FASHION PHOTOGRAPHER – Không đơn thuần là chụp ảnh.
Một con người được trông là “Phông bạt”, trông “Nghề nghệ” nhưng cũng ngậm ngùi “Đắng cay” trong nền công nghiệp thời trang này. Một người có thể được xem là “Cánh tay phải” của Fashion Designer. Có những nhà thiết kế - việc tìm kiếm một photographer có thể truyền tải được sản phẩm, thông điệp và cái đẹp từ thời trang của họ rất khó. Mà nói nghe hơi sến sẩm tí có khi phải gọi là “Duyên Phận” vì không phải nhà thiết kế nào cũng đủ may mắn mà “Lựa mặt gửi vàng” được người chụp ảnh yêu thích của họ mà cũng không phải là một người chụp ảnh tài năng có cơ hội được tỏa sáng với đúng cá tính mạnh mẽ của họ với một thương hiệu thời trang trong công cuộc “Cơm áo gạo tiền” và “Thời trang nhanh” như ngày nay.
Fashion Photography là một bộ môn “nhiều môn phối hợp” khi những nhiếp ảnh gia phải đảm bảo cái đầu lạnh của mình trong việc cân bằng các yếu tố “Art/ Nghệ Thuật” và “Marketing/ Tiếp thị”. Vì suy cho cùng, hình ảnh làm ra là để làm gì. Tất nhiên là không phải là cho nhà thiết kế thời trang hay những người trong ekip coi rồi – vì cả đội chắc nhìn nguyên collection đến mức độ ngán ngẩm.
Hình ảnh làm ra là để cho khách hàng coi – những người sẽ quyết định chi tiền để mua sản phẩm đó. Vậy đâu đơn thuần là chụp ảnh. Vì trong đám khách hàng đó sẽ chia ra 2 nhóm chính là khách hàng trung thành (Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm) và khách hàng tiềm năng (Khách hàng mới). Hình ảnh lạ quá thì khách hàng trung thành hoang mang, hình ảnh cũ quá thì không tiệm cận được khách hàng mới.
Dù các bạn nói rằng có Ekip hay Art Director (Mình sẽ nói sau) nhưng người bấm máy cuối cùng vẫn là Fashion Photographer. Họ không đơn thuần chỉ là nhìn và bấm mà các fashion photographer phải còn là người hiểu rõ nhất họ đang làm việc với ai? Fashion Designer nào? Bản chất của thương hiệu mà họ chụp là gì, model này đẹp ở góc nào – chỗ nào thần nhất. Tất cả những vẻ đẹp đó làm sao có thể đưa vào trong 1 khoảnh khắc “tĩnh” được, để người xem/khách hàng khi nhìn vào bức hình – họ phải có cảm giác khát vọng, phải trầm trồ lên “Ồ, tao phải mua nó”.
Chưa hết – nếu việc tới đó thì dẫu vẫn còn hơi sớm. Thời trang – là 1 ngành công nghiệp vô cùng khắc nghiệt và mức độ đào thải cực kì mạnh. Mày không sáng tạo, mày không có điểm lợi thế cạnh tranh, mày không thể khác biệt với người khác – tụi tao sẽ loại mày trong vòng nửa nốt nhạc. Điều này còn đúng hơn với các Fashion Photographer khi những bộ ảnh lookbook, những campaign/chiến dịch sẽ là “Bộ mặt của thương hiệu” để đi so sánh, đi phân bua với các thương hiệu khác trong cùng một khoảng thị trường. Nhiều khi quần áo chỉ dừng ở mức bình thường – nhưng hình ảnh quá đẹp, khách hàng hiểu nó, cảm nhận được nó sẽ thuyết phục tốt hơn ở một collection làm đồ đẹp ơi là đẹp nhưng bộ ảnh quá bình thường, người tiêu dùng không cảm được dẫn tới chẳng ai mua. Đó là tài năng của Fashion photographer với các phong cách đặc trưng của họ.
