[LONG SHARE] TIMELINE APPLY VÀO GRAD-SCHOOL TẠI MỸ
Cuối năm thường là thời điểm mùa apply học bổng cho học kỳ mùa thu năm tới. Xin học bổng là một chặng đường, nếu thời điểm này chúng mình chưa kịp hoàn tất hồ sơ để gửi đi, sao chúng mình không cùng nhau ngồi xuống, sắp xếp lên timeline kế hoạch để chuẩn bị kịp thời với hiệu quả tốt nhất cho 1 bộ hồ sơ nộp nhỉ?
Chị suggest mọi người cùng đọc một bài viết của Trân về cách bạn ấy sắp xếp thời gian để apply vào hệ cao học (Graduate Schools) tại Mỹ nhé?
Mọi người hãy lưu và share các tips kinh nghiệm này cho bản thân hen <3
"Trước hết, nếu như bạn có mong muốn apply vào Grad-school, tốt nhất là nên bắt đầu càng sớm càng tốt bởi nó sẽ giúp tăng tỉ lệ đậu của bạn cao hơn. Rất nhiều chương trình sau đại học có các khung thời gian tuyển sinh kéo dài (gọi là rolling admissions) – thông thường là 6 tháng-1 năm. Điều này có nghĩa là đơn xin nhập học sẽ được mở trong suốt thời gian đó và hồ sơ bạn gửi tới bất cứ thời điểm nào cũng được tính. Tuy nhiên, 1 kinh nghiệm xương máu mà tớ đã rút ra được đó là không bao giờ chờ đến deadline mới nộp bởi vì:
• Mỗi bộ hồ sơ gửi đến đều được hội đồng đánh giá và cân nhắc quyết định tuyển chọn ngay khi họ nhận được chứ không phải chờ tới hết deadline trường mới đọc hồ sơ ứng viên.
• Bạn sẽ không bị bỏ lỡ các học bổng trường/khoa, các chương trình hỗ trợ tài chính. Bởi đa số các deadlines của “financial aids” đều là first come first serve – ai tới trước được trước.
Mùa nhập học phổ biến nhất ở Mỹ là học kỳ mùa thu – hay còn gọi là Fall Semester, bắt đầu khoảng tháng 8 hằng năm. Dưới đây là 1 timeline mà tớ đã áp dụng để nộp thành công cả Admission và xin được học bổng của trường cho cả 2 Graduate schools tại Mỹ.
👉 Tháng 2:
Bắt đầu tìm hiểu về grad schools tại Mỹ. lên danh sách các trường muốn nộp + requirements của từng trường. Đặc biệt chú ý mức điểm GRE/IELTS/ TOEFL mà mỗi trường yêu cầu.
👉 Tháng 3:
Thi lấy chứng chỉ IELTS/TOEFL.
👉 Tháng 4 – tháng 6:
- Làm quen và thi thử 1 bài “GRE Practice Test” – có rất nhiều free test trên mạng (GRE là 1 bài thi phổ biến mà hầu như bất kỳ chương trình sau đại học nào tại Mỹ cũng đòi hỏi – cho mọi chuyên ngành, bên cạnh IELTS hay TOEFL). Việc thi thử bài GRE practice test giúp bạn làm quen, định hình được bài thi, và ước lượng thời gian mình cần chuẩn bị để ôn tập cho bài thi chính thức. (Vì phí thi cũng khá là chát, ko ai muốn phải thi vài lần hehe).
- Bắt đầu ôn thi GRE. Bản thân mình mất khoảng 3 tháng luyện GRE trước khi xách bút đi thi. 1 lần duy nhất.
👉 Tháng 7:
Đăng ký thi GRE.
Lưu ý siêu quan trọng: ETS cho phép bạn đăng ký gửi điểm GRE đến 4 trường (không mất phí), nhưng chỉ free vào đúng ngày bạn đến thi. Vậy nên: vào ngày thi, bạn phải có đủ thông tin của 4 trường bạn muốn (bao gồm cả mã GRE code của từng trường) để điền vào máy tính của ETS trước khi làm bài thi nhé.
Nếu sau khi có điểm rồi bạn mới request ETS gửi score report cho trường thì sẽ bị charge phí $27 cho 1 bản điểm. Cứ thêm bản nào trả phí bản đó.
👉 Tháng 8:
Chủ động tìm hiểu thông tin, liên lạc trước với các Giáo sư tại trường ở Mỹ nêú bạn đã từng có network với họ, hoặc thậm chí là chưa hề liên lạc lần nào. Việc này giúp bạn trong việc: 1) xin giáo sư nhận hướng dẫn nếu apply vào đúng trường đó. 2) nhờ viết thư giới thiệu (LOR) khi làm hồ sơ. Việc viết thư, chờ hồi âm, và trao đổi ý tưởng cũng mất kha khá thời gian.
👉 Tháng 9:
Lập check-list các giấy tờ supporting documents cần chuẩn bị cho mỗi bộ hồ sơ. Thu gom tất cả bằng cấp/chứng chỉ/bản điểm đi dịch thuật và công chứng theo yêu cầu mỗi trường.
Lưu ý: một số trường tại Mỹ đòi hỏi bảng điểm và bằng ĐH của bạn phải được xác thực lại (verify) theo chuẩn của Mỹ qua một tổ chức trung gian mà trường đó chỉ định, trong trường hợp này, bạn phải gửi hồ sơ gốc của mình tới 1 tổ chức A, sau khi verify, tổ chức A sẽ gửi report về 1 bản cho trường và 1 bản cho bạn lưu.
👉 Tháng 10:
Bắt tay vào viết bài luận, chuẩn bị Research proposal, thư giới thiệu, CV … Túm lại, tất tần tật các thể loại liên quan tới động não và viết lách.
👉 Tháng 11-12:
Submit hồ sơ nếu cảm thấy đã sẵn sàng.
Deadline cho học kỳ mùa thu thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 các bạn nhé.
☘️ Tóm lại, nếu có 1 timeline chi tiết và thời khoá biểu ôn tập cũng như chuẩn bị kỹ càng, thì cơ hội được nhận vào grad school ở Mỹ sẽ cao hơn dành cho bạn đó. Hy vọng bài viết này của tớ đã giúp các bạn bỏ túi một chút kinh nghiệm để chuẩn bị cho hành trình tìm kiếm “American dream” của mình. Chúc các bạn thành công nhé ^^
- Nguồn bài viết: Bạn Trân.
P.S: À cả nhà ơi tuần sau chị sẽ tới cái chỗ trong ảnh này đó, có bạn nào đang ở Sanfrancisco không? :D
<3 Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「ielts score report」的推薦目錄:
- 關於ielts score report 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於ielts score report 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於ielts score report 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於ielts score report 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
- 關於ielts score report 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於ielts score report 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
ielts score report 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[HANNAHED ENGLISH CLUB] IELTS 8.0 VÀ MỘT GIẤC MƠ THÀNH SỰ THẬT
Chủ đề chinh phục AI-EO quả thật là vô cùng nóng hổi và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt các em nhỉ 🔥🔥🔥. Vậy thì hôm nay cũng cùng chị tham khảo "bí quyết" tự ôn luyện IELTS của bạn Tiểu Dương và quá trình bạn ấy đạt điểm 8.0 overall nhé. Bài dài nhưng bổ ích lắm cả nhà nhé 😃.
----
Dear các bạn,
Hôm nay mình mới đi nhận bảng điểm bên BC Hà Nội, mình thi ngày 27/10, điểm số overall của mình là 8.0 (L & R: 9.0, W: 6.5, S: 7.0). Đây là lần thứ 2 đi thi của mình, lần 1 là vào cuối năm 2014, mình được overall 7.5 (L: 7.5, R: 8.5, W: 6.5, S: 7.0), 4 năm sau đó không có nhiều cơ hội tiếp xúc thường xuyên với tiếng anh học thuật, và chỉ có 2 tháng rưỡi ôn full-time, đây thực sự là một giấc mơ mình chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Mình viết bài này muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đang trong quá trình chinh chiến với IELTS.
