[Please help to share and tag your friends, please comment to let me know if you want to hear experiences like this]
Le – First be well-prepared, then follow your heart ( Last part)
c. Essays
Trong thời gian viết essays, lịch công tác của tôi dày đặc, và cũng nhiều lúc tôi nghĩ đến việc nghĩ làm luôn để có thể tập trung làm application. Nhưng sau này tôi thấy may mà tôi đã không nghĩ làm, chứ nghĩ làm luôn chỉ để ngồi viết application thì đúng là lãng xẹt.
Nếu bạn đã làm kỹ phần A trên đây thì phần viết essays của bạn sẽ trở nên dễ dàng. Nếu bạn không giỏi viết cho văn vẻ thì cứ viết thật thà, nêu rõ ý của mình là được.
Tôi mất nhiều thời gian cho essay số 1 nhất, vì đến lúc viết essay này tôi vẫn còn phải mày mò với cái career goal. Một cái khó nữa đối với essay số 1 của tôi là career path của tôi không ngay hàng thẳng lối lắm: ở undergrad tôi học ngành Anh Văn (suốt ngày nghiên cứu văn chương với văn hóa, lịch sử), đến lúc ra trường lại đi làm kiểm toán (chả ăn nhập gì tới ngành tôi học ở undergrad cả), rồi làm kiểm toán được 3 năm tôi lại nhảy sang làm về private sector development (một lĩnh vực hoàn toàn khác với nghề kiểm toán), rồi tương lai tôi lại muốn switch career nữa. Nếu tôi không giải thích rõ ràng tại sao tôi switch career kiểu đó thì người khác sẽ dễ hiểu lầm là tôi không có mục đích nghề nghiệp rõ ràng nên mới nhảy lung tung. Thế là tôi cố gắng nghĩ ra các story hay ho để giải thích cho việc nhảy nhót lung tung của mình. Lúc tôi đưa cái draft đầu tiên của essay số 1 cho anh Tài xem, anh Tài ngay lập tức question cái career path của tôi. Anh Tài hỏi tôi thật sự là tại sao tôi chọn làm những việc đó. Tôi bèn thật thà kể ra các lý do thực sự của mình, và nói là tôi cố gắng nghĩ ra các story như trong bản draft để nghe cho nó hay hơn. Anh Tài khuyên tôi nên viết các lý do thật của tôi, vì bản thân chúng đã logic rồi, việc gì tôi phải bịa. (Ừ, mà sau này tôi ngẫm lại, tôi là người làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nên các lý do thực sự của tôi mới thật là logic hơn bất cứ lý do nào mà tôi bịa ra.) Thế đấy, “be yourself” là điều dễ nhất mà tôi lại cứ cố gắng nắn cho ra hình ảnh mình là người khác, kết quả là phí mất một khoảng thời gian.
Có một lần tôi nói chuyện với một bác Director của trường Wisconsin (tôi và bác này nói chuyện khá nhiều lần qua điện thoại, vì tôi nhờ bác này giúp tôi narrow down cái career goal). Bác này hỏi tôi rất kỹ về các kinh nghiệm làm việc và tại sao tôi chọn những việc đó. Tôi cũng thật thà trả lời hết. (Bác này cũng giải thích là phải hỏi tôi kỹ thế để make sure là tôi có plan hợp lý để mà kiếm đựoc job sau khi tốt nghiệp, và cũng muốn nói chuyện với tôi thật nhiều để test luôn English của tôi. Bác nói không dám nhận những international students mà tiếng Anh không fluent (mặc dù trường cũng muốn tăng tỷ lệ international students lên), cũng không nhận những người có career plan không rõ ràng, vì những người này sẽ khó kiếm job sau khi ra trường và làm ảnh hưởng đến placement statistic của trường.) Sau đó bác này cũng recommend cho tôi một số path phù hợp trong ngành finance. Xong xuôi bác này bảo tôi hoàn tất essays nhanh lên và submit application càng sớm càng tốt để có nhiều cơ hội xin financial aid hơn. Một tháng sau tôi vẫn chưa submit application, bác này gọi điện hỏi tôi bao giờ thì nộp. Tôi bảo là tôi vẫn chưa biết viết essays thế nào nên chưa nộp được. Bác này ngạc nhiên bảo tôi sao không viết những gì tôi đã nói cho bác ấy nghe, cứ thế mà viết thành essays chứ có gì khó đâu. Lúc đó tôi mới vỡ ra là chỉ cần kể lại câu chuyện có thật của mình, chứ đâu có cần sáng tạo ra những câu chuyện thật đẹp đâu, vì mục đích của adcom khi đọc essay chỉ là để biết con người thực của mình.
