ALEXANDRE DE BETAK - TÁC GIẢ CỦA NHỮNG SHOW THỜI TRANG ẤN TƯỢNG NHẤT HÀNH TINH
Có một nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình ngành công nghiệp thời trang, nhưng công chúng yêu thời trang lại ít biết đến, đó chính là Alexandre de Betak – giám đốc sáng tạo của công ty Bureau Betak. Betak, người được mệnh danh là “Fellini của làng thời trang”, sở hữu một bộ óc sáng tạo không giới hạn. Đó là cái tên được săn lùng hàng đầu bởi các nhà mốt danh giá nhất thế giới, và cũng là cái tên nằm trong Top 500 của BoF (danh sách tập hợp 500 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất của ngành công nghiệp phù phiếm trị giá 2.4 ngàn tỷ đô la Mỹ).
Vậy chính xác thì Alexandre de Betak làm công việc gì?
Betak thiết kế và sản xuất các show diễn, các sự kiện và triển lãm thời trang cao cấp. Mức giá sản xuất cao ngất ngưởng của các show thời trang do Betak sản xuất dao động từ 250,000 đô la (cho các thương hiệu nhỏ) cho tới 5 triệu đô la. Anh bắt đầu sự nghiệp từ năm 19 tuổi tại quê hương Pháp rồi nhanh chóng thành lập một công ty riêng mang tên Bureau Betak với 3 studio đặt tại New York, Paris và Thượng Hải, thâu tóm những thị trường “quái vật” nhất của lối sống xa xi. Trải qua ba thập kỉ hoạt động trong ngành thời trang, công ty của Betak đã tham gia thiết kế hơn 1000 show diễn, triển lãm và sự kiện lớn nhỏ, từ đó định vị chính mình vào vị trí dẫn đầu trong số các Production Agency của thế giới thời trang. Dior, Fendi, Saint Laurent, Prada, Maison Margiela, John Galliano, Jaquemus, Hussein Chalayan, Viktor & Rolf… (và một hàng dài các thương hiệu nổi tiếng khác) đều tin tưởng vào bộ óc đột phá cùng tư duy sáng tạo mang tính cách mạng của Alexandre de Betak trong việc thiết kế ra những khung cảnh được sắp đặt một cách tỉ mỉ và hoàn hảo để trình diễn những bộ sưu tập mới nhất của họ. Hầu hết các sản phẩm của Betak đều có thể được coi như những công trình nghệ thuật. Chúng đòi hỏi sự hiểu biết đa dạng và đa chiều bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong đó có kiến trúc, biên đạo, thiết kế, sắp đặt ánh sáng, sản xuất, logistic và cả branding.
TỪ MỘT CHIẾC MÁY ẢNH VÀ SỰ KIỆN KỈ NIỆM 200 NĂM CÁCH MẠNG PHÁP…
Khung cửa sổ đầu tiên nhìn ra thế giới của Betak chính là chiếc máy ảnh. Năm lên bảy, anh được người ông của mình tặng cho một chiếc máy ảnh Kodak Instamatic 126mm – loại cho ra khung hình vuông, hàng thập kỉ trước sự ra đời của Instagram. Từ đó Betak bắt đầu ghi lại các khung cảnh qua đôi mắt mình bằng những tấm ảnh. Trong quãng thời gian niên thiếu của mình, anh thích chụp ảnh và đã từng chụp cho các tờ tạp chí độc lập nhỏ bằng chiếc máy Rolleiflex. Mặc dù sau đó Betak cảm thấy mình không có tố chất kiên nhẫn của một photographer và không theo đuổi nhiếp ảnh, nhưng việc ngắm nhìn mọi thứ qua khung hình được căn tỉ mỉ đã giúp Betak có được nền tảng đầu tiên để đến với công việc sau này.
Sự kiện mang tính cột mốc thôi thúc Betak phải nghĩ về điều gì anh muốn làm nhất trong cuộc đời chính là sự kiện kỉ niệm 200 năm Cách mạng Pháp diễn ra vào năm 1989, được thiết kế và dàn dựng bởi Jean-Paule Goude. Đó là một màn diễu hành và trình diễn dàn nhạc kèn lệnh đẹp mắt với quy mô hoành tráng. Betak lúc đó đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi sự kiện này, tới mức cho đến tận bây giờ anh vẫn tin rằng trong lĩnh vực thiết kế sự kiện thì không một ai có thể sánh ngang với những gì mà Jean-Paul Goude, cùng với Tổng thống Mitterrand và Bộ trưởng Văn hoá Jack Lang, đã làm được vào ngày hôm ấy. Đối với anh, nó đã chứng minh cho một loại hình sáng tạo hoàn chỉnh đến mức hoàn hảo, và đã ảnh hưởng đến con đường của anh trong vô thức. Anh nhận ra sự kiện đó, trong khả năng truyền tải thông điệp cho phép của nó, đã làm tốt đến mức vượt ra ngoài không gian ba chiều.