Mình sẽ viết thật chi tiết trải nghiệm của mình từ lúc bắt đầu tìm hiểu IELTS. Trước hết mình xin giới thiệu qua về background của mình: mình là dân ngoại ngữ, nhưng là dân tiếng Trung. Trong suốt thời gian đi học đại học thì mình học chuyên ngành này và gần như không học gì tiếng Anh cả. Mình học tiếng Trung nhiều và bị ngấm đến nỗi mà mỗi lần mình xác định quay lại học tiếng Anh và ôn thi IELTS, hễ nói câu gì là mình sẽ dịch sang tiếng Trung ngay, 1 là vì mình bị quen, 2 là vì mình không có đủ từ vựng và ngữ pháp để dịch sang tiếng Anh. Đây là một trở ngại, nhưng có một điều không thể phủ nhận, đấy là việc đã học chuyên sâu một ngoại ngữ khiến mình có một cái nhìn bao quát hơn về việc học ngoại ngữ, mà lợi ích cụ thể của nó chính là khiến mình nhận ra giá trị của những chia sẻ của anh Bách ngay lần đầu mình đọc được trang của anh ấy, rằng đấy là cách học hiệu quả và phù hợp với mình mà mình nên theo, giữa một rừng rất rất rất nhiều lời khuyên và tài liệu chia sẻ khác nhau trên mạng.
Sau lần đầu thi IELTS, mình có một quãng thời gian ôn GMAT 7 tháng, ôn GMAT cho mình cơ hội ôn lại tiếng Anh nhưng chỉ có hai kỹ năng là Đọc và Viết thôi. Mà Viết của GMAT các bạn cũng biết là nó khá đơn giản về từ vựng và ngữ pháp, chứ không phức tạp như IELTS. Rồi mình có một quãng thời gian gần một năm làm việc biên dịch tài liệu phần mềm cho bên FPT, từ tiếng Anh sang tiếng Trung. Vì dịch như vậy nên những từ mình tích lũy được chủ yếu là về công nghệ thông tin, còn viết lách thì cũng không viết lách hay cũng không nghe nói gì cả. Thời gian từ sau ý đền lúc ôn lại lần 2, mình làm cho một công ty kiểm toán nhưng hầu như chỉ dùng tiếng Việt và Trung do mình làm cho mảng khách hàng Trung Quốc.
GIAI ĐOẠN I: ÔN LẠI TỪ ĐẦU:
Năm ý mình bỏ ra hơn 2 tháng để ôn lại cơ bản, mình ôn đầy đủ 4 phần này:
- Phát âm: mình học theo cuốn English pronunciation in use - Elementary (Jonathan Marks), vừa học mình vừa luyện tập bằng cách tra cách phát âm của các từ trong từ điển bỏ túi Anh-Anh của Oxford. Học cuốn này sẽ hơi nản vì nó đi vào giải thích chi tiết từng âm tiết một, nhưng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc giúp phân biệt cách phát âm của một số âm tiết tương tự nhau. Các bạn chú ý cách họ ghi ký âm quốc tế cho một chữ nhé, đây là cách để phân biệt các âm tương đồng. Đây là cuốn sách phát âm, nhưng đồng thời là sách nghe cơ bản đầu tiên cho người học từ đầu tiếng anh.
- Sau đó mình chuyển sang luyện Nghe: mình dùng 2 cuốn là 1, Listen carefully (Jack C Richards), sau đó chuyển sang 2, Vocabulary for ielts (Pauline Cullen). Cuốn Vocabulary for IELTS tuy tên gọi là Từ vựng cho Ielts, nhưng mình chỉ dùng cuốn này cho việc luyện nghe thôi, tức là chỉ chọn bật các bài nghe của nó chứ không làm bài tập khác. Cuốn này đối với mình không có ích lắm về từ vựng vì bài tập về từ vựng của nó khá khó, nhưng phần nghe thực sự rất thú vị, sau khi học xong các bài nghe của cuốn này, mình chuyển sang nghe VOA tốc độ chậm -> BBC Learning English.
- Ngữ pháp: mình dùng cuốn English Grammar In Use (Raymond Murphy) – cuốn này trình độ Intermediate nên khá hợp với mình, về sau thì mình có tìm đọc thêm cuốn Advanced Grammar In Use (Martin Hewings), mình chủ yếu đọc cuốn này để tìm hiểu thêm một số nội dung mình muốn biết mà cuốn Intermediate ko đề cập tới thôi. Các bạn có thể chọn học cả 2 hoặc 1 trong 2, lý do là vì cuốn Advanced kia là nâng cao nên sẽ có nhiều nội dung ngữ pháp không thực sự cần thiết.
- Cuối cùng là Từ vựng: Sau khi học các kỹ năng này xong thì mình cũng có 1 lượng từ vựng kha khá, mình mới đi mua 2 quyển English Vocabulary in Use (1 cuốn Upper-Intermediate, với 1 cuốn Advanced vì nghĩ có khi sau này trình độ siêu lên rùi thì mình học đc :vvv) của Michael McCarthy và Felicity O’Dell. Chả hiểu sao hồi đấy mình ăn chơi thế, mua 2 cuốn ý đều là sách gốc, xong mang về làm được mấy bài cuốn Intermediate thì mình mới thấy Ôi sao nó vừa khó mà nó vừa chẳng hợp với cách học của mình, thế là nghĩ đến quyển này còn học chẳng xong, nên mình bỏ xó nốt quyển Advanced :vvv. Mình nhận ra là kể cả lúc mình học tiếng Trung, mình không có thói quen học từ vựng mà thông qua một cuốn sách chuyên cho từ vựng như thế, mình thích học một cách tự nhiên, kiểu đọc qua news hay qua các mẩu chuyện chẳng hạn. Thế là mình chuyển sang mày mò đọc trang BBC, luyện cho mình thói quen mỗi ngày đọc 1 bài ngắn ngắn dễ dễ thôi. Có từ nào mới lại tra. Cứ kiên trì như thế cho đến khi chuyển sang ôn thi IELTS lần 1.
Thời gian này mình vẫn đang đi làm ở Samsung Bắc Ninh, một ngày đi đi về về cũng mất nhiều thời gian nên mình cũng chỉ cố đc mỗi ngày học 1-2 tiếng, cuối tuần lại học bù. Sau khoảng 2 tháng rưỡi như thế thì mình xác định chuyển sang ôn luyện IELTS. Mình đăng ký học ở một trung tâm tiếng anh và cũng xin nghỉ hẳn làm để tập trung ôn trong 3 tháng thôi. Hôm ý đi thi đầu vào của trung tâm ý, buồn cười lắm, mình không nhớ được kết quả cụ thể của mình như thế nào, nhưng hôm ý mình cứ đòi bằng được là cho mình học luôn lớp Intensive – lớp dành cho người ở trình độ Advanced rồi, chứ mình không có đủ thời gian (và cũng không có đủ tiền) để mà học từ Introduction for IELTS xong lên Pre IELTS rồi mới đến Intensive của bên ấy. Chị nhân viên ở đấy hôm ý cứ một mực thuyết phục mình là “Em ơi, điểm em thấp quá, chị cho em vào học thì cô giáo cũng sẽ hỏi, rồi đầu ra không đảm bảo thì cũng ảnh hưởng uy tín của trung tâm”. Thế là mình cứ ỉ ôi, hết bảo em nghỉ ở nhà chỉ đi học thôi chị ạ, e không học vội vàng đâu, rồi lại bảo dù gì e cũng là dân Ngoại ngữ ý chị. Mãi rồi chị ý cũng thương tình nhận mình vào học, nghĩ mà mình cứ thấy áy náy, rồi cũng lấy đấy làm động lực học cho đàng hoàng, không phụ lòng tin của người khác :3
GIAI ĐOẠN II: ÔN VÀ THI IELTS:
Học ở trung tâm tất cả mất khoảng 2 tháng, và sau đấy mình cũng ngộ ra tại sao ngày ý chị nhân viên khuyên mình đừng cố :)))) Đi học mà mình cứ nơm nớp sợ cô giáo gọi trả lời câu hỏi, 1 là mình hiếm khi nghe hiểu cả ý cô nói, 2 là kỹ năng Speaking của mình cũng kém nốt, nghĩ ra ý để trả lời thì bù lại không biết diễn đạt thế nào theo tiếng Anh. Rồi các bài tập thực hành trên lớp với về nhà làm có 1 phần lấy từ sách Cam, mà với cái trình độ mình lúc ý thì... Mình bị bế tắc ngay cả với Nghe với Đọc. Không phải vì trung tâm không chất lượng, thật ra lứa học cùng lớp mình ra rồi đi thi cũng có các bạn được điểm rất cao, có cả 8.5 nữa, nên cũng chỉ là do mình thôi. Kiểu học toán học cơ bản còn chưa vững đã đòi ngồi học Toán cao cấp của Đại học ý :vvv
Thế là vừa học mình vừa mày mò, tìm cách để cải thiện từng kỹ năng, và may mắn search được một số bài, mà đặc biệt là bài của anh Bách, ngay khi đọc mình cảm thấy nó như cứu tinh của mình vì anh ấy cũng có nột xuất phát điểm rất thấp, cũng đi học trung tâm mà không được điểm cao. Thế là mình down hết mọi thứ anh ấy recommend cho cả 4 kỹ năng, và đây là lúc điểm của mình lên nhanh nhất, và lên khá ổn định trong gần 2 tháng trước ngày thi thật.
