiết kế nội thất. Cho nên mọi thứ đều rất gọn và chỉnh chu theo 1 cách nào đó. Virgil trong khoảng thời gian làm việc dưới trướng Kanye West đã nắm bắt được insight thị trường và hiểu những người theo kiểu streetwear mà Kanye West build up lên sẽ mặc kiểu gì. Với graphic iconic nhất của Off-white và mang tên tuổi cho thương hiệu là cross over. Nhưng các bạn có để ý rằng, hầu hết các graphics đó được in đằng sau mà không bao giờ in đằng trước không. Đó là Educate cái sự yêu của khách hàng, để tốn 1 thời gian dụ dỗ – phải bằng sản phẩm giá rẻ nhất và chi phí thấp nhất, graphics tee. Khi mà yêu rồi thì bắt đầu ra các sản phẩm nặng đô hơn – đó là hoodie, jacket/long – sleeves và bám sát vào cái graphic cross over.
Nếu trong 1 collection đã có 1 chiếc jacket có graphic cross-over phía sau thì mình đảm bảo sẽ luôn có một chiếc sweater/hoodie/tee không có phần họa tiết đó ở phía sau mà thay vào đó, là một dòng chữ Off-white hay “1 cái gì đó” ở phía trước. Vì Virgil biết rằng, khách hàng đã mặc jacket có graphics phía sau chẳng bao giờ họ dại mà đi mua 1 cái tee cũng y chang như thế. Làm như vậy họ sẽ không bao giờ mua chiếc áo đó. Vậy ta “chiều” bằng cách đặt graphics phía trên. Bingo – mua tới nơi.
Nắm bắt được kiểu phối layer đơn giản nhất, Virgil còn ra những chiếc áo flannel hay long-shirt với graphics ở ngay cuối đuôi áo. Nếu có chiếc áo đó thì đảm bảo jacket mà Virgil làm sẽ hơi mang xu hướng crop một tí, ngắn hơn 1 tí để make-sure việc khách mặc cả bộ sẽ lộ được cái phần họa tiết ngay sau. Quần cũng vậy, không bao giờ graphics được để lên trên cạp quần mà toàn bộ được đẩy xuống dưới ống quần. Và thế là, nó lại quá “hoàn hảo” cho những cậu ấm, cô chiêu thích mua cả cành Off-white. Nó quá “rõ ràng” và Virgil đã vạch sẵn một con đường thời trang cho gen Z.
Với A Bathing Ape thì sao, tại sao các bạn nghĩ chiếc hoodie shark (cá mập) của Bape bán chạy như vậy. Mặc dù chẳng có gì ngoài phần hood (mũ trùm) được in họa tiết cá mập trứ danh của Bape. Còn phần dưới hầu như là blank/trống trơn – mà mức giá không hề gọi là quá rẻ (~$400). Chiếc hoodie đó bán được vì Bape nắm bắt được với cách phối jacket ngoài – hoodie trong là typical outfit khi mùa đông tới. Nhưng nếu như vậy thì đất diễn và POS của hoodie là vô cùng thấp bởi vì jacket che hết rồi. À! Còn 1 phần lòi ra nữa, đó chính là Hood (Mũ). Bape đẩy mạnh việc làm ra những sản phẩm này kèm theo 1 bogo ngay ngực , thế là quá đủ (Supreme cũng chơi trò đó). Song song, nếu đã có những chiếc hoodie đó thì Bape không ngại gì mà làm thêm bomber, coach jacket với 1 chi tiết to đùng tương tự ở phía sau. Mua Mua và Mua thôi.
