#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #92 Hot tiktoker cựu sinh viên DHKHXHVN và hành trình làm phiên dịch viên tiếng Thái
Dì gửi contact của mentor Ngọc
FB: https://www.facebook.com/truong.catngoc.5/
Post này là dì dành cho Ngọc nên phần reply thắc mắc post này là của Ngọc <3
Chào dì và mọi người, mình tên Trương Cát Ngọc, founder của cộng đồng YÊU TIẾNG THÁI. Mình tốt nghiệp ĐH từ 4 năm trước, hiện tại đang là freelancer, công việc chính là phiên dịch viên (cặp ngôn ngữ Thái - Việt), công việc phụ là designer và content creator. Hôm nay là 15/4 rồi, nghe nói là dì đã đóng form vào ngày 6/4 nhưng vì có nhiều điều muốn chia sẻ cho các bạn đi theo con đường học ngoại ngữ hiếm, nên thôi mình cứ chia sẻ nhé!
Ngày xưa mình chưa bao giờ nghĩ sẽ học tiếng Thái, nhưng vì duyên đưa đẩy nên đã sa chân vào chuyên ngành Thái Lan học, khoa Đông Phương Học, ĐH KHXH&NV TPHCM. Khoa mình có 6 chuyên ngành chính: Thái Lan Học, Indonesia Học, Trung Quốc Học, Ấn Độ Học, Ả Rập Học, Úc Học. Khi đủ điểm vào khoa, sinh viên sẽ được chọn chuyên ngành. Suốt quá trình mình học cũng gặp lời ra tiếng vào, sao tiếng gì không học lại học tiếng Thái (?), học để đi chuyển giới ha gì (?), sao không học tiếng Anh - Trung - Hàn - Nhật,... Nhưng đường ta ta cứ đi thôi, những lời nói bên ngoài nghe để tham khảo, đừng để nó làm lung lay mình.
.
Khi vào chuyên ngành, bạn sẽ được học tiếng Thái từ A đến Z, do giảng viên người Việt và người Thái trực tiếp giảng dạy. Vì đây là chuyên ngành ""Thái Lan Học"" nên bên cạnh ngôn ngữ, mình còn được học rất nhiều về văn hoá nữa, học cách chào hỏi, phong tục, ẩm thực, giao lưu trao đổi sinh viên với trường ĐH ở Thái,...Do khoa của mình tập trung nhiều nền văn hoá khác nhau, nên mỗi khi có dịp lễ hội là vui cực, bạn sẽ được xem múa Ấn Độ, múa bụng Ả Rập, nhảy kiểu thổ dân Úc, múa Trung Quốc, nhảy sạp Thái Lan, múa Indonesia,... cực kì mãn nhãn.
.
Học đến khoảng năm 3 Đại học, mình bắt đầu đi làm công việc phiên dịch, vì ngôn ngữ mình học cần có đất để dụng võ. Không biết ngày xưa lấy đâu ra dũng khí mà mặt dày đi đến hội chợ Thái Lan ở Tân Bình, bước vào từng gian hàng để xin việc, hỏi người ta có muốn tìm phiên dịch không. Chủ gian hàng đa phần đều là người Thái, có người thì lắc đầu từ chối, người thì hỏi giá bao nhiêu rồi nhăn mặt nói sao đắt thế, có người thì nhận vào làm,... Làm cực khủng khiếp, mình không chỉ dịch Thái - Việt giữa khách với chủ, mà mình còn phải bán hàng, mời khách, liên tục từ 8-9h sáng đến 10h đêm, tuỳ chủ sẽ có ghế cho ngồi, tuỳ chủ thì mình phải đứng liên tục trong mười mấy tiếng đó. Làm xong 4 ngày hội chợ là chân sưng lên, cổ họng thì nói không ra tiếng, người ê ẩm mỏi nhừ, giờ nhớ lại vẫn còn rùng mình. Nhưng mình rất biết ơn khoảng thời gian đó đã cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu, cả về việc luyện tập tiếng Thái ""thực chiến"", cũng như được tiếp xúc với giới ""con buôn"" và hiểu rằng thế giới không phải màu hồng - học rồi kiểm tra - như ở trên lớp mà nó còn nhiều mảng tối hơn thế. Huhu.
.
Đến năm 4, cứng cáp hơn, mình được đàn anh giới thiệu đi phiên dịch ở Trung tâm triễn lãm SECC Q7. Đi làm ở đây mình sẽ không phải buôn bán hàng gì nhiều, chỉ cần làm phiên dịch thôi, nhưng nó sẽ yêu cầu trình độ tiếng Thái cao hơn, chủ đề phiên dịch cũng đa dạng hơn: máy móc, công nghệ, kĩ thuật, nông nghiệp, đồ bảo hộ lao động,... Nhờ kinh nghiệm phiên dịch ở đây mà mình có vốn từ vựng rất đa dạng, gần như có thể phiên dịch về bất kì chủ đề nào (gần như thôi à)
.
Cuối năm 4 mình đi thực tập. Trong một lần làm phiên dịch, mình quen được anh Country Manager (người Thái) tại VPĐD Việt Nam của một Tập đoàn Đa quốc gia (có trụ sở tại Thái Lan) nên nhắn tin xin vào thực tập. Ban đầu anh ấy bảo VPĐD tại VN không có chế độ tuyển intern đâu, nhưng vì thích công ty này lắm, nên mình tìm cách thuyết phục, cuối cùng cũng được nhận (yeahhh). Chưa bao giờ mình nghĩ là kì thực tập vài tháng lại đem đến cho mình kinh nghiệm nhiều đến như vậy, đi làm mình sử dụng tiếng Thái hoàn toàn để giao tiếp, và phải làm phiên dịch rất nhiều trong những cuộc họp của sếp với đối tác, rồi đi công tác tỉnh, được vào những nhà máy lớn như Lavie, Frieslandcampina, P&G,...
