NGƯỜI HỌC KÉM THÀNH CÔNG HƠN NHỮNG NGƯỜI HỌC GIỎI: CHỈ ĐÚNG Ở MỘT BỘ PHẬN NHỎ, KHÔNG PHẢN ÁNH BẢN CHẤT XÃ HỘI.
Thi thoảng lướt mạng, hẳn là chúng ta sẽ thấy nhiều bài viết có tiêu đề đại loại như: Vì sao người học kém lại dễ làm sếp hơn người học giỏi? Bạn có dám bỏ học và thành công như Bill Gates? Tại sao nhiều người học kém sau này đều làm sếp, kiếm tiền giỏi? Những người học bét lớp lại dễ thành lãnh đạo hơn những người học tốt nhất lớp…
Hoặc, phát ngôn từ những hotgirl: “Thà học ngu mà kiếm ra tiền còn hơn mấy đứa thi được 25, 30 điểm mà không kiếm được đồng nào”, hoặc một câu nói khác: “Học ngu mà kiếm nhiều tiền còn hơn học giỏi mà không kiếm được tiền”. Mới đây, Shark Nguyễn Hòa Bình cũng có một bình luận khá là tương đồng, đó là: “Vì sao chơi nhiều, học kém nhưng vẫn có nhiều người thành công ở trường đời hơn các bạn đứng đầu lớp chưa? Vì họ không phí tuổi thơ vào những bài toán vô bổ như này”. Trước đó, Shark Bình cũng đăng một bài toán đố và thách cư dân mạng giải được.
Trước hết, thành công ở đây là gì? Dĩ nhiên nó không phải là một con đường ở Hà Nội. Nếu thành công là “tiền”, nhưng một trường hợp kiếm ra tiền bằng các hành động phạm pháp thì có thể gọi là thành công hay không? Với nhiều sinh viên ngoại tỉnh, sở hữu một căn hộ giá rẻ tại Hà Nội đã là một thành công, nhưng với cánh “ngậm thìa vàng”, thì mốc thành công của họ là xây thêm vài tòa nhà cao ốc hoặc vài khu công nghiệp cơ. Chúng ta thấy một đứa bạn A mua căn hộ trị giá 2 tỷ và nghĩ rằng đứa bạn A đó là người thành công, nhưng đứa bạn A cho rằng đứa bạn B mua căn hộ giá 10 tỷ kia mới là người thành công. Nếu thành công là có nhiều tiền là tốt, vậy thì cỡ như bác Vượng Vingroup, cô Thảo Vietjet, bác Dương Thaco… mới được gọi là thành công, còn lại chúng ta đều là những kẻ thất bại à? Và cũng tương tự, những cô bác trên so với Elon, Bill Gates… cũng chưa là gì, liệu có thể gọi các cô bác trên là những kẻ thất bại không?
Đúng là không có tiền bạc, chúng ta sẽ không sống nổi, nhưng tiền bạc hay tài sản không phải là thước đo duy nhất, nó chỉ là một thước đo cụ thể trong số nhiều thước đo mà thôi. Nhất là yếu tố tiền bạc, tài sản này lại biến thiên theo thời gian, phụ thuộc vào hoàn cảnh, khả năng, may mắn, nỗ lực…
Định nghĩa thành công mỗi người đều khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực mà họ đang làm việc và cống hiến. Ví dụ như với đội ngũ bác sĩ chống dịch, thành công của họ là “dẹp” đi bệnh viện dã chiến và cứu sống được nhiều người. Với anh bộ đội, thành công có khi chỉ là giao được nhiều đơn hàng hơn dự kiến. Nếu lấy cánh y bác sĩ, bộ đội ra rồi nói họ ít tiền hơn, từ đó không thành công so với các hotgirl Tiktok thì hẳn là một so sánh nực cười.
Từng có một thời điểm, những cuốn sách Self-help nhồi nhét cho nhiều người đọc những tư tưởng về việc… bỏ học rồi sẽ thành công, hoặc những gánh xiếc đa cấp thì luôn “tẩy não” đám người về việc nghỉ học, bỏ việc rồi theo đuổi tư duy triệu phú, sống giàu sang. Thực tế, có rất nhiều tỷ phú bỏ học trên thế giới, nhưng khả năng của họ là vượt trội so với phần còn lại, họ bỏ học Harvard, Stanford, MIT… chứ không bỏ học trường X, trường T cùi bắp. Họ có một hệ thống hỗ trợ từ gia đình chứ không “tay không đi đánh trận”, họ được thừa hưởng nền giáo dục tốt và một nguồn gen “thượng thừa” từ các tầng lớp trên của gia đình.
