FASHION PHOTOGRAPHER – Không đơn thuần là chụp ảnh.
Một con người được trông là “Phông bạt”, trông “Nghề nghệ” nhưng cũng ngậm ngùi “Đắng cay” trong nền công nghiệp thời trang này. Một người có thể được xem là “Cánh tay phải” của Fashion Designer. Có những nhà thiết kế - việc tìm kiếm một photographer có thể truyền tải được sản phẩm, thông điệp và cái đẹp từ thời trang của họ rất khó. Mà nói nghe hơi sến sẩm tí có khi phải gọi là “Duyên Phận” vì không phải nhà thiết kế nào cũng đủ may mắn mà “Lựa mặt gửi vàng” được người chụp ảnh yêu thích của họ mà cũng không phải là một người chụp ảnh tài năng có cơ hội được tỏa sáng với đúng cá tính mạnh mẽ của họ với một thương hiệu thời trang trong công cuộc “Cơm áo gạo tiền” và “Thời trang nhanh” như ngày nay.
Fashion Photography là một bộ môn “nhiều môn phối hợp” khi những nhiếp ảnh gia phải đảm bảo cái đầu lạnh của mình trong việc cân bằng các yếu tố “Art/ Nghệ Thuật” và “Marketing/ Tiếp thị”. Vì suy cho cùng, hình ảnh làm ra là để làm gì. Tất nhiên là không phải là cho nhà thiết kế thời trang hay những người trong ekip coi rồi – vì cả đội chắc nhìn nguyên collection đến mức độ ngán ngẩm.
Hình ảnh làm ra là để cho khách hàng coi – những người sẽ quyết định chi tiền để mua sản phẩm đó. Vậy đâu đơn thuần là chụp ảnh. Vì trong đám khách hàng đó sẽ chia ra 2 nhóm chính là khách hàng trung thành (Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm) và khách hàng tiềm năng (Khách hàng mới). Hình ảnh lạ quá thì khách hàng trung thành hoang mang, hình ảnh cũ quá thì không tiệm cận được khách hàng mới.
Dù các bạn nói rằng có Ekip hay Art Director (Mình sẽ nói sau) nhưng người bấm máy cuối cùng vẫn là Fashion Photographer. Họ không đơn thuần chỉ là nhìn và bấm mà các fashion photographer phải còn là người hiểu rõ nhất họ đang làm việc với ai? Fashion Designer nào? Bản chất của thương hiệu mà họ chụp là gì, model này đẹp ở góc nào – chỗ nào thần nhất. Tất cả những vẻ đẹp đó làm sao có thể đưa vào trong 1 khoảnh khắc “tĩnh” được, để người xem/khách hàng khi nhìn vào bức hình – họ phải có cảm giác khát vọng, phải trầm trồ lên “Ồ, tao phải mua nó”.
Chưa hết – nếu việc tới đó thì dẫu vẫn còn hơi sớm. Thời trang – là 1 ngành công nghiệp vô cùng khắc nghiệt và mức độ đào thải cực kì mạnh. Mày không sáng tạo, mày không có điểm lợi thế cạnh tranh, mày không thể khác biệt với người khác – tụi tao sẽ loại mày trong vòng nửa nốt nhạc. Điều này còn đúng hơn với các Fashion Photographer khi những bộ ảnh lookbook, những campaign/chiến dịch sẽ là “Bộ mặt của thương hiệu” để đi so sánh, đi phân bua với các thương hiệu khác trong cùng một khoảng thị trường. Nhiều khi quần áo chỉ dừng ở mức bình thường – nhưng hình ảnh quá đẹp, khách hàng hiểu nó, cảm nhận được nó sẽ thuyết phục tốt hơn ở một collection làm đồ đẹp ơi là đẹp nhưng bộ ảnh quá bình thường, người tiêu dùng không cảm được dẫn tới chẳng ai mua. Đó là tài năng của Fashion photographer với các phong cách đặc trưng của họ.