.
Hết thực tập, mình được công ty giữ lại làm nhân viên, và là nhân viên người Việt Nam duy nhất của Tập đoàn. Nhiệm vụ của mình là hỗ trợ công việc cho Country Manager, cũng như làm cầu nối giữa công ty và khách hàng người VN (khách mắng công ty mình là người nghe đầu tiên, công ty mắng khách thì mình cũng phải nghe :)))) Mình bay như chim từ Hà Nội, Hưng Yên, Ba Vì, Nha Trang, xuống Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau,... Bay qua Thái rồi bay về Việt Nam. Có ngày mình ngồi xe từ SG xuống Cần Thơ, rồi về trong đêm; bay qua Thái, xuống máy bay là di chuyển liền tù tì hông kịp thở (cho nên dù đi Thái cũng kha khá lần, nhưng mình hong rành nhiều chỗ đi chơi, vì toàn đi làm có xe đưa rước chứ không được tự đi chơi cho mấy). Mệt nhưng kinh nghiệm đem lại là không thể đong đếm. Mình còn nhớ những ngày đầu đi làm, chuyến hàng từ Thái về VN gặp trục trặc, chị bên bộ phận supply chain gọi Line qua, xổ một tràng tiếng Thái mà mình đứng hình, điếc đặc nghe không hiểu gì (vì là tiếng Thái trong vận chuyển hàng hoá, giấy tờ, thủ tục này nọ), phải nhờ chị giải thích từng khái niệm một. Làm ở công ty gần 2 năm, mình khóc 3 lần, nhưng mà tự khóc thôi chứ không khóc trước mặt sếp.
.
Do có nhiều dự định riêng, nên mình đã xin thôi việc ở công ty để bắt đầu con đường freelancer. Ngày đầu tiên nhảy ra, hong có khách, may mà được đứa bạn thân chia job cho, job đó làm 8 ngày sống được 1 tháng. Giờ nhớ lại vẫn còn thấy biết ơn nó. Rồi sau đó mối quan hệ nhiều lên, mình cũng sống được với nghề phiên dịch, và làm cô giáo dạy tiếng Thái cho người Việt - dạy tiếng Việt cho người Thái. Làm nghề phiên dịch có nhiều khó khăn lắm, đòi hỏi lúc nào trạng thái đầu óc cũng phải minh mẫn, phải xử lí tình huống phát sinh tốt (khách nói ngoài kịch bản, hai khách mắng nhau, khách mắng mình, khách không thuê MC kêu phiên dịch làm MC luôn đi,...), phải sẵn sàng đi đòi tiền - tiền của mình phải về túi mình (công ty môi giới thuê nhưng câu giờ không chịu trả công tác phí),...
.
Khoảng một năm trở lại đây, khi thấy tiếng Thái bắt đầu thịnh hành qua phim ảnh, âm nhạc, nhìn nhiều bạn mày mò tự học tiếng Thái nhưng không biết bắt đầu từ đâu, sân chơi tiếng Thái cũng không nhiều, nên mình đã tạo ra cộng đồng YÊU TIẾNG THÁI. Ở đây bạn có thể tìm thấy tất cả những gì liên quan đến tiếng Thái: kinh nghiệm tự học, nguồn tài liệu tự học, bạn bè học chung với nhau,...theo một cách văn minh và lịch sự nhất. Nhìn group ngày càng đông vui, mình cũng vui lây. Viết đến đây mình bắt đầu hơi mệt rồi huhu, chứ thật ra định viết thêm về chuỗi ngày mới tạo group nó đìu hiu như thế nào, rồi làm sao để thành viên đông đúc hơn, chịu mở lòng chia sẻ hơn.
.
Kể dài dòng như vậy hông biết dì và mọi người đọc có ngán không. Mình chỉ muốn đưa ra một case cụ thể (là mình) để các bạn học ngoại ngữ hiếm không cảm thấy cô đơn, lung lạc bởi lời nói bên ngoài. Chỉ cần mình giỏi (giỏi ở đây nghĩa là chịu khó học hỏi, tìm tòi, tự tìm cơ hội cho mình, upgrade bản thân lên mỗi ngày) thì học thứ tiếng nào đi chăng nữa, mình cũng có việc làm!
.
À, một cái nữa, khi đi làm rồi, bạn phải đẹp, đẹp thì nhiều cơ hội sẽ đến với mình hơn. Đẹp ở đây mình không có nghĩa là phải cao mặt đẹp mắt đẹp ngực to mông cong... Mà ""đẹp"" theo ý mình là gọn gàng, sạch sẽ, để một kiểu tóc phù hợp, biết cách ăn diện cho phù hợp tí, biết makeup sương sương. Khi mình đẹp thì mình sẽ tự tin khi phỏng vấn hơn, người ta sẽ có thiện cảm với mình hơn, mình dễ dàng có thêm những mối quan hệ hơn,...
.
Cám ơn dì và các bạn đã đọc bài của mình nhé!
Ngọc <3
frieslandcampina indonesia 在 I want to reach every household in Indonesia 的推薦與評價
If it were up to Djuni Rohhadi, General Manager Sales, there would be a Frisian Flag product on every table in every household in Indonesia. ... <看更多>
frieslandcampina indonesia 在 Frisian Flag Indonesia: Facebook ads case study 的推薦與評價
Get inspired by Facebook marketing tools to help your Frisian Flag Indonesia grow. Discover how Frisian Flag Indonesia successfully grew their business ... ... <看更多>