Bên cạnh đó, việc “thổi hồn” vào một bức ảnh cũng không hề dễ dàng. So với chụp một con người sống thì mọi thứ trông sẽ giản đơn hơn, nhưng ở đây là phải phối hợp giữa những đồ vật vô tri vô giác là quần áo và người mặc chúng – để quần áo có cái “hồn riêng”, có sự “mềm mại riêng” và “nhảy múa”. Nên nhớ Fashion là Fashion, việc chú trọng bậc nhất là quần áo – là những details/chi tiết chứ không phải là human/con người. Đó cũng là lí do có những nhiếp ảnh gia chụp người, chụp lifestyle rất giỏi nhưng vào fashion – họ lại không thành công. Còn những người mà làm được tất cả điều đó – thì họ là 1 quái nhân rồi. Nên cũng có Fashion Photographer this và Fashion Photographer that, có những người mãi lận đận – còn có những người thì được săn đón bởi các thương hiệu lớn.
Và như tiêu đề, một bộ hình đẹp thì công chúng vẫn chỉ biết tới thương hiệu và models hay tấm tắc “Hình đẹp quá” mà không cần biết và cũng chả cần biết ai là người chụp đó cả. Các Fashion Photographer thì theo mình họ không quan tâm lắm tới chuyện đó – “Hữu xạ tự nhiên hương” vì họ biết đặc trưng của họ sẽ lôi kéo được người xem và các nhãn hàng quan tâm và cần cái “Tôi lạ” của họ đó. Mình viết bằng lời văn thì Fashion Photographer giao tiếp bằng ngôn ngữ “Hình ảnh”.
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
CỐNG HIẾN - Bill Cunningham – Trái tim nhiệt huyết của thời trang NewYork.
Nếu các bạn có thời gian, hãy coi bộ phim tài liệu về cố nhiếp ảnh gia Bill Cunningham – 1 huyền thoại 1 người đàn ông cần mẫn, luôn nở nụ cười và là niềm cảm hứng của biết bao con người đam mê thời trang tại thành phố New York. Và nếu các bạn yêu thích thời trang và những con người đứng đằng sau nó, thì Bill Cunningham có thể là tựa film, tựa sách mà bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó của những con người thầm lặng, chỉ có người trong giới biết và sự đóng góp của họ. Làm về thời trang, không phải lúc nào cũng chăm chăm nhắm tới “ Tôi phải là Fashion Designer” để đưa lên Facebook/Instagram một cái tít le huyễn hoặc “Designer of brand ABC/XYZ” hay một dàn “Freelance Model” như hiện nay. Bạn yêu thích thời trang hay nền công nghiệp “Cá lớn nuốt cá bé này” – có ti tỉ cách để bạn tiếp cận, stylist – fashion marketing- fashion strategy – art director và tất nhiên rồi, không thể thiếu fashion photography.
Bill Cunningham, một người đàn ông với nụ cười tỏa nắng, thân thiện và mang sự dễ chịu cho mọi người. Là 1 cây cứng của tờ báo cũng cứng cựa không kém “The New York Times” nhưng Bill lại không hề “sang chảnh” với khả năng và địa vị mình đang có. Trong suốt 40 năm hoạt động của mình, Bill đã chụp ảnh về tất cả những gì liên quan đến thời trang dưới gu thẩm mĩ của mình tại mọi nơi mà ông ấy đến. Với chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh, dù đã có lúc tuổi cũng đã cao – Bill vẫn căm cụi đi tìm về cái gọi là “Thời trang thật sự” – về những người yêu thời trang đúng với con mắt của mình. Bạn sẽ nghĩ Bill xuất hiện nhiều ở các runway, sự kiện thời trang nổi tiếng ư. Đúng vậy, nhưng Bill lại yêu đường phố hơn. Street photography/Streetwear là nơi Bill tìm được cảm hứng cho riêng mình, với ông – những người thực sự thể hiện phong cách riêng của mình mới chính là những ngôi sao thời trang. Cho nên, những tấm hình mà Bill chụp – đa dạng, nhưng đều có hồn và sự vui vẻ, tự nhiên của người được chụp cho đến người chụp.