Mình sẽ viết lại từng kỹ năng và sách mình dùng ở đây, mình sẽ gộp chung kinh nghiệm của cả 2 lần thi nhé, những kinh nghiệm xương máu nhất mình sẽ nói riêng:
A. READING:
Mình tìm đọc và được biết một cuốn là IELTS Reading Test (Mc Carter & Ash - NXB Nhân Trí Việt). Cuốn này đơn giản hơn Cam, và nó cho mình nhận ra cách tiếp cận hợp lý đối với một bài Reading là như thế nào. Lúc ban đầu làm cuốn này mình không giới hạn thời gian đâu, mình làm cẩn thận và cố gắng hết sức có thể. Thời gian đầu mình cứ từ nào mới lại tra, thế là cả một bài đọc bao nhiêu là note, bộ nhớ cũng không ghi nhận được hết từng ý đâu, rồi cũng chẳng vận dụng được tips nào trên lớp cô giảng, vì thực ra mình nghe cô giảng chữ được chữ mất ý. Thế là mình cứ hoảng loạn với Reading. Về sau này mình tìm hiểu nhiều hơn và hình thành 1 phương pháp đọc phù hợp cho bản thân, cứ vận dụng dần và thấy điểm số lên hẳn.
Phương pháp này cụ thể là: khi bắt tay vào một bài, mình sẽ đọc qua một lượt câu hỏi và đáp án trước, gạch chân ý chính của câu hỏi và đáp án, sau đấy mình mới chuyển sang đọc bài khóa. Đọc bài khóa thì đọc đến hết một khổ mình lại giở phần câu hỏi xem có thể trả lời những câu hỏi nào tương ứng với khổ ý. Mình không có thói quen đọc lướt xong tìm chỗ nào có thông tin thì trả lời đâu, mà mình sẽ cố đọc cẩn thận để hiểu đoạn ý nó nói cái gì. Ngoài ra mình cũng ghi vắn tắt ý chính của một khổ sang bên cạnh, để sau này có câu nào khó quá chưa trả lời được, lúc sau quay lại mình sẽ biết nó ở khổ nào để tìm.
Mình cũng thay đổi cả cách đọc hiểu bài khóa nữa: trong lúc đọc thì mình cũng không đọc theo kiểu từ nào cũng phải tra để biết nữa, mà mình học cách đoán. Trừ khi từ nào mình cảm thấy không hiểu nó thì mình hoàn toàn không hiểu được ý cả đoạn, hoặc từ nào mình thấy xuất hiện khá nhiều mà mình vẫn không nắm được nghĩa của nó thì mình mới tra, và sau đấy học thuộc. Từ khi đó mình áp dụng cách đọc này cho việc đọc BBC hàng ngày của mình luôn, và giữ liên tục cho đến khi mình đi thi.
Sau khi làm hết các đề trong cuốn IELTS Reading Test kia thì mình chuyển sang làm cuốn IELTS Reading Actual Tests 2007 – 2011 (cuốn này của NXB Nhân trí Việt, hồi thi lần 1 mình cũng chưa biết đến mấy cuốn Actual mà chia theo vol của các bạn Trung Quốc), và bộ Cam từ 5 – 9. Lúc này mình luyện timing như khi đi thi thật, làm xong một bài là review cẩn thận, xem câu nào sai để rút kinh nghiệm.
Các bạn cũng chú ý học từ mới thông qua việc làm test luôn nhé. Khi làm test thì mình cũng áp dụng như khi mình đọc news vậy: với từ nào thuộc dạng cần tra (cần tra là thế nào thì mình đã nói ở trên nhé) mình sẽ tick một cái cạnh nó (cho nhanh để ko ảnh hưởng tới thời gian làm test), với các đoạn đọc mình thấy hơi mơ hồ thì mình sẽ đánh một cái gạch dọc ngắn ngắn đầu đoạn ý, để sau đấy khi làm test và check đáp án xong, việc đầu tiên mình làm là tra từ điển các từ này và đọc lại các đoạn này, đảm bảo là mình đã hiểu rồi thì mình mới tiến hành ngồi nghiên cứu phân tích các câu sai.
Từ đây mình xây dựng một quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là: Trước khi bắt tay vào làm mình sẽ viết một dãy số nhỏ nhỏ để theo dõi timing. Cụ thể là: vì thời gian cho cả test là 60’, mình sẽ tính trung bình mỗi bài là làm trong 20’ (mình biết nhiều bạn sẽ tính số lẻ như là 16 – 17’ cho 1 passage, vì còn thời gian transfer cũng phải mất tầm 4 - 5’, nhưng tính thế này mình khó theo dõi nên mình sẽ tính tròn 20’ và đảm bảo mình luôn kết thúc trước tầm 4 - 5’ cho mỗi passage), nếu mình bắt đầu làm test từ 12h10’, mình sẽ ghi 1 dãy số là 30 – 50 – 10 để theo dõi thời gian mình làm cho passage. Mình làm theo thứ tự passage 1-2-3 vì như vậy sẽ không mất thời gian chọn. Gặp passage dễ hiểu thì không sao, còn với passage khó, mình sẽ cố gắng đọc và hiểu được tối đa, trả lời được tối đa trong lần đầu đọc và next ngay sang 2 passage còn lại, mục tiêu là tăng tốc độ của 2 cái passage còn lại này để đảm bảo còn nhiều thời gian quay lại nghiên cứu cho cái passage khó kia. Mình không dành quá nhiều thời gian đi trả lời 1 câu hỏi vì mình thấy nếu nó thực sự khó như vậy thì tốt nhất là để nó ở lại, có một cái hiểu chung chung về nó là được rồi, nên next ngay sang những phần khác có thể trả lời được để đảm bảo là mình ghi được điểm đã. Ngay sau đó, mình sẽ transfer đáp án và check lại việc transfer này trước khi quay lại xử lý những câu chưa trả lời được/ chưa chắc chắn, để đảm bảo là mình ăn điểm những câu mình chắc chắn đã. Mình chọn đáp áp trên tờ đề cho cả test, và cuối cùng mới transfer chứ mình không có thói quen làm đến đâu transfer đến đấy. Chú ý là trong lúc transfer các bạn phải nhìn rất cẩn thận, vì có lúc tự làm test ở nhà, mình đã chọn A và transfer thành B. Ngoài ra sau khi transfer xong các bạn cần đọc qua lại các ý mình đã chọn, đọc thật nhanh các câu hỏi và các đáp án đã chọn để đảm bảo mình tick đúng trên tờ đề. Hôm đi thi thật khi mình check lại mình có phát hiện 1 câu Reading về T, F, NG mà câu statement của người ta là “Anh A đánh giá cao sự đóng góp của cái B”, nhưng lúc làm bài mình đã đọc vội và đọc thành Anh A ko đánh giá cao sự đóng góp của cái B, rất may mình đã phát hiện ra vào phút cuối và sửa lại. Sau khi xong cái bước này, mình sẽ quay lại chiến mấy câu chưa trả lời được/chưa chắc chắn kia, lúc này tâm lý thoải mái hơn hẳn lúc đầu, vì mình đã có chắc chắn một số điểm nhất định cho những phần mình đã làm, nên đầu óc cảm thấy cũng rõ ràng hơn ý.