Để tránh tự “bóp” bởi các thiết kế của mình, các nhà thiết kế dù lớn dù bé đã phải lên 1 logic trong việc quần áo họ mặc. Từ graphics/thiết kế đến chất liệu – các nhà thời trang lớn/haute-coutre còn ma mãnh hơn trong việc “bắt buộc” khách hàng phải chơi “nguyên cành” của mình bằng trò chơi “Cut/Design and Material” mà mình sẽ gọi là “Vết Cắt/ Thiết kế và chất liệu”. Bằng cách cắt đúng chỗ, thiết kế đúng nơi và sử dụng chất liệu. Ví dụ như Undercover hay Lemaire, để có được cái fit mà các bạn mong muốn như trên runway thì chỉ có cách là các bạn mua cả cành. Vì sao? Vì với kiểu cắt ngang hông, có 1 cái hole/lỗ thò ra được stitch lại bằng vải đó thì cái jacket Undercover đó chỉ mặc được với cái quần UDC. Và ô kìa, cái quần đó lại có 1 design/detail bù lấp ngay đúng chỗ trống và thiếu đó. Bingo – muốn mặc đẹp như tao ư, mày phải mua cả cành.
Chiếc lược và Logic này còn “Cao tay ấn” hơn cả streetwear brands vì đã ăn vào thiết kế là hầu như khó thay đổi và có 1 phương án tốt hơn. Nếu ví dụ như Off-white hay Bape thì bạn vẫn có thể lựa chọn các kiểu graphics tương tự mà thay đổi, còn với kiểu thiết kế đó thì chịu. Lệch pha 1 chút là không khác gì thằng hề cả.
Vậy mới thấy, thiết kế là 1 chuyện. Ừ thì chất xám đó, đỉnh đó. Nhưng mà thuyết phục khách hàng mua càng nhiều càng tốt – lại là một nghệ thuật khác. Chẳng thế mà có môn “Fashion Business” đó thôi.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
「chang bogo」的推薦目錄:
- 關於chang bogo 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於chang bogo 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於chang bogo 在 新‧二七部隊 軍事雜談 Facebook 的最佳解答
- 關於chang bogo 在 Chang Bogo-class submarine - South Korea has ... - YouTube 的評價
- 關於chang bogo 在 Indonesian Navy Chang Bogo-class Submarine KRI Alugoro ... 的評價
- 關於chang bogo 在 Chang Bogo-class submarine upgrade program | Facebook 的評價
- 關於chang bogo 在 Chang Bogo class submarine as ordered by Indonesia ... 的評價
chang bogo 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
FUCCBOI IN FASHION – TRAI HƯ TRONG CỘNG ĐỒNG THỜI TRANG.
Chúng ta đang sống trong một xã hội không ngừng phát triển. Cùng với đó là sự mở rộng vượt bậc của mạng xã hội và cộng đồng “bàn phím” – thông tin và cuộc sống số đã mang cho con người nhiều khái niệm mới hơn. Và một trong đó chính là từ Fuccboi/ F*ckboi/F*ckboy.
Fuccboi everywhere. Fuccboi này, fuccboi nọ và fuccboi thống trị cả nguyên một cộng đồng mạnh. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu Fuccboi là gì và Fuccboi trong thời trang là như thế nào nhé.
Thuật ngữ này là một từ khá phổ biến hiện nay – cũng được coi như một từ không chính thống và là 1 “Slang Word” truyền miệng giữa con người và con người với nhau. Nhưng suy cho cùng – từ này hầu hết đều mang một nghĩa khá là châm biếm và tiêu cực. Trong thời trang cũng vậy – cụm từ Fuccboi là một danh xưng dành cho khá nhiều thanh niên hiện nay (Đặc biệt là Streetwear lên ngôi trong giai đoạn 2016 – 2018)
Fuccboi thường được mang cho một nam thanh niên khi lần đầu xuất hiện trước mặt bạn đã có những hàng vi gây “thương nhớ” và tán tỉnh bạn. Mang trên mình một diện mạo bảnh bao và thu hút, với chiếc lắc tay bạc sáng choáng, đồng hồ (không biết có phải hàng real hay không) cùng với mái tóc undercut sẽ “được mang danh” Fuccboi.
Fuccboi trong thời trang (Đặc biệt là streetwear) thường được xem là “kháy” những cậu chàng bị tác động bởi xu hướng quá nhiều. Đúng như khái niệm mà mình đã đưa ra đầu tiên, cái Fuccboi cần không phải là bản chất mà là bề ngoài, là sự quan tâm của mọi người xung quanh đối với anh ta.