Một điều khác mà tôi rút ra được sau khi nói chuyện với các adcom là, họ rất quan tâm đến câu hỏi why. Đầu tiên họ luôn hỏi what (What did you do? what do you like best?), kế đến họ hỏi how (How was it? How did it turn out?) và phần how này thì quan trọng hơn phần what. (Nghĩa là whatever you did, as long as you did it well, as long as you made a difference in what you did, thế là được.) Nhưng sau phần how thì chắc chắn họ hỏi tiếp why (why did you choose to do that job/that activities? Why did you like it the best? Why did you choose to solve the problem that way?), và phần why này sẽ tiết lộ cho họ biết bạn thực sự là ai trong quá khứ và họ sẽ phần nào tiên đoán được potential của bạn trong tương lai. Vì thế tôi có thể nói phần why là phần quan trọng nhất, nó cho họ nhìn thấu tâm can bạn và họ sẽ phân biệt được applicants bình thường với applicants xuất sắc. Mặc dù nhiều câu hỏi essay không hỏi why một cách trực tiếp, nhưng để viết được những essays có chiều sâu (thoughtful), tôi khuyên bạn nên tự động thêm phần why này vào. Và bạn cũng nên tự suy ngẫm lại những động cơ của bạn từ trước tới giờ khi chọn làm việc này hay việc kia, khi chọn cách giải quyết vấn đề, khi make decision, xem mình có thật sự suy nghĩ kỹ mỗi khi chọn lựa, có thật sự làm chủ những chọn lựa của mình chưa. Thử tưởng tượng: tôi chọn học trường đó vì ba mẹ tôi muốn thế và tôi muốn làm hài lòng ba mẹ tôi, tôi chọn công việc đó vì đó là trào lưu thời thượng của năm tôi ra trường như thế thì tương lai bạn sẽ đi về đâu?
Select facts: có những câu hỏi essays mà tôi có vài câu chuyện để viết và không biết chọn cái nào. May mà tôi có 2 mentors kỳ cựu của forum nhà mình giúp chọn facts để bộ essays có tầm hơn. Các mentors, với con mắt tỉnh táo và khách quan (chứ lúc gần cuối giai đọan làm essay thì tôi mệt quá, hết tỉnh táo nổi để tự đánh giá mình) sẽ đóng vai adcom để đánh giá giúp bạn về mặt ý tưởng cũng như cấu trúc/ngữ pháp của essays. Việc làm outline trước và đưa cho mentor xem để góp ý cũng là một cách làm rất hiệu quả cho cả 2 bên. Khi ý của bạn đã thông suốt hết thì việc viết thành bài hoàn thiện khá dễ dàng.