Do đó, Bill Cunningham giành được trái tim của tất cả mọi người và đóng góp một năng lượng tích cực về lối suy nghĩ và thời trang. Trải qua nhiều nốt thăng trầm của cuộc sống và dĩ nhiên có cả nền công nghiệp thời trang, Bill Cunningham vẫn miệt mài hăng say đi làm việc nếu ông còn có thể. Niềm đam mê bất tận với photography và thời trang đã làm ông thành biểu tượng của The New York Times đến nỗi ai được ông chụp sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ, chả thế mà Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực của Vogue, phải thốt lên rằng: “We all get dressed for Bill”/ “Chúng tôi mặc đẹp là cho/vì Bill”.
Thế giới thời trang là 1 thế giới không phải như 1 quán ăn bình dân, quán rượu khi mọi người niềm nở và bày tỏ lòng mình. Gossip có, đả kích có – nhưng khi nhắc về Bill Cunningham, tất cả mọi người đều cười và bày tỏ một sự tôn trọng với ông. Chúng ta bị quyết rũ bởi trái tim tốt bụng và tâm hồn vì thời trang của ông ấy. Thông qua hình ảnh, Bill đưa cho người khác cơ hội thể hiện bản thân và tôn vinh họ.
Bill Cunningham đã qua đời vào ngày 25/06/2016 – để lại một hình ảnh trống vắng cho thành phố Newyork. Bộ phim tài liệu và tựa sách Bill Cunningham : New York như 1 lời tôn vinh và nhắc nhở cho hậu thế, về một con người cống hiến cho ngành thời trang này. Các bạn nên xem nhé.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過4萬的網紅Supper Moment,也在其Youtube影片中提到,原收錄於我們第一張專輯的舊歌「對岸對望」 藉著《19 Moment》精選碟重見天日 終於有自己的MV了 對岸對望 曲:Supper Moment 詞:Supper Moment 編:Bert, Supper Moment 監:Bert, Matthew Sim, Supper Moment P...
「nyc photography studio」的推薦目錄:
- 關於nyc photography studio 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於nyc photography studio 在 Kiri T Facebook 的最佳解答
- 關於nyc photography studio 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於nyc photography studio 在 Supper Moment Youtube 的最讚貼文
- 關於nyc photography studio 在 麋先生MIXER Youtube 的精選貼文
- 關於nyc photography studio 在 周國賢 /endy chow jaugwokyin Youtube 的最佳解答
nyc photography studio 在 Kiri T Facebook 的最佳解答
THIS ALBUM IS READY FOR PREORDER
http://bit.ly/kiritshop
OFFICIAL LAUNCH ON 26 FEB
-
Executive Producers: Kiri T, hocc@goomusic
Song Producers: 4AM CLASS (hirsk, Daniel Chu and Kiri T),
VUCHS, Lux Pyramid, Jimmy Harry
Recorded by: Mountain Hui at Heaven Recording Studio,
hocc@Goomusic Studio, Bowie Ling@Goomusic Studio,
VUCHS, Kiri T
Mixed by: Jay Tse, Matthew Sim, Lux Pyramid, Kiri T
Mastered by: Alex Psaroudakis, Emily Lazar at The Lodge, NYC
Art Direction: RAPT DEPT
Photography: Renee Neoh
Art Assistant: Connie Luk
Lighting: Ryan Wai
Graphic Design: Fundamental
Hair and Colour: Jaden R and Ivan Wong at Trinity Salon
Makeup: Gabbie Lee
Nail Art: colourboard_nails
Styling and Props: Canaan Fong@goomusic
Artist Management: Canaan Fong@goomusic
nyc photography studio 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đầu tiên, mình phải nói rằng mình chẳng phải một người chụp ảnh chuyên nghiệp nên nếu mình có thiếu sót gì mong những anh/chị/bạn làm photographer thông cảm và bổ sung thêm. Nhưng theo quan sát hình ảnh của các group về streetstyle/streetwear cũng như đã từng tham gia vào các campaign hình ảnh của các thương hiệu lớn nhỏ, sự kiện về thời trang đường phố. Có một nghịch lí như thế này – mặc dù chúng ta đứng ở đường phố nhưng yếu tố thời trang đường phố là không có.
