#HannahEdApplyStory - Nam sinh Việt giành học bổng 5 tỷ đồng từ đại học top 4 của Mỹ
Nguyễn Hữu Dương (sinh năm 2002) - chàng trai với đam mê Toán học dữ liệu và ước mơ bảo tồn nghệ thuật sân khấu kịch vừa giành học bổng 5 tỷ đồng từ Pomona - top 4 đại học khai phóng của Mỹ.
Các trường đại học Mỹ được phân loại một cách phổ biến thành 2 nhóm trường chính: NU (đại học quốc gia) và LAC (đại học khai phóng).
Nhóm trường đại học khai phóng hướng tới giảng dạy trang bị cho sinh viên của mình kiến thức toàn diện và bao quát từ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên cho tới các lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
Trong số các trường đại học top đầu khối LAC Mỹ, Pomona là ngôi trường được xếp hạng thứ 4 và có tỷ lệ chấp nhận học sinh thấp, được coi là "một trong những trường LAC khó vào nhất nước Mỹ".
Nam sinh Nguyễn Hữu Dương đã trúng tuyển và sẽ trở thành tân sinh viên Việt Nam của Pomona College năm học này.
Hữu Dương lúc đầu chưa xác định rõ ràng về định hướng du học và cũng không quá quan trọng về điểm đến. Tuy nhiên, vào cuối năm lớp 10 (khi đang là học sinh lớp chuyên Nga - THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam), Dương đã thử ứng cử cho suất học bổng 100% của trường Peninsula Grammar tại Úc và nhận được suất học bổng này.
Nhận thấy đây là cơ hội tốt để khám phá, em quyết định sang Úc vào đầu năm 2019 để bắt đầu lớp 11.
Tại đây, Hữu Dương bắt đầu có niềm đam mê với môn Toán. Em bị cuốn hút bởi những ứng dụng thực tế của Toán và thường xuyên sử dụng chúng trong nhiều môn học khác dù giáo viên không yêu cầu.
Dương dùng Toán vào việc tạo ra mô hình thống kê để chứng minh công thức Vật lý cho đến dùng giải tích và quy hoạch tuyến tính để tối ưu hóa các quyết định xã hội. Từ đó, em tiếp tục khai phá đam mê Toán học nhưng đồng thời vẫn muốn có thêm hiểu biết cả về xã hội nhân văn và khoa học.
"Em xác định Mỹ sẽ là điểm đến cho bậc Đại học của bản thân, và một ngôi trường thuộc hệ thống LAC sẽ là nơi phù hợp nhất cho mình", Dương chia sẻ.
Do đặc thù đi du học Mỹ cần có điểm SAT và viết nhiều bài luận cá nhân, Dương lên kế hoạch chi tiết cho việc nộp hồ sơ từ lớp 11. Em tìm học các khóa SAT Online, đăng ký một trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín tại Việt Nam để đồng hành và sắp xếp thời gian từng tháng thật chi tiết để cân bằng giữa việc học và các hoạt động ngoại khóa…
Với quyết tâm học SAT, chàng trai 16 tuổi năm đó đã đạt kết quả 1560/1600 - Top 1% học sinh thi SAT trên toàn thế giới và tốt nghiệp lớp 12 trong top 0.75% toàn bang.
Nói về quãng thời gian apply, Dương ấn tượng: "Quá trình apply năm 2020 là một thời gian áp lực do em đồng thời ôn thi cuối cấp, học 2 lớp tại đại học, làm các dự án hoạt động ngoại khóa và học online trong tình trạng bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài.
Đặc biệt giai đoạn viết luận và quyết định trường apply làm em cực kỳ stress. Tuy nhiên, em hài lòng với những nỗ lực của mình và không thể vui hơn khi đỗ đại học Pomona".
Giới thiệu nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam đến gần giới trẻ hơn
Năm 2017, Hữu Dương đồng sáng lập và giữ chức Trưởng Ban Tài chính, Hậu cần dự án The Kapusta nhằm gây quỹ ủng hộ và sơn sửa vật chất cho các ngôi trường ở vùng khó khăn. Ngoài ra, em tham gia vào các hoạt động sân khấu cả ở Việt Nam và Úc trong nhiều vai trò từ đạo diễn đến hậu cần.
