[RESEARCH SERIES] TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌC TRONG CÁC TẠP CHÍ CÓ UY TÍN
Trong bài mở màn chuyên mục research series mọi người hay nhắc tới nghiên cứu, đăng tạp chí bài báo. Vậy, “Công bố bài báo khoa học để làm gì?” hay “Tại sao phải công bố bài báo khoa học trong các tạp chí uy tín?” Trong bài viết này, chị xin phép đăng một bài viết của TS. Nguyễn Hữu Cương xin trao đổi một số câu trả lời để chúng ta cùng bàn luận.
Trước tiên cần thống nhất thế nào là một tạp chí có uy tín. Trong khuôn khổ bài viết này tạp chí uy tín được hiểu là những tạp chí thuộc danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín do Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) ban hành năm 2019. Cụ thể, tạp chí trong nước có uy tín là các tạp chí thuộc danh mục tạp chí do Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước công bố hàng năm có điểm tối đa cao nhất từ 1 điểm trở lên. Tạp chí quốc tế có uy tín là những tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu của Web of Science và Scopus, của các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới như Elsevier, Springer, Sage,… [1] [2].
Còn với câu hỏi “Tại sao phải công bố bài báo khoa học trong các tạp chí có uy tín?”, theo tôi có thể tóm lược trong 12 lý do sau:
1. Thứ nhất là để đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Điều này với nhiều người nghe có vẻ mơ hồ hoặc quá to tát, nhưng thật vậy, khi bài báo của bạn được chấp nhận đăng trong một tạp chí khoa học uy tín thì công trình của bạn cũng cung cấp một hàm lượng kiến thức nào đó để góp vào nguồn tri thức của nhân loại.
2. Thứ hai là để lưu trữ công trình nghiên cứu của bạn. Tất nhiên rồi, sẽ rất tốt nếu như kết quả nghiên cứu của bạn được lưu giữ dưới dạng một hoặc một số bài báo đăng trong tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
3. Thứ ba là để cho công trình nghiên cứu của bạn được nhận diện ở bình diện quốc gia hoặc quốc tế. Một bài báo được đăng trong tạp chí quốc tế tất nhiên sẽ được những độc giả ở nhiều quốc gia trên thế giới biết đến.
4. Thứ tư là để lan tỏa kết quả nghiên cứu của bạn đến với nhiều người. Khi nghiên cứu của bạn được xuất bản trong một tạp chí có uy tín thì sẽ được nhiều người biết đến, kể cả các độc giả bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
5. Thứ năm là để khẳng định vị trí của bạn trong bản đồ các nhà khoa học trong nước và quốc tế có bài báo quốc tế. Bạn sẽ khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong ngành và trong lĩnh vực nghiên cứu qua các bài báo có chất lượng và có cơ hội được trích dẫn nhiều.
6. Thứ sáu là để có cơ sở để xin tài trợ từ các quỹ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước. Bài báo khoa học là một loại chứng nhận “nặng ký” xác nhận năng lực nghiên cứu và khả năng xuất bản của bạn. Điều này nhiều khi đóng vai trò quyết định để các quỹ đồng ý tài trợ nghiên cứu.
7. Thứ bảy là để đủ điều kiện hoặc thuận lợi để được đề bạt, phát triển chuyên môn. Nhiều trường đại học của Việt Nam quy định để có thể giảng dạy ở những lớp chất lượng cao, giảng viên phải có bài báo quốc tế. Để đạt công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở nước yêu cầu ứng viên phó giáo sư phải công bố được ít nhất 03 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín, và với ứng viên giáo sư là 05 bài [3].
8. Thứ tám là để đủ điều kiện để bảo vệ luận án tiến sĩ hoặc nhận bằng tiếng sĩ. Nhiều trường đại học trên thế giới cho phép nghiên cứu sinh được nộp các bài báo khoa học có phản biện là kết quả của quá trính nghiên cứu tiến sĩ để được xét cấp bằng. Ở Việt Nam có quy định một trong những điều kiện để nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn là phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science, Scopus [4].
9. Thứ chín là để có điểm cộng hoặc thuận lợi khi xin học và/hoặc xin học bổng cho học thạc sĩ (đặc biệt là thạc sĩ nghiên cứu) hoặc tiến sĩ. Có bài báo quốc tế sẽ là điều rất thuận lợi, một bằng chứng rất tốt cho năng lực nghiên cứu của bạn.
10. Thứ mười là để trả sản phẩm đầu ra của dự án được tài trợ. Ví dụ quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) yêu cầu sản phẩm đầu ra cho một đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn phải là ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín [5].
11. Thứ mười một là là để tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học trong và/hoặc ngoài nước. Khi bạn là tác giả, đặc biệt là tác giả liên hệ của một bài báo trong một tạp chí có uy tín, thì sẽ có nhiều nhà khoa học khác biết đến bạn. Từ đó có thể mở ra những cơ hội hợp tác nghiên cứu mới.
12. Thứ mười hai là để được nhận tiền thưởng. Nhiều trường đại học Việt Nam có mức thưởng khá cao (có thể lên tới và trăm triệu đồng) cho một bài báo được đăng trong những tạp chí hàng đầu trong danh mục AHCI, SCIE hoặc SSCI của Web of Science. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có nhiều chính sách thưởng cho các công bố quốc tế có chất lượng cao.
Trên tất cả, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu xác nhận rằng họ viết bài và đăng bài ở những tạp chí có uy tín chỉ bởi niềm đam mê. Sẽ chẳng có gì vui sướng và tự hào hơn khi thấy bài viết của mình được đăng trong tạp chí hàng đầu của ngành.
