QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC KHÔNG GIỐNG NHƯ TRONG PHIM: TỪ QRTD, BAO CHE TỘI PHẠM, BẮT BUỘC NỮ GIỚI THAM GIA NGHĨA VỤ ĐẾN PHÂN BIỆT GIỚI.
Giữa tháng 4 vừa rồi, tại Hàn Quốc, nghị sĩ Park Yong-jin công bố một dự thảo luật bắt buộc nữ giới phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự như nam giới nhằm mục tiêu bình đẳng giới, đảm bảo nhân lực quốc phòng cho Hàn Quốc trước sự thiếu hụt nam giới do tỷ lệ sinh ngày càng giảm trong khi Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Dự thảo này được gửi đến văn phòng Tổng thống Moon Jae-in và nhanh chóng tạo ra những luồng tranh luận rất dữ dội.
Theo MBC News, chỉ trong một ngày đưa ra đề xuất, đã có hơn 60 ngàn lượt người ủng hộ việc này. Tính đến thời điểm cuối tháng 5, đã có hơn 500 ngàn người ủng hộ dự thảo này và vẫn đang lên. Những cuộc tranh luận trên mạng xã hội Hàn Quốc vẫn chưa chấm dứt, nam giới Hàn Quốc cho rằng việc bắt buộc nữ giới tham gia nghĩa vụ quân sự chính là bình đẳng giới, nam phải đi nghĩa vụ bắt buộc và nữ cũng phải như vậy. Một số ý kiến khác bày tỏ rằng, quân đội Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ không có đủ số binh lính trong tương lai, khi mà số lượng nam giới nhập ngũ đang ngày càng giảm, tỷ lệ sinh thấp, vì thế việc bổ sung binh sĩ nữ là việc cần thiết.
Đề xuất của nghị sĩ Park Yong-jin nhắm vào việc bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc với nam giới, và thay bằng chế độ nhập ngũ bắt buộc với cả nam và nữ. Người ta đề xuất nam giới và nữ giới đều phải trải qua một khóa huấn luyện quân sự trong vòng 100 ngày và phục như với tư cách của quân nhân dự bị của quân đội Hàn Quốc. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không phản đối đề xuất này và để ngỏ rằng cần sự đồng thuận của xã hội.
The Korea Herald đưa tin về thái độ của nam giới Hàn về đề xuất trên, thì khá đông người, đặc biệt là giới trẻ cho rằng, phụ nữ Hàn Quốc phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc thì hãy đòi quyền bình đẳng, nam giới Hàn Quốc quá thiệt thòi khi phải phục vụ cho quân đội khoảng 2 năm còn phụ nữ thì không. Việc phản ứng cực đoan của nam giới Hàn Quốc có phần bắt nguồn từ những phong trào nữ quyền tại quốc gia này.
Nhập ngũ, phục vụ trong quân đội luôn là một điều tự hào của công dân tại hầu hết các quốc gia, nhưng có lẽ lại trừ Hàn Quốc. Khi nói đến mục đích của việc tham gia nghĩa vụ quân sự, người ta thường nói về vai trò và trách nhiệm, về quyền lợi và nghĩa vụ, lòng tự hào, thì một số đàn ông lại lôi chuyện “bình đẳng giới” và ép buộc phụ nữ phải tham gia nghĩa vụ quân sự giống như họ. Hãng tin YTN News khảo sát nhiều nam giới Hàn và những người này đồng tình với một điều luật giảm tỷ lệ nam giới đi nghĩa vụ quân sự, phần binh lính còn thiếu được bù đắp bởi số lượng nữ giới tương đương. Mạng xã hội Hàn Quốc còn râm ran với những đề xuất như áp chỉ tiêu sinh cho phụ nữ, với các phụ nữ sinh con, họ sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự, hoặc tương tự gì đó.