Cuối năm 2019, Dương sáng lập dự án và tự xây dựng website nhân văn số Trường ca Kịch viện với mục đích đem nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam đến gần hơn với giới trẻ. Dương chia sẻ: "Em nhận thấy nghệ thuật biểu diễn mang rất nhiều câu chuyện và ý nghĩa thú vị, thu hút. Tuy nhiên, sự ít hiện diện của chúng khiến người trẻ hiện đại ít tìm hiểu, hứng thú. Do đó, dự án đưa ra chuyên mục thông tin và triển lãm online kết hợp với thiết kế các ấn phẩm Facebook bắt mắt, đồng thời sử dụng đội ngũ trẻ của dự án từ 3 miền lan truyền, quảng bá những nội dung này".
Không chỉ chú tâm vào chèo, tuồng, cải lương… dự án Trường ca Kịch viện còn đem đến cho người xem các loại hình địa phương ít người biết đến như bả trạo, trò xuân phả… để phản ánh chân thực sự đa dạng phạm vi rộng của văn hóa Việt Nam.
"Qua Trường ca Kịch viện, em rất cảm động khi nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ từ đọc giả nhiều nguồn đọc giả, từ người trẻ đến các nghệ sĩ, người nước ngoài, dự án văn hóa…
Nhiều nhà thiết kế trẻ đã sử dụng thông tin trên trang web dự án để nghiên cứu ý tưởng cho sản phẩm nghệ thuật của mình. Đây là nguồn động lực lớn để em tiếp tục với công việc đến nay", Hữu Dương tự hào về dự án sau một năm gây dựng phát triển.
Hữu Dương đã gây ấn tượng với Hội đồng tuyển sinh qua cái nhìn đa chiều về bất bình đẳng từ lăng kính khoa học, xã hội và nghệ thuật, được thể hiện qua bài luận chính (Personal Statement) và bài luận phụ.
Trong bài luận chính, em viết về sở thích xem nhảy và nhảy trong phòng. Em so sánh sự kết hợp các yếu tố của một tiết mục nhảy với "vẻ đẹp" của Toán và dữ liệu - hai ngành mà Hữu Dương muốn theo đuổi trên đại học.
Bài luận của Dương còn nhắc đến lịch sử nhân văn của các điệu nhảy đối với các nhóm người bị áp bức, và cho rằng việc xem nhảy không chỉ kết nối em với văn hóa thế giới mà còn giúp em nhận thức được về những câu chuyện cá nhân ẩn sâu trong hành động của mỗi con người.
Thừa nhận bản thân nhảy không giỏi và chưa được đào tạo bài bản, nhưng Dương lại khẳng định "nhảy với em có vai trò giải phóng, đồng thời đặt em vào dòng lịch sử vẫn đang tiếp tục của những con người có danh tính đan xen (intersectional identity) giống như em".
Với bài luận phụ, Hữu Dương viết rằng Toán và Khoa học Dữ liệu có nhiều ứng dụng tốt trong đời sống nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các nhóm thiểu số, đặc biệt khi được sử dụng để đưa ra chính sách công. Qua đó, em không chỉ mong muốn thành thạo về lập trình dữ liệu mà còn nghiên cứu về những kĩ thuật làm giảm thiên kiến và tác động phân biệt trong thuật toán.
Dương cũng gửi một bài viết về tính chính trị danh tính (identity politics) của vở nhạc kịch "Wicked" em tham gia ở trường và sân khấu Chèo. Từ đó, em thể hiện mong muốn được tiếp tục trau dồi những học thuyết về bất bình đẳng và quyền lực xã hội, đồng thời khám phá tiếng nói của con người thông qua văn học và sân khấu với Hội đồng.
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Dương đã có được một kết quả xứng đáng. Em đã đỗ đại học Pomona với mức học bổng 5 tỷ đồng cho 4 năm học.
Dương cho hay, lý do em chọn trường Pomona là vì em đã tìm hiểu về trường rất kỹ. Trường đứng trong top 7 đại học có tài sản tài trợ trung bình lớn nhất nước Mỹ. Điều này có nghĩa là trường có nguồn tài chính vô cùng dồi dào để hỗ trợ học sinh làm nghiên cứu, thực tập hay đi học ở một nước khác để trải nghiệm.
