HÌNH XĂM – “TOXIC” và “FASHION”
Tattoo, một từ không còn quá xa lạ với những người trẻ trong thời đại mới. Nhưng “ác cảm” và những “Định kiến” dành cho nó vẫn còn tồn tại – đặc biệt là ở một môi trường Á Đông như Việt Nam. Tư tưởng hình xăm gắn liền với những nghề nghiệp, những vai trò mang mặt tối của xã hội như là “Mày đừng có mà yangho”, những tay gangster, côn đồ, đòi nợ mướn. Hình ảnh trải rộng trên mạng xã hội với các anh chị “Rồng bay phượng múa” cùng những hành vi mang tính đầy bạo lực, thiếu thiện cảm đã làm cho cái sự “ác cảm” cũng tăng lên. May thay, đây là năm 2021 rồi – bản chất hình xăm/tattoo không hề xấu mà chỉ có con người mới có hành vi xấu. Rất nhiều những người có địa vị và chức vụ trong xã hội, đều sở hữu hình xăm. Tattoo dần được công nhận và trở thành một thiên hướng nghệ thuật và câu chuyện nhiều hơn.
Nhưng điều này không chỉ diễn ra ở các nước Á Đông, hay cụ thể là Việt Nam. Phương Tây hay cụ thể là nền công nghiệp thời trang ở khoảng thời gian trước cũng có những “ác cảm” không hề nhẹ với những người có hình xăm trên người.
Điều căn bản và dễ dàng hiểu rằng, những thương hiệu lớn trước đây mang đậm tính thời trang cao cấp (Haute Couture). Đó là thời trang dành cho những cư dân thượng lưu thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những người này cũng gắn liền với các nghề nghiệp gắn liền với sự “sạch sẽ bề ngoài” như bác sĩ, giám đốc, quản lí, luật sư etc. Cho nên – đối với họ, những kẻ mang hình xăm thường là những thành phần “Đầu đường xó chợ”, những kẻ tội phạm và sẵn sàng phá hoại tài sản cá nhân. Hiểu được điều đó cũng như tạo nên “Một bức bình phong” vô hình với Tattoo, những thập niên trước – tuyệt nhiên không thấy tattoo từ ý tưởng tới những models, xuất hiện trên runway. Các nhãn hàng không muốn làm phật lòng khách hàng của họ cũng như mang tới cảm giác “đồng vai đồng lứa” với hình ảnh của những người tạo cảm giác “tầng lớp thấp” cho nên tattoo gần như là bị cấm xuất hiện ở nền công nghiệp thời trang lúc đó.
Trong lịch sử phát triển văn minh của loài người, tattoo không phải là một thứ gì đó chỉ xuất phát từ mặt tối. Từ những ngày khai hoang mở đất, rất nhiều tộc người trên thế giới đã biết làm hình xăm trên cơ thể họ bằng những vật liệu vô cùng tự nhiên. Họ tin rằng khi da thịt của họ có những hình thù mang hoa văn/họa tiết giống thú vật, giống Thần linh mà họ tôn thờ thì họ sẽ có sức mạnh của muôn loài và che chở của bề trên. Bên cạnh đó, việc sở hữu những hình xăm trên người còn đánh dấu sự nhận diện của 1 tribe/bộ lạc. Những người có chung một hình xăm ở một vị trí cố định sẽ thuộc một bộ tộc nhằm phân biệt với kẻ mạo danh (Imposter). Cũng rất nhiều vị sư có mang hình xăm trên người, vì theo tín ngưỡng của họ - tattoo đã được yểm sẽ giúp họ trấn thủ được nhiều con quỷ cũng như giúp những ngạ quỷ trở nên khiếp sợ.
Ở Nhật Bản – hình xăm hiện tại vẫn có thể mang nhiều ác cảm khi mà chúng thường gắn liền với mafia Nhật hay Yazuka. Nhưng tattoo của Mafia Nhật đã trở thành một thể loại “nghệ thuật” được thế giới công nhận và các kênh khoa học như Discovery hay National Geographic còn có cả phim tài liệu về nó. Mỗi tattoo có một câu chuyện và sự tự hào của bang, phe yakuza đó. Hình xăm đó còn có giá trị về “Tinh thần” và sự “Tự hào” khi một tên trùm mafia Nhật chết.Trước khi lâm chung thì người ta đã tiến hành lấy da có mang đầy đủ hình xăm của bang , ngâm qua chất bảo quản và treo lên sảnh chính như một lời nhắc và một sự tôn thờ vậy.
