To celebrate the Gucci Garden Archetypes exhibition, on a new Gucci Podcast episode, writer and curator Antwaun Sargent recites ‘To Make A Picture’—an essay he wrote for the catalogue of the exhibition—and offers a brief commentary on the history, content and progression of the House’s advertising campaigns under the creative manifesto of Alessandro Michele.
Listen now on https://open.spotify.com/episode/37AdLGhjUzRNjP8VzXhZM8?si=BGSxVUzyRdOi0e0VppLhog&dl_branch=1.
essay writer 在 浩爾譯世界 Facebook 的最佳貼文
早安~還記得三毛筆下的撒哈拉嗎?
來看紐時怎麼紀念三毛!
「流浪作家」三毛:撒哈拉、愛情和死亡
Overlooked No More: Sanmao, ‘Wandering Writer’ Who Found Her Voice in the Desert
#今天來讀紐約時報
🏜 In the early 1970s, the Taiwanese writer Sanmao saw an article about the Sahara Desert in National Geographic magazine and told her friends that she wanted to travel there and cross it. “I looked around at the boundless sand across which the wind wailed, the sky high above, the landscape majestic and calm,” she wrote in a seminal 1976 essay collection, “Stories of the Sahara,” of arriving for the first time at a windswept airport in the Western Saharan city of El Aaiún.
20世紀70年代初,台灣作家三毛在《國家地理》(National Geographic)雜誌上看到一篇關於撒哈拉沙漠的文章,隨後告訴朋友她想去那裡旅行,並穿越撒哈拉沙漠。她在發表於1976年的經典散文集《撒哈拉的故事》中寫道,當她第一次來到撒哈拉,到達撒哈拉西部阿尤恩市一座狂風肆虐的機場時,「我舉目望去,無際的黃沙上有寂寞的大風嗚咽的吹過,天,是高的,地是沉厚雄壯而安靜的。」
🌅“It was dusk,” she continued. “The setting sun stained the desert the red of fresh blood, a sorrowful beauty. The temperature felt like early winter. I’d expected a scorching sun, but instead found a swathe of poetic desolation.” It was one of many adventures she would have, and the books of essays and poetry she went on to write would endure among generations of young women in Taiwan and China who viewed her self-assured prose and intrepid excursions as glorious transgressions of local conservative social norms.
「正是黃昏,」她繼續寫道。「落日將沙漠染成鮮血的紅色,凄美恐怖。近乎初冬的氣候,在原本期待著炎熱烈日的心情下,大地化轉為一片詩意的蒼涼。」這是她將要經歷的諸多冒險之一,她此後寫下的散文和詩歌在台灣和中國的幾代年輕女性中流傳,她的文字中流露出的自信和深入當地探索的勇氣,被她們視為是對當地保守的社會規範的勇敢挑戰。
📸 Her prose, which oscillates between memoir and fiction, has a laconic elegance that echoes the Beat poets. It can also be breezy, a remarkable quality at a time when her homeland, Taiwan, was under martial law in an era known as the “White Terror,” in which many opponents of the government were imprisoned or executed.
她的散文介於回憶錄和小說之間,有一種讓人想起垮掉一代詩歌的簡潔優雅。同時它們又是輕鬆愉快的,與她的故鄉台灣當時所處的「白色恐怖」戒嚴時期相比,這是一種不尋常的品質。那時許多反政府人士正被監禁或處決。
三毛的文章有什麼動人之處?
加入每日國際選讀計畫,跟著作家飽覽天下
https://events.storm.mg/member/HOWSJ/
——
原文連結請看留言
——
#告訴我✍🏻 「 想到_____流浪 」
就送你【大膽出走單字包】!
#流浪到淡水
#說到流浪怎能不提波希米亞
#讓我浪到天涯海角
essay writer 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[LONG SHARE] HỌC ĐẠI HỌC, THẠC SĨ VÀ TIẾN SĨ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ giống và khác nhau như thế nào? Mình có nên học lên đại học hay cao học không? Làm cách nào để đạt được thành công ở các bậc học này? Không viết có nhiều bạn Schofan đã từng hỏi mình những câu hỏi này bao giờ chưa. Nhưng cũng giống Chị Chi hay nhiều bạn bè khác chị cũng từng có những câu hỏi như thế trong nhiều năm liền nhưng hầu như không tìm được một câu trả lời nào xác đáng vì rất ít người tôi quen từng học hết các bậc học này. Không nay chị chia sẻ với mọi người bài viết rất hay của chị Chi Nguyễn dàh cho những bạn đang đứng trước quyết định học lên cao hơn hay chật vật trong quá trình học, muốn bỏ cuộc giữa chừng, tôi đều rất hoang mang và phải mò mẫm rất nhiều mới tìm ra được câu trả lời cho mình. Bài viết rất hay và ý nghĩa, ngay cả bản thân chị đã học xong Master cũng đôi lần đắn đo có nên học PhD nữa không. Hãy đọc cùng chị nữa nhé.