Đi thi lần 1 thì Reading mình được 8.5. Thời gian 1 tháng trước khi thi lần 1 thì ngày nào mình cũng làm một đề Cam, hôm nào không làm được thì mình lại in news ở BBC ra đọc bù. Hôm nào làm Cam thì thôi, mình không in thêm news nữa, để cho đầu óc nghỉ ngơi. Khoảng 10 ngày trước khi đi thi thật thì test Cam của mình phong độ rất ổn định: cứ 8.0 – 8.5, ko có 7.5 và cũng không bao giờ lên được 9.0 :3
Đi thi lần 2 thì mình luyện hàng ngày cũng như thế, nhưng thay vì đọc BBC, mình chuyển sang đọc Scientific American (SA), mình biết đến trang này từ lúc mình ôn GMAT. Một bài họ viết thường khá dài nhưng đọc những chủ đề như môi trường hay giáo dục… thì cũng không quá khó đâu. Một ngày mình đọc trung bình độ hai bài thôi, vì như vậy cũng đủ dài 3 – 4 trang Word rồi. Thời gian đầu thì cũng tầm 3 ngày làm một đề Reading thôi, sau đấy còn một tháng thì mình làm hàng ngày luôn, và cũng dừng đọc SA từ lúc đấy. Thi lần 2 thì mình có thêm quyển 10 – 13 của Cam để làm nữa, cộng thêm 2 quyển Cam 2 với Cam 4 (vì chỉ làm Cam 10 đến 13 thì mình không đủ đề Cam để làm liên tục đến ngày thi, nên mình lấy 2 cuốn này ra làm nữa, dù nó cũng khá cũ rồi), ngoài ra mình có làm thêm 10 đề trong sách Simulation Test và một bộ 9 đề của Hội Đồng Anh. Cái bộ này hình như ngày xưa lúc đăng ký thi lần 1 ở BC mình có được tặng rùi mà mình ko nhớ hay sao ấy, lần rùi thi là mình đi xin lại. Simulation thì đỡ, chứ test của Hội đồng Anh thì đề nào cũng khó cả, các bạn làm thì cứ xác định điểm down 1.0 hay thậm chí với đề khó là 1.5 là rất bình thường, ko phải hoang mang nhé. 10 ngày cuối điểm làm test của mình cũng khá ổn định, mình có 5 bài được 9.0, còn lại là 8.0 với 8.5, có 1 bài down thẳng xuống 7.5 là 1 test trong Cam 12.
Nói thật là lần thi 1 ra khỏi phòng thi mình tự tin lắm, kiểu mình ko nghĩ mình được 8.5 đâu, nhưng cảm giác chung trong suốt 60’ làm bài là mình không gặp bài đọc hay câu hỏi nào để mình cảm giác hoang mang không hiểu cả. Đến thi lần 2, bài đọc đầu tiên mình bị shock vì nó nhiều thông tin quá, xong mình cũng tự trấn an bản thân và cố gắng thực hiện như quy trình mình vẫn làm ở nhà. Khi ra khỏi phòng thi mình chỉ còn bị ám ảnh bởi một câu mà mình không chắc mình làm đúng không. Nhưng rất may là lần này thậm chí điểm còn cao hơn lần trước, nên mình mong các bạn cũng hãy thật bình tĩnh và lạc quan khi đi thi, đừng tự đánh giá performance của mình vội vàng mà lại lo lắng nhé.
Đối với Reading mình có 1 số chú ý thế này:
1. Các bạn chú ý đọc kỹ đề bài câu hỏi là T, F, NG hay N, Y, NG nhé, họ yêu cầu là True thì nhớ là đừng nhầm sang đánh là Yes, kiểu như vậy.
2. Khi nhận được câu hỏi về điền từ, thì gạch chân ngay, và ghi luôn bằng số to đùng bên cạnh số lượng từ tối đa họ cho phép ghi vào, đừng để cái lỗi như họ cho ghi tối đa một chữ, mình ghi hai chữ mà bị trừ điểm đáng tiếc nhé.
3. Về khó khăn khi luyện dạng T, F, NG hay N, Y, NG. Cái này thì chỉ có một cách là các bạn luyện Cam thật nhiều và nghiên cứu thật kỹ hướng lựa chọn của Cam. Hồi thi lần 1 thì mình ko gặp nhiều khó khăn lắm với dạng này vì suy nghĩ của mình lúc ý cũng đơn giản, nhưng lần này mình thi lại là sau khi mình ôn GMAT. Suy luận của GMAT rất đa dạng, và đối với GMAT thì có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra cho cùng một kết quả.. chẳng hạn, nên cái đợt vừa rồi lúc mới ôn lại Reading, mình thực sự cũng đã bị ảnh hưởng bởi cách suy luận của GMAT 1 thời gian, mình suy nghĩ sâu xa cho một cái statement của họ ý, đâm ra thấy nhiều cái nên để là NG chứ không thể là T hay F tuyệt đối được. Nhưng thật ra IELTS ko đánh đố kiểu như vậy. Chủ yếu là họ sẽ không suy diễn xa xôi so với những thông tin được cung cấp trong bài.
4. Câu hỏi về Heading matching: cái bài tập này cũng phải luyện từ việc làm Cam nhiều và để ý cách chọn của Cam. Ví dụ như với 1 khổ, bạn thấy có đến 2 cái heading đều phù hợp cho cái nội dung của khổ ý, thì Cam sẽ có xu hướng là chọn cái heading mà nó bao quát hơn.
5. Trong quá trình làm, đối với bài có matching tên người/ thời gian, mình sẽ dùng bút chì khoanh tròn tên người/thời gian cần tìm ấy khi mình đọc bài khóa. Cái này tiện một chỗ là mình dễ check lại những câu hỏi ấy khi mình đã transfer xong ý. Vì các bạn cũng biết là trong một passage thì có rất rất nhiều những thông tin riêng thế này, để miss mất xong đi tìm lại rất mệt.
6. Đối với bài yêu cầu điền từ, mình sẽ dùng bút chì khoanh vuông từ cần điền, ghi nhỏ số thứ tự câu hỏi bên cạnh cái chữ được khoanh vuông ý để sau này transfer câu trả lời cho dễ.
B. LISTENING:
Listening thì mình rút ra ,một bài học kinh nghiệm xương máu từ hồi mình thi lần 1. Cũng như Reading, hồi mới bắt tay làm Cam mình nghe Listening ù ù cạc cạc. Mình chỉ làm cùng lắm được mấy câu Section 1 là hết vị, vì mình có nghe được gì nữa đâu. Đến khi mình đọc được bài anh Bách chia sẻ về việc chép chính tả, lúc ý mình cứ nghĩ sao lại có cái cách học vất vả thế, mà giờ thì mình thi đến nơi rồi, đổi lại phương pháp rồi chẳng may không thay đổi được gì thì lại cũng mất công. Mà mấy năm mình học tiếng Trung, vì mình học kiểu mưa dầm thấm lâu nên mình không học nghe kiểu ý bao giờ. Thế là dù biết phương pháp ý từ trước khi thi thật gần 2 tháng, mình cũng cứ theo cách học của mình, cứ nghe full test nhưng điểm chẳng thấy lên gì. Đến lúc còn cách ngày thi thật một tháng thôi, mình thực sự tuyệt vọng vì mình nghĩ mình sẽ đi thi và nhận 1 con 3.0 hay 4.0 nào đấy cho kỹ năng này.
Lúc ý mình quay sang áp dụng cách học của anh Bách vì nghĩ mình không còn gì để mất. Mấy ngày đầu học bằng cách nghe CNN Student News và chép theo, nói thật mình nản kinh khủng, một câu ngắn mình tua đi tua lại ko biết bao nhiêu lần. Nhưng rồi mình cứ theo, đến khi tròn một tuần mình quay lại làm Cam và mình thấy tai mình nghe rõ hơn hẳn. Thế là mình tìm hiểu thêm và thấy ngoài chép CNN, mình có thể chép từ chính Cam. Mình chọn Cam 5 – 9 để luyện đề vì thấy mọi người chia sẻ 5 cuốn này là sát nhất thi thật lúc ý, nên mình dùng Cam 1 – 4 để nghe chép chính tả. Ngày nào cũng nghe chép như thế, ít cũng 1 -2 section, không thì cũng chép full test, thế là tròn 3 tuần từ ngày mình áp dụng, điểm của mình lên RẤT NHANH và RẤT ỔN ĐỊNH. Một tuần còn lại trước khi thi thật, điểm của mình cứ đều đều là 7.0 – 7.5.
Vì vậy mình đặc biệt khuyến khích các bạn nếu các bạn đã có một lượng từ vựng kha khá rồi, mà nghe vẫn bị kẹt lại ở một band tương đối thấp thì các bạn hãy áp dụng phương pháp này NGAY. Nó luyện cho tai mình tập trung khi nghe cũng như luyện cho tay mình quen với việc take note bất kỳ thông tin gì tai mình nghe được. Các bạn hãy theo đuổi liên tục trong 1 tuần – 10 ngày và chứng kiến sự khác biệt (nghe cứ như quảng cáo kêu gọi dùng thử dầu gội đầu ý nhỉ :)))).
Lúc chép để cho nhanh thì các bạn ko cần vở sạch chữ đẹp đâu, lúc take note trong quá trình làm test thì mới cần viết rõ ràng để quay lại có thể đọc được. Ngoài ra mình cũng hay viết tắt cho nhanh, làm test lúc take note mình cũng viết tắt một số từ hay dùng, ví dụ "The number of people who..." thì mình sẽ chép/ take note là "No of pp" kiểu vậy. Khi bắt tay vào chép thì mình sẽ thường nghe hết cả câu/ít nhất trọn vẹn 1 ý của câu nếu câu ý dài để hiểu rõ ý của câu ý đã, sau đấy mình sẽ tua lại lần nữa để đảm bảo mình nghe đc từng chữ trong câu và lúc này thì mình sẽ chép.