Khi đã quán triệt tinh thần của việc viết essays, tôi viết rất nhanh. Bộ essays của Wharton và Wisconsin (2 trường này tôi viết song song vì có nhiều câu hỏi trùng lặp, và vì tôi phải lấy advice từ bác Wisconsin để viết cho Wharton) tôi mất gần 3 tháng mới xong. Essays của MIT thì tôi cũng suy nghĩ kỹ nhưng không viết được ra hồn (chắc do không hợp), đành để cuối cùng gần tới deadline thì viết đại cho xong, kết quả là fail. Essays của Chicago viết một lèo (đầy thi hứng!) trong 5 ngày là xong, của Columbia viết trong 3 ngày, và của Vanderbilt thì viết trong 2 giờ xong luôn không phải sửa chữ nào!
d. LoR
Phần này thì mình có ít control. Quan trọng là thủ thỉ với sếp như thế nào để sếp viết theo ý mình mà mình không bị lộ ý đồ tự đạo diễn hồ sơ của mình một cách lộ liễu quá. Không nên để các sếp viết LoR mà bạn không biết được tinh thần là sếp viết như thế nào. Nhiều khi sếp rất nhiệt tình muốn giúp bạn, nhưng sếp không hiểu thế nào là competition trong việc apply MBA, nên sếp cứ viết rất chung chung hoặc nhiều khi conflict với hình ảnh mà bạn vẽ ra trong essays thì nguy to. Có một người bạn, tôi nhờ viết optional LoR cho Wharton. Bạn tôi chưa học MBA nhưng ngày xưa từng apply MBA trường top (và rớt hết nên không đi học luôn) và assure với tôi rằng anh biết cách viết LoR cho MBA applicants. Vốn cẩn thận, tôi bảo anh này gửi draft cho tôi xem. Đọc xong cái LoR của ảnh tôi muốn té xỉu. Phần weakness của tôi anh này viết rằng tiếng Anh của tôi chưa tốt lắm (ý ảnh là phải tốt như native speakers thì mới gọi là tốt, đây là do tôi quen ảnh nên hiểu ý ảnh thế, chứ adcom thì sẽ kết luận ngay là tiếng Anh của tôi không đủ tốt để theo học) và 2 năm học MBA sẽ là cơ hội rất tốt cho tôi improve English! Mèn ơi, tôi bỏ $150k và 2 năm để đi học mà ảnh comment là tôi sẽ improve được English, ngoài ra tôi tìm đỏ con mắt cũng không thấy ảnh comment thêm là đi học MBA còn giúp tôi học được gì khác hay ho hơn nữa.
Nên nói cho sếp biết career goal của bạn là gì và lý do tại sao bạn đi học MBA để sếp comment. Theo tôi thì khi bạn đã finalize xong career goal và chọn xong trường thì nên tiến hành xin LoR ngay, đề phòng đến gần deadline sếp lại đi đâu đó cả tháng thì bạn trễ deadline. Chưa kể có sếp ban đầu ừ ừ là sẽ giúp bạn submit online LoR luôn, đến phút cuối sếp bận quá lại bảo bạn thôi để sếp in ra hết, sign and seal cho bạn rồi bạn tự submit qua đường bưu điện cho sếp đỡ mất thời gian làm online. Thay đổi kế họach ở phút cuối kiểu thế thì trễ deadline là cái chắc.
e. Những điểm mạnh trong bộ hồ sơ của tôi
- Well-thought career goals
- Kinh nghiệm làm việc ở những công ty có international brandname, quality của kinh nghiệm rất tốt và thú vị. Trong suốt 6 năm kinh nghiệm, tôi gắn bó với 2 cty và với 2 ngành khác nhau, bổ sung cho nhau.
- Kinh nghiệm out-of-work cũng phong phú: tôi làm volunteer cho YMCA (mạng lưới volunteer lâu đời nhất và lớn nhất thế giới) trong 6 năm liên tục. Sau này tôi không còn thời gian tham gia YMCA nữa, nhưng tôi tiếp tục làm volunteer tự do và giúp một số cơ sở charity mà tôi biết trong việc raising fund. Ngoài ra tôi có sở thích nghiên cứu văn học và văn hóa: thời sinh viên tôi đạt giải thưởng của cuộc thi tìm hiểu lịch sử Sài Gòn 300 năm do NVH Thanh Niên tổ chức, và tôi cùng một nhóm bạn lập thành một đội tham gia chuỗi game show Cửa số văn học của HTV, liên tục thắng và cuối cùng đạt giải nhất. Sở thích đó còn kéo dài đến bây giờ: tuy tôi không có thời gian tự nghiên cứu hay thi thố gì nữa, nhưng đổi lại tôi thường travel đến chỗ này chỗ kia để tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau và đọc các tác phẩm văn học như một hobby.