Điều này nhen nhóm lên một đam mê, một nguồn cảm hứng và sự khát khao mới trong Betak: khát khao thiết kế nên những sự kiện đáng kinh ngạc. Có lẽ vì thế mà làng thời trang đã mất đi một nhiếp ảnh gia đầy tiềm năng, nhưng rõ ràng là nó phù hợp với tính cách và bộ óc của Betak hơn. Không giống như nhiếp ảnh, đối với các sự kiện, bạn có thể mời một lượng lớn khán giả đến xem trực tiếp (trong điều kiện cho phép). Bạn có thể chơi với nhiều layer lồng ghép vào nhau: hiểu biết của bạn về khán giả, hiểu biết của bạn về hiểu biết của khán giả, với âm nhạc, ánh sáng, tạo hình, vũ đạo, các hiệu ứng đặc biệt, và thậm chí là cả nhiệt độ.
…ĐẾN SỰ BẮT ĐẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG FASHION SHOW
Betak đã bước vào ngành thời trang như một tờ giấy trắng và không bao giờ làm theo những gì người khác làm. Anh sản xuất show thời trang đầu tiên trong sự nghiệp của mình ở tuổi 19, cho nhà thiết kế Sybilla Sorondo. Năm 1990, Betak thành lập agency của mình – Bureau Betak – tại Paris. Nhưng sự nghiệp của anh chỉ thực sự cất cánh kể từ khi chuyển đến New York vào năm 1993 và kết nối với một đội quân designer mới nổi hùng hậu, trong đó có John Barlett, Marc Jacobs và Andre Walker. Khi đó, những tên tuổi lớn đã được thành lập, nhưng họ vẫn đang loay hoay xoay sở với những runway lặp lại một cách cổ hủ và nhàm chán. Betak nhanh chóng nhận ra cơ hội để thể hiện thế giới thời trang ra với công chúng một cách khác biệt. Cuộc cách mạng fashion show của anh chính thức bắt đầu.
Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của Betak trong quãng thời gian đó là khi anh làm việc với John Barlett, một người mà theo mô tả của anh là “thông minh, táo bạo, tư duy cởi mở, rất có văn hoá và đi trước thời đại”. Betak đã làm show diễn đầu tay cho John, và John đã cho anh một không gian tự do rất lớn để có thể thoả sức sáng tạo. Vào thập niên 90, xu hướng “sạch” và chủ nghĩa tối giản chuẩn xác như Calvin Klein, John Pawson hoặc sự hào nhoáng của Tom Ford ở Gucci đang là mốt. Betak và John Barlett đi vào hướng đối lập. “Tôi đề xuất ra những thứ đối lập lại những gì mà mọi người thường quen nhìn thấy.” – Betak chia sẻ. Họ đi tìm kiếm và thu thập người mẫu từ đường phố, hộp đêm, quán bar dành cho dân đồng tính. Họ chọn những anh chàng lực lưỡng, hơi già và “xôi thịt”. Họ tạo ra những người đàn ông cởi trần và căn phòng được phủ bởi lông giả. Họ chơi với trào lưu khiêu dâm đồng tính của thập niên 70. Nó đi quá xa và quá sớm. Nhưng ba thập kỉ sau, sự đa dạng trong tệp khách hàng của Betak vẫn tiếp tục chứng minh cho sức hấp dẫn từ trí tưởng tượng điên rồ của anh, từ những pha dàn dựng mang tính ý niệm vô cùng nghiêm ngặt cho những tay lập dị trong ngành thời trang như Hussein Chalayan, Viktor & Rolf , cho đến những show diễn thiên về tính thương mại phục vụ thị hiếu chung như show kỉ niệm thường niên mà anh từng làm cho Victoria’s Secret.
Betak nổi tiếng với việc tạo ra các set design gây sửng sốt và mang đậm tính nghệ thuật cho những thương hiệu “không được phép phạm phải bất cứ sai lầm nào dù là nhỏ nhất”. Ví dụ như ở show diễn Thu Đông 2009 của John Galliano, anh đã tạo ra các quang phổ (dải ánh sáng) uốn cong như những đợt sóng cuộn từ những bông tuyết giả lấp lánh để người mẫu đi xuyên qua đó (đây có thể được coi là một “công trình” kì ảo đáng kinh ngạc). Hoặc với Dior, nhà mốt lừng danh gắn bó với Betak nhất, anh thường tạo ra những show diễn đẹp nín thở, trong đó chắc chắn phải kể đến show diễn năm 2015 tại Tokyo với một sân khấu làm bằng bê tông được nâng lên cao kết hợp với một cấu trúc bằng thép được chia thành các ô treo lơ lửng phía trên, xen lẫn với các chùm tia sáng và bông tuyết nhân tạo; hay show Xuân Hè 2016 với một cấu trúc đặc biệt mang hình dáng ngọn núi được bao phủ bởi rêu tươi và 300,000 đoá hoa phi yến xanh trên nền khoảng sân Cour Carrée tại Louvre, và show Haute Couture Xuân Hè 2018 với sự tái hiện thế giới siêu thực theo phong cách của Dali. Gần đây thì công chúng hay trầm trồ với series runway show hoà vào thiên nhiên của thương hiệu Jacquemus, đó là những show diễn lãng mạn và quyến rũ với cánh đồng lavender mênh mông hay đường runway dài 600m giữa cánh đồng lúa mì mang vẻ đẹp thơ mộng đặc trưng của vùng ngoại ô Paris. Và còn vô vàn các show diễn độc nhất vô nhị khác mà tôi không có đủ không gian để điểm lại hết trong khuôn khổ của bài viết này, cũng như không còn đủ từ ngữ đển diễn tả mức độ điên rồ hoặc phi thường của chúng – vì chúng mang lại những cảm xúc đôi khi không thể nói thành lời. Nhưng với tư cách cá nhân thì tôi chỉ muốn đặc biệt ưu ái nhắc đến thêm một show diễn mà tôi rất thích nữa thôi – show Thu Đông 2020 của Saint Laurent, với thiết kế tối giản nhưng vô cùng ấn tượng và hiệu quả: vẫn là “trò chơi ánh sáng” của tay phù thuỷ Betak, với các vùng sáng hình tròn bị bóp méo trên một runway được tạo thành từ bức tường trắng nối liền với sàn thành đường cong. Khi người mẫu đi qua trung tâm vùng sáng và ánh đèn spotlight khiến bóng của họ in dài xuống, nó làm tôi liên tưởng đến những chiếc đồng hồ mềm oặt trong bức “The Persistence of Memory” của Salvador Dalí.