Cứ hết một section là mình xem transcript luôn, check ngay những chỗ mình chưa nghe rõ, kết hợp bật lại chỗ ý luôn nếu cần, đánh dấu từ mới, cách diễn đạt lạ. Sau khi hết bốn cái section như thế thì mình tra các từ mình đã đánh dấu kia và bật lại full test vừa nghe vừa xem transcript.
Từ đây mình xây dựng 1 quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là: Khi băng đang ở đoạn giới thiệu section 1 (bao gồm cả ví dụ), mình sẽ đọc section ấy thật nhanh, gạch chân hết những từ cần chú ý, sau đó lướt ngay qua xem section 4 nó là cái gì, mình chỉ xem thôi chứ mình không kịp gạch chân cho section 4 đâu. Rồi phải quay lại ngay section 1 để xem lại nãy mình gạch chân được những gì rồi và bắt đầu nghe. Ở đoạn nghỉ mà băng nói để đến check lại đáp án, mình sẽ đọc ngay section sau và gạch chân luôn chứ không check lại đáp án (Vì mình còn 10 phút cuối để kiểm tra và transfer), và nếu kịp lại xem tiếp section sau nữa. Cứ tương tự như thế. Cái này mình nghĩ là mỗi người áp dụng linh hoạt thôi, có người thì sẽ xem section 1 và section 4 trước hết, có người thì sẽ xem section 1 với section 2 hoặc section 1 với section 3.
Nhưng dù làm thế nào, mình cũng sẽ số gắng đảm bảo là khi băng chuẩn bị phát đến section mình cần điền, thì mình đã ở trạng thái ko chỉ là đã đọc qua lần 1 và đã gạch chân, mà còn đọc qua lại được lần 2 để bản thân trong tư thế sẵn sàng cho chính section đấy.
Đối với Listening mình có 1 số chú ý thế này:
1. Với dạng multiple choices, dạng match với một cái bảng (ví dụ trong bảng là May, May not, Will not, còn ở dưới là cho danh sách các hoạt động mà người A sẽ trả lời là có tham gia hay không ấy), các bạn hãy cố gắng NOTE TẤT CẢ thông tin nghe được, vì đề thường đánh lừa, dạng cho ý A, B sau đấy lại nói C mới là nguyên nhân chính. Cái này rất quan trọng vì khi đi thi gặp các dạng này, mình không chỉ cần xác định được cái mình chọn là đúng, mà mình còn cần phải đảm bảo được những cái mình đã loại là đáp án sai. Vì nhiều khi các bạn nghe thoáng qua được một đáp án nào đó và các bạn chọn luôn, sau đó bỏ qua không take note gì thêm nữa, thì các bạn sẽ bị miss cái phần hội thoại đề cập đến tại sao các đáp án còn lại lại sai, dẫn đến lúc transfer lại, dưới áp lực của phòng thi, các bạn có thể sẽ hoang mang lo lắng, ko biết có phải cái phần mình nghe đc đấy là mình nghe đúng hay mình bị lừa lúc nào mà ko biết.
2. Khi làm bài hội thoại 2 người, việc đầu tiên là các bạn nhớ xác định tên của 2 người nói nhé, người nữ tên gì, người nam tên gì, kiểu như vậy. Mình nhớ có một lần làm test thử, mình quen kiểu đọc tên là đoán được nam hay nữ rồi ý, nên lần ý mình cũng chẳng để ý lúc họ gọi nhau thì người nào tên gì, đến lúc làm mấy câu mà hỏi cụ thể người A nghĩ thế nào, người B cảm nhận ra sao thì mình bị loạn vì lần ý tên 2 người ý mình ko đoán được ai là nam ai là nữ, mà xong đáp án thì sẽ thường ghi đủ suy nghĩ của cả 2 người ấy.
3. Với bài điền từ, các bạn cũng chú ý như với bài đọc, đầu tiên là gạch chân sau đó có thể ghi số to đùng số lượng từ giới hạn họ cho điền nhé.
4. Điều thứ hai là, khi điền danh từ, nếu kịp thời gian thì với những chỗ các bạn biết là sẽ điền danh từ thì các bạn đánh một dấu tick chẳng hạn, để khi bài gần nói đến đấy, thì mình có một cái dấu để nhắc mình nghe chú ý nó là số ít hay nhiều để điền nhé.
Lần 1 mình thi thì ra khỏi phòng thi mình thấy cũng ổn. Vì mình học theo phương pháp của anh Bách cũng muộn nên được 7.5 với mình là quá tốt rồi. Mình cũng không kỳ vọng gì hơn. Lần ý mình dùng chỉ có một cuốn IELTS Listening Actual Tests 2008 – 2013 với Cam 5 – 9 thôi.
Đến lần thứ 2 thì mình rút ra kinh nghiệm là Listening là cái hoàn toàn có thể tăng điểm được hơn nữa, thế là mình quyết tâm học nghiêm chỉnh hơn cho kỹ năng này. Bắt đầu từ cuối tháng 4, tức là khoảng 4 tháng trước khi mình nghỉ làm để ôn full-time, mình tranh thủ thời gian rảnh để nghe khi có thể. Mấy ngày đầu mới quay lại nghe thế này mình nghe thử Cam cũng ù ù cạc cạc chứ không nghe được ngay đâu. Thế là mình cứ bật CNN Student News lên nghe với chép coi như làm quen lại đã. Công việc của mình đi công tác thường xuyên và cũng khá bận nên ko luyện được nhiều. Gần 4 tháng như thế mà mình chỉ nghe được độ 30 ngày, rất là rải rác, có đợt đi công tác kéo dài 3 tuần liên tục thì mình không nghe được lúc nào. Ngày nào nghe được thì sẽ nghe và chép cho 1 - 2 bài CNN. Sau thời gian này thì mình nghỉ hẳn chỗ làm cũ và cũng dừng nghe CNN luôn, mình quay sang tập trung làm đề và cũng chép. Lần này mình dùng các sách (mình sắp xếp theo thứ tự thời gian mình dùng nhé):
- Bộ 9 đề BC
- Simulation Test
- Plus 1, 2, 3
- IELTS Practice Tests – Peter May
- IELTS Trainer
- Cam 10 – 13
Trong hai tháng rưỡi ôn thi lại lần 2, mình làm đều đặn cứ 4-5 ngày liên tục mỗi ngày mình đều nghe 1 đề, nghe xong thì lại chép. Sau đấy cách ra 1 ngày cho tai được nghỉ ngơi. Mình nghe chép chăm chỉ đến hết bộ 9 đề BC thôi. Các đề về sau mình vẫn nghe lại full nhưng mình chép kiểu take note thay vì chép full vì chép full từng câu cũng mất rất nhiều thời gian ấy. Trong quá trình luyện thì mình không chỉnh tốc độ như các bạn khác đâu, vì bản thân mình thấy tốc độ của các đề này đều khá nhanh rồi, chỉ có vài bài Cam là hơi chậm một tí thôi.
Hôm ý đi thi lần 2 thì mình chỉ ấn tượng sâu sắc một điều, là tai nghe rõ mồn một ấy :vvv Lần thi đầu mình thi lâu rồi nên ko còn nhớ những chi tiết ý nữa. Nhưng thực sự là âm thanh tốt lắm, nghe còn rõ hơn ở nhà mình bật Cam nghe, dù các bạn cũng thấy âm thanh của Cam (dù là bộ down chứ ko phải mua đĩa) cũng đã khá rõ. Vì nghe rõ nên mình không gặp vấn đề trong việc bắt các đuôi số nhiều. Tốc độ thì cũng hơi nhanh, nhưng cũng chỉ bằng một số bài nhanh trong mấy quyển Cam là cùng. Chưa thấm vào đâu so với mấy đề cuối của bộ BC đâu, bắn nhanh như cái máy =))))
Đấy là tất cả những gì mình dùng khi mình ôn Listening. Mình không có đủ thời gian nên cũng ko nghe bất kỳ kênh tiếng anh nào khác. Không film ảnh, không ca nhạc, cũng không nghe bất kỳ cái gì khác bằng tiếng Anh. Mỗi ngày một đề, nghe và chép rồi lại nghe lại từ đầu với lại tra từ, với mình cũng hết gần 4 tiếng rồi, nên thời gian còn lại mình phải phân bổ cho các kỹ năng khác. Nên nếu các bạn cũng sát ngày thi rồi, thì các bạn cứ stick vào các đề thôi cũng ko sao cả.