Tư duy “Cổ hủ” của giới thượng lựu đi kèm với ngành công nghiệp thời trang bị phá vỡ bởi những tư tưởng mới cùng các làn sóng chuyển biến văn hóa cách tân. Những cột mốc về sự bùng nổ của Punk/Rock, của Hiphop, của Streetwear đã mở rộng và sự thâm nhập của hình xăm lên các sản phẩm, lên model hay là ý tưởng của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng. Thời trang là một tấm phản chiếu của văn hóa (từ văn hóa đại chúng đến văn hóa phụ). Cùng với được tattoo công nhận thì fashion là một phương thức khiến hình xăm trở nên đầy nghệ thuật và quyến rũ hơn.
Lĩnh xướng trong việc đưa hình xăm xuất hiện trong nền công nghiệp thời trang thì chắc hẳn phải nhắc tới những cây đại thụ, những bậc tiền bối đi trước. Năm 1994 – Jean Paul Gaultier trong Mùa Xuân/Hạ đã khiến những người có mặt thực hiện một chuyến du lịch toàn quanh thế giới với Les Tatouges khi ông mang những hình xăm truyền thống của những bộ lạc ở Châu Phi, Ấn Độ và Châu Á lên các models và cảm hứng trực tiếp lên các items thời trang của mình. Chưa dừng ở đó thì 2008 – Gaultier tiếp tục khiến người xem lác mắt trước phần áo lót và găng tay với chất liệu khiến chúng ta lầm tưởng đó là da người với các hình xăm đặc trưng của Nhật Bản (Cá chép Koi, nàng tiên cá) và ở các vị trí cũng đặc biệt không kém khi nó ở tay và lưng (Vị trí mà các Yakuza hay xăm mình). Sự sang trọng dù với hình xăm và models là nữ đã khiến truyền thông không ngớt lời khen ngợi cái sự điên của JPG.
Đúng vậy – cơ thể người là một tác phẩm nghệ thuật và phần da đó là một khoảng trống tuyệt vời cho các nghệ sĩ hay bản thân người đó thể hiện suy nghĩ và tư duy của họ. Công cụ khiến họ thể hiện đó chính là “Tattoo”. Nhiều fashion designer sau này đã khai thác, da người là một loại “áo lót” căn bản để cùng mix và match chung với những sản phẩm mà họ đi theo. Chúng ta có Dries Van Noten , chúng ta có Martin Margiela, chúng ta có Rei Kawakubo. Những người mang tư tưởng “Avant Garde” công phá sự cổ hủ và thoái trào của một nền công nghiệp thời trang cũ kĩ. Đó cũng là sự ảnh hưởng lớn với các áo tattoo mà các bạn đang mặc bây giờ ấy – như Sơn Tùng MTP hay Karik (Của Vetements, Gucci)
ủng hộ:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有15部Youtube影片,追蹤數超過4萬的網紅追劇時間Emmy,也在其Youtube影片中提到,迷妹特輯/那家幫美軍找到賓拉登的全球最強大數據公司,到底有多厲害! 十月玩太兇了影片做超慢的哈哈,今天是迷妹特輯喔,這段時間我最注意的事情之一,就是全世界最強的大數據公司 Palantir 終於上市了,因為我是他們創辦人Peter Thiel 的超級粉絲,所以要趕快做一集來表達愛意~ Palan...
paypal mafia 在 Facebook 的精選貼文
PRADA – PRADA – PRADA – PRADA – PRADA
“..Gió đưa cành trúc Pra-Đà
Tiếng chuông Rô Lếch, Canh Gà Fen-đi
Mịt mờ khói tỏa Gu-chì
Núi Adi-đát sơ mì Đôn – Chề”
Đùa vậy thôi, nhưng không thể phủ nhận được sức ảnh hưởng của Prada tại thời điểm hiện tại ở trong nền công nghiệp thời trang này. Kể cả trong những thương hiệu đang điều khiển thế giới đến những sự đón nhận của giới mộ điệu lẫn người yêu thời trang, Prada vẫn thể hiện mình là một thế lực không thể lu mờ. Điều này không hề dễ dàng gì trong việc khẳng định bản thân/thương hiệu/sự nhận biết của khách hàng trong thời điểm hiện nay. Bối cảnh nhiều thương hiệu mới được thành lập – được tạo ra bởi lứa sau ngày càng giỏi hơn, thông minh hơn, hiểu được khách hàng muốn gì và sự hụt hơi của rất nhiều thương hiệu già nua – không còn phù hợp với thị trường mới nữa. Những tấm gương của Balenciaga (Hậu Demna Gvasalia), của Yves Saint Laurent (Hoàng kim của Hedi), của Céline (Hậu Phoebe Philo, Tiền Hedi), Fendi (Kim Jones phải nhúng tay vào) hay một Versace Resort 2022, một Dolce and Gabbana phải gồng mình đi theo sự thay đổi của thị trường – của gen Z mà nhiều khi nhìn vào không biết có phải là thương hiệu thời trang mà mình đã từng biết hay không. Prada vẫn đứng ở đó, sừng sững cùng với người đàn bà quyền lực của mình – Miuccia Prada.
