“Ta biết rằng đời này rất đông chúng sinh bị những tập khí xấu ở những đời trước. Bây giờ ta gặp lại nhau trong thời điểm này, giữa cuộc đời này. Cái điều ta mong ước rằng là điều thiện nó phủ trùm giăng đầy trên thế gian này, để mọi người sống hạnh phúc với nhau.
Nhưng mà làm sao để có thể điều thiện nó giăng đầy trên thế gian này? Chỉ khi nào từng người, từng người cái điều thiện đó, cái Chánh Pháp được thắp lên trong lòng mỗi người. Tức là ai cũng được nghe Giáo Pháp, ai cũng có thể sống theo được Chánh Pháp, thì điều thiện nó giăng đầy thế gian này.
Nhưng mà ai sẽ là người làm cho cái thiện Pháp gieo vào trong lòng mọi người, ai? Chúng ta! Đúng vậy, tất cả từng người chúng ta đều phải có bổn phận đem cái thiện Pháp gieo vào trong lòng người. Chứ không phải là chuyện riêng của Quý Thầy hay của Quý Sư Cô nha. Mà mỗi người chúng ta, mỗi người đệ tử Phật của chúng ta đều phải có trách nhiệm như vậy. Có trách nhiệm như vậy nghĩa là làm sao? Nghĩa là ta đem Đạo lý mà nói cho người nghe. Mà người ta có chịu nghe không? Không dễ, phải không ạ? Ai đã từng có cái tâm muốn hoằng hoá Giáo Pháp đều bị gặp cái trở ngại này. Có những người mình nói nghe liền, giống như căn duyên từ lúc nào gặp lại. Nhưng có những người mình nói, họ không nghe, họ phản bác nữa, nói bậy nói bạ ngược lại.
Cho nên, đây là một cuộc hành trình vất vả. Khi ta muốn đem thiện Pháp này đến cho mọi người, ta sẽ gặp những người mà kiếp trước là chồn, là cáo, là khỉ, là trăn, là cọp. Họ phản bác cái Đạo lý mà ta chia sẻ với họ. Và lúc đó ta phải làm sao? Ta phải vừa mềm, vừa cứng, không bao giờ bỏ cuộc nha, không bao giờ bỏ cuộc!
Ví dụ hôm nay người đó ta chưa nói được, ta cứ ghi vào sổ đen, 5 năm sau gặp lại nói nữa, bám theo dai như đĩa, đúng như vậy. Tới khi nào mà độ được cho họ đắc Đạo thì thôi, nhớ như vậy!”
- Trích Bài Giảng: “Giới Hạnh Thanh Tịnh” - Thượng Toạ Thích Chân Quang
"Để tránh hiểu nhầm, hiểu sai ý, xin mời quý vị nghe trọn vẹn bài Pháp bên dưới nhé ạ."
- Link Bài Giảng:
gieo qu 在 Facebook 的最佳解答
“Nhiều người đến nói với Thầy: ‘Dạ nhà con có vong, bây giờ làm sao?’
Thầy nói là: Vong họ cũng là người, họ cũng từng là con người và họ cần được yêu thương, cũng giống như người sống của ta cũng luôn cần được yêu thương. Hãy nhớ như vậy, đừng có tưởng họ là một loài giống gì khác lạ với ta. Họ chính là ta và cần được yêu thương. Cho nên cái quan trọng là ta đối xử yêu thương, yêu thương họ bằng cái gì? Hai cách:
1/ Cúng cơm cho họ ăn vì họ đói
2/ Tụng Kinh cầu siêu cho họ, để họ nương nhờ thần lực của Phật, rồi sớm được siêu thoát, đầu thai, chứ không có bị vất va, vất vưởng nữa. Vậy thôi, rồi mọi chuyện tốt đẹp.