Bên cạnh đó, việc “thổi hồn” vào một bức ảnh cũng không hề dễ dàng. So với chụp một con người sống thì mọi thứ trông sẽ giản đơn hơn, nhưng ở đây là phải phối hợp giữa những đồ vật vô tri vô giác là quần áo và người mặc chúng – để quần áo có cái “hồn riêng”, có sự “mềm mại riêng” và “nhảy múa”. Nên nhớ Fashion là Fashion, việc chú trọng bậc nhất là quần áo – là những details/chi tiết chứ không phải là human/con người. Đó cũng là lí do có những nhiếp ảnh gia chụp người, chụp lifestyle rất giỏi nhưng vào fashion – họ lại không thành công. Còn những người mà làm được tất cả điều đó – thì họ là 1 quái nhân rồi. Nên cũng có Fashion Photographer this và Fashion Photographer that, có những người mãi lận đận – còn có những người thì được săn đón bởi các thương hiệu lớn.
Và như tiêu đề, một bộ hình đẹp thì công chúng vẫn chỉ biết tới thương hiệu và models hay tấm tắc “Hình đẹp quá” mà không cần biết và cũng chả cần biết ai là người chụp đó cả. Các Fashion Photographer thì theo mình họ không quan tâm lắm tới chuyện đó – “Hữu xạ tự nhiên hương” vì họ biết đặc trưng của họ sẽ lôi kéo được người xem và các nhãn hàng quan tâm và cần cái “Tôi lạ” của họ đó. Mình viết bằng lời văn thì Fashion Photographer giao tiếp bằng ngôn ngữ “Hình ảnh”.
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
CỐNG HIẾN - Bill Cunningham – Trái tim nhiệt huyết của thời trang NewYork.
Nếu các bạn có thời gian, hãy coi bộ phim tài liệu về cố nhiếp ảnh gia Bill Cunningham – 1 huyền thoại 1 người đàn ông cần mẫn, luôn nở nụ cười và là niềm cảm hứng của biết bao con người đam mê thời trang tại thành phố New York. Và nếu các bạn yêu thích thời trang và những con người đứng đằng sau nó, thì Bill Cunningham có thể là tựa film, tựa sách mà bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó của những con người thầm lặng, chỉ có người trong giới biết và sự đóng góp của họ. Làm về thời trang, không phải lúc nào cũng chăm chăm nhắm tới “ Tôi phải là Fashion Designer” để đưa lên Facebook/Instagram một cái tít le huyễn hoặc “Designer of brand ABC/XYZ” hay một dàn “Freelance Model” như hiện nay. Bạn yêu thích thời trang hay nền công nghiệp “Cá lớn nuốt cá bé này” – có ti tỉ cách để bạn tiếp cận, stylist – fashion marketing- fashion strategy – art director và tất nhiên rồi, không thể thiếu fashion photography.
Bill Cunningham, một người đàn ông với nụ cười tỏa nắng, thân thiện và mang sự dễ chịu cho mọi người. Là 1 cây cứng của tờ báo cũng cứng cựa không kém “The New York Times” nhưng Bill lại không hề “sang chảnh” với khả năng và địa vị mình đang có. Trong suốt 40 năm hoạt động của mình, Bill đã chụp ảnh về tất cả những gì liên quan đến thời trang dưới gu thẩm mĩ của mình tại mọi nơi mà ông ấy đến. Với chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh, dù đã có lúc tuổi cũng đã cao – Bill vẫn căm cụi đi tìm về cái gọi là “Thời trang thật sự” – về những người yêu thời trang đúng với con mắt của mình. Bạn sẽ nghĩ Bill xuất hiện nhiều ở các runway, sự kiện thời trang nổi tiếng ư. Đúng vậy, nhưng Bill lại yêu đường phố hơn. Street photography/Streetwear là nơi Bill tìm được cảm hứng cho riêng mình, với ông – những người thực sự thể hiện phong cách riêng của mình mới chính là những ngôi sao thời trang. Cho nên, những tấm hình mà Bill chụp – đa dạng, nhưng đều có hồn và sự vui vẻ, tự nhiên của người được chụp cho đến người chụp.
Do đó, Bill Cunningham giành được trái tim của tất cả mọi người và đóng góp một năng lượng tích cực về lối suy nghĩ và thời trang. Trải qua nhiều nốt thăng trầm của cuộc sống và dĩ nhiên có cả nền công nghiệp thời trang, Bill Cunningham vẫn miệt mài hăng say đi làm việc nếu ông còn có thể. Niềm đam mê bất tận với photography và thời trang đã làm ông thành biểu tượng của The New York Times đến nỗi ai được ông chụp sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ, chả thế mà Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực của Vogue, phải thốt lên rằng: “We all get dressed for Bill”/ “Chúng tôi mặc đẹp là cho/vì Bill”.