Dưới bàn tay của Betak, các sàn diễn thời trang luôn đem tới những trải nghiệm cảm xúc và thị giác đặc biệt, chúng luôn chuyên chở thông điệp, tư tưởng của thương hiệu nhiều hơn là việc chỉ trưng ra một bộ sưu tập. Điều đã khiến những show diễn với một nhóm người mẫu đi lại và catwalk thẳng băng một đường trở thành câu chuyện của quá khứ. Bằng cách đó, Betak đã định nghĩa lại concept của một show thời trang và làm nó theo một cách ấn tượng, hoành tráng, sống động và độc nhất, đến mức tôi luôn phải tự hỏi có phải khả năng sáng tạo của bộ óc này là vô biên?
CUỘC CÁCH MẠNG FASHION SHOW LẦN THỨ HAI: VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA THỜI ĐẠI
Tôi gọi quá trình mà Betak vượt qua những thách thức của thời đại mới, một thời đại mà ở đó công nghệ và mạng xã hội chi phối quá mạnh mẽ, là “Cuộc cách mạng fashion show lần thứ hai.”
Theo một cách nào đó, các show thời trang và các tuần lễ thời trang là sự phản chiếu lại thời đại của chúng ta, của một thế giới thương mại xa xỉ mà ngày nay đã tiếp cận được nhiều người hơn rất nhiều so với trong quá khứ, nhờ có công cuộc toàn cầu hoá. Điều này khiến cho thị trường rộng hơn, và thực tế là ngành công nghiệp thời trang giờ đây đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ. Cách đây khoảng 30 năm, thương hiệu lớn nhất cũng chỉ tạo ra được doanh thu vài triệu đô la nhưng ngày nay họ kiếm được hàng tỷ đô. Kết quả tất yếu là những sự kiện trực tiếp và sự tham dự của truyền thông ở các sự kiện cũng tăng lên. Quy mô của các show diễn ngày càng phình to hơn. Như thời mà Raf Simons còn ở Dior, show diễn mà Betak hợp tác với Raf Simons có thể có danh sách khách mời dài đến hàng ngàn người. Điều đó làm gia tăng áp lực lên các thương hiệu, các nhà thiết kế và lên cả Betak, vì một khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn thì họ cũng bước chân vào một cuộc chạy đua để thể hiện tốt hơn và hoành tráng hơn. Họ cần thêm không gian cho sự kiện, cần thêm không gian cho truyền thông, cần thêm cả không gian cho social media. Nhưng, như Betak đã nói, bạn không thể mua không gian social media như cách bạn mua không gian truyền thông thông thường. Bạn phải xài cách khác để “dụ” nó. Đó là thách thức thứ nhất.
Ngày nay, các sự kiện trực tiếp thường được phát sóng và nhân rộng quy mô qua các màn hình, đặc biệt là màn hình điện thoại. Công nghệ và social media đã diễn dịch các sự kiện trực tiếp thành rất nhiều các trải nghiệm thú vị trên màn hình. “Người ta có tivi, rồi có truyền hình trực tiếp, rồi có live multicast, rồi người ta có Instagram và Snapchat – có nghĩa là bạn không xem những gì bị kiểm soát bởi chỉ một chiếc camera, mà bạn nhìn thấy những gì mà tất cả những người khác có mặt trực tiếp tại đó thấy. Chúng ta bắt đầu sử dụng công nghệ 3D, quay trực tiếp bằng nhiều camera khác nhau với khả năng zoom cận và nhiều hơn thế nữa. Và chúng gia tăng cảm giác chân thực. Cuối cùng, bạn sẽ trải nghiệm những gì đang diễn ra trong căn phòng còn tốt hơn cả những người đang thực sự ở trong căn phòng đó.” – Betak chia sẻ.
Những kênh đa phương tiện khổng lồ này là một cuộc cách mạng. Betak bắt đầu tập trung vào những khán giả đang truyền tải ngay tại chỗ các thông điệp của thương hiệu tới thế giới thông qua social media. Công nghệ đã dẫn đến việc khán giả trải nghiệm mọi thứ trong điều kiện khá tệ: trên những màn hình điện thoại nhỏ xíu. Và Betak đã phải thích nghi với việc đó bằng cách tạo ra những khung hình có khả năng gây ấn tượng trong một không gian chỉ có 3 inches cho phép các cảnh quay cận, và toàn bộ khán giả có mặt phải quay chụp được thành công từ các góc lợi nhất của họ.