Các bạn đừng nghĩ là mình đang lên án. No no, vì mình cũng từng như thế. Cũng khó lòng trách được khi mà những hình ảnh lookbook cực kì đẹp của các thương hiệu – từ Việt Nam đến nước ngoài được tung ra. Nhưng buồn cười thay, trong khi các fashion brands cố gắng đưa hình ảnh đường phố vào trong studio hay set lookbook của họ thì những người – đang đứng trên đường phố chính cống – lại muốn có được thứ hình ảnh mà họ thấy trên các studio. Khó hiểu quá đúng không.
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
Chúc các bạn thành công.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
nyc photography studio 在 Supper Moment Youtube 的最讚貼文
原收錄於我們第一張專輯的舊歌「對岸對望」
藉著《19 Moment》精選碟重見天日
終於有自己的MV了
對岸對望
曲:Supper Moment
詞:Supper Moment
編:Bert, Supper Moment
監:Bert, Matthew Sim, Supper Moment
Piano by Bert
Chorus arranged by Bert & Sunny
Mixed by Matthew Sim
Mastered by Alex Psaroudakis at NYC
Recording & Mixing Studio: Germano Studios New York
| MV |
Director: Ki Tang
Director of Photography: Ki Tang, Raincoat Lam, Nasaki Chu
Editor: Ryan Wai, Ki Tang
Hair: Nasaki Chu
#19Moment #對岸對望 #SupperMoment
nyc photography studio 在 麋先生MIXER Youtube 的精選貼文
以愛為首的綁架事件每天真實上演
各種要求與堅持只能配合劇本扮演
為什麼關係互動中只有一個聲音被聽見?
我們總是給太多機會讓別人說
卻花太少時間聽自己好好說
當底線被無視狠踩
這次
換我走
麋先生 2019年度壓箱單曲 《走囉》
擺脫無理價值勒索
坦率
接受真實自我
鐵心一橫的大步向前走
從今以後以愛之名 行愛自己之實
===================
麋先生【2019麋宮 - 南向出口】
時間:2019.12.20 (五) 20:00
地點:SPERO 高雄海流館
票價:預售單人票1000元/預售雙人票1600元/現場票1200元
售票系統:iNDIEVOX、7-11ibon
購票連結:http://bit.ly/mixer1220
*本節目入場依演唱會現場排隊順序,與票面序號無涉
===================
【走囉 I'm Leaving】
被綁架的心情還停在你的指令裡 發抖
給顆糖摸摸頭就聽話的像你養的 法鬥
為什麼 欸為什麼 就不能夠 換我毫無顧忌地說
走囉走囉走囉走囉走囉走囉走囉
社會的失蹤人口怎麼少的了你我 不懂
連顆硬幣掉水裏都能發出點聲音 噗通
為什麼 欸為什麼 就不能夠 換我能面對面的說
走囉走囉走囉走囉走囉走囉走囉
花太少時間聽聽自己老實說
不再吃誰的糖果
欸我走囉 把你的話拿去騙小朋友
作啞裝聾 你也許才會實話實說
我不是你 控制前後左右的小木偶
輪到你 看我走看我走看我走
欸我走囉 你留的話我就當耳邊風
作啞裝聾 才不用再聽你的胡說
換我當你 做一雙操控人的左右手
輪到我 趕你走趕你走趕你走
換我走 換我走 換我走
===================
製作人 Producer / 錢煒安 Zen Chien
配唱製作人 Vocal Producer / 蕭賀碩 Shut Hsiao
詞Lyricist / 吳聖皓 Sheng Hao Wu
曲 Composer / 吳聖皓 Sheng Hao W
編曲 Arrangement / 麋先生 MIXER
鼓技師 / 余燦宇 Yu Tsan Yu