Thế giới thời trang là 1 thế giới không phải như 1 quán ăn bình dân, quán rượu khi mọi người niềm nở và bày tỏ lòng mình. Gossip có, đả kích có – nhưng khi nhắc về Bill Cunningham, tất cả mọi người đều cười và bày tỏ một sự tôn trọng với ông. Chúng ta bị quyết rũ bởi trái tim tốt bụng và tâm hồn vì thời trang của ông ấy. Thông qua hình ảnh, Bill đưa cho người khác cơ hội thể hiện bản thân và tôn vinh họ.
Bill Cunningham đã qua đời vào ngày 25/06/2016 – để lại một hình ảnh trống vắng cho thành phố Newyork. Bộ phim tài liệu và tựa sách Bill Cunningham : New York như 1 lời tôn vinh và nhắc nhở cho hậu thế, về một con người cống hiến cho ngành thời trang này. Các bạn nên xem nhé.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過4萬的網紅Ngọc Ánh Official,也在其Youtube影片中提到,Ngọc Ánh Official present: ▶ Đăng ký kênh tại: http://bit.ly/tranngocanhofficial Song: Yêu Xa Không Còn Buồn Executive Producer: Phạm Trọng Khoa Comp...
designer con london 在 Facebook 的最佳貼文
UNDERCOVER NIKE GYAKUSOU: CHẠY TRONG THẬT THỜI TRANG.
Để vào đề dễ cho người đọc, tất nhiên các bạn hẳn ít nhiều cũng biết tới DEAN – là một nghệ sĩ hoạt động rộng và thuộc nhiều nhóm khác nhau bao gồm có Fanxy Child (Bao gồm Zico, Crush…). Đẹp trai, hoàng tử nhạc R&B và tất nhiên rồi, mặc đẹp thì chết không chỉ nhiều chị em mà còn rất nhiều anh giai fanboy của Dean.
Dean là một người thích mặc những sản phẩm không quá nổi tiếng cho lắm, không #Hypebeast và quá #Mainstream – cũng như tính cách lowkey, muốn người ta nghe nhạc hơn là nhan sắc của mình. A Cold Wall của Samuel Ross đến từ London là thương hiệu mà Dean hay mặc – nhưng có một bản hợp tác cũng nổi tiếng nhưng do kén người mang tên NIKE x UNDERCOVER GYAKUSOU.
Không ồn ào, nhưng có hình ảnh Dean mang một đôi Nikelab x Undercover SFB Jungle Dunk, kế gần đây nhất là MV hát bằng tiếng Anh đến từ Dean. Mình khá ấn tượng cái jacket vì pattern kéo dài trên tay áo và nghĩ đó là Undercover – nhưng không phải – sau một hồi căng mắt ra coi đi coi lại – thì đây là chiếc jacket từ Nike Gyakusou. Quả nhiên thanh niên chơi đồ toàn đồ lowkey nhưng cũng khá có “máu mặt” trong giới.
Vậy – Nike x GYAKUSOU là gì?
Tất nhiên, Mình đã nói từ đầu có chữ Undercover, mà Undercover thì chắc nhiều bạn ở Việt Nam chơi đồ archive các thứ các thứ thì rõ ràng là biết. Founder Jun Takahashi, người đồng sáng lập ra NOWHERE cùng Tomoaki Nagao (Nigo) – founder A Bathing Ape thì bên cạnh đứa con cả Undercover của mình thì Gyakusou là một mảnh trời riêng giữa mối tình đầy mồ hôi, sức lực và chạy của Jun Takahashi và Nike.
Trong bối cảnh ngày nay – khi tính thời trang ngày càng được yêu thích hơn, người ta mua bộ đồ không chỉ tính năng của nó mà chỉ vì những độ “ngầu”, độ “Cool” thì độ ứng dụng và tính năng đã giảm bớt nhiều cho các trang phục. Các bản hợp tác giữa các fashion designer với các gã tai to mặt lớn trong làng thể thao như Nike, adidas (AMBUSH, ALYX..) đã mang sự thời trang hơn dành cho các trang phục vốn dĩ được coi là “Sportwear” – Đồ thể thao, mà tất nhiên thể thao thì phải có tính ứng dụng rồi. Việc chạy theo thời trang quá nhanh đã làm giảm bớt đi sự đơn giản, tập trung vào chức năng của các bộ đồ về performance. Giờ, các bản hợp tác chỉ là mượn tên (thương hiệu) để kiếm tiền và không có gì hơn thế.