"Đặc biệt hơn, Pomona nằm trong Liên minh Claremont - một khối gồm 7 trường đại học tinh hoa được ca ngợi là "sự kết hợp của những tài nguyên trí tuệ chưa từng có ở Hoa Kỳ" bởi The Fiske Guide to Colleges.
Trúng tuyển vào trường, em có thể đăng kí từ hơn 2700 lớp học và làm việc với các giáo sư ở các ngôi trường còn lại. 8500 học sinh trong liên minh được sử dụng chung khuôn viên 2.2 triệu m2 với cơ sở vật chất hiện đại từ đài thiên văn, bảo tàng đến nhà hát giao hưởng.
Tuy rất thích nhưng em cũng biết trường có tỷ lệ cạnh tranh rất cao và em cũng không dám chắc 100% bản thân sẽ đỗ. Vì vậy lúc nhận được dòng chữ chúc mừng trên email em đã hét to lên khiến cả nhà giật mình", Dương chia sẻ.
Hữu Dương dự định chọn chuyên ngành chính là Toán và Chính trị xã hội, đồng thời sẽ học thêm Khoa học Máy tính, Kinh tế, Nhân học và Sân khấu tại đại học Mỹ. Em dự định sẽ làm việc tại nước ngoài một thời gian ngắn để lấy kinh nghiệm rồi quay về Việt Nam lập nghiệp.
Thành tích nổi bật của Nguyễn Hữu Dương
• Điểm SAT: 1560/1600 (Top 0.5% thế giới)
• Giải Nhất Quận, giải Nhì Thành phố, Huy chương Đồng Quốc Gia Olympic tiếng Anh qua mạng
• Học giả trẻ Kwong Lee Dow 2019 - 2020 của Đại học Melbourne. Úc
• Giải thưởng Xuất sắc môn tiếng Anh 2019 - Đại học Monash, Úc
• Giải Học sinh Xuất sắc môn Xã hội, Tội phạm học 2020 - Đại học Deakin, Úc
• Điểm tổng kết cao nhất khối 11, nhì khối 12 - trường Peninsula Grammar, Úc
• Giải thưởng Danh dự về học thuật lớp 11 và 12 - trường Peninsula Grammar, Úc
• Học bổng toàn phần 2 năm học tại trường Peninsula Grammar, Úc
• Học bổng danh dự cả năm lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
• Đồng sáng lập, Trưởng BTC Trường ca Kịch viện
• Đồng sáng lập, Trưởng Ban Hậu cần & Tài chính - The Kapusta
• Thành viên đội tranh biện của trường tại Úc - Giải Nhì khu vực 2019
• Thành viên nhạc kịch "Wicked" của trường tại Úc
• Thực tập Phân tích Dữ liệu Vật lý tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Thịnh vượng chung Úc...
Nguồn: fan page Du Học Sinh Việt
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #applystory #hannahedapplystory #duhoc #hocbong
同時也有6部Youtube影片,追蹤數超過6萬的網紅高松傑高Sir正能量,也在其Youtube影片中提到,【活該】AV仁肥仔變瘦仔 暴減4KG呻好辛苦? 黃絲作反 撞閘闖軍營? CY讚屈穎妍文章 西方人手法不要得? 台省在港售超標瘦肉精? |高Sir正能量05062021 妍之有理/我們跟大屠殺擦身而過 : http://www.takungpao.com.hk/news/232109/2021/06...
「identity politics」的推薦目錄:
- 關於identity politics 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於identity politics 在 Focus Taiwan Facebook 的精選貼文
- 關於identity politics 在 獨立評論在天下 Facebook 的最讚貼文
- 關於identity politics 在 高松傑高Sir正能量 Youtube 的精選貼文
- 關於identity politics 在 jaysbabyfood Youtube 的精選貼文
- 關於identity politics 在 Ghost Island Media 鬼島之音 Youtube 的最佳解答
- 關於identity politics 在 Are identity politics dangerous? - YouTube 的評價
identity politics 在 Focus Taiwan Facebook 的精選貼文
Indigenous people in Taiwan are campaigning for a change that will allow them to use only the romanized spelling of their native names on their identity documents.
