RẮN CẠP ĐUÔI COLLECTIVE - NGHỆ SĨ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TRÊN PITCHFORK
Ngày hôm qua 29.07 là một tin vui đối với cộng đồng nhạc thể nghiệm nói riêng và nhạc Việt Nam nói chung, khi Rắn Cạp Đuôi Collective vinh dự là nghệ sĩ đầu tiên xuất hiện trên Pitchfork.
Pitchfork là một tạp chí nổi tiếng là rất khó tính ở trong giới âm nhạc, và cũng được xem như là một tạp chí có "uy", song cũng có nhiều ý kiến trái chiều về hệ thống chấm điểm có phần cực đoan. Việc Rắn Cạp Đuôi Collective xuất hiện trên trang này vô cùng bất ngờ và đặc biệt. Bởi không phải là một cái tên tuổi đang nổi trong giới giải trí của Việt Nam, mà thay vào đó là một đại diện rất "underground". Nhưng họ vô cùng ấn tượng và cũng rất xứng đáng. Số điểm 7.8 được xem là tương đối cao so với các nghệ sĩ thế giới.
Cụ thể ở bài review trên Pitchfork, tác giả Joshua Minsoo Kim chia sẻ:
Album debut của bộ ba nhạc thể nghiệm Việt Nam cho thấy sự triển khai dồn dập của các phong cách và tâm trạng khác nhau. Những thanh điệu ly kỳ phức tạp nhưng có tầm nhìn được tập trung một cách không thể nào nhầm lẫn. Vào năm 2018, các thành viên của Rắn Cạp Đuôi collective đã mời các nhạc sĩ đến và ứng biến cùng với họ 48 tiếng liên tục. Vì họ có lẽ là ban nhạc thử nghiệm duy nhất ở TP.HCM, sự kiện đã góp phần kết nối mọi người lại với nhau và tạo ra những âm thanh mới. Đây cũng chính là cách mà nhóm, hiện tại gồm Phạm Thế Vũ, Đỗ Tấn Sĩ và Zach Sch làm nhạc: Trong một chiếc lán nho nhỏ trên núi, các thành viên thu âm nhiều tiếng mà sau đó Sch sẽ chỉnh sửa và chắp nối lại.
Trong lịch sử, Việt Nam chưa từng có nhiều nghệ sĩ avant-garde, và những nhạc sĩ ở trong thế kỷ 21 - từ Đại Lâm Linh cho đến Sound Awakener cho đến cố nhạc sĩ Vũ Nhật Tân - đều không làm nhạc hướng đến cộng đồng internet như “CLB meme” Rắn Cạp Đuôi với những tiêu đề track như “linus tech tips (>ω^). Những nghệ sĩ rảnh hưởng lên họ có fanbase online rất lớn, từ hyperpop cho đến James Ferraro, nhưng họ cũng đề cập đến tầm quan trọng của Chino Amobi, một producer với chất liệu industrial tương tự với các âm thanh sắc màu trong debut album chính thức của Rắn Cạp Đuôi, Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế.
Ở những giây phút cao trào, album đưa đến những tuyệt phẩm. “Eri Eri Eri Eri Eri Rema Rema Rema Rema Rema” dừng và bắt đầu liên tục, hàng loạt các sample vocal bị biến dạng và hiệu ứng âm thanh quay cuồng, thấp thoáng trong đó bóng dáng của Giant Claw. Nó băng qua quá nhiều tâm trạng - nỗi kinh hoàng, cái trầm lắng mạnh mẽ và tiếng beat đập có phần vui nhộn - mà không làm mất đi pacing tinh tế của album. “Distant People” cũng có nhiều các phần chuyển âm, song có thể khó để ta tiếp nhận được bài hát trọn vẹn vì nhiều sự biến chuyển âm giai. Bài hát bắt đầu bằng âm thanh lo-fi trước khi biến thành các âm sắc điện tử. Trong lúc tiếng synth tương tự như của SOPHIE đem đến một bầu không khí âu lo, toàn bộ sụp đổ thành điệu beat lặp đi lặp lại củng cố bằng những tiếng synth cuồng loạn. Kết quả là chất liệu suy ngẫm của track, giống như cảm giác thanh thản giữa sự hỗn loạn quay cuồng. Sự đối lập này là trung tâm của Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế, với tiêu đề như miêu tả chính bản thân nó.