Tuy nhiên, lại có 1 bản hợp tác không như thế, nó chỉ được sản xuất với tiêu chí đầu tiên là “ đồ để chạy/ Running Gear” của người thiết kế mang tên Jun Takahashi, tính thời trang hoặc đẹp thì có thể để sau hoặc bỏ qua nếu không cần thiết.
Dự án đó mang tên là Nike Gyakusou – một đứa con đến từ tình yêu thích chạy của Jun Takahashi. Không rùm beng, không ồn ào – nhưng Nike Gyakusou được đánh giá rất cao và tôn trọng của những người yêu thích sportwear và những tính năng mà thời trang mang lại cho việc vận động của họ.
Thực ra thì, Nike là con cáo già – chỉ vì gã khổng lồ Mỹ cảm thấy hơi sốt vó khi mà adidas đạt được thỏa thuận với cụ Yohji Yamamoto ra Y3, mang avant garde vào trong sportwear và tất nhiên, đây là bản hợp tác chất lượng của thương hiệu thể thao Đức. Năm 2010, mong muốn tạo thành một running gear – couturier crossover (kiểu giao thoa giữa thời trang và thể thao í) giám đốc marketing của Nike lúc đó là Fraser đã gặp Jun Takahashi, founder của Undercover và cũng là người Nhật – để thỏa thuận và ra đời Gyakusou. Nike muốn mang được điểm mạnh của mình là về performance và tất nhiên như chúng ta đã biết, Jun Takahashi đã không phụ lòng Nike.
Vốn dĩ tại sao như vậy? Vì thực sự Jun là một người mê chạy, ông thường chạy xung quanh khu phố và công viên cạnh nhà – đều đặn 10 dặm mỗi ngày. Nên kinh nghiệm để tạo ra một bộ running gear phù hợp nhất mà vẫn có tính thời trang – là điều Jun hoàn toàn có.Gyakusou được nghiên cứu kỹ lưỡng để tận dụng các công nghệ hiện có của Nike và đáp ứng cái “Tôi” – “Tao không muốn giống thị trường” và “Chỉ những người thích chạy sẽ mặc đồ của Gyakusou”. Vốn dĩ Gyakusou là 1 từ Nhật bản nghĩa là “Reverser Runing” – “Chạy ngược” – Jun Takahashi đang chạy ngược với xu hướng của thị phần, để kiếm cho mình những bản chất, keycore của thời trang và đặc biệt là trong thể thao, là giúp đỡ con người.
Gyakusou là đứa con hợp nhất giữa kho tàng về kĩ thuật khổng lồ của Nike và triết lý, bộ não đáp ứng thiên tài của Jun Takahashi. Mọi collection, mọi sản phẩm đều được theo quan điểm không đến từ thương hiệu, người thiết kế mà đặt vị trí vào chính người sử dụng (Ở đây là người chạy) – Họ cần gì, họ quan tâm gì, quần áo khi chạy cần thoải mái chỗ nào, thoát mồ hôi ra sao. Đó cũng chính là điều mà Jun cảm thấy khi chạy xung quanh nhà vào mỗi sáng. Nike cung cấp chất liệu – công nghệ - Jun biến nó thành của mình với thêm thắt về màu sắc, chi tiết tinh tế mà nó còn thiếu.
Và tất nhiên, do quá kén người mặc – nên Gyakusou không thực sự nổi bật tại thị trường đại chúng.(Đặc biệt là Việt Nam). Nó chỉ dành cho những người thích chạy và là một mảng trời riêng của Jun Takahashi trong cơn bão thị trường này.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
designer con london 在 Facebook 的最佳解答
PHOEBE PHILO – NGÀY TRỞ LẠI.