Thách thức thứ hai là vấn đề môi trường đang dấy lên mạnh mẽ những năm gần đây, mà ngành thời trang thì hẳn ai cũng biết đang về nhì trong danh sách những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất hành tinh – một ví trí không lấy gì làm tự hào. Không chỉ có quy trình sản xuất, các tuần lễ thời trang diễn ra đều đặn hàng năm cũng góp phần không nhỏ vào việc xả thải ra môi trường. Chưa kể đến đại dịch Covid đang khiến mọi thứ đảo lộn từ đầu năm 2020 đến nay.
Trước tình thế mới, công ty của Betak đã công bố một bản thông cáo với “Mười cam kết”, trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến giảm thiểu chất thải carbon, tích hợp yếu tố bền vững vào trong các thiết kế và quy trình sản xuất của tất cả các sự kiện thời trang; tái chế, nâng cấp và tái sử dụng các nguyên vật liệu; phân loại và tái chế rác thải; giảm thiểu tối đa việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch; giảm thiểu các chuyến bay không thực sự cần thiết; ủng hộ quỹ “1% vì hành tinh”… Và họ đang thực hiện đúng những gì đã cam kết. Thay vì bay đến nhiều nơi để tham gia nhiều cuộc họp với khách hàng, Betak tăng cường các cuộc họp online. Sản phẩm set design bằng nhựa plastic cho show Thu Đông 2020 của Kenzo – những đường ống nhựa trong khổmg lồ đặt phía ngoài Institut National de Jeunes Sourds de Paris – đã được tính toán trước để tái sử dụng nhiều lần trong các show diễn và sự kiện sau đó của thương hiệu này. Còn ở show Xuân Hè 2011 của Jacquemus, Betak đã tạo ra một không gian vừa chan hoà với thiên nhiên mà lại vừa đảm bảo được sự giãn cách hợp lý cho người xem.
NGHỆ THUẬT HAY THƯƠNG MẠI?
Câu trả lời là cả hai. Betak vừa làm nghệ thuật vừa làm thương mại cùng lúc trong công việc của mình. Về cơ bản, Betak là người có tư duy cấp tiến và có khả năng thích ứng cao.
Betak là người bị thu hút mạnh mẽ và có nhu cầu đặc biệt lớn về chủ nghĩa duy mỹ. Trong phạm vi có thể kiểm soát, anh luôn sắp xếp sao cho bản thân được bao quanh bởi những thứ khiến đôi mắt cảm thấy thoả mãn. Và nhờ có tư duy cởi mở, Betak có khả năng hợp tác nhịp nhàng với nhiều bộ óc sáng tạo mang cá tính và quan điểm rất khác nhau, bao gồm cả những người có lối tư duy rất đặc biệt như Raf Simons hay Hussein Chalayan. “Raf có tầm nhìn mang tính cá nhân và trừu tượng đến mức đôi khi rất khó để diễn dịch được chúng.” – Betak nói. Tương tự, với Hussein – một người rất thiên về ý niệm, những cuộc thảo luận giữa Betak và nhà thiết kế này luôn trở nên vô cùng trừu tượng, và Betak phải phát minh ra một loại ngôn ngữ mới nhằm phục vụ cho việc chuyển tải tư tưởng của Hussein.
Betak tôn sùng sự sáng tạo và tiến hoá: “Tôi phục vụ cho sự sáng tạo. Tôi làm việc cho sự tiến hoá và các yêu cầu sáng tạo với tư duy mở.” Betak không đồng ý với những ý kiến tranh cãi rằng thời trang là thương mại bởi vậy nó không thể lên tiếng, vì đối với anh thì thế giới nghệ thuật đương đại có khi còn mang tính thương mại nhiều hơn cả thế giới thời trang ngày nay. Kì thực, các sản phẩm của Betak hầu như đều có thể được coi là các tác phẩm nghệ thuật, mà nó thậm chí còn đòi hỏi sự sáng tạo, sự sắp đặt tỉ mỉ và năng lực kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật vào trong cùng một chỉnh thể hơn nhiều so với các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt thông thường. Thông qua công việc của mình, Betak mong muốn thời trang có thể dùng tiếng nói của nó để làm được nhiều điều hơn, cũng giống như việc anh quan niệm rằng “Nếu bạn là một trong những người nổi tiếng nhất hình tinh thì điều đó đi kèm với một trách nhiệm, và bạn nên dùng sức ảnh hưởng và sự thành công của bạn để giúp những người khác mở mang đầu óc của họ. Vấn đề không phải chuyện đúng hay sai. Nó đơn giản là chuyện suy nghĩ, và suy nghĩ xa hơn.”