Thì Fuccboi trong thời trang cũng có những điểm tương đồng như thế - thị trường thích đồ Hypebeast ư, oke ngày mai tôi sẽ diện một cây Supreme Palace LV các thứ các thứ. THị trường thích SLP/Hedi Boi ư – ngày mai bố mày quất luôn cả cây Saint (hoặc đồ nào tương tự như Saint). Thị trường thích Archived ư – thôi, Archive là gì tao không biết, tao cứ mua đại mấy đồ gì của Number 9, CDG là archive chứ gì (hoho).
Nhận diện (Theo ý kiến riêng của mình)
Fuccboi số 1 “ YOUTUBER WANNABE”.
Fuccboi này sẽ thay thế cho fuccboi đi vào quá khứ “Kanye West 2.0”. Xã hội Việt Nam phát triển và nền tảng Youtube cũng vậy. Ngày càng nhiều streamer, youtuber phát triển kênh của họ theo đa ngành, đa lĩnh và trong đó thời trang cũng không phải là ngoại lệ. Fuccboi “YOUTUBER WANNABE” là 1 chàng trai “Đam mê thời trang” và “Tôn sùng người mà anh ta theo dõi” đến mức kệ hết người xung quanh. YOUTUBER bảo 1 thì anh ta nghe là 1, YOUTUBER bảo 2 thì anh ta nghe là 2. Thương hiệu thời trang Fuccboi này thích ư? Câu trả lời chính xác là YOUTUBER đó mặc gì vào sáng thứ hai, thì chiều thứ 3 anh ta sẽ diện bộ y chang không khác một cách gì. Từ cách phối đến cách sử dụng các phụ kiện, đồ trong đồ ngoài và cả sneaker. 1 niềm tin vững vàng cho các Fuccboi này là vì nó khá tiếp nhận bởi số đông nên sẽ được ủng hộ theo số đông, fuccboi này chỉ cần thành một hình tượng YTBer đó ngoài đời thực – sẽ được nhiều người chú ý. Và Bingo – đúng rồi đó, đúng thứ Fuccboi đó muốn. Còn về sự đổi mới hay sáng tạo hơn ư – Tất nhiên là không rồi (Họa hoằn lắm mới có).
Thứ anh ta tôn sùng không phải là thời trang, mà là “YOUTUBER đó mặc gì, mặc gì để giống người đó để được nguyên một cộng đồng theo dõi tán dương”.
Fuccboi số 2 “BÓNG TỐI LÀ TẤM LÒNG CỦA TÔI”
Một anh chàng mê mẩn Dark-wear, diện những đôi DRKSHDW (RO mainline mắc quá, đi DRKSHDW được rồi). Mang danh là người cá tính, “nội tâm” – thích sống thầm kín và lúc nào cũng mang trong mình một sự nghiền ngẫm nhất định. Fuccboi này nhiều khi chỉ biết RO mà không biết Rick Owens là ai – thời trang của quý ông tóc dài là như thế nào. Chúng ta thường thấy combo đơn giản nhất là 1 chiếc long-sleeves màu đen tay dài, phối cùng một chiếc quần jeans đen skinny, chân mang con RO high DRKSHDW và không thể thiếu 1 con túi tote được tặng kèm khi mua giày.
Fuccboi số 3 “HÔM NAY TRÔNG THẬT ĐĨ ĐỜI, ANH ĐI VÀO BAR”.