Tuyệt đối đừng trấn, đừng ếm, đựng sợ, đừng khinh, đừng thù, đừng ghét họ. Vì những cái tâm lý tiêu cực đó chỉ làm cho mọi chuyện phức tạp thêm. Ta ghét họ, họ ghét lại, họ ghét lại, họ phá, họ phá mình không biết đường mà đỡ à. Nhớ như vậy, vì họ đang còn là phàm phu. Những người vong, ma đó đều là phàm phu, đều đầy tham, sân, si. Và họ rất tham, sân, si, vì sao vậy? Vì lúc sống, họ có gây nghiệp. Nên khi chết, họ không được về cõi lành, mà cứ vất va, vất vưởng ở đầu này, đầu kia, chịu nhiều đói khổ. Nên thường những cái vong vất vưởng như vậy, người không tốt, nói thẳng một câu, dù họ có tự ái, Thầy cũng phải nói thẳng một câu vậy. Những cái vong vất va, vất vưởng đều có cái tâm lý không phải là người tốt.
Nên ta thương họ, ta cho họ ăn. Nhưng phải nâng tâm hồn họ lên, bằng lời Kinh, tiêng Kệ của Phật dạy. Đó là nguyên tắc, đó là phương pháp. Tuyệt đối không ghét, không sợ, không xa lánh, không trấn ếm. Không có đến ông thầy bùa, nhờ bùa dán vào trong nhà để mà đuổi ma đi. Vậy là đuổi được 1 ma, rước 10 ma khác về, vì sao vậy? Vì cái bùa của ông thầy đó thật chất là gì? Là cái lệnh, dắt âm binh đi, chứ không có gì cả. Ta nhớ nha, cái lá bùa là cái tấm lệnh. Mà cầm nó đi đâu, thì một bầy âm binh đi theo. Khi ta đem cái bùa đó, ta dán trong nhà mình, thì trong nhà ta bị xâm choáng ngợp bởi các âm binh mới. Rồi cái âm binh mới, mới đuổi ma cũ trong nhà ta đi. Mà ma cũ coi vậy chứ thân tình, hiền lành đã quen lâu. Cái ma mới, mới quen, mới phiền toái à, không biết nó là loại gì. Sau khi ma cũ đi rồi, ma mới làm cho ta đau khổ nhiều hơn nữa. Rồi lúc đó là nhiều cái phiền toái, có khi ta lật đật bán nhà, bán tháo, bán đổ để đi vội.
Cho nên, trong Đạo Phật, không có chuyện đem bùa về trấn. Trong Đạo Phật, chỉ có 2 điều để xử lý:
1/ Cúng cơm cho vong ăn
2/ Tụng Kinh, cầu siêu cho vong nghe
Nhờ cái lời Kinh, tiếng Kệ của Phật, cái vong họ nghe những lời Kinh đó, bắt đầu tâm họ chuyển dần dần, chuyển dần dần.
Ví dụ như từ trước tới giờ, họ chỉ nhớ nhung tiếc nuối, tham lam, giận hờn cái đời sống trước khi họ chết. Họ giận là tại sao người đó bây giờ không cúng cho họ nữa. Họ giận là người kia sao bây giờ bội bạc với họ, đủ thứ chuyện giận hờn, rồi đói, khổ, than. Trong tâm họ chưa bao giờ suy nghĩ được cái gì tích cực nhiều. Cho đến khi ta tụng cái bài Kinh Phật.