"Ngày nay, sau khi đã tốt nghiệp cả ba bậc học, từ đại học ở Việt Nam tới thạc sĩ và tiến sĩ tại Mỹ, tôi cảm thấy mình đã có cái nhìn sáng tỏ hơn về việc học. Và vì thế, tôi muốn quay trở lại để làm một bài viết tổng hợp những điểm khác nhau giữa học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ để các bạn mới bước vào con đường học thuật có cái nhìn rõ ràng và bước đi vững chắc hơn tôi trước đây.
Bài viết này sẽ tập trung vào ba mảng của từng cấp học, bao gồm: (1) học tập, (2) môi trường và (3) phát triển bản thân. Cuối bài viết, tôi sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp (FAQ) về bậc học.
1. HỌC ĐẠI HỌC
Trước hết, bước chuyển từ trung học phổ thông lên đại học sẽ khác như thế nào?
- Học tập: Ở bậc đại học, bạn sẽ phải tự học nhiều hơn rất nhiều thời phổ thông. Không có thầy cô nào dắt tay bạn qua từng môn, từng bài kiểm tra một; mà bạn sẽ phải cố gắng tự ôn luyện, lập mục tiêu và tìm ra phương pháp học hữu ích cho mình. Cũng chính vì yêu cầu tự học cao, trong khi đó điểm danh trên lớp không khắt khe như thời phổ thông, nhiều bạn mới vào đại học dễ chểnh mảng do không quen với việc “tự bơi” mà không có người kèm cặp.
Học đại học cũng ít bài kiểm tra hơn thời học phổ thông (không còn nhiều bài kiểm tra 15 phút và một tiết) mà tập trung nhiều hơn vào những bài thi lớn vào giữa kỳ hoặc cuối kỳ có phần trăm tổng điểm cao. Vì vậy, nhiều bạn nghĩ rằng cứ vừa học vừa chơi, tới kỳ thi mới phải ôn bài. Tuy nhiên, cách này rất nguy hiểm vì nhiều môn có thể trùng lịch thi trong một tuần, khiến cho việc học chạy deadline rất mệt mỏi. Ngoài ra, việc học dồn trước kỳ thi cũng không hiệu quả cho việc thu nạp kiến thức (dễ biến thành kiểu “học chỉ để thi”). Do vậy, bạn nên học đều và tập trung học trong cả kỳ để nắm chắc kiến thức, đến khi thi chỉ cần ôn lại sẽ đỡ áp lực hơn.
- Môi trường: Môi trường đại học có thể quy tụ nhiều bạn từ nhiều tỉnh thành, quốc gia khác nhau, với phong cách sống, văn hoá, thói quen, cách ăn mặc, cư xử… khác biệt. Đây là thay đổi lớn so với thời phổ thông—khi mà đa phần bạn học ở cùng một địa phương, thậm chí ở gần nhà nhau (nếu học đúng tuyến). Vì thế, môi trường đại học không “thuần” như học phổ thông, có phần phức tạp và đa chiều hơn.
Tuy nhiên, chính vì học trong môi trường đa dạng đó, nếu bạn chuẩn bị cho mình một tư duy mở và tôn trọng sự khác biệt, bạn sẽ học được rất nhiều. Bản thân tôi đã trưởng thành hơn và hiểu biết hơn về xã hội, thế giới bên ngoài trong quá trình học đại học, phần lớn nhờ vào môi trường học đa dạng, được tiếp xúc với các bạn từ mọi miền đất nước và từ cả những nước khác trên thế giới.
Phát triển bản thân: Đại học là thời gian sung sức nhất của tuổi trẻ, là khi mình đã qua tuổi vị thành niên, đủ tuổi phóng xe máy vi vu, được tự quyết định thời gian của mình cho việc làm tình nguyện, thực tập, làm thêm ngoài giờ học… Bởi vậy, hãy tận dụng hết sức thời gian tuổi trẻ này (tin tôi đi, một khi nó đã qua rồi thì không thể nào lấy lại được!). Đừng bỏ lỡ cơ hội phát triển bản thân trong những năm tháng đặc biệt này!