Mặc dù là người sáng tạo nghệ thuật nhưng Betak cũng đồng thời là một người có đầu óc nhạy bén với thị trường. Betak thường thương thảo các phi vụ hợp tác quy mô lớn và chúng rất thành công. Betak không cho rằng mình đang giáo dục gu thẩm mỹ cho khách hàng, nhưng anh hiểu thế mạnh của mình nằm ở đâu và tại sao khách hàng cần mình. Các thương hiệu đã học tập, nghiên cứu và sử dụng marketing hàng thập kỉ nay để ngày một thành công hơn, nhưng yếu tố cốt lõi khiến họ trở thành một thương hiệu cao cấp không đến từ việc học về sale hay marketing. “Nó đến từ sự tự do sáng tạo mà tôi nghĩ là tôi có thể mang lại” – Betak chia sẻ, “Tôi vô cùng tôn trọng tất cả các khách hàng của mình. Tôi cố gắng chắc chắn rằng tôi có thể giữ chân họ, vì tôi chẳng thể sống thiếu ai trong số đó. Tôi nghĩ đó là nguyên tắc tồn tại khi sở hữu một công ty. Nhưng tôi cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng sự tôn trọng mà tôi dành cho họ nằm ở chỗ tôi thực sự khiến họ ấn tượng với những gì tôi tin tưởng.”
Betak từng tranh luận với người đứng đầu của một thương hiệu của Mỹ. Người đó cho rằng việc sử dụng một tham chiếu đại trà và low-class cho một thương hiệu xa xỉ là một lộ trình sai – đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Nhưng Betak không quan tâm đến các nguyên tắc, và anh phản đối ý kiến đó. Betak nghĩ rằng muốn thay đổi được tầm nhìn của mọi người thì phải bắt đầu với một thứ gì đó mà họ biết, rồi mới “twitst” nó. Những tham chiếu phổ biến và đại trà cho số đông thường là những thứ dễ hiểu nhất, và cho dù bạn có coi thường chúng thì chúng cũng vẫn là xuất phát điểm tốt nhất để bắt đầu, rồi từ đó bạn có thể nâng nó lên tầm cao hơn. “Tôi chẳng phát minh ra cái gì hết. Tôi chỉ làm nó với cách thức, phương tiện của bạn, văn hoá của bạn, và cả của tôi, rồi biến nó thành một công trình điên rồ nhưng đầy tính nghệ thuật, xứng đáng được tôn trọng và có thể viral trên Instagram, và rồi người ta sẽ hiểu nó, sẽ yêu nó.”
Lăn xả với các tuần lễ thời trang hào nhoáng suốt ba thập kỉ, giờ đây Betak cũng bắt đầu mơ về việc tạo ra những thứ tồn tại lâu dài song song với công việc hiện tại, thay vì chỉ gắn bó với những vẻ đẹp “chóng tàn” của các show diễn. Đó có thể là xe hơi, hoặc một thứ gì đó thật khúc chiết, phức tạp và mang tính công nghệ như anh từng chia sẻ. Dù sao điều đó chắc chắn sẽ rất đáng để mong chờ.
P.S: Bài viết có tham khảo, tổng hợp và lược dịch từ nhiều nguồn, nhiều bài báo và bài phỏng vấn khác nhau để viết lại theo mạch trình tự mới kèm theo một số nhận định mang tính cá nhân. Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds, bất cứ bên nào nếu muốn sử dụng lại vui lòng liên hệ và ghi rõ nguồn.
#NEWGEN_ARTISTS_curatedbyDaoonclouds #BETAK #bureaubetak #fashionshow #fashionshowrevolution #creative
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過359的網紅何芸妮WinnieHO,也在其Youtube影片中提到,【让那些不安的涟漪 平静成与自己和好的旋律】 在无法停下来的忙碌步伐中,全世界忽然拥有了暂停的空间。 然而换来的,却不是平静,而是不安。 也许,我们需要的不是停下来,而是与自己和好。 这些歌,有些会唤起你的回忆,有些会开始住进你的心扉。 他们不会占去你心里原来就拥挤的空间,反倒用一种洗涤心灵...
「plastic production 2020」的推薦目錄:
- 關於plastic production 2020 在 Daoonclouds Facebook 的最讚貼文
- 關於plastic production 2020 在 TOYSREVIL Facebook 的精選貼文
- 關於plastic production 2020 在 Daphne Iking Facebook 的最佳解答
- 關於plastic production 2020 在 何芸妮WinnieHO Youtube 的精選貼文
- 關於plastic production 2020 在 何芸妮WinnieHO Youtube 的最佳解答
- 關於plastic production 2020 在 Kênh của Pay Youtube 的最讚貼文
plastic production 2020 在 TOYSREVIL Facebook 的精選貼文
Tomorrow at noon PST, a special edition of this print drops on the 100% Soft website: https://100soft.us
Like many, I fell in love with Truck Torrence’s Dumpster Fire character as soon as I saw it, picking up a resin version at San Diego Comic Con for a friend, wishing I had bought an extra one for myself. Even before 2020 and our current, collective flirtation with the end of world as we know it, the Dumpster Fire perfectly encapsulated the time. When Truck approached me to see if I’d be interested in shooting a production version of the toy, I jumped at the chance and carved out time in-between War Toys trips, thinking that I wouldn’t have another chance with everything I had planned for 2020. Sigh.
Setting up late at night, underneath strings of paper lanterns and among scurrying cockroaches, Truck and I had settled on a simple shot concept – the Dumpster Fire in its natural setting: dirty yet cute. I asked Truck to expand upon a newspaper design that appeared on his toy packaging, wanting to capture that same tongue-in-cheek message of disbelief that every news headline elicited, “Are you serious right now?”