C. SPEAKING:
Speaking thì mình hầu hết là luyện một mình. Hồi thi lần 1 thì anh Bách chưa xuất bản bộ sách Nói, nên mình dùng theo các đầu sách anh ấy recommend, ngoài ra mình có ra hiệu sách và tìm đọc thấy một cuốn hay hay phù hợp với trình độ nên mình mua thêm. Cụ thể là:
- Cho từ vựng và chủ đề có thể gặp của Part 2: IELTS Speaking (Mat Clark).
- Cho cấu trúc trả lời và Grammar: 31 High-scoring Formulas.
- Cho ý tưởng để trả lời: Intensive IELTS Speaking (IELTS Resarch Institue-NXB Nhân Trí Việt).
Mình tập trung chủ yếu là Part 2 thôi. Part 1 thường hỏi đơn giản, còn Part 3 thì cũng na ná với câu hỏi của Writing. Part 1 với Part 3 mình đọc hết trong sách Intensive IELTS Speaking, học mấy từ vựng hay hay ở trong đó, cộng thêm ghi nhớ các ý tưởng cho những câu hỏi khó. Đối với Part 2 thì mình làm 4 việc:
1. Chọn các chủ đề dựa trên danh sách liệt kê trong sách của Mat. Part 2 trong sách Mat thì chia ra độ 7-8 chủ đề gì đấy, mỗi chủ đề lại có độ chục đề, thì mình sẽ nhóm các đề mình thấy giông giống nhau lại làm
1. Khi các bạn đọc cuốn này, tác giả cũng sẽ đưa ra những gợi ý cụ thể và bổ ích cho từng đề. Kiểu như đề này thì nên nói về cái gì cho dễ nói, ...
2. Dựa trên danh sách các đề này mình đi sẽ xây dựng 1 bài nói cho nó. Xây dựng 1 bài nói thì bao gồm:
a. Ý tưởng: cái này dựa trên hướng dẫn của Mat, hoặc như bản thân mình thì mình sẽ lấy từ chính trải nghiệm của bản thân, miễn là đảm bảo nó hợp lý chứ không khó quá, ngoài ra thì các bạn có thể lấy trong sách Intensive ở trên, hoặc cuối cùng, nếu vẫn không tìm được ý tưởng, thì google thôi, xem cái nào gần gũi với bản thân mình thì dùng.
b. Từ vựng: Từ vựng thì mình dùng một ít theo sách của Mat. Ngoài ra trong sách này có nhiều idiom, nhưng bản thân mình thì không thể học nổi theo idiom nên mình bỏ qua, chỉ lấy những từ đơn giản dễ học thôi, với dùng các từ mình học được trong quá trình ôn luyện 3 kỹ năng còn lại, đặc biệt là Writing ấy.
c. Ngữ pháp: Các bạn tìm đọc cuốn 31 High-scoring để có 1 cái nhìn khái quát về cách ăn điểm ngữ pháp cho 1 bài nói. Cách họ lồng ghép rất tự nhiên, chứ không phải gượng ép đâu. Các bạn đọc vài bài của sách sẽ thấy ý tưởng của nó khá là thống nhất và dễ hiểu.
Ví dụ: Giới thiệu về một địa điểm thì đầu tiên nên nói tôi đến đó lần đầu khi nào -> quá khứ đơn. Tính đến giờ tôi đến đó bao nhiêu lần -> hiện tại hoàn thành, Sau này tôi có định quay lại đó không -> dùng “If”... kiểu như vậy. Hồi ý mình luyện một vài lần theo họ và áp dụng chung cách phát triển này cho tất cả các bài nói của mình luôn.
3. Sau khi xây dựng xong 1 bài nói theo cách này thì mình chuyển sang tự nói lại tất cả các đề. Đầu tiên mình tự nói 1-2 lần mà không giới hạn thời gian cho nhớ đã, sau đó mình bấm giờ cho từng đề. Bấm đủ 2 phút hoặc cùng lắm 2 phút 10 giây thôi, bài nào nói ngắn quá thì bổ sung thêm nội dung, dài quá thì mình lựa lại các ý. Ban đầu thì mình cũng record để xem mình nói nhanh hay chậm, với vấp váp thế nào, nhưng về sau không còn thời gian nữa, mình xác định là mình chỉ bấm giờ thôi, còn trong lúc nói mình sẽ cố gắng ý thức tốc độ của mình, có chỗ nào vấp váp không nhớ được hay dùng sai từ/ ý thì mình pause cái timer lại, sửa xong thì mình cho nó chạy tiếp.
4. Cuối cùng là việc tìm người luyện cùng. Mình tham gia club này, lên bờ Hồ săn Tây này :vvv… tìm đủ mọi cách để tìm người nước ngoài luyện phản xạ cùng với mình.
Hồi mình thi lần 1 thì trước thi ba tuần mình có lên bờ Hồ thật, mình lượn cả một ngày trên ý mà không tìm được ai, hầu hết họ sang là để du lịch nên không nhận luyện cùng mình được. Thế là mình từ bỏ, mình xác định ôn một mình, thế nhưng may mắn là một tuần sau đấy lúc mình lang thang trong sân trường đại học Ngoại ngữ của mình thì gặp hai bạn Pháp và mình chủ động lại gần đề xuất luôn, thì có 1 bạn rất nhiệt tình giúp đỡ. Vậy là trong hai tuần còn lại này, tối nào mình cũng hẹn bạn ý ở khoa Pháp luyện với mình 1-2 tiếng thôi. Luyện thì chủ yếu là mình nhờ bạn ý review nội dung Part 2 cho 1 số đề mình còn không tự tin, với nhờ bạn ý mock test 2-3 bài cho mình. Bạn ý tiếng anh không được như người bản xứ nhưng vẫn khá là dễ nghe, và quan trọng là có người để mình luyện phản xạ ấy. Nói chung có bạn ấy thì thi lần đầu cũng tự tin hơn.
Thi lần 1 thì giám khảo của mình cũng khá dễ chịu, lúc vào phòng thi bác ấy hỏi thăm mình 1 lúc, bảo mày có lo lắng không, trước mày học gì thế bla bla. Nhưng đến khi bước vào tính giờ thì ôi thôi, bác ý đẩy tốc độ kinh khủng. Mình ở nhà luyện với bạn kia có lúc mình còn ậm ậm ừ ừ suy nghĩ, nhưng khi đi thi thật, tốc độ bác ý đọc một câu hỏi rất nhanh, khiến mình bị cuốn theo, bác ý không ngắt lời nhưng mình cứ nói dứt là bác ấy bắn câu sau ngay, chứ không có thời gian để mình ậm ừ nữa. Ra khỏi phòng thi mà mình bất ngờ, không nghĩ là khi bị đẩy vào hoàn cảnh ý thì phản xạ của mình có thể nhanh được như vậy. Nên các bạn nếu đã luyện cẩn thận thì cứ yên tâm là dưới áp lực của kỳ thi và giám khảo, các bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn bình thường.
Lần thi thứ 2 thì mình cũng áp dụng như lần 1. Nhưng lần 2 mình có tham gia group và do đó đọc được nhiều đề các bạn report. Đọc xong mình cũng hơi hoang mang vì lần 1 đi thi đề mình chuẩn bị nó khá là basic ấy, không có mấy đề kiểu một loại túi hay 1 diễn viên hài gì gì đó đâu. Thế là mình dùng thêm cuốn của anh Bách nữa thôi, để cập nhập đề thi và học thêm từ, với lại mình tham khảo bộ dự đoán đề cho đợt mình thi nữa. Mình cố gắng giảm tải cho bản thân tối đa bằng cách đề nào link được với nhau là mình dùng chung luôn, không chuẩn bị quá nhiều dễ bị loạn. Ví dụ như đề về một chương trình TV, một vấn đề môi trường với một trang web bạn hay lên thì mình chuẩn bị chung một đề luôn, không tách ra làm ba đề riêng. Vì các bạn cũng biết luyện đề theo Mat đã là 1 số đề rất lớn, lại cộng thêm đề trong sách anh Bách với đề của bộ dự đoán nữa.
Lần thi này mình không tìm được bạn để luyện cùng nữa. Mình có tham gia 1 club nhưng không tìm được người phù hợp về thời gian ôn luyện nên mình quyết định tự ôn nốt. Part 1 với 3 vẫn chỉ học lại trong sách Intensive, Part 2 tự bấm giờ cho tất cả các đề, sau đó sát thi mình làm duy nhất 1 cái mock test thôi.