Cách đây ít ngày, hãng tin MBC đã đưa tin một số thông tin về việc một nữ cảnh sát đã phải tự kết liễu cuộc sống khi bị cấp trên QRTD ngay khi vừa kết hôn. Điều đáng buồn ở đây là cơ quan và đồng nghiệp của nữ cảnh sát này gần như không có một biện pháp gì nhằm hỗ trợ nữ cảnh sát, trừng trị những kẻ quấy rối. Ngược lại, cô còn bị cơ quan đối xử rất tệ, cô lập và đồng nghiệp dò xét. Cô chọn cách tự kết thúc cuộc đời của mình ngay tại cơ quan cảnh sát.
Trước đó, vào ngày 12/05, theo Kyunghyang Shinmun đưa tin, một nữ cảnh sát đã bị 3 nam cảnh sát có những hành vi khiếm nhã, QRTD trong một phòng trò chuyện trực tuyến. Tờ này cho biết thêm, phòng trò chuyện này là tập hợp của những thành phần từng vướng nhiều cáo buộc hoặc án tù về tội danh QRTD và cả nhiều nhân viên cảnh sát. Trong đó có cựu cảnh sát trưởng Lee, một người đã cưỡng hiếp một nữ cảnh sát do say rượu, nhưng ông chỉ bị phạt 4 năm tù và được giảm nhẹ do phạm tội trong tình trạng say rượu (?). Nạn nhân đã gửi đơn kiện lên Cơ quan Cảnh sát Gangdong, Seoul, nhưng sau đó phải rút đơn mà không nêu rõ lý do, nhiều khả năng nạn nhân đã bị đe dọa. Sau đó, nạn nhân gửi đơn đến Văn phòng Công tố Quận Đông Seoul, nhưng đã bị nơi đây bác bỏ sự việc và vụ việc này trở thành trò cười trước dư luận.
Vào ngày 21/05, một trung sĩ của lực lượng Không quân Hàn Quốc đã bị cấp trên QRTD, sau đó vị trung sĩ này có báo cáo lên cấp trên nhưng không nhận được sự trợ giúp nào cả và thậm chí cơ quan còn có biểu hiện che giấu vụ việc. Theo Trung tâm Nhân quyền Quân đội Hàn Quốc, đã từng có một vụ việc về một binh lính Hàn Quốc đột nhập vào ký túc xá quân đội dành cho binh lính nữ và quay phim lại những cảnh nhạy cảm, tạo folder và chia sẻ cho một số người khác. Cũng theo cơ quan này, có tới 55 vụ QRTD xảy ra trong quân đội Hàn Quốc trong vòng 12 tháng, một con số kinh khủng.
Những tranh cãi từ Hàn Quốc về việc bắt buộc nghĩa vụ quân sự đối với nữ nhanh chóng lan sang Việt Nam, có người ủng hộ, cũng có người phản đối. Về cơ bản, Việt Nam vẫn duy trì chế độ nghĩa vụ cho nữ giới, nhưng dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không ép buộc, số lượng dựa trên chỉ tiêu từ phía quân đội. Ngoài ra, nữ giới có thể tham gia thi tuyển vào các trường công an, quân đội. Việt Nam không bắt buộc nam giới tham gia nghĩa vụ quân sự, vì chúng ta đang ở trong thời bình, không ở trong tình trạng chiến tranh như Hàn Quốc. Nhưng với học thuyết thuyết chiến tranh nhân dân, mỗi người dân đều là một người lính, lịch sử đã chứng minh, phụ nữ Việt Nam luôn đồng hành cùng đàn ông Việt Nam trong suốt chu trình lịch sử mấy ngàn năm của Tổ Quốc, họ cũng tham gia chiến đấu, tham gia lao động.
Bảo vệ Tổ Quốc không phải chỉ là nhiệm vụ nam giới, mà là của tất cả mọi người. Việc bắt buộc phụ nữ tham gia nghĩa vụ, không hề là bình đẳng giới và đi vào vết xe “cào bằng giới”. Bình đẳng là việc vai trò, vị thế của nam - nữ ngang nhau, mỗi giới tính có những đặc điểm sinh học, tâm lý… riêng, giới tính nào cũng được tôn trọng. Bình đẳng giới không đến từ việc nữ giới phải làm những công việc như nam giới và ngược lại.