The prop newspaper was suspended on a rod, as if blowing through the scene. The lighting was a combination of actual fire from a small, die-cast dumpster stand-in (to make the light on the wall and ground appear accurate), ambient sources, and handheld flashlights. A bit of water was used to pick up reflections and add to the textured griminess. The various elements were all brought together and refined in postproduction.
It’s been a treat to collaborate with Truck, both on the shoot as well as the print release. A few months shy of a year old, the photo feels just as timely now as when it was shot, if not more so, thanks to the prophetic perfection of the Dumpster Fire toy. I hope that his little smile and plastic flames warm your heart and give you a little solace in these especially troubled times.
plastic production 2020 在 Daphne Iking Facebook 的最佳解答
22 March 2020
*PPEs and the lives of front-liners*
Datuk Dr Zulkifli Ismail, Paediatrician
Dato’ Dr Musa Mohd Nordin, Paediatrician
Despite an unusually heavy and tiring Sunday schedule, it was simply impossible to hit the sack. We were inundated with multiple and repeated messages from doctor friends serving in Ministry of Health (MOH) hospitals across the country appealing for personal protective equipments (PPE). These are MOH doctors working in the frontline of the COVID outbreak.
While bigger hospitals like Sg Buloh Hospital may have sufficient supply of PPEs, the same cannot be said of the many other hospitals, including private hospitals. Even the earlier suggestion that Sg Buloh Hospital was immune from this PPE deficiency syndrome, was not entirely true, because in the midst of writing this piece, we received an SOS message for mask N95, face shield, PAPR power air purifying respirator, hood cover, boot cover, etc from a trustworthy colleague serving a COVID dedicated hospital
Videos of MOH staff making their own PPEs using plastic bags, dustbin liners and other paraphernalia does not augur well for the reputation of the ministry. There have also been offers from individuals who have volunteered to make face shields for our MOH healthcare providers (HCP).
A team of doctors who were doing needs assessment of our HCPs managing the COVID patients in MOH hospitals concluded that the lack of PPEs was paramount. 99% of GPs are having difficulty getting PPEs, even the surgical asks. The prices for face masks have soared from 80 sen to RM3.50 per piece.
And in their efforts to redress this deficiency, they discovered that there are at least three plants manufacturing PPEs in Selangor state alone. According to them, there were long queues of trucks of agents and distributors to buy PPE supplies from the three plants.
Why have we not heard from these companies? Are they expecting to increase their price at a time of national crisis or are they ‘stockpiling’ to force the demand and reap from a supply shortage? Presumably, the middlemen, the agents and distributors, are similarly cashing in on the COVID pandemic.
At the height of the SARS-CoV2 infection in China, apart from the disciplined mobilisation of their healthcare workers, the PPE factories ramped up production and provided these to the front-liners and the infectious disease specialists. Where are our PPE manufacturers when our MOH front-liners most needed them?
The gravest sin to be committed during this outbreak is for unscrupulous individuals, politicians and companies to profit from the sufferings of our HCP who are risking their own lives to care and nurse the critically sick COVID patients in the Intensive Care Units (ICU).
And if they are infected as have happened among our HCP, or worst still if they lose their lives to the infection because Majlis Keselamatan Negara (MKN), MOH and the companies cannot provide adequate PPEs, blood of our HCPs will be on their hands. The failure to produce and ramp up production by manufacturers and to provide by MKN and MOH, basic PPEs to HCP who care for a patient with a potentially fatal disease is undoubtedly irresponsible, negligent and criminal.
The government has appealed to the people for their cooperation, to the private hospitals to sacrifice for the nation and to the front-liners to nurse and care for the sickest amongst us ravaged by SARS-CoV2.
The MKN must take the initiative to immediately mitigate the PPE shortages. They must secure urgently the supply chain, eliminate the middlemen and undertake bulk purchasing, which would ensure fair pricing. And they must distribute equitably to all COVID designated hospitals and not just in the Klang Valley. They must also keep reserve supplies to secure surge capacity. It is high time for the government to demand the PPE manufacturers to step up without fanfare and ramp up production, accept reduced profit margins and supply the critically needed PPEs to our healthcare workers.
It is utterly shameful that our HCP have to appeal to the public to provide them with PPEs which should be the primary responsibility of the MOH and by extension the MKN which is orchestrating the war against COVID.
These are our young men and women who have young families and who need the protection. They do not need to make PPEs from old plastic bags and garbage bags, the videos of which are a shame to show to the world.
Our frontline HCPs must wear their PPEs before they care for the sick, nay any COVID patient. The manufacturers should be able to supply them. The government of the day must ensure and if need be enforce this as much as they are enforcing the movement control order (MCO). Have a heart for our young doctors, nurses and allied health professionals!
Step up and be counted.