Phoebe Philo, một trong những người phụ nữ - nhà thiết kế thời trang có tầm ảnh hưởng tới cách các cô/các chị ăn mặc nhất thế kỉ 21 đã trở lại. Đã gần 4 năm từ ngày Philo rời khỏi căn nhà đã làm nên tên tuổi của bà – Céline để nhường chỗ cho người tiền nhiệm đang làm rất tốt cho thương hiệu là Hedi Slimane (Bằng cách đổi luôn Céline thành Celine) thì nay có một niềm vui đã trở lại với những ai là tín đồ của Phoebe. Chúng ta sẽ có một thương hiệu mang “PHOEBE PHILO” và người đứng sau không ai khác chính là nhà LVMH. Tập đoàn này đã đầu tư một số tiền cho người phụ nữ đã gầy dựng tên tuổi cho Cé line (Và cũng chính họ thay người kế nhiệm, lmao) nhưng vai trò của Phoebe trong thế giới thời trang và sức hút của bà đối với thị trường vẫn là một thứ gì đó không thể chối bỏ.
Phoebe Philo – nói không ngoa thì bà đẹp, đẹp lắm. Cái này hơi mang tính cá nhân nhưng mình thấy Phoebe Philo là một người phụ nữ rất đẹp – mang trong mình nét cổ điển của người Anh. Không biết có nên gọi là “con nhà nòi” hay không nhưng “Hổ phụ sinh hổ từ” – Mẹ của bà, Celia, là một graphic artist và từng cộng tác với David Bowie. Ít hay nhiều thì Phoebe Philo cũng ảnh hưởng tính nghệ thuật từ người mẹ của mình. Năm 14 tuổi, Phoebe Philo nhận món quà từ phụ thân là một chiếc máy may nhân dịp sinh nhật, bắt đầu những bước đầu tiên trong ngành thời trang bằng cách customize quần áo của bà. Tình yêu với cái quần, cái áo từ Phoebe Philo ngày càng lớn dần.
Là một đứa con của học viện thời trang nổi tiếng – Central Saint Martin tại London. Phoebe nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Stella McCartney – trở thành trợ lí và làm việc tại Chloe’ trước khi tiếp quản vị trí giám đốc sáng tạo vào năm 2001. 2006 – 2008, Phoebe Philo nghỉ dưỡng một thời gian trước khi chuyển qua một nơi đánh mốc son và được nhận diện nhiều nhất, Maison Céline khi LVMH mời bà làm giám đốc sáng tạo cũng như 1 chân trong ban quản trị. Collection đầu tiên được tung ra và nhận được rất nhiều sự ủng hộ của giới phê bình và cả thị trường.
Oái ăm thay, cả Phoebe Philo và Hedi Slimane khi về Celine đều mang những nét tương đồng giống nhau. Họ đều là những cột mốc, những nhân tố tạo nên lịch sử và thay đổi cả thương hiệu trong suốt thời gian cống hiến và làm việc. Tại sao người ta – hay nói đúng hơn là những người yêu thời trang của thập niên trước, luôn yêu thương – tiếc nuối và bảo vệ Phoebe Philo tại Céline. Vì suốt 10 năm tại Céline, Phoebe Philo dã hồi sinh một thương hiệu thời trang tại Paris đã quá già nua và mệt mỏi với những công thức, những kiểu quần áo cũ kĩ không lối thoát của thế kỉ trước. Phoebe Philo mang lại một khái niệm mới về thời trang dành cho những người phụ nữ hiện đại, tối giản – màu sắc thu hút nhưng vẫn đảm bảo được sự sang trọng. Không quá cầu kỳ đường nét nhưng đụng vào là “bỏng tay”. Để dễ so sánh với các bạn như thế này thì giới Streetwear/Hypebeast chúng mình hồi trước hay nhìn Kanye West sao thì mặc như vậy thì giới chị em bên Âu/Mỹ thuộc tầng lớp trung/thượng lưu nhìn Phoebe Philo y chang như vậy ấy.
Chúng ta thời nay hay nói về tối giản nhưng lối sống của chúng ta không tối giản. Phoebe Philo tối giản từ cách bà làm đồ cho đến lối sống. Không ồn ào, không phô trương và giảm thiểu nhất những hoạt động social media, không sử dụng mạng xã hội. Một Phoebe thầm lặng và sử dụng thời trang thay cho tiếng nói của mình. Tối giản là ít phô trương, hào hoa nhưng hiệu quả luôn là cao nhất. Thì người phụ nữ này là một câu chuyện để chúng ta cho làm ví dụ về Minimalism.