Hẳn là nhiều người trong số chúng ta đều biết về những trường hợp học kém thời phổ thông nhưng lại có nhiều thành công hơn so với những đám học giỏi. Điều đó đúng với một bộ phận nhưng không phải là quy luật chung của xã hội.
Định nghĩa “học giỏi” của chúng ta hơi bị bó hẹp. Một học sinh học giỏi sẽ được một tấm giấy khen chứng nhận, “học giỏi” theo tấm giấy khen đó có nghĩa là học giỏi đều các môn. Vậy nếu một người nào đó hát rất tốt, hoặc có năng khiếu về hội họa, hoặc thể thao thành tích cao vượt trội hơn? Họ có thể được coi là “giỏi” không? Thực tế, câu nói “nhiều người học kém thành công hơn những người học giỏi” cũng chỉ là một tư tưởng hẹp bị một tư tưởng hẹp khác chi phối. Họ học kém ở trong môi trường phổ thông, nhưng họ giỏi về giao tiếp, giỏi về nhận biết vấn đề, óc nhạy bén trong kinh doanh, có năng khiếu thể thao thành tích cao… thì vẫn là một người giỏi và vẫn sẽ thành công.
Dĩ nhiên, đừng có ảo tưởng nghĩ rằng “học kém rồi sẽ thành công” hoặc tự luyến rằng bản thân có một khả năng gì đó chưa bộc phát ra. Xã hội có những ngoại lệ, nhưng lại vận hành bằng những nguyên lý căn bản. Đó chính là học tập, rèn luyện chăm chỉ và thêm một chút may mắn.
Những tập đoàn lớn nhất, những thành tựu công nghệ, những cuộc cách mạng khoa học công nghiệp, những phát kiến thay đổi vận mệnh con người và cả những cuộc chiến tranh đều... được tạo dựng bởi những con người kiệt xuất. Hoặc rõ ràng hơn, những loại vaccine mà chúng ta tiêm, những liều thuốc chúng ta dùng, chiếc điện thoại, TV, tủ lạnh… đều là thành tựu của tri thức, được nhiều thế hệ tạo dựng và vun đắp.
Đây không phải là một bình luận mang tính phân biệt, nhưng chắc chắn những con người được học tập bài bản hơn sẽ có một tương ổn định, rõ ràng, an toàn, ít khó khăn hơn. Đại học không phải là con đường duy nhất, nhưng là con đường an toàn nhất
(*) Không có môn học nào là vô bổ.
Có hai dạng kiến thức mà ta chúng ta tiếp nhận. Một là dạng kiến thức mà chúng ta sẽ áp dụng trực tiếp được vào cuộc sống, công việc, học hành, chuyên ngành... Hai là dạng kiến thức mà chúng sẽ giúp cho chúng ta rèn luyện tư duy, đạo đức, tinh thần, sự trưởng thành và hiểu biết.
Với tư cách là một dân chuyên Văn - Sử, không hề thích Toán, nhưng mình nghĩ rằng vai trò của Toán là tối quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Mọi thứ cả trong và ngoài chúng ta đều có dấu hiệu của toán học. Hẳn là nhiều người trong chúng ta khi đọc các đề thi toán đơn giản hồi phổ thông sẽ thầm nghĩ rằng: Quái lạ, tại sao hồi xưa mình lại thi tốt nghiệp được? Thực ra là không xài đến thì sẽ quên. Não bộ không phải là một chiếc ổ cứng vĩnh cửu để lưu hết mọi thứ.
Có thể sau này chúng ta không cần đến những kiến thức hồi học phổ thông, nhưng nó góp phần hình thành nên một hệ tư duy, một thái độ nghiêm túc và cả tinh thần cầu tiến rèn luyện. Có rất nhiều kiến thức mà chúng ta sẽ không dùng đến, nhưng không một đơn vị nào phân định được rõ ràng là người A không cần đến những kiến thức này, người B không cần đến kiến thức nọ… Chúng ta không thể xây dựng chương trình học dành riêng cho mỗi người. Vì thế, chúng ta cần một chương trình tổng thể, phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội và phần nào đó là theo đuổi những quốc gia khác.