Thi lần 2 thì giám khảo của mình không thăm hỏi như giám khảo lần 1, vào cái quất luôn nên mình cũng hơi choáng, thi xong cũng không tươi cười động viên gì. Bù lại thì bác ấy không đẩy tốc độ kinh khủng như bác lần 1. Lúc về cứ lo lo, nghĩ là bác giám khảo không niềm nở lắm, mình thì cố gắng lắm rồi nhưng đề lần 2 này không thú vị như lần 1, nên không có nhiều từ specific word để dùng lắm. Nhưng rất may mắn là điểm số vẫn duy trì được như vậy. Nên mình rút kinh nghiệm là thái độ của các bác đối với mình không nói lên điều gì đâu, quan trọng là mình cứ tự tin thể hiện những cái mình có thôi.
Đối với Speaking mình có 1 số chú ý thế này:
1. Kỹ năng này thì cần nhất là tự nhiên, các bạn nên luyện tập trước vài lần để tập phản xạ khi nghe câu hỏi, suy nghĩ thật nhanh, trong trường hợp chưa nghĩ ra thì cũng nên nói "Let me see,..." để câu giờ :D
2. Chú ý dùng specific word nhé, và tránh lặp từ, các bạn cố gắng chuẩn bị nhiều ý tưởng để trả lời, như vậy cũng sẽ dùng được nhiều ngữ pháp hơn.
3. Part 2 thì nói những gì mình thích, thuộc về trải nghiệm của mình, sẽ dễ nhớ hơn. Chỉ nên tham khảo ý tưởng trong sách hoặc trên mạng khi các bạn không có ý tưởng gì với chủ đề đó hoặc các bạn thấy ý tưởng của mình không triển khai được thôi (nó khó quá, không có nhiều nội dung để support ...). Trong trường hợp các bạn lấy ý tưởng của người khác thì cũng nên chọn những cái gần gũi với chính các bạn.
4. Cuối cùng là trong quá trình các bạn học kỹ năng khác, các bạn nên chú ý rèn phát âm song song. Thật ra mình luyện nói rất ít, như các bạn cũng thấy. Nhưng bù lại mỗi khi học nghe/ viết/ đọc mà có từ nào hay hay hoặc học rồi mà mình không chắc cách phát âm là mình sẽ tra ngay. Dù luyện ít nhưng mình luôn cố gắng đảm bảo là những từ có thể nói được thì mình sẽ không phát âm sai hoặc không dùng sai.
D. WRITING:
Kỹ năng này mình cũng tự cày nốt, không đi học thêm và cũng không có ai để sửa bài cả. Writing thì mình xác định ngay từ đầu là chỉ có cách đi học bài mẫu và gom góp lại để sử dụng, chứ mình không tự viết được vì mình không có đủ lượng từ vựng cho kỹ năng này.
Lần đầu mình thi thì anh Bách chưa ra bộ sách Viết, nên mình dùng trong các tài liệu này thôi, cũng là của anh Bách giới thiệu cả:
Cho Task 1:
- Academic Writing Practice For IELTS (Sam Mc Carter)
- Tổng hợp Task 1-Simon.
Cho Task 2:
- High-scoring IELTS Writing
- Tổng hợp Task 2-Simon (lúc này mới có 20 bài)
- A Solution To Score 8.0
- IELTS–WriteRight
Task 1 thì không quá khó, với task này mình có 1 quyển sổ chuyên để ghi chép các cách diễn đạt khác nhau cho cùng 1 ý. Ví dụ tăng/ giảm/ ko thay đổi/ trái ngược ,... Ngoài ra mình có thêm phần ghi chép cách diễn đạt đặc trưng cho mỗi loại hình task 1. Ví dụ: cho pie chart thì có “make up the bulk of”… Các cách diễn đạt này thì mình nhặt trong sách của Sam và trong quá trình làm bài của Simon.
Với Task 2 thì mình có 1 quyển vở chia ra làm chục cái chủ đề, như Culture/ Work ,..., mỗi cái chủ đề này mình để dành cho nó độ 20 trang. Sau đó:
1. Mình đọc tất cả các bài viết trên các sách trên, nắm được đại ý sau đó đánh dấu những specific words hoặc cách diễn đạt nào thú vị của nó, tick lại các từ đồng nghĩa, và cuối cũng là đánh dấu những ví dụ mình thấy hay và dễ áp dụng.
2. Trong quyển vở của mình, mình chép lại từng bài theo thứ tự: chép đề, sau đó đến đại ý, sau đó là Specific words, diễn đạt, từ đồng nghĩa và cuối cùng là ví dụ liên quan.
Việc đọc từng bài và chép cũng mất nhiều thời gian nhưng bù lại khiến mình ghi nhớ được nhiều hơn và bổ sung cho vốn từ/ hiểu biết của mình. Sau này khi ôn tập, mình sẽ mở lại quyển vở để ôn trước, ôn thật kỹ trong đó thì mình mới mở sách ra đọc lại từ đầu những bài khó cho nhớ.
Khi học thì bên cạnh việc học từ và ý, mình cũng chú trọng cách tác giả phát triển một ý. Ví dụ: Một khổ thân của tác giả nếu có 5 câu thì câu 1 là câu chủ đề, câu 2 có thể sẽ là giải thích làm rõ hơn cái chủ đề ý. Câu 3 đưa ra nếu ko theo cái ý đấy thì có cái hậu quả là gì. Câu 4 là ví dụ support. Câu 5 là khẳng định lại lần nữa. Kiểu như vậy.
Ngoài ra mình cũng chú ý cách triển khai đối với các dạng đề khác nhau, để có một cái khung chung cho mình. Để khi vào phòng thi, khi đọc được một dạng đề thì mình sẽ nắm được nên phát triển thành mấy ý và câu mở câu kết nên viết thế nào cho dạng đó.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi cho giai đoạn này thì mình còn độ 10 ngày trước thi, mỗi ngày mình tập viết full 1 test (bao gồm cả 2 task) để tính giờ. Sau đó tự đọc lại, phân tích xem có thể viết hay hơn không, bên cạnh việc tự chữa mình cũng tìm đọc các bài mẫu liên quan để xem có thể làm nó tốt hơn không. À trong lúc luyện timing như thế thì mình có in cái mẫu giấy thi viết của IELTS ra, để đếm số chữ một dòng và từ đó ước chừng số lượng dòng mà mình cần viết cho mỗi task.
Từ đây mình xây dựng 1 quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là:
- Khoảng 20' cho Task 1, Khoảng 40' cho Task 2, thời gian còn lại để review.
- Nhận được đề thì xem qua Task 2 trước, lúc làm Task 1 có ý gì cho Task 2 thì nháp ra.
- 5'/20' Chuẩn bị cho Task 1, 10'/40' chuẩn bị cho Task 2 (chuẩn bị thì gồm ý tưởng cho Mở bài và Kết bài, Liệt kê ý cho Thân bài, cố gắng liệt kê cụ thể một tí để đến lúc viết cứ thể triển khai thôi, Specific Word và Grammar).
Sau này khi thi lần 2 thì mình có thêm cuốn Viết của anh Bách, thêm 30 bài mới trên trang Simon nữa, thế là mình chép thêm từ 2 nguồn này. Lần này thì mình vẫn ôn lại các tài liệu như lần 1, nhưng bỏ qua A Solution to score 8.0 vì mình thấy nhiều từ trong ý không thông dụng với mình lắm. Với cũng vì mình đã có thêm khá nhiều bài từ anh Bách và bác Simon rồi.
Đối với Writing mình có một số kinh nghiệm xương máu thế này:
- Hãy nghiên cứu THẬT KỸ đề trước khi bắt tay vào viết dàn ý, đặc biệt là task 2. Các bạn nên khoanh tròn hay gạch chân từ quan trọng trong đề để đảm bảo các bạn luôn stick vào nó chứ không bị nhầm. Lập dàn ý xong các bạn cũng nên nhìn lại đề 1 lần nữa xem cái dàn ý của mình phù hợp với đề chưa.
Lần thi 1 mình đã viết sai đề task 2, năm ý câu hỏi về việc sống trong chung cư với ở nhà riêng, thì mình đã đọc vội vàng thành xây dựng chung cư hay xây nhà riêng, nên mình viết toàn về chính sách. Nên các bạn cố gắng đừng để bị sai đáng tiếc như mình. Đến lần 2 thì mình rút kinh nghiệm cao độ, nhưng khổ nỗi là mình đọc rất kỹ đề Task 2, nhưng bù lại mình lại hiểu sai đề Task 1 =))) Nói chung là rất có duyên với kỹ năng này.
- Thời gian cho Writing là rất ngắn, nên các bạn nên luyện nhiều ở nhà để quản lý thời gian.