Tài liệu tham khảo
[1] NAFOSTED. (2019). Quyết định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED phê duyệt Danh mục các tạp chí quốc tế có uy tín và tạp chí ISI có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Hà Nội.
[2] NAFOSTED. (2019). Quyết định số 251/QĐ-HĐQL-NAFOSTED phê duyệt phê duyệt Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Hà Nội.
[3] Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Hà Nội.
[5] NAFOSTED. (2020). Thông báo Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn năm 2020 đợt II. https://nafosted.gov.vn/thong-bao-chuong-trinh-tai-tro-nghien-cuu-co-ban-trong-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-nam-2020-dot-ii/
___________
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過2,480的網紅武米,也在其Youtube影片中提到,Support the stream: https://streamlabs.com/allenjr2000 ★實況遊戲:魔獸世界:經典版 ☆問題收集表單: https://forms.gle/hL7jaF2nCo5JdxxRA #晚上9點後開台 #武米 ★以下是小小的台規: 1.RPG、劇情...
scie 在 環境資訊中心 Facebook 的最讚貼文
雖然很不應該,但海洋中有塑膠,大家已見怪不怪;
不過,當海裡的「它」會自己收集 #塑膠垃圾 還丟上岸⋯⋯
在2018年和2019年之間,研究人員計算了被沖到西班牙馬略卡島四個海灘上的 #海草球 中的塑膠碎片數量。其中鬆散的海藻球半數含有塑膠碎片,每公斤海草有高達600件;較紮實的海草球中17%包含塑膠,且塑膠密度更高,每公斤有將近1500件!
原來海草除了改善水質、吸收二氧化碳等功能,還能自行收集塑膠碎片!這生態系服務的神來一筆,它到底是怎麼做到的⋯⋯🤔
#海洋 #塑膠微粒 #海草
===
🌍加入定期定額捐款,支持環境資訊傳播 https://goo.gl/phNqwG
scie 在 夏朧 Camille Facebook 的最佳解答
⚡️⚡️🧑🎤
L’éclair scie l’orage et signe l’éclaircie
#Prévert
scie 在 武米 Youtube 的精選貼文
Support the stream: https://streamlabs.com/allenjr2000
★實況遊戲:魔獸世界:經典版
☆問題收集表單: https://forms.gle/hL7jaF2nCo5JdxxRA
#晚上9點後開台
#武米
★以下是小小的台規:
1.RPG、劇情向的遊戲嚴禁【劇透】
2.google姐是輔助,請不要玩她(如果有請G姐來時)
【指令 “!G姐"需要我注意時在使用此指令】
3.聊天請互相尊重,要來聊天我都歡迎!如果是來鬧場的一律永Ban!
4.聊天我都有看,歡迎與我互動
5.私人事不回答
6.請勿洗頻、請勿打廣告
============================================================
Music Provided by NoCopyrightSounds:
Good Times : https://youtu.be/YHSH9k9ooZY
Sound of Goodbye : https://youtu.be/Q5GgD_HvJMs
============================================================
★訂閱我的頻道持續收到最新實況與影片最新資訊
★也希望幫忙我分享與推廣我的頻道,感謝您~
============================================================
★歡迎您的贊助★
★歐付寶:https://goo.gl/BYIldC ★
★Donation: https://goo.gl/fW47gE ★
您的贊助,是我完善實況平台與設備的最大助力!!感謝您!!
============================================================
★FB粉絲團:https://goo.gl/FQiSvU
★Youtube:https://goo.gl/7syfGo
★Twitter:https://goo.gl/2KXHIz
★Twitch:https://goo.gl/NbsrjG
============================================================
輕鬆玩,玩輕鬆!如果各位有任何玩法的建議,也歡迎提供給我!!感謝各位。
最重要的就是,如果不嫌棄的話,希望你們能按下訂閱來關注我的頻道!!
歡迎各位與我聊天,我會儘力做到與各位互動!!
============================================================
★電腦配備:
主機板:ASUS P6T
CPU:I7-930
顯示卡:EVGA GTX-1060 6GB
記憶體:金士頓 DDR3 4G x3
手把:XBOX360
鍵盤:TESORO TS-G1NL
★遊戲平台 :
Steam
Uplay
Orgin
scie 在 2Dogg tsai Youtube 的精選貼文
🌍🌍末日の許願/ 貳零零貳の預言🌍🌍 (開聲音)
"幾天前,一顆小行星與地球擦肩而過,我們幾乎毫不知情。就在上週(2019年7月25日),一顆直徑57-130公尺的小行星以相對地球每秒24.5公里的速度和我們「擦肩而過」,距離地球僅7.3萬公里(約為地月平均距離的五分之一)。如果這個傢伙真的與地球「親密接觸」,造成的破壞無疑是災難性的。" by 國家地理頻道
延伸閱讀:https://www.natgeomedia.com/scie…/article/content-8971.html…
延伸聆聽:https://www.youtube.com/watch?v=WCM_eSgaK6o
#2dogg #dailyshytz #地球村
Animated by myself. Did it for please myself.
註:友人說 可惜 差點就不用趕案子了...
scie 在 SCI?SCIE?傻傻... - 國立臺灣大學圖書館National Taiwan ... 的推薦與評價
SCI?SCIE?傻傻分不清楚~ 這裡為您說分明~~:) 【延伸閱讀】 Web of Science 和Web of Knowledge 又有何不同呢? ... <看更多>