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
---
#tifosi
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「mit stanford harvard」的推薦目錄:
mit stanford harvard 在 Facebook 的精選貼文
MOOCs - học Online MIỄN PHÍ
MOOC- Massive Open Online Course - những khoá học mở trực tuyến đại chúng, là những nền tảng mở, hoàn toàn miễn phí và đã được hàng ngàn học viện, trường đại học, danh tiếng gồm cả Harvard, Oxford, MIT, Standford...chia sẻ miễn phí các khoá học của mình. Có hàng ngàn nền tảng như vậy, và mỗi năm có hàng trăm triệu học viên đã học hàng vạn khoá học miễn phí từ hàng ngàn Trường và Viện đại học danh tiếng trên toàn thế giới.
Ở dưới đây là list top 10 những nền tảng đó để các bạn tuỳ nghi lựa chọn và sử dụng - Hầu hết đều Miễn Phí.
1- Classcentral.com: nền tảng "mẹ" list các khoá của các nền tảng khác. Do 2 giáo sư ĐH Stanford sáng lập năm 2012. Hiện có hơn 40.000+ khoá học từ 900+ trường ĐH và hơn 40 Triệu học viên mỗi năm.
2- edX.Org: do Harvard và MIT (2!trường của nhiều tổng thống, danh nhân nước Mỹ) đồng sáng lập 2012. Hơn 10tr học viên, 1500+ khoá học.
3- Futurelearn.com: do đại học Mở Anh Quốc thành lập 2012, 6tr+ học viên, 100 đối tác - chủ yếu các trường đh châu Âu.
4- XuetangX.com: nền tảng đầu tiên của Trung Quốc do đh Thanh Hoa sáng lập 2013.
5- Udacity.com: một start-Up tỷ đô, tập trung sâu vào các khoá học về công nghệ, có cả miễn phí hoàn toàn và miễn phí một phần.
6- Canvas.net: Không nổi trội nhưng khá hữu dụng- các khoá học hay cầm tay chỉ việc do cộng đồng đóng góp.
7-Coursera.Org: do hai giáo sư đáng kính của đh Stanford -(nơi đầu tiên tìm ra pp điều chế vaccine Covid). Có 2000 khoá học online, trong đó có cả các khoá học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) hoàn toàn Online.
8- Kadenze.com: thành lập 2013,
Tập trung vào các khoá học sáng tạo và nghệ thuật. Miễn phí khoá đầu tiên.
9- Lagunita.standford.edu: của riêng trường Standford, sử dụng mã nguồn mở.
10- https://cenacademy.vn : nền tảng học online sử dụng công nghệ Adaptive Learning với giáo trình McGrow Hill của Mỹ. Do Cen Academy phát triển. Chuyên tập trung vào các khoá quản trị và kinh doanh Bất Động Sản.
Hầu hết các nền tảng trên đều dùng tiếng Anh. Và có rất nhiều App và nền tảng ngôn ngữ như vậy. Lần sau reviews tiếp.
Cre: Nguyen Phi Van
#CenAcademy
#TeamSharkHung
mit stanford harvard 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
NGHỆ SĨ, LÀM ƠN HÃY LÀM NGHỆ THUẬT CHO TỐT ĐÃ.
Nay cư dân mạng Việt Nam, đặc biệt là một đám học sinh lười. muốn ăn mà méo muốn làm và cộng thêm một lô các phụ huynh dân túy, chia sẻ rầm rộ bài viết của nhạc sĩ Thục Anh về việc kêu gọi bỏ thi THPT, mở toang cánh cửa vào đại học cho tất cả học sinh, thậm chí kể cả Y, Dược, Bách khoa, Kiến trúc, Ngoại thương… để ai cũng vào học được, nói mấy trường ĐH ở Việt Nam hiện tại đang học quá dễ, thi nhàn hạ.
(*) Nhạc sĩ này yêu cầu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Xin thưa với chị rằng chẳng có bất cứ một kỳ thi tốt nghiệp THPT nào còn tồn tại cả, mà từ năm 2015 đến nay, chỉ có một kỳ thi mang tên là THPT Quốc gia, được gộp từ “Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông” và “Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng”. Mục đích của kỳ thi này là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
(*) Nhạc sĩ này yêu cầu hủy bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì tỷ lệ đỗ cao, 100 em thì có tận 95 em đỗ, việc tổ chức một kỳ thi chỉ để loại 5 em liệu có đáng không (?)
