CÒNG SỐ 8 SIẾT TAY ANH – HANDCUFF
Giai điệu “Còng số 8 siết tay anh” chắc văng vẳng trong đầu các bạn. Là hình tượng iconic khi anh Bảnh ca khúc biệt ly 10 năm ở trong khám. Chiếc còng số tám tượng trưng cho pháp luật – là vật không thể thiếu của lực lượng thực thi công lý, cho việc phải trả giá những gì vi phạm một thể chế đã được thống nhất. Nhưng bạn có biết, hình tượng của handcuff/ còng số 8 xuất hiện rất nhiều trong thời trang hay không.
Còng số 8 chưa rõ xác định xuất hiện trong văn minh loài người lúc nào. Nhưng theo ghi chép lịch sử và các bộ phim mô phỏng lại thì ngày xưa chúng ta đã thấy hình dạng của còng số 8 ở các phiên bản bằng gỗ và bằng da. Tương đồng nhất là vào những năm 1800, chiếc còng số 8 Darby – thứ gần gũi nhất với phiên bản hiện đại nhưng là xài chốt cắm và 1 size duy nhất. Dần dần thì phiên bản còng số 8 nâng cấp hơn để trở nên dễ còng hơn, không cho đối tượng thoát ra được và dễ dàng mở tháo. W.V.Adams (1862) đến John Tower (1865) và phiên bản tốt nhất của Geogre Carney vào năm 1962 đã hoàn thiện hình thức của còng số 8 và phát triển tới ngày nay.
Như mình nói ở đầu bài thì còng số 8 đồng nghĩa là việc đã mất tự do do nguyên nhân gì đấy (Phạm pháp, vi phạm pháp luật cho đến mất kiểm soát bản thân do mối quan hệ gì đấy, thì coi phin hay thấy mấy chị/mấy anh lấy còng số 8 bật vào thành giường này). Cho nên trong tư tưởng của con người thì handcuff tượng trưng cho việc “Bị giam” – “Mất tự do”bởi một thế lực nào đó. Nó không phải đến từ hệ thống pháp luật mà đến từ những hủ tục, những định kiến xã hội, những “gông cùm” hay thói quen xấu. Và lúc đó, người ta sử dụng handcuff như một biểu tượng của việc thể hiện con người trong cuộc sống đang bị “Trói” và việc đeo còng số 8 bị phá vỡ tượng trưng cho “Mong muốn được tự do” “Mong muốn được là con người của chính mình”.
Đó có thể là “Sự im lặng của nữ nhân” trong một thể chế được cầm quyền bởi nam giới, sự điều khiển của nam giới. Là nguyên tắc phải hi sinh tất cả của người phụ nữ khi lập gia đình hay trong mối quan hệ nam – nữ thông thường, hay áp lực của người đàn ông trong cuộc sống phải đảm bảo được giá trị trụ cột gia đình, giữa sự nghiệp và tình yêu, danh vọng hay đam mê. Hay trong chuyển biến văn hóa đỉnh cao của sự nổi loạn là thời kỳ postpunk/punk-rock, còng số 8/handcuff được các thanh niên sử dụng rất nhiều như 1 phần phụ kiện của mình để tạo nên tuyên ngôn thời trang. Như 1 thông điệp – chúng tôi sẵn sàng phá bỏ những gong cùm này.
Dĩ nhiên, thông điệp đẹp như vậy thì không có lí nghĩa gì mà các fashion designer không đưa vào trong các collection runway của mình. Cách ứng dụng thông thường nhất đó là sử dụng handcuff như một phụ kiện thời trang, từ giống nguyên mẫu là còng tay đến các phiên bản tùy biến như wallet-chain, bag-chain, necklace (Vòng đeo cổ), bracelet (vòng đeo tay).
Show diễn mùa xuân Năm 2006 của Imitation of Christ từ nhà thiết kế Tara Subkoff đã đưa ra sàn diễn những cô nàng nóng bỏng được lấy cảm hứng từ hình tượng sexy của thời đại – Marilyn Monroe. Với những kiểu quần áo đang được ưa chuộng tại thời điểm hiện tại (2021) với giới nữ mặc dù bst đó được release vào 2006 như quần jeans cạp cao, áo sơ mi kẻ sọc và những cô gái tóc vàng hoe. Điểm nhấn là bất kì người mẫu nào cũng đeo handcuff phía sau. Cùng với sự xuất hiện của siêu sao hạng A+ Hollywood hiện tại – Black Widow, à nhầm, Scarlett Johansson, IoC thể hiện sự nổi loạn ẩn chìm dưới nét đẹp ngây thơ của các cô gái (Do đó, các cô í đều đeo còng số tám sau tay). Tương tự - năm 2009, Betsey Johnson Spring 2009 Ready-To-wear cũng công bố một thế giới đầy cảm hứng từ thế giới cổ tích, những câu chuyện của Peter Pan và cướp biển. Nhưng iconic nhất vẫn là hình ảnh của 1 model nữ mặc đầm trắng như váy cô dâu và bị còng ngược lại phía sau. Phải chăng đó là “gong cùm” của trách nhiệm gia đình.
Ở thế giới hiện đại, nhiều nhà tạo mẫu trẻ sử dụng handcuff nghiêng về phần phụ kiện/accessories nhiều hơn. Với thể mạnh là bằng kim loại nên handcuff phụ kiện có thể ứng dụng phần kim loại sáng bóng tạo sự sang trọng cho những kiểu thời trang cao cấp, nó có thể là một option cho những ý tưởng về việc liên kết giữa các phụ kiện khác nhau. Ambush, Alyx, Moschino hay Louis Vuitton .. đều ứng dụng hình ảnh của còng số 8 lên các sản phẩm của họ. Crime but Beauty, Naughty but Nice – Trông Hư hỏng nhưng Thuần khiết/đẹp là những thông điệp mà các fashion designer truyền tải khi mà thời điểm nhiều người hay “Judge a book by its cover” (Nhìn mặt mà bắt hình dong) í.
Mình thì còn muốn “Châm biếm” hơn khi các fashion designer xài hình ảnh handcuffs trong sản phẩm của họ. Như trong thời đại “Consumerism” và “Sống vật chất” như hiện nay, giới trẻ bị phụ thuộc vào đồ hiệu quá nhiều. Vì xu hướng, vì danh tiếng mà rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền vượt qua mức tài chính họ có thể lo được để “sắm sửa” hàng hiệu. Thế chắc khác gì họ đang bị “Cùm” trên tay với cái vòng số 8 mang tên “Thời trang cao cấp/ Thời trang xa xỉ”?
Còn một dạng xài handcuffs nữa là Fetish hay BDSM hoặc các Eboys/Egirls sống lội tâm mà mình nói nhiều rồi nên thôi.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...