THẾ
Prada không phải là một thương hiệu trẻ. Được thành lập từ năm 1913, Prada đã được 108 tuổi tới tại thời điểm hiện tại. Thập niên 1990s sản sinh ra những thế lực vàng của nền thời trang bao gồm Louis Vuitton (1854), Chanel (1910), Prada (1913), Gucci (1921) và Dior (1946). Khoảng thời gian 100 năm không dài nhưng cũng không ngắn nhưng rõ ràng Prada dù cho “Nước chảy đá mòn”, dù bao nhiêu xu hướng có đi qua, dù thương hiệu này lên thương hiệu này xuống. Thương hiệu này vẫn có cách riêng để thể hiện mình. Đó là vì? Prada không chạy theo xu hướng mà đi theo con đường riêng.
Các bạn có thể thấy, Prada luôn trung thành với việc tạo ra được một sự sang trọng và tinh xảo vốn có trong các sản phẩm mà mình tung ra thị trường. Đây là một tinh thần luôn bền vững và mang tính “Tự tôn của người Ý” khi rất nhiều thương hiệu đến từ Italia, đến từ xứ sở Pizza vẫn luôn bám sát vào việc phải thể hiện được truyền thống và sang trọng của người Ý. Giống như bài viết của mình trong collection đầu tiên của Ferrari vậy. Fashion designer của Ferrari cũng là đứa con của nước Ý, bên cung cấp cũng là đến từ nước Ý.
Quần áo của Prada luôn được công nhận là rất classic, rất cổ điển. Nhưng sự cổ điển này được pha thêm chút hừng hực, một chút bập bùng của techno như các bản nhạc hiện đại vậy – dựa trên khả năng truyền thống và kinh nghiệm thủ công tinh xảo của nước Ý, Prada kết hợp cùng các chất liệu độc đáo và mới dành cho các sản phẩm của mình. Điểm khiến Prada luôn sống sót đó là hiểu được khách hàng đang muốn gì và không bao giờ ngừng lại.
Tinh thần của một tập đoàn thời trang như Mafia Ý đó là không sợ hãi. Không sợ hãi là gì – đó là các quyết định về việc thử các phong cách mới, các chất liệu mới và các sáng tạo của những người mới. Nguồn năng lượng của Prada cung cấp tới là những thứ mà các thương hiệu thời trang khác hiếm có được. Giá trị của Prada đó là sự sang trọng và khiến người mặc “Sang chảnh” trong sự khiêm tốn nhất có thể, đầy bí ẩn – đạo mạo và đoan trang. Thế nên Prada dễ dàng “thâm nhập” vào thế giới thượng lưu và trở thành chuẩn mực tiêu biểu dành cho những người khác muốn “trở thành thượng lưu” vậy.
Từ đó mà các thiết kế của Prada trở nên ảnh hưởng bậc nhất trong thế giới thời trang cao cấp. Cái hay của những nhà kinh doanh và người làm thời trang đó là không để thương hiệu đứng im trong cùng 1 phân khúc và chết đứng ở đó mà phải tìm cách nhân rộng nó ra. Đó là sự xuất hiện của các nhánh khác, phù hợp với đặc thù từng thị trường và dĩ nhiên – vẫn phải đảm bảo được sự sang trọng, xịn – vốn là yếu tố quyết định của Prada. Năm 1988, womenswear Prada được giới thiệu lần đầu tiên và năm 1993, Miu Miu – một thương hiệu con của Prada- ra đời. Năm tiếp theo, Prada lấn sân sang menswear. Dù là thương hiệu con nào, bộ sưu tập nào – thì Prada vẫn giữ vững được giá trị cốt lõi của mình. Đó là Chất liệu cao cấp nhất có thể và sự đầu tư về trang phục, thiết kế. Nó không cần quá fancy nhưng nó phải trông thật sang.