- Mở bài với Kết bài thì cứ chép theo mẫu trong sách thôi cho save time, các bạn học thuộc mấy cái Mở và Kết cho từng dạng rồi paraphrase là được rồi, vì phần Thân bài mới là quan trọng nhất.
______
KẾT
Trên đây là tất cả kinh nghiệm học 4 kỹ năng của mình. Thay lời kết, mình có 1 vài điều muốn nhắn nhủ đến các bạn: Các bạn hoàn toàn có thể tự ôn được, chỉ cần các bạn kiên trì và có thời gian để theo đuổi việc học này liên tục.
* Về thời gian, có 1 số bạn inbox hỏi nên mình chia sẻ luôn trên này nhé:
+ Lần 1 mình học full-time trong 3 tháng 10 ngày, nhưng một tháng đầu mình học được rất ít khi theo trung tâm như mình đã chia sẻ, thời lượng học mỗi ngày thời điểm ý của mình chắc chỉ được 5h/ ngày. Sau đấy trong 2 tháng còn lại mình tăng tốc, mình ôn trung bình được 8 tiếng tháng đầu, 10 - 11 tiếng trong tháng còn lại.
+ Lần 2 thì mình học full-time trong 2 tháng rưỡi, nhưng mình không học được thời gian dài đến 10 tiếng như lần 1 nữa, mỗi ngày mình học trung bình được 7 - 8 tiếng thôi.
Cụ thể phân bổ thời gian thế nào cũng khó nói vì có ngày mình không học Viết, chỉ học Nói, có ngày thì ngược lại. Nhưng Listening là cái mà ngày nào mình cũng học độ 4 tiếng, Reading thì ngày mình không làm một đề thì mình sẽ đọc độ 2-3 news, còn lại thời gian mình chia cho 2 kỹ năng kia. Đến trước khi thi độ hơn 2 tuần một tí là mình đã đọc và nghiên cứu ghi chép xong hết tất cả các tài liệu.
* Về tài liệu bổ trợ: trong quá trình tự học này mình có mấy "người bạn thân", mình được hỗ trợ bởi các bạn ý khá nhiều:
+ Từ điển Laban Dict: mình tải từ chợ ứng dụng và có thể dùng offline. Tra cứu rất ok, có Anh-Việt, Viêt-Anh, và Anh-Anh. Giải thích khá cụ thể, có ví dụ đi kèm, cũng có phiên âm và tích hợp đọc cách phát âm cho mình nữa.
+ Website google.co.uk: check các cách diễn dạt mà mình chưa chắc chắn, bằng cách type/ copy cái ý mình muốn diễn đạt lên đấy để tìm xem người bản xứ họ có dùng như vậy không.
+ Website Cambridge Dictionary: cái này có thể thay thế cho việc tra từ điển bỏ túi Anh-Anh của mình, cung cấp nhiều từ và nhiều kết hợp từ liên quan.
+ Website WordReference: nơi các bạn có thể post các câu hỏi liên quan đến ngoại ngữ để được người bản xứ trả lời. Diễn đàn hoạt động khá sôi nổi, thường các bài post lên đều sẽ được rep nhanh chóng ^^
- Thời gian cuối trước khi đi thi (độ tầm 2-3 tuần) hãy chú ý giữ đầu óc mình thật thoải mái. Không nhồi nhét bản thân trong giai đoạn này. Những cái có thể nhồi được thì đã học từ trước đó rồi nên thời gian này chủ yếu ôn lại, rèn luyện kỹ năng làm bài thôi, xem có điểm nào mình còn yếu thì đào sâu vào nó. Như đợt vừa rồi ôn, lúc còn tầm 2 tuần thì mình cũng mệt rồi, thế là thay vì ngày nào cũng nghe full 1 test Listening vừa đau đầu vừa căng thẳng mình chuyển sang ôn lẻ. Ví dụ: Hai ngày đầu thì tìm hết các bài có map để nghe, ba ngày sau thì lục lại section 2 với 3 của các cuốn Cam cũ ra nghe, một ngày sau thì chỉ nghe những cái phát âm tên người, số điện thoại này, … nói chung là chiến những cái mình còn yếu thôi.
- Chú ý giữ gìn sức khỏe để đi đường dài. Đặc biệt là mấy ngày cuối thì không có thức đêm hôm làm gì cả, vì đi thi thật ngồi đến mấy tiếng đồng hồ suy nghĩ đã mệt, tâm lý thi lại sẽ càng khiến mình mệt nên rất cần sức khỏe để chiến. Vào phòng thi không quen nhiệt độ (hôm ý đối với mình là điều hòa hơi lạnh) lại ốm ốm xỉu xỉu ra là mệt lắm. Hôm vừa rồi đi thi mình ngồi dãy cuối nên mình được chứng kiến cảnh một chị sắp đến giờ thi mà không ngồi dậy được vì mệt quá, nằm dài ở mấy cái ghế xếp cho giám thị trông thi ngồi ấy. Rồi lúc đi ra khỏi phòng thi hôm ý, mình vào buồng vệ sinh thì 1 bạn chạy vào trong ý nôn một mạch.
- Cuối cùng là việc giữ tâm lý thoải mái. Học hành đàng hoàng hết sức rồi, mọi chuyện còn lại muốn đến đâu thì đến. Tiền thì không lấy lại được rồi, việc thi vẫn phải thi, chúng ta là lợn chết không sợ nước sôi, trước sau gì cũng chết, sao không chết trong thanh thản mà lại đi chết trong lo lắng thấp thỏm, đúng không?
Chúc các bạn ôn thi hiệu quả, đi thi tự tin và đạt được những mục tiêu của mình.
Fightingggg!
----
Nguồn: Tiểu Dương
P/S: Bạn nào muốn nhận được tài liệu mà bạn Tiểu Dương đã đề cập đến thì hãy làm các bước sau nha:
1. Like và share bài post này tới bạn bè của em.
2. Tham gia ngay vào group https://www.facebook.com/groups/HannahEdEnglishClubHEC/ để có thể học hỏi những kinh nghiệm thi, đề thi mới nhất về IELTS, TOEFL, v,v.
3. Comment địa chỉ email của các em ở dưới phần comment để chị có thể gửi email đến nha.
Email các em sẽ nhận được trong tầm hai ba ngày nữa nhé. Chúc các em học tốt và đạt được số điểm lí tưởng 😉💪
❤️ Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
#HannahEdEnglishClub #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
#IELTS #kinhnghiemIELTS
ielts score report 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[Mỹ] Rạng rỡ tới Mỹ với học bổng toàn phần FLTA 1 năm
Năm 2015 mình may mắn biết một chị giáo viên cấp 3 tại Hà Tĩnh được học bổng FLTA và sau đó xuất sắc giành học bổng toàn phần chính phủ Mỹ. Ai chưa nghe cái này bao giờ thì FLTA viết tắt của Fulbright Foreign Language Teaching Assistantship. Đây có lẽ là một cơ hội rất tuyệt vời cho các bạn công tác trong ngành giáo dục có dịp sang nước ngoài, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, làm profile xin học bổng sau này sáng chói hơn.
Chương trình mở trên TOÀN QUỐC nên nhờ Schofans chia sẻ mạnh đến bạn bè, thầy cô của mình ở mọi tỉnh, thành phố, huyện, xã nhé. Bản thân chị cứ thấy học bổng cho mọi miền tổ quốc là phải share nhiệt tình để ai cũng có cơ hội ^^.
Deadline 10/08 nên còn tháng rưỡi làm hồ sơ.
Giấy tờ yêu cầu cũng khá giống với các học bổng khác:
An online application
Original Transcripts with certified English translations
Original bachelor degrees with certified English translations
Three letters of recommendation
A valid TOEFL or IELTS score report
A maximum 2-page long CV
<3 Chia sẻ và tag bạn bè mình nếu các em thấy có ích nhé <3
Link: https://hannahed.co/hoc-bong-tro-giang-tieng-viet-flta-cua-fulbright/
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
ielts score report 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
ielts score report 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
ielts score report 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
ielts score report 在 Results and IELTS scores - Take IELTS 的相關結果
Your IELTS Test Report Form will show a score for each of the four skills (Listening, Reading, Writing and Speaking) and an overall band score. You can score ... ... <看更多>
ielts score report 在 How to request a remark of your IELTS test | IDP IELTS UAE 的相關結果
If you are not happy with your IELTS results, you can request a ... band scores, the test centre will issue a new Test Report Form (TRF). ... <看更多>
ielts score report 在 Results - ielts 的相關結果
Need help? · If you have taken an IELTS on paper test, your Test Report Form will be available 13 days after you complete the test. · If you have taken an IELTS ... ... <看更多>