Xin nhắc lại, chỉ còn một kỳ thi đó là THPT Quốc gia, có hai mục đích, xét tốt nghiệp và xét vào đại học, cao đẳng. Chị đang cố tình đánh đồng kỳ thi này vào chỉ còn một mục đích, đó là xét tốt nghiệp. Ngoài ra, đây là cuộc thi của hơn 1 triệu thí sinh, chứ không phải 100 người.
Tiếp nữa, nhằm đảm bảo công tác phòng ngừa dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động thiết yếu, TP. HCM quyết định có 2 đợt thi THPT Quốc gia. Đợt 1 sẽ diễn ra vào 07-08/07, xét nghiệm Covid-19 cho các thí sinh và cán bộ vào 02/07, nếu các thí sinh và cán bộ nào không thuộc các diện F0, F1 và F2 thì sẽ được tham gia thi bình thường. Ngoài ra, các thí sinh F0, F1 và F2 sẽ được thi vào đợt 2 - chưa chốt thời gian.
Cần phải nhớ rằng, các quốc gia và vùng lãnh thổ bạn bè như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…đều bất chấp tình hình dịch bệnh căng thẳng hơn chúng ta rất nhiều, họ vẫn tổ chức thi chung song song với thực hiện các biện pháp chống dịch. Vậy hà cớ gì Việt Nam đã tổ chức nhiều kỳ thi vào trong thời điểm dịch bệnh, lại phải sợ sệt đại dịch lần này?
(*) Bằng tốt nghiệp THPT chưa là gì để vào đời, đến bằng tốt nghiệp đại học còn chưa xin được việc cho ra hồn. Vì thế, cần phải bỏ tư duy thi để cấp bằng?
Bằng tốt nghiệp chưa là gì để vào đời - chính xác, cầm bằng tốt nghiệp còn chưa chắc xin được việc gì cho ra hồn - đúng luôn. Nhưng tấm bằng tốt nghiệp THPT hay bằng tốt nghiệp đại học là một điều kiện “cần” và “đủ”, chứng minh cho nỗ lực của một con người trong bao nhiêu ngày tháng học tập, rèn luyện. Một người có bằng tốt nghiệp THPT có thể dễ dàng xin việc ở bất cứ một khu công nghiệp nào, còn người không có bằng tốt nghiệp THPT thì rất khó.
Thực tế, hai tấm bằng THPT và bằng đại học có một sự phân cấp rõ ràng về lực lượng lao động. Nếu chỉ có bằng tốt nghiệp THPT, người ta có thể nộp đơn xin ứng tuyển vào làm công nhân ở các khu công nghiệp, với bằng tốt nghiệp đại học, người ta có thể nộp vào các công ty yêu cầu chuyên môn, trình độ cao… Dĩ nhiên, sẽ có một số ngoại lệ đặc thù, nhưng phần lớn xã hội hoạt động dựa trên một sự phân cấp như vậy, tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, vứt bằng cử nhân đi làm công nhân…
Nếu bỏ việc thi đi, sẽ hình thành ra một thế hệ cào bằng, không cạnh tranh, một thế hệ ăn sẵn chỉ biết ăn mà không biết làm.
Và thị trường lao động, cụ thể là các công ty, doanh nghiệp, có chấp nhận sự cào bằng về mặt bằng cấp đó không? Chắc chắn là không. Tại sao phần lớn các công ty ở khu công nghiệp lại yêu cầu công nhân phải có bằng tốt nghiệp THPT chứ không chấp nhận người lao động “chỉ học hết lớp 12”? Tại sao người ta lại phải mở lớp bổ túc văn hóa để cấp bằng cho người lao động?
(*) Đề xuất học tập phương Tây, khuyến khích các trường Y Dược, Kiến trúc, Ngoại thương… mở rộng cửa cho nhiều người vào học, không quan trọng đầu vào,
Không biết phương Tây của nhạc sĩ Thục Anh là phương Tây nào, chứ mấy trường như Harvard, Stanford, MIT, West Point hoặc những trường hàng đầu ở Anh, Pháp, Ý...… đều có một quy chế tuyển sinh rất nghiêm ngặt. Yêu cầu về GPA - xếp hạng giáo dục và SAT, A-level để vào các trường này đều ở mức ngất ngưởng, ngoài ra thì bài luận cũng yêu cầu cực khắt khe chứ không phải cứ viết linh tinh giỡn giỡn là được.