https://focustaiwan.tw/politics/202105120022
identity politics 在 獨立評論在天下 Facebook 的最讚貼文
【原住民族狩獵,是該持續發揚的正面價值,還是一種妥協?】
筆者所見的討論,如果不是從動物或生態角度,而是族群、社會、文化方面的,幾乎一面倒,多認為 #更開放原住民族狩獵 本身就是件大大的好事,是正確的方向。
也就是說,擴大原住民與非原住民的個人權利差異,被認為是積極正面、應持續發揚的,是好的族群政策。
而且這些話語總洋溢著浪漫情感,好像就因為談的是原住民,一切都不好追問了。
這是明顯的 #身分政治(identity politics),1990年代以來大抄西方,在台灣氾濫,文化知識界浸淫已深,更熱心推廣。眾人見一項倡議以某少數群體之名,很容易就憑一個模糊感覺,喔,這一定是撐弱勢的,那我贊成,我有正義感,我進步。
其實過度的身分政治是反理性、反普世價值的。
發展多元文化有更好的事可以做 👉 https://bit.ly/3o6NOOB
identity politics 在 高松傑高Sir正能量 Youtube 的精選貼文
【活該】AV仁肥仔變瘦仔 暴減4KG呻好辛苦? 黃絲作反 撞閘闖軍營? CY讚屈穎妍文章 西方人手法不要得? 台省在港售超標瘦肉精? |高Sir正能量05062021
妍之有理/我們跟大屠殺擦身而過 : http://www.takungpao.com.hk/news/232109/2021/0605/593262.html
YT技術限流和自動退粉,離封台不遠,請幫忙高Sir正能量?訂閱?分享影片救亡:https://www.youtube.com/jackyko1109kosir?sub_confirmation=1
————————————————————
#HongKongNews
#現代版雷鋒
#小市民憑良心
#做實事講真相
#支持國安法
#男人幫大聯盟
#KOL100
#青年快閃社區清潔大行動
#人間記者會
#青年護旗手
——————————————————
五星正能量? 真係爆哂燈?
高Sir疑遭技術限流,請大家幫幫手:
1. 訂閱「高松傑 - 高Sir正能量」youtube 頻道 (訂閱係免費架) https://www.youtube.com/jackyko1109kosir?sub_confirmation=1 ;
2. 撳?搶先睇;
3. 贊好並留言支持;
4. 將影片分享開去;
5. 關注好高Sir微博/抖音: https://weibo.com/jackyko1109
https://v.douyin.com/Jgbqjor/
/https://twitter.com/Sir38651475
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/rAVkCBLdJPs/hqdefault.jpg)
identity politics 在 jaysbabyfood Youtube 的精選貼文
#jaysbabyfood #storytime #lgbtinkorea
-----------------------------------------
- References -
- Ahn, P. (2009). Harisu: South Korean cosmetic media and the paradox of transgendered neoliberal embodiment. Discourse, 31(3), 248-272.
- Arora, S., Singhai, M., & Patel, R. (2011). Gender & Education determinants of individualism — Collectivism: A study of future managers. Indian Journal of Industrial Relations, 47(2), 321-328.
- Berry, C. (2001). Asian values, family values: Film video, and lesbian and gay identities. In Sullivan, G., & Jackson P. (Ed.), Gay and lesbian Asia: Culture, identity, community. (pp. 211-232). Binghamton, NY: Harrington Park Press.
- Bong, Y. D. (2008). The gay rights movement in democratizing Korea. Korean Studies, 32(1), 86-103.
- Cho, J. P. (2009). The wedding banquet revisited: "Contract marriages" between Korean gays and lesbians. Anthropological Quarterly, 82(2), 401-422.
- Choi, J. S. (2014). Korean culture orientation: Daily-life and religious culture volume. Sonamoo Publishing.
- Jang, H. S. (n.d.). Resource center of young women service review (늘푸른 사업 리뷰). Retrieved from http://www.seoul.go.kr/info/organ/center/1318_new/info/review/1253299_13874.html
- Kim, H. Y., & Cho, J. P. (2011). The Korean gay and lesbian movement 1993-2008: from "identity" and "community" to "human rights". South Korean Social Movements: From Democracy to Civil Society, 206-223.
- Kim, Y., & Hahn, S. (2006). Homosexuality in ancient and modern Korea. Culture, Health & Sexuality, 8(1), 59-65.