Khi mà thị trường Việt Nam rộ lên Saint Laurent Paris cũng như aethestic của Hedi Slimane cùng với chiếc áo Teddy Jacket, quần skinny siêu bó sát cùng 1 đôi boot hyatt. Phong cách thời trang này một thời đã làm mưa làm gió tại Việt Nam với những chiếc quần bó không thể bó hơn, những chiếc áo shirt mỏng dính in hình ngôi sao và thả phanh hai nút. Do một điều rằng đôi boot (Nhiều khi là Chelsea form) giúp bạn cao hơn 1 chút – nhưng chung quy đó là cụm từ “Trông đĩ vậy ba!” đã làm nhiều thanh niên bị chao đảo và hóa thân mình thành các Fuccboi bất chấp rằng việc thân thể của mình không phù hợp với tiêu chí của Hedi Slimane khi làm ra đồ này (Skinny boy). Gồng ép vào trong những bộ đồ bó sát, đi giày da mà không cần vệ sinh, các Fuccboi số 03 này đã không hề thua kém trong việc hấp dẫn những em bé tuổi mới lớn mới chập chững vào đời.
Fuccboi số 4 “BOGO”
Bogo là gì – Bogo là từ tắt của từ Box logo hay nói rộng hơn Big Logo. Fuccboi số 4 không cần quan tâm đồ thiết kế như thế nào, chất lượng ra sao và mẫu mã kiểu gì. Điều mà Fuccboi số 4 cần chính là Logo, Logo Supreme, Logo LV, Logo Vlone, Logo local brand nào hot hot nhiều người quan tâm. Cái anh ta cần không phải là thời trang anh ta mặc mà là cái nhìn khoái trá khi khoe những logo tới bạn bè và cộng đồng (Hệ sinh thái) mà anh ta đang sinh sống.
Fuccboi số 5 “ARCHIVED là thứ gì đó cao siêu”
Có thể cậu chàng này mặc Raf Simons, mặc Maison Margiela, mặc Dries Van Noten hay cả là Issey Miyake. Có thể coi đây là biến tướng của Fuccboi Hypebeast – vì anh chàng này không phải mua đồ vì những thiết kế đình đám, hay câu chuyện mà các fashion designer truyền tải tới người mặc. Cách xử lí vải hay kĩ thuật ứng dụng lên đó – Fuccboi không quan tâm. Chỉ vì Fuccboi này cũng khá thông minh và xử lí thông tin – nếu cần nghe một designer nào đó đang được chuộng vì có tên tuổi, được những KOLs hay những người leader truyền cảm hứng – Fuccboi sẽ mindset rằng đồ nó sẽ đỉnh lắm và chỉ cần mặc đồ đó là mình auto biến thành “Người am hiểu thời trang”. Cách nhận biết là vì thường đồ của các thương hiệu mình kể tên phía trên khá ít logo biểu hiện ra ngoài – nên các hình ảnh hay status trên social của các Fuccboi này sẽ kèm chung các hashtag hay Tag tên thương hiệu mình đang mặc nó.
Vậy – bạn là fuccboi nào trong số các fuccboi trên?
chang bogo 在 新‧二七部隊 軍事雜談 Facebook 的最佳解答
印尼首艘潛艦「Alugoro」(405)已完成下水,由南韓大宇重工技術轉移下完成,性能基本上等同德國授權南韓生產的「張保皋級」潛艦相似
Indonesia launched its third Nagapasa-class (Chang Bogo-class) diesel-electric attack submarine (SSK) for the Indonesian Navy on April 11.The Indonesian Navy is slated to receive three more Nagapasa-class diesel-electric subs by 2026.
chang bogo 在 Indonesian Navy Chang Bogo-class Submarine KRI Alugoro ... 的推薦與評價
Indonesia's state-owned shipyard PT PAL launched its third Nagapasa-class (Improved Chang Bogo -class) submarine KRI Alugoro (405). ... <看更多>
chang bogo 在 Chang Bogo-class submarine upgrade program | Facebook 的推薦與評價
Chang Bogo -class submarine upgrade program. ... Chang Bogo-class submarine upgrade program. Timeline photos · Dec 14, 2020 ·. ... <看更多>
chang bogo 在 Chang Bogo-class submarine - South Korea has ... - YouTube 的推薦與評價
ChangBogo, #AttackSubmarine, #KoreaNavyChang Bogo or Jang Bogo-class submarine, is a variant of the Type 209 diesel-electric attack ... ... <看更多>