Ví dụ, điểm SAT trung bình của toàn nước Mỹ vào khoảng 1000 - 1100, nhưng ĐH Chicago yêu cầu thí sinh ứng tuyển phải đạt mức tối thiểu 1535, MIT là 1532, Harvard là 1510, Yale là 1502, Princeton là 1501… Ngoài ra, cũng có những trường đại học ở Mỹ cứ nộp là đỗ, nhưng đi kèm với đó là xếp hạng của các trường này tại Mỹ đều ở mức “cùi bắp”, như ĐH Toledo có tỷ lệ chấp nhận 99% nhưng xếp hạng từ 289 - 389, ĐH Kent State có tỷ lệ chấp nhận tương tự với xếp hạng 217, ĐH Texas tại Arlington có tỷ lệ chấp nhận 93% với xếp hạng ngoài 300. Đừng có lấy những trường cấp thấp rồi đánh gia toàn bộ một nền giáo dục.
Nói việc vào các trường nước ngoài dễ dàng, vậy khác gì hạ thấp công sức, trình độ và công sức của nhiều bạn du học Việt Nam?
Hãy thử nghĩ xem, nếu những trường hàng đầu như Y Dược, Ngoại thương, Bách khoa. An ninh, Quân đội... lại mở tràn lan cho những thí sinh 15 - 16 điểm, thì hệ quả gì sẽ xảy ra? Tức là sẽ không ai đi làm công nhân, thừa thầy thiếu thợ, không ai học thèm đi học những ngành thấp hơn, cơ cấu lao động xã hội bị phá vỡ và mất cân bằng… Rồi nền giáo dục nước nhà sẽ ra đời một đám bác sĩ không biết lấy ven, một đám cử nhân kinh tế không biết định nghĩa GDP là gì, một đám tốt nghiệp Bách khoa không biết lắp mạch điện…
Thực tế thì nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đã áp dụng về việc xét học bạ, thi tuyển riêng… Nhưng đó chỉ là một số ít trường, có điều kiện cơ sở vật chất, trình độ, được trải qua xét duyệt rõ ràng, chứ không phải cứ trường nào cũng được vậy. Sẽ ra sao nếu một trường X lấy điểm sàn 15 điểm cho ngành Bác sĩ đa khoa?
(*) Đại học Việt Nam xét đầu vào khó nhưng lại buông lỏng đầu ra, học và thi quá dễ?
Có tới hơn 450 trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, với hơn 200 ngành/khoa, mỗi trường, mỗi ngành, mỗi khoa lại có những đặc thù riêng, có trường sẽ học tương đối nhàn, có trường lại yêu cầu rất cao, tại sao lại kết luận quy chụp là đại học ở Việt Nam “học và thi quá dễ”?
Tại Bách khoa, mỗi năm có tới hàng ngàn sinh viên bị đuổi, những sinh viên Y Dược phải mất rất nhiều thời gian học tập hơn so với mặt bằng chung, các chương trình đều rất nặng… Có những sinh viên học rất nhiều năm không ra khỏi trường, có môn học ghi nhận những kỉ lục thi lại… Vào Bách khoa, Ngoại thương, Y Dược… toàn là quái thú mà đã rất chật vật, bây giờ lại mở thêm cho nhiều thí sinh đại trà khác, vậy thì khác gì đánh đổ người ta? Khiến bao nhiêu người mất thêm mấy năm cuộc đời để học những thứ quá tầm với họ?
Còn câu trả lời về việc các trường này học và thi nhàn hạ, đầu ra dễ dàng, thì hẳn là các bạn sinh viên Y Dược, Bác khoa, Kiến trúc, Công an, Quân đội… sẽ trả lời giùm luận điểm này.
----
Tóm gọn: Liệu có ai trong chúng ta muốn “cào bằng” trình độ giữa người này với người kia hay không? Liệu chúng ta có muốn những ngôi trường là niềm mơ ước của biết bao con người, trở nên “đại trà” và rẻ mạt đi hay không?
Sống là phải cạnh tranh, bớt mơ mộng đi.
---
#tifosi
Bài đăng của nghệ sĩ được đính kém ở bên dưới phần bình luận.