Người Hàn Quốc đang có những tranh cãi về câu chuyện bắt buộc nữ giới phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trong đó lộ rõ ra những định kiến phân biệt giới. Với những người Việt có ý định học theo những người Hàn Quốc cực đoan, thì xin đừng, chính sách và quy định của Việt Nam đang rất tốt và phù hợp và chưa cần có bất cứ sự thay đổi gì cả.
Người Việt từng phát cuồng vì những người lính Hàn Quốc trong những bộ phim như Hậu Duệ Mặt Trời, Biệt Đội Tiêm Kích hay To Make A Man... nhưng thực tế, quân đội Hàn Quốc và những người lính Hàn Quốc, không phải lúc nào cũng như phim ảnh.
#tifosi
Tư liệu trong bài được sử dụng từ:
1. 여군 성추행에 불법촬영까지… ‘군대 내 성폭력’ 끊이지 않는 이유는, Chosun Biz.
2. [단독] 국군병원 또 성희롱…'부랴부랴' 조사, Nate News.
3. 국민 청원 하루 만에 6만 명…여자도 군대 가라?, MBC News
4. 때아닌 여성 징병제 논란…현실적 가능성은 얼마나? / 연합뉴스 (Yonhapnews)
5. [뉴있저] "여성 군대보내라" 또 제기...국방부 대답은? / YTN
6. 군 가산점, 여성 군 복무 이슈…20대 남녀의 생각은? / JTBC 뉴스룸
jtbc뉴스룸 在 轉角國際 udn Global Facebook 的最讚貼文
【韓半島新聞平台 #楊虔豪:🇰🇷 後孫石熙時代】
「沒了孫石熙的JTBC,還有搞頭嗎?」南韓JTBC的「王牌主播」孫石熙,日前閃電引退《新聞室》的主播工作。外界擔憂:沒有孫石熙的JTBC,影響力恐大幅衰退。但事實上早在去年,南韓電視新聞版圖就已出現變化。
去年「曹國風暴」爆發時,親保守派的TV朝鮮與A頻道,紛紛對曹國大加撻伐,成功凝結保守派觀眾,收視率顯著上升;許多「文粉」與「曹粉」,則指責JTBC只顧「機械中立」,卻不對檢方強烈批判,越來越多失望的進步派支持者,甚至回流MBC,導致《新聞室》衰退。如今孫石熙引退,競爭者無不鬆一口氣,但各台自此會走向良性競爭,還是開始墮落呢?
#손석희 #JTBC뉴스룸 #新聞室 #JTBC #新聞 #媒體 #電視 #曹國 #防彈少年團 #中央日報 #三星 #MBC #KBS #SBS
jtbc뉴스룸 在 轉角國際 udn Global Facebook 的精選貼文
【韓半島新聞平台 #楊虔豪:🇰🇷 The Times They Are A-Changin'】
「我要在這裡做最後道別。各位,再會。」被譽為南韓「王牌主播」的JTBC電視台社長、《新聞室》當家主播——#孫石熙——2日晚間節目結束時,向觀眾告別,結束了6年4個月的《新聞室》主播生涯。儘管JTBC以「世代交替」解釋孫石熙的引退,但仍掀起輿論揣測、甚至旗下記者的恐慌。
自2013年入主JTBC以來,孫石熙與《新聞室》揭發「崔順實親信干政案」,迫使朴槿惠總統下台、親自在新聞直播中,訪談遭前忠清南道知事安熙正等政壇大老性騷擾或性侵的當事人,開啟南韓MeToo浪潮;一連串重大獨家新聞衝擊南韓,也深受閱聽者信賴——但「王牌主播」,為何選擇在新年伊始引退?
#손석희 #JTBC뉴스룸 #新聞室 #JTBC #新聞 #媒體 #電視 #朴瑾惠 #世越號 #中央日報 #三星