Và việc luôn trung thành với tiêu chú “Sang” đó đã xây dựng được khách hàng về nhận thức khi sử dụng đồ của Prada. Tín nhiệm của họ luôn cao khi mua và yêu thích thương hiệu đến từ Ý này. Do bám sát nhưng trong sự “cố chấp giữ vững” thì giá trị đổi mới luôn diễn ra bên trong nên Prada ít khi nào trông quá lỗi thời. Còn khách hàng, họ đã được “ngấm dần dần” suốt 100 năm qua nên luôn đánh giá cao Prada và quan trọng nhất là “BỊ ÁM ẢNH BỞI LOGO PRADA”.
LOGO PRADA
PRADA dạy khách hàng sử dụng đồ của mình một tư tương giống hệt thương hiệu – đó là “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. PRADA cho chúng ta thấm nhuần về một hệ gọi là “Tối giản” . Không quá lố luôn nhưng sang trọng, không muốn flex nhưng mà lại là lowkey flex. Trend/ Xu hướng có thể lên có thể xuống nhưng sự tối giản và sang trọng là luôn bền vững và điều quan trọng nhất là khi mặc highfashion thì ai chẳng muốn mình trông thật là “Sang trọng Cao cấp”. Đó cũng là 1 lí do vì sao Prada khá bền vững trong thời điểm nhiều thương hiệu khác đang gặp nhiều khó khăn.
Đầu những năm 1990s, Prada tung ra thế giới Black Nylon Bag. Chiếc túi này là tuyên ngôn mạnh mẽ tới thế giới thời trang vì khả năng ứng dụng của mình, có thể kết hợp với nhiều loại quần áo khác nhau và không lỗi mốt trong khoảng thời gian dài. Nhưng cũng từ đó, Prada đã “Tiêm” vào đầu khách hàng từ thế hệ trước đến thế hệ trẻ bây giờ - sự ảnh hưởng mang tên Logo Prada.
Nói gì thì nói, khi mua một món thời trang cao cấp thì bằng cách nào đó người mặc vẫn muốn cho thế giới biết họ đang mặc của thương hiệu nào. Đó là một nhu cầu căn bản và chính đáng của con người và các thương hiệu highfashion hiểu rõ điều này hơn ai hết. Có ti tỉ cách để thể hiện ra: có thể là thiết kế độc nhất, có thể là logomania, có thể là big logo hoặc cũng có thể là màu sắc đặc trưng. Nhưng đối với Prada thì qua chiếc túi iconic của mình, thì logo hình tam giác với chữ Prada nổi bật lên đã trở thành 1 thứ gì đó thể hiện tinh thần “Sang trọng” của thương hiệu. Thiết kế của Prada vốn dĩ không quá nhiều hình hay quá iconic với 1 kiểu riêng biệt hoàn toàn, nhưng khi bỏ thêm logo tam giác này thì mọi thứ là đủ cho việc “Nhận diện thương hiệu”.
Prada thành công trong việc “Tư tưởng hóa” khách hàng về sự sang trọng của mình – và họ đã hiện thực mọi thứ đó từ “Tư tưởng” thành “Vật có thể sờ nắm được”. Đó chính là chiếc logo tam giác của Prada, chỉ cần nó xuất hiện ở đâu – vị trí nào – màu gì thì nghiễm nhiên trong đầu người xem, người mua hay người mặc đều 70% rằng cho nó là “Sang trọng”.
Thế nên, đó là giá trị của thương hiệu và sự bền bỉ dạy dỗ khách hàng + bám sát những gì mình theo đuổi mà không theo xu hướng quá mức của Prada.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
paypal mafia 在 Facebook 的精選貼文
當你網購時想買的東西太貴,你的選擇是?
1.咬牙吃泡麵買下去 2.直接放棄 3.什麼竟然可以分4期零利率好像可以下手。
"Buy Now Pay Later" BNPL就是因為這麼老梗的原因,在Z世代大紅,你說信用卡也可以分期?
沒錯,但出身 Paypal Mafia的 #Affirm CEO Max Levchin,就是想顛覆吃人不吐骨頭的信用卡業。
paypal mafia 在 追劇時間Emmy Youtube 的最佳解答
迷妹特輯/那家幫美軍找到賓拉登的全球最強大數據公司,到底有多厲害!