錄音工程師 Recording Engineer / 錢煒安 Zen Chien, 林喆安 Z-An Lin, 小B Bosy
錄音助理 Recording Assistant / 陳祺龍 Chris Chen
錄音室 Recording Studio / 112F Recording Studio, 麋舍 Misir Studio
混音工程師 Mixing Engineer / 王俊傑 Mr.K
混音錄音室 Mixing Studio / 強力錄音室 Mega Force Studio
母帶製作工程師 Mastering Engineer / Joe LaPorta
母帶製作錄音室 Mastering Studio / Sterling Sound,NYC
影像製作
導演 Director | LIAM CHENG
攝影 Director of Photography | LIAM CHENG
製片助理 Production Assistant | KATE HO & SHUAN YANG
美術道具 Production Design | SAFIN ZHENG
燈光助理 Best Boy | VICTOR SU & YU-TING LIN
服裝 Costumer | YEE1YEE
服裝助理 Costumer Assistant | CINDY SUPER & RED LEE
髮型 Hairstyle | FOX
化妝 Make-up Artist | CHERRY TSENG
剪輯調光 Editor+Colorist | LIAM CHENG
特效動畫 VFX+Animation | LIAM CHENG
字卡設計 Typography | SAFIN ZHENG
塗鴉設計 Graffiti | SAFIN ZHENG & LIAM CHENG
nyc photography studio 在 周國賢 /endy chow jaugwokyin Youtube 的最佳解答
"當下的力量"
曲:周國賢
詞:小克
編:Zarahn
監:周國賢 / Goro Wong
A1
凝看著這樖樹
悠然自得 於風中哲思
來看著這樖樹
茫然若失 於風中折枝
誰看著這樖樹
終極問題 統統糾結於 時 間 內
答案於 時 間 外
每個片刻忙著顧慮
B1
當 瓦解自我
破鏡內是誰
當 看穿銀河
誰在仰望故居
當 色相 粉碎
全部故事告吹
當 思想 已熟 睡
讓愛光臨在當下裡
A2
聆聽著這樖樹
情緒停頓 於心中冥思
來變做這樖樹
時間停頓 於心中覺知
誰創造這樖樹
心念樊籬 早早鋪設於 頭 腦 內
破繭於 頭 腦 外
每個間隙忙著過濾
B2
當 瓦解自我
破鏡內是誰
當 看穿銀河
誰在仰望故居
當 色相 粉碎
全部故事告吹
當 思 想 不 可了悟空虛
覺悟原在當下裡
C
困囿了的 哭 或 笑
禁囹圄 逃不出 多 與 少
謐然裡 靜觀 寂照
B1
當 瓦解自我
破鏡內是誰
當 看穿銀河
誰在仰望故居
當 色相 粉碎
全部故事告吹
當 思想 已熟 睡
讓愛光臨在當下裡
B3
當刻這首歌 每字每句
一切將止息 卻是個序
千世千生 一個伴侶
道別時 乘樹蔭 這一剎 原諒了 也贖罪
寬恕總建立於虛構裡
大愛中臣服當下裡
- - - - - - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -
Song Recording Credits :::
OP:Vague Eyes / Shoot The Lyricist admin by Universal Music Publishing Ltd.
SP: Warner/Chappell Music, H.K. Ltd.
All instrument by Zarahn except for
Violin and Viola by Eric Cheung
Recorded by Goro Wong @117A Studio
Mixed by Frankie Hung @ Air Studio
Mastered by Ted Jensen @ Sterling Sound, NYC
- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -- - - -
Music Video Credits ::::
Styling:
Formz
Stylists:
Tungus Chan & Matthew Chan
Director :
邱忠業 Jam Yau / 周國賢 endy chow jaugwokyin
Director of Photography:
邱忠業 Jam Yau
Gaffer / Drone operator:
劉偉亮 Lau Wai Leung
editor:
周國賢 endy chow jaugwokyin