Khi ra trường, những người năng động và chịu học hỏi khi còn ở giảng đường sẽ có lợi thế khác hẳn với những người thụ động, không tích cực tìm cơ hội phát triển bản thân. Điều này thể hiện rất rõ trong mắt nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV của bạn, khi phỏng vấn bạn và khi kiểm tra các kỹ năng cứng của bạn (như ngoại ngữ, vi tính, chuyên ngành…). Vì thế, đừng đợi đến khi ra trường rồi mới tích lũy kinh nghiệm, hãy tích luỹ kinh nghiệm ngay từ hôm nay!
2. THẠC SỸ
- Học tập: Nếu như học đại học có thể cảm giác mông lung, có nhiều môn học chung chung và chưa đi sâu vào ngành nghề cụ thể thì học thạc sĩ tập trung vào chuyên ngành rõ ràng. Ngay khi bạn nộp học thạc sĩ, bạn đã biết mình sẽ học ngành nào, tập trung vào những môn nào để tăng cường kiến thức, kỹ năng cho sự nghiệp sau này. Vì thế, học thạc sĩ sẽ dễ tập trung hơn, có động lực học hơn và tinh thần học tập cũng cao hơn ở đại học.
Học thạc sĩ sẽ có nhiều yêu cầu bài vở hơn học đại học. Phần đông giảng viên nhìn nhận học viên cao học là người trưởng thành, đã có bằng cử nhân, thậm chí đã có kinh nghiệm đi làm nên chất lượng bài vở và thái độ học tập cần phải tốt hơn thời đại học. Đặc biệt, để tốt nghiệp thạc sĩ, nhiều trường yêu cầu viết luận văn hoặc làm đề án tốt nghiệp có báo cáo đi kèm. Đối với những người chưa có nhiều kỹ năng viết hoặc không có kinh nghiệp làm luận văn ở bậc đại học thì việc hoàn thành luận văn thạc sĩ là một yêu cầu khó. Cùng với đó, thời gian học thạc sĩ lại khá ngắn (trung bình 2 năm) nên người học sẽ có cảm giác như vừa vào chương trình đã phải lo luận văn tốt nghiệp. Bởi thế, để tránh gặp phải chậm trễ trong quá trình viết luận văn thạc sĩ, học viên cần chủ động tìm giáo viên hướng dẫn từ sớm và suy nghĩ về đề tài làm luận văn, hướng triển khai, cách viết… ngay từ những ngày đầu tiên.
Môi trường: Đối tượng học thạc sĩ là những người đã tốt nghiệp đại học, có thể đã đi làm được một vài năm rồi mới quyết định quay lại trường học để nâng cao trình độ, lấy bằng cấp cao hơn. Bởi vậy, môi trường học thạc sĩ thường trưởng thành, nghiêm túc và tập trung hơn đại học. Học viên cùng một lớp có thể sẽ có lứa tuổi khác nhau, kinh nghiệm sống và làm việc khác nhau, cũng như có mục đích khác nhau khi theo đuổi tấm bằng thạc sĩ. Vì thế, môi trường học thạc sĩ cũng thực tế hơn, các học viên tạo thành network công việc-cộng tác (đặc biệt đối với chương trình MBA) và vì thế, nếu biết tận dụng, đây sẽ là tiền đề phát triển sự nghiệp sau tốt nghiệp.
Phát triển bản thân: Thạc sĩ là thời kỳ thú vị để phát triển bản thân vì trong cùng một khoá học sẽ có những người học từ đại học lên thẳng thạc sĩ vì muốn lấy bằng kép hoặc chưa biết định hướng rõ ràng cho tương lai, nhưng cũng có những người đã biết chắc tương lai nghề nghiệp của mình là gì rồi và quay lại học để tiến gần hơn với mục tiêu đó. Vì vậy, trong quá trình học thạc sĩ, bản thân mỗi người sẽ đi một cuộc hành trình riêng để trưởng thành và có định hướng chắc chắn hơn cho tương lai.
Bản thân tôi cảm thấy mình đã trưởng thành rất nhiều trong giai đoạn học thạc sĩ—mặc dù thời gian học của tôi rất ngắn (chỉ khoảng hơn 1 năm) và học dưới áp lực lớn (vừa học vừa làm, vừa xin tiếp học bổng tiến sĩ). Tuy nhiên, môi trường học thạc sĩ chuyên nghiệp, được học với những người có đam mê học thuật khiến cho tôi cảm thấy mình nghiêm túc hơn với việc học và phát triển bản thân. Ngoài ra, vì khi học thạc sĩ, tôi cũng bắt đầu sống một mình ở nước ngoài nên có cảm giác nếu mình không “lớn” thật nhanh thì sẽ không thể nào tồn tại được.