Photo below from the internet
plastic production 2020 在 何芸妮WinnieHO Youtube 的精選貼文
【让那些不安的涟漪 平静成与自己和好的旋律】
在无法停下来的忙碌步伐中,全世界忽然拥有了暂停的空间。
然而换来的,却不是平静,而是不安。
也许,我们需要的不是停下来,而是与自己和好。
这些歌,有些会唤起你的回忆,有些会开始住进你的心扉。
他们不会占去你心里原来就拥挤的空间,反倒用一种洗涤心灵的平静,安抚着不安。
也许是因为生活里惯有节奏不一样了,也许是人与人的关系再也不相同。
平静的水面泛起的涟漪、沉在河里的泥泞忽然被翻起、飘在空中的浮云开始下雨,
仿佛打乱了我们的节奏,其实却在提醒着生命根源的原貌。
《河.云.泥》,用音乐最原始的原貌,声音最纯粹的样子,勾勒出我们心里需要的平静。
何芸妮用她的声音,与自己对话,
将她在生活里得到的领悟,再次用音乐提供安抚——唯有与自己和好,才能与世界相处。
——————————————————————————————————————
出品 Published By : Shekinah Production & Ka Wah Record Co Ltd
统筹 Executive Producer : Winnie 何芸妮 & Enor Chan
制作人 Music Producer : Winnie 何芸妮 & Billy Ong 王诗豪
制作协力 Production Coordinator : William Ang 洪稳定
录音师 Recording Engineer : Billy Ong王诗豪 @ Bosh Production Studio
: Ng Wei Keat 吴伟杰 @ Bosh Production Studio
: Alex Tan @ Star Mount Studio
录音师助理 Assistant Recording Engineer : Aaron Ho Kah Chun @ Star Mount Studio
混音师 Mixing Engineer : Billy Ong王诗豪 @ Bosh Production Studio
录音室 Recording Studio : Bosh Production Studio & Star Mount Studio
母带后期处理录音师 Mastering Engineer : Keith Yip 叶建华 @ Rock In Music
母带后期处理录音室 Mastering Studio : Rock In Studio
企宣统筹 Marketing & Promotion Director : Zoel Ng 伍玥莹 & William Ang 洪稳定
媒体宣传 Media & Promotion : More Entertainment 摩尔娱乐
平面摄影 Photographer : Eric Chow @ Blink Studio
美术总监 Art Director : Alvin Abram Tan
化妆 Makeup : Sharman Yee @ Plika Makeup
髮型 Hair Stylist :Alvin Abram Tan / Ckay Liow (MV)
美术设计 Art Design : Agnes Foo
文案 Copywriting : 彪民
音乐录影带导演 Music Video Director : 《河云泥》Plastic 塑膠銹 @ULTRABLACK NEGATIVE 超黑映畫
音乐录影带服装提供 Music Video Wardrobe : Vaughn Tan @ Joo Chiat Place Singapore
MV場地配合 MV Venue :一圓生命禮儀公司 Yi Yuan Life Care
艺人经纪 Artist Management : Shekinah Production
出版日期 Release Date : September 2020
Facebook (Prefer use icon): WinnieHO 何芸妮 change to monotone icon
Instagram (Prefer use icon): winniehomusic change to monotone icon
Distributed by
SHEKINAH PRODUCTION (MY)
Address: A-2-6, Pusat Perdagangan Pelangi, Persiaran Surian, PJU 6, 47800 Petaling Jaya, Selangor, Malaysia
KA WAH RECORD CO LTD. | WIN WIN SHOP (HK)
Address: 49 Tung Choi Street, Mongkok Kowloon, Hong Kong
Tel: (852) 2782 2848
WhatsApp: (852) 9448 6673
Fax: (852) 2782 3744
Email: winwinshop@yahoo.com
Manufacture & Printed in Hong Kong
WHO2020007MY
P&C Manufacture in HK P & C 2020 SHEKINAH PRODUCTION & KA WAH RECORD CO LTD. All Rights reserved, unauthorized duplication is a violation of applicable law
____________________________________________________________________________
1. 飘扬过海来看你 Cross the sea
2. 河云泥 HE YUN NI
3. 涟漪 Ripple
4. 原谅 Forgiven
5. 伤痕 Scar
6. 月半弯 Crescent Moon
7. 天冷就回来 If there are seasons
8. 至理名言 Bitter truths
9. 独一无二 Like no other
10. 当爱已成往事 Bygone Love
plastic production 2020 在 何芸妮WinnieHO Youtube 的最佳解答
【让那些不安的涟漪 平静成与自己和好的旋律】
在无法停下来的忙碌步伐中,全世界忽然拥有了暂停的空间。
然而换来的,却不是平静,而是不安。
也许,我们需要的不是停下来,而是与自己和好。
这些歌,有些会唤起你的回忆,有些会开始住进你的心扉。
他们不会占去你心里原来就拥挤的空间,反倒用一种洗涤心灵的平静,安抚着不安。
也许是因为生活里惯有节奏不一样了,也许是人与人的关系再也不相同。
平静的水面泛起的涟漪、沉在河里的泥泞忽然被翻起、飘在空中的浮云开始下雨,
仿佛打乱了我们的节奏,其实却在提醒着生命根源的原貌。
《河.云.泥》,用音乐最原始的原貌,声音最纯粹的样子,勾勒出我们心里需要的平静。
何芸妮用她的声音,与自己对话,
将她在生活里得到的领悟,再次用音乐提供安抚——唯有与自己和好,才能与世界相处。
——————————————————————————————————————
出品 Published By : Shekinah Production & Ka Wah Record Co Ltd
统筹 Executive Producer : Winnie 何芸妮 & Enor Chan
制作人 Music Producer : Winnie 何芸妮 & Billy Ong 王诗豪
制作协力 Production Coordinator : William Ang 洪稳定
录音师 Recording Engineer : Billy Ong王诗豪 @ Bosh Production Studio
: Ng Wei Keat 吴伟杰 @ Bosh Production Studio
: Alex Tan @ Star Mount Studio