- Kinh nghiệm sống tự lập từ lúc còn bé: Tôi sống xa gia đình từ bé và phải tự nỗ lực rất nhiều để survive và có được cuộc sống cá nhân như hôm nay và đỡ đần được cho mẹ và các em tôi. (Bài essay này tôi viết rất tự nhiên, không có ai góp ý. Tôi định bỏ nó, nhưng sau lại được nhiều người khen nhất nên tôi submit luôn làm 1 esssay chính cho Wharton và làm optional essay cho tất cả các trường khác.)
- Maturity: điều đó thể hiện trong các phần why trong essays của tôi, và thể hiện ở chỗ tôi làm việc gì cũng có commit lâu dài với việc đó, không bỏ ngang giữa chừng các việc tôi đang làm khi tôi chưa đạt được mục đích đề ra, không nhảy việc lung tung như cóc.
- Một chút interational exposure: tôi có tham gia làm một số dự án ở Lào và Campuchia, từng sang Campuchia làm lecturer về accounting cho một khóa ngắn hạn.
f. Những điểm yếu:
- GPA thấp (6.88), Toefl thấp (613), GMAT (680) nằm ngay border-line.
- Gì khác nữa thì tôi chưa nhớ ra (đang hí hửng mà).
4. Kết quả cuối cùng:
Tôi apply vào 6 trường: Wharton, Chicago GSB, MIT, Columbia, Vanderbilt và Wisconsin Madison. Kết quả là tôi được nhận vào 4 trường Wharton, Chicago GSB, Vanderbilt và Wisconsin Madison và đều được fellowship của mấy trường này. Còn Columbia, tôi được interview nhưng sau đó bị reject, MIT thì bị reject without interview.
Chọn trường nào để đi?
- Nếu tôi đi Wisconsin Madison thì tôi có thể an tâm ăn học mà không phải lo chuyện tiền bạc (không cần bỏ thêm tiền của mình), vì tiền của trường cho dư sức để tôi tiêu xài thoải mái (đủ sức bao luôn ông xã). Trường này cũng có tỉ lệ placement cho ngành của tôi là gần 100% và vào được những cty lớn như Fidelity, Merril Lynch, etc. Ông Director mà tôi vẫn hay nói chuyện có báo cho tôi là ông có đơn đặt hàng sẵn của mấy cty lớn, nên nếu tôi đi học thì hầu như chắc chắn là tôi sẽ được một chỗ ngon lành cho kỳ thực tập và sau khi ra trường. Tuy nhiên, xét trên nhiều mặt, trường này có nhiều tiêu chí không thu hút tôi bằng mấy trường khác; ví dụ: class quá nhỏ (ngành của tôi chỉ có 20 người học), curriculum thì fix luôn và rất focus và narrow, classmate không có gì xuất sắc để tôi ngưỡng mộ (tôi có vào website đọc hết CV của các sinh viên đang theo học chuyên ngành của tôi). Do đó tôi từ chối theo học trường này.
- Nếu tôi đi Vanderbilt thì tôi được waive tuition, và trường cũng chủ động đặt vấn đề cho tôi negotiate thêm về financial aid. Tôi nghĩ tôi có thể xin được GA ngay từ học kỳ 1 nếu tôi negotiate (vì trong quá trình apply tôi đã trở nên khá thân với 1 director của trường), nhưng vì đằng nào tôi cũng sẽ không thích học trường này, nên tôi từ chối luôn và không kỳ kèo chuyện tiền bạc.