- Kwak. L. G. (2012, April 25). Who murdered a 19-year old LGBT teen (누가 열아홉살 동성애자를 죽였나). Oh My News. Retrieved from http://www.ohmynews.com/nws_web/view/at_pg.aspx? CNTN_CD=A0001724998
- Lee, J. E. (2006). Beyond pain and protection: Politics of identity and iban girls in Korea. In Khor, D., & Kamano, S. (Ed.), Lesbians in east Asia: Diversity, identities, and resistance. (pp. 49-67). Binghamton, NY: Harrington Park Press.
- Novak, K. (2015). The problem with being gay in South Korea. Retrieved from http://edition.cnn.com/2015/10/18/asia/south-korea-being-gay/
- Park, H., Blenkinsopp, J., Oktem, M., & Omurgonulsen, U. (2008). Cultural orientation and attitudes toward different forms of whistleblowing: A comparison of South Korea, Turkey, and the U.K. Journal of Business Ethics, 82(4), 929-939.
- Seo, D. J. (2001). Mapping the vicissitudes of homosexual identities in South Korea. Journal of Homosexuality, 40, 65-79.
- Song, J. (2014). Living on your own: Single women, rental housing, and post-revolutionary affect in contemporary South Korea. SUNY Press.
- Do Koreans Support LGBTQ+? (Ft. Seoul Queer Parade) | ASIAN BOSS https://youtu.be/p_vsIEs72p8
- Koreans React To K-pop Singer Coming Out As Bisexual [Street Interview] | ASIAN BOSS https://www.youtube.com/watch?v=BKL9VrqLJZE
- Is South Korea's LGBT+ community being scapegoated for COVID-19 spread? https://www.dw.com/en/is-south-koreas-lgbt-community-being-scapegoated-for-covid-19-spread/a-53423958
----------------------------------------
- SNS -
Facebook: https://www.facebook.com/jaysbabyfood/
Twitter: https://twitter.com/jaysbabyfood
Instagram: https://www.instagram.com/jaysbabyfood/
----------------------------------------
- Production -
✂️Final Cut Pro
Music by Eric Reprid - Back to Business - https://thmatc.co/?l=3ED40649
Music by ninjoi. - Acceptance - https://thmatc.co/?l=B8A316A
Music by Cassette Tapes - Balance - https://thmatc.co/?l=55784255
----------------------------------------
- Business Inquiries Only -
jaysbabyfood@gmail.com
or LINE: @jaysbabyfood (with @)
----------------------------------------
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/JMnNIXCU3qU/hqdefault.jpg)
identity politics 在 Ghost Island Media 鬼島之音 Youtube 的最佳解答
*This interview was recorded before the Jan. 11 national election.
Although many countries have begun to reconsider how to balance what they get in return for trading with China, this question has always been existential in Taiwan. Trade policies have oscillated inconsistently between opening up and restricting access to the Chinese economy. The challenges of doing trade with China is a global issue. And this is The Taiwan take.
Today’s guest is political scientist, Syaru Shirley Lin (林夏如), author of the book “Taiwan’s China Dilemma” (2016) and the forthcoming sequel “High Income Trap in East Asia.” In this episode, Lin maps out the economic ties between Taiwan and China and what drives policymaking in that area.
Lin retired as a partner at Goldman Sachs before becoming an academic. She now teaches world politics at the University of Virginia and global political economy at the Chinese University of Hong Kong.
Today’s episode is hosted by J.R. Wu - Chief of the Secretariat for INDSR (Institute for National Defense and Security Research) in Taiwan. Wu is a former journalist with nearly two decades of media experience in the US and Asia. She has led news bureaus for Reuters and Dow Jones.
Follow us on Twitter @ghostislandme
Add to our tip jar at Patreon (www.patreon.com/Taiwan)
SHOW CREDIT
Host - J.R. Wu
Producer / Editor - Emily Y. Wu (Twitter @emilyywu)
Researcher - Sam Robbins (Twitter @helloitissam)
Brand Design - Thomas Lee
Production Company - Ghost Island Media
MB01BDYSHNE94HX
https://ghostisland.media
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/_JYhVrr1XBo/hqdefault.jpg)
identity politics 在 Are identity politics dangerous? - YouTube 的推薦與評價
Some fear that politics based on protecting race, religion or other minority groups can threaten the rights of others. How did identity ... ... <看更多>