十月玩太兇了影片做超慢的哈哈,今天是迷妹特輯喔,這段時間我最注意的事情之一,就是全世界最強的大數據公司 Palantir 終於上市了,因為我是他們創辦人Peter Thiel 的超級粉絲,所以要趕快做一集來表達愛意~
Palantir 閃亮亮的事蹟實在太多了,包括發現中國的GhostNet、ShadowNet,也就是鬼網、暗網,還有幫助多家大型銀行找到馬多夫詐騙案裡他藏錢的地方,當然最閃亮的事蹟,還是用大數據技術幫助歐巴馬政府定位了賓拉登的位置,雖然他們從來沒有證實過這件事情,但那之後 Peter Thiel 和他的CEO都開始聘請海軍陸戰隊退伍的保鏢24小時保護他們。
這家最強大數據公司最近終於在紐約證交所上市了,我們是不是很應該做一集影片來介紹他呢!(一直點頭點頭點頭)OK,PALANTIR!
paypal mafia 在 Ga-Me TV Youtube 的最佳貼文
สนใจ Windows 10 Pro ใช้งานได้ถาวรสามารถสั่งซื้อได้ที่
http://www.facebook.com/GameTVTH
ทุกท่านสามาร Donate สนับสนุนได้ 3 ช่องทาง โดยการ
1. ผ่าน Paypal, Visa, MasterCard
https://streamlabs.com/gametvth/tip
2. ผ่านธนาคาร กสิกร
061-2-70639-5 นาย วิชชุพันธุ์ บาตรโพธิ์
3. ผ่าน True Money และ True Wallet (30 บาทขึ้นไปถึงจะแสดงบนจอนะครับ)
https://tipme.in.th/gametvth
*หลังจากโอนธนาคารสามารถแจ้งชื่อมาได้ที่ แชทสดๆ หรือ Fanpage Facebook เพื่อทำการแสดงชื่อบนหน้า Live ครับผม
ร้านขายเกมของผมเอง Ga-Me Key Store: http://www.gametvth.com/
-----------------------------------------------------------
สเปคที่ใช้กันแมวถาม Update ปี 2020
CPU: Ryzen 9 3950x (16 core 32 Thread)
Ram: Corsair Vengeance RGB PRO 3000MHz 64 GB (4x16GB)
MB: Gigabyte X570 Aorus Master
VGA: Zotac RTX 3080
Power Supply: Corsair RM1000x
SSD: WD Black M2 PCIe NVMe
HDD: Seagate 4TB + 4 TB + 4 TB
CPU Cooler: Thermaltake Floe Riing Rgb 240 Tt Premium
Case: COOLERMASTER MC600P
paypal mafia 在 Ga-Me TV Youtube 的最佳貼文
สนใจ Windows 10 Pro ใช้งานได้ถาวรสามารถสั่งซื้อได้ที่
http://www.facebook.com/GameTVTH
ทุกท่านสามาร Donate สนับสนุนได้ 3 ช่องทาง โดยการ
1. ผ่าน Paypal, Visa, MasterCard
https://streamlabs.com/gametvth/tip
2. ผ่านธนาคาร กสิกร
061-2-70639-5 นาย วิชชุพันธุ์ บาตรโพธิ์
3. ผ่าน True Money และ True Wallet (30 บาทขึ้นไปถึงจะแสดงบนจอนะครับ)
https://tipme.in.th/gametvth
*หลังจากโอนธนาคารสามารถแจ้งชื่อมาได้ที่ แชทสดๆ หรือ Fanpage Facebook เพื่อทำการแสดงชื่อบนหน้า Live ครับผม
ร้านขายเกมของผมเอง Ga-Me Key Store: http://www.gametvth.com/
-----------------------------------------------------------
สเปคที่ใช้กันแมวถาม Update ปี 2020
CPU: Ryzen 9 3950x (16 core 32 Thread)
Ram: Corsair Vengeance RGB PRO 3000MHz 64 GB (4x16GB)
MB: Gigabyte X570 Aorus Master
VGA: Zotac RTX 3080
Power Supply: Corsair RM1000x
SSD: WD Black M2 PCIe NVMe
HDD: Seagate 4TB + 4 TB + 4 TB
CPU Cooler: Thermaltake Floe Riing Rgb 240 Tt Premium
Case: COOLERMASTER MC600P