Cho đến thời điểm bây giờ, chất liệu âm nhạc lộn xộn một cách ly kỳ ấy chẳng phải là đặc điểm chính của Rắn Cạp Đuôi. Qua nửa thập kỷ, họ đã cho ra vô số các album và các track đơn lẻ, cùng band cũng như solo, tất cả đều đa dạng trong âm thanh. Họ đã là các tín đồ của dòng no-wave, ham thích các đoạn guitar hậu-Mark McGuire, âm thanh ambient lấy vocal làm nền tảng và điện âm. Tầm nhìn sắc bén và có phần hỗn tạp làm nên Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế, phần nào nhờ sự đóng góp của producer người Berlin Ziúr, đánh dấu một khởi đầu mới của nhóm. Ta có thể thấu hiểu được việc bản thu này là album debut của Rắn Cạp Đuôi. Một sự lột xác được thể hiện qua chính tên gọi của họ: Một con rắn tự cắn đuôi của mình, biểu tượng của sự đổi mới. Như những nghệ sĩ thể nghiệm khác đến từ Châu Á, bao gồm Senyawa, Gabber Modus Operandi và Otay:onii, Rắn Cạp Đuôi thêm vào trong âm nhạc của mình những yếu tố văn hóa truyền thống. Trong “Mực nang”, tiếng gõ mõ và tụng kinh dẫn đến phần drone đánh chiếm toàn bộ bài hát. Tiếng của giọng nói đáng sợ như kiểu mang đến cái thần của những thể loại ấy qua những buổi jam của họ. Khi tôi nghe nó và những âm thanh V-pop bi bóp méo trên “Aztec Glue”, và những giọng nói Việt Nam “Đme giựt mồng”, tôi cảm nhận được thực sự những khả năng về ý nghĩa thực sự của “âm nhạc châu Á” (Asian music) là như thế nào. Những tín đồ âm nhạc phương Tây thường miêu tả các nghệ sĩ mà họ xem là mang tính “Châu Á” chỉ khi họ tuân theo các quy chuẩn truyền thống của âm nhạc, cho rằng những gì có ảnh hưởng của phương Tây đơn thuần chỉ là vay mượn và không thuộc về họ.
Chỉ với thời lượng 27 phút, Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế là một album hỗn tạp dày đặc, nhưng cũng là một bản tuyên ngôn đầy cảm hứng: Nó cho thấy rằng “âm nhạc của châu Á” có thể là bất cứ thứ gì và cũng có thể là tất cả mọi thứ, cùng một lúc.
Một lần nữa, xin được gửi lời chúc mừng tới Rắn Cạp Đuôi.
…
Cảm ơn Minh Tu Le đã giúp Cổ Động phần biên dịch.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「pitchfork avant-garde」的推薦目錄:
- 關於pitchfork avant-garde 在 Cổ Động Facebook 的精選貼文
- 關於pitchfork avant-garde 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
- 關於pitchfork avant-garde 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於pitchfork avant-garde 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於pitchfork avant-garde 在 Pitchfork Music Festival Paris - Home | Facebook 的評價
- 關於pitchfork avant-garde 在 Pitchfork Avant-Garde 2021 - YouTube 的評價
pitchfork avant-garde 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
pitchfork avant-garde 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
pitchfork avant-garde 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
pitchfork avant-garde 在 Pitchfork Avant-Garde 2021 - YouTube 的推薦與評價
Pitchfork Avant -Garde 2021. 33 videos 1,200 views Last updated on Oct 12, 2021. Show more. Pitchfork Music Festival Paris. Pitchfork Music Festival Paris. ... <看更多>
pitchfork avant-garde 在 Pitchfork Music Festival Paris - Home | Facebook 的推薦與評價
Rendez-vous au Pitchfork Music Festival Paris du 15 au 21 novembre 2021 dans ... c'était le 19 novembre au Café De la Danse pour Pitchfork Avant-Garde ✨ ... <看更多>