Còn lại 2 trường là Wharton và Chicago, tôi rất rối trí, không biết nên chọn trường nào. Thực sự là tôi thích Wharton hơn vì thấy culture của trường hợp với tôi hơn, khí hậu ở Philly cũng tốt hơn ở Chicago, danh tiếng của Wharton cũng tốt hơn Chicago. Vì thế, nếu không phải cân nhắc chuyện tiền bạc thì tôi quyết đi học Wharton ngay. Tuy nhiên, tại thời điểm mà tôi phải quyết đi trường nào thì Chicago đã thông báo cho tôi một cục tiền to (gần đủ tuition) và còn chìa ra thêm vài suất nữa, bảo nếu tôi đồng ý đi học tại trường thì sẽ xét thêm cho tôi vì policy là mấy suất này chỉ xét cho những người đã đồng ý matriculate thôi (và tôi tin là nếu đi Chicago thì bét nhất tôi cũng được full tuition, ngoài ra tôi có thể xin làm GA từ học kỳ 2). Trong khi đó, Wharton vẫn chưa hứa hẹn gì về fellowship cho tôi (lỗi này là do tôi chưa kịp làm hồ sơ xin fellowship cho Wharton, vì trong thời gian này tôi có vấn đề về sức khỏe phải nhập viện nằm hơn một tuần, và tiếp đó là ba chồng tôi qua đời ngay khi tôi vừa ra viện). Director của Wharton cũng giải thích rõ với tôi là philosophy của Wharton trong vấn đề fellowship khác với Chicago, nên ông chưa biết là tôi sẽ được bao nhiêu từ Wharton (vì tôi chưa nộp hồ sơ trong đó phải viết thêm essay và một số vấn đề khác nữa), nhưng ông có thể bảo đảm với tôi rằng tôi sẽ chẳng bao giờ được Wharton cho nhiều fellowship như Chicago. (Maximum amount mà Wharton có thể grant cho một sinh viên thấp hơn mức của Chicago mà tôi đang được rất nhiều.) Thế là tôi phải quyết đi học trường nào mà chưa có đủ thông tin để quyết. Tôi có thể không được đồng nào từ Wharton, và được khá nhiều tiền từ Chicago rồi.
Tôi nói chuyện với nhiều người để xin lời khuyên, nhưng thật sự cũng chẳng ích lợi gì, vì ai cũng nói đây là một lựa chọn khó khăn. Mọi người (bao gồm bạn bè, alumni và adcom của 2 trường, alumni của các trường top khác) đều giúp tôi phân tích nhiều khía cạnh để tôi tự đưa ra quyết định. Lúc đó tôi cứ ước gì mình khá giả một tí để không phải cân nhắc quá nhiều về tiền bạc như thế. $150k cho 2 năm học quả là một gia tài lớn đối với tôi.
Tôi cũng có cái may là mặc dù gia đình tôi chẳng khá giả gì (tôi đi học thì cũng phải dựa vào học bổng hoặc tiền vay, chứ gia đình tôi thì xưa nay tôi vẫn phải support, tiền đâu mà ai support cho tôi, bản thân saving account của tôi cũng chẳng có là bao vì bao năm qua đi làm tôi đều support cho gia đình hết), nhưng không ai đưa ra advise cho tôi là chọn trường nào cho nhiều tiền thì đi vì mọi người sợ tôi buồn. Gia đình tôi, trong đó đặc biệt là ông xã tôi, đều hiểu đây là một quyết định quan trọng của tôi và quyết định này phải được dựa trên sự cân nhắc về những lợi ích cho bản thân tôi, chứ không ai muốn tôi phải bận tâm về gia đình hay phải hy sinh cho gia đình.