Trong cái bài Kinh Phật đó, nó có những ý như thế này: Đầu tiên là khởi tâm tôn kính Đức Phật, thì người vong họ không biết tôn kính Phật là gì đâu. Nhưng ta cứ nói, rồi họ mềm lòng ra, họ lần lần có cái ý tôn kính Phật ít ít, chưa nhiều. Nhưng mà với cái tâm tôn kính Phật một chút xíu đó, bỗng nhiên nghiệp họ được nhẹ đi, phước họ tăng lên. Hoặc là trong lời Kinh Phật có cái câu là: “Nguyện trải lòng yêu thương khắp tất cả chúng sinh”. Đây là một đạo đức siêu việt của nhà Phật. Thì cái vong họ cũng không có đủ đạo đức, để họ khởi lên được cái tâm mà yêu thương tất cả chúng sinh. Vì đây là một đạo đức cực kỳ phi thường của người tu Phật. Mà cái vong, với một cái tâm hồn tầm thường, không bao giờ họ tác ý nghĩ được đến điều đó. Nhưng ta cứ tụng mãi mỗi ngày, cái lòng họ mở ra, họ nhúc nhích, nhúc nhích. Bắt đầu họ có cái ý niệm trong đầu họ là thương yêu con người, vậy thôi. Chứ còn nói trải lòng yêu thương chúng sinh không bờ bến, như một người đang sống của chúng ta, như một người có đạo đức của chúng ta đây, vong họ làm không nổi. Nhưng họ chỉ nhúc nhích chút xíu cái tâm họ, biết yêu thương con người. Thế là phước họ tăng lên, bắt đầu gương mặt họ bớt u ám, cái bóng đen bớt đi, rồi lòng họ nhẹ nhàng. Mà cứ tụng cho họ nghe, lòng họ cứ khởi lên như vậy. Một ngày nào đó, bỗng nhiên có một Thầy Tu, phải nói một Bậc Sa Môn, ở một cái cõi khác hiện ra đến nói chuyện, thuyết phục họ trong cõi đó, và đưa họ đi, đưa họ về Chùa để tu tập. Vì tâm họ đã đủ tốt rồi, nghĩ được những cái suy nghĩ tích cực rồi.
Nên là đối với những chúng sinh trong cõi âm, để thay đổi cái nghiệp chướng của họ được, thường là những bài Kinh, mà bài Kinh đó gieo vào tâm họ những Đạo lý, những đạo đức tích cực. Những Đạo lý, đạo đức tích cực đó, trước hết là bằng lòng tôn kính Phật, thứ hai - lòng yêu thương chúng sinh, và thứ ba là cái niềm tin đối với Luật Nhân Quả - gieo nhân gì, gặt quả nấy. Đó là sự công bằng tuyệt đối của vũ trụ này.
Nên khi những Đạo lý đó được nhắc đi nhắc lại. Rồi đừng giận hờn, đừng có sống ích kỷ, hãy sống vị tha. Những cái câu Kinh, tiếng Kệ nói về những Đạo lý, đạo đức đó mãi. Thế là họ bị thấm dần, thấm dần, ngày này qua ngày kia. Rồi có những cái vong nghe 3 tháng như vậy, siêu khỏi nhà đó đi mất luôn. Có cái vong phải 1 năm sau thì siêu, bắt đầu đi mất khỏi cái nhà đó luôn.”
- Trích Bài Giảng: “Cõi Sống Cõi Chết” - Thượng Toạ Thích Chân Quang
"Để tránh hiểu nhầm, hiểu sai ý, xin mời quý vị nghe trọn vẹn bài Pháp bên dưới nhé ạ."
- Link Bài Giảng:
gieo qu 在 Gieo Qu | Facebook 的推薦與評價
Gieo Qu 正在使用Facebook。加入Facebook,与Gieo Qu 和其他可能认识的用户互动。Facebook 让人们相互分享,让世界更开放、联系更紧密。 ... <看更多>
gieo qu 在 gieo quẻ đầu năm | Laugh - Pinterest 的推薦與評價
Mar 13, 2022 - This Pin was created by Helly Thuy Tien on Pinterest. gieo quẻ đầu năm. ... <看更多>
gieo qu 在 Hoàng Thuỳ Linh & ĐEN - Gieo Quẻ (Casting Coins) - YouTube 的推薦與評價
Với ca khúc “Gieo quẻ”, Linh mong mình có thể góp được một chút sức mạnh tinh thần cho cộng đồng trong dịp năm mới, như một lời động viên ... ... <看更多>