3. TIẾN SỸ
- Học tập: Học tiến sĩ là một trải nghiệm học tập khác hẳn tất cả các cấp học khác. Vì tiến sĩ không tập trung vào việc lên lớp hay điểm số mà nặng hơn về nghiên cứu, thành quả của việc học tiến sĩ không phải là GPA cao mà là những xuất bản khoa học, những công trình, dự án nghiên cứu. Trong cả chương trình (thường dài từ 4 đến 10 năm), nghiên cứu sinh làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc ở những dự án cộng tác với giáo sư. Vì vậy thay vì nói “học tiến sĩ” người ta thường nói là “làm tiến sĩ” vì đây chính là công việc thực sự, chứ không chỉ dừng lại ở việc lên lớp, trả bài bình thường.
Tiến sĩ có yêu cầu học thuật cao hơn tất cả các bậc học khác. Để hoàn thành được chương trình, nghiên cứu sinh cần có đam mê với học thuật, có khả năng tập trung cao, kiên trì, bền bỉ để tập trung nghiên cứu những đề tài hẹp trong nhiều năm liền. Ngoài luận án tiến sĩ vô cùng quan trọng, nghiên cứu sinh còn cần phải làm tham luận phát biểu hội thảo và xuất bản nghiên cứu khoa học để có thể xây dựng CV cạnh tranh, có tiếng nói nhất định trong giới học thuật trước khi ra trường. Nếu bạn không thực sự đam mê nghiên cứu thì không nên theo đuổi con đường học tiến sĩ vì đây là một con đường hẹp, dài, mà phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới đi được hết.
- Môi trường: Nếu bạn bước vào chương trình tiến sĩ trước tuổi 30 (như tôi), bạn có thể sẽ thấy mình rất non nớt vì bạn học của bạn có thể đã lớn tuổi và đi làm nhiều năm, có rất nhiều kinh nghiệm rồi mới trở lại học—đặc biệt nếu bạn học ngành khoa học xã hội (social sciences). Bởi vậy, môi trường học rất học thuật và nghiêm túc, có phần căng thẳng và áp lực. Tuy nhiên, nếu bạn biết lắng nghe kinh nghiệm của người khác, biết phát huy lợi thế và kiến thức của mình đúng chỗ, bạn sẽ học được rất nhiều từ môi trường tiến sĩ và tìm ra chỗ đứng riêng cho mình.
Ngoài ra, vì quá trình học tiến sĩ kéo dài rất lâu, bạn cần phải xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với giáo sư, bạn bè và cả những cán bộ hành chính trong chương trình. Điều này rất khác với thời kỳ học đại học (khi bạn còn trẻ và dễ được bỏ qua sai lầm) hay thời kỳ thạc sĩ (khi thời gian học quá ngắn để ghi nhớ sai lầm). Kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ lâu dài là tối cần thiết trong quá trình học tiến sĩ.
- Phát triển bản thân: Tiến sĩ là “thiên đường” cho những ai thích nghiên cứu học thuật và theo đuổi những giá trị hàn lâm, nghiêm túc. Cá nhân tôi cảm thấy não mình có thêm vài “vết nhăn” sâu trong quá trình học tiến sĩ, kèm theo nhiều kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khác mà ít người có được. Quá trình học tiến sĩ thực sự giúp nghiên cứu sinh phát triển về chiều sâu hơn, nhận ra mình là ai và giá trị của mình thực chất là gì.
Vì giai đoạn học tiến sĩ rất dài, nghiên cứu sinh phải xác định rằng sẽ có rất nhiều biến chuyển trong cuộc đời của họ. Bản thân tôi từ lúc bắt đầu chương trình đến khi tốt nghiệp đã qua không biết bao thay đổi lớn: lập gia đình, sinh con, nhà có người ốm, sa sút về tinh thần, thể chất, tài chính… Rất nhiều người phải bỏ học tiến sĩ giữa chừng vì những vấn đề trong đời sống cá nhân ngoài dự kiến. Bởi vậy, quá trình học tiến sĩ cũng rèn luyện cho nghiên cứu sinh ý chí mạnh mẽ, vượt lên nghịch cảnh và lòng kiên trì, bền bỉ hiếm có ở bất cứ chương trình học nào.
🌍 Các bạn muốn chuẩn bị xin học bổng, xin việc thực tốt đừng quên các lớp học bổng HannahED, chương trình Mentor 1-1, review hồ sơ, tập phỏng vấn HannahEd luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, essay í:
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Source: The Present writer (chị Chi Nguyễn)
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedsharing #scholarships
essay writer 在 Best AI Essay Writer (Free Trial) Fast Essay Writing With AI 的推薦與評價
Best AI Essay Writer Video Free Trial & Bonus https://www.marketingisl.com/jasper Thanks for checking out my AI essay video. ... <看更多>