录音师助理 Assistant Recording Engineer : Aaron Ho Kah Chun @ Star Mount Studio
混音师 Mixing Engineer : Billy Ong王诗豪 @ Bosh Production Studio
录音室 Recording Studio : Bosh Production Studio & Star Mount Studio
母带后期处理录音师 Mastering Engineer : Keith Yip 叶建华 @ Rock In Music
母带后期处理录音室 Mastering Studio : Rock In Studio
企宣统筹 Marketing & Promotion Director : Zoel Ng 伍玥莹 & William Ang 洪稳定
媒体宣传 Media & Promotion : More Entertainment 摩尔娱乐
平面摄影 Photographer : Eric Chow @ Blink Studio
美术总监 Art Director : Alvin Abram Tan
化妆 Makeup : Sharman Yee @ Plika Makeup
髮型 Hair Stylist :Alvin Abram Tan / Ckay Liow (MV)
美术设计 Art Design : Agnes Foo
文案 Copywriting : 彪民
音乐录影带导演 Music Video Director : 《河云泥》Plastic 塑膠銹 @ULTRABLACK NEGATIVE 超黑映畫
音乐录影带服装提供 Music Video Wardrobe : Vaughn Tan @ Joo Chiat Place Singapore
MV場地配合 MV Venue :一圓生命禮儀公司 Yi Yuan Life Care
艺人经纪 Artist Management : Shekinah Production
出版日期 Release Date : September 2020
Facebook (Prefer use icon): WinnieHO 何芸妮 change to monotone icon
Instagram (Prefer use icon): winniehomusic change to monotone icon
Distributed by
SHEKINAH PRODUCTION (MY)
Address: A-2-6, Pusat Perdagangan Pelangi, Persiaran Surian, PJU 6, 47800 Petaling Jaya, Selangor, Malaysia
KA WAH RECORD CO LTD. | WIN WIN SHOP (HK)
Address: 49 Tung Choi Street, Mongkok Kowloon, Hong Kong
Tel: (852) 2782 2848
WhatsApp: (852) 9448 6673
Fax: (852) 2782 3744
Email: winwinshop@yahoo.com
Manufacture & Printed in Hong Kong
WHO2020007MY
P&C Manufacture in HK P & C 2020 SHEKINAH PRODUCTION & KA WAH RECORD CO LTD. All Rights reserved, unauthorized duplication is a violation of applicable law
____________________________________________________________________________
1. 飘扬过海来看你 Cross the sea
2. 河云泥 HE YUN NI
3. 涟漪 Ripple
4. 原谅 Forgiven
5. 伤痕 Scar
6. 月半弯 Crescent Moon
7. 天冷就回来 If there are seasons
8. 至理名言 Bitter truths
9. 独一无二 Like no other
10. 当爱已成往事 Bygone Love
plastic production 2020 在 Kênh của Pay Youtube 的最讚貼文
Dạo này bị mê mẩn tất cả các bài dòng citypop, xong vô tình được nghe bản lời việt của Plastic Love siêu đỉnh nên quyết thu âm ngay và luôn. Anh Chiulinh có đọc được những dòng này thì cho phép em được cover nhé nhé ?????? (và bỏ qua đoạn rap nam tánh của Pay luôn nhá các bác :))
Link: https://www.youtube.com/watch?v=3bNITQR4Uso
#PLASTICLOVE #MariyaTakeuchi #PAYCOVER
Vietnamese Lyrics by Chiulinh: https://youtu.be/zZho9gaBGdQ
Recording: M.A.D Studio (Lazzi sociu)
Edit clip: Payxabeng
❤ ABOUT PAY:
- FACEBOOK: https://www.facebook.com/pay.quynhthy145/
- INSTAGRAM: https://www.instagram.com/payxabeng/
- SOUNDCLOUD: https://soundcloud.com/payquynhthy
- SUB : https://www.youtube.com/channel/UCZoLgFEGueA7qiAt11Ko4vg?sub_confirmation=1
Contact for work: 0906928000 (Danh) - contact@madproduction.info
______________________
© Bản quyền thuộc về PAY
© Copyright by PAY ☞ Do not Reup
plastic production 2020 在 Plastics – the Facts 2020 的相關結果
Plastics —the Facts is an analysis of the data related to the production, demand and waste management of plastic materials. It provides the latest business ... ... <看更多>
plastic production 2020 在 Worldwide plastics production falls in 2020 due to COVID-19 的相關結果
Global plastics production fell by 0.3 per cent in 2020 as compared to the production in 2019 due to the ongoing COVID-19 pandemic. ... <看更多>
plastic production 2020 在 • Global plastic production 1950-2020 | Statista 的相關結果
Global plastics production totaled 368 million metric tons in 2019. It is estimated that production in 2020 decreased by roughly 0.3 percent ... ... <看更多>