Có một chuyện buồn cười, là tôi đi coi bói. Thầy bói nhìn mặt, rút quẻ và phán ngay là tôi sắp đi xa (tôi chưa hé miệng nói gì về bản thân tôi cho thầy đâu nhé). Tôi bèn hỏi là hiện tôi đang có 2 hướng: hướng A và hướng B, và không biết chọn hướng nào (tôi chỉ nói thế thôi chứ không tiết lộ gì thêm). Thầy lại rút quẻ và phán là tôi nên đi theo hướng nào mà có thể có nhiều tiền hơn. (Tôi nghĩ thầm vậy là nên đi Chicago rồi.) Tôi không hài lòng lắm nên bảo thầy rút lại xem nên đi hướng nào. Kết quả vẫn là đi hướng Chicago. Thầy bảo tôi nếu đi hướng kia thì trong 3-5 năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn ghê gớm, vất vả khổ sở lắm, trong khi đi hướng mà thầy khuyên thì tôi hầu như khoẻ re, chẳng có gì phải lo nghĩ. Tôi đi về và nghĩ, đúng là tiền buộc giải yếm bo bo, đưa cho thầy bói rước lo vô mình.
Cho đến deposit deadline, tôi vẫn chưa quyết được, lúc đó ông xã tôi mới khuyên tôi nên chọn trường nào mà tôi thật sự thích và quên chuyện tiền bạc đi. Ông xã tôi phân tích là chi phí cơ hội cho 2 năm tới là rất lớn (vì ông xã tôi phải bỏ công việc đang làm để đi chung với tôi), vì thế chênh lệch $150k giữa 2 trường cũng không thấm vào đâu so với nhiều giá trị hữu hình và vô hình khác mà chúng tôi phải bỏ ra khi tôi đi học. Vả lại, đây cũng là một cơ hội duy nhất của cả đời người, sau này tôi có muốn cũng chẳng thể làm lại. Thế là tôi quyết định làm theo trái tim: quyết đi học Wharton.
Sau khi quyết xong, tôi mới thảnh thơi đầu óc để tiếp tục làm fellowship application cho Wharton. Kết quả là tôi được trường cho 1 suất lớn nhất và thuộc hàng danh giá nhất của trường (nhưng không đủ tuition đâu nhé). Tôi cũng được biết là có làm GA cho Wharton thì cũng chỉ để lấy thơm lấy thảo chứ tiền GA chỉ đủ uống café cho vui thôi. Tôi sẽ phải vay thêm một khoản lớn mới đủ trang trải cho 2 năm tới.
Thế là tôi đã quyết đặt chân lên một con đường đầy thử thách. Tôi biết còn nhiều khó khăn chờ đợi ở phía trước, nhưng tôi tin là tôi và gia đình tôi sẽ vượt qua. Được làm điều mình thật sự thích quả là một may mắn lớn mà tôi luôn được cuộc sống ban tặng.
5. Kết luận
Tôi tin rằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn thành công. Nếu bạn chưa sẵn sàng về mặt kinh nghiệm thì không việc gì phải vội, việc học là việc cả đời. Đầu tư cho MBA là một khoản đầu tư rất lớn, nên bạn cần chuẩn bị kỹ để đạt được kết quả tốt nhất. Việc làm application tuy chỉ kéo dài khoảng 6 tháng, nhưng sẽ ảnh hưởng đến cả chặng đường dài của bạn phía trước, kể cả lúc còn đang học lẫn lúc tốt nghiệp rồi. MBA, suy cho cùng, chỉ là cái bàn đạp để bạn đạt được những mục tiêu xa hơn, chứ không phải MBA là cái mục tiêu cuối cùng của bạn.
Chúc các bạn đang chuẩn bị hồ sơ sẽ thành công vang dội!!!
Search
f statistic 在 Proof that F-statistic follows F-distribution - Cross Validated 的推薦與評價
Let us show the result for the general case of which your formula for the test statistic is a special case. In general, we need to verify that the statistic ... ... <看更多>