Phoebe Philo được chị em yêu mến bởi vì bà là một trong những câu chuyện thành công về việc hình ảnh và vai trò của phái yếu trong ngành công nghiệp thời trang mà không bị chi phối bởi cánh đàn ông. Để nói rõ hơn một tí cho các bạn hiểu thì fashion/entertainment hay bất kì ngành nào thì có một sự thật là đàn ông vẫn là giới đang điều khiển tất cả mọi thứ. Ngay cả thời trang thì đứng đầu các tập đoàn vẫn là những quý ông – họ thao túng và “ép” thời trang đi theo hướng của họ. Thì may mắn trong số đó – vẫn còn những con người độc lập và mạnh mẽ, trong đó có Phoebe Philo. Theo suy nghĩ của mình vì không thể điều khiển được bà tuyệt đối nên LVMH đã phải “Dứt áo ra đi” với Phoebe Philo để mời một người đàn ông khác là Hedi Slimane mặc dù 10 năm trôi qua – Philo đã làm rất nhiều thứ với Céline.
“A Silent voice of generation” – một tiếng nói thầm lặng của thế hệ phụ nữ thập niên trước, Phoebe Philo thể hiện tâm ý của mình thông qua quần áo và thời trang. Một sự nhạy cảm rất nữ tính mà chúng ta có thể nhìn thấy ở các collection nhưng luôn đảm bảo được tính thoải mái, tự do và tính cách của phụ nữ thế hệ mới (So với thời của bà). Cái hay của bà là tạo ra những thứ “Timeless” – nghĩa là “Vượt thời gian”. Mà vượt thời gian là gì? Là không có khái niệm xu hướng.
Năm 2009 khi ra mắt Cé line, Phoebe Philo đã nói với cánh báo chí rằng “ Tôi muốn xây dựng một tủ đồ vượt qua được xu hướng. Tôi muốn tạo ra những thứ có thể đứng vững trước sự thử thách của thời gian”. Điều không xu hướng lại tạo nên xu hướng (Cuộc đời nó như vậy đấy), nhiều phụ nữ thời điểm đó đã lấy Phoebe Philo làm chuẩn mực và có những sản phẩm mà bà làm ra, những looks tiêu biểu như quần ống với trainer, những chiếc áo măng tô ngoại cỡ, camel coats hay clutch đậm chất CéLine. Mình đảm bảo với các bạn rằng dù 10 năm, 20 năm nữa thì mặc những sản phẩm trên thì vẫn clean. Đó là “Timeless” của Phoebe Philo.
Cái hay của một người thiết kế giỏi không chỉ là ra những collection thời trang đình đám mà còn là “Thế hệ kế cận” – là “Di truyền” và đưa các “DNA của thời trang” tới đời sau. Trong một thế giới bùng nổ thời trang và sự xuất hiện như mưa của những tay ngang làm thiết kế và nổi tiếng, trong thời cuộc của xu hướng và sức mua không bờ bến thì liệu sự tối giản của Phoebe Philo liệu còn đất dụng võ? Thực tế đã chứng minh bởi thế hệ kế cận của bà, những người đã từng là thực tập sinh/trợ lí và học trò yêu đều rất thành công và có chỗ đứng nhất định trong nền công nghiệp thời trang hiện đại. Đó là?
Daniel Lee, Creative Director của Bottega Veneta
Designer Peter Do, chuẩn bị ra runway đầu tiên của mình.
Rok Hwang và Ilaria Iccardi (Hiện đang là designer của Victoria Beckham).
Tất ca những nhà thiết kế trên đều thừa hưởng sự đẹp, tối giản và sang mà chúng ta thường thấy ở Phoebe Philo. Và giờ đây, người phụ nữ thầm lặng đã trở lại. Dù chưa biết thiết kế như thế nào, sản phẩm ra sao nhưng mong rằng với tầm ảnh hưởng của mình, những sản phẩm của mình thì Phoebe Philo sẽ tác động không nhỏ tới thị trường trẻ hiện tại nhiều hơn.
We wait you, Philo!
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
designer con london 在 Ngọc Ánh Official Youtube 的最佳解答
Ngọc Ánh Official present:
▶ Đăng ký kênh tại: http://bit.ly/tranngocanhofficial
Song: Yêu Xa Không Còn Buồn
Executive Producer: Phạm Trọng Khoa
Composer : Ngọc Ánh
Support Lyrics: Junbeka + Keyri Phan
Music producer: Hoàng Phúc Anh
Recording: Kris Vũ
Mix & Mastering: Lê Minh Hiếu
Studio: Hiếu studio
Director: Đức Minh Nguyễn
Producer: LiinhV
D.O.P: Đình Bảo
Lighting Assistant : Duy Lý
Make-up Artist: Huy Bùi
Hair: Kim Long
Stylist: Hà Luân
Photo: Anh Khoa
Designer: Tú
Costume: Dear Jose, Ononmate, Thetwentythreevn, Atleast.HCM
Special thanks to Colline Hotel DaLat & Doi Mot Nguoi Homestay
Yêu Xa Không Còn Buồn
Lyrics:
Version:
Anh...
Anh đang thấy thế nào?
Anh có nhớ khi ta gần nhau?
Vì...đã ngần ấy năm rồi...mình không được đi chung đôi
Chuyện tình của chúng ta
Dừng chân ở hai thành phố xa lạ
Ngỡ yêu thương rời xa...
Pre-chorus:
Đã bao lần mình em nhớ mong
Tựa người say, ngẩn ngơ trong lòng
Yêu xa còn buồn không?
Căn phòng không có anh
Mỗi phút cứ trôi chậm
Em như thấy anh đang ở đây
Để em nói nghe này
Yêu xa sẽ không còn buồn...
Chorus:
L O V E… I want u
L O V E… I miss u
L O V E… I love u
Let me be with u...
Let me be with u...
[RAP]
Người ta nói bài học vỡ lòng ở trong tình yêu ấy
Nếu như giữa khoảng cách và xúc cảm không làm cả 2 triệt tiêu ấy
Ta chỉ cần vì nhau thêm chút nữa, châm vào tình thêm chút lửa
Như oreo để thơm ngon hơn, phải chấm thêm chút sữa
Nhiều khi muốn trở thành London, mãi là của xứ sở sương mù
Yêu xa không nằm ở cây số, lòng hướng về nhau chỉ cần thương đủ
Anh là người duy nhất từ trước đến nay, có thể bước vào đại nội
Em không sợ phải bị hành hình, nếu như yêu anh là một đại tội
Pre-chorus:
Đã bao lần thẫn thờ nhắn tin
Lặng nhìn nhau trước mỗi màn hình
Nguôi ngoai bằng niềm tin
Em vẫn luôn nhớ anh
Nhớ bóng dáng thân thuộc
Nhớ cái nắm tay không được buông
Và em vẫn sẽ chờ…
Ngày nắng xóa tan mây mờ
Bridge:
Và em vẫn sẽ mong ta thuộc về nhau
Dòng thời gian sẽ cuốn hết bao ưu phiền
Anh là vầng trăng
Em là đêm vắng
Pre-chorus:
Đã bao lần mình em nhớ mong
Tựa người say, ngẩn ngơ trong lòng
Yêu xa còn buồn không?
Căn phòng không có anh
Mỗi phút cứ trôi chậm
Em như thấy anh vẫn ở đây
Để em nói nghe này
Yêu xa sẽ không còn buồn...
Chorus:
L O V E… I want u
L O V E… I miss u
L O V E… I love u
Let me be with u
Let me be with u
#TrầnNgọcÁnh #NgocAnhChannel #NgocAnhOfficial #MVTranNgocAnh#TranNgocAnhTheVoice#TheVoice2018#TheVoiceVongGiauMat #GiongHatViet #NgocAnh #AnhPie
✔️ More about Trần Ngọc Ánh:
▶YOUTUBE: http://bit.ly/tranngocanhofficial
▶FACEBOOK:https://www.facebook.com/Pieces11
▶FANPAGE: https://www.facebook.com/tranngocanhpie/
▶Soundcloud: https://soundcloud.com/tranngocanh
▶ Zing MP3: https://mp3.zing.vn/nghe-si/Tran-Ngoc-Anh
----------------------
???Cảm ơn cả nhà đã và đang ủng hộ Trần Ngọc Ánh. Cảm ơn những người yêu quý, luôn đồng hành với Ngọc Ánh. Ngọc